Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 91 trang )



































































 









- 2012




 1
 1
-  3
 3
1.1.1. Trên Thế giới 3
1.1.2. Tại Việt Nam 4
 6
 8
 8
 10
-  14
 14

  14
 14
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 14
2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin 15
2.3.3. Phương pháp chuyên gia 16
 17
-  18

 18
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 18
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 24

 26
3.2.1. Kết quả kinh doanh du lịch qua các năm theo chỉ tiêu ngành 26
3.2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái 28
3.2.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch 29
3.2.4. Đánh giá thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên du lịch 31

 31
3.3.1. Kinh nghiệm của Vườn Quốc gia Gunung Halimun của Indonesia 31
3.4.2. Kinh nghiệm của bản Huay Hee - Thái Lan 36
3.4.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của VQG
Ba Bể 39
3.4.4. Kinh nghiệm của bản Sín Chải, Sa Pa - Lào Cai 41
3.4.5. Bài học kinh nghiệm phát triển DLST của VQG Cúc Phương 45

 49
3.5.1. Cách tiếp cận để xây dựng mô hình 49
3.5.2. Xây dựng mô hình 51
3.5.3. Bản đồ tổ chức hoạt động du lịch tại KBTTN ĐNC Vân Long 61

 64
 71
 72
 73
 75




KBTTN ĐNC
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
VQG
Vườn Quốc gia
BQL
Ban quản lý
KBT
Khu bảo tồn
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên
ĐNN
Đất ngập nước
DLST
Du lịch sinh thái
MT
Môi trường
PTBV
Phát triển bền vững
BVMT
Bảo vệ môi trường
ĐDSH

Đa dạng sinh học
VH,TT&DL
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
TCDL
Tổng cục Du lịch
SNV
Tổ chức Phát triển Hà Lan
IUCN
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế


Bảng 1: Khách du lịch đến với Vân Long 27
Bảng 2: Doanh thu du lịch của Vân Long giai đoạn 2006-2011 27
Bảng 3: Phân chia lợi nhuận của các bên trong dự án phát triển du lịch cộng đồng
tại Gunung Halimun- Indonesia 34
Bảng 4: Mức độ tham gia của cộng động trong hoạt động du lịch 51


Hình 1: Quy trình thu thập thông tin và xử lý thông tin 17
Hình 2: Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia 33
Hình 3: Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Huay Hee 37
Hình 4: Mô hình cơ cấu tổ chức phát triển DLST dựa vào cộng đồng 39
Hình 5: Mô hình phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng dân tại
bản Sín Chải – Lào Cai 43
Hình 6: Mô hình tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại Vân Long 56

1


Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long nằm trong mục tiêu và

định hướng của ―Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học và nghị định thư
Cartagena về ―An toàn sinh học‖ ban hành kèm Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg,
nhằm bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đất ngập nước; xây dựng năm khu đất
ngập nước đủ tiêu chuẩn, điều kiện để công nhận khu Ramsar‖.
Vân Long là khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nội địa đầu tiên ở Việt
Nam với sự đa dạng sinh học cao, với nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi
trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là loài Voọc Quần đùi trắng (Trachypithecus
delacouri) - một loài đặc hữu của Việt Nam, là 1 trong 25 loài linh trưởng đang bị
đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu. Ngày 18/12/2010 Trung tâm Sách kỷ lục Việt
Nam đã xác lập kỷ lục Vân Long là nơi có cá thể Voọc Quần đùi trắng sinh sống
nhiều nhất. Ngoài ra phong cảnh tự nhiên ở Vân Long rất đẹp với những khối núi
đá vôi đồ sộ được bao bọc xung quanh bởi vùng đất ngập nước là các con sông và
một vùng hồ nông có thảm thực vật ngập nước.
Tuy nhiên, hiện nay đa dạng sinh học và môi trường nơi đây lại đang bị đe
dọa bởi các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là tác động của cộng đồng.
Việc khai thác quá mức gỗ và củi là mối đe dọa chính đối với tính đa dạng sinh học
và đã dẫn đến hầu hết rừng ở khu vực bị phá hủy. Khả năng tái sinh tự nhiên của
thảm rừng cũng bị hạn chế nhiều do chăn thả dê trên các núi đá vôi, hoạt động khai
thác đá cũng tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên nơi đây.
Du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa có giáo dục môi trường, đóng góp cho bảo tồn với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương. Do đó du lịch sinh thái được xác định là loại hình ưu
tiên trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2012) dưới góc độ bảo tồn thiên
nhiên môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng.
2

Trong bối cảnh đó đề tài: ―Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước

Vân Long‖ không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp bảo vệ
môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
3

