Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chẩn đoán BSE bệnh bò điên trên gia súc nhai lại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.45 KB, 17 trang )

Nguồn: />Người dịch: Đặng Nguyên Bình

BỆNH NHŨN NÃO BÒ, BỆNH BÒ ĐIÊN
(BOVINE SPONGIFORM ENCEPHALOPATHY)

TÓM TẮT
Bệnh bò điên (BSE) là bệnh thần kinh gây tử vong ở bò trưởng thành, được ghi nhận đầu tiên ở
Anh Quốc năm 1986. Đây là bệnh nhũn não truyền nhiễm hay bệnh do prion (dịch tạm là tiền
virus). Nguyên mẫu của nhóm bệnh này là bệnh ngứa điên (scrapie) của cừu và dê (xem
Chương 2.7.12 Bệnh ngứa điên).
Dịch tễ học của bệnh BSE có thể giải thích bằng phơi nhiễm đường miệng đối với một tác nhân
giống như tác nhân gây bệnh ngứa điên, có trong protein lấy từ loài nhai lại ở chất liệu bột thịt
và xương, bao gồm các chiết xuất cô đậm hay các chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.
Các trường hợp đầu tiên của BSE trong một số quốc gia mà bị coi là kết quả của việc xuất khẩu
bò bệnh từ Anh Quốc hay bị vấy nhiễm với bột thịt xương, mặc dù việc xuất khẩu từ các quốc
gia khác cũng có liên can đến. Ở nhưng quốc gia khác, các trường hợp ban đầu rõ ràng là từ
bản địa, mà không có liên quan rõ rệt với việc nhập khẩu bột thịt xương, cho thấy rằng các
trường hợp mới, không phát hiện thấy có thể đã từng xuất hiện. Do kết quả của các biện pháp
kiểm soát, dịch tễ của bệnh trong nhiều quốc gia đã được dập tắt. Các trường hợp BSE hiện
nay xảy ra chủ yếu ở Châu Âu và đã phát hiện thấy ở Châu Á và Bắc Mỹ.
Khả năng truyền lây thực nghiệm của BSE trên bò đã chứng minh được sau khi gây phơi nhiễm
theo đường nhu mô và đường miệng, bởi mô não của bò bị nhiễm bệnh. Tác nhân gây BSE
cũng được tin rằng từ nguồn thông thường, qua đường thức ăn, của các bệnh truyền nhiễm gây
bệnh tích nhũn não (transmissible spongiform encephalopathies – TSEs) trong một số loài thú
nhai lại và trong các loài thuộc họ mèo (felidae). Ở đây có bằng chứng về liên kết nguyên nhân
giữa tác nhân gây BSE với dạng biến thể TSE ở người, là bệnh Creutzfeldt-Jakob (vCJD).
Các khuyến cáo đối với các cảnh báo an toàn trong quản lý các chất liệu bị nhiễm BSE hiện
nay cho rằng BSE là bệnh từ thú vật lây cho người và được chỉ định là mầm bệnh khu trú nhóm
3 (với mức độ giảm nhẹ).
Nhận diện tác nhân gây bệnh: Trong Anh Quốc, bệnh BSE đã có tác động đỉnh điểm trên bò
ở lứa tuổi từ 4 đến 5 tuổi. Tiến trình lâm sàng thì biến đổi, nhưng có thể kéo dài đến vài tháng.


Các dấu hiệu lâm sàng rõ rệt là đủ để phân biệt và dẫn đến nghi ngờ về bệnh này, đặc biệt khi
các chẩn đoán phân biệt bị hạn chế. Các dấu hiệu sớm có thể không rõ và chủ yếu về tập tính,
và có thể dẫn đến việc tiêu hủy thú vật mắc bệnh trước khi BSE khởi phát. Trong các quốc gia
mà có chính sách luật phát quy định với bệnh này, các trường hợp nghi ngờ sẽ bị tiêu hủy, được
kiểm tra não và tiêu hủy xác chết.
Ngày nay, trong hầu hết các quốc gia, giám sát chủ động phát hiện bò bị nhiễm trước khi, hay
không có, nhận thấy các dấu hiệu lâm sàng. Không có xét nghiệm chẩn đoán hiện có nào đối
với tác nhân gây BSE trên thú sống. Bản chất của các tác nâhn gây TSE hiện chưa rõ. Một loại
bệnh đặc trưng về tế bào có protein màng PrP c, nguyên gốc là PrPSc, có phần nào đề kháng với
protease, mất nếp gấp ở dạng tương đồng, là tiêu chí quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh
và có liên quan đến giả thuyết về prion là thành phần nguyên tắc hay duy nhất của tác nhân
gây nhiễm. Việc chẩn đoán xác nhận, trước kia bằng kiểm tra mô bào học trên não, thì ngày
nay, áp dụng các phương pháp hóa miễn dịch mô bào (immunohistochemical – IHC) và/hoặc


hóa miễn dịch (immunochemical) đối với mô não để phát hiện PrP Sc. PrPSc có thể phát hiện
được trong vị trí cơ thể học thần kinh đặc trưng (specific neuroanatomical loci) trong hệ thần
kinh trung ương của bò bị nhiễm bệnh, bằng các phương pháp IHC đối với chất liệu đã được cố
định bằng formalin, hay bằng các phương pháp xét nghiệm thấm thấu miễn dịch
(immunoblotting) và các phương pháp miễn dịch enzyme khác (enzyme immunoassay), sử
dụng các chiết xuất não không cố định bằng hóa chất.
Sự truyền lây từ mô não bị nhiễm, thường theo đường thông thường hay biến đổi gen qua
chuột (transgenic mice), là phương pháp thực hành duy nhất hiện nay có được để phát hiện
khả năng gây nhiễm và có vai trò quan trọng trong xác nhận hay phân loại các dòng tác nhân
gây bệnh. Các biến thể hay các dạng không điển hình của BSE đã được phát hiện trên các lục
địa khác nhau mà đã từng gặp phải bệnh BSE cổ điển. Trong khi bối cảnh chính của các kiểu
hình không điển hình đã dựa vào mô hình thấm thấu dải cầu Tây (western immunoblot banding
pattern), việc phân loại theo xét nghiệm sinh học đối với một số dòng phân lập cho ra bằng
chứng nổi bật về khả năng biến thể của dòng đối với hiện diện bình thường của prion trong bò
nhiễm bệnh.

Các xét nghiệm huyết thanh học: Các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu không phát hiện được
trong các trường hợp TSE.
Các yêu cầu đối với vaccin và các chẩn đoán sinh học: Hiện nay không có các chế phẩm
sinh học. Các bộ kit chẩn đoán thương mại đối với BSE hiện có và được sử dụng để chẩn đoán
BSE trong nhiều quốc gia.

A. MỞ ĐẦU
BSE là bệnh gây tử vong cho bò thuần hóa, các trường hợp BSE được ghi nhận ban đầu ở Anh
Quốc vào tháng Mười một 1986 (27, 37). Bệnh là một dạng bệnh tích nhũn não truyền nhiễm
(transmissible spongiform encephalopathy – TSE) hay bệnh do prion (dịch tạm là dạng tiền
virus), có nguồn gốc điển hình ở các loài thú vật là bệnh ngứa điên ở cừu. Các bệnh do prion
được định nghĩa là bệnh tích tích tụ, về nguyên tắc và bản chất, trong hệ thần kinh trung ương
(central nervous system – CNS) và biến thể hơn trong hệ thống lưới lâm ba (lymphoreticular
system – LRS), tích tụ này là dạng protein đồng nhất, dành riêng cho màng tế bào được mã
hóa bởi ký chủ (PrPc), và được thiết kế nguyên gốc là PrP Sc, protein này bị mất nếp gấp
(misfolded), phần nào đề kháng với protease. Chức năng của PrP c vẫn chưa được rõ. PrPSc là
đại phân tử đặc trưng duy nhất cho bệnh được nhận diện trong bệnh giống với bệnh ngứa điên
(scrapie disease). Protein này cũng có khả năng biến đổi và được gọi là PrP res, để lưu ý đến
đặc tính có đề kháng với proteinase của protein gây bệnh, PrP d đặc trưng với bệnh và PrP bse
đặc biệt trong BSE.
Ở đây PrPSc được áp dụng phổ biến để chỉ đến đồng dạng (isoform) bất thường PrP c. Quan
điểm khoa học thích hợp cho là tác nhân này bao gồm nguyên dạng đặc trưng cho bệnh của
PrP và dạng này được thay thế thành dạng có khả năng khiến tạo chuyển hóa của dạng bình
thường: giả thuyết về chỉ là protein hay “prion”. Dữ liệu hỗ trợ cho giả thuyết thay thế này, như
vi khuẩn hay virus nguồn gốc hay sự tham gia của các đồng yếu tố như mất cân bằng khoáng
chất, vẫn còn là mơ hồ. Cơ sở phân tử cho biến đổi dòng vẫn còn chưa rõ, nhưng có liên quan
đến giả thuyết về đặc điểm của dòng prion mà được mã hóa thành các hình thể khác nhau của
protein của prion.
Đặc tính ban đầu của các dòng phân lập được từ BSE ở Anh Quốc, bằng cấy truyền cho chuột
bạch (mice) cho thấy, tiến trình chủ yếu của dịch tễ là do một dòng đơn độc chủ yếu của tác

nhân mà đã được phân biệt với các dòng đã được phân loại của tác nhân gây bệnh ngứa điên
ở cừu (4). Tính giống nhau về sinh bệnh học ở hầu hết bò bị nhiễm cũng đã hỗ trợ khái niệm về
một kiểu hình bản chất của bệnh đối với BSE (7, 30). Mô hình về bệnh tích thần kinh trong loài


