Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực nam trung bộ (1885 1930 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO
YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
Ở CÁC TỈNH CỰC NAM TRUNG BỘ (1885 - 1930)
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO
YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
Ở CÁC TỈNH CỰC NAM TRUNG BỘ (1885 - 1930)

Chuyên- ngành:
Lịch SDK
sử Việt Nam
Demo Version
Select.Pdf
Mã số: 60 22 03 13



LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. CHU ĐÌNH LỘC

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
Tác giả
Trần Thị Huyền Trang

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


L? i C? m ? n

Demo Version - Select.Pdf SDK

iii



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................10
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................11
6. Đóng góp của luận văn .....................................................................................11
7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................12
NỘI DUNG ..............................................................................................................13

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
Chương 1. SỰ
CHUYỂN
BIẾN
CỦA PHONG
TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH
MẠNG Ở CÁC TỈNH CỰC NAM TRUNG BỘ TỪ Ý THỨC HỆ PHONG
KIẾN SANG Ý THỨC HỆ DÂN CHỦ TƯ SẢN (1885 - 1925) ..........................13
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và truyền thống yêu nước .......13

1.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................13
1.1.2. Dân cư và xã hội .....................................................................................15
1.1.3. Lịch sử hình thành và truyền thống yêu nước ........................................17
1.2. Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến ở các tỉnh cực
Nam Trung Bộ cuối thế kỷ XIX ...........................................................................25
1.3. Sự chuyển biến trong phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực Nam
Trung Bộ đầu thế kỷ XX đến năm 1925 ...............................................................34
1.3.1. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX .........34
1.3.2. Sự chuyển biến của phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang
dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX ..........................................................................37

1


1.4. Các phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở
cực Nam Trung Bộ ...............................................................................................42
1.4.1. Phong trào Duy tân .................................................................................42
1.4.2. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân khác. ..........................46
1.5. Phong trào đấu tranh của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ (1914 - 1925) .. 46
Chương 2. SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH
MẠNG Ở CÁC TỈNH CỰC NAM TRUNG BỘ TỪ Ý THỨC HỆ DÂN CHỦ
TƯ SẢN SANG Ý THỨC HỆ CÁCH MẠNG VÔ SẢN (1925 - 1930) ...............49
2.1. Bối cảnh lịch sử .............................................................................................49
2.2. Sự ra đời và hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng ở cực Nam
Trung Bộ ...............................................................................................................51
2.3. Quá trình chuyển biến của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng ở cực Nam
Trung Bộ từ khuynh hướng dân chủ tư sản sang khuynh hướng vô sản ..............55
2.3.1. Về tư tưởng .............................................................................................55
2.3.2. Về tổ chức lãnh đạo ................................................................................57
2.3.3. Về phương thức chuyển biến..................................................................59


SDK
2.4. Sự raDemo
đời của Version
các tổ chức- Select.Pdf
Đảng Cộng sản
ở cực Nam Trung Bộ ..................60
2.4.1. Ảnh hưởng của các tổ chức cộng sản đến phong trào yêu nước ở các
tỉnh cực Nam Trung Bộ ....................................................................................60
2.4.2. Sự ra đời của các tổ chức Cộng sản ở cực Nam Trung Bộ ....................62
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................67
3.1. Đặc điểm ........................................................................................................67
3.1.1. Sự chuyển biến phong trào yêu nước và cách mạng ở cực Nam Trung
Bộ có tính kế thừa và phát triển liên tục...........................................................67
3.1.2. Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở cực Nam
Trung Bộ mang tính tích cực, phù hợp với xu thế của thời đại và những yêu
cầu của đất nước ...............................................................................................69
3.1.3. Các khuynh hướng cách mạng ở cực Nam Trung Bộ tồn tại song song
và liên hệ với nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh ................................................71
3.2. Ý nghĩa ...........................................................................................................74

2


3.2.1. Khơi dậy tinh thần yêu nước và cách mạng của nhân dân các tỉnh cực
Nam Trung Bộ, góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, 30 năm đầu thế kỷ XX ..........................................................74
3.2.2. Xuất hiện các hình thức đấu tranh mới, phong phú và đa dạng .............76
3.2.3. Sự chuyển biến kịp thời của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh
cực Nam Trung Bộ góp phần thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) ..... 77