1 - 


Làm thế nào để vừa phát triển được du lịch, vừa bảo vệ được thiên nhiên và
những quyền lợi của người dân địa phương? Một trong những giải pháp được xây
dựng và hưởng ứng là du lịch có hướng dẫn, du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên
và cộng đồng dân cư địa phương. Ý tưởng đó bắt đầu được thực hiện từ khoảng 20
năm gần đây và dần dần hình thành nên du lịch sinh thái ngày nay.
Năm 1984, Hiệp hội du lịch sinh thái có đưa ra định nghĩa: ―Du lịch sinh thái
là loại hình du lịch trách nhiệm đến những vùng tự nhiên, có hỗ trợ bảo tồn quần
thể tự nhiên và phát triển bền vững cộng đồng.
Năm 1991, theo Boo: ―Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các
vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm
ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện
hữu.
Năm 1994, Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF) đã đưa ra quan điểm về
du lịch sinh thái như sau:
- Du lịch sinh thái nên quan tâm tới tự nhiên và văn hóa mà du khách sẽ tới
trải nghiệm;
- Du lịch sinh thái nên góp phần vào việc bảo tồn thiên nhiên và đem lại lợi
ích về mặt kinh tế cho cộng đồng địa phương;
- Du lịch sinh thái hầu như có quy mô nhỏ nhưng đáp ứng được nhu cầu cao
của cả du khách và nhà điều hành tour;
- Du lịch sinh thái giúp du khách có thêm kiến thức và sự tôn trọng, đánh giá
cao cho các yếu tố về thiên nhiên, văn hóa, môi trường và sự phát triển.
- Theo David Western (1999) du lịch sinh thái thực sự là một hỗn hợp các

mối quan tâm xuất phát từ các trăn trở về môi trường, kinh tế, xã hội. Các nhà bảo
tồn đang bỏ công sức đáng kể để đón du lịch sinh thái như một tác nhân đắc lực
cho bảo tồn thiên nhiên. Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những hoạt động
4

kinh tế lớn nhất trên toàn cầu - một cách để trả nợ cho bảo tồn thiên nhiên và tăng
giá trị của những khu thiên nhiên còn lại. Du lịch sinh thái được hiểu như một
ngành kinh tế phát triển bền vững với dòng tiền chuyển từ du khách vào hoạt động
bảo tồn.
Năm 2001, theo Weaver nhận định có 3 tiêu chí trọng tâm được lặp lại trong
hầu hết các định nghĩa, đó là:
- Dựa vào thiên nhiên
- Có tính bền vững
- Có yếu tố về giáo dục hay nhận thức.
Năm 2002, Page và Dowling đưa thêm 2 yếu tố mà du lịch sinh thái nên có:
- Đem lại lợi ích cho cộng đồng
- Và sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách.
1.1.2. 
Năm 1999, Tổng cục Du lịch (VNAT) đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế
như ESCAP, WWF, IUCN tổ chức hội thảo quốc gia về: ―Xây dựng Chiến lược
phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam‖. Hội thảo đã đưa ra một định nghĩa về Du
lịch sinh thái như sau: ―Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp tích cực cho bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương‖.
Năm 2005, Luật Du lịch Việt Nam đã xác định: ―Du lịch sinh thái là hình
thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham
gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững‖.
Theo quy chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu
bảo tồn thiên nhiên ban hành kèm Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày
27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: ―Du lịch sinh

thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương
với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững, đáp
ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch
trong tương lai‖.
5

Như vậy có thể thấy quan điểm về du lịch sinh thái được thể hiện ở nhiều
dạng khác nhau tùy theo nhận thức, quan điểm các nhà nghiên cứu của các tổ chức
và tùy vào điều kiện đặc thù của các Quốc gia, các khu vực địa lý, hành chính khác
nhau. Nơi nào ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên cao hơn thì tiêu chí thiên
nhiên hoang sơ được đề cập đến nhiều hơn. Có những nơi ý thức bảo tồn thiên
nhiên cũng như yếu tố tiêu chí giáo dục môi trường, sinh thái, tiêu chí về quản lý
bền vững được chú trọng nhiều hơn.
Nhận định chung: Cách nhìn nhận du lịch sinh thái hiện nay cũng khá mở và
cho dù có những khác biệt nhất định nhưng đa số các chuyên gia và tổ chức quốc tế
đều thống nhất những nội dung cơ bản mà du lịch sinh thái cần phải có, đó là:
- Du lịch sinh thái là một loại hình phát triển du lịch bền vững, được quản lý
bền vững;
- Là loại hình dựa vào thiên nhiên là chính (đặc biệt là ở những khu vực còn
hoang sơ, được bảo tồn tương đối tốt);
- Có hỗ trợ bảo tồn (không làm thay đổi tính toàn vẹn của hệ sinh thái, nguồn
thu được từ hoạt động du lịch sinh thái được đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ
môi trường…);
- Có các hoạt động, hình thức giáo dục về môi trường và sinh thái;
- Có sự tham gia chia sẻ lợi ích cộng đồng (khuyến khích sự tham gia cộng
đồng trong các hoạt động và dịch vụ cho du lịch sinh thái như hướng dẫn viên địa
phương, kinh doanh lưu trú, ăn uống, tạo các sản phẩm bổ trợ khác…).
Quan điểm trên có thể làm cơ sở để đối sánh những hoạt động du lịch đang
diễn ra hiện nay tại Việt Nam, đồng thời có thể định hướng giúp các nhà hoạch
định chiến lược phát triển du lịch sinh thái của nước ta, từ đó có thể vạch ra những

