Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.8 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN TRUNG THIỆN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN TRUNG THIỆN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THÀNH NHÂN

Thừa Thiên Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Trung Thiện

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM

N

Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của quý thầy giáo, cô giáo, đồng
nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân, tôi đã tham gia học tập và hoàn thành luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. Bằng tấm lòng thành kính và tình cảm

chân thành, cho phép tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường ĐHSP - Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học,
Khoa Tâm lý Giáo dục cùng các nhà khoa học, quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp
giảng dạy đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Quảng Trị, cán bộ quản lý,
quý thầy cô giáo, học sinh các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Trị và các
bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện trong quá trình cung cấp thông tin, tư liệu để
giúp tôi hoàn chỉnh luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS.

Demo
Select.Pdf
Nguyễn Thành
NhânVersion
- người đã- tận
tình hướngSDK
dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Trị đã tư vấn, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè thường xuyên động
viên, khích lệ tôi học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn chắc chắn vẫn không thể tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô
giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thừa Thiên Huế , ngày 01 tháng10 năm 2017
Tác giả luận văn


Trần Trung Thiện

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... II
LỜI CẢM

N ..........................................................................................................III

MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .....................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................................9
4. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................9
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .....................................................................9
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................10
7. Những luận điểm bảo vệ .................................................................................12
8. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................13

Demo Version - Select.Pdf SDK

9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................13
CHƯ NG 1. C


SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C

SỞ....................14

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề......................................................................14
1.1.1. Ở nước ngoài ......................................................................................14
1.1.2. Ở trong nước ......................................................................................15
1.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ..........................19
1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản..............................................................19
1.2.2. Khái niệm giáo dục sức khỏe sinh sản ...............................................19
1.2.3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.......................................20
1.2.4. Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở 27
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở....32
1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản .................32
1.3.2. Các chủ thể quản lý trong hệ thống phân cấp quản lý hoạt động giáo
dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ...................................36
1


1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở .............................................................................................36
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh trung học cơ sở .....................................................................................40
1.4.1. Yếu tố khách quan..............................................................................40
1.4.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................43
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................45
CHƯ NG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC

KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C

SỞ Ở THỊ XÃ

QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................................................46
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................46
2.1.1. Khái quát chung về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội .................................46
2.1.2. Khái quát về tình hình GD&ĐT........................................................48
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng.........................................................49
2.2.1. Giới thiệu bảng hỏi.............................................................................49
2.2.2. Mẫu khách thể khảo sát và cách thức khảo sát ..................................50

Demo
- Select.Pdf SDK
2.2.3.
PhỏngVersion
vấn sâu ....................................................................................
51
2.2.4. Giới thiệu việc phân tích và xử lý số liệu ..........................................52
2.3. Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học cơ sở ở
thị xã Quảng Trị ..................................................................................................52
2.4. Thực trạng giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị
xã Quảng Trị .......................................................................................................53
2.4.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ..............................................................53
2.4.2. Thực trạng về mức độ và kết quả thực hiện nội dung giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ..................56
2.4.3. Thực trạng mức độ và kết quả thực hiện về phương pháp tổ chức giáo
dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị .....57
2.4.4. Thực trạng mức độ và kết qủa thực hiện về hình thức giáo dục sức

khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ..................58

2


2.4.5. Thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ......................................................59
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị .....................................................................60
2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ..............................................................60
2.5.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ..................61
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống ........................62
2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị .........................................65
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị .............................................................66
2.6.1. Những mặt mạnh ................................................................................66
2.6.2. Những mặt yếu, hạn chế ....................................................................67
2.6.3. Nguyên nhân ......................................................................................68

Demo
Version - Select.Pdf SDK
Tiểu kết chương
2 ....................................................................................................
70
CHƯ NG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C


SỞ Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ,

TỈNH QUẢNG TRỊ.................................................................................................72
3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp ..............................................................72
3.1.1. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản của Chính phủ ..................72
3.1.2. Định hướng về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ
sở của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị ...........................................74
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .....................................................................74
3.2.1. Đảm bảo tính mục đích ......................................................................74
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ....................................................74
3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ....................................................75
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ......................................................75
3.3. Các biện pháp đề xuất..................................................................................75

3


3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và học sinh về vai trò,
tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe sinh sản trong bối cảnh hiện nay ..........75
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý
giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở............................78
3.3.3. Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình
thức tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở.......80
3.3.4. Tăng cường phối hợp giữa các trường trung học cơ sở và các lực
lượng ngoài trường đóng trên địa bàn trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản
cho học sinh .................................................................................................86
3.3.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trung học cơ sở .............................................................................................88
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................................89
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ....................89