ký chủ là quan trọng trong phân loại loại hình và nhận định trường hợp đối với BSE, được áp
dụng để xác nhận bệnh.
Các báo cáo từ 2003 về các đặc tính biến thiên của sinh bệnh tích và/hoặc các đặc tính phân
tử trong một số quốc gia đã làm nảy sinh vấn đề về khả năng biến thiên dòng của bệnh do
prion trên bò (3, 8, 21, 44). Có hay không các phát hiện này thể hiện một dòng biến thể thực sự
của tác nhân gây BSE, hoặc các dạng khác nhau của bệnh nhiễm prion trên bò, vẫn còn là điều
cần chứng minh. Do việc phát hiện ra hầu hết các trường hợp BSE từ giám sát chủ động, nên
thiếu mối liên quan về lịch sử lâm sàng, và hầu hết chỉ tập trung vào dữ liệu thấm thấu miễn
dịch cầu Tây (western immunoblotting data) (3, 44). Mô tả có hiểu biết nhất, có từ hóa miễn
dịch mô bào (immunohistochemical – IHC), mô bệnh học (histopathological) và phân tích thấm
thấu miễn dịch cầu Tây (western immunoblotting) có liên quan đến hai con bò già ở Italy (8).
Khả năng cấy truyền của một số dòng sang chuột bạch, với các đặc trưng khác với các cấy
truyền BSE trước đó, đã được xác nhận (2, 5). Các nghiên cứu cấy truyền đối với các dòng
khác trên bò đang được tiến hành. Một đặc điểm thú vị thường gặp là hầu hết các dòng này
đều có nguồn gốc từ bò già.
Các nghiên cứu dịch tễ học ban đầu về BSE ở Anh Quốc đã được thiết lập mà sự hiện diện của
bệnh đã ở dạng là nguồn bệnh dịch địa phương rộng rãi, do bệnh truyền lây qua thức ăn chăn
nuôi, có chứa tác nhân gây bệnh giống với bệnh ngứa điên ở cừu, chứa trong bột thịt xương
làm khẩu phần bổ sung protein (1, 39). Mặc dù dược ghi nhận ban đầu ở Anh Quốc, bệnh BSE
đã xuất hiện, ở mức độ ảnh hưởng thấp, trong bò của nhiều quốc gia có tham gia nhập khẩu
và/hoặc bò bản xứ. Các trường hợp này hầu hết thường là do hậu quả một cách trực tiếp hay
gián tiếp từ xuất khẩu bò mắc bệnh hay bột thịt và xương bị nhiễm, từ các quốc gia có bệnh
BSE, bao gồm cả Anh Quốc. Rõ ràng là bệnh đã lan truyền trong các quốc gia mà trong đó các
trường hợp xảy ra đã được làm rõ bằng đánh giá Nguy cơ BSE về mặt Địa lý (Geographical
BSE Risk – GBR) trong nhiều quốc gia, bởi các Ủy ban Khoa học Cấp cao (Scientific Steering

Committee) của Liên minh Châu Âu (European Union) (13). Thật vậy, trong một số quốc gia,
các trường hợp phát hiện được phản ánh phơi nhiễm bản địa thường hiếm hơn các trường
hợp có liên quan trực tiếp đến nhập khẩu thức ăn chăn nuôi bị vấy nhiễm (41). Các thống kê
hiện nay về BSE xảy ra trên thế giới đã được cung cấp bởi OIE (41).
Ở đây không có bằng chứng về truyền lây ngang của BSE giữa bò với bò, và có ít dữ liệu hỗ
trợ cho bằng chứng truyền lây từ mẹ (27). Các nghiên cứu dịch tễ học và truyền lây đã không
phát hiện ra nguy cơ từ tinh dịch hay sữa hay qua nhau thai (27).
Do kết quả của các biện pháp kiểm soát, bệnh dịch địa phương ở Anh Quốc và nhiều quốc gia
khác đã được dập tắt, hay thể hiện tác dụng của các kiểm soát dưới dạng các biến đổi về ảnh
hưởng đặc trưng theo tuổi. Ở một số quốc gia, các kiểm soát này đã không được đặt ra đủ lâu
dài cho ra hiệu quả được công nhận. Việc giải thích các tình hình về bệnh dịch địa phương đã
mở rộng bởi việc đặt ra giám sát chủ động, áp dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh, mà đã
phát hiện ra các con thú bị nhiễm chứa từng được phát hiện từ nghi ngờ lâm sàng. Trong khi
giám sát chủ động này có khả năng phát hiện một tỷ lệ các trường hợp tiền lâm sàng, điều tra
hồi truy các trang trại nguồn gốc thường xác nhận được một số dấu hiệu đã từng thể hiện trước
khi đem giết mổ, nhưng đã không khởi phát thành rõ rệt cho một chẩn đoán lâm sàng về BSE.
Sự xuất hiện mới của các trường hợp TSE trên một số loài của họ bò và họ mèo ngoại lai bẫy
bắt được và trong mèo nhà ở tiến trình dịch địa phương BSE đã ảnh hưởng đến, và với một số
loài bị ảnh hưởng, cho thấy rằng chúng đã mắc bệnh bởi tác nhân gây BSE (23). Sự phơi
nhiễm được giả thiết là do thức ăn.
Sự nổi lên của dạng mới của rối loạn trên người do prion, bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD), được
đặt tên là CJD biến thể (vCJD) ở Anh Quốc (40) cũng đã được phát hiện được bởi các nghiên
cứu gây nhiễm và phân tử (6, 10) mà có nguyên nhân liên quan đến tác nhân gây bệnh BSE.
Việc phơi nhiễm với thực phẩm được coi là đường truyền lây. Trước kia, không có liên hệ nào


được thiết lập giữa các trường hợp phơi nhiễm của người đến các tác nhân gây bệnh tích nhũn
não ở thú vật với sự xuất hiện TSE ở người, và do đó BSE thể hiện là một tiền lệ là một dạng
TSE từ thú vật lây sang người (zoonotic TSE). Do đó ở đây khuyến cáo rằng các cảnh báo an
toàn đối với quản lý tác nhân BSE là dựa vào giả thiết rằng BSE có khả năng truyền lây sang

người. Bệnh dịch địa phương của vCJD ở Anh Quốc trên các cá thể đồng hợp tử đối với MM ở
mã hóa (codon) 129 của gen PrP, đã có đỉnh điểm vào năm 2000; các trường hợp ít người đã
xuất hiện ở một số quốc gia khác.
Do kết quả của sự xuất hiện của vCJD, một tiếp cận dựa vào nguy cơ sẽ được ban bố khi xác
định cấp độ khu trú sinh học cho thực hiện các khám tử trên các con thú nghi ngờ BSE hay cho
quản lý các mô lấy từ các con thú này, mọi thao tác mà gây ra khí dung phải được thực hiện
trong khú trú sinh học cấp độ 3 (xem Chương 1.1.2 An toàn sinh học và bảo vệ sinh học trong
phòng thí nghiệm thú y và cơ sở nuôi nhốt thú vật), và phòng thí nghiệm phải tuân thủ với các
quy định khu trú sinh học và an toàn sinh học của quốc gia, để bảo vệ nhân viên khỏi phơi
nhiễm với mầm bệnh.
Các khuyến cáo về các phương pháp tiêu độc khử trùng có thể không hoàn toàn có hiệu quả
khi áp dụng với chất liệu có hiệu giá cao hay khi tác nhân gây bệnh được bảo vệ trong chất liệu
hữu cơ đã khô. Các khuyến cáo về làm bất hoạt bằng vật lý, là hấp tiệt trùng qua lớp xốp
autoclave ở 134 – 138oC trong 18 phút ở 30 lb/inch2. Tuy nhiên, các nhiệt độ cao hơn giới hạn
này có thể kém hiệu quả so với các nhiệt độ thấp hơn giới hạn này, và quá trình làm bất hoạt
tổng thể có thể không đạt được dưới một số điều kiện, nhưng khi chất liệu đem xét nghiệm là
trong dạng chất ngâm dầm (macerated). Việc sát trùng được thực hiện với sodium hypochloride
có chứa 2% chlorine hiện diện, hay sodium hydroxide 2 N, được áp dụng lâu hơn 1 giờ ở 20 oC
trên các bề mặt, và qua đêm với các thiết bị (33).

B. CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN
1. Nhận diện tác nhân gây bệnh
BSE lâm sàng, như thể hiện ở trận dịch, xảy ra ở bò trưởng thành, và hầu hết các trường hợp
quan sát thấy trên bò sữa ở lứa tuổi 4 – 5 năm tuổi. Khi dịch đã dập tắt, tác động của các kiểm
soát có hiệu quả đã phản ánh có sự gia tăng lứa tuổi lúc phát tác bệnh lâm sàng (27). Sự xuất
hiện các dấu hiệu lâm sàng không có liên quan đến mùa vụ hay giai đoạn của chu kỳ
sinh sản. BSE xuất hiện một cách âm ỉ và thường có tiến trình chậm chạp (24, 38). Đôi
khi, một trường hợp sẽ thể hiện với các dấu hiệu cấp tính và sau đó tắt lịm một cách nhanh
chóng, tuy nhiên tần suất của quan sát là một yếu tố quan trọng trong xác định các dấu hiệu
lâm sàng sớm. Các dấu hiệu thể hiện, có khác nhau, thường bao gồm các biến đổi tập

tính, sợ hãi, rụt rè, và hiếu động (hyper-reactivity). Thí dụ, bò cái bị bệnh có thể miễn
cưỡng đi vào phòng vắt sữa hay có thể đá lung tung trong lúc vắt sữa. Ở bò cái khô sữa,
đặc biệt là chân sau mất điều hòa vận động và yếu ớt, là các đặc trưng lâm sàng cần lưu
ý. Các dấu hiệu thần kinh là chủ yếu trong tiến trình lâm sàng và có thể bao gồm nhiều chiều
hướng về thay đổi tâm tính, các bất thường về tư thế và di chuyển, và cảm giác khác
thường, nhưng các dấu hiệu thần kinh thường được báo cáo nhất là sợ hãi, mất điều
hòa chân sau, và cường phản ứng đối với tiếp xúc và âm thanh. Đặc điểm gia tăng tình
dục ở một số cừu khi bệnh ngứa điên thường không là chủ yếu ở bò bị BSE, do đó trong một tỷ
lệ các trường hợp, có phản ứng ngứa và gãi. Bò cái bị bệnh đôi khi đứng với đầu vươn
thấp xuống, cổ thẳng ra và tai hướng về phía đuôi. Các bất thường của tư thế bao gồm
lắc lư vùng hông và hổng chân sau; các đặc điểm này dễ nhận ra nhất khi quan sát bò
lúc cho ăn. Tư thế mất điều hòa vận động cũng liên quan đến hai chân trước, và trong
giai đoạn nặng nề của các dấu hiệu vận động, toàn thân yếu ớt, dẫn đến ngã và nằm, có
thể chiếm chủ yếu trong bối cảnh lâm sàng. Các báo cáo về giảm nhai lại, chậm nhịp tim và
ngừng nhịp tim, dù là các dấu hiệu không đặc trưng, cho thấy rối loạn điều hòa là đặc trưng của
BSE. Các đặc điểm lâm sàng về mất cân và giảm sữa thường kèm theo các dấu hiệu thần kinh
do tiến trình của bệnh. Ở đây không có biến đổi trong bối cảnh lâm sàng của BSE so với tiến


trình của bệnh dịch địa phương tại Anh Quốc (24, 38). Các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu giống
nhau giữa các quốc gia có xảy ra BSE. Tiến trình lâm sàng kéo dài, thường đến hàng tuần hay
hàng tháng, sẽ dẫn đến cân nhắc cần phải giết mổ một cách nhân đạo. Tuy nhiên, một chính
sách luật pháp để xác định tình trạng BSE của một quốc gia cần bắt buộc khai báo và chẩn
đoán điều tra các trường hợp lâm sàng nghi ngờ, giết mổ thú vật và kiểm tra não sau khi thú
chết. Trong tiến trình sớm của bệnh, các dấu hiệu có thể mơ hồ, biến đổi và không đặc trưng,
và do đó có thể cản trở các chẩn đoán lâm sàng trong kiểm tra ban đầu. Việc quan sát liên tục
các trường hợp khả nghi này, cùng với các phương pháp bệnh học lâm sàng thích hợp để giới
hạn các chẩn đoán phân biệt, đăc biệt là các rối loạn dinh dưỡng, sẽ thiết lập nên được tiến
trình chủ yếu của các dấu hiệu. Một số dấu hiệu lâm sàng sớm của BSE có thể thể hiện
một cách tương tự như các đặc điểm về thần kinh giống như bệnh ketosis, thừa

magnesium trong huyết (hypomagnesaemia), bệnh listeriosis thể thần kinh và các bệnh
gây viêm não khác. Các dấu hiệu lẫn lộn có thể đôi khi bị lấp đi sau khi bị stress, giống
như dấu hiệu do vận chuyển. Các đoạn quay phim về bò bị bệnh BSE có thể tải xuống được
từ trang web của Ủy ban Châu Âu (European Commission – EC) Hiệp hội Phòng thí nghiệm
Tham chiếu TSE/Trụ sở các Phòng thí nghiệm Thú y (TSE Community Reference
Laboratory/Veterinary Laboratories Agency [VLA]) (15). Các cảnh quay DVD hay băng ghi hình
của các dấu hiệu lâm sàng sẵn có tại nguồn này và các nguồn khác (35).
Các chẩn đoán phòng thí nghiệm đối với BSE bao gồm nhằm gia tăng hiểu biết đối với bệnh và
các tiến bộ kỹ thuật (17). Trong khi thiếu các phương pháp ở ngoại môi trường về phân lập tác
nhân gây bệnh, cở sở mô bào học về xác nhận đối với các chẩn đoán trong nhóm bệnh này đã
chứng minh về các đặc tính hình thái của bệnh nhũn não (spongiform encephalopathy) bằng
kiểm tra mô bào học. Điều này cũng vẫn còn cần thiết, bởi được xác định là phương pháp duy
nhất mà đặc trưng bệnh tích không bào (vacuolar pathology) có thể chẩn đoán được. Các chẩn
đoán nguyên thủy đối với BSE đã dựa vào các đặc trưng mô bệnh học của bệnh nhũn não
giống như bệnh ngứa điên (scrap-like spongiform encephalopathy) và soi kính hiển vi điện tử
dạng các sợi được gọi là các sợi có liên quan đến bệnh ngứa điên (scrapie-associated fibrils –
SAF), mà cấu tạo phần lớn là PrP Sc, trong các chiết xuất bằng chất tẩy của não bị nhiễm. Chất
liệu não được kiểm tra cho thấy đều như nhau ở các trường hợp lâm sàng nghi ngờ. Ở Anh
Quốc, trong giai đoạn bệnh dịch địa phương gia tăng nhanh chóng vào cuối những năm 1980,
các chẩn đoán mô bệnh học dựa vào kiểm tra một lát cắt của hành tủy (medulla oblongata) lấy
ở bờ dày (obex: mỏ nhọn của não thất thứ tư, giữa hành tủy và tiểu não) đã được đánh giá tốt
hơn so với kiểm tra rộng rãi hơn ở cuống não (brainstem) (34). Tiếp cận đơn giản này cho phép
cải thiện việc lấy mẫu ở não tươi; thay bằng lấy đi toàn bộ não, phần cần thiết sẽ lấy từ cuống
não qua lỗ chẩm (foramen magnum), sử dụng dụng cụ chuyên dùng. Với ghi nhận gia tăng về
tính đặc hiệu của chẩn đoán đối với PrPSc, và với sự sẵn có của các kháng thể thích hợp và gia
tăng tính hiệu quả của các phương pháp phát hiện, các phương pháp hóa miễn dịch cho phát
hiện PrP đặc trưng của bệnh, bao gồm các kỹ thuật IHC và thấm thấu cầu Tây/thấm thấu miễn
dịch-SAF (Western blotting/SAF-immunoblotting) đã được áp dụng, hỗ trợ cho mô bệnh học, để
xác nhận các chẩn đoán. Việc đưa vào các phương pháp thực hiện nhanh ở ngoại môi trường
cho phát hiện PrP Sc dẫn đến áp dụng các xét nghiệm “nhanh”, nhất là xét nghiệm hấp phụ miễn

dịch kết hợp enzyme (enzyme-linked immunosorbent assay – ELISA) cơ bản, được thực hiện
trên các mẫu đã xử lý (sub-samples) của cuống não, và các xét nghiệm này đã trở nên tiếp cận
chính cho các chẩn đoán giám sát chủ động. Các xét nghiệm này cho ra một hiển thị ban đầu
mà các kết quả dương tình hay nghi ngờ đều được chuyển qua các kiểm tra bằng các phương
pháp IHC hay thấm thấu cầu Tây để xác nhận. Các chiến thuật xét nghiệm nhanh hiện nay là
tiếp cận chủ yếu, trong đó các trường hợp đều phát hiện được và được áp dụng rộng rãi như là
một phần của quá trình xác nhận đã được chấp thuận trên nguyên tắc (15).
Việc áp dụng một phương pháp đặc biệt sẽ tùy thuộc vào khả năng mà chẩn đoán sẽ được áp
dụng trong nội dùng dịch tễ học và đánh giá phương pháp này đối với mục đích. Giới hạn của
các khả năng sẽ trong khoảng từ xác nhận các chẩn đoán lâm sàng trong kiểm soát bệnh dịch
địa phương đến theo dõi sức khỏe cộng đồng về bằng chứng của bệnh ngấm ngầm hay tiền
lâm sàng. Việc xác định trường hợp bệnh đã được điều chỉnh này cũng sẽ khác với các
phương pháp được áp dụng cho xác nhận một trường hợp lâm sàng hay cho theo dõi một


quần thể. Phải cẩn thận trong diễn giải dữ liệu chẩn đoán áp dụng phương pháp luận này.
Không có so sánh đầy đủ với tiêu chí đã được ban hành trước kia trong xác định kiểu hình
BSE, và không có các nghiên cứu truyền lây, các kết quả chẩn đoán mà tuyên bố phát hiện
được một dòng mới có thể là còn non nớt. Việc kiểm soát chất lượng (quality control – QC) và
đánh giá chất lượng (quality assessment – QA) là các bộ phận cốt yếu của các phương pháp
xét nghiệm và có thể được khuyến cáo bởi các Phòng thí nghiệm Tham chiếu của OIE (15, 42).
Dù có hay không các con thú bị nhiễm BSE sẽ được nhận diện bằng giám sát thụ động hay chủ
động, ở đây có một thực hành tốt để phát hiện và xác nhận bệnh, bằng kết hợp giữa ít nhất hai
phương pháp. Phương pháp thứ nhất có thể là một trong các phương pháp xét nghiệm xác
nhận được mô tả dưới đây hay là một xét nghiệm nhanh, nhưng quan trọng là áp dụng một xét
nghiệm thứ nhì để xác nhận một kết quả dương tính hay nghi ngờ của xét nghiệm thứ nhất. Khi
có mâu thuẫn giữa các kết quả xét nghiệm ban đầu và thứ nhì, các xét nghiệm thêm áp dụng
hóa miễn dịch tế bào (immunohistochemistry) hay phát hiện dạng sợi có liên quan đến bệnh
ngứa điên kết hợp với thấm thấu miễn dịch (SAF-immunoblot) (hay xét nghiệm khác được chấp
thuận), sẽ được áp dụng, hay các mẫu sẽ được gởi đến Phòng thí nghiệm Tham chiếu của OIE

