Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chuyển biến kinh tế xã hội huyện minh hóa (quảng bình) từ 1996 đến 2015 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 14 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

CAO THỊ KIỀU OANH

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN MINH HÓA (QUẢNG BÌNH)
TỪ 1996 ĐẾN 2015
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

CAO THỊ KIỀU OANH

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN MINH HÓA (QUẢNG BÌNH)
TỪ 1996 ĐẾN 2015
Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN HỒ

Thừa Thiên Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả

Cao Thị Kiều Oanh

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Với những tình câm chân thành và lòng biết ơn såu sắc, tôi xin trân trọng câm ơn:
Thæy giáo, Tiến sĩ Phäm Văn Hồ đã tận tình giúp đỡ và chỉ bâo tôi trong quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Khoa Lịch sử, Phòng Đào täo sau Đäi học Trường Đäi học Sư phäm Huế, Phòng
Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy Quâng Bình, Phòng Lưu Trữ - Chi cục Văn thư Lưu
Trữ tỉnh, bâo tàng Tổng hợp tỉnh, phòng Lưu trữ Huyện ủy Minh Hóa, Chi cục thống kê
huyện và Ủy ban Nhån dån các xã trên địa bàn huyện đã quan tåm, täo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, tìm kiếm tài liệu và thực hiện luận văn.

Qúy thæyDemo
cô giáo, Version
gia đình, bän- Select.Pdf
bè đã động viên, SDK
täo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tuy đã cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng khâ năng còn hän chế nên không thể tránh
khôi những thiếu sót. Tôi rçt mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ quý báu của quý thæy cô giáo và
các bän.
Huế, tháng 9 năm 2017
Tác giâ
Cao Thị Kiều Oanh

iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ........................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 8
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 10

7. Ý nghĩa của luận văn ......................................................................................... 10
8. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 10

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chƣơng 1: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 ............................................................................ 11
1.1. MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ
HỘI HUYỆN MINH HÓA VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN MINH HÓA TRƢỚC NĂM 1996 ...................................................... 11
1.1.1. Một số nhân tố tác động ....................................................................... 11
1.1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa trƣớc năm 1996 ............ 17
1.2. KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA GIAI ĐOẠN 1996-2005 ...... 19
1.2.1. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng và của Đảng bộ tỉnh Quảng bình về
phát triển kinh tế - xã hội ............................................................................... 19
1.2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của Huyện ủy Minh Hóa 21
1.3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN MINH HÓA
(1996-2005) ....................................................................................................... 24
1.3.1. Chuyển biến về kinh tế......................................................................... 24

1


1.3.2. Chuyển biến về xã hội .......................................................................... 29
Chƣơng 2: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 ................................................................................... 37
2.1. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ ĐẢNG BỘ QUẢNG BÌNH ................ 37
2.1.1. Chủ trƣơng mới của Trung ƣơng Đảng................................................ 37
2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình .......................................... 40
2.2. QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA ...................................................................... 41
2.3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN MINH HÓA
(2006-2015) ....................................................................................................... 49
2.3.1. Chuyển biến về kinh tế......................................................................... 49
2.3.2. Chuyển biến về xã hội .......................................................................... 54
Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .... 63
3.1. NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................. 63
3.1.1. Ƣu điểm nổi bật.................................................................................... 63
3.1.2. Một số hạn chế lớn .............................................................................. 69

Version
- Select.Pdf
SDK
3.2. BÀIDemo
HỌC KINH
NGHIỆM
........................................................................
70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77

2


DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa


CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

Nxb

: Nhà xuất bản

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

Demo Version - Select.Pdf SDK


3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị và cơ cấu sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động theo giá
cố định năm 1994.........................................................................................28
Bảng 1.2. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên qua các thời kỳ. ............................30
Bảng 1.3. Hoạt động khám và điều trị trên địa bàn huyện. ...........................................33
Bảng 1.4. Số lƣợng và cơ cấu cán bộ ngành y tê qua các năm. ....................................33
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm qua các thời kỳ ...............50
Bảng 2.2. Bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành
phân theo ngành kinh tế. ..............................................................................50
Bảng 2.3. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên qua các thời kỳ. ............................54
Bảng 2.4. Số liệu của ngành giáo dục qua các thời kỳ..................................................58
Bảng 2.5. Số lớp học qua các thời kỳ............................................................................58
Bảng 2.6. Số liệu Y tế qua các thời kỳ ..........................................................................59
Bảng 2.7. Số lƣợng và cơ cấu cán bộ ngành y tế qua các năm. ....................................59
BIỂU ĐỒ Demo Version - Select.Pdf SDK
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp huyện Minh Hóa bình quân 3 năm
2013-2015 ................................................................................................52

