Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường hồ chí minh đoạn qua huyện đakrông, tỉnh quảng trị (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
DỌC ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA
HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TƢỞNG

Thừa Thiên Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quyên


Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy giáo TS. Nguyễn Tưởng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá
trình hoàn thành đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Địa lý, Trường
Đại học Sư phạm Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những
năm tôi học tập.
Xin chân thành cám ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Quảng Trị, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng
Điền, Uỷ ban nhân dân huyện Đakrông đã cung cấp tài liệu cần thiết
cho tôi thực hiện đề tài luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót về nội dung và hình thức. Tôi rất mong nhận được
những
ý kiến
đóng góp
của quý Thầy,SDK
Cô và các anh chị học viên để đề
Demo
Version
- Select.Pdf
tài luận văn hoàn thiện hơn.
Cuối cùng xin kính chúc quý Thầy, Cô và các anh chị học viên
sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên
Nguyễn Thị Quyên

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. 1
DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... 4
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... 5
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ 6
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 8
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 8
4. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 8
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 13
7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 13

Demo Version - Select.Pdf SDK

NỘI DUNG ......................................................................................................... 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI .. 14
1.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch sinh thái ................................................ 14
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái ............................................................ 14

1.1.2. Đặc điểm của du lịch sinh thái ............................................................ 16
1.1.3. Các sản phẩm của du lịch sinh thái ..................................................... 17
1.1.4. Nguyên tắc của du lịch sinh thái ......................................................... 18
1.1.5. Yêu cầu của du lịch sinh thái .............................................................. 19
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch sinh thái .................... 22
1.2.1. Nhận thức của xã hội .......................................................................... 22
1.2.2. Tài nguyên du lịch .............................................................................. 23
1.2.3. Dân cư và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái ........................... 24
1.2.4. Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách ........................................ 25
1.2.5. Hoạt động xúc tiến quảng bá .............................................................. 26

1


1.2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ............................................................ 27
1.3. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái ........................................................ 28
1.3.1. Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững .... 28
1.3.2. Góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân
địa phương ................................................................................................... 29
1.3.3. Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn theo hướng tiến bộ ....................................................................... 30
1.3.4. Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ...................... 30
1.4. Mối quan hệ của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác ................. 31
1.4.1. Du lịch sinh thái với du lịch văn hóa .................................................. 31
1.4.2. Du lịch sinh thái với du lịch lịch sử .................................................... 31
1.4.3. Du lịch sinh thái với du lịch mạo hiểm............................................... 31
1.4.4. Du lịch sinh thái với du lịch bền vững................................................ 32
1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ....................................................... 32
1.5.1. Du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới ................................ 32
1.5.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... 35

CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Demo Version - Select.Pdf SDK

SINH THÁI DỌC ĐƢỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA

HUYỆN

ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ..................................................................... 38
2.1. Khái quát huyện Đakrông ............................................................................. 38
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ .............................................................. 38
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................... 39
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 43
2.2. Tiềm năng DLST dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông......... 47
2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên ................................................. 47
2.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn ................................................ 54
2.2.3. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí
Minh đoạn qua huyện Đakrông .................................................................... 66
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua
huyện Đakrông ..................................................................................................... 73
2.3.1. Số lượng khách du lịch và doanh thu ................................................. 73

2


2.3.2. Nguồn lao động phục vụ du lịch ......................................................... 74
2.3.3. Cơ sở lưu trú và ăn uống..................................................................... 75
2.3.4. Các khu, điểm, tuyến du lịch .............................................................. 75
2.3.5. Công tác tổ chức và quản lý hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch .... 77
2.3.6. Công tác qui hoạch đầu tư, phát triển du lịch ..................................... 71

2.3.7. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở dọc đường
Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông ........................................................ 78
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI DỌC ĐƢỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA HUYỆN
ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025........................................ 79
3.1. Cơ sở để xây dựng định hướng ..................................................................... 79
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch sinh thái ............................ 79
3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đakrông đến năm 2020......... 81
3.1.3. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái huyện Đakrông ...................... 82
3.1.4. Căn cứ vào hiện trạng và tiềm năng phát triển các loại hình du lịch khác........ 82
3.2. Đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh............... 83
3.2.1. Định hướng về bảo vệ, tôn tạo môi trường sinh thái cảnh quan......... 83

Demo Version - Select.Pdf SDK

3.2.2. Định hướng về đầu tư các điểm du lịch sinh thái ............................... 84
3.2.3. Định hướng về xây dựng sản phẩm du lịch ........................................ 84
3.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh.................... 89
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ................................................ 89
3.3.2. Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển .................................................. 90
3.3.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực .................................................... 91
3.3.4. Nhóm giải pháp về môi trường ........................................................... 91
3.3.5.. Nhóm giải pháp về cộng đồng ........................................................... 92
3.3.6. Nhóm giải pháp về vốn ....................................................................... 93
3.3.7. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch ......... 93
3.3.8. Nhóm giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm du lịch ............................. 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 97
PHỤ LỤC


