Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tình hình kinh tế và văn hóa huyện triệu phong (quảng trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.76 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ HOÀI

TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ)
TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ HOÀI

TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ)
TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. THÁI QUANG TRUNG

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Họ tên tác giả

Lê Thị Hoài

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi xin được bày tô lòng biết ơn đến:
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Huế.
- Qúy thầy cô giảng dạy Sau đại học bộ môn Lịch sử, Trường ĐHSP Huế và
ĐHKH Huế.
- Người dân nhiều làng xã, các dòng họ ở huyện Triệu Phong.
- Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, Thư viện tỉnh Quảng Trị, Phòng Văn hóa - Thông tin
huyện Triệu Phong, UBND các xã ở huyện Triệu Phong, Thư viện tổng hợp tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Gia đình
và bạnVersion

bè.
Demo
- Select.Pdf SDK
Đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên truyền đạt tri thức cho tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, xin được bày tô lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Thái Quang Trung,
giảng viên bộ môn Lịch sử Việt Nam - Trường ĐHSP Huế, người trực tiếp giảng dạy,
hướng dẫn, truyền đạt niềm đam mê nghiên cứu lịch sử dân tộc.

Tác giả luận văn
Lê Thị Hoài

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................... 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................8
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................9
6. Đóng góp của đề tài ...........................................................................................10
7. Bố cục luận văn .................................................................................................10
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ MẢNH ĐẤT, CON NGƢỜI HUYỆN
TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) .................................................................... 11

1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................11

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................11
1.1.2. Đất đai .................................................................................................11
1.1.3. Sông ngòi và địa hình...........................................................................12
1.1.4. Khí hậu .................................................................................................13
1.2. Khái quát vùng đất Triệu Phong .................................................................13
1.2.1. Dấu vết con người thời tiền và sơ sử trên đất Triệu Phong trước thế kỷ
XIV .................................................................................................................13
1.2.2. Dấu tích văn hóa Chămpa ở Triệu Phong ............................................14
1.3. Qúa trình thay đổi địa giới hành chính huyện Triệu Phong qua các thời kỳ
...........................................................................................................................18
1.4. Qúa trình hình thành làng xã huyện Triệu Phong đến thế kỷ XIX .............20
CHƢƠNG 2: KINH TẾ HUYỆN TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TỪ
THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX ................................................................. 29
2.1. Kinh tế nông nghiệp....................................................................................29

1


2.1.1. Tình hình ruộng đất ..............................................................................29
2.1.2. Trồng trọt, chăn nuôi ............................................................................36
2.1.3. Hoạt động thủy lợi ...............................................................................38
2.2. Kinh tế thủ công nghiệp ..............................................................................40
2.3. Kinh tế thương nghiệp ................................................................................43
2.3.1. Nội thương ...........................................................................................43
2.3.2. Ngoại thương........................................................................................50
Chƣơng 3: VĂN HÓA TRIỆU PHONG (QUẢNG TRỊ) TỪ THẾ KỶ

XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX ................................................................................. 53
3.1. Văn hóa tinh thần ........................................................................................53
3.1.1. Tôn giáo ...............................................................................................53
3.1.2. Tín ngưỡng ...........................................................................................57
3.1.3. Phong tục tập quán ...............................................................................60
3.1.4. Giáo dục ...............................................................................................61
3.1.5. Lễ tết, lễ hội .........................................................................................63
3.1.6. Văn nghệ dân gian................................................................................68

- Select.Pdf SDK
3.1.7.Demo
Văn họcVersion
dân gian..................................................................................
69
3.1.8. Kiến trúc ...............................................................................................71
3.2. Văn hóa vật chất .........................................................................................72
3.2.1. Ẩm thực ................................................................................................72
3.2.2. Trang phục ...........................................................................................75
3.2.3. Cư trú ...................................................................................................76
3.2.4. Phương tiện đi lại .................................................................................77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 82
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHKH


Đại học Khoa học

ĐHSP

Đại học Sư phạm

ĐKĐDC

Đồng Khánh địa dư chí

ĐNNTC

Đại Nam nhất thống chí

ĐNTL

Đại Nam thực lục

ĐVSKTT

Đại Việt sử ký toàn thư

GD

Giáo dục

KĐĐNHĐSL

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ


KHCN & MT

Khoa học Công nghệ và Môi trường

Mẫu (10 sào)

