ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ KHÁNH VŨ
XÂY DỰNG QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC
HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ
PHẠM SINH
TRONG
MÔI SDK
TRƯỜNG E - LEARNING
Demo HỌC
Version
- Select.Pdf
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ KHÁNH VŨ
XÂY DỰNG QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC
HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ
PHẠM SINH HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG E – LEARNING
CHUYÊN NGÀNH
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC
Demo Version - Select.Pdf SDK
MÃ SỐ: 6014011
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS: VĂN THỊ THANH NHUNG
Thừa Thiên Huế, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Học viên
Lê Khánh Vũ
Demo Version - Select.Pdf SDK
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường,
các thầy cô giáo trong khoa Sinh học, trường Đại học Sư Phạm Huế đã tận
tình giúp đỡ, tạo điều kiện, giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm
quý báu cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin cảm ơn Khoa Nông – Lâm - Ngư – Trường Đại học Quảng Bình đã
tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Văn Thị Thanh Nhung đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng môn đã có những ý
kiến góp ý cho tôi hoàn chỉnh luận văn, ủng hộ tôi về mặt tinh thần và tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
TP Huế, tháng 10 năm 2017
Học viên
Demo Version - Select.Pdf SDK
Lê Khánh Vũ
ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGDĐT
Bộ giáo dục đào tạo
CNTT
Công nghệ thông tin
GV
Giảng viên
KN
Kỹ năng
MT
Môi trường
PPDH
Phương pháp dạy học
SV
Sinh viên
STT
Sau thực nghiệm
TNKQ
Trắc nghiệm khách quan
TTN
Trước thực nghiệm
Demo Version - Select.Pdf SDK
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ..................................................... iii
Danh mục các bảng ..................................................................................... 3
Danh mục các hình ...................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 6
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 7
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 7
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 7
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
8. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 8
9. Lược sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 8
Demo Version - Select.Pdf SDK
10. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI ................. 13
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm E – learning và hình thức học tập qua MT E – learning ..... 13
1.1.2. Kỹ năng tự học và quá trình hình thành kỹ năng tự học. .................. 17
1.1.3. Vai trò của E – learning trong rèn luyện kỹ năng tự học .................. 27
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................ 28
1.2.1. Đối với sinh viên ................................................................................... 29
1.2.1. Đối với giảng viên ................................................................................. 32
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ
HỌC HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC CHO SV NGÀNH SP SINH
HỌC TRONG MÔI TRƢỜNG E - LEARNING ................................... 35
2.1. Các kỹ năng tự học trong môi trường E - learning .............................. 35
1
2.1.2. Xác định được mục tiêu học tập ...................................................... 35
2.1.3. KN xây dựng kế hoạch học tập khoa học ......................................... 35
2.1.4. KN sử dụng máy tính và phần mềm dạy học ................................... 36
2.1.5. KN đọc sách, thu thập thông tin ...................................................... 36
2.1.6. KN tiếp thu bài giảng ở học liệu đa phương tiện ............................. 37
2.1.7. KN ghi nhớ ...................................................................................... 38
2.1.8. KN giao tiếp trong môi trường E - learning ..................................... 38
2.1.9. KN tự đánh giá kết quả học tập............................................................. 39
2.2. Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự học học phần Di truyền học
cho sinh viên sư phạm Sinh học trong môi trường E - learning ................. 39
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng ....................................................................... 39
2.2.2. Quy trình rèn luyện kỹ năng tự học ................................................. 41
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................... 54
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .................................................... 54
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm ................................................... 54
