Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của banana yoshimoto (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HỒNG HẠNH

CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG SÁNG TÁC
CỦA BANANA YOSHIMOTO

LÝ LUẬN
Demo Chuyên
Versionngành:
- Select.Pdf
SDKVĂN HỌC
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN THUẤN

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.



Tác giả

Trần Thị Hồng Hạnh

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời Cảm Ơn
Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô giáo khoa Ngữ Văn và phòng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư phạm Huế đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy giáo TS. Nguyễn Văn Thuấn, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo cũ,
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt
quá trình
tôi thực
hiện luậnSDK
văn.
Demo
Version
- Select.Pdf
Huế, tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện


Trần Thị Hồng Hạnh

iii iii


MỤC LỤC
Trang

PHỤ BÌA ........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................6
2.1.Những công trình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh và văn học ................6
2.2.Những công trình nghiên cứu về nhà văn Banana và các tác phẩm đã được
dịch ở Việt Nam ...........................................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................12
3.1.Đối tượng nghiên cứu ............................................................................12
3.2.Phạm vi nghiên cứu................................................................................13
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................13

Demo Version - Select.Pdf SDK

4.1.Phương pháp phân tích – tổng hợp ........................................................13
4.2.Phương pháp thống kê – phân loại.........................................................13
4.3.Phương pháp so sánh – đối chiếu...........................................................13
4.4.Phương pháp liên ngành.........................................................................13
5. Đóng góp của luận văn ...................................................................................14

5.1. Về mặt lý luận .......................................................................................14
5.2. Về mặt thực tiễn ....................................................................................14
6. Cấu trúc của luận văn .....................................................................................14
NỘI DUNG ..............................................................................................................15
CHƯƠNG 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ CÁC CHỦ ĐỀ HIỆN SINH
TRONG SÁNG TÁC CỦA BANANA YOSHIMOTO ........................................15
1.1. Chủ nghĩa hiện sinh – lịch sử, những phạm trù cơ bản và sự ảnh hưởng
đến văn học Nhật Bản hiện đại ....................................................................15
1.1.1. Lịch sử ra đời chủ nghĩa hiện sinh.................................................15
1


1.1.2.Những phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh ..............................17
1.1.3. Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đến văn học Nhật Bản hiện đại ... 19
1.2. Các chủ đề hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto ...............20
1.2.1. Chủ đề về thế giới phi lý, kì lạ, đầy huyền bí ................................21
1.2.2. Chủ đề về thế giới đa chiều, phân rã, hỗn độn ..............................27
1.2.3. Chủ đề về thế giới xa lạ của tha nhân ............................................31
CHƯƠNG 2. CON NGƯỜI HIỆN SINH TRONG SÁNG TÁC CỦA BANANA
YOSHIMOTO..........................................................................................................37
2.1. Con người cô đơn ..................................................................................38
2.1.1.Con người cô đơn trong tâm thức Nhật Bản ..................................38
2.1.2.Con người cô đơn trong bản thể mỗi cá nhân.................................42
2.2.Con người lo âu ......................................................................................46
2.2.1 Con người bất an vì những tổn thương tinh thần, lo sợ bị bỏ rơi .......47
2.2.2. Con người lo sợ, ám ảnh về cái chết..............................................53
2.3.Con người kiếm tìm, dấn thân................................................................57
2.3.1.Con người duy cảm, duy mĩ, tìm kiếm bản thể từ vẻ đẹp cuộc sống,

Version

Select.Pdf
SDK
từDemo
những mối
tình dị-biệt
.........................................................................
58
2.3.2.Con người "hướng sáng" ................................................................61
2.3.3.Con người ưu tư, tri nhận về sự khác biệt của bản thể, dấn thân để
khẳng định nhân vị độc đáo, tự do ...........................................................64
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG
SÁNG TÁC CỦA BANANA YOSHIMOTO ........................................................69
3.1.Kết cấu ...................................................................................................69
3.1.1.Kết cấu dòng ý thức ........................................................................69
3.1.2.Kết cấu phân mảnh, lắp ghép..........................................................72
3.2.Không gian và thời gian nghệ thuật .......................................................76
3.2.1.Không – thời gian hư ảo .................................................................76
3.2.2.Không – thời gian tỉnh thức ............................................................79
3.3.Biểu tượng và hình ảnh ..........................................................................83
3.3.1.Biểu tượng từ nhan đề tác phẩm .....................................................83