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc vĩ đại của dân tộc ta kết thúc thắng lợi
với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào mùa xuân năm 1975, đã chấm dứt vĩnh viễn
ách thống trị của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai trong hơn 20 năm. Non sông Việt

Nam thu về một mối, đất nƣớc bƣớc vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, hòa bình,
thống nhất, cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Trong chặng đƣờng đầu tiên
của thời kì quá độ đi lên CNXH, nhân dân ta đã gặt hái đƣợc nhiều thành tựu. Song
cho đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế của đất nƣớc vẫn nghèo nàn,
lạc hậu, tăng trƣởng chậm, lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội (KT - XH)
trầm trọng. Để đƣa đất nƣớc thoát khỏi khủng hoảng, Đại hội VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam (12-1986) đã chủ trƣơng tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện; trong đó
đổi mới tƣ duy về phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội là một nội dung
rất quan trọng. Chủ trƣơng đổi mới về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội tiếp tục
đƣợc các Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006), XI (2011), XII (2016)

Demo Version - Select.Pdf SDK

bổ sung, phát triển.

Vận dụng đƣờng lối về phát triển KT - XH trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt giai
đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) vào điều kiện cụ thể
của địa phƣơng, đƣợc sự quan tâm Trung ƣơng Đảng, đầu tƣ của Chính phủ, của tỉnh
Quảng Bình và sự nỗ lực của địa phƣơng, KT - XH của huyện Minh Hoá đã có nhiều
chuyển biến quan trọng. Kinh tế có sự tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hƣớng tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đƣợc tăng cƣờng; văn hoáxã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện; quốc phòng an ninh đƣợc giữ vững; hệ thống chính trị đƣợc củng cố kiện toàn; dân chủ xã hội
đƣợc phát huy, niềm tin của nhân dân đặc biệt là đồng bào các dân tộc vùng cao đối
với Đảng, Nhà nƣớc đƣợc nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Minh Hoá vẫn còn nhiều khó khăn, yếu
kém. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, tốc độ tăng trƣởng kinh tế vẫn còn chậm

5


và chƣa vững chắc, chất lƣợng thấp, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của huyện.
Kết cấu hạ tầng tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, nhƣng chƣa đồng bộ;
việc quản lý, khai thác, sử dụng các công trình đƣợc đầu tƣ hiệu quả còn thấp. Khu
Kinh tế cửa khẩu Cha Lo chƣa đƣợc phát huy nhiều. Công tác quy hoạch xây dựng;
quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng; đầu tƣ kết
cấu hạ tầng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Các hoạt động khoa học, công nghệ, văn
hoá - thông tin, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, y tế còn yếu; an ninh chính trị,
trât tự an toàn xã hội ổn định, nhƣng vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.
Phục dựng lại bức tranh KT - XH trên địa bàn huyện Minh Hóa giai đoạn
1996-2015, trên cơ sở đó, đánh giá ƣu, khuyết điểm, nguyên nhân của ƣu khuyết
điểm, phân tích nguyên nhân của những thành tựu, rút ra những kinh nghiệm để
phát triển KT - XH huyện Minh Hóa tốt hơn trong các giai đoạn tiếp theo là việc
làm thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh
Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đến 2015” làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành
Lịch sử ViệtDemo
Nam. Version - Select.Pdf SDK
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội nói chung
Thực hiện công cuộc đổi mới nói chung, đổi mới KT - XH nói riêng đã ngày
càng xuất hiện nhiều vấn đề mới cần phải có những đánh giá, lời giải thấu đáo.
Vậy nên, đây là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cơ
quan, tổ chức và các nhà khoa học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát
triển KT - XH, trong đó có những công trình tiêu biểu nhƣ:
Phan Đại Doãn (1992), Làng Việt Nam - một số vấn đề kinh tế xã hội, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội. Công trình này đã phân tích về tình hình sở hữu ruộng
đất, bản chất của nền kinh tế tiểu nông và sự cố kết của quan hệ làng xã ảnh hƣởng
tới sự phát triển kinh tế xã hội của nông thôn trong công cuộc đổi mới. Từ đó tác giả
đƣa ra những kết luận và một số giải pháp cụ thể cho vấn đề trên.