3.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................. 54
Demo Version - Select.Pdf SDK
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá ......................................... 59
3.4.1. Phân tích định lượng ....................................................................... 59
3.4.1. Phân tích định tính .......................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 68
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1
Thời gian tự học của sinh viên
25
Bảng 1.2
Kết quả điều tra ý kiến của SV về sự cần thiết của việc sử
27
dụng môi trường E – learning hỗ trợ tự học
Bảng 2.1
Ba pha hoạt động rèn luyện kỹ năng tự học trong môi trường
38
E - learning
Bảng 3.1
Bảng tham dò mức độ đạt được các KN tự học trong môi
51
trường E – learning
Bảng 3.2
Thang đo mức độ đạt được các kỹ năng tự học trong môi
52
trường E - learning
Bảng 3.3
Bảng quy đổi các kỹ năng đánh giá về thang điểm 10
54
Bảng 3.4
Mức độ đạt được các kỹ năng tự học trong môi trường E –
55
learning TTN
Bảng 3.5
Mức độ đạt được các kỹ năng tự học trong môi trường E –
55
learning STN
Bảng 3.6
Tần suất
điểm các
bài kiểm tra trắc
nghiệm trong TN
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
57
Biều đồ 1.1
Kiến thức mà sinh viên tiếp thu trên lớp
26
Biểu đồ 1.2
Quan tâm của sinh viên ở GV khi dạy Di truyền học
27
Biểu đồ 1.3
Mục đích GV sử dụng internet trong dạy học
28
Biểu đồ 1.4
Thực trạng và nhu cầu tạo trang E – learning dạy học của GV
29
Biểu đồ 1.5
Mức độ ủng hộ của GV trong việc sử dụng môi trường E –
29
learning trong rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên
Biều đồ 1.6
Mức độ đồng ý của GV về môi trường E – learning hỗ trợ tốt
30
cho rèn luyện kỹ năng tự học cho SV
Biểu đồ 3.1
Tần suất điểm kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong thực
nghiệm
3
57
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1
Mô hình E - learning
9
Hình 2.1
SV nghiên cứu mục tiêu bài học trước khi tham gia bài học
40
Hình 2.2
Giao diện khóa học
41
Hình 2.3
GV tiến hành phân quyền và phân phối SP đến người học
42
Hình 2.4
Kế hoạch học tập của khóa học được thông báo đến học viên
42
Hình 2.5
Sinh viên cần tạo tài khoản và đăng nhập vào khóa học
44
Hình 2.6
Sinh viên thực hiện bài kiểm tra mức độ kiến thức trước khi vào
44
khóa học
Hình 2.7
Sinh viên và giảng viên trao đổi thông qua diễn đàn
45
Hình 2.8
Giao diện làm bài kiểm tra trắc nghiệm cuối chương
48
Demo Version - Select.Pdf SDK
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động vô cùng to lớn tới mọi
lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đảng và Nhà nước ta đã xác
định công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu hàng đầu "đến năm 2020
đất nước ta về cơ bản phải trở thành nước công nghiệp”.
Sự chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ là một
trong những đổi mới mang tầm chiến lược của giáo dục đại học Việt Nam. Đào tạo
theo học chế tín chỉ có đặc điểm nổi bật như: thời lượng GV lên lớp trực tiếp dạy
SV ít do đó phần lớn thời gian SV tự nghiên cứu; hệ thống đào tạo mở, nội dung
chương trình theo tốc độ và khả năng của người học đòi hỏi tính thích ứng cao, cập
nhật thông tin thường xuyên, liên tục; khối lượng kiến thức lớn, việc kiểm tra đánh
giá cần được tiến hành thường xuyên với các bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận,…;
các PPDH đa dạng hóa. Phương pháp thảo luận, seminar, thực tập, thực tế, các bài
tập lớn, bài tiểu luận cần được sử dụng nhiều. Dạy học theo tín chỉ là một phương
Demo Version - Select.Pdf SDK
thức đào tạo mới đối với cả người dạy và người học với các trường đại học ở Việt
Nam. Tuy nhiên, hầu hết các trường tỉ lệ SV/GV trong một lớp tương đối cao, lớp
học tương đối đông nên việc tổ chức dạy học áp dụng phương pháp dạy học tích
cực gặp nhiều khó khăn, khó tổ chức hoạt động nhận thức, khó tổ chức thảo luận,
khó tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá định kỳ và thường xuyên với số lượng
sinh viên lớn. Mặt khác, dạy học theo tín chỉ phát huy tính tích cực chủ động của
người học nhưng việc tổ chức SV tự học theo học chế tín chỉ đang gặp những khó
khăn nhất định như: thời gian tự học; quản lý nội dung, chất lượng học tập; phương
thức tổ chức phù hợp… Vì vậy, cần phải nghiên cứu đưa ra quy trình rèn luyện kỹ
năng tự học cho sinh viên.
Tính ưu việt của môi trường E - learning được thể hiện rõ ở chỗ, người học
có thể học bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Với người học, môi trường E - learning đã
mở ra một thế giới học tập mới, dễ dàng và linh hoạt hơn mà trước đó người học
không hy vọng tới, họ có thể được học với những người thầy giỏi nhất trên thế giới
5
với chỉ một vài phút vào mạng. Môi trường E - learning đã xóa bỏ ranh giới địa lý,
mang giáo dục đến với mọi người, mọi hoàn cảnh, lứa tuổi đặc biệt là những người
ở vùng sâu, vùng xa hoặc những người tàn tật không có khả năng đến trường.
