Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

báo cáo về NGỘ độc PLASTIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.44 KB, 16 trang )

NGỘ ĐỘC PLASTIC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất dẻo thường được dùng làm vật liệu để sản xuất rất rất nhiều loại vật dụng trong
đời sống hằng ngày như là: các loại chậu, hộp, ống, thùng, các vật dụng nhà bếp,... cho
đến những sản phẩm công nghiệp phụ tùng các ngành sản xuất đồ chơi, văn phòng
phẩm, trang thiết bị máy móc, công nghệ giao thông,... nói chung tất cả các ngành
nghề đều có sử dụng không ít thì nhiều vật liệu và những sản phẩm từ nhựa. Nhựa
gắn với đời sống hiện đại của con người.
II. TÌM HIỂU VỀ PLASTIC
II.1. Định nghĩa
- Plastic (chất dẻo, nhựa, mủ) là các hợp chất, cao phân tử được tổng hợp có
nguồn gốc từ các sản phẩm hóa dầu, không có trong tự nhiên, có khả năng bị biến
dạng khi chịu tác dụng của nhiệt và áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi
không tác dụng nữa.
- Việc sản xuất nhựa bắt đầu từ việc khai thác carbon từ dầu mỏ, khí thiên nhiên,
than đá, hoặc nhiều nguồn sinh học. Các thành phần này được kết hợp theo nhiều cách
khác nhau để tạo ra nhiều loại nhựa theo mong muốn.
II.2. Lược sử của ngành plastic
II.2.1. Sự phát hiện các vật liệu plastic
- Chất dẻo đầu tiên được làm ra vào năm 1838 là vinyl clorua, tiếp theo đó là
polystyrene vào năm 1839, acrylic vào năm 1843 và polyeste vào năm 1847.
- Năm 1869 John Hyatt đã phát hiện ra celluloid với đặc điểm dai và dễ uốn. Chất
này đã mở đầu cho cuộc đột phá trong việc triển khai chất tổng hợp mới.
- Chất dẻo được phát triển mạnh nhất bởi nhà hóa học người Mỹ Leo Baekeland đã
khám phá ra phenol formaldehyd vào năm 1909. Chất này có thể đổ khuôn thành bất
kỳ hình dạng nào và có giá thành rẻ để sản xuất. Sản phẩm này được Baekeland gọi


là Bakeliteà chất tổng hợp đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn để sử dụng một cách
rộng rãi.[6]
- Năm 1933, polyethylene được các nhà nghiên cứu của Imperial Chemical


Industries (ICI) gồm Reginald Gibson và Eric Fawcett phát hiện.
II.2.2. Lịch sử sản xuất
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những cải tiến về công nghệ hóa học đã dẫn đến
sự bùng nổ các dạng chất dẻo mới; việc sản xuất hàng loạt đã bắt đầu vào khoảng
thập niên 1940 và 1950. Polypropylene được Giulio Natta tìm thấy vào năm 1954 và
bắt đầu được sản xuất vào năm 1957.
- Trong số những mẫu chất dẻo dầu tiên dạng polymer mới phải kể đến
là polystyrene (PS) được BASF sản xuất đầu tiên trong thập niên 1930, và polyvinyl
clorua (PVC), được tạo ra năm 1872 nhưng được sản xuất thương mại vào cuối thập
niên 1920.
- Năm 1954, polystyrene giãn nở (được dùng làm tấm cách nhiệt, đóng gói, và ly
tách) được Dow Chemical phát minh.
- Việc phát hiện ra Polyethylene terephthalat (PET) của Calico Printers'
Association ở Liên hiệp Anh vào năm 1941; nó được cấp phép cho DuPont ở USA và
một số ICI khác, và là một trong số ít chất dẻo thích hợp cho việc thay thế thủy tinh
trong nhiều trường hợp, tạo ra nhiều ứng dụng về chai nhựa ở châu Âu.
II.3. Thành phần
- Hầu hết chất dẻo chứa các polymer hữu cơ. Phần lớn các polymer này có
nguồn gốc từ các chuỗi chỉ có các nguyên tử Cacbon hoặc có thể kết hợp với O 2,
S hoặc N. Để tạo ra các đặc điểm và tính chất khác nhau của chất dẻo, các nhóm
phân tử khác nhau được liên kết vào mạch C tại những vị trí thích hợp. Ngoài ra
để tạo ra những sản phẩm từ nhựa hoàn chỉnh, tùy theo công dụng và chức năng
khác nhau người ta còn thêm phụ gia vào nguyên liệu.