2


3.3.2.Hình ảnh mang tính nhục thể cùng sự tương tác giữa các hình khối .... 85
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92

Demo Version - Select.Pdf SDK


3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xứ sở Phù Tang luôn quyến rũ lòng người bởi những vẻ đẹp giản dị mà vô
cùng tinh tế, đơn sơ mà đầy bí ẩn, u hoài nhưng luôn chất chứa những cảm xúc mãnh
liệt. Và văn học – tiếng nói của đời sống tinh thần con người đã thể hiện vẻ đẹp ấy
một cách chân xác và sống động nhất. Từ khởi thủy đến nay, văn học Nhật Bản đã
thể hiện một diện mạo riêng, một phong thái riêng mang đậm cốt cách của con người
Nhật Bản. Chúng ta không thể lãng quên một truyện cổ Genji như đóa hoa sen ngát
hương mang niềm bi cảm sâu xa về nhân sinh, là suối nguồn bất tận cho thi ca và
nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật khác; hay không thể không nhắc tới những vần
thơ haiku đẫm chất Thiền tông, thể hiện cái đẹp tinh túy của ngôn ngữ thơ ca và cảm
thức thẩm mĩ của xứ sở Phù Tang. Nhưng có lẽ thật thiếu sót nếu không kể đến những
tên tuổi như Kawabata Yasunari (giải Nobel văn học 1968), Mishima Yukio, Dazai
Osamu, Abe Kobo, Kenzaburo Oe (giải Nobel văn học 1994) … đã làm rạng danh
nền văn học Nhật Bản trong quá trình hiện đại hóa văn học. Và những nhà văn đương

Demo Version - Select.Pdf SDK

đại như Haruki Murakami, Yoshimoto Banana, Yamada Eime, Hayashi Maruko,
Ogawa Yoko, Ryu Murakami … đã thể hiện hình ảnh xứ sở mặt trời mọc mang tinh
thần mới trong sự biến chuyển không ngừng của xã hội Nhật Bản hiện đại với sự phát
triển như vũ bão của nền khoa học, kĩ thuật tân tiến nhưng vẫn giữ được nét đẹp
nguyên sơ của tâm hồn Nhật từ thuở sơ khai. Đặc biệt, trong số đó, “hai Murakami
và một Banana” đã tạo nên “hiện tượng” đối với nền văn học Nhật Bản đương đại nói
riêng và văn học toàn cầu nói chung. Riêng cây bút nữ Banana Yoshimoto đã kế thừa
chất trữ tình, nữ tính vốn có của dòng nữ tính phát triển từ thời Heian và phát huy
tinh thần hiện đại, tiếp nhận những tư tưởng mới của phương Tây, thể hiện những

trăn trở, ưu tư của thế hệ trẻ Nhật Bản và khẳng định phong cách với một lối viết rất
"chúa", rất riêng của Banana, tinh tế mà đầy ma mị, chân thực mà rất đỗi hư huyền.
Sáng tác của Banana đã được công chúng Nhật Bản và thế giới yêu mến, nồng nhiệt
đón nhận. Đến nay, tác phẩm của bà đã bán hết hơn sáu triệu cuốn ở Nhật và hơn một
triệu cuốn ở nước ngoài, tái bản hơn sáu mươi lần tại Nhật, được dịch ra trên hai mươi
4


thứ tiếng và nằm trong danh mục best seller của nhiều nước Anh, Pháp, Ư, Mỹ… Tuy
nhiên, một số ư kiến của giới phê b́ nh trong nước và quốc tế lại đánh giá tác phẩm
của Banana chỉ những sáng tác giải trí, ăn khách, chỉ là những trang viết để đọc vội
trên tàu điện ngầm, không phải là những tác phẩm văn chương có tầm vóc. Song, để
đánh giá toàn diện về Banana cần có cái nhìn thấu triệt, đa chiều và sự kiểm chứng
của thời gian. Và sức hút của Banana đối với độc giả toàn cầu là điều không thể phủ
nhận. Những trang viết của bà luôn có thứ “ma lực” quyến rũ người đọc bởi vẻ đẹp u
hoài, tuyệt vọng nhưng sâu thẳm trong đó vẫn luôn rạng ngời thứ ánh sáng lạc quan,
tin yêu vào cuộc sống với tinh thần nhân văn cao đẹp.
Hướng về con người trong tính bản thể của nó, chủ nghĩa hiện sinh đã trở
thành một học thuyết có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng nhân loại, đi vào đời
sống xã hội một cách tự nhiên, là “triết học xuống đường” và trở thành khuynh hướng
sáng tác tiêu biểu của văn học thế kỉ XX. Vì vậy, những giá trị của chủ nghĩa hiện
sinh là không thể phủ nhận đối với sự phát triển của nền văn học hiện đại. Cơn gió
hiện sinh đã thổi vào đất nước Nhật Bản hoang tàn, kiệt quệ với những tổn thương
tinh thần sau thế chiến thứ hai. Con người mang vết thương chưa thể chữa lành, hoang