3.3. Bài học kinh nghiệm ......................................................................................79
3.3.1. Lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo xu hướng phát triển của
thời đại ..............................................................................................................79
3.3.2. Bài học đấu tranh giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc ............................80
3.3.3. Gắn phong trào yêu nước với cách mạng, giải phóng quê hương trong
phong trào cách mạng chung của dân tộc Việt Nam ........................................81
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cực Nam Trung Bộ gồm hai tỉnh là Khánh
Hòa và Bình Thuận thuộc Trung Kỳ. Đây là vùng đất có vị trí chiến lược quan
trọng, nơi giao thoa của nhiều dòng văn hóa, tư tưởng giữa Trung Kỳ và Nam Kỳ,
cũng là địa bàn diễn ra nhiều cuộc chiến đấu mở cõi và chống xâm lược trong lịch
sử dân tộc Việt Nam.
Tháng 9-1858, Pháp nổ súng ở cửa biển Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược
Việt Nam. Sau khi đánh chiếm Nam Kỳ, Bắc Kỳ, rồi kinh thành Huế thất thủ, quân
Pháp tấn công ra các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Phong trào đấu tranh chống Pháp của
nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng bởi những hệ tư
tưởng khác nhau, phản ánh quá trình tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc ở Việt
Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đó là quá trình chuyển biến tư tưởng của các
phong trào yêu nước trước vận mệnh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc; Từ phong
trào vũ trang chống Pháp do các văn thân, sĩ phu hưởng ứng dụ Cần Vương đến


Demo
Select.Pdf
SDK
phong trào Duy
Tân,Version
chấn hưng- đất
nước, rồi đến
phong trào giải phóng dân tộc theo
con đường cách mạng vô sản do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Quá trình chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực
Nam Trung Bộ vừa chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc
chung, vừa có những đặc điểm, tính chất riêng và có tác động đến phong trào yêu
nước các tỉnh Nam Trung Bộ, cũng như phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Cho đến nay, một số công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại
từ năm 1858 đến năm 1930 như Lịch sử Việt Nam cận đại hay Giáo trình lịch sử
Việt Nam cận đại có đề cập đến phong trào yêu nước ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
Song các công trình này chủ yếu đề cập tới phong trào Cần Vương mà chưa làm rõ
sự chuyển biến của các phong trào yêu nước và cách mạng nơi đây. Lịch sử Đảng
bộ các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận có đề cập kỹ hơn song cũng chỉ
nêu một vài phong trào đấu tranh chống Pháp trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra

4


đời ở các địa phương một cách riêng lẽ mà chưa có đánh giá trong phong trào giải
phóng dân tộc chung của cả nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách
mạng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (1885 - 1930) là cần thiết, có ý nghĩa khoa học

và thực tiễn.
Về khoa học, qua nghiên cứu, đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và dựng lại
bức tranh chung về truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam nói
chung, của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ nói riêng ở giai đoạn lịch sử này.
Kết quả nghiên cứu còn góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa lịch sử địa phương
với lịch sử dân tộc Việt Nam, vai trò và những đóng góp của nhân dân các tỉnh cực
Nam Trung Bộ trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Những bài học kinh nghiệm từ các phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh
cực Nam Trung Bộ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 vẫn còn nguyên giá trị khoa học
trong nhận thức và hoạch định chính sách bảo vệ đất nước trong thời kỳ đổi mới,
hội nhập quốc tế.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài góp phần tạo ra hiệu ứng tốt về mặt
xã hội, ghi nhận sự cống hiến, hy sinh của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ

Demo Version - Select.Pdf SDK

trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Từ đó, khơi dậy lòng
yêu nước và sự tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi vấn
đề chủ quyền lãnh thổ vùng biển đảo của đất nước, cũng là của các tỉnh cực Nam
Trung Bộ đang đứng trước những diễn biến phức tạp, khó lường. Mặt khác, kết quả
nghiên cứu đề tài còn là sản phẩm tinh thần, là nguồn động viên to lớn các tầng lớp
nhân dân tham gia tích cực công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Sự chuyển biến của phong trào yêu
nước và cách mạng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (1885 - 1930)” làm đề tài luận
văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào yêu nước và cách mạng từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 ở nước
ta nói chung và các tỉnh cực Nam Trung Bộ nói riêng đã được nhiều học giả trong
và ngoài nước nghiên cứu.