6


Hà Vinh (1997), Nông nghiệp Việt Nam trong bước chuyển sang kinh tế thị
trường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày tình hình nông
nghiệp Việt Nam cũng nhƣ con đƣờng phát triển của nông nghiệp trong quá trình
chuyển sang kinh tế thị trƣờng.
Trần Bá Đệ (2000), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội. Cuốn sách đã dành trọn một chƣơng để trình bày tình hình kinh tế xã hội
Việt Nam trong thời kỳ cả nƣớc đi lên xã hội chủ nghĩa và đổi mới.
Lê Văn Anh, Đặng Văn Chƣơng, Đinh Thị Dung, Nguyễn Văn Hoa, Đinh Thị
Lan, Đặng Văn Hồ, Trần Vĩnh Tƣờng (2005), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam,
lịch sử thế giới và phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Giáo dục Hà Nội. Công trình
này đã dành trọn một mục lớn để nói về hoàn cảnh, nội dung đổi mới, những thành
tựu và bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới ở nƣớc ta.
Nguyễn Trọng Phúc (2007), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam, một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục Chính trị Quốc gia, Hà Nội; và bài viết Quá trình
hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong tác
phẩm, Một số chuyên đề lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (2007), tập III, Nxb Giáo

Version
Select.Pdf
SDK
dục Chính trịDemo
Quốc gia,
Hà Nội.- Tác
giả đã phân
tích cơ sở hoạch định đƣờng lối đổi
mới của Đảng, sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa và quá trình đổi mới tƣ duy kinh tế của Đảng qua các kỳ đại hội.

- Các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
Tiến trình phát triển KT - XH của Quảng Bình trong thời kỳ đổi mới đã đƣợc
đề cập đến ở các bộ sách nhƣ Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình, tập III (1975-2000) và
các bộ lịch sử Đảng bộ các địa phƣơng, Lịch sử các ngành và tổ chức KT - XH
trong tỉnh nhƣ Lịch sử ngành công nghiệp - thủ công nghiệp tỉnh Quảng Bình 19592000 của Sở công nghiệp Quảng Bình, Lịch sử Đảng bộ huyện Minh Hóa, tập II
(1975-2005). Ngoài ra, còn có các công trình viết về từng lĩnh vực kinh tế nhƣ: Nội
dung mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong đổi mới cơ chế kinh tế ở tỉnh Quảng
Bình của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình, Quảng Bình 15 năm
xây dựng và phát triển (1990-2004), Quảng Bình thời kỳ 1990-2000 xây dựng và

7


phát triển của cục Thống kê Quảng Bình, Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình 2001-2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Gần đây, đã có một số luận văn thạc sĩ khai thác về vấn đề kinh tế - xã hội các
huyện của tỉnh Quảng Bình cũng nhƣ các lĩnh vực khác của các địa phƣơng khác,
tiêu biểu nhƣ đề tài: Nông nghiệp Quảng Bình trong quá trình đổi mới của tác giả
Vũ Thị Thúy Vân (2007), Kinh tế huyện Bố Trạch thời kì đổi mới (1986-2006) của
Nguyễn Minh Phƣơng (2008), Hoạt động dân vận ở Quảng Bình giai đoạn 19892005 của tác giả Cái Thị Thùy Giang (2010).
Các công trình trên đã đề cập những vấn đề chung về kinh tế xã hội của đất
nƣớc, đề cấp đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình và một số huyện trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình, … nhƣng nghiên cứu đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội
ở huyện Minh Hóa giai đoạn 1996-2015 thì cho đến nay vẫn chƣa có công trình
nào. Tuy vậy, những công trình trên là những tài liệu tham khảo quan trọng để tôi
tham khảo triển khai thực hiện đề tài luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Demo