Version
- Select.Pdf
SDK
mang khôngDemo
biết đi về

đâu trong
vòng xoáy đầy
biến động của lịch sử và thời đại.
Những tác giả tiêu biểu thời kì này ảnh hưởng rõ nét chủ nghĩa hiện sinh trong sáng
tác như Abe Kobo, Kenzaburo Oe đã xây dựng hình ảnh của con người thời hậu chiến
với những đổ vỡ, mất mát và con người trong xã hội tư bản công nghiệp bị rơi vào
trạng thái bi đát, không lối thoát. Và khi xã hội ngày một phát triển, con người càng
bế tắc trong ốc đảo cô đơn của chính mình, lạc loài giữa xã hội đầy nhiễu động, hoài
nghi về một thế giới phi lí với sự đổ vỡ niềm tin trước thời cuộc, dấu ấn hiện sinh vì
vậy vẫn hiện diện rõ nét trong sáng tác của thế hệ nhà văn đương đại. Riêng Banana
Yoshimoto, cảm thức hiện sinh thể hiện rõ nét trong sáng tác của bà khi bà luôn cố
gắng hướng về một con người bản thể trong tính độc đáo và toàn vẹn của nó và vẫn
giữ được hồn cốt Nhật Bản từ thuở ban sơ.
Sử dụng lí thuyết Chủ nghĩa hiện sinh soi chiếu vào sáng tác của Banana
Yoshimoto, chúng tôi muốn chạm vào những “ngõ ngách” khuất kín ẩn giấu trong
tác phẩm, khám phá những tầng sâu ý nghĩa trong đó, hiểu rõ thêm về đất nước và

5


con người Nhật Bản dưới góc nhìn của nhà văn. Từ đó, hy vọng có thể đưa ra những
phân tích, kiến giải chuẩn xác về hoạt động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ
Banana, khẳng định đúng vị trí của nhà văn đối với nền văn học Nhật Bản nói riêng
và văn học nhân loại nói chung, đồng thời, hướng người đọc đến phương thức tiếp nhận
thú vị, đầy tính nhân bản. Đó chính là những lí do cơ bản và chính yếu để chúng tôi
quyết định lựa chọn đề tài Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh và văn học
Trước một thế giới duy lí, lấy vũ trụ làm trung tâm, con người bị bỏ rơi, không
được tri nhận về bản thể, những trào lưu triết học về con người ra đời như một tất yếu

của lịch sử xã hội và chủ nghĩa hiện sinh cũng nằm trong số đó. Đây là một trong
những khuynh hướng triết học – mĩ học của chủ nghĩa hiện đại, được phôi thai từ thế
kỉ XIX, hiện diện trong lòng xã hội phương Tây đầy biến động vào đầu thế kỉ XX,
sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Nga, Đức và phát triển mạnh mẽ ở Pháp trong
chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó lan rộng đến những vùng lãnh thổ khác.
Chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào miền Nam Việt Nam vào những năm 50, 60

Demo
Version
- Select.Pdf
SDKở tầng lớp trí thức tiểu sản, nhất
của thế kỉ XX,
lan tỏa
trong lòng
đô thị miền Nam
là thế hệ thanh niên, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, nhận thức của họ và ảnh hưởng
sâu rộng đến nền lí luận, phê bình, sáng tác văn học ở miền Nam thời bấy giờ. Về
phương diện lí luận, chủ nghĩa hiện sinh hình thành đội ngũ nghiên cứu với những
gương mặt tiêu biểu như Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Lê Thành Trị, Lê Tôn
Nghiêm….Một số công trình đáng chú ý có thể kể đến là Triết học Nietzsche (Nguyễn
Đình Thi), Triết học hiện sinh (Trần Thái Đỉnh), Hiện tượng luận về hiện sinh (Lê
Thành Trị), Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương, Đâu là căn nguyên
tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đến Heidegger (Lê Tôn Nghiêm), Nhìn lại tư
trào hiện sinh tại miền Nam (Nguyễn Văn Trung), Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết
cấu trúc (Trần Thiện Đạo), v.v. Ngoài ra còn có thể kể đến Mấy trào lưu triết học
phương Tây của Phạm Minh Lăng, Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại
của Nguyễn Hào Hải cùng một số công trình dịch thuật khác như Triết học phương
Tây hiện đại (Lưu Phóng Đồng), Tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh của R. Campbell do