5


Trước năm 1945, một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến lịch sử
vùng đất cực Nam Trung Bộ ở những mức độ, khía cạnh và với những mục đích
khác nhau, như Daufès (E) với Lính bản xứ ở Đông Dương từ khi ra đời đến nay
(La Garde indigène de l' Indochine de sa création à nos jours), J.B. Guerlach với
Những cuộc tàn sát năm 1885 (Massacres de 1885). Qua những tác phẩm này, các
học giả đã đề cập một số sự kiện của phong trào Cần Vương ở khu vực Nam Trung
Kỳ, chẳng hạn như về cuộc khởi nghĩa Võ Trứ, Mai Xuân Thưởng và Trịnh Phong,
về phong trào đấu tranh của các dân tộc miền núi đầu thế kỷ XX và phong trào
chống thuế 1908. Tuy nhiên, sự đề cập đó còn tản mạn và hạn chế nhiều về nguồn
tài liệu tham khảo.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), đã có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử
liên quan đến phong trào chống Pháp của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ từ
năm 1885 đến 1945. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như: Hải Khách với
cuốn Một trang sử cận đại: phong trào chống đi phu nạp thuế ở Trung Kỳ xuất bản
năm 1955; Trần Huy Liệu với cuốn Lịch sử 80 năm chống Pháp, Q.1,2 xuất bản
năm 1957; Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Nguyễn Khắc Đạm với Tài liệu tham khảo lịch

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
sử cách mạng
cận đại
Việt Nam,
tập I, Phong
trào văn thân khởi nghĩa xuất bản

năm 1957; Trần Văn Giàu với cuốn Chống xâm lăng xuất bản năm 2000... Các tác
phẩm trên đã nêu lên một số nét chung về đặc điểm, tính chất và thành phần lãnh
đạo phong trào yêu nước chống Pháp những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở
các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
Trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX, ở miền Nam có một số tác giả nghiên
cứu lịch sử liên quan đến giai đoạn này, tiêu biểu như Phan Khoang với Việt Nam Pháp
thuộc sử. Công trình này đã đề cập đến phong trào Cần Vương, phong trào chống thuế
năm 1908 ở cực Nam Trung Bộ nhưng mức độ hạn chế, chủ yếu tác giả trình bày các
cuộc đàn áp của thực dân Pháp đối với phong trào đấu tranh của nhân dân.
Bên cạnh những nhà nghiên cứu lịch sử trong nước, gần đây có một số tác
giả người nước ngoài nghiên cứu lịch sử các tỉnh cực Nam Trung Bộ giai đoạn cuối
thế kỷ XIX. Tiêu biểu nhất trong những năm 80 (thế kỷ XX) là nhà sử học người
Pháp Charles Fourniau với một luận án cấp Nhà nước mang tên Những cuộc tiếp

6


xúc Pháp - Việt ở Trung - Bắc Kỳ từ 1885 đến 1896 (Les Contacts Franco Vietnamiens en Annam et au Tonkin de 1885 à 1896). Đây được coi là một công
trình nghiên cứu khá công phu về phong trào Cần Vương ở Bắc và Trung Kỳ. Luận
án đã dành 55 trang viết về phong trào Cần Vương ở Phú Yên và Bình Định, 80
trang đề cập đến phong trào Cần Vương các tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận. Dựa
chủ yếu vào nguồn tài liệu lưu trữ ở cả Việt Nam và Pháp, công trình này trở thành
nguồn tài liệu quan trọng để nhìn nhận, đánh giá về những sự kiện lịch sử liên quan
đến phong trào Cần Vương ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
Ngoài những công trình trên, còn có các sách chuyên khảo đề cập đến lịch sử
các tỉnh cực Nam Trung Bộ như: Nguyễn Đình Tư với sách Non nước Khánh Hòa,
Non nước Bình Thuận. Các công trình này đã trình bày về thân thế và sự nghiệp một
số nhân vật điển hình, lãnh đạo các cuộc đấu tranh chống Pháp giai đoạn cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX như Trịnh Phong, Trần Đường, Mai Xuân Thưởng ...; Quách
Tấn có sách Xứ trầm hương trình bày một số nhân vật, sự kiện chống Pháp ở Khánh

Hòa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Những công trình nghiên cứu chuyên khảo về phong trào yêu nước chống

Demo
- Select.Pdf
SDKthực hiện sau năm 1975. Trước
Pháp ở các tỉnh
cực Version
Nam Trung
Bộ chủ yếu được
hết, phải nói đến những bài viết của Giáo sư Đinh Xuân Lâm đăng trên tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, như bài "Trung Kỳ - Bắc Kỳ: những năm 1885-1896". Tác giả
đưa ra ý kiến của mình về một số vấn đề trong phong trào Cần Vương, như thời
gian bùng nổ và kết thúc phong trào ở từng địa phương cũng như ảnh hưởng của
phong trào đối với khu vực và nguyên nhân thất bại của nó ở Nam Trung Kỳ.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu
về quá trình chuyển biến tư tưởng và phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam
như Trần Đình Dương (2002), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX, đã đề cập đến sự
chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng từ khuynh hướng dân chủ tư
sản sang khuynh hướng vô sản đầu thế kỷ XX của nước ta.
Doãn Chính và Phạm Đào Thịnh (đồng chủ biên) (2007) với cuốn Quá trình
chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân

7


vật tiêu biểu, đã trình bày những nội dung và đặc điểm tư tưởng chính trị Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhà tư tưởng như Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh, Nguyễn An Ninh. Bước chuyển biến tư tưởng của các chí sĩ yêu nước có ảnh

hưởng nhất định đến con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc sau này.
Đinh Xuân Lâm (Cb) (1997), Đại cương lịch sử Việt Nam tập II; Vũ Huy
Phúc, Phạm Quang Trung, Nguyễn Ngọc Cơ (2003), Lịch sử Việt Nam 1858-1896;
Tôn Quang Phiệt (1958), Phan Bội Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của
nhân dân Việt Nam; Nguyễn Tất Thắng (2002), Trần Quý Cáp và những đóng góp
của ông trong phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX, in trong cuốn Một số vấn đề Lịch
sử (khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Huế ấn hành), Nhà xuất bản Thuận Hoá,
Huế; Nguyễn Tất Thắng (2005), Góp phần tìm hiểu về một số đặc điểm của phong
trào yêu nước ở Hà Tĩnh nửa sau thế kỷ XIX, in trong cuốn Một số vấn đề lịch sử,
T.1, Nhà xuất bản Thuận Hoá. Đặc biệt tác giả Trương Công Huỳnh Kỳ (2013) với
Phong trào chống Pháp ở Nam Trung Kỳ nửa sau thế kỷ XIX...
Một số bài viết cũng đã đề cập đến "đất nước" và "con người" của các tỉnh
cực Nam Trung Bộ trong quá trình hình thành và phát triển, từ các phong trào

- Select.Pdf
SDK
chống Pháp Demo
cuối thế Version
kỷ XIX đến
cuộc đấu tranh
của các dân tộc miền núi và phong
trào yêu nước cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hội
đồng biên soạn lịch sử Nam Trung Bộ và Viện Lịch sử Đảng (1995), Nam Trung Bộ
kháng chiến 1945-1975; Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1989), Khu 5 - 30 năm chiến
tranh giải phóng... Các công trình này đã đề cập tới nguyên nhân, diễn biến, đặc
điểm và vai trò của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX, các nhà
lãnh đạo phong trào Duy Tân ở một số địa phương miền Trung, trong đó có các tỉnh
cực Nam Trung Bộ.
Ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có một số công trình nghiên cứu, biên soạn
dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, từ Tỉnh ủy đến Huyện ủy như: Ban Thường

vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận (1995), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930-1975), Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (2001), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam tỉnh Khánh Hòa (1930-1975); Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận (1992),
Bình Thuận - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 2,...

8


Ở cấp huyện có Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bác Ái (2005), Lịch sử Đảng
bộ huyện Bác Ái, tập 1(1930-1954); Huyện ủy Bắc Bình (2000), Bắc Bình truyền
thống đấu tranh cách mạng (1930-1975); Huyện ủy Ninh Hòa (2001), Lịch sử
truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân huyện Ninh Hòa 1954-1975; Huyện ủy
Ninh Hòa (2005), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Ninh Hòa
1930-1975; ...
Nội dung các công trình tập thể trên đã phản ánh phong trào yêu nước, quá
trình hình thành, phát triển các cơ sở Đảng Cộng sản ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ,
phong trào cách mạng ở các địa phương từ khi Đảng ra đời với nhiều sự kiện tiêu
biểu về vai trò lãnh đạo của Đảng đối phong trào yêu nước và cách mạng địa phương.
Nhìn chung, trong chừng mực nhất định, các công trình nghiên cứu trên đã
nêu lên những nét khái quát về lịch sử phong trào yêu nước ở các tỉnh cực Nam
Trung Bộ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 với những sắc thái, biểu hiện và mức độ
khác nhau. Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả cũng đưa ra những kết
luận, những nhận xét về diễn biến, phương pháp, hình thức đấu tranh và ý nghĩa của
phong trào.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Tuy nhiên, theo sự nhìn nhận của chúng tôi, các công trình trên chưa làm
sáng tỏ được một số vấn đề cơ bản của phong trào yêu nước và cách mạng ở các
tỉnh cực Nam Trung Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, cụ thể là:

- Sự chuyển biến về tư tưởng, ý thức hệ, phương pháp đấu tranh, lực lượng
lãnh đạo của phong trào yêu nước và cách mạng cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.
- Tính hệ thống của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực Nam
Trung Bộ.
- Đặc điểm, bài học kinh nghiệm từ phong trào yêu nước và cách mạng của
nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 và những đóng
góp của phong trào trong lịch sử chống Pháp của dân tộc Việt Nam thời kỳ này.
Thực hiện đề tài “Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở
các tỉnh cực Nam Trung Bộ (1885 - 1930)” tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn
đề nêu trên.