3.5.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết ...........................................................90
3.5.2. Kết quả khảo sát tính khả thi..............................................................91
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................92

Version
Select.Pdf SDK
KẾT LUẬNDemo
VÀ KIẾN
NGHỊ-................................................................................
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Cụm từ viết tắt

HS

Học sinh

GDSKSS

Giáo dục sức khỏe sinh sản

THCS


Trung học cơ sở

CBQL

Cán bộ quản lý

GV

Giáo viên

SKSS

Sức khỏe sinh sản

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

THPT

Trung học phổ thông

GDDS

Giáo dục dân số

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


Demo Version - Select.Pdf SDK

5


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG:
Bảng 2.1. Thông tin về 111 CBQL, GV tham gia khảo sát ......................................50
Bảng 2.2. Thông tin về 450 học sinh tham gia khảo sát ...........................................51
Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung
học cơ sở ở thị xã Quảng Trị .....................................................................................52
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của
giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ...................55
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện nội dung giáo dục sức khỏe sinh
sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ................................................56
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện về phương pháp tổ chức giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị .........................57
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ và kết qủa thực hiện về hình thức giáo dục sức khỏe
sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ........................................58
Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị .............................................................59
Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung
học cơ sở ở thị xã Quảng Trị .....................................................................................60
Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sảnDemo
cho học
sinh trung
học cơ sở ở thị
xã Quảng Trị ...............................61

Version
- Select.Pdf
SDK
Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc giáo dục sức khỏe
sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ........................................62
Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ..........63
Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục
vụ giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ............64
Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị .........................64
Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị .............................................................65
Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ...............................90
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ ở ở thị xã Quảng Trị .................................91
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe
sinh sản cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị ...............................................................54
6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa ĐôngTây tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với các nước trên thế giới. Những thay đổi này
đã ảnh hưởng không nhỏ đến con người trong đó có các em HS- những chủ nhân
tương lai của đất nước. Bên cạnh việc thừa hưởng những mặt tích cực, các em cần
phải được trang bị cho mình vốn kiến thức và kỹ năng để đối mặt với những thách
thức đặt ra như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, phân hóa mức sống giàu

nghèo... đặc biệt là vấn đề tình dục, tình yêu, SKSS.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam, thanh niên nói chung và các em HS nói riêng
đang cảm thấy còn rất e ngại và lúng túng khi nói đến vấn đề SKSS. Nhiều em bắt
đầu quan hệ tình dục trong khi không hiểu biết đúng đắn về SKSS. Sự thiếu hiểu
biết này có thể dẫn các em gái vào nguy cơ có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, sinh
con khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa đủ khả năng làm mẹ, sinh con bệnh tật, dị dạng
hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như giang mai,
HIV/AIDS... ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe, tính mạng bản thân, gia đình và

Version - Select.Pdf SDK
kinh tế-chínhDemo
trị xã hội.
Tình hình GDSKSS cho HS ở các trường phổ thông Việt Nam hiện nay là
một bài toán rất lớn mà chúng ta vẫn đang thiếu lời giải. Đây là kiến thức không
mới trong đời sống nhưng lại khá mới đối với văn hóa và giáo dục của Việt Nam.
Hiện nay có nhiều trường hợp nữ sinh trở thành mẹ hay những cái chết thương tâm
bởi bản thân vướng vào con đường tình yêu, tình dục quá sớm… không còn xa lạ.
Đó là hệ quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” chương trình GDSKSS trong trường học.
Các bậc phụ huynh thường không quan tâm chương trình GDSKSS và cho rằng đó
là việc của nhà trường. Tuy nhiên một thực tế đang diễn ra là hoạt động GDSKSS ở
nhà trường đang có những lúng túng, bất cập nhất định. Chúng ta chưa có giải pháp
giáo dục đồng bộ, chưa xây dựng được một hệ thống kiến thức về sức khỏe khỏe
sinh sản cho HS mà mới chỉ ở mức độ tích hợp, lồng ghép nội dung GDSKSS qua
các môn Giáo dục công dân, Văn học, Địa lý, Sinh học. Việc GDSKSS vẫn chủ yếu
là do kế hoạch hoạt động của từng nhà trường và được thực hiện trong những phạm
vi rất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó nội dung GDSKSS còn mang tính hàn lâm, không thiết
7