- Hầu hết chất dẻo chứa các chất hữu cơ hoặc hợp chất vô cơ khác. Số lượng
chất phụ gia từ 0% đối với các polymer dùng trong thực phẩm đến hơn 50% dùng trong
các ứng dụng điện tử. Phụ gia trung bình chiếm khoảng 20% theo khối lượng polymer.
Các chất độn làm cải tiến hiệu suất, tăng độ bền, chống cháy cho vật liệu hoặc làm
giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra nhóm các chất tạo dẻo (nhóm phụ gia lớn nhất) là các

hợp chất gốc dầu dùng để làm giảm độ cứng của vật liệu trong một số ứng dụng đặc
biệt. Phẩm màu là các chất phụ gia phổ biến mặc dù trọng lượng của chúng chiếm tỉ lệ
nhỏ. Bên cạnh đó còn có phụ gia từ đá phấn (một loại đá trầm tích mềm, tơi xốp, màu
trắng, một dạng của đá vôi tự nhiên chủ yếu chứa các ẩn tinh của khoáng vật canxit tới
99 % tạo thành dưới các điều kiện hải dương tương đối sâu từ sự tích lũy dần dần của
các phiến canxit nhỏ, các gai vôi rụng ra từ tảo gai vôi - nhóm tảo đơn bào dạng phù
du trong

nhóm Coccolithales của

ngành Haptophyta,

đá

phấn

bao

gồm silicat

magiê và sulfat canxi, đá phấn có tác dụng chóng sự bào mòn). Sự độc hại của các hợp
chất nhựa đều xuất phát từ phụ gia nhất là các hợp chất gốc hữu cơ đặc biệt độc
hại.
II.4. Phân loại
II.4.1. Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ
- Nhựa nhiệt dẻo: loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ nóng chảy thì nó mềm
ra và khi hạ nhiệt độ thì đóng rắn lại. Thường tổng hợp bằng phương pháp trùng
hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết yếu (liên kết
hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa
nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, như polytylen (PE), polypropylen

(PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly
etylen tere phtalat (PET),..
- Nhựa nhiệt rắn: là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái
không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó
không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số


loại nhựa nhiệt rắn: ureformandehyde [UF], nhựa epoxy, phenol formaldehyde (PF),
nhựa melamin, poly este không no...
- Vật liệu đàn hồi (elastome): là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.
II.4.2. Phân loại theo ứng dụng
- Nhựa thông dụng: loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều
trong những vật dụng thường ngày, như: PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,...
- Nhựa kỹ thuật: loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông
dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA,......
- Nhựa chuyên dụng: các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng
trường hợp.
+ Số 1: Nhựa PET (nhựa poly ethylene terephthalate): các chai nước khoáng,
chai nước ngọt,… đều thuộc loại đồ nhựa PET. Loại nhựa này được đánh giá là khá an
toàn và không gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe nên có thể dùng để chứa đựng
thực phẩm. Chỉ nên sử dụng một lần. Nếu tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ
C, không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.