để giải quyết mâu thuẫn kết quả.

a) Chuẩn bị mẫu
Tình hình BSE của một quốc gia, các chương trình giám sát thụ động và chủ động có liên quan,
và các phương pháp chẩn đoán được áp dụng, sẽ ảnh hưởng đến chiến thuật lấy mẫu.
Trong tất cả các hoàn cảnnh của giám sát thụ động đối với bệnh thần kinh ở bò trưởng thành,
khi xảy ra BSE trong một quốc gia hay một bang mà không xác định được hay có tác
động thấp, khuyến cáo rằng các trường hợp nghi ngờ đều phải qua một tiếp cận thần kinh
bệnh học (neuropathological approach), trong đó các vùng đại diện của toàn bộ não đều được
kiểm tra. Hơn nữa, cần cẩn thận bảo quản các mẫu đã được cố định thích hợp cho xét nghiệm
miễn dịch hóa mô bào và hóa miễn dịch đối với PrP Sc. Khởi đầu của tiếp cận này có thể giải
quyết việc phân loại một cách thích hợp đối với trường hợp bệnh, để xác nhận có hay không
đây là điển hình của BSE.
Bò nghi ngờ mắc bệnh sẽ bị tiêu diệt bằng tiêm vào mạch máu dung dịch barbiturate đậm đặc,
mà trước đó đã được tạo an thần, nếu cần. Não sẽ được lấy ra càng sớm càng tốt sau khi chết,
bằng các phương pháp chuẩn.
Các kiểm tra mô bào học và IHC được thực hiện ban đầu trên một khối mô của mỏ nhọn dưới
của hành não (0,5 – 1,0 cm rộng) (Hình 1a, chiều A – A thể hiện trung tâm của khối mô được
kiểm tra), mà sẽ được chọn để cố định trong ít nhất 5 ngày bằng dung dịch formaldehyde 4%
(tức là 10% dung dịch muối formol [formal saline] hay 10% formalin đệm trung tính [normal
buffered formalin – NBF]) và sau đó xử lý mô học bằng các phương pháp thấm sáp faraffin bình
thường đối với mô thần kinh.
Chất liệu tươi dùng trong xác nhận thấm thấu miễn dịch (immunoblotting) để phát hiện PrP đặc
trưng của bệnh sẽ được lấy từ đầu, là một khối toàn bộ phần trên của tủy sống (2 – 4 g), giữa
vùng mỏm (rostral), hay vùng chóp (caudal) đến dưới khối mỏ nhọn (obex), để cố định. Cách
khác, hành tủy nơi mỏ nhọn tiểu não sẽ được cắt đôi, như mô tả trong giám sát chủ động (xem
dưới đây). Tất cả các vùng não khác sẽ được cắt song song với đường mạch máu (cách động
mạch giữa dây thần kinh 0,5 cm). Phần nhỏ hơn này sẽ được dùng để phát hiện PrP Sc bằng
các phương pháp hóa miễn dịch (như SAF-thấm thấu miễn dịch) và được bảo quản đông lạnh
trước khi xét nghiệm (nếu xét nghiệm được thực hiện ngay sau khi lấy mẫu).

Sau khi lấy mẫu ở vùng mỏ nhọn hành não để cố định và lấy mẫu mô tươi, phần còn lại của mô
não được đặt nguyên vẹn vào khoảng 4 – 6 lít formalin, sẽ được thay hai lần hàng tuần. Sau
khi cố định trong 2 tuần, não được cắt thành các lát ngang. Thời gian cố định có thể rút ngắn


bằng cắt cuống não (đã tách khỏi phần còn lại của não) thành các lát nhỏ hơn, tương tự đối với
lấy ra vùng mỏ nhọn hành tủy, nhưng để nguyên các vùng đã cắt qua quan trọng cho chẩn
đoán ở cuống tiểu não (cerebellar peduncle) và rostral colliculi (Hình 1a và b, mặt cắt B – B và
C – C). Tùy theo một số yếu tố khác (nhiệt độ, sự lay động, độ dày của khối mô, sử dụng siêu
âm), thời gian cố định đối với các lắt cắt nhỏ của cuống não này có thể giảm xuống còn 2 – 5
ngày. Tuy nhiên, đánh giá về các tác động này đối với xử lý trên các giao thức IHC tiếp theo
cần có các tiêu chuẩn xét nghiệm thành thạo. Các phần đã được cố định bằng formol khác của
não có thể được sử dụng cho các chẩn đoán phân biệt sau khi hoàn tất tiêu chuẩn cố định hai
tuần.

Hình 1. Cuống não (brainstem) sau khi tách khỏi tiểu não (cerebellum). a) mặt lưng, và b) mặt
bụng. Các phần cắt ngang được khuyến cáo là: A–A = hành tủy (medulla), ở nơi mỏ nhọn
(obex); B–B = hành tủy (medulla) qua mỏm cuống tiểu não (caudal cerebellar peduncles); C–C
= não giữa (midbrain) qua mỏ quạ (rostral colliculi).
Khi BSE xảy ra trong một quốc gia riêng biệt trong quần thể bò bản xứ, và có bằng chứng
về phân bố các bệnh tích và các kiểu hình xác định khác thấy trong não giống như ở bò bệnh
dịch địa phương của Anh Quốc, mặc dù không tuyệt đối, thì để theo dõi sẽ chỉ lấy mẫu hành
não.
Điều này có thể thực hiện được bằng lấy hành não qua lỗ chẩm (foramen magnum), mà không
cần phải mở hộp sọ (calvarium) (Hình 2). Điều này sẽ làm giảm lượng formol dùng cố định,
giảm thời gian và dụng cụ cần thiết, làm giảm chi phí và cải thiện an toàn. Các vùng mục tiêu
chính cho kiểm tra mô bào học có thể vẫn được lấy mẫu. Phương pháp này cho phép thu thập
và kiểm tra số lượng lớn các mẫu cho giám sát thụ động hay cho chương trình giám sát chủ
động ở lò mổ. Hành não được cắt ra qua lỗ chẩm mà không cần mở hộp sọ bằng dụng cụ
chuyên dùng hình thìa với các cạnh bén quanh lòng thìa sâu (Hình 2). Dụng cụ này sẵn có

trong thương mại, làm bằng plastic hay kim loại. Ở đây có khả năng biến thể trong kỹ thuật, bao
gồm chiều hướng, mà cần thiết cho các dạng khác nhau của dụng cụ, do đó cần nhấn mạnh sự
cần thiết về huấn luyện người thực hiện lấy mẫu khi sử dụng dụng cụ. Trong các điều kiện lò
mổ mà có khả năng ép nguyên hành não ra từ lỗ chẩm, với điều kiện là chất liệu này vẫn giữ
được tình trạng tổ chức mô, bằng sử dụng áp suất dịch lỏng (không khí hay nước) (20) thông
vào hộp sọ qua lỗ thủng của búa hơi gây bất tỉnh. Tính khả thi và hiệu quả của phương cách
này sẽ tùy theo phương pháp giết mổ và trước khi áp dụng làm thủ tục, thì cần phải qua đánh
giá nguy cơ.


Khi trường hợp đã định được phát hiện thấy qua giám sát chủ động, các vùng não cần
thiết cho phân biệt đầy đủ kiểu hình thì không sẵn có. Trong hầu hết các quốc gia, chỉ hành não
được thu thập, kể cả trước khi thực hiện xác nhận ban đầu về BSE. Một cách lý tưởng, sẽ dự
tính giữ lại những cái đầu mà đã lấy mẫu trong quá trình giám sát chủ động cho đến khi có
được kết quả xét nghiệm ban đầu. Điều này sẽ giúp thuận tiện hơn cho lấy mẫu não ở các con
thú dương tính và giúp thực hiện các khuyến cáo tiếp cận về phân biệt các trường hợp. Điều
này đặc biệt quan trọng nếu áp dụng các xét nghiệm chưa được đánh giá, và ở đây, trong sự
vắng mặt của so sánh trực tiếp với các phương pháp được mô tả ở đây, tuyên bố được đưa ra
về các kiểu hình mới đã được nhận diện. Khi các xét nghiệm miễn dịch nhanh (rapid
immunoassay) được áp dụng làm công cụ giám sát ban đầu, trong khi không có các chẩn đoán
BSE nào được thực hiện trong một quốc gia, thì cần phải dự trù đối với chất liệu cho kiểm tra
thêm về hình thái và IHC mà sẽ cho phép nhận diện kiểu hình của bệnh.