chiến lược, kế hoạch khai thác và phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Trên thực tế ở Việt Nam, quan điểm về Du lịch sinh thái cũng có những yếu
tố chưa được hiểu một cách thống nhất giữa những người làm du lịch và các bên
liên quan. Nếu hiểu du lịch sinh thái đúng như thực chất là phải có đóng góp cho
sự phát triển của cộng đồng địa phương một cách trực tiếp bằng các lợi ích tài
6

chính cụ thể như việc làm và tiền lương nhân công, trích nguồn thu tái đầu tư cho
phúc lợi xã hội của cộng đồng địa phương, bù đắp cho công tác bảo vệ môi trường
sinh thái tại chỗ… và như vậy thì hoạt động du lịch sinh thái hiện nay chưa được
triển khai theo đúng nghĩa của nó.

Trong thực tế, có một số hình thức du lịch có những đặc điểm và tính chất
tương tự như du lịch sinh thái vì yếu tố tiền đề của những loại hình du lịch này là
dựa vào nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên như du lịch thiên nhiên, du lịch mạo
hiểm, du lịch hoang dã, du lịch nông thôn… Thực chất, du lịch sinh thái có những
đặc điểm khác biệt nhất định so với các loại hình khác. Bên cạnh những đặc điểm,
tính chất chung của hoạt động du lịch như tính đa ngành, đa thành phần, đa mục
tiêu, tính liên vùng, tính liên quốc gia, tính mùa vụ, …, du lịch sinh thái còn có
những đặc tính riêng cơ bản sau:
- Tính thân thiện với môi trường: Các hình thức hoạt động du lịch sinh thái
đều mang tính thân thiện môi trường cao. Ngay từ khâu quy hoạch xây dựng cho
đến khâu tổ chức hoạt động đều tuân thủ một nguyên tắc không can thiệp vào thô
bạo đến môi trường tự nhiên, hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường.
Điều này liên quan đến công nghệ và vật liệu sử dụng trong xây dựng và quản lý
hoạt động của du lịch sinh thái.
- Tính giáo dục cao về môi trường, sinh thái, văn hóa: Các hoạt động du lịch
sinh thái thường mang lại những kiến thức đa dạng về hệ sinh thái, về đa dạng sinh
học và các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, khách du lịch sinh thái có thể nâng
cao nhận thức về môi trường và có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường tự

nhiên và nền văn hóa truyền thống.
- Tính chuyên nghiệp cao: Hoạt động du lịch sinh thái yêu cầu trình độ quản
lý chuyên nghiệp bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ càng, có kiến thức nghiệp
vụ chuyên môn cao và kiến thức về sinh thái môi trường bao quát. Tính chuyên
nghiệp được thể hiện trước hết ở trình độ, năng lực của nhà quản lý. Yêu cầu đối
với nhà quản lý du lịch sinh thái không chỉ giỏi ở nghiệp vụ quản trị du lịch, năng
7

lực quản lý tốt mà còn phải am hiểu về hệ sinh thái, về văn hóa và cả nghiệp vụ
bảo tồn.
- Tính định hướng thị trường: Do đặc điểm của mình, du lịch sinh thái có tính
định hướng thị trường rất cao. Thường thì du lịch sinh thái có một phân khúc thị
trường riêng, những người ưa khám phá, tìm hiểu và có trình độ nhất định. Do vậy,
để phát triển du lịch sinh thái, vấn đề nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến có
vai trò đặc biệt quan trọng. PGS.TS. Phạm Trung Lương (Viện Nghiên cứu Phát
triển Du lịch) đã đúc kết một số đặc điểm của khách du lịch sinh thái như sau:
+ Đó là những người trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và có sự
quan tâm đến môi trường thiên nhiên;
+ Thích hoạt động ngoài thiên nhiên;
+ Thường có thời gian du lịch dài hơn và mức chi tiêu nhiều hơn so với
khách du lịch ít quan tâm đến thiên nhiên;
+ Thường không đòi hỏi cao về đồ ăn thức uống hoặc nhà nghỉ cao cấp đầy
đủ tiện nghi.
- Du lịch sinh thái thường có quy mô nhỏ: Để đảm bảo những mục tiêu bảo
tồn, giảm thiểu các tác động không mong muốn đối với hệ sinh thái, các đoàn
khách du lịch sinh thái thường có quy mô không lớn, thường lập thành nhóm
khoảng 15 người và tần suất hoạt động tại các điềm du lịch cũng không dày.
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có tính cộng đồng cao: Đây là một đặc
điểm mà nhiều loại hình du lịch không nhất thiết phải có. Bởi vì du lịch sinh thái
hướng đến những khu vực thiên nhiên nhạy cảm với những tác động, nhất là tác