4.894 m2 4016

NXB

Nhà xuất bản

ÔCCL

châu cận lụcSDK
Demo Version -ÔSelect.Pdf

PBTL

Phủ biên tạp lục

PL

Phụ lục

Sông Thạch Hãn1

Số 1, trang phụ lục 1 chú thích

TCN


Trước Công nguyên

Thước (10 tấc)

0,4m

Tấc (10 phân)

0,04m

Trượng

10 thước (4m)

TP

Thành phố

21mm1s9th4ph

4 mẫu 1 sào 9 thước 6 tấc 4 phân

[1, tr.69]

Tài liệu số 1 trang 96

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, quá trình khẩn hoang mở rộng lãnh thổ về
phía Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua đó, lãnh thổ được mở rộng, đất nước
có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng chọn Ái Tử làm thủ phủ mở đầu thời kỳ xây dựng
của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Việc chọn vùng đất Quảng Trị khởi đầu
nghiệp chúa, có ý nghĩa hết sức đặc biệt vào giữa thế kỷ XVI. Chỉ đóng sở lỵ tại
đây, Nguyễn Hoàng mới tránh xa sự khống chế của họ Trịnh và làm trạm trung
chuyển trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
Với những chính sách khôn khéo, quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú
trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, các chúa Nguyễn đã
xây dựng Thuận Hóa từ một vùng đất nghèo đói, đất rộng người thưa thành xóm
làng đông đúc và là một trong những trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của
Đàng Trong.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Từ năm 1558 đến năm 1885 các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn đã để lại
dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam, góp phần hình thành bản đồ Việt
Nam như ngày nay và là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.
Kinh tế là nhân tố quan trọng quyết định và tác động trực tiếp đến đời sống
của nhân dân, đến sự phát triển chung của quốc gia dân tộc, là nền tảng để xây
dựng phát triển xã hội, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng. Do vậy, các chúa
Nguyễn đến vua Nguyễn luôn quan tâm và phát triển kinh tế, văn hóa tạo thế vững
chắc cho việc xây dựng vương triều Nguyễn.
Kinh tế và văn hóa là hai “lăng kính” phản ánh sự phát triển xã hội đời sống
nhân dân một cách rõ nét. Vì thế, nghiên cứu kinh tế - văn hóa rất được nhiều nhà
khoa học quan tâm.
Triệu Phong là huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, từng là nơi

một thời có nền kinh tế phát triển nổi bật của Đàng Trong, trung tâm đầu não được
chúa Tiên Nguyễn Hoàng chọn làm nơi đóng dinh phủ, có nhiều di tích lịch sử văn

4


hóa lâu đời. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, nhân dân huyện Triệu Phong
luôn đoàn kết chặt chẽ trong cuộc sống lao động sản xuất, mảnh đất giàu truyền
thống yêu nước, cách mạng, là nơi có đời sống tinh thần cũng như vật chất vô
cùng phong phú và đa dạng.
Vì vậy, việc nghiên cứu, khôi phục một cách tương đối có hệ thống những gì
xảy ra trong quá khứ là vấn đề cần thiết. Là một người con sinh ra và lớn lên trên
quê hương Quảng Trị, tôi thực hiện đề tài này ngoài ý nghĩa là một công trình
nghiên cứu lịch sử địa phương, luận văn còn thể hiện sự tri ân, biết ơn đối với quê
hương.
Qua đó, có thể phác họa bức tranh tổng thể một cách đầy đủ và chân thực về
vùng đất Triệu Phong (Quảng Trị) dưới thời các chúa Nguyễn, vua Nguyễn. Đề tài
góp phần nào vào việc nghiên cứu lịch sử, kinh tế, văn hóa của vùng đất Triệu
Phong (Quảng Trị). Đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ biết trân trọng và giữ gìn bản
sắc văn hóa của quê hương, niềm tự hào về quê hương, dân tộc. Từ đó, thế hệ trẻ ý
thức hơn nữa trách nhiệm của mình, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.
Riêng đối với bản thân, việc nghiên cứu đề tài luận văn còn là dịp để tìm tòi,

