Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông phần hóa học kim loại lớp 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.95 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THỊ HẢO

PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG
PHẦN HÓA HỌC KIM LOẠI LỚP 12
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢIDemo
QUYẾT
ĐỀ SDK
CHO HỌC SINH
VersionVẤN
- Select.Pdf

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THỊ HẢO

PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG
PHẦN HÓA HỌC KIM LOẠI LỚP 12
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢIDemo


QUYẾT
ĐỀ SDK
CHO HỌC SINH
VersionVẤN
- Select.Pdf

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN TRUNG NINH

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,
được các đồng nghiệp cho phép sử dụng và chưa từng được công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

HOÀNG THỊ HẢO

Demo Version - Select.Pdf SDK


ii


Lời Câm Ơn
Sau một thời gian học tập täi Khoa Hóa học - trường Đäi học
Sư phäm - Đäi học Huế, với sự nỗ lực cûa bân thân, sự giúp đỡ tận
tình cûa thæy cô, bän bè đồng nghiệp tôi đã hoàn thành luận văn khoa học
này.
Với lòng kính trọng và biết ơn såu sắc, em xin gởi lời câm ơn đến
PGS.TS. Træn Trung Ninh, thæy đã dành nhiều thời gian tận tình
hướng dẫn, góp ý, bổ sung những ý kiến và kinh nghiệm quý báu trong suốt
quá trình em nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành câm ơn quý thæy cô Khoa Hóa học và Phòng
Demo
- Select.Pdf
SDKphäm - Đäi học Huế đã
Đào täo sau
đäi Version
học Trường
Đäi học Sư
giâng däy, truyền đät kiến thức và täo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành khóa học.
Tôi cüng xin chån thành câm ơn Ban Giám hiệu cùng tập thể giáo
viên, học sinh Trường THPT Hùng Vương và Trường THPT
Tôn Đức Thắng - tỉnh ĐăkLăk đã nhiệt tình giúp đỡ, täo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực nghiệm sư phäm.
Cuối cùng, xin trân trọng gửi lời câm ơn đến gia đình, người thân,
bän bè, đồng nghiệp,…những người đã luôn quan tåm, giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt chặng đường vừa qua.
Huế, ngày 01 tháng 9 năm 2017

Tác giâ luận văn
Hoàng Thị Hâo
iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................4
DANH MỤC BẢNG, HÌNH .....................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................8
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................9
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................12
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................................12
5. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................12
6. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................13
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................13
8. Đóng góp của đề tài...........................................................................................13
9. Cấu trúc luận văn .............................................................................................14

Demo Version - Select.Pdf SDK

PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................15
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH ...........................................................15
1.1. Phát triển chương trình nhà trường theo định hướng phát triển năng lực......15

1.1.1. Khái niệm chương trình giáo dục phổ thông và chương trình giáo
dục nhà trường ..................................................................................................15
1.1.2. Khái niệm phát triển chương trình nhà trường .......................................15
1.1.3. Tại sao cần phát triển chương trình nhà trường theo mục tiêu phát triển
năng lực cho học sinh? ......................................................................................16
1.1.4. Quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường ..........................17
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề.............................................................................20
1.2.1. Khái niệm năng lực .................................................................................20
1.2.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề.....................................................21
1.2.3. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề ........................................21

1


1.2.4. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề .......................................................22
1.2.5. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề ......................................................27
1.3. Dạy học tích hợp với việc phát triển chương trình nhà trường, phát triển năng
lực HS. ...................................................................................................................28
1.3.1. Khái niệm dạy học tích hợp ....................................................................28
1.3.2. Đặc điểm của dạy học tích hợp ..............................................................28
1.3.3. Dạy học tích hợp là một phương thức phát triển chương trình nhà
trường, phương thức phát triển năng lực HS. ...................................................31
1.3.4. Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp ..............32
1.3.5. Một số kỹ thuật dạy học tích cực ..........................................................33
1.4. Thực trạng việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường phần kim loại
lớp 12 và năng lực GQVĐ của HS lớp 12 ở một số trường THPT tỉnh ĐăkLăk .33
1.4.1. Thực trạng việc phát triển chương trình nhà trường ...............................33
1.4.2. Thực trạng việc dạy học tích hợp ở các trường THPT ...........................34
1.4.3. Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề ở HS THPT ...............................35
1.4.4. Thực trạng dạy học phần kim loại lớp 12 THPT ở một số trường THPT