động của con người. Do vậy, yêu cầu trước tiên là phải có sự tham gia của cộng
đồng. Chính những người dân ở các khu vực trên sẽ là người bảo vệ đắc lực nhất
cho hệ sinh thái của mình.
Với những đặc tính trên, du lịch sinh thái được phát triển sẽ mang lại những
lợi ích vô cùng thiết thực đối với ngành du lịch nói riêng và phát triển xã hội bền
vững nói chung.
8

1.3
Tiềm năng về tài nguyên du lịch: Tính đến đầu năm 2012 Việt Nam đã có
16 di sản văn hóa và di sản tự nhiên thế giới được UNESCO công nhận bao gồm:
Quần thể di tích Cố Đô Huế (1993), Thánh địa Mỹ Sơn (1999) Vịnh Hạ Long
(1994, 2000), Phố cổ Hội An (1999), VQG Phong Nha Kẻ Bàng (2003), Không
gian văn hóa Cồng chiêng (2005), Quan họ Bắc Ninh (2009), Ca Trù (2009), Mộc
bản chiều Nguyễn (2010), Cao nguyên đá Đồng Văn (2010), Bia đá Văn Miếu
(2010), Hoàng thành Thăng Long (2010). Hội Gióng (2010), Thành Nhà Hồ
(2011), Hát Xoan (2011). Đây là điểm nổi bật về văn hóa bản địa và cảnh quan
thiên nhiên. Ngoài ra chúng ta còn có 8 khu Dự trữ sinh quyển được UNESCO
công nhận gồm: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Cù Lao
Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và Biển Kiên Giang. Việt Nam còn có 30 VQG, 61 Khu
bảo tồn, 117 nhà bảo tàng, 21 khu du lịch quốc gia…
Qua các số liệu nêu trên, ta thấy được rằng các VQG, các khu DTSQ, các di
sản tự nhiên thế giới, thậm chí kể cả các di sản Thế giới về văn hóa vật thể và phi
vật thể cũng là tài nguyên du lịch sinh thái, vì theo định nghĩa của du lịch sinh thái
thì du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và gắn với bản sắc văn
hóa bản địa.
1.4. 
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch
(2007) có khoảng 30% lượng khách du lịch đến các khu vực này, trong đó phần lớn
là khách du lịch nội địa, chiếm tới 80% tổng lượng khách. Tuy nhiên có những

điểm thu hút được đa số khách du lịch quốc tế, điển hình là khu bảo tồn thiên nhiên
Đất ngập nước Vân Long với trên 82.3% lượng khách đến tham quan du lịch là
khách quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các rừng đặc dụng, số lượng khách du lịch đến
chưa nhiều. Theo báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng bảo tồn thiên nhiên, giáo dục
môi trường, du lịch sinh thái ở hệ thống các khu rừng đặc dụng trong 1 năm dưới
2.000 lượt khách chiếm 44.7%; từ 2.000-10.000 chiếm 32%; trên 10.000 chiếm
21.4%.
9

Hầu hết các khu rừng đặc dụng còn thiếu quy hoạch phát triển du lịch (chưa
có cơ chế đánh giá và giám sát du lịch, quy chế khách tham quan, sức chứa của
môi trường); số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2007) cho
thấy mới có khoảng 33% các VQG, KBT có thực hiện quy hoạch phát triển du lịch,
23% có quy hoạch sử dụng đất và khoảng hơn 70% các VQG, KBT đã có quy
hoạch bảo tồn.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch chưa đầu tư lại cho bảo tồn hoặc
nếu có vẫn còn ở mức độ thấp. Một số địa phương có điều kiện phát triển du lịch
sinh thái thường có xu hướng phát triển cơ sở du lịch xâm lấn vào các khu bảo tồn,
VQG, khiến áp lực như ô nhiễm môi trường, chia cắt sinh cảnh kể cả nhận thức của
khách du lịch chưa đầy đủ đã tạo áp lực lớn cho các khu rừng đặc dụng.
Tỷ lệ người dân tham gia vào các dịch vụ du lịch còn ít, chính vì vậy người
dân địa phương không thấy được lợi ích của việc phải giữ rừng.
Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch ở các VQG và
KBTTN nhìn chung là có sự hướng dẫn của Ban quản lý khu rừng đặc dụng và các
cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương, tuy nhiên sự giúp đỡ này thường
chỉ ở giai đoạn đầu còn sau đó hoạt động bị buông lỏng, thiếu sự giám sát của cơ
quan chức năng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp dẫn du lịch mà còn ảnh
hưởng đến nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở các VQG và KBTTN.
Một số tồn tại về hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG và KBT:
- DLST ở KBTTN Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của

nó, một trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển DLST ở các
KBTTN Việt Nam là thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp
trong việc xây dựng các chính sách phát triển và quy hoạch DLST. Du lịch là một
ngành liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp giữa các bên liên quan
thì mới có thể phát triển được. Hiện tại, các hoạt động du lịch ở các KBTTN còn
mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có đầu tư xúc
tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho DLST. Xét về nội dung và cách thức hoạt
10