Version
- Select.Pdf
SDK
học hỏi, nângDemo
cao trình
độ chuyên
môn, hiểu biết

hơn về quê hương.
Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Tình hình kinh tế và văn hóa huyện
Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” làm đề tài luận văn
Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu tình hình kinh tế, văn hóa của một địa phương rất quan trọng.
Trong thời gian qua, vấn đề này đã được các tác giả sử học đề cập đến trong các
công trình nghiên cứu của mình.
* Về vấn đề kinh tế:
Nghiên cứu vấn đề về kinh tế, trước hết là kinh tế nông nghiệp có nhiều công
trình xuất bản. Trong đó nghiên cứu về ruộng đất Việt Nam ở các thế kỷ X - XIX có
các công trình sau: “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” của
tác giả Vũ Huy Phúc (1979), “Chế độ ruộng đất Việt Nam” (2 tập) của tác giả
Trương Hữu Quýnh (1982), “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nhân

5


dân dưới thời Nguyễn” do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên (1999)… các
tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống các loại hình sở hữu ruộng đất, bao gồm
phần pháp chế, các chính sách của triều đình, những tác động của chính sách ruộng
đất đối với yêu cầu phát triển của lịch sử. Đây là công trình nghiên cứu ruộng đất
trên cả nước nên chưa đi sâu từng địa phương cụ thể.
Ngoài ra, còn có rất nhiều chuyên khảo liên quan đến kinh tế - xã hội được
công bố như: “Kinh tế - xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của Nguyễn
Thế Anh gồm 6 chương đề cập đến hoạt động nông nghiệp, thủ công, thương mại
và các vấn đề về xã hội. Li Tana với “Xứ Đàng Trong Lịch sử kinh tế - xã hội Việt
Nam thế kỷ 17 và 18” gồm 7 chương, đề cập đến vấn đề có tính khai phá về sử liệu
như kinh tế, chính, trị, xã hội, quân sự, tiền tệ, dân số.
Sách “Làng nghề truyền thống Quảng Trị” do Y Thi chủ biên, (2011) đề cập

đến các nghề thủ công ở Triệu Phong: Làng nón Bố Liêu (xã Triệu Hòa), làng quạt
Phương Ngạn (xã Triệu Long), làng lược Xuân Dương (xã Triệu Trung), làng mộc
Gia Độ (xã Triệu Độ)…
Các luận văn, khóa luận tốt nghiệp liên quan đến đề tài

SDK
Trong Demo
các luậnVersion
văn, khóa- Select.Pdf
luận tốt nghiệp
những vấn đề như: tổ chức chính
quyền, kinh tế (thủ công nghiệp, thương nghiệp Quảng Trị) hay lịch sử một số làng
ở Triệu Phong đã được nghiên cứu như:
Đề tài khoa học cấp trường về làng xã ở Triệu Phong: Góp phần tìm hiểu làng
Đạo Đầu xã Triệu Trung - huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị của tác giả Lê
Hoàng Nguyên (1998) trường ĐHKH Huế đã trình bày quá trình hình thành làng
Đạo Đầu.
Luận văn “Mạng lưới chợ ở tỉnh Quảng Trị thế kỷ XVI - XIX” của Nguyễn Thị
Mỹ Linh (2012) trường ĐHSP Huế viết về hệ thống chợ làng cùng hoạt động của nó
trên địa bàn Quảng Trị. Trong đó, có đề cập đến chợ huyện Vũ Xương. Luận
văn“Thương nghiệp Quảng Trị thế kỷ XVI - XIX” của tác giả Phạm Nhân Đức
trường ĐHSP Huế không chỉ nghiên cứu hoạt động nội thương mà còn nghiên cứu
hoạt động ngoại thương đã cung cấp nhiều tư liệu cho đề tài.