+ Số 2: Nhựa HDPE (high density poly ethylene): các sản phẩm làm từ HDPE
này có khả năng chịu nhiệt đến 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa
tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao. Đây là loại nhựa có tỷ trọng polyethylen cao,


hay còn được gọi là HDPE. Nhựa HDPE thường được dùng làm bình sữa, bình đựng
chất tẩy rửa, đồ chơi và một số loại túi nhựa hoặc các vật có độ tinh khiết cao,… Ngoài

ra, tất cả các thùng nhựa được dùng riêng cho bảo quản thực phẩm đều được làm từ loại
nhựa này. Theo các chuyên gia, bạn nên chọn mua những chai nước có kí hiệu HDP
hoặc HDPE dưới đáy chai, vì loại nhựa này được xem là an toàn nhất, vi khuẩn khó
tích tụ do bề mặt khá trơn láng. Tuy không thải ra chất độc nào nhưng khi được tái
sử dụng chúng, loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ
vi khuẩn.

+ Số 3: Nhựa PVC: đây là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua (PVC, viết tắt
là V). Loại nhựa này có thể gặp ở các sản phẩm như áo mưa, vật liệu xây dựng, mảnh
nhựa hoặc hộp nhựa, màng co các loại chai, bình bằng nhựa, các loại màng plastic bọc
thức ăn, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn nước, vỏ bọc dây cáp điện… Nhựa PVC
giá rẻ, có độ dẻo cao, song chỉ chịu được 81°C. Khi phân hủy, nhựa PVC thường thải
ra các hóa chất độc hại vào không khí, nước, đất. Do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe con người và thậm chí gây ung thư. Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở
nhiệt độ cao nên thường có trong áo mưa, vật liệu xây dựng, hộp nhựa,... Loại nhựa này
cũng chỉ được phép sử dụng cho thực phẩm, đồ uống có nhiệt độ dưới 81 độ C.


+ Số 4: Nhựa LDPE - polyethylene mật độ thấp: LDPE khá phổ biến trong các hộp mì,
túi đựng hàng, vỏ bánh kẹo,...Chất này không thể làm nóng trong lò vi sóng vì sẽ giải
phóng chất độc hại. Đây là loại nhựa có chứa polyethylen mật độ thấp (viết tắt là
LDPE), thường đươc sử dụng để làm các loại túi nhựa, dây buộc, vỏ đĩa CD, vỏ ổ đĩa
cứng, các loại chai có thể bóp, một số loại chai nhựa, giấy gói thực phẩm, hộp đựng
thực phẩm,… Mặc dù không rỉ ra các chất độc hại khi sử dụng cũng như chưa có bằng
chứng nào cho thấy LDPE có tác hại đến sức khỏe con người, nhưng các chuyên gia
cũng khuyên người sử dụng không nên lạm dụng loại nhựa số 4 này để đựng thức
ăn.

- Số 5: Nhựa PP (polypropylene): PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai
sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Chất này thường chịu được ở nhiệt độ

167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng. Được làm từ polypropylene,


PP là một loại nhựa cứng và an toàn, có khả năng chịu nhiệt tuyệt vời cùng với độ
bền cao. Nếu bạn muốn dùng hộp nhựa để đựng thực phẩm thì nên chọn loại có ký
hiệu số 5 để đảm bảo không có hóa chất độc hại. PP có màu trắng, trong suốt, thường
được dùng trong việc sản xuất hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai
đựng sirô hay nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút… Hộp dùng trong lò vi sóng thường
sử dụng loại nhựa này do khả năng chịu nhiệt đạt 130°C. Loại nhựa này được xem là an
toàn, rất dễ tái chế.

- Số 6: Nhựa PS (polystiren, còn gọi là xốp): thường có ở các cốc uống nước, hộp xốp
đựng thức ăn chỉ sử dụng một lần, tức là không tái sử dụng. Khi sử dụng ở nhiệt độ cao,
các chế phẩm này thường sản sinh ra chất Styrene cực độc. Nhựa số 6 được sử dụng để
làm ra các ly, hộp, đĩa thức ăn nhanh (dùng 1 lần rồi bỏ) hay các hộp thức ăn mang về.
Chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh cao. Tuy nhiên, khi ở nhiệt độ cao, loại nhựa này
lại phát sinh các chất hóa học độc hại. PS chứa chất độc styrene gây ung thư và vô sinh.
Việc tái chế PS rất khó khăn. Do đó, nên hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa mang ký
hiệu số 6 càng tốt.