Version
Select.Pdf
SDK
Mục đích
nghiên
cứu của-luận
văn là trên
cơ sở phục dựng lại tình hình KT XH của huyện Minh Hóa trong giai đoạn 1996-2015; rút ra một số kinh nghiệm để
phát triển KT - XH ở huyện Minh Hóa trong các giai đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, phân tích các nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội và tình
hình KT - XH huyện Minh Hóa trƣớc năm 1996.
Hai là, tái họa bức tranh KT - XH huyện Minh Hóa thời kỳ 1996-2015, làm rõ
những thành tựu, chỉ ra hạn chế, bất cập về phát triển kinh tế - xã hội Minh Hóa.
Ba là, đánh giá ƣu, khuyết điểm, nguyên nhân của ƣu khuyết điểm, từ đó rút ra
kinh nghiệm để góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Minh Hóa trong thời gian
tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội.

8


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu: từ 1996 đến 2015
- Về không gian nghiên cứu: Tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Về nội dung nghiên cứu: Kinh tế - xã hội là nội dung rất rộng, trong giới hạn
của đề tài luận văn chỉ đề cập một số nội dung trọng tâm của KT - XH huyện Minh
Hóa:

+ Về kinh tế: Làm rõ chuyển biến về nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp.
+ Về xã hội: Làm rõ chuyển biến dân số, lao động việc làm, đời sống nhân
dân, giáo dục và y tế, văn hóa.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Luận văn đã sử dụng một số nguồn tƣ liệu sau đây:
Một là, các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc trong thời kỳ đổi mới, các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản luật của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Đại hội Đảng bộ

Version
- Select.Pdf
huyện Minh Demo
Hóa; các
nghị quyết,
chỉ thị của SDK
Tỉnh ủy, Huyện ủy. Các báo cáo của
Ủy ban nhân dân huyện Minh Hóa về tình hình kinh tế - xã hội; Các báo cáo của các
phòng, ban Tỉnh ủy, Huyện ủy, của Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện,
các ngành liên quan về kinh tế xã hội, nguồn tài liệu của Cục Thống kê tỉnh Quảng
Bình và Phòng Thống kê huyện Minh Hóa.
Ba là, các sách chuyên khảo, các bài viết nghiên cứu về tình hình đổi mới liên
quan đến những vấn đề kinh tế - xã hội đăng trên các tạp chí trung ƣơng và địa phƣơng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phƣơng pháp chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng
pháp lôgíc. Ngoài ra, còn sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận khoa học khác nhƣ xử
lý số liệu, điền dã, phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, nhằm lựa chọn, sử dụng
những tƣ liệu phù hợp, làm cơ sở cho việc sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng
pháp lôgíc để phục dựng, đánh giá và tổng kết quá trình phát triển kinh tế xã hội

huyện Minh Hóa giai đoạn 1996-2015.

9


6. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở phân tích nhân tố tác động; luận văn làm sáng rõ tính đặc thù, sự
khó khăn phức tạp của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở Minh Hóa.
- Luận văn góp phần hệ thống hóa quan điểm, chủ trƣơng, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng nói chung, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở
huyện Minh Hóa nói riêng từ 1996-2015.
- Làm rõ chuyển biến kinh tế - xã hội ở Minh Hóa, đánh giá một cách khách
quan những thành tựu, hạn chế; rút ra một số nhận xét về ƣu, khuyết điểm; và
nguyên nhân ƣu, khuyết điểm; những kinh nghiệm chủ yếu về triển kinh tế - xã hội
ở Minh Hóa từ năm 1996 đến năm 2015.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc
tiếp tục đổi mới chính sách phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện phát triển
kinh tế - xã hội ở Minh Hóa.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
chính sách, các
cấp lãnh
đạo, các
ngành của tỉnh

Quảng Bình và huyện Minh Hóa
trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Ở một mức độ nhất định, kết quả đạt đƣợc trong
luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề
có liên quan đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục các
bảng biểu, danh mục chữ cái viết tắt, phụ lục, phần nội dung của luận văn đƣợc chia
thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa từ năm 1996 đến
năm 2005
Chƣơng 2: Chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa từ năm 2005 đến
năm 2015
Chƣơng 3: Một số nhận xét chung và bài học kinh nghiệm

10



×