động du lịch ở các VQG và KBTTB hiện nay thuộc loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên có định hướng DLST.
- Một số VQG đã thành lập Ban du lịch hoặc Trung tâm Du lịch sinh thái và
giáo dục môi trường để điều hành hoạt động du lịch. Công tác nghiên cứu, quy
hoạch phát triển DLST đã được tiến hành ở một số VQG như Cúc Phương, Ba Bể,
Ba Vì, Tam đảo, Bạch Mã, Cát Tiên, Tràm Chim… Trước kia, việc đầu tư kinh phí
cho cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch ở các VQG chủ yếu là từ Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn. Hiện nay, Tổng cục Du lịch, các tỉnh và nhiều công ty
cũng đã tập trung nguồn kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng ở các VQG.
- Hiện tại du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận được các Hệ sinh thái
rừng, các loài thực vật và một số loài côn trùng. Rất hiếm khi du khách bắt gặp thú
trong rừng.
- Các hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thủy
sinh cũng đang thu hút nhiều khách du lịch. KBTTN Đất ngập nước Xuân Thủy,
với hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi cư trú của nhiều loài cua, tôm, cá và hàng
trăm loài chim, nổi tiếng nhất là loài Cò Thìa. KBTTN Đất ngâp nước Vân Long
bao gồm cả HST rừng trên núi đá vôi. VQG Tràm Chim là nơi bảo tồn HST tự
nhiên Đồng Tháp Mười với loài đặc hữu là Sếu Đầu đỏ đã thu hút hàng ngàn khách
du lịch mỗi năm. Tuy nhiên, tại một số nơi ban quản lý KBT chưa quản lý được
hoạt động du lịch, vẫn còn hiện tượng săn bắn chim, thú rừng; chưa xây dựng quy
hoạch tổng thể để phát triển du lịch sinh thái.

- Mặc dù các VQG và KBT thiên nhiên có mức độ đa dạng sinh học cao, tuy
nhiên có số lượng cá thể thấp, thêm vào đó phần lớn các loài động vật hoang dã
trong KBT thường hoạt động vào ban đêm nên rất khó quan sát. Điều này làm
giảm tính hấp dẫn đối với du khách.
1.5
Có thể nói quan hệ giữa du lịch sinh thái với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
đa dạng sinh học và bảo vê môi trường là mối quan hệ cộng sinh: Du lịch sinh thái
11

đóng góp cho bảo tồn và ngược lại bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường là nền
tảng để phát triển du lịch sinh thái.
Hiện nay, vấn đề khai thác du lịch và bảo tồn đang diễn ra theo 3 mối quan
hệ chính:
- Thứ 1: Cùng tồn tại: Trường hợp này xảy ra ở những nơi chưa có quy
hoạch và định hướng phát triển du lịch một cách cụ thể. Du lịch vẫn phát triển và
việc bảo tồn cũng vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, mối quan hệ này sẽ không tồn tại
được lâu dài bởi phát triển du lịch chắc chắn sẽ phải tác động đến môi trường, nếu
không có các giải pháp cụ thể sẽ dẫn tới mối quan hệ thứ 2- Mâu thuẫn.
- Thứ 2: Mẫu thuẫn: trường hợp này xảy ra ở những nơi mà phát triển du
lịch làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường. Tại đây, các nhà bảo
tồn luôn có xu hướng chống đối du lịch bằng cách cấm đoán và giới hạn. Loại hình
du lịch trong mối quan hệ này không phải là du lịch sinh thái.
- Thứ 3: Cộng sinh: Quan hệ cộng sinh có thể diễn ra nếu du lịch và bảo tồn
được tổ chức hài hòa. Ở góc độ bảo tồn, các vốn quý tự nhiên được bảo tồn tới mức
tối đa ở trạng thái ban đầu, hoặc tiến hoá tới một trạng thái hoàn hảo hơn. Ở góc độ
du lịch, được phép sử dụng các vốn quý tự nhiên trong giới hạn cho phép, du lịch
phải có đóng góp cho bảo tồn.
Trên thực tế: quan hệ của du lịch và bảo tồn thường xuất phát từ cùng tồn tại
cho tới mâu thuẫn sau đó mới là cộng sinh. Điều này có thể do một số nguyên nhân:
quản lý không tốt; sự bùng nổ của du lịch cũng như sự suy thoái và mất đi các khu

thiên nhiên; sự mở rộng quy mô của du lịch mà không có quy hoạch cẩn thận; sự
chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan chưa được hài hòa… Trên con đường đó, du
lịch sinh thái sẽ được hình thành và như vậy mới trả lời được câu hỏi: ―tại sao lại
phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn?‖.
Để có thể phát triển được DLST tại KBT cần phải có cơ chế bảo tồn và phát
triển DLST cụ thể. Về nguyên lý, phát triển DLST sẽ có thu nhập và 1 phần thu
nhập hoặc 100% thu nhập từ hoạt động DLST phải quay lại hỗ trợ cho bảo tồn và
bắt buộc phải có sự tham gia của cộng đồng.
12