- Số 7: Nhựa PC (poly carbonate)

PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần. Sản
phẩm chứa loại nhựa này có chứa BPA rất nguy hiểm, PC thường chỉ được dùng
trong công nghiệp, như sản xuất vỏ máy điện thoại, máy tính. BPA trong PC có khả
năng bị thôi nhiễm vào thực phẩm và có các tác động không tốt với sức khỏe như thay
đổi chức năng của hệ miễn dịch, rối loạn tim mạch, ung thư, vô sinh…
Tuy vậy, thỉnh thoảng cũng thấy ký hiệu PC ở những chai nước uống thể thao hay
nắp, bình, chai chứa thực phẩm cần tiệt trùng… Vì vậy bạn tuyệt đối không nên sử dụng

hay tái sử dụng chúng với bất kì hình thức gì.
 Tóm lại, chúng ta chỉ nên sử dụng các loại chai có in ký hiệu HDPE, LDPE, PP và
PET. Riêng đối với PET, hãy đảm bảo rằng bạn rửa sạch chai trước khi tái sử dụng.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA PLASTIC ĐẾN SỨC KHỎE


Những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và động vật đến từ các monomer
trong chuỗi polymer hoặc các chất phụ gia được cho thêm vào hợp chất trong quá trình
sản xuất các vật liệu plastic.


III.1. Styren
Trong hợp chất PS là một loại nhựa khi gặp nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao
có thể giải phóng ra Styrene vô cùng độc hại. Styrene là chất gây ung thư, có thể
phá hủy DNA trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh (mệt
mỏi, căng thẳng, mất ngủ), ảnh hưởng đến nồng độ máu (lượng tiểu cầu thấp, gây đột
quỵ),…. Đặc biệt, chất Styrene là rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Và dù nhiễm độc với
nồng độ nhỏ cũng có thể để lại hậu quả xấu đối với sức khỏe.

III.2. BPA (Bisphenol A)
BPA được chứng minh có khả năng gây ung thư, tác động đến não làm
chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Cụ thể:

- BPA có thể gây vô sinh ở nam giới và phụ nữ
- Một số các nghiên cứu quan sát các trẻ được sinh ra từ người mẹ phơi nhiễm
với BPA tại nơi làm việc có cân nặng sơ sinh thấp hơn khoảng 0,2kg so với trẻ sinh ra
từ bà mẹ không phơi nhiễm BPA. Trẻ nhỏ được sinh ra từ các bà mẹ có nồng độ BPA
cao thường dễ hiếu động, dễ lo âu hoặc trầm cảm. Phản ứng cảm xúc của trẻ có thể cao
hơn 1,5 lần và cảm xúc tức giận của trẻ cao hơn 1,1 lần so với những trẻ bình thường.