3


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

KTXH

Kinh tế - xã hội

DLST

Du lịch sinh thái

VQG

Vườn quốc gia

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết huyện Đakrông ......................................... 41
Bảng 2.2. Cơ cấu dân số qua các năm.................................................................. 43
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính dọc đường

Hồ Chí Minh năm 2016........................................................................................ 44
Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ ............................................................ 45
Bảng 2.5. Tiêu chí và hệ số đánh giá các điểm DLST dọc đường Hồ Chí Minh
đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị............................................................ 66
Bảng 2.6. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá về tiềm năng của các điểm DLST dọc
đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị .......................... 67
Bảng 2.7. Điểm đánh giá tổng hợp cao nhất và thấp nhất ................................... 71
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá các điểm du lịch sinh thái ở dọc đường Hồ Chí Minh
đoạn qua huyện Đakrông ..................................................................................... 72
Bảng 2.9. Số lượt khách du lịch đến Đakrông giai đoạn 2011 - 2015 ................. 73

Demo Version - Select.Pdf SDK

5


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị ............................ 38
Hình 2.3. Biểu đồ số lượt khách du lịch huyện Đakrông giai đoạn 2011 - 2015 ....... 73
Hình 2.2. Bản đồ các điểm tài nguyên du lịch sinh thái huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị ............................................................................................................. 76
Hình 3.1. Định hướng một số tuyến du lịch sinh thái ở huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị ............................................................................................................. 88

Demo Version - Select.Pdf SDK

6



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng về các mặt kinh tế - văn hóa
- xã hội, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng và trở thành nhu cầu cơ
bản không thể thiếu được trong đời sống. Hoạt động du lịch đang trở thành “con
gà đẻ trứng vàng” cho nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, ngành du lịch
tuy còn non trẻ nhưng đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng,
đóng góp những thành tựu đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội (KTXH) đến năm 2020, ngành du lịch được xác định là ngành
kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là phải
hoạt động có hiệu quả, hòa nhập với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì du lịch sinh thái
(DLST) đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu và trở thành mối quan tâm
lớn của nhiều quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch. Trong thời đại hiện
nay, khi nền công nghiệp bùng nổ kéo theo môi trường bị ô nhiễm nặng nề thì
DLST có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người. Phát triển DLST giúp con

Demo
Version
Select.Pdf
SDKsơ, môi trường trong lành, tìm
người có điều
kiện tiếp
cận với- thiên
nhiên hoang
hiểu nền văn hóa bản địa đặc sắc, thỏa mãn nhu cầu khám phá và hồi phục sức
khỏe cho con người. DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào
thiên nhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng và
đây là loại hình du lịch có nhiều đóng góp thiết thực cho việc phát triển bền
vững, bảo vệ tự nhiên và mang lại lợi ích kinh tế. Chính vì vậy DLST đã trở

thành mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới về du lịch bởi tính ưu
việt của nó.
Đakrông nằm phía tây tỉnh Quảng trị, trên trục hành lang kinh tế Đông Tây,
có cửa khẩu quốc gia La Lay thông thương với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào. Đặc biệt Đakrông có 30 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được Bộ, Tỉnh
xếp hạng, có trên 10 hang động lớn nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
du lịch diễn ra quanh năm. Huyện Đakrông có hệ thống cảnh quan thiên nhiên
đặc sắc, núi, rừng, sông, suối, đỉnh đèo, vách đá mà tạo hóa ban tặng hấp dẫn thu

7


hút được sự chú ý của nhiều người. Với những tiềm năng sẵn có của huyện, việc
chú trọng đầu tư phát triển du lịch đặc biệt là DLST dọc đường Hồ Chí Minh
không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế của huyện mà còn
phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Do vậy tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu
phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông,
tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng khai thác để đề xuất định
hướng và các giải pháp phát triển DLST dọc đường Hồ Chí Minh nhằm góp phần
thúc đẩy phát triển KTXH huyện Đakông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ nghiên cứu phát triển DLST
dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
- Điều tra, phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển DLST dọc
đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Demo