6


Luận văn “Quảng Trị dưới thời các Chúa Nguyễn” của tác giả Trần Thị Thu
Hương (2011) trường ĐHKH Huế, luận văn “Quảng Trị dưới triều Nguyễn” của tác
giả Trần Thị Tuyết Nga (2012) trường ĐHKH Huế trình bày một số hoạt động kinh

tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp… ở Quảng Trị dưới thời kỳ Chúa Nguyễn và triều
Nguyễn. Trên cơ sở đó có thể kế thừa và làm tài liệu tham khảo cho luận văn.
* Về vấn đề văn hóa:
Địa chí Quảng Trị (Sở Khoa học và môi trường), (1996) gồm 20 chương, ở
chương XVI “Sinh hoạt vật chất và tinh thần”, có đề cập đến sinh hoạt vật chất và
tinh thần ở huyện Triệu Phong về nhà ở, phương tiện đi lại, ăn uống, trang phục,
trang sức… Chương XVIII “Tín ngưỡng và tôn giáo” nêu lên một số vấn đề sự phát
triển, tổ chức sinh hoạt của Phật giáo và Thiên chúa giáo ở Triệu Phong nhưng chưa
nhiều.
Khóa luận tốt nghiệp: “Một số lễ hội tâm linh ở tỉnh Quảng Trị”của tác giả Lê
Thị Hoàng Dương (2013) trường ĐHSP Huế đã đề cập tới các lễ hội trên địa bàn
Quảng Trị trong đó có các lễ hội ở huyện Triệu Phong là: Lễ hội chợ đình Bích La,
lễ hội cầu ngư làng Phú Hội.

Demo
- Select.Pdf
SDK
Bản “Báo
cáo Version
kết quả kiểm
kê di sản văn
hóa phi vật thể trên địa bàn huyện
Triệu phong” của Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Bảo tàng Quảng Trị (2013) trong
Báo cáo này đã thống kê một số lễ hội có các lễ hội truyền thống như: Lễ Đông chí
làng Dương Lệ, lễ hội đua thuyền làng Trung Yên, nghề nhạc lễ cổ truyền làng Bích
Khê, tuồng Chợ Cạn đang được nghiên cứu bảo tồn và khôi phục…
Các bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt như: Bài chòi - thú chơi đậm chất dân
gian ở Quảng Trị của tác giả Lê Thị Thanh Huyền, Di tích lịch sử - Văn hóa thời
Nguyễn Hoàng trên đất Triệu Phong và vấn đề bảo tồn phát huy giá trị của tác giả
Hồ Viết Hy; Ngày xuân đi tìm tung tích tuồng Chợ Cạn của tác giả Trương Hữu

Qúy; Vật liệu truyền thống trong công trình kiến trúc dân gian của người Việt
Quảng Trị của tác giả Nguyễn Thị Nương; Tài liệu về Chợ Thuận và thành Thuận
Châu tại Phòng Văn hóa thông tin huyện Triệu Phong. Những bài viết trên không
chỉ thể hiện về đời sống tinh thần phong phú, mặt khác kiến trúc nghệ thuật về đình
làng, chùa…cũng đa dạng.

7


Một số bài viết: Vài nét về Công giáo trên vùng đất Quảng Trị của tác giả
Đoàn Triệu Long (2014) trong tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tác phẩm “Hành trình
về truyền giáo” của tác giả A.D. Rhodes; Tài liệu về Chùa Sắc Tứ, chùa Long An
tại phòng văn hóa thông tin huyện Triệu Phong; Chùa Làng trong tâm thức của
người Việt tác giả Nguyễn Thị Nương trên Tạp chí Cửa Việt, luận văn thạc sĩ “Phật
giáo Quảng Trị từ giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” của tác giả Lê Thị Huyền Trang
trường ĐHKH Huế, đã đề cập đến sự du nhập và phát triển tôn giáo ở Triệu Phong,
một phần nào đó phản ánh về đời sống tâm linh tôn giáo của người dân nơi đây.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về tình hình
kinh tế và văn hóa huyện Triệu Phong từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX một cách toàn
diện, cụ thể. Trên cơ sở thừa kế những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước,
đồng thời trong điều kiện cho phép, hy vọng luận văn nghiên cứu một cách hệ thống
về tình hình kinh tế, văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế
kỷ XIX.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Demo
Version
- Select.Pdf
Luận văn

nghiên
cứu về kinh
tế và văn SDK
hóa huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng
Trị từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX bao gồm: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp, văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tìm hiểu về vùng đất Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ
XVI đến thế kỷ XIX, tính từ 1558 khi Nguyễn Hoàng đặt chân đến vùng đất Ái Tử
đến năm 1885 nước ta hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp.
Về không gian: Tương ứng với địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
ngày nay.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, trên cơ sở hệ thống hóa các
nguồn tư liệu hiện có. Luận văn muốn đi sâu tìm hiểu hơn về hoạt động kinh tế và
văn hóa ở huyện Triệu Phong (Quảng trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Qua đó, tái