Hình. 2. Sau khi đầu đã được lấy ra khỏi cơ thể, bằng cắt lìa giữa đốt sống atlas và đốt sống
occipital condyles của hộp sọ, đầu được đặt trên một giá đỡ, mặt dưới ngửa lên (A), với đầu
chót của cuống não (medulla oblongata) nhìn thấy được qua lỗ chẩm (foramen magnum) (xem
B, nhô ra từ hộp sọ). Dụng cụ (C) được chèn vào qua lỗ chẩm giữa màng cứng (dura mater) và
hướng bụng/lưng (tùy theo tiếp cận chuyên môn) của hành tủy và mỏm trước, giữ cho phía lồi
của dụng cụ sát vào xương sọ và di chuyển với xoay tròn hai bên. Chuyển động này sẽ cắt rời
thần kinh gốc sọ mà không làm hư hại mô não. Dụng cụ được đưa vào sâu khoảng 7 cm theo

chuyển động này và sau đó cắt chéo (tức là hướng đến phía bụng/lưng của cuống não, theo
hướng đưa vào) để cắt và tách rời cuống não (với một số phần của tiểu não) khỏi phần còn lại
của não. Dụng cụ này, được giữ ở góc hướng cũ, sau đó được kéo ra khỏi hộp sọ để dứt mô ra
khỏi lỗ chẩm.
o Lấy mẫu cuống não trong giám sát chủ động để sử dụng cho các xét
nghiệm nhanh
Việc lấy mẫu và xử lý mô não để dùng cho xét nghiệm nhanh sẽ được thực hiện một cách
chính xác theo hướng dẫn của nhà cung cấp hay nhà sản xuất ra bộ kit hay trang bị xét
nghiệm. Các chi tiết về phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu khác nhau giữa các phương pháp
xét nghiệm, và phải không được thay đổi mà không có thông tin hỗ trợ của nhà sản xuất đối với
phương pháp cải biến. Mẫu thích hợp cho xét nghiệm miễn dịch sẽ là nơi cách mấu hay cạnh
mỏ quạ khoảng 1,0 cm đến sát với vị trí chính (Hình 3) để chứng minh các tích tụ PrP Sc và cho
đánh giá mẫu dùng cho các xét nghiệm nhanh. Việc chọn vị trí chính cần tính đến phương pháp
xác nhận về sau. Ít nhất một lát cắt đôi của hành tủy, ở gần mỏm mỏ quạ sẽ được cố định cho
kiểm tra hóa miễn dịch mô bào/mô bào (immunohistochemistry/histology). Việc cắt mẫu từ gốc
hay mỏm hành tủy đến mấu mỏ quạ cho xét nghiệm nhanh không làm cản trở kiểm tra theo các


phương cách mô bào hay IHC. Tuy nhiên, để thu được các mẫu tương đương cho xét nghiệm
nhanh và xét nghiệm xác nhận, việc cắt mẫu bằng chia đôi hành tủy đến gần mấu mỏ quạ là
thích hợp. Trong khi việc này dẫn đến mất khả năng đánh giá tính đối xứng của các biến đổi
hình thành lỗ xốp, tiếp cận này ít cản trở đối với kiểm tra IHC mà quan trọng hơn. Tuy nhiên,
nếu cắt đôi mẫu được áp dụng, cốt yếu là phải đảm bảo các vị trí mục tiêu là không bị hư hại
trong cả hai phần.
Thí dụ, các phần hạch nhân của đường ẩn khuất (solitary tract) và các phần hạch nhân của sợi
vận động của thần kinh giao cảm (vagus nerve) (các vùng mục tiêu cho các bệnh tích trên bò bị
BSE) đều là nhỏ, và nằm tương đối gần với đường giữa (Hình 3). Nếu mô được lấy mẫu đã tự
phân đến mức mà không thể định hướng cơ thể học được, có thể lấy dịch chất còn lại để xét
nghiệm. Một kết quả dươgn tính trong các trường hợp này vẫn còn có giá trị, nhưng các kết
quả âm tính không thể cho là con thú âm tính, và sẽ được diễn giải với cảnh giác và được báo

cáo với chất lượng thích hợp.

Hình 3. Lát cắt ngang cuống não của bò ở mấu mỏ quạ (obex) tương ứng với các vị trí chính
cho các chẩn đoán bằng mô bệnh học (histopathology) và hóa miễn dịch mô bào
(immunohistochemistry) trong BSE. Các vị trí này chủ yếu là các hạch nhân của kênh tủy sống
(spinal tract) của thần kinh sinh ba (trigeminal nerve) [2]; nhưng cũng là vị trí của hạch nhân
vận động của thần kinh giao cảm (vagus nerve) [3]. Cho thấy rằng chất liệu lấy cho thực hiện
xét nghiệm nhanh cũng phải bao gồm đại diện của các vùng này.
Việc chia đôi không chính xác sẽ dễ dàng dẫn đến mất đi hoàn toàn vùng mục tiêu cho xét
nghiệm xác nhận, và làm giảm rõ rệt hiệu quả của chương trình giám sát. Thất bại trong lấy
mẫu chính xác các vùng mục tiêu cũng có thể do sử dụng không chính xác các dụng cụ lấy
mẫu. Do đó các tiếp cận này cần được áp dụng với chính sách rõ ràng và chương trình theo
dõi để huấn luyện và đảm bảo chất lượng các phương pháp lấy mẫu. Do sự phân bố đến mục
tiêu một cách đặc trưng của PrP Sc, kích thước mẫu và vị trí sẽ như được mô tả trong bộ kit
chẩn đoán, hoặc nếu không được chỉ định, thì ít nhất 0,5 g lấy từ các vùng mục tiêu cho mọi xét
nghiệm xác nhận như chi tiết ở Hình 3. Các đặc điểm thi hành của một số xét nghiệm này có
thể bị cản trở bởi quá trình tự phân, đặc biệt là do mất khả năng đảm bảo đủ các vùng mục tiêu
trong mẫu lấy từ các vùng mục tiêu cho chẩn đoán như minh họa ở Hình 3.

b) Chẩn đoán kiểm tra (diagnostic examination)
i) Kiểm tra mô bào học (histological examination)


Mô bào học không còn là phương pháp chẩn đoán tốt nhất cho điều tra các con thú có nghi
ngờ, hay theo dõi sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, một cảnh báo về các biến đổi mô bệnh học
là quan trọng, để dễ dàng phát hiện các trường hợp khi thực hiện các thủ tục kiểm tra chẩn
đoán mô bào đối với não bò. Để chẩn đoán phân biệt, các lát cắt hành tủy-mấu mỏ quạ được
cắt lát dày 5 µm và được nhuộm màu với haematoxylin và eosin (H&E). Nếu mô có chất lượng,
việc kiểm tra mô bệnh học đối với các lắt cắt nhuộm H&E cho phép xác nhận các đặc điểm biến
đổi bệnh tích thần kinh của BSE (30, 36) mà từ đó bệnh được phát hiện trước tiên là bệnh tích

nhũn não (spongiform encephalopathy). Các biến đổi này bao gồm chủ yếu là biến đổi dạng
nhũn xốp (spongiform) và hình thành không bào trong sợi thần kinh (neuronal vacuolation) và
giống với bệnh tích ở tất cả các thú vật khác bị TSE, nhưng ở BSE, tần suất cao xuất hiện
không bào trong nhu mô não (neuroparenchymal vacuolation) trong một số hạch nhân của
hành tủy ở gần mấu mỏ quạ, cho ra một phương cách thích hợp để thiết lập một chẩn đoán mô
bệnh học trên một lát cắt đơn của hành tủy (34) trong các trường hợp nghi ngờ lâm sàng. Như
ở các loài khác, các biến đổi không bào trong não bò, đặc biệt là các không bào bên trong sợi
thần kinh có nhân ngoài rìa (neuronal perikarya) của hạch nhân đỏ (red nuclei) và thần kinh thị
giác (oculomotor nuclei) của não giữa cũng thấy bị ảnh hưởng (18). Do đó, các chẩn đoán mô
bệnh học đối với BSE không chỉ dựa vào sự hiện diện của không bào thần kinh, đặc biệt là ở
các vị trí cơ thể học này.
Các chẩn đoán này có thể được xác nhận nếu các biến đổi hình thái học hoàn toàn điển hình,
thể hiện ở hành tủy nơi mấu mỏ quạ, nhưng bất kể các chẩn đoán mô bệnh học, hóa miễn dịch
mô bào (immunohistochemistry) vẫn được áp dụng làm thủ tục thêm vào, do các bằng chứng
không công bố cho thấy có đến 5% các trường hợp nghi ngờ lâm sàng (mà âm tính trên kiểm
tra lát cắt nhuộm H&E tìm các biến đổi không bào ở mấu mỏ quạ) có thể chẩn đoán được bằng
kiểm tra IHC. Rõ ràng là giao thức này giới hạn trong kiểm tra vùng hành tủy-mấu mỏ quạ
không cho phép thiết lập kiểm tra đầy đủ bệnh tích thần kinh cho các chẩn đoán phân biệt lẫn
cho phép hiểu biết về đặc điểm hình thái của mọi TSE. Với lý do này, khuyên rằng nên lấy mẫu
là toàn bộ não, từ tất cả các trường hợp nghi ngờ lâm sàng.
ii) Phát hiện các dạng PrP đặc hiệu của bệnh
Việc áp dụng phổ biến các phương pháp phát hiện PrP hiện nay cho ra các phương cách đặc
biệt cho chẩn đoán độc lập đối với các biến đổi hình thái nhất định bằng tiếp cận mô bệnh học.
Do đó nhiều phòng thí nghiệm hiện nay được cung cấp hay thay thế kiểm tra mô bệnh học
bằng các phương pháp IHC hay các phương pháp phát hiện PrP khác. Việc phát hiện các tích
tụ PrPSc là tiếp cận tốt nhất cho các chương trình giám sát và các chẩn đoán xác nhận. Nếu có
thể thì thực hiện hóa miễn dịch mô bào cho PrP trên chất liệu đã đông lạnh trước khi cố định
(12). Việc đông lạnh trước khi cố định sẽ không cản trở phản ứng miễn dịch của mẫu, nhưng có
thể cản trở việc nhận diện các vị trí mục tiêu mà cần phải kiểm tra trước khi ghi nhận kết quả là
âm tính.