- Tiếp xúc với BPA trong suốt những năm đầu đời được cho là có ảnh hưởng
đến tuyến tiền liệt và sự phát triển của các mô tuyến vú, do đó có thể làm tăng nguy cơ
ung thư
- Kết quả cho thấy nguy cơ tăng huyết áp sẽ tăng 27-135% ở những người có
lượng BPA cao. Một khảo sát trên 1.455 người Mỹ đã chỉ ra mối liên quan giữa lượng
BPA cao với nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn 18 - 63%, và nguy cơ đái tháo đường
tăng 21 - 60%. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng lượng BPA cao có thể làm tăng nguy
cơ mắc đái tháo đường typ 2 lên 68 -130%. Những người có lượng BPA cao cũng có
khả năng kháng insulin cao hơn khoảng 37%, đây là một yếu tố quyết định trong hội
chứng chuyển hóa và đái tháo đường typ 2.
- BPA trong một số nghiên cứu làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng ở nam
giới và trứng ở nữ giới, giảm khả năng thụ thai cũng như làm tăng nguy cơ gây sảy
thai ở những người có nồng độ BPA trong máu cao gấp 3 - 4 lần so với những người
bình thường.
- Cơ chế sinh học tác động của BPA:
+ BPA được cho là sẽ bắt chước cấu tạo và chức năng của hoocmôn
estrogen. Vì có hình dạng giống với estrogen, BPA có thể đánh lừa các thụ thể nhận
estrogen và có thể gây ảnh hưởng đến các quá trình của cơ thể, như quá trình phát
triển, thay thế tế bào, quá trình phát triển của thai nhi, lượng năng lượng và quá
trình sinh sản.
+ Thêm vào đó, BPA còn có khả năng tương tác với các thụ thể hoocmôn
khác, ví dụ như thụ thể hoocmôn tuyến giáp, qua đó, ảnh hưởng đến chức năng của
các thụ thể này.
III.3. BBP (n-butyl benzyl phthalate)
- BBP có thể làm tăng lưu lượng chất béo trong cơ thể và và có khả năng di
truyền cho thế hệ sau, do BBP tác động đến quá trình adipogenesis (quá trình mà các
tế bào mỡ phát triển) cao hơn gấp 5 lần so với những tế bào khác.



- Đồng tác giả của nghiên cứu về ảnh hưởng của BBP - TS. Catherine A. Powell
tại Trường đại học Texas A&M Rangel College of Pharmacy cho biết: “Các nhà
nghiên cứu đã điều tra vai trò của di truyền trong sự hình thành và gia tăng của bệnh
béo phì và họ đã phát hiện ra rằng: chất BBP còn ảnh hưởng tới gene gây bệnh béo phì
ở người và có tính di truyền qua các thế hệ”.
- BBP là chất gây ung thư, gây đột biến gen, gây độc cho quá trình sinh sản,
gây hủy hoại nội tiết do bắt chước các ảnh hưởng của hoóc-môn.
III.4. PVC
- Túi nilon làm bằng nhựa PVC (Poly vinylclorua) có thêm phụ gia là chất làm mềm
phthalate chứa Clo, khi cháy tạo ra chất Điôxin và Axit clohiđric vô cùng độc hại.
- Tiếp xúc nhiều hơi axit clohidric có thể bị nhiễm độc, gây ra bệnh viêm dạ dày,
bệnh viêm phế quản kinh niên, bệnh viêm da và giảm thị giác. Do tác dụng kích thích cục bộ,
HCl sẽ gây bỏng, sưng tấy, tụ máu trường hợp nặng có thể dẫn tới phổi bị mọng nước nặng là liệt
tuần hoàn và hô hấp.
- Các ảnh hưởng sức khỏe của dioxin được trung gian bởi tác động lên thụ thể tế bào,
các thụ thể aryl hydrocarbon (AHR). Điều này giúp dioxin xâm nhập, phá thủng hệ thống phòng
thủ của tế bào và làm biến dạng ADN. Đó là nguyên nhân tại sao dioxin gây ra bị dị tật thai nhi ở
động vật. Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh
lý thần kinh trung ương và ngoại vi, rối loạn tuyến giáp, tổn hại hệ miễn dịch, lạc nội mạc tử
cung, gây thiểu năng sinh sản ở nam, nữ, gây rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực
tràng,...Dioxin tích lũy trong chuỗi thức ăn trong một thời trang tương tự như các hợp chất clo


khác (tích lũy sinh học). Điều này có nghĩa rằng ngay cả nồng độ nhỏ trong nước bị ô nhiễm có
thể được tập trung lên một chuỗi thức ăn đến mức nguy hiểm vì chu kỳ phân hủy dài và độ tan
trong nước thấp của dioxin.