Hiện nay, hoạt động du lịch nói chung, DLST nói riêng có thể thấy vai trò
của cộng đồng trong việc trực tiếp tham gia và quản lý vào hoạt động phát triển du
lịch và DLST ở các VQG, KBTTN, bao gồm:
- Tham gia vào quá trình quy hoạch phát triển du lịch: Đây là yếu tố rất quan
trọng đảm bảo cho quy hoạch du lịch đi vào cuộc sống với sự ủng hộ, giám sát của
cộng đồng địa phương.
- Cộng đồng có thể tham gia hoạt động lữ hành với tư cách là hướng dẫn
viên/thuyết minh viên địa phương. ở các VQG, KBTTN, sự hiểu biết và kinh
nghiệm của cộng đồng sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về các giá trị cảnh quan,
ĐDSH ở khu vực.
- Tham gia ủng hộ việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch khi cộng
đồng có được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Việc bảo vệ tài nguyên ĐDSH và
môi trường du lịch sẽ không thể có hiệu quả nếu thiếu sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương.
- Cung cấp các dịch vụ đến du khách: cộng đồng có khả năng tự tổ chức
cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch như lưu trú tại nhà, vận chuyển
khách, dịch vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ
- Cung cấp các sản phẩm du lịch văn hóa mang bản sắc truyền thống: biểu
diễn nghệ thuật dân gian truyền thống; Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, truyện kể,
văn học dân gian hoạt động trình diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền

thống hoặc đơn giản là các sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày mà ở đó cộng
đồng là chủ thể.
Như vậy, có thể thấy, những vấn đề quan trọng cần thiết cho phát triển DLST
cộng đồng bao gồm :
- Cơ chế chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch là do địa phương xây dựng, chưa
có một quy định cụ thể, thường tồn tại nhiều bất cập chủ yếu ở đây là cộng đồng
chưa đóng vai trò làm chủ… Do vậy, xây dựng cơ chế phát triển và bảo tồn phải lấy
cộng đồng làm trung tâm.
13

- Việc quản lý và kiểm soát hoạt động phát triển DLST ở các vùng tự nhiên
chủ yếu phải do cộng đồng địa phương đảm trách.
- Cần có được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về sự cần thiết bảo vệ
các vùng tự nhiên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và đa dạng văn hoá.
- Cần có được những dự báo và biện pháp kiểm soát bổ sung khi tổ chức phát
triển hoạt động DLST ở những khu vực có tính nhạy cảm đặc biệt về môi trường.

14

 - 
 
Xác lập cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái phục
vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập
nước Vân Long.

- Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập
nước Vân Long.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là đóng góp cho
bảo vệ môi trường tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long.

- Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại một số Vườn Quốc gia hoặc
Khu bảo tồn thiên nhiên.
- Đề xuất định hướng và mô hình phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện


a. Phương pháp kế thừa tài liệu
Thông tin về hoạt động du lịch sinh thái trong nước và trên thế giới được thu
thập bằng phương pháp kế thừa tư liệu đã được đăng tải trên sách, báo, tạp chí và
các công trình nghiên cứu đã được công bố. Những thông tin thu thập gồm: Điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến hoạt động du lịch sinh thái và bảo vệ
môi trường ở Việt Nam nói chung và khu vực nghiên cứu; Sự phát triển của du lịch
sinh thái, quản lý du lịch sinh thái; Kinh nghiệm tổ chức quản lý du lịch sinh thái;
Vai trò của hoạt động du lịch sinh thái với bảo bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững; Luật du lịch áp dụng với Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn…
15

b. Phương pháp khảo sát thực địa
Đề tài tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu nhằm xác minh, đánh giá các
thông tin thu thập trong quá trình kế thừa tài liệu, đồng thời bổ sung, cập nhật các
thông tin mới.
Trong quá trình khảo sát, đề tài tổ chức đi theo tuyến du lịch, đến các điểm
du lịch, phối hợp phỏng vấn nhanh và điều tra xã hội học.
c. Phương pháp điều tra xã hội học
- Đối với du lịch sinh thái, một yếu tố quan trọng đó là nắm được tâm lý,
nguyện vọng của khách du lịch, cộng đồng dân cư khu du lịch và cách thức quản
lý, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến du lịch và môi
trường tại khu vực nghiên cứu. Để làm được điều này, cần phải thực hiện phỏng
vấn nhanh và điều tra xã hội học. Đề tài đã xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra (mỗi