thực, gây ra nhàm chán không thu hút được sự quan tâm và hứng thú của các em. Vì

thế HS đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”, hầu như các em chưa có
những hiểu biết đầy đủ, khoa học về sự phát triển của cơ thể mình. Do vậy HS cần
được quan tâm và GDSKSS ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Với ý nghĩa đó nên trong Chiến lược dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 20112020, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan tổ chức triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020
sau khi được phê duyệt; thực hiện các nội dung giáo dục về giới, giới tính, dân số, SKSS,
bình đẳng giới cho HS, sinh viên; bồi dưỡng cho GV, giảng viên, cán bộ y tế trong
trường học về giới, giới tính, dân số, SKSS, bình đẳng giới, phòng chống HIV; lồng ghép
các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành” [18, tr.9].
GDSKSS nhằm trang bị kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, sức
khỏe tình dục, SKSS để giúp các em chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống
tương lai lành mạnh, hạnh phúc.
Thị xã QuảngTrị nằm trên trục giao thông chiến lược của quốc gia: quốc lộ
1, tuyến đường sắt Bắc- Nam. Với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy từ

Version
SDK
trung tâm thịDemo
xã có thể
mở rộng- Select.Pdf
phát triển khắp
các vùng, tiện lợi cho việc giao lưu
kinh tế, văn hóa với mọi vùng miền trong cả nước. Đó vừa là thuận lợi cũng như là
thách thức không ít đối với việc giáo dục HS. Bên cạnh đó một số gia đình chỉ lo
làm ăn kinh tế đầu tư cho con đi học nhưng lại ít quan tâm đến đời sống tinh thần
của các em nên HS dễ sa ngã vào con đường yêu đương trước tuổi, quan hệ tình dục
trước hôn nhân cùng với những hệ lụy của nó là điều tất yếu xảy ra.
Thực trạng nhức nhối ấy đã khiến cho công tác GDSKSS trở nên cấp bách hơn, thức
tỉnh ý thức trách nhiệm của các cấp ban ngành, của nhà trường, gia đình và toàn xã hội.
Quản lý hoạt động GDSKSS đã được nhiều người nghiên cứu, đề cập đến trên

nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đặc biệt là thị xã
Quảng Trị vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách hợp lý.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với hứng thú của bản thân về vấn đề
thuộc lĩnh vực công tác, tác giả chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe
sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị” làm luận
văn nghiên cứu của mình.
8


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động GDSKSS cho
HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, luận văn đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động GDSKSS nhằm nâng cao chất lượng GDSKSS, đáp ứng mục tiêu đào
tạo của nhà trường và yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDSKSS cho HS THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS là một bộ phận quan
trọng trong nội dung giáo dục và quản lý giáo dục ở các trường THCS. Tuy nhiên, ở
các trường ở các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, các hoạt động
GDSKSS chưa thực sự được quan tâm, chưa được đầu tư đúng mức, điều này dẫn
đến sự hạn chế về kiến thức GDSKSS ở HS. Nếu nhà quản lý ở các cấp, ở các

Demo
SDK THCS ở thị xã Quảng Trị thực
trường THCS,
các tổVersion

chức Đoàn- Select.Pdf
thể trong các trường
hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS theo hướng nâng cao
nhận thức và năng lực, kiện toàn bộ máy quản lý, chỉ đạo xây dựng nội dung và sử
dụng các phương pháp, hình thức tổ chức một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm
của lứa tuổi THCS và nhà trường thì hoạt động giáo dục này sẽ được triển khai hiệu
quả, nhờ đó kiến thức về SKSS của HS THCS sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS.
Khảo sát, đánh giá thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS và
quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.

9


5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Giới hạn về nội dung
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu việc quản lý hoạt động GDSKSS theo tiếp cận
các chức năng quản lý.
Biện pháp đề xuất dành cho các chủ thể quản lý hoạt động GDSKSS theo
yêu cầu phân cấp quản lý.
5.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được giới hạn tại các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh
Quảng Trị.
5.2.3. Giới hạn đối tượng khảo sát
CBQL Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Trị; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các

trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
GV các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
HS các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận

Version
- Select.Pdf
SDK
6.1.1.Demo
Tiếp cận
chức năng
quản lý
Tiếp cận chức năng quản lý (4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo/
lãnh đạo; kiểm tra, đánh giá) sẽ là tiếp cận chính để xác định khung lý thuyết và nội dung
quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS; trong đó, chức năng lãnh đạo/ chỉ đạo sẽ tập
trung vào các nội dung chỉ đạo để vận hành các thành tố của quá trình GDSKSS (mục
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các điều kiện, môi trường giáo
dục,…); các chức năng quản lý khác vừa là tiền đề, vừa là phương thức hành động của
các chủ thể quản lý của trường THCS nhằm quản lý tốt quá trình GDSKSS cho HS.
6.1.2. Tiếp cận quá trình giáo dục
Xem xét vấn đề GDSKSS cho HS THCS theo tiếp cận các thành tố của quá
trình giáo dục, bao gồm từ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo
dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ,… cho
quá trình GDSKSS đạt hiệu quả. Các thành tố này có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ, ảnh
hưởng lẫn nhau. Việc quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS sẽ tác động quản lý
trực tiếp các thành tố này của quá trình giáo dục.
10



6.1.3. Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể
Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể xem xét hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt
động GDSKSS cho HS THCS có mối quan hệ tương tác với các nội dung giáo dục
toàn diện khác nhằm đạt được mục đích của hệ thống là phát triển toàn diện HS.
Đồng thời, tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể cũng xem xét quản lý hoạt động GDSKSS
cho HS THCS trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khách quan và các
yếu tố chủ quan thuộc về các trường THCS.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động
GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS; phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước, những tư liệu, tài liệu lý luận về quản lý giáo
dục, quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS, những kết quả nghiên cứu lý
thuyết về hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS để xây
dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
- Tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước

Demo
- Select.Pdf
SDK
được đăng tải
trongVersion
các chuyên
khảo, các bài
báo khoa học, các tạp chí chuyên
ngành… liên quan đến đề tài nghiên cứu để hình thành tổng quan nghiên cứu vấn
đề, hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra viết
Lập các phiếu hỏi với những nội dung cần khảo sát về thực trạng kiến thức về

SKSS, hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng
Trị, tỉnh Quảng Trị nhằm xác định, thu thập thông tin về thực trạng kiến thức về SKSS,
hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS. Các đối tượng điều
tra gồm CBQL, GV và HS các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
* Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các hoạt động điều hành lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá… để
đánh giá trình độ và năng lực quản lý hoạt động GDSKSS của đội ngũ CBQL các
trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

11


* Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với một số chuyên gia (các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên
cứu, các nhà khoa học am hiểu về đề tài nghiên cứu) nhằm làm sáng tỏ một số vấn
đề mà đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu và bổ sung đánh giá thực trạng,
nguyên nhân thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt
động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị và tìm hiểu quan
điểm của các đối tượng được phỏng vấn về hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt
động GDSKSS cho HS THCS.
Phương pháp được thực hiện chủ yếu với CBQL, GV và HS THCS trên địa
bản thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Trị trong
thực tiễn giáo dục và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS trong những năm qua.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Demo

Version
- Select.Pdf
SDK
Sử dụng
các phần
mềm SPSS
phiên bản 16.0
để xử lý kết quả nghiên cứu.
7. Những luận điểm bảo vệ
- Hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS là nội dung quan trọng
trong công tác giáo dục và quản lý ở trường THCS để thực hiện nhiệm vụ giáo dục
toàn diện cho HS.
- Quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị đã được
quan tâm, nhưng trách nhiệm quản lý công tác này vẫn chưa được các chủ thể quản
lý nhận thức đầy đủ và còn nhiều bất cập về nội dung, cách thức quản lý. Nghiên
cứu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS sẽ tạo cơ sở
thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất các biện pháp.
- Quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS theo hướng tiếp cận các chức
năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động, chỉ đạo thực hiện và
kiểm tra, đánh giá hoạt động GDSKSS cho HS sẽ có tác động quyết định đến kết
quả hoạt động GDSKSS cho HS trong bối cảnh hiện nay.

12


8. Đóng góp mới của luận văn
8.1. Về lí luận
Bổ sung và phát triển lý luận về hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động
GDSKSS áp dụng đối với các chủ thể quản lý ở các trường THCS và đối tượng
quản lý là HS có những nét đặc thù riêng so với các bậc học khác. Sử dụng tiếp cận

chức năng quản lý để xây dựng khung lý thuyết về nội dung quản lý hoạt động
GDSKSS phù hợp với đặc điểm HS THCS.
8.2. Về thực tiễn
Khảo sát đánh giá được thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS
và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị,
chỉ ra được những kết quả và tồn tại, những bất cập từ đó đề xuất các biện pháp
quản lý tốt hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản

Version
cho học sinhDemo
trung học
cơ sở. - Select.Pdf SDK
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

13



×