6



Nguyễn Văn Tạo dịch, Chủ nghĩa hiện sinh của P. Foulquié và Hiện sinh - một nhân
bản thuyết của J. P. Sartre do Thụ Nhân dịch, Mổ xẻ nhà văn J. P. Sartre của Nguyễn
Quang Lục, v.v.
Trong các công trình kể trên, đáng chú ý có công trình Triết học hiện sinh của
Trần Thái Đỉnh. Công trình đã tập hợp những bài viết của tác giả trên tạp chí Bách
Khoa từ tháng 10-1961 đến tháng 9-1962, biên soạn lại và in vào năm 1967, sau đó
được tái bản nhiều lần. Đúng như mục đích ban đầu của nhà nghiên cứu "viết sao vừa
dễ hiểu, vừa không đơn giản hóa những vấn đề phức tạp" [17, tr.8], tác giả đã trình
bày kiến thức nền tảng của chủ nghĩa hiện sinh một cách bao quát, có tính hệ thống,
dễ nắm bắt, dễ tiếp nhận. Với 10 chương, công trình đi từ việc lý giải bản chất của
triết học hiện sinh, những đề tài chính, hai ngành chính và con đường phát triển của
triết học hiện sinh gắn liền với 7 triết gia hiện sinh lớn là S.Kierkegaard, F. Nietzsche,
Husserl, K. Jaspers, G. Marcel, J. P. Sartre và M. Heidegger. Công trình này "được
xem là một công trình chuẩn mực, đầy đủ và gần như bao quát nhất về triết học hiện
sinh" [65, tr.6] tính đến thời điểm hiện nay.
Với công trình Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc, Trần Thiện Đạo

Demo
- Select.Pdf
SDK
khi bàn về khái
niệmVersion
của chủ nghĩa
hiện sinh đã
lý giải chủ nghĩa hiện sinh đã hình
thành một cách tự nhiên, không dựa vào bản chất sẵn có nên luôn thay đổi: “Chủ
nghĩa hiện sinh trình bày sự hiện sinh (l'existence) như một hiện tượng đối lập với
bản chất (l'essence) và hết sức mù mờ, thay đổi không ngừng; sự hiện sinh do ngẫu

sinh (contingence) mà ra, nghĩa là có đó vậy thôi, có đó một cách vô cớ, không bao
hàm một ý nghĩa tiên nghiệm nào và không được biện minh bởi một bản chất có sẵn
nào” [21, tr.30].
Trong Hiện tượng luận về hiện sinh, tác giả Lê Thành Trị đã chỉ ra rằng bản
chất của chủ nghĩa hiện sinh không phải biểu hiện cho một lối sống kì dị, thác loạn
tồn tại ở xã hội miền Nam lúc bấy giờ. Nếu đánh giá như vậy có phần bất công đối
với những người đã khai sinh ra phong trào hiện sinh. Ông khẳng định rằng: “Hiện
sinh trước hết là một triết lý, triết lý của những cá nhân lỗi lạc ở thế kỉ hai mươi đã
từng suy tư từ trong cuộc sống bản thân cũng như của đồng loại, và đã biến triết lí ấy
thành một môn học, thành triết học, hiện đang chiếm một địa vị đáng kể trong lịch sử
suy tư nhân loại” [75, tr.2-3]. Và tác giả đã đi từ ý nghĩa tổng quát của triết lí hiện
7