9


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự chuyển biến của phong trào yêu
nước và cách mạng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ từ năm 1885 đến năm 1930.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về quá trình chuyển biến của
phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, gồm: Khánh Hòa,
Bình Thuận (nay là các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận).
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về quá trình chuyển biến của
phong trào yêu nước và cách mạng thời kỳ từ năm 1885 đến năm 1930.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích, luận văn làm rõ quá trình chuyển biến của phong trào yêu nước
và cách mạng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ từ năm 1885 đến năm 1930, phân tích
những đặc điểm, tính chất riêng của phong trào qua từng giai đoạn, làm rõ quá trình
chuyển biến từ phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến chuyển sang phong
trào yêu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản và cuối cùng là phong trào yêu nước
theo con đường cách mạng vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Select.Pdf
SDK
- XácDemo
định vị Version
trí và ảnh -hưởng
của phong
trào yêu nước và cách mạng ở các
tỉnh cực Nam Trung Bộ đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
từ năm 1885 đến năm 1930.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ Việt Nam.
Về nhiệm vụ, để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ đặt ra là phải
làm rõ các nội dung sau đây:
- Bối cảnh lịch sử, ảnh hưởng tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc theo ý
thức hệ phong kiến, cụ thể “dụ Cần Vương” đối với nhân dân các tỉnh cực Nam
Trung Bộ cuối thế kỷ XIX.
- Bối cảnh lịch sử, ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng cách mạng
vô sản đối với nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ đầu thế kỷ XX
- Nội dung của sự chuyển biến về tư tưởng, mục tiêu, phương pháp đấu
tranh, lực lượng lãnh đạo phong trào.

10


- Qua đó, rút ra những đặc điểm nổi bật, ý nghĩa, bài học cũng như ảnh
hưởng của phong trào đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đến năm 1930; rút ra được những bài học đối với sự nghiệp bảo vệ
đất nước và chủ quyền Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Về nguồn tài liệu, chúng tôi tiếp cận và sử dụng một số nguồn tư liệu chủ
yếu sau đây:
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu lưu trữ tại một
số phòng lưu trữ các tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ, gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận.
- Luận văn tham khảo nguồn tài liệu đã được công bố, xuất bản như trình bày
ở phần lịch sử vấn đề.
- Luận văn sử dụng một số nguồn tư liệu từ việc tác giả sưu tầm trong văn
học, thơ ca dân gian địa phương, bia ký tưởng niệm, những câu chuyện dân gian kể
về các nhân vật lịch sử, địa danh nổi tiếng,... nơi diễn ra các cuộc đấu tranh chống
Pháp ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ trong thời kỳ này.
Về phương
nghiên- Select.Pdf
cứu, luận vănSDK
sử dụng phương pháp luận sử học
Demopháp
Version
mac-xít; kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử, phương pháp diễn
dịch và quy nạp, phân tích và tổng hợp, trình bày nội dung từng vấn đề theo diễn
tiến thời gian.
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn làm rõ sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách
mạng từ năm 1885 đến năm 1930, từ tư tưởng yêu nước theo ý thức hệ phong kiến,
sang dân chủ tư sản rồi chuyển sang lập trường cách mạng vô sản.
Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá về quá trình chuyển biến các phong
trào yêu nước và cách mạng của nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ từ năm 1885
đến năm 1930; rút ra những bài học lịch sử đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ Việt Nam.
Thứ ba, luận văn góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu lịch sử các tỉnh cực Nam
Trung Bộ nói riêng và lịch sử cận đại nói chung, đặc biệt là quá trình chuyển biến của

phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
11


Thứ tư, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên,
học sinh trong việc giảng dạy và học tập lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói
riêng tại các trường ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn dài 74 trang, gồm có 3 chương:
Chương 1: Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh cực
Nam Trung Bộ từ ý thức hệ phong kiến sang ý thức hệ dân chủ tư sản (1885 - 1925).
Chương 2: Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh
cực Nam Trung Bộ từ ý thức hệ dân chủ tư sản sang ý thức hệ cách mạng vô sản
(1925 - 1930).
Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.

Demo Version - Select.Pdf SDK

12



×