thuộc tỉnh ĐăkLăk .............................................................................................37
TIỂU KẾT Demo
CHƢƠNG
1 .........................................................................................
39
Version
- Select.Pdf SDK
Chƣơng 2. PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG
PHẦN KIM LOẠI HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH .....................................................................40
2.1. Phân tích chương trình hóa học phần kim loại lớp 12 THPT ........................40
2.1.1. Mục tiêu chương trình hóa học phần kim loại lớp 12 THPT ..................40
2.1.2. Cấu trúc và nội dung chương trình hóa học phần kim loại lớp 12 THPT ...41
2.2. Phát triển chương trình nhà trường nhằm phát triển năng lực HS thông qua
dạy học tích hợp ....................................................................................................44
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung chủ đề dạy học tích hợp phần kim loại Hóa học 12 THPT nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS ..........................44
2.2.2. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp ...............................................45
2.2.3. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp phần kim loại - Hóa học 12
THPT nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS. .............................................46
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................87

2


Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................88
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .....................................................................88
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ....................................................................88
3.3. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................................88
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ....................................................................89
3.4.1. Đánh giá kiến thức, kĩ năng, năng lực GQVĐ qua bài kiểm tra .............89

3.4.2. Đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS qua quan sát quá
trình học tập .....................................................................................................90
3.4.3. Đánh giá các chủ đề tích hợp ..................................................................93
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................................93
3.6. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm ..............................................................93
3.7. Kết quả xử lý số liệu thực nghiệm .................................................................95
3.8. Phân tích kết quả thực nghiệm .....................................................................103
3.9. Ý kiến của GV và HS sau khi dạy và học các chủ đề tích hợp phần kim loại Hóa học 12 ..........................................................................................................107
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................109
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM
....................................................................................
112
Demo KHẢO
Version
- Select.Pdf SDK

3


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt

Các chữ viết đầy đủ

BGDĐT

Bộ giáo dục đào tạo

BTNMT


Bộ tài nguyên môi trường

BYT

Bộ y tế

CBQL

Cán bộ quản lí

CĐTH

Chủ đề tích hợp

CNTT & TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

CT

Chương trình

CTNT

Chương trình nhà trường

CTQG

Chương trình quốc gia


DHDA

Dạy học dự án

DHTH

Dạy học tích hợp

ĐC

Đối chứng

GDCD

Giáo dục công dân

GDĐT

Giáo dục đào tạo

Demo Version - Select.Pdf
SDKvấn đề
GQVĐ
Giải quyết
GV

Giáo viên

HS


Học sinh

KLN

Kim loại nặng

KHDH

Kế hoạch dạy học

NLGQVĐ

Năng lực giải quyết vấn đề

NTHH

Nguyên tố hóa học

NXB

Nhà xuất bản

PTCT

Phát triển chương trình

PTCTNT

Phát triển chương trình nhà trường


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

4


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí và các mức độ đánh giá năng lực GQVĐ của HS ......................22
Bảng 1.2. Dạy học tích hợp và dạy học truyền thống (đơn môn) .............................30
Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình phần kim loại- Hóa học 12 ...................................41
Bảng 2.2. Các nội dung liên quan đến chủ đề “Nhôm, công nghiệp sản xuất nhôm
và vấn đề bảo vệ môi trường ở Tây Nguyên” trong chương trình, sách
giáo khoa hiện hành. .................................................................................48
Bảng 2.3. Bộ câu hỏi định hướng của chủ đề “Nhôm, công nghiệp sản xuất nhôm và
vấn đề bảo vệ môi trường ở Tây Nguyên” ................................................58