mẫu phiếu từ 20-30 chỉ tiêu tập trung vào các vấn đề quan tâm của đề tài) dành cho
3 đối tượng trên, dự kiến phỏng vấn khoảng 150 du khách bao gồm cả khách quốc
tế và khách nội địa, 100 phiếu dành cho cộng đồng địa phương và 50 phiếu dành
cho các cơ quan và doanh nghiệp liên quan đến du lịch và môi trường tại khu vực
nghiên cứu.
- Ngoài ra trong quá trình điều tra, không tránh khỏi những nội dung phát
sinh không có trong mẫu phiếu, do vậy phỏng vấn là phương pháp hữu hiệu để bổ
sung các thông tin này, đồng thời cũng giúp người điều tra tiếp cận hơn với các đối
tượng điều tra nhằm xác minh tính chính xác của các thông tin thu thập được trong
mẫu phiếu điều tra.
thông tin
a. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
Phân tích, tổng hợp là hai công đoạn quan trọng không thể tách rời trong
quá trình thực hiện nội dung đề tài. Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn, phong
phú nhưng không đồng bộ. Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp cho phép
lựa chọn, chiết lọc và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu theo hệ thống nhất định, đảm bảo độ
chính xác và dễ sử dụng cho các công đoạn tiếp theo. Phân tích số liệu cũng cho
16

phép lựa chọn các chỉ thật sự có ý nghĩa nhằm đánh giá được tiềm năng, hiện trạng
phát triển du lịch, xây dựng mô hình du lịch sinh thái cũng như đề xuất được các
giải pháp thực hiện.
b. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Phương
pháp toán thống kê được vận dụng nghiên cứu trong đề tài này để xác định hiện
trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản, đồng thời
để thông kê các chỉ tiêu của điều tra xã hội học, phương pháp này hỗ trợ xử lý các
thông tin để xây dựng mô hình phù hợp và đưa ra giải pháp thực hiện phát triển du
lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường.
c. Phương pháp khai thác và xây dựng bản đồ

Phương pháp này được thực hiện thông qua các phần mềm chuyên dụng
MapInfo, nhằm khai thác các thông tin có sẵn trên bản đồ nền địa hình, thảm thực
vật, thổ nhưỡng, quy hoạch sử dụng đất, bản đồ du lịch… qua đó, xây dựng được
bản đồ chuyên đề theo mục tiêu của đề tài.
2.3.p chuyên gia
Ngoài các phương pháp trên thì phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò
hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du lịch là một ngành
kinh tế tổng hợp và môi trường du lịch bao hàm rất nhiều các yếu tố tác động liên
quan, do vậy muốn đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu
quả đòi hỏi có sự tham gia của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực liên quan.








17

Khái quát về quy trình thu thập và xử lý thông tin

















Hình 1: Quy trình thu thập thông tin và xử lý thông tin

- Phạm vi nghiên cứu: Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long
- Giới hạn: Số liệu từ năm 2001-2011.
Thông tin về điều
kiện tự nhiên, kinh tế
và xã hội nhân văn
của khu vực nghiên
cứu
- Mô hình phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững tại KBTTN ĐNC Vân Long
- Bản đồ tổ chức không gian du lịch
- Các giải pháp thực hiện mô hình
Tổng quan về du
lịch sinh thái
trong nước và thế
giới

Thông tin về tiềm
năng, hiện trạng phát
triển, tổ chức và quản
lý du lịch tại khu
vực nghiên cứu

- Sử dụng các phương pháp xử lý thông tin để đánh giá về tiềm
năng, hiện trạng phát triển du lịch;
- Sử dụng phần mềm MapInfo để xử lý thông tin và xây dựng bản đồ
- Xác định vai trò của các thành phần tham gia vào mô hình phát
triển du lịch sinh thái


Kinh nghiệm phát
triển du lịch tại các
các Vườn Quốc gia,
Khu bảo tồn, và các
thông tin khác
Thu

thông
tin

thông
tin
Hình
thành


18

 - 



Theo Luật Du lịch 2005, Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố

tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và
các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là
yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ
mục đích du lịch.
3.1.1.1. Các giá tr
a. Đa dạng hệ sinh thái
Vân Long là một trong những vùng ĐNC tự nhiên còn sót lại có diện tích
lớn nhất của vùng sinh thái đồng bằng Bắc bộ. Ở đây có hệ động thực vật rất phong
phú, đặc biệt là nơi cư trú của loài Voọc Quần đùi trắng- một trong những loài linh
trưởng đặc hữu quý hiếm của Việt Nam.
Vân Long có 3 hệ sinh thái chính:
- Hệ sinh thái trên cạn được hình thành trên nền Karst bao gồm:
+ Rừng thứ sinh trên núi đá vôi
+ Núi đá vôi không có cây
+ Trảng cỏ và cây bụi trên núi đá vôi
+ Rừng trồng (Keo, Bạch đàn, Sưa bắc bộ)
+ Đất nương rẫy trồng cây màu, cây ăn quả
+ Hang động trên cạn
19

- Hệ sinh thái dưới nước được hình thành ở vùng trũng mang đặc trưng của
vùng đầm lầy nước ngọt đồng bằng sông Hồng bao gồm:
+ Đầm nước
+ Ruộng lúa nước
+ Sông, suối