Thêm vào đó, môi trường E - learning với sự hỗ trợ của Multimedia sống động có
thể giúp việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và đặc biệt là thuyết phục hơn,
các học phần khó hoặc nhàm chán sẽ trở nên dễ hiểu và thú vị. Môi trường E learning được coi là một công nghệ dạy học mới, mang tính cách mạng của thế kỷ
XXI với những ưu điểm nổi trội mà các phương pháp giáo dục trước đó chưa có.
Học phần Di truyền học, cung cấp các kiến thức cơ bản, hiện đại, thực tiễn và
có hệ thống về nội dung di truyền học, bao gồm: Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền ở
cấp độ phân tử. Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào. Tuy nhiên với
lượng kiến thức nhiều, trong khi đó số tiết tín chỉ ít, rất khó để tổ chức dạy học đạt
hiệu quả cao. Mặt khác, việc vận dụng môi trường E - learning có thể phát huy
những ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ đồng thời hỗ trợ và khắc phục được khó
khăn trong rèn luyện kỹ năng tự học học phần Di truyền học theo tín chỉ. Cho đến
nay, việc xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự học học phần Di truyền học với
sự hỗ trợ của môi trường E - learning chưa có tác giả nào nghiên cứu.
Demo Version - Select.Pdf SDK
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng
quy trình rèn luyện kỹ năng tự học học phần di truyền học cho sinh viên ngành
sƣ phạm sinh học trong môi trƣờng E – learning”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về rèn luyện kỹ năng tự học và đề xuất
quy trình rèn luyện kỹ năng tự học học phần Di truyền học trong môi trường E –
learning cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo giáo viên Sinh học hiện nay.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng
Quá trình rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên sư phạm Sinh học trong
môi trường E - learning.
3.2. Khách thể
Sinh viên ngành SP Sinh học, trường Đại học Quảng Bình.
6
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được quy trình rèn luyện kỹ năng tự học trong môi trường E learning cho sinh viên ngành sư phạm sinh học một cách hợp lý thì sẽ phát huy
được tính tích cực trong hoạt động tự học, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung: Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự học học phần Di truyền
học (Chương 1: Các quy luật di truyền) cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học
trong môi trường E – learning.
- Đơn vị:
+ Khảo sát: Sinh viên ngành SP Sinh học, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại
học Quảng Bình
+ Thực nghiệm: Sinh viên SP Sinh học khóa 2014 – 2018
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về rèn luyện kỹ năng tự học trong
môi trường E – learning.
- Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự học học phần di truyền học cho
sinh viên ngành Sư phạm Sinh học trong môi trường E – learning.
Demo Version - Select.Pdf SDK
- Thực nghiệm tính khả thi và hiệu quả quy trình rèn luyện kỹ năng tự học
học phần di truyền học cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh học trong môi trường E –
learning.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu văn kiện của Đảng, Nhà nước cùng với các chỉ thị của bộ
Giáo dục và đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các cấp,
các bậc học.
- Nghiên cứu cơ sở tâm lí học và cơ sở lí luận của rèn luyện kỹ năng tự học
trong môi trường E - learning.
- Sưu tầm các nguồn tư liệu liên quan đến việc xây dựng quy trình rèn luyện
kỹ năng tự học trong môi trường E – learning.
7.2. Phƣơng pháp điều tra
Điều tra kỹ năng tự học và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong học
7
tập của sinh viên.
7.3. Phƣơng pháp chuyên gia
Trao đổi chuyên gia CNTT để định hướng, lựa chọn môi trường tương tác E
– learning và tìm hiểu các kỹ thuật nhúng tư liệu trong môi trường multimedia theo
hướng rèn luyện kỹ năng tự học.
7.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Thực nghiệm nhằm điều chỉnh, hoàn thiện và xác định tính khả thi của quy
trình rèn luyện kỹ năng tự học trong môi trường E – learning đáp ứng yêu cầu đào
tạo sinh viên theo học chế tín chỉ.
7.5. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để trình bày kết
quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về tính khả thi và hiệu
quả của các quy trình và các biện pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng tự học.