8


hiện lại một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, văn hóa, đem lại cái nhìn chính
xác hơn về kinh tế, về vai trò, đặc điểm và tác động của nền kinh tế trong thời kỳ
này, góp phần hiểu biết về bộ mặt kinh tế ở huyện Triệu Phong nói riêng và kinh tế
của tỉnh Quảng Trị nói chung từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Đồng thời, ta có thể
phục dựng lại những nét văn hóa ở những lễ hội chợ tết, lễ hội dân gian, ăn uống,
nhà ở…thông qua đó ít nhiều sẽ giúp chúng ta gìn giữ lại những nét hồn quê của
ông cha đi trước và bản sắc văn của dân tộc.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu về kinh tế,
văn hóa đã giúp cho chúng ta giữ gìn, bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống

của dân tộc, góp phần tạo nên lòng tự hào về quê hương, dân tộc trong tâm hồn các
thế hệ trẻ ngày nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Triệu Phong và
phân tích tác động của nó tới hoạt động kinh tế, văn hóa ở huyện Triệu Phong từ thế
kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
Trình bày và phân tích sự phát triển kinh tế, văn hóa ở huyện Triệu Phong

Select.Pdf
(Quảng Trị) Demo
từ thế kỷVersion
XVI đến -thế
kỷ XIX. SDK
Tiến hành nghiên cứu thực địa, ghi chép, thu thập các tài liệu trong nhân dân.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu thƣ tịch
Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng đối với đề tài, bao gồm các bộ sử như: Đại
Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ của Quốc sử quán triều Nguyễn. Các bộ địa chí như: Ô châu cận lục của
Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hoàng Việt địa dư chí của Phan
Huy Chú, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, Đại Nam nhất
thống chí, Đồng Khánh địa dư chí của Quốc sử quán triều Nguyễn… đây là những
tác phẩm mang tính lịch sử - địa chí khảo tả một cách khá chính xác về vùng đất
Triệu Phong nói riêng và cả nước nói chung, cung cấp cho luận văn nhiều thông tin
về thời gian, sự kiện, các chính sách liên quan đến Triệu Phong.

9



- Một số sách, kỷ yếu, tạp chí có bài viết liên quan và Luận văn, Khóa
luận tốt nghiệp đã đề cập ở phần lịch sử vấn đề. Ngoài ra còn một số tài liệu, khóa
luận, luận văn, tạp chí khác giúp chúng tôi có thể kế thừa và hoàn thành luận văn.
- Nguồn tài liệu điền dã
+ Các văn bản Hán Nôm, được lưu giữ tại địa phương, làng xã ở Triệu Phong
như địa bạ, sắc phong, gia phả.
+ Ngoài ra, còn có thêm các nguồn tư liệu dân gian, như: Lời kể của các cụ
cao niên ở các làng, thơ ca, hò, vè được truyền tụng trong nhân dân… Tuy nhiên,
những nguồn tư liệu này không chính thống lắm, do đó người nghiên cứu đã sàng
lọc, đối chiếu và so sánh rất nhiều.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với một
số phương pháp khác như: điền dã, thống kê, so sánh, phân tích, mô tả, tổng hợp…
để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa bức tranh về kinh tế, văn hóa huyện Triệu Phong

Select.Pdf
(Quảng Trị) Demo
từ thế kỷVersion
XVI đến -thế
kỷ XIX. SDK
- Góp phần đánh giá công lao của chính quyền chúa Nguyễn, Lê - Trịnh, Tây
Sơn, triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo cho công tác dạy
và học lịch sử địa phương.
7. Bố cục luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát mảnh đất, con người Triệu Phong (Quảng Trị).

Chương 2: Kinh tế huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.
Chương 3: Văn hóa huyện Triệu Phong (Quảng Trị) từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

10



×