sinh, đến các quan điểm của nhà hiện sinh với mục đích giúp độc giả hiểu được ý
nghĩa đích thực của chủ nghĩa hiện sinh.
Lê Tôn Nghiêm với hai công trình Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng
Tây phương; Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đến
Heidegger đã trình bày những tư tưởng triết học của Heidegger góp phần đổi mới nền
triết học phương Tây hiện đại và những đóng góp của Heidegger trong việc lý giải
tính bản thể của con người khi trả lời những câu hỏi của Kant trong Phê phán lý tính
thuần túy về vấn đề con người, từ đó đặt nền móng, tạo tiền đề phát triển cho khoa
nhân thể học.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung,
một trong những người tiên phong trong nghiên cứu lí luận hiện sinh ở miền Nam.
Ông được xem là nhịp cầu nối đưa chủ nghĩa hiện sinh vào xã hội miền Nam và đến
gần hơn với tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ. Với bài nghiên cứu “Nhìn lại tư trào hiện
sinh tại miền Nam”, tác giả đã trình bày ảnh hưởng của Sartre trong phong trào cách
mạng thế giới, đặc biệt là ảnh hưởng ở phương diện lý luận về văn học, nghệ thuật và
những tác động mạnh mẽ triết thuyết hiện sinh của Sartre khi du nhập vào miền Nam

Việt Nam.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Sau năm 1975, hướng nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh tiếp tục phát triển và
đạt được những thành tựu mới đáng ghi nhận. Đáng chú ý năm 1978, trong công trình
Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, tác giả Đỗ Đức Hiểu đã khẳng định vai trò
tiên phong của F.Kafka đối với văn học hiện sinh nhưng đồng thời ông cũng phê phán
những yếu tố siêu hình về thân phận con người tràn ngập trong tác phẩm của Kafka.
Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng thể hiện cái nhìn có phần khắt khe và gay gắt khi
nhận định về bản chất của chủ nghĩa hiện sinh: “Sự thật, triết học hiện sinh và văn
học hiện sinh chủ nghĩa coi rẻ và giày đạp con người, ở đấy con người không phải là
một chủ thể tích cực, tác động đến thế giới và cấu tạo thế giới mà là một hữu thể tiêu
cực “sợ hãi và run rẩy”, cô đơn và bất lực, phiêu lưu và vô vọng, “hữu hạn và phi lý”
[35, tr.13-14].... Đối với ông, con người hiện sinh là “những con người khắc khoải,
dở sống dở chết, những con người bừng bừng thức dậy với những cơn mê sảng dữ
dội, những kí ức huyễn hoặc, những ám ảnh khủng khiếp, những hình bóng mơ hồ”
[35, tr.14]. Và ông kết luận rằng văn học hiện sinh là văn học phản động, gắn liền với

8


thứ triết học đầy lo âu và tuyệt vọng, đi ngược lại những giá trị tốt đẹp hướng đến con
người. Có thể thấy ý kiến của nhà nghiên cứu có phần cực đoan và phiến diện khi
chưa đánh giá đúng bản chất chủ nghĩa hiện sinh với những mặt tích cực của nó.
Ngoài ra, Nguyễn Tiến Dũng trong công trình Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử,
sự hiện diện ở Việt Nam khẳng định chủ nghĩa hiện sinh Sài Gòn đã “đánh mất bộ
mặt chống duy lý một cách nhất quán như ở phương Tây” [17, tr.132] và chỉ “là một
chủ nghĩa hiện sinh bi quan đến cùng cực mà thôi” [17, tr.136]. Đồng thời, ông cũng
chỉ ra dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong một số tác giả tiêu biểu của văn học hiện

đại Việt Nam như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp… với
tinh thần hoàn toàn khác biệt chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam giai đoạn đầu.
Bên cạnh đó, có thể kể đến một số bài viết nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh
trong văn học được đăng tải trên các báo, chuyên san, tạp chí, website như: “Nỗi đau
hiện sinh trong Bướm trắng” của Thụy Khuê (2002), “Chủ nghĩa hiện sinh, nhìn từ góc
độ văn hóa” và “Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh” của Đỗ Minh Hợp,
“Quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về con người trong Hiện sinh một nhân bản thuyết” của
Hoàng Văn Thắng đăng trên Tạp chí Triết học năm 2007, “Màu sắc hiện sinh trong
truyện ngắn Ông già và biển cả” của Đỗ Thị Hạnh, “Chủ nghĩa hiện sinh ở Miền Nam