III.5. DEHP (hay còn gọi là DOP, C24H38O4):
DOP là một hóa chất hữu cơ, viết tắt của diethylhexyl phtalat, là một chất lỏng khan, trong suốt,
gần như không có màu, có mùi khó nhận biết, tan trong các loại dung môi hữu cơ thông thường (hầu như

không tan trong nước).

Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP)
DEHP được dùng trong thực phẩm thay thế dầu cọ vì là hóa chất công nghiệp rẻ tiền. Ngoài
DEHP, nhiều hóa chất khác có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm các “dẫn chất phtalat” như: monobutyl
phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), monomethyl phtalat (MMP)... Các
dẫn chất phtalat này thường được dùng làm chất hóa dẻo cho bao bì nhựa (chai, can, túi, bao, gói, đầu
núm vú, bình sữa, đồ chơi trẻ con bằng chất dẻo, nhựa...).


Trong quá trình sử dụng các sản phẩm nói trên, dẫn chất phtalat bị ngấm ra từ từ và theo đường
tiêu hóa vào cơ thể người. Tác hại của phtalat là làm xáo trộn nội tiết. Bé gái bị nhiễm sẽ dậy thì sớm
trước tuổi. Bên cạnh đó, DEHP làm suy giảm sự phát triển của bộ phận sinh dục nam, khiến cho cơ quan
sinh sản của nam giới bị “teo” lại. DEHP còn gây ra những ngộ độc cấp tính có thể gây tử vong tại chỗ.

III.6. Chất hóa dẻo TOCP (Triorthocresylphosphat).
Đây là loại hóa chất rất độc hại, nó sẽ làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại
biên và tủy sống.

Triệu chứng khi bị ngộ độc tria-cresyl phosphate ban đầu gồm tê chân và bàn tay
kèm theo yếu hoặc tê liệt các vùng này, mặc dù tất cả các triệu chứng thường chỉ xảy ra
sau một thời gian sau 2-3 ngày. Bên cạnh đó rối loạn đườn tiêu hóa có thể xảy ra ngay
lập tức. 10-40 ngày sau khi bắt đầu tê có thể có biểu hiện tê liệt bất chợt của ngón chân,
bàn chân, và các phần dưới của chân, sau đó có thể là tê liệt các ngón tay sau 4-5 ngày
tiếp theo. Tử vong rất hiếm khi xảy ra nhưng có thể dẫn đến tê liệt vĩnh viễn do các tế
bào thần kinh đã bị tổn thương.
Độc tính của TOCP chủ yếu là do trong quá trình chuyển hóa chất 2-(ortho – cresyl)
-4H–1,3,2–benzodioxaphosphoran–2–one (CBDP) được tạo ra.



Vụ tai nạn do TOCP gần đây nhất xảy ra ở Sri Lanka , nơi có hơn 20 phụ nữ bị bệnh
đa thần kinh cấp tính từ năm 1977. Việc ngộ độc này được xác định là do ô nhiễm dầu
ăn được vận chuyển trong các thùng chứa dầu khoáng.
IV. CÁCH LÀM GIẢM ẢNH HƯỞNG CỦA PLASTIC ĐẾN SỨC KHỎE
IV.1. Hiểu biết về các lưu ý khi sử dụng sản phẩm từ nhựa
Khi sử dụng các sản phẩm từ nhựa chúng ta nên biết được những lưu ý của nhà
sản xuất in trên bao bì để sử dụng đúng và hợp lí các sản phẩm từ nhựa tránh lầm
tưởng và sử dụng sai gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Hình 1. Các ký hiệu trên các chai nhựa
IV. 2. Giảm dần việc sử dụng các vật liệu từ nhựa
- Trong đời sống hằng ngày chúng ta nên hạn chế mua, sử dụng và tiếp xúc với các
vật liệu từ nhựa.
- Thay thế dần việc đựng thức ăn nước uống trong túi, hộp nhựa bằng cách sử dụng
các sản phẩm từ thủy tinh, kim loại hoặc giấy,...




×