7.6. Phƣơng pháp sử dụng CNTT làm môi trƣờng tƣơng tác
Thông qua việc sử dụng CNTT làm môi trường tương tác giữa giảng viên và
sinh viên trong quá trình thực hiện đề tài và xử lý số liệu.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Demo Version - Select.Pdf SDK
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn về tự học trong môi trường E –
learning để rèn luyện kỹ năng tự học.
- Xây dựng được quy trình rèn luyện kỹ năng tự học học phần di truyền học
cho sinh viên ngành sư phạm sinh học trong môi trường E – learning.
- Thiết kế khoá học E-learning học phần Di truyền học cho sinh viên ngành
Sư phạm Sinh học theo hướng rèn luyện kỹ năng tự học.
9. LƢỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
9.1. Trên thế giới
- Các nhà khoa học Đông Âu và các nhà khoa học Xô Viết (trước đây) đã
dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu vấn đề tự học của
người học.
- Một số nghiên cứu ở lĩnh vực giáo dục học về tự học như X.P. Branov,
T.A. Ilina đã nghiên cứu và khẳng định vai trò của tự học trong quá trình học tập
của người học.
8
- A. N. Leeonchiev đã nghiên cứu và chỉ ra các kỹ năng tự học cần thiết để
đảm bảo cho người học đạt kết quả cao.
- P.V. Eexxipov nghiên cứu công tác tự học của sinh viên ngoài giờ lên lớp
cho rằng: tự học là việc học của sinh viên tiến hành khi không có sự tham gia hướng
dẫn trực tiếp của giáo viên. Trong đó người học phải tự giác vươn tới mục đích đã
đề ra.
- Về nghiên cứu E – learning tại các nước đang còn sơ khai. Các nước có nền
kinh tế phát triển đang nổ lực phát triển E – learning tại đất nước mình. Vào đầu
những năm 1960, các nhà giáo sư tâm lý học của ĐH Stanford, Patrick Suppes và
Richard C. Atkinson đã thử nghiệm với việc dùng máy tính dạy toán và đọc cho trẻ
em tiểu học tại East Palo, California. Chương trình giáo dục cho tài năng trẻ của
Stanford được bắt nguồn từ những thử nghiệm ban đầu này[44].
Từ năm 1992, William D. Graziadei đã miêu tả một bài giảng truyền tải của
máy tính, hướng dẫn và đánh giá dự án sử dụng thư điện tử. Năm 1997, ông công
bố một bài báo miêu tả sự phát triển một chiến lược tổng thể cho việc quản lý và
phát triển khóa học dựa trên công nghệ cho hệ thống giáo dục. Ông cho rằng các
sản phẩm phải dễ sử dụng, duy trì, vận chuyển, nhân rộng, có khả năng mở rộng, và
Demo Version - Select.Pdf SDK
giá cả phải chăng, và chúng phải có khả năng thành công cao trong dài hạn với hiệu
quả về chi phí. Nhóm nghiên cứu của ông, bao gồm William D. Graziadei, Sharon
Gallagher, Ronald N. Brown, Joseph Sasiadek đã xây dựng một hệ thống dạy học
đồng bộ và không đồng bộ: khai thác một giải pháp hệ thống quản lý các lớp học và
khóa học. Họ miêu tả quá trình dạy học tại đại học State University ở New York
trong việc định giá các sản phẩm và phát triển chiến lược tổng thể cho việc quản lý
và phát triển các khóa học dựa trên công nghệ trong việc dạy và học. Sản phẩm này
dễ sử dụng, duy trì, vận chuyển, nhân rộng, có khả năng mở rộng và chúng phải có
khả năng thành công cao trong dài hạn. Ngày nay nhiều công nghệ sử dụng trong E
– learning, từ blogs đến kết hợp phần mềm và các lớp học ảo. Hầu hết các tình
huống E – learning sử dụng sự kết hợp các công nghệ này.
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ
giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 1990. Cuối năm 2004 có khoảng 90%
các trường đại học, cao đẳng của Mỹ đưa ra mô hình E – learning, số người tham
9
gia học tăng 33% hằng năm trong khoảng thời gian 1999 – 2004. Trong những năm
gần đây, Châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ
thông tin cũng như ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là
ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong cộng đồng Châu Âu đều nhận
thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng
phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục.
Ngoài việc tích cực triển khai E – learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có
nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E – learning.