o Các phương pháp hóa miễn dịch mô bào (immunohistochemical – IHC)
Việc kiểm tra IHC để phát hiện tích tụ PrP Sc được áp dụng cho các lát cắt từ cùng chất liệu đã
được cố định bằng formalin và thấm paraffin của hành tủy nơi mấu mỏ quạ như đã sử dụng cho
các chẩn đoán mô bệnh học (36). Một số giao thức đã được áp dụng thành công đối với IHC để
phát hiện PrPSc cho các chẩn đoán BSE và mặc dù cần phải hài hòa theo hướng là thủ tục
được đánh giá đầy đủ cho chẩn đoán IHC, nhưng kinh nghiệm đã cho thấy, quan trọng là có
được các phương pháp mạnh mẽ mà đạt được một kết quả chuẩn mực, do được theo dõi bởi
tham gia áp dụng thành thạo xét nghiệm, và bằng so sánh với các kết quả của một phương
pháp hiện đại đã được chuẩn hóa trong một Phòng thí nghiệm Tham chiếu. Kỹ thuật này không
cần đến cố định mô lâu dài, mặc dù đối với tính chính xác như được hướng dẫn đối với mô bào
học vẫn còn được áp dụng, và với điều kiện là mô có thể xử lý mô bào học được một cách
hoàn chỉnh, kỹ thuật này hoạt động tốt với mô đã bị tự phân mà việc đánh giá hình thái đã
không còn thực hiện được (11, 25). Tuy nhiên, ở đây vẫn còn cần thiết về khả năng ghi nhận cơ


thể học của mẫu để xác định có hay không các vùng mục tiêu được làm đại diện. Đây là điều
cốt yếu cho các chẩn đoán âm tính, và cũng có thể là mấu chốt trong việc diễn giải chính xác
đánh dấu miễn dịch (immunolabelling) không chính xác. IHC phát hiện tích tụ PrP Sc có độ nhạy
tương đương với tiếp cận thấm thấu cầu Tây (Western blotting) cho phát hiện PrP Sc (28). Trong
kết hợp với các xử lý tốt về mô bào học, hóa miễn dịch mô bào (IHC) cho phép phát hiện các
PrPSc tích tụ, và do bệnh tích không bào (vacuolar pathology) thể hiện mô hình phân bố điển
hình, tiếp cận này cùng lúc đánh giá hay xác nhận chiều hướng hình thái của bệnh này. Các
phương pháp hiện nay sẵn có từ tham khảo ở các Phòng thí nghiệm Tham chiếu của OIE (15,
42).
Ngược lại với các chẩn đoán về bệnh ngứa điên (scrapie) của cừu, việc phát hiện giới hạn của
PrPSc trong các mô lâm ba ở BSE không cho ra bất kỳ phạm vi nào trong sử dụng các mô này
cho các chẩn đoán tiền lâm sàng bằng các kỹ thuật sinh thiết.
o Các phương pháp thấm thấu cầu Tây (Western blot)
Các kỹ thuật thấm thấu miễn dịch, được thực hiện với mô tươi (không cố định), và có thể áp
dụng được một cách thành công khi mô đã bị tự phân (19). SAF-thấm thấu miễn dịch (15) là

một trong nhưng phương pháp đầu tiên áp dụng cho các chẩn đoán BSE.
Đây là chẩn đoán có độ nhạy tương đương với các kỹ thuật IHC, và vẫn còn là phương pháp
tốt nhất, cùng với hóa miễn dịch mô bào (IHC), cho xác nhận hay phủ nhận một nghi ngờ bệnh
BSE. Trong thập kỷ cuối này, các phương pháp khác đã được phát triển mà ít tốn thời gian và
chi phí. Hầu hết các kỹ thuật này áp dụng một ngưng kết của PrP Sc, sử dụng phosphotungstic
acid (PTA) hay các hóa chất khác (31), và một số kỹ thuật đã sẵn có trong thương mại.
Trong khi phương pháp thấm thấu cầu Tây hiện nay được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới,
độ nhạy phân tích khi áp dụng để phát hiện PrPSc có biến thiên rõ rệt giữa các phương pháp và
các phòng thí nghiệm. Khi các phương pháp trong phòng thí nghiệm (in-house) là phù hợp với
các phương pháp được công bố cho các mục đích xác nhận, thì quan trọng là các phương
pháp này đã được đánh giá là phù hợp cho mục đích và có giá trị trong kết hợp với Phòng thí
nghiệm Tham chiếu của OIE.
o Các phương pháp xét nghiệm nhanh
Các kỹ thuật nhanh thấm thấu cầu Tây tự động (automated rapid Western blot) và các kỹ thuật
ELISA đã được phát triển mà cho phép kiểm tra số lượng lớn các mẫu não, và cũng đã có trong
thương mại. Các kỹ thuật này có thể thực hiện trong vài giờ (xem các đánh giá của EC về các
xét nghiệm nhanh cho phát hiện BSE trên các nhóm mẫu đã biết IHC dương tính và âm tính
[14]).
Trong khi nhiều quốc gia, và các Nhóm không theo thể thức về xét nghiệm BSE của OIE, chấp
thuận của EU về dùng làm chỉ thị cho thi hành xét nghiệm, các quốc gia khác đã thiết lập cho
mình các cơ chế đánh giá, đáng chú ý nhất là Mỹ, Canada và Nhật Bản (14, 26). OIE hiện nay
cũng đã có một quy trình chấp thuận và các giao thức cho các đánh giá này và được đăng trên
trang web của OIE (43), và quy trình chấp thuận của EU đã được thống nhất dùng làm tiêu
chuẩn vàng cho các đánh giá sau này trên lĩnh vực về khả năng chấp nhận của độ nhạy và tính
đặc hiệu.
Độ nhạy của các xét nghiệm nhanh, hòa miễn dịch mô bào và các phương pháp xác nhận khác
hiện vẫn đang được xác định. Hiểu biết về vấn đề này đặc biệt quan trọng trong đánh giá việc
thi hành xét nghiệm nhanh, khi xét nghiệm các con thú mà không thể hiện các dấu hiệu lâm
sàng của BSE. Các đánh giá được hoàn tất ở EU mà giới hạn trong so sánh về kiểm tra một
mẫu não bò đã xác định là nghi ngờ, với các biến đổi mô bệnh học đặc trưng của BSE, và một

mẫu não của bò từ New Zealand mà không phơi nhiễm với BSE và biết là mô bệnh học âm


tính. Các xét nghiệm nhanh cho ra các phương cách về theo dõi ban đầu đối với các con thú ở
giai đoạn vài tháng cuối của giai đoạn nung bệnh, thí dụ trong các giám sát chất liệu thu thập
được sau giết mổ từ bò giết mổ làm thủ tục. Trong các quốc gia thực hiện giám sát để phát hiện
sự xuất hiện mới của BSE và trong các quốc gia khác mà có các phương cách, không phụ
thuộc đối với hệ thống khai báo các trường hợp nghi ngờ, về đánh giá lưu hành của BSE được
coi là cần thiết, những xét nghiệm theo dõi này cho ra một tiếp cận có hiệu quả. Từ khi đặt ra
giám sát chủ động ở Châu Âu từ tháng Giêng 2001, các xét nghiệm này đã chịu trách nhiệm
trong nhận diện phần lớn các con thú bị nhiễm BSE. Ở một số quốc gia muốn đạt được tốc độ
cho ra các kết quả, các xét nghiệm nhanh là thích hợp nhất, nhưng việc xác nhận một chẩn
đoán về BSE thì lý tưởng là hoặc là kiểm tra mô não đã được cố định bằng mô bệnh học
và/hoặc bằng hóa miễn dịch mô bào (IHC) hoặc là áp dụng giao thức thấm thấu cầu Tây phù
hợp. Tuy nhiên, vào năm 2006, OIE đã chấp thuận, qua áp dụng các chương trình giám sát chủ
động, đối với các xét nghiệm nhanh trong thương mại vì đã chứng minh được là rất hiệu quả và
cơ bản, với điều kiện là các xét nghiệm này được thực hiện bởi nhân sự được huấn luyện đầy
đủ. Thật vậy, lúc đó người ta có thể thực hiện tốt hơn tiêu chuẩn về hiểu biết trong so sánh khi
huấn luyện và kinh nghiệm sau này thường thiếu hụt. Dưới các hoàn cảnh này, mà hiện nay có
thể chấp nhận được, mặc dù không là lý tưởng, các xét nghiệm nhanh sẽ được áp dụng trong
kết hợp với cả theo dõi ban đầu trong các chương trình giám sát chủ động hay thụ động và sau
đó là xác nhận. Tuy nhiên, điều cốt yếu là đảm bảo việc chọn lựa xét nghiệm ban đầu và tiếp
theo phải tương thích với nhau, và không thể hiện nguy cơ gây ra các kết quả dương tính sai
do dùng chung các tác nhân thử. Sau đó, một thuật toán về kết hợp các xét nghiệm thích hợp
sẽ được duy trì trên trang web VLA để giúp những người mong muốn sử dụng tiếp cận này
thay cho mô bệnh học và hóa miễn dịch mô bào, hay SAF-thấm thấu miễn dịch để xác nhận
(15). VLA sẽ không thay đổi trang web mà không hỏi ý kiến của OIE. Các kết hợp lý tưởng sẽ
bao gồm một ELISA và thấm thấu cầu Tây, do phương pháp này tạo nên dữ liệu bổ sung có ích
giúp đánh giá đặc tính hình thái của mẫu trong khi không kiểm tra mô đã được cố định.
Trong một số hoàn cảnh, một xét nghiệm nhanh đã được EU và OIE chấp nhận sẽ được áp