Select.Pdf
SDK
- Xây dựng
địnhVersion
hướng và- đề
xuất giải pháp
phát triển DLST dọc đường Hồ
Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung: Tiềm năng, hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển
DLST dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
- Lãnh thổ: Hành lang đường Hồ Chí Minh, huyện Đakrông, tỉnh Quảng
Trị. Bao gồm phạm vi lãnh thổ các xã nằm trên đường Hồ Chí Minh
- Thời gian: Nghiên cứu hiện trạng phát triển đến năm 2017 và định hướng
phát triển đến năm 2025.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
4.1. Trên thế giới
Trong vài thập kỷ trở lại đây, du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế
quan trọng và phát triển rộng khắp trên thế giới. Cùng với sự phát triển nhanh
chóng đó thì sự xuất hiện ngày càng nhiều những tác động tiêu cực của hoạt động

8


du lịch đối với môi trường tự nhiên, KTXH của lãnh thổ đón khách là một tất yếu.
Vì vậy các nhà nghiên cứu du lịch đã quan tâm nhiều hơn đến việc đánh giá các
tác động này. Những người tiên phong trong lĩnh vực này phải kể đến là Budowski
(Tourism and Environmental Conservation - Du lịch và bảo tồn môi trường),
Mathieson & Wall (Tourism: Physical Environmental, Economic and Social
Impacts, Longman, London,1982 - Du lịch: Vật lý môi trường, kinh tế và tác động

xã hội, Longman, London, 1982); Buckley & Pannell), Shaw and William (Critical
Issues in Tourism, Blackwell, Oxford, 1994 - Các vấn đề quan trọng trong Du
lịch, Blackwell, Oxford, 1994)... Các tác giả này cùng với các nghiên cứu của mình
đều thống nhất là cần có một loại hình du lịch nhạy cảm và có trách nhiệm với môi
trường đó là DLST.
Khái niệm DLST bắt đầu được đề cập từ những năm đầu của thập kỷ 80 của
thế kỷ XX. Những nhà nghiên cứu đầu tiên và điển hình của lĩnh vực này phải kể
đến Boo (Ecotourism: The potential and Pitfalls - DLST: Tác động, tiếm năng và
tính khả thi), Ceballos - Lascurain (Tourism, Ecotourism and Protected Areas,
IUCN, Gland, Switzerland, 1996 - Du lịch, du lịch sinh thái và khu bảo tồn,

Demo
SDK
IUCN, Gland,
Thụy Version
Sĩ, 1996)...- Select.Pdf
Cùng hàng loạt
các nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về DLST của các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này như: Cater,
Dowling , Lingberg and Hawkins.
Cũng có nhiều tổ chức như: IUWTO (tổ chức du lịch thế giới), WW (quỹ
quốc tế bảo vệ thiên nhiên) đã giải quyết các vấn đề về lí luận DLST. Các tổ
chức trên đã khẳng định tầm quan trọng của DLST trong vấn đề giáo dục môi
trường, bảo tồn hệ sinh thái, ủng hộ cộng đồng địa phương.
Những tài liệu trên là những công trình khoa học có giá trị cả về lí luận và
ứng dụng thực tiễn ở nước ngoài. Đây là nguồn tài liệu giúp những nghiên cứu có
những hiểu biết sâu rộng về DLST.
4.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về DLST xuất hiện nhiều từ giữa
thập niên 90 của thế kỷ trước trở lại đây như: Đề tài “Cơ cở khoa học của phát

triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, trong

9


Hội thảo về DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam (4/1998) đã tập hợp được
sự đóng góp, tham luận của nhiều tác giả (Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Quang
Mỹ, Lê Văn Lanh, Võ Trí Chung).
Các báo cáo chủ yếu tổng quan một số vấn đề lý luận về DLST và tài
nguyên DLST ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các công trình của:
- Phạm Trung Lương (chủ biên) Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và
thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục, 1998.
- Đặng Duy Lợi “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”, Luận án
PTS khoa Địa lý - Địa chất Trường đại học sư phạm Hà Nội, 1992.
- Phạm Quang Anh “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định
hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam”, luận án PTS khoa Địa lý - Địa chất,
Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, 1996.
- Nguyễn Thị Sơn “Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch
sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương”, luận án tiến sỹ Địa lý, Trường đại học
sư phạm Hà Nội, 2000.

DemoHuy,
Version
- Select.Pdf
SDK
- Chu Thành
“Nghiên
cứu phát triển
du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi

Cốc, Tỉnh Thái Nguyên”, luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, cũng có các công trình nghiên cứu về DLST
tuy nhiên chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể việc phát triển DLST dọc
đường Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Đakrông của tỉnh Quảng Trị. Đề tài:
“Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị” không trùng lặp với bất cứ luận văn hoặc đề
tài khoa học nào đã công bố.
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Quan điểm này được vận dụng để phân tích các số liệu, tư liệu trong các
thời điểm nhất định để làm cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát
triển du lịch trong thời gian tới.