Tại Châu Á, E – learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai. Một số quốc
gia có nền kinh tế phát triển hơn đang cố gắng nổ lực phát triển E – learning tại đất
nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc…Nhật
Bản là nước đang ứng dụng E – learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu
vực. Môi trường ứng dụng E – learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng
sản xuất, các doanh nghiệp… để đào tạo nhân viên.
Hàn Quốc là một quốc gia có đầu tư lớn cho việc học tập trong môi trường E
– learning. Nhiều trường học trên mạng ra đời và trở thành nổi tiếng. Megastudy là
một điển hình và trở thành mạng giáo dục trực tuyến lớn nhất tại Hàn Quốc. Một
Demo Version - Select.Pdf SDK
giảng viên giỏi tại Hàn Quốc còn cho rằng: E – learning mang lại công bằng hơn
cho giáo dục, do những học sinh nghèo có thể tham gia vào các khóa học luyện thi
của những thầy giỏi với mức học phí rất ít so với lớp luyện thi thông thường.
Như vậy, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và
truyền thông trong hai thập kỷ qua, việc dạy – học với sự hỗ trợ của máy tính đã và
đang trở nên quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là E – learning. Thuật ngữ E –
learning được hiểu một cách tổng quát là việc sử dụng ICT có chủ đích để hỗ trợ và
nâng cao việc dạy – học. Nó bao gồm học trực tuyến, học ảo, học không tập trung,
học dựa trên web.
9.2. Trong nƣớc
- Việc tự học của người học được các nhà nghiên cứu Việt Nam nghiên cứu
ở các mức độ khác nhau.
- Sau năm 1954, việc học của người học đã được nghiên cứu như Nguyễn
Hiến Kế, Nguyễn Duy Cầu đã nêu rõ vai trò của tự học và đưa ra lời khuyên tự học
10
cho mọi người. Nhưng chỉ mới ở mức độ nêu lên một số kinh nghiệm tự học của
bản thân để mọi người tham khảo.
- Theo các tác giả như Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, quá
trình dạy học được tiến hành theo trình tự; Người học tự tìm hiểu đối tượng nhận
thức, sau đó trao đổi thống nhất trong tập thể, nhóm, lớp, cuối cùng giáo viên kết
luận về kết quả nhận thức của người học, điều chỉnh những thiếu sót và đi đến
khẳng định chân lý. Để học theo phương pháp này có hiệu quả học sinh phải biết
phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Từ năm 1996 đến nay, các trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, ĐH Vinh và
nhiều trường cao đẳng sư phạm đã tổ chức các hội thảo khác nhau nhưng đều nhấn
mạnh khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
- Nhìn chung các công trình nghiên cứu trong nước đã nghiên cứu thực trạng
tự học của sinh viên ở các khía cạnh khác nhau như: việc phân phối thời gian tự
học, các phương pháp tổ chức hoạt động tự học, việc sử dụng thời gian tự học của
sinh viên…
- Việc nghiên cứu E – learning hiện nay các trường đại học, cao đẳng đã
triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho kết quả khả quan. Việt Nam đã gia
Demo Version - Select.Pdf SDK
nhập mạng E – learning châu Á với sự tham gia của các bộ, trường khác nhau. Một
số trường hiện nay cũng đã xây dựng trung tâm học liệu mở, thư viện điện tử.
- Chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới là tích cực triển
khai mô hình dạy học E – learning, nhằm xây dựng một xã hội học tập mọi lúc, mọi
nơi và mọi vấn đề.
- Các trường đại học, cao đẳng đã tích cực triển khai E – learning: Một số
trường đại học đã tích cực triển khai hệ thống E – learning, xây dựng trung tâm học
liệu mở, thư viện điện tử. Huy động nhiều nguồn lực như kinh phí các dự án, kinh
phí ngân sách, kinh phí các doanh nghiệp hỗ trợ… đều đầu tư hạ tầng CNTT, tập
huấn cho giảng viên và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học
tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên.
Như vậy việc ứng dụng E – learning, rèn luyện kỹ năng tự học ở các cấp học
đang được ngành giáo dục và toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử
11
dụng môi trường E – learning trong xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự học
cho sinh viên chưa được đề cập đến.
10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
- Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
- Phần nội dung gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
+ Chương 2: Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng tự học học phần Di truyền
học cho sinh viên ngành sư phạm sinh học trong môi trường E – learning.
+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Demo Version - Select.Pdf SDK
12