Demo Version - Select.Pdf SDK

Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết)” của Huỳnh Như Phương đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Văn học số 9/2008. Tuy nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh ở những
phương diện khác nhau, ứng dụng vào những tác phẩm riêng nhưng tựu trung những
bài viết trên đã khẳng định dấu ấn hiện sinh trong các sáng tác văn học ở Việt Nam,
đóng góp những ý kiến đa chiều cho nền lí luận – phê bình nước nhà để có cái nhìn xác
đáng dành cho học thuyết này và vị trí của nó trong sáng tác văn chương.
Hiện nay, nghiên cứu tác phẩm văn học dựa trên lý thuyết Chủ nghĩa hiện
sinh đã trở thành xu hướng khá phổ biến ở nước ta. Ngoài những công trình nghiên
cứu được in thành sách hay đăng tải trên các báo, chuyên san, tạp chí, còn có rất
nhiều các khóa luận đại học, luận văn, luận án sau đại học cũng đi theo hướng tiếp
cận này. Đây là hướng tiếp cận thú vị nhưng cũng đầy thử thách nên thu hút được
giới nghiên cứu. Vì vậy, nó hứa hẹn những sáng tạo và chiêm nghiệm của người
cầm bút.

9


2.2. Những công trình nghiên cứu về nhà văn Banana và các tác phẩm

đã được dịch ở Việt Nam
Là một cây bút trẻ của nền văn học đương đại, Banana đã tạo sức hút đối với
độc giả trong nước và quốc tế với số lượng sách được tiêu thụ rất cao, luôn nằm trong
danh mục best seller ở Nhật Bản, đồng thời, sáng tác của Banana đã gây sự chú ý đến
giới nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước. Riêng ở Việt Nam, cái tên Banana
không còn xa lạ với độc giả, có sáu tiểu thuyết và hai tập truyện ngắn đã được dịch
sang tiếng Việt. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về Banana còn khá hiếm
hoi, chưa đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ về nữ nhà văn.
Đáng chú ý có thể kể đến Hội thảo về hai tác giả Nhật Bản đương đại là
Murakami Haruki và Yoshimoto Banana diễn ra ngày 17 tháng 3 năm 2007 tại Trung
tâm Việt - Nhật, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, dịch giả có uy tín trong
nước như Phan Nhật Chiêu, Cao Việt Dũng, Trần Tiễn Cao Đăng, Phan Quý Bích,
Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Chí Hoan… và một nhà văn đại diện của Nhật. Kỉ yếu
hội thảo có tất cả 15 bài viết là các bài phê bình, bài phỏng vấn, bài nghiên cứu được
dịch thuật, trong đó chỉ có một bài viết về tác giả Banana Yoshimoto là bài tham luận

Version
- Select.Pdf
SDKkhắc” (Đọc Kitchen, Bóng trăng,
của Nguyễn Demo
Chí Hoan
với tựa đề
“Ca ngợi khoảnh
N.P, các tiểu thuyết của Banana Yoshimoto, Lương Việt Dzũng dịch, Nhã Nam và
NXB Hội Nhà văn xuất bản, Hà Nội, 2006). Bài viết đã thể hiện những nhìn nhận,
đánh giá sâu sắc, tinh tế về văn phong của Banana qua ba tác phẩm Kitchen, Bóng
trăng, N.P. Theo Nguyễn Chí Hoan, đó là "những câu chuyện về cái đẹp. Cái đẹp
luôn cho thấy nó choán chỗ trong mọi cái nhìn, trong cảm thức về thực tại của các
nhân vật của Banana" [52, tr.21]. Từ đó, nhà nghiên cứu ngợi ca lối kể chuyện bằng
cách đảo ngược cảm nhận trong những khoảnh khắc, chính những khoảnh khắc ấy

làm nên cái đẹp của sự sinh tồn bởi lẽ "tất cả lại có thể trở nên Đẹp, được cảm nhận
như là Đẹp: bởi vì hết thảy chúng là hữu hạn, sẽ mất đi, không thể trường tồn" [52,
tr.24]. Tuy nhiên, có thể nhận thấy tại hội thảo này, chỉ có một bài viết về Banana
Yoshimoto trên tổng số 15 bài (14 bài viết còn lại viết về tác giả Haruki Murakami),
chứng tỏ rằng giới nghiên cứu chưa dành nhiều quan tâm đến nữ văn sĩ.