dụng cho xác nhận BSE trong bò sau một phản ứng ban đầu là kết quả của xét nghiệm nhanh.
Chấp thuận này tùy thuộc vào việc xem xét các tác nhân thử được sử dụng trong từng xét
nghiệm nhanh để đảm bảo rằng các cặp xét nghiệm được áp dụng là tương thích. Dựa trên cơ
sở dữ liệu đưa ra bởi các nhà sản xuất, một phương pháp hiện nay đã sẵn có và được tóm tắt
như sau 1. Xác nhận phải luôn được thực hiện trong Phòng thí nghiệm Tham chiếu Quốc gia
(National Reference Laboratory – NRL) về TSE. 2. Xét nghiệm thứ nhì phải bao gồm một đối
chứng âm tính và một mẫu BSE bò làm đối chứng dương tính. 3. Xét nghiệm thứ nhì phải là
một xét nghiệm phân biệt (nói cách khác, hai kết quả dương tính xảy ra trong cùng một xét
nghiệm là không đủ cho xác nhận). 4. Nếu áp dụng xét nghiệm thấm thấu cầu Tây làm xét
nghiệm thứ nhất, kết quả này phải được chứng minh và được gởi đến NRL. 5. Một trong hai
phương pháp phải là xét nghiệm thấm thấu cầu Tây. Việc kết hợp hai xét nghiệm nhanh chỉ có
thể được áp dụng để xác nhận cho một trường hợp BSE. Một kết quả âm tính bởi xét nghiệm
thứ nhì là đủ để xác định một trường hợp là âm tính sau khi có kết quả dương tính ban đầu.
Các trường hợp nghi ngờ BSE với các kết quả xét nghiệm nhanh trái ngược thì phải được điều
tra thêm, áp dụng hoặc là SAF-thấm thấu miễn dịch (SAF-immunoblot) (hay xét nghiệm thay
thế khác được chấp thuận) hay IHC để chứng minh về PrP Sc, hoặc nếu các phương pháp này
không sẵn có, thì áp dụng chẩn đoán mô bệnh học. Nếu chẩn đoán mô bệnh học không thể xác
nhận kết quả phản ứng ban đầu, các mẫu sẽ được gởi đến một Phòng thí nghiệm Tham chiếu
của OIE để kiểm tra thêm.
Mặc dù các chương trình đánh giá xét nghiệm được thực hiện ở Châu Âu được hỗ trợ của luật
phát trong giám sát BSE, các kết quả đều có liên quan đến các quốc gia khác. Hậu quả về
dương tính sai hay âm tính sai thường lớn đến mức độ mà việc đưa ra các xét nghiệm mới sẽ
được hỗ trợ bởi đánh giá xuyên suốt quá trình thực hiện xét nghiệm.
Các tuyên bố từ các nhà sản xuất xét nghiệm sẽ luôn kèm theo dữ liệu, lý tưởng là được đánh
giá một cách độc lập. Phải chắc chắn rằng quá trình về đánh đá đầy đủ tất cả các phương pháp


chẩn đoán này đối với BSE đã bị kìm hãm do thiếu một tiêu chuẩn vàng thực sự và do đó cần
phải áp dụng các tiêu chuẩn về so sánh dựa vào các nghiên cứu tương đối nhỏ. Do đó ở đây
có sự cần thiết tiếp tục công bố các nghiên cứu diện rộng của xét nghiệm, và không dữ liệu

được công bố nào từ trước đến nay ngang bằng với các phương pháp về đánh giá xét nghiệm
đối với các bệnh khác.

d) Các xét nghiệm chẩn đoán khác
Việc chứng minh đặc điểm hình thành sợi (fibrils), giống với SAF ở bò (xem Chương 2.7.12
Bệnh ngứa điên – scrapie), bằng soi kính hiển vi nhuộm âm trong các chiết xuất bằng chất tẩy
đối với mô não tươi hay đông lạnh với mô tủy sống (32) đã được áp dụng như là phương pháp
chẩn đoán thêm đối với BSE và đã đặc biệt có ích khi các tiếp tận mô bệnh học đã bị loại trừ do
quá trình phân hủy sau khi chết. Với cải tiến, phương pháp này có thể áp dụng một cách thành
công đối với mô đã được cố định bằng formalin (9). Việc phát hiện các sợi đã cho thấy có liên
quan đến các chẩn đoán mô bệnh học đối với BSE, nhưng không cho ra độ nhạy như của các
phương pháp IHC hay thấm thấu miễn dịch. Khả năng gây nhiễm của BSE có thể thể hiện bằng
cấy vào não/màng bụng hay bằng cho chuột ăn mô não từ bò bị nhiễm bệnh, nhưng xét nghiệm
sinh học là không thể áp dụng được làm thủ tục chẩn đoán do giai đoạn nung bệnh kéo dài.
Chuột biến đổi gen (transgenic mice), như chuột mà thể hiện rõ rệt gen PrP của bò, được sử
dụng cho xét nghiệm sinh học, sẽ giảm được thời gian ủ bệnh BSE, nhưng xét nghiệm này
không thể hiện là các công cụ chẩn đoán.
Tồn tại sự cần thiết về một xét nghiệm đối với BSE mà có thể được áp dụng đối với thú vật
sống và có khả năng nhạy để phát hiện PrP Sc ở các mức độ thấp mà có thể xảy ra sớm trong
quá trình nung bệnh. Như vậy là chưa có các tiếp cận có hiệu quả. EC vẫn còn bận rộn đánh
giá các xét nghiệm ở ngoại môi trường và thiết lập nên các giao thức cho đánh giá các xét
nghiệm này (16). Việc phát hiện một số protein dấu hiệu của thoái hóa thần kinh, bao gồm
apolipoprotein E (Apo E), protein 14-3-3 và các protein S-100 trong dịch não tủy đã không
chứng minh đủ cho các chẩn đoán đối với các trường hợp tiền lâm sàng của BSE. Khả năng
chẩn đoán đối với việc quan sát các chuỗi nhẹ của IgG như là dấu hiệu thay thế cho việc phát
hiện bị nhiễm prion trong nước tiểu của chuột hamster được gây nhiễm (22, 29), đã không
được điều tra đối với các chẩn đoán về BSE.

2. Các xét nghiệm huyết thanh học
Các tác nhân gây nhiễm của bệnh nhiễm prion không dể dàng phát triển được ở ngoại môi

trường và không khiến tạo được đáp ứng miễn dịch rõ rệt trong ký chủ.

C. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VACCIN VÀ CÁC CHẨN ĐOÁN SINH
HỌC
Ở đây không có các chế phẩm sinh học nào hiện hành. Như đã nêu trên, các bộ kit chẩn đoán
đã được cấp phép cho sử dụng trong nhiều quốc gia.

THAM KHẢO
1. ANDERSON R.M., DONNELLY C.A., FERGUSON N.M., WOOLHOUSE M.E.J., WATT C.J., UDY H.J.,
MAWHINNEY S., DUNSTAN S.P., SOUTHWOOD T.R.E., WILESMITH J.W., RYAN J.B.M., HOINVILLE
L.J., HILLERTON J.E., AUSTIN A.R. &WELLS G.A.H. (1996). Transmission dynamics and
epidemiology of BSE in British cattle. Nature, 382, 779–788.
2. BARON T.G.M., BIACABE A-G., BENCSIK A. & LANGEVELD J.P.M. (2006). Transmission of new
bovine prion to mice. Emerging Infect. Dis., 12, 1125–1128.


3. BIACABE A.G., LAPLANCHE J.L., RYDER S. & BARON T. (2004). Distinct molecular phenotypes in
bovine prion diseases. EMBO Reports, 5, 110–114.
4. BRUCE M.E. (1996). Strain typing studies of scrapie and BSE. In: Methods in Molecular
Medicine: Prion Diseases, Baker H. & Ridley R.M., eds. Humana Press, Totowa, New Jersey,
USA, 223–236.
5. BUSCHMANN A., GRETZSCHEL A., BIACABE A.G., CORONA C., HOFFMANN C., EIDEN M., BARON
T., CARAMELLI M., CONRATHS F.J. & GROSCHUP M.H. (2006). Atypical BSE cases in Germany.
Vet. Microbiol., 117, 103–116.
6. BRUCE M.E.,WILL R.G., IRONSIDE J.W., MCCONNELL I., DRUMMOND D., SUTTIE A., MCCARDLE
L., CHREE A., HOPE J., BIRKETT C., COUSENS S., FRASER H. & BOSTOCK C.J. (1997).
Transmissions to mice indicate that ‘new variant’ CJD is caused by the BSE agent. Nature, 389,
498–501.
7. CASALONE C., CARAMELLI M, CRESCIO M.I., SPENCER Y.I. & SIMMONS M.M. (2006). BSE
immunohistochemical patterns in the brainstem: a comparison between UK and Italian cases.