+ Hang động ngầm
- Hệ sinh thái dân cư
Mỗi hệ sinh thái đều có đặc trưng riêng và2 PVT có giá trị du lịch, song
đứng về khía cạnh bảo tồn có hai hệ sinh thái đặc biệt có giá trị là: rừng thứ sinh
trên núi đá vôi và đầm nước.
Hệ sinh thái rừng thứ sinh trên núi đá vôi là nơi sinh sống của loài Voọc
Quần đùi trắng, còn hệ sinh thái đầm nước là nơi bảo tồn khu hệ thực vật thủy sinh
đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng, và nơi di trú của nhiều quần thể chim
nước từ phương Bắc.
b. Đa dạng loài
* Các loài cây sống trên núi đá vôi
- Do bị khai thác quá mức, nhiều loài cây gỗ lớn không còn nhiều. Nghiên
cứu điều tra gần đây cho biết số lượng loài của khu hệ thực vật sống trên cạn có
687 loài, thuộc 451 chi, 144 họ. Ngành rêu có vài loài. Quyết thực vật có đại diện
là cây dớn (cây guột). Thực vậy hạt trần là cây tuế, cây gấm. Thực vật hạt kín một
lá mầm và hai lá mầm có rất nhiều loài. Thuộc nhóm cây gỗ vẫn còn gặp nhiều
như: cây nhội, lộc vừng, sung, ghè, chân chim, thàn mát, thị, đa, nghiến, lim xẹt, lát
hoa…Đây cũng là nơi phân bố của loài cây sưa (gỗ huê - một loại gỗ quý). Các cây
bụi phổ biến có: ô rô, duối, cò ke, bung bục…các loài cỏ có: cỏ lào, cỏ tranh, cỏ
lam.
- Trong khu Bảo tồn, rừng trồng ở những nơi đất trồng có bạch đàn, keo tai
tượng, tre. Gần đây việc trồng cây gỗ sưa đã và đang được thử nghiệm nhân rộng.
- Trong số các cây sống trên núi đá vôi còn phải kể nhóm các loài cây thuốc
mà nhân dân trong vùng trước đây vẫn vào đây thu hái để chữa bệnh. Theo thống
20

kê cho biết có tới 266 loài cây dùng làm thuốc. Cây bụi có cây Xương rồng, cây
Vú bò, cây Ké hoa vàng, cây Cơm nguội…cây cỏ có cây Rau má, Hà thủ ô trắng,
rau Tàu bay, cây Đơn buốt, cây Thuốc bỏng…cây gỗ có Núc nác, cây Cánh kiến,
cây Sấu, cây Sung, cây Đề, cây Gạo…

- Một nhóm cây khác nữa có giá trị bảo tồn là cây cảnh. Đã kiểm kê được
trên 20 loài cây cảnh có giá trị phân bố ở đây. Đó là các loài Lan, Si, Sanh, Dương
xỉ, Thông đất, Tuế, Huyết giác…
* Các loài thực vật thủy sinh sống ở đầm
Với gần 1.000 ha diện tích đầm nước đang ở trạng thái tự nhiên hoang dã,
đã phát hiện 35 loài thực vật thủy sinh: thuộc Quyết thực vật có cây hẹ nước, cây
rau bợ, bèo ong…; thuộc một lá mầm: có cây Rau mác, Bèo cái, Bèo tấm, Cói, Rau
muống…; thuộc hai lá mầm: có Sen, Súng, Trang, Nghể, Ấu…
Các cây thủy sinh phát triển mạnh vào mùa hè, mùa đông trời lạnh và nước
cạn phát triển chậm. Thực vật thủy sinh trong đầm là thành phần rất quan trọng của
bất cứ một khu đất ngập nước nào ở Đồng bằng sông Hồng.
* Các loại vi tảo ở đầm
Các loài vi tảo sống ở đầm khá phong phú. Đã thống kê được 258 taxon bậc
loài thuộc 5 ngành: tảo mắt, tảo lục, tảo Silic, tảo vàng ánh và tảo hai rãnh. Ngành
tảo lục chiếm ưu thế về số loài. Vi tảo ở đầm cùng với thực vật thủy sinh đóng vai
trò quan trọng trong chu trình vật chất trong đầm là sự quang hợp lấy CO
2
cùng với
năng lượng mặt trời để hình thành nên chất hữu cơ – cơ sở thức ăn cho tất cả các
động vật và thải O
2
vào khí quyển.
* Các loài động vật sống trên cạn
- Các loài côn trùng: Sơ bộ khảo sát thành phần loài có 132 loài trong đó có
bộ Cánh nửa (Hemiptera) có 14 loài, bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 11 loài, bộ
Cánh thẳng (Orthoptera) có 7 loài, bộ Chuồn chuồn (Odonata) có 19 loài, bộ Cánh
vẩy (Lepidoptera) 54 loài. Nhóm Bướm Ngày khá phong phú, có 8 họ: họ Bướm
phượng (Papilionidae) 6 loài, họ Bướm mắt rắn (Satyridae) 5 loài, họ Bướm giáp
(Nymphalidae) 7 loài, họ Bướm phấn (Pieridae) 7 loài, họ Bướm tro (Lycaeridae) 8

×