10


Ngoài ra, có một số bài viết trên các báo, tạp chí, website. Nổi bật trong số
đó là bài viết “Tham vọng lớn nhất là đoạt giải Nobel” của Thy Cầm trên báo Văn
nghệ số 2 ngày 13 tháng 1 năm 2007. Ở bài báo này, Thy Cầm đã giới thiệu sơ lược
về tác giả Banana và các sáng tác của bà, đặc biệt là tác phẩm Kitchen. Đánh giá về
phong cách sáng tác của Banana, Thy Cầm nhận xét nhà văn đã sử dụng "một lối viết
thật hiệu quả của người kể chuyện có tài ở chỗ đã chạm khắc ít thôi nhưng lại cực kì
tinh xảo, một dạng bonsai của từ ngữ" [8, tr.3]. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở mức
đánh giá sơ lược về tác giả, chưa đi sâu khai thác các giá trị trong sáng tác của bà.
Bên cạnh đó là bài viết "Banana Yoshimoto - Tiểu thuyết gia hiện đại Nhật
Bản" của Phạm Vũ Thịnh giới thiệu khá chi tiết về tác giả đồng thời dịch một số
truyện ngắn trong tập Thằn lằn trên trang Ở bài viết này, nhà
nghiên cứu – dịch giả đã giới thiệu sơ lược về tiểu thuyết Bóng trăng và Kitchen cùng
những thành công vang dội mà Banana đạt được từ hai tác phẩm này. Từ đó, ông khái
quát về nội dung các sáng tác của Banana: ″…đặt trọng tâm ở tính bi ai của đời sống
hiện đại, sự mất mát trong đời sống... Dù vậy, trong khoảng tối ám có khi đến cùng
cực ấy, vẫn le lói tia sáng hy vọng dựa trên lòng tin của tác giả vào nhân tính

Version
"humanity", Demo
để con người
tự hồi- Select.Pdf

phục hay đượcSDK
chữa lành" [106]. Và đồng thời, nhà
nghiên cứu khẳng định các sáng tác của Banana đã tiếp thu ý thức về vẻ đẹp bi ai của
văn học truyền thống và chịu ảnh hưởng của các nhạc sĩ, nhà văn Âu – Mĩ như
Stephen King, Truman Capote, Mike Oldfield, Kurt Cobain.
Ngoài ra, còn có một số bài viết ngắn là cảm nhận của độc giả về các sáng tác
tiêu biểu của Banana như Kitchen, Hồ, N.P, Vĩnh biệt Tugumi. Hay những bài nghiên
cứu về văn học Nhật Bản hiện đại hoặc dòng văn học nữ có giới thiệu qua về tác giả
Banana và ghi nhận một số đóng góp của bà đối với nền văn học đương đại như bài viết
"Văn xuôi nữ lưu đương đại Nhật Bản" của Hoàng Thị Xuân Vinh, "Văn hóa nghệ thuật:
Các nhà văn nữ Nhật Bản: một cuộc đảo chiều tinh tế" của Rieko Matsuura (Dương
Thắng dịch từ nguyên bản tiếng Pháp)… Còn lại đa phần là các trang nhằm quảng bá,
giới thiệu sách của nhà xuất bản độc quyền và các nhà phân phối. Trong đó, lời giới thiệu
mở đầu cuốn Kitchen của NXB Nhã Nam được coi là khá chi tiết và đầy đủ hơn cả khi
giới thiệu về tác giả Banana và tinh thần của cuốn Kitchen.

11


Hiện nay, đã có rất nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến
sĩ ở các trường đại học quan tâm nghiên cứu về tác giả Banana. Trong nguồn tài liệu
thu thập được, chúng tôi nhận thấy các công trình này chỉ nghiên cứu sáng tác của
Banana dưới góc nhìn thi pháp học hoặc phân tâm học, có công trình chỉ dừng lại
nghiên cứu một hay một vài tác phẩm nổi bật của Banana.
Như vậy, nhìn chung có rất ít bài nghiên cứu về sáng tác của Banana
Yoshimoto. Riêng đối với tác giả, có nhiều bài nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở mức
độ khái quát sơ lược. Và cũng chưa có bài viết hay công trình nào nghiên cứu về Cảm
thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto. Cho nên, có thể nói rằng luận
văn đã đề cập đến một đề tài mới mẻ và vô cùng thú vị. Tuy nhiên, do hạn chế về tài
liệu tham khảo nên sẽ có không ít khó khăn trong việc hoàn thành đề tài này.

Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với khả năng cảm thụ
văn học và những kiến thức lí luận, luận văn cố gắng trình bày một cách khoa học để
hướng tới tính khách quan của đề tài. Việc nghiên cứu sáng tác của Banana
Yoshimoto dựa trên lý thuyết chủ nghĩa hiện sinh còn là một hướng đi khá mới lạ,
đầy thử thách nhưng cũng vô cùng hấp dẫn. Vì vậy, việc tìm kiếm, tổng hợp và bổ
khuyết một cách nghĩ về Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto

Demo Version - Select.Pdf SDK

là điều cần được quan tâm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các sáng tác của Banana Yoshimoto đã
được dịch ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại (gồm 7 tiểu thuyết, 2 tập truyện
ngắn). Trong đó, chúng tôi khai thác đề tài ở hai phương diện: nội dung phản ánh và
thi pháp biểu hiện. Ở đây, nội dung và thi pháp được nhìn nhận ở những bình diện
nổi trội nhất thông qua lý thuyết hiện sinh. Chúng tôi sử dụng tài liệu chính các ấn
phẩm đã được công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam mua bản quyền, gồm có:
- Kitchen (Kitchen I – Kitchen II và Bóng trăng), Lương Việt Dzũng dịch,
NXB Hội Nhà văn, 2007.
- N.P, Lương Việt Dzũng dịch, NXB Đà Nẵng, 2007.
- Vĩnh biệt Tugumi, Vũ Hoa dịch, NXB Đà Nẵng, 2007.
- Amrita (Amurita), Trần Quang Huy dịch, NXB Hội nhà văn, 2008.

12


- Say ngủ, Trương Thị Mai dịch, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008.
- Thằn Lằn, Nguyễn Phương Chi dịch, NXB Văn học, 2008

- Hồ, Uyên Thiểm dịch, NXB Hội nhà văn, 2014.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Cảm thức hiện sinh là sự thể hiện những sắc thái hiện sinh trong quá trình
sáng tác của nhà văn một cách cảm tính (không chủ ý). Vì vậy, chúng tôi giới hạn
phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
- Những sắc thái chính của tinh thần hiện sinh góp phần làm nên chủ đề, kiểu
con người mang cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto.
- Hệ thống các phương thức biểu hiện góp phần kiến tạo sắc thái hiện sinh
trong sáng tác của Banana Yoshimoto như kết cấu, không gian và thời gian nghệ
thuật, biểu tượng, hình ảnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp được sử dụng nhằm giải mã, phân tích tác phẩm trên bình diện
nội dung và nghệ thuật, trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát những phương diện cần

Demo Version - Select.Pdf SDK

nghiên cứu.
4.2. Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp được vận dụng nhằm chỉ ra những đặc trưng về nội dung (đề
tài, chủ đề…) và nghệ thuật (biểu tượng, kết cấu, không – thời gian nghệ thuật…)
dựa trên lý thuyết về chủ nghĩa hiện sinh một cách khoa học, logic và có hệ thống.
4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp được thực hiện nhằm so sánh, đối chiếu tác các sáng tác của
Banana với nhau, hay các sáng tác của các tác giả khác cùng giai đoạn hay cùng một
hệ đề tài; qua đó thấy được sự tương đồng giữa các tác phẩm và nét đặc trưng, sáng
tạo của tác giả
4.4. Phương pháp liên ngành
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn vận dụng một số lý thuyết

liên ngành như thi pháp học, phân tâm học, kí hiệu học, văn hóa học, xã hội học… để
tiếp cận và lý giải sâu hơn, khách quan hơn vấn đề được đặt ra trong luận văn.
13


5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về mặt lý luận
Luận văn khẳng định vai trò của chủ nghĩa hiện sinh trong việc nghiên cứu
các tác phẩm văn chương.
Luận văn tiếp tục khẳng định vai trò của chủ đề tư tưởng làm sẽ làm nên sức
sống và giá trị trường tồn cho những tác của Banana Yoshimoto.
5.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về tài năng của Banana
Yoshimoto; đồng thời đưa ra một cách hiểu thấu đáo hơn về cảm thức hiện sinh trong
các sáng tác của Banana.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được phân thành ba chương:
Chương 1: Chủ nghĩa hiện sinh và các chủ đề hiện sinh trong sáng tác của
Banana Yoshimoto
Chương 2: Con người hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
Chương
3: Phương
thức
biểu hiện cảm

thức hiện sinh trong sáng tác của
Banana Yoshimoto

14



×