10


5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Du lịch là ngành chịu tác động của nhiều nhân tố, nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành. Ngược lại, du lịch cũng tác động đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế,
nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, khi nghiên cứu DLST dọc đường Hồ Chí Minh cần
xem xét trong mối quan hệ tổng thể các yếu tố tự nhiên, KTXH và môi trường.
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Các yếu tố tự nhiên, KTXH phân bố không đồng đều trên bề mặt lãnh thổ.
Mỗi lãnh thổ du lịch thường có nhiều nguồn lực để phát triển với nhiều loại hình
du lịch khác nhau, trong đó có những sản phẩm du lịch đặc trưng riêng.
Với quan điểm này khi nghiên cứu phát triển DLST dọc đường Hồ Chí
Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cần chú ý đến phương diện lãnh
thổ. DLST không chỉ dọc đường Hồ Chí Minh mà còn trên các địa bàn khác của

huyện, của tỉnh và các tỉnh lân cận. Vì vậy, khi xây dựng các tuyến, điểm DLST
cần nghiên cứu tổng thể để liên kết tiềm năng du lịch của tỉnh với một số địa
phương lân cận khác.
5.1.4. Quan điểm hệ thống

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
Phát triển
DLST
dọc đường
Hồ Chí Minh
đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh
quảng Trị là một bộ phận nhỏ trong hệ thống các tuyến du lịch của tỉnh Quảng
Trị nói riêng và vùng Bắc Trung Bộ nói chung. Việc phát triển du lịch là sự kết
hợp không gian rộng lớn trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy quá trình
nghiên cứu cần phải có tính hệ thống.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Mục tiêu của DLST là bảo vệ tài nguyên môi trường, tăng cường bảo tồn và
chia sẽ lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách bền vững.
Kết hợp hài hòa nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và
tiêu dùng du lịch nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố KTXH và môi
trường. Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình đánh giá tiềm
năng, phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp trong việc phát triển DLST dọc
đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

11



5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê tài liệu
Thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu phát triển
DLST, các số liệu thống kê từ các nguồn tài liệu, từ phòng thống kê huyện
Đakrông, phòng văn hóa huyện Đakrông, chi cục thống kê tỉnh Quảng Trị. Từ đó
tiến hành xử lí, thống kê phục vụ việc nghiên cứu đề tài.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Phương pháp này được sử dụng nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã - hội của khu vực nhằm bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu,
thông tin đã thu nhập. Đồng thời việc trực tiếp tham quan, khảo sát tại địa phương
đã giúp tác giả đánh giá sâu sắc hơn về thực trạng hoạt động DLST ở địa phương
nghiên cứu.
Trong đề tài này tác giả sẽ tiến hành thực địa tại các điểm DLST dọc đường
Hồ Chí Minh huyện Đakrông như: Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, sông
Đakrông, sông Ba Lòng, Thác Ồ Ồ, Thác Luồi, Thác Hiên, Thác Ta Tưng, Động
Ngài, Động A Pô Ly Hông, dãy núi Ta Lung, núi Klu, Suối nước nóng Klu nhằm

Demo
Select.Pdf
SDKkhách, doanh thu phục vụ phát
mục đích tham
quan Version
và thu thập- các
số liệu về lượt
triển du lịch.
5.2.3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa
lí. Qua bản đồ có thể rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình
nghiên cứu. Từ các thông tin, số liệu thu thập đã qua xử lí, tính toán để xây dựng
bản đồ đáp ứng yêu cầu đặt ra của đề tài.

Trong đề tài tác giả đã áp dụng phương pháp này vào việc xây dựng các bản
đồ: Bản đồ hành chính huyện Đakrông, bản đồ một số điểm DLST dọc đường Hồ
Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
5.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa vào những tài liệu thu thập được, những tài liệu từ qua sát thực địa,
tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm rút ra những luận điểm của vấn đề
nghiên cứu. Từ đó, vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa tiết kiệm thời gian và công
sức nghiên cứu.

12


5.2.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được vận dụng trong việc xin ý kiến, định hướng, góp ý
của cán bộ chuyên trách trong bộ máy chính quyền, cán bộ ngành du lịch, cán bộ
nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch có nhiều kinh nghiệm. Đây là những thông tin
qúy giá để vận dụng vào nghiên cứu.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về
DLST. Nghiên cứu có hệ thống và đánh giá tổng hợp tiềm năng các điểm DLST
dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu góp phần xác định hướng
phát triển DLST, đề xuất các giải pháp phát triển DLST dọc đường Hồ Chí Minh
đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tương xứng với tiềm năng vốn có của
mình, góp phần vào sự phát triển du lịch nói riêng KTXH của huyện Đakrông nói
chung. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên

Demo

Version
- Select.Pdf
SDK
cứu cùng hướng
ở các
địa phương
khác.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn được bố cục
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch sinh thái
Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ
Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái dọc đường
Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

13



×