Bảng 2.4. Dự kiến phân công nhiệm vụ các nhóm trong chủ đề “Nhôm, công
nghiệp sản xuất nhôm và vấn đề bảo vệ môi trường ở Tây Nguyên”. .....59
Bảng 2.5. Các nội dung liên quan đến chủ đề “Nước cho cây cà phê Tây Nguyên,
nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng và biện pháp” trong chương trình, sách
giáo khoa hiện hành. .................................................................................68
Bảng 2.6. Bộ câu hỏi định hướng của chủ đề “Nước cho cây cà phê Tây Nguyên,
nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng và biện pháp” .........................................82
Bảng 2.7. DựDemo
kiến phân
công nhiệm
vụ các nhóm
trong chủ đề “Nước cho cây cà
Version
- Select.Pdf
SDK
phê Tây Nguyên, nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng và biện pháp” .............83
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ của HS trong DHTH .......................90
Bảng 3.2. Kết quả các bài kiểm tra (Phụ lục 15a) .....................................................93
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá và tự đánh giá về sự phát triển năng lực GQVĐ của HS qua
bảng kiểm quan sát Trường THPT Hùng vương (GV Hoàng Thị Hảo) (Phụ
lục 15b) ......................................................................................................93
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá và tự đánh giá về sự phát triển năng lực GQVĐ của HS
qua bảng kiểm quan sát Trường THPT Hùng Vương (GV Đào Xuân
Hoàng) (Phụ lục 15c) ................................................................................93
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá và tự đánh giá về sự phát triển năng lực GQVĐ của HS
qua bảng kiểm quan sát Trường THPT Tôn Đức Thắng (GV Hoàng Bích
Lợi) (Phụ lục 15d) .....................................................................................93
Bảng 3.6.Tần suất lũy tích.........................................................................................96
Bảng 3.7. Phân loại kết quả học tập ..........................................................................99
Bảng 3.8.Tổng hợp các tham số đặc trưng ..............................................................102

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá của GV về các chủ đề DHTH phần kim loại - Hóa học 12..108

5


HÌNH
Hình 1.1. So sánh kịch bản dạy học cũ và kịch bản dạy học mới ..........................18
Hình 1.2. Quy trình phát triển chương trình nhà trường ........................................19
Hình 2.1. Sơ đồ nội dung chủ đề “Nhôm, công nghiệp sản xuất nhôm và vấn đề
bảo vệ môi trường ở Tây Nguyên” .........................................................47
Hình 2.2. Quy trình Bayer ......................................................................................54
Hình 2.3. Sự cố bùn đỏ tại Hungary .......................................................................55
Hình 2.4. Đường dây truyền tải điện Bắc- Nam .....................................................57
Hình 2.5. Học sinh thuyết trình ..............................................................................66
Hình 2.6. Sơ đồ nội dung chủ đề “Nước cho cây cà phê Tây Nguyên, nguy cơ ô
nhiễm kim loại nặng và biện pháp” ........................................................68
Hình 2.7. Phương pháp tưới phun mưa ..................................................................71
Hình 2.8. Phương pháp tưới gốc .............................................................................72
Hình 2.9. Phương pháp tưới nhỏ giọt .....................................................................72
Hình 2.10. Phương pháp tưới tiết kiệm phun mưa cục bộ ........................................73
Hình 2.11. Người dân xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, ĐăkLăk) phải đào giếng giữa hồ
thủy lợi Ea H’ra để lấy nước tưới cà phê................................................74
Hình 2.12. Trám lấp giếng bằng đất sét dạng viên ...................................................75
Hình 2.13. Nhiễm
thủy ngân
..............................................................................
76
Demođộc
Version
- Select.Pdf

SDK
Hình 2.14. Nhiễm độc asen .......................................................................................77
Hình 2.15. Nhiễm độc chì .........................................................................................77
Hình 2.16. Nước nhiễm sắt, phèn làm hư hại thiết bị trong gia đình và ảnh hưởng
không tốt tới sức khỏe người sử dụng ....................................................79
Hình 2.17. Nước nhiễm mangan tạo cặn đen trong các dụng cụ chứa .....................79
Hình 2.18. Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.......................................................80
Hình 2.19. Học sinh thuyết trình ...............................................................................85
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 trường THPT Hùng Vương (GV
Hoàng Thị Hảo) ......................................................................................97
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 trường THPT Hùng Vương (GV
Hoàng Thị Hảo) ......................................................................................97
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 trường THPT Hùng Vương (GV
Đào Xuân Hoàng) ...................................................................................97
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 trường THPT Hùng Vương (GV
Đào Xuân Hoàng) ...................................................................................97