Acta Neuropathol., 111, 444–449.
8. CASALONE C., ZANUSSO G., ACUTIS P., FERRARI S., CAPUCCI L., TAGLIAVINI F., MONACO S. &
CARAMELLI M. (2004). Identification of a second bovine amyloidotic spongiform encephalopathy:
Molecular similarities with sporadic Cruetzfeldt-Jacob disease. Proc. Natl Acad. Sci. U.S.A.,
101, 3065–3670.
9. CHAPLIN M.J, ALDRICH A.D & STACK M.J (1998). Scrapie associated fibril detection from
formaldehyde fixed brain tissue in natural cases of ovine scrapie. Res. Vet. Sci., 64, 41–44.
10. COLLINGE J., SIDLE K.C.L., MEADS J., IRONSIDE J. & HILL A.F. (1996). Molecular analysis of
prion strain variation and the aetiology of ‘new variant’ CJD. Nature, 383, 685–690.
11. DEBEER S.O.S., BARON T.G.M. & BENCSIK A.A. (2001). Immunohistochemistry of PrPsc
within bovine spongiform encephalopathy brain samples with graded autolysis. J. Histochem.
Cytochem., 49, 1519–1524.
12. DEBEER S.O.S., BARON T.G.M. & BENCSIK A.A. (2002). Transmissible spongiform
encephalopathy diagnosis using PrP immunohistochemistry on fixed but previously frozen brain
samples. J. Histochem. Cytochem., 50, 611–616.
13. EUROPEAN COMMISSION (EC). Outcomes of discussions of the Scientific Steering Committee
(1998–2003). />14. EUROPEAN COMMISSION (EC). TSE Community Reference Laboratory – Test Evaluation and
approval. />15. EUROPEAN COMMISSION (EC). TSE Community Reference Laboratory – Web Resources.
/>16. EUROPEAN FOOD SAFETY AUTHORITY (EFSA). Opinions of the Scientific Panel on Biological
Hazards. />17. GAVIER-WIDEN D., STACK M.J., BARON T., BALACHANDRAN A. & SIMMONS M. (2005).
Diagnosis of transmissible spongiform encephalopathies in animals: a review. J. Vet. Diagn.
Invest., 17, 509–527.


18. GAVIER-WIDEN D., WELLS G.A.H., SIMMONS M.M., WILESMITH J.W. & RYAN J.B.M. (2001).
Histological observations on the brains of symptomless 7-year-old cattle. J. Comp. Path., 124,
52–59.
19. HAYASHI H., TAKATA M., IWAMARU Y., USHIKI Y., KIMURA K.M., TAGAWA Y., SHINAGAWA M. &
YOKOYAMA T. (2004). Effect of tissue deterioration on postmortem BSE diagnosis by
immunobiochemical detection of an abnormal isoform of prion protein. J. Vet. Med. Sci., 66,

515–520.
20. HEJAZI R. & DANYLUK A.J. (2005). Brainstem removal using compressed air for subsequent
bovine spongiform encephalopathy testing. Can. Vet. J., 46, 436–437.
21. JACOB J.G, LANGEVELD J.P.M., BIACABE A.-G., ACUTIS P.-L., POLAK M.P., GAVIER-WIDEN D.,
BUSCHMANN A., CARAMELLI M., CASALONE C., MAZZA M., GROSCHUP M., ERKENS J.H.F., DAVIDSE
A., VAN ZIJDERVELD F.G. & BARON T. (2007). Molecular discrimination of atypical Bovine
Spongiform Encephalopathy strains in a geographical region spanning a wide area in Europe. J.
Clin. Microbiol., 45, 1821–1829.
22. KARIV-INBAL Z., BEN-HUR T., GRIGORIADIS N.C., ENGELSTEIN R. & GABIZON R. (2006). Urine
from scrapieinfected hamsters comprises low levels of prion infectivity. Neurodegener. Dis., 3,
123–128.
23. KIRKWOOD J.K. & CUNNINGHAM A.A. (2006). Portrait of Prion Dieseases in Zoo Animals. In:
Prions in Humans and Animals. Hörnlimann B., Riesner D. & Kretzschmar H. eds. De Gruyter,
Berlin, Chapter 20, 250–256.
24. KONOLD T., BONE G., RYDER S., HAWKINS S.A., COURTIN F., BERTHELIN-BAKER C. (2004).
Clinical findings in 78 suspected cases of bovine spongiform encephalopathy in Great Britain.
Vet. Rec., 155, 659–666.
25. MONLEON E., MONZON M., HORTELLS P., VARGAS A., BADIOLA J.J. (2003). Detection of PrPsc
in samples presenting a very advanced degree of autolysis (BSE liquid state) by
immunocytochemistry. J. Histochem. Cytochem., 51, 15–18.
26. National Veterinary Assay Laboratory. Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries. Outline
of Regulation System of Veterinary Drugs in Japan. />27. PRINCE M.J., BAILEY J.A., BARROWMAN P.R., BISHOP K.J., CAMPBELL G.R. & WOOD J.M.
(2003). Bovine spongiform encephalopathy. Rev. sci. tech. Off. int. Epiz., 22, 37–60 (English);
61–82 (French); 83–102 (Spanish).
28. SCHALLER O., FATZER R., STACK M., CLARK J., COOLEY W., BIFFIGER K., EGLI S., DOHERR M.,
VANDEVELDE M., HEIM D., OESCH B. & MOSER M. (1999). Validation of a Western immunoblotting
procedure for bovine PrPSc detection and its use as a rapid surveillance method for the
diagnosis of bovine spongiform encepahlopathy (BSE). Acta Neuropathol. (Berl.), 98, 437–443.
29. SERBAN A., LEGNAME G., HANSEN K., KOVALEVA N. & PRUSINER S.B. (2004).
Immunoglobulins in urine of hamsters with scrapie. J. Biol. Chem., 279, 48817–48820.

30. SIMMONS M.M., HARRIS P., JEFFREY M., MEEK S.C., BLAMIRE I.W.H. & WELLS G.A.H. (1996).
BSE in Great Britain: consistency of the neurohistopathological findings in two random annual
samples of clinically suspect cases. Vet. Rec., 138, 175–177.


31. STACK M.J. (2004) Western immunoblotting techniques for the study of transmissible
spongiform encephalopathies. In: Methods and Tools in Biosciences and Medicine – Techniques
in Prion Research, Lehmann S. & Grassi J., eds. Birkhäuser Verlag, Berlin, Germany, 97–116.
32. STACK M.J., KEYES P. & SCOTT A.C. (1996). The diagnosis of bovine spongiform
encephalopathy and scrapie by the detection of fibrils and the abnormal protein isoform. In:
Methods in Molecular Medicine: Prion Diseases, Baker H. & Ridley R.M., eds. Humana Press,
Totowa, New Jersey, USA, 85–103.
33. TAYLOR D.M. (2000). Inactivation of transmissible degenerative encephalopathy agents: A
review. Vet. J., 159, 10–17.
34. WELLS G.A.H., HANCOCK R.D., COOLEY W.A., RICHARDS M.S., HIGGINS R.J. & DAVID G.P.
(1989). Bovine spongiform encephalopathy: diagnostic significance of vacuolar changes in
selected nuclei of the medulla oblongata. Vet. Rec., 125, 521–524.
35. WELLS G.A.H. & HAWKINS S.A.C. (2004). Animal models of transmissible spongiform
encephalopathies: experimental infection, observation and tissue collection. In: Techniques in
Prion Research. Lehmann S. & Grassi J., eds. Birkhäuser Verlag, Switzerland, 37–71.
36. WELLS G.A.H. & WILESMITH J.W. (1995). The neuropathology and epidemiology of bovine
spongiform encephalopathy. Brain Pathol., 5, 91–103.
37. WELLS, G.A.H. & WILESMITH, J.W. (2004). Bovine spongiform encephalopathy and related
diseases. In: Prion Biology and Diseases, Second Edition. Prusiner S., ed. Cold Spring Harbor
Laboratory Press, New York, USA, 595–628.
38. WILESMITH J.W., HOINVILLE L.J., RYAN J.B.M. & SAYERS A.R. (1992). Bovine spongiform
encephalopathy: aspects of the clinical picture and analyses of possible changes 1986–1990.
Vet. Rec., 130, 197–201.
39. WILESMITH J.W., WELLS G.A.H., CRANWELL M.P. & RYAN J.B.M. (1988). Bovine spongiform
encephalopathy: epidemiological studies. Vet. Rec., 123, 638–644.

40. WILL R.G., IRONSIDE J.W., ZEIDLER M., COUSENS S.N., ESTIBEIRO K., ALPEROVITCH A., POSER
S., POCCHIARI M., HOFMAN A. & SMITH P.G. (1996). A new variant of Creutzfeldt-Jakob disease
in the UK. Lancet, 347, 921–925.
41. WORLD ORGANIZATION FOR ANIMAL HEALTH (OIE). World animal health situation – Bovine
spongiform encephalopathy. />42. WORLD ORGANIZATION FOR ANIMAL HEALTH (OIE). OIE Expertise – Reference Laboratories.
/>43. WORLD ORGANIZATION FOR ANIMAL HEALTH (OIE). OIE: Validation and certification of
Diagnostic Assays. />44. YAMAKAWA Y., HAGIWARA K., NOHTOMI K., NAKAMURA Y., NISHIJIMA M., HIGUCHI Y., SATO Y.,
SATA T. & EXPERT COMMITTEE FOR BSE DIAGNOSIS (2003). Atypical proteinase K-resistant prion
protein (PrPres) observed in an apparently healthy 23-month-old Holstein steer. Jpn. J. Infect.
Dis., 56, 221–222.


NB: There are OIE Reference Laboratories for Bovine spongiform encephalopathy (see Table in
Part 3 of this Terrestrial Manual or consult the OIE Web site for the most up-to-date list:
www.oie.int).



×