6


Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 trường THPT Tôn Đức Thắng
(GV Hoàng Bích Lợi) .............................................................................98
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 trường THPT Tôn Đức Thắng
(GV Hoàng Bích Lợi) .............................................................................98
Hình 3.7. Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài kiểm tra số 1) trường Hùng
Vương (GV Hoàng Thị Hảo) ................................................................100
Hình 3.8. Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài kiểm tra số 2) trường Hùng
Vương (GV Hoàng Thị Hảo) ................................................................100
Hình 3.9. Đồ thị phân loại kết quả học tập (Bài kiểm tra số 1) trường THPT Hùng
Vương (GV Đào Xuân Hoàng).............................................................101

Hình 3.10. Đồ thị phân loại kết quả học tập (Bài kiểm tra số 2) trường THPT Hùng
Vương (GV Đào Xuân Hoàng).............................................................101
Hình 3.11. Đồ thị phân loại kết quả học tập (Bài kiểm tra số 1) trường THPT Tôn
Đức Thắng (GV Hoàng Bích Lợi) .......... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.12. Đồ thị phân loại kết quả học tập (Bài kiểm tra số 2) trường THPT Tôn
Đức Thắng (GV Hoàng Bích Lợi) .......... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.13. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ trường THPT Hùng
Vương (GV Hoàng Thị Hảo) ................................................................104
Hình 3.14. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ trường THPT Hùng

Demo Version - Select.Pdf SDK

Vương (GV Đào Xuân Hoàng).............................................................105
Hình 3.15. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ trường THPT Tôn Đức
Thắng (GV Hoàng Bích Lợi)................................................................106

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ làm thay đổi hầu hết các lĩnh vực
dẫn đến sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực nhiều
quốc gia. Hơn tất cả mọi lĩnh vực, giáo dục và đào tạo bắt buộc phải thay đổi một
cách căn bản và toàn diện nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần
thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Để tạo ra được nguồn nhân lực có tính cạnh tranh thì việc dạy học không đơn
thuần là “truyền thụ, chuyển giao kiến thức” mà là giúp người học có thêm năng lực
đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra
ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống lao động. Phát triển

chương trình giáo dục với mục tiêu phát triển năng lực ở người học, đặc biệt là năng
lực giải quyết vấn đề sẽ giúp người học có khả năng giải quyết và đáp ứng những
biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, sẵn sàng ứng phó với những biến động
của xã hội, làm chủ cuộc sống. Vì vậy phát triển chương trình giáo dục phổ thông

Demo
- Select.Pdf
SDKtất yếu khách quan, phù hợp với
nhằm phát triển
năngVersion
lực cho học
sinh là lựa chọn
yêu cầu phát triển của xã hội.
Các quốc gia: Phần Lan, Úc, New Zealand, Canada, Singapo, Hàn Quốc,...
đã đạt được những thành công to lớn khi phát triển chương trình giáo dục theo định
hướng phát triển năng lực cho người học.
Việc phát triển chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực
cho người học sẽ bắt đầu từ việc trao quyền tự chủ cho nhà trường, cho giáo viên
trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục, tạo cơ hội cho các trường học
phát huy sự sáng tạo, khắc phục những hạn chế của chương trình, của sách giáo
khoa, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch giáo dục
nhằm phát triển năng lực HS. Ở Việt Nam, năm 2013, Bộ giáo dục đã có công văn
791/HD-BGDĐT hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường
theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên ở các trường học còn gặp
nhiều khó khăn, lúng túng khi thực hiện. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân

8


quan trọng nhất là giáo viên chưa có hiểu biết thấu đáo lý luận phát triển chương

trình, chưa có những minh chứng, ví dụ cụ thể về cách thức, phương pháp phát
triển chương trình nhằm phát triển năng lực cho HS do đó hiệu quả chưa rõ
ràng…Vì vậy việc nghiên cứu, làm rõ lý luận và phương pháp phát triển chương
trình giáo dục nhà trường nhằm phát triển năng lực cho học sinh rất có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
Trong chương trình phổ thông, Hóa học là môn học gắn liền với đời sống và
sản xuất, đặc biệt là phần hóa học kim loại ở chương trình lớp 12 hiện hành, đó là
điều kiện thuận lợi để phát triển chương trình nhằm phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho HS.
Xuất phát từ lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Phát
triển chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng phổ thông phần hóa học kim loại lớp 12
nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS”, với mong muốn được góp
phần khiêm tốn vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vào những năm 50 của thế kỉ XX, thuật ngữ “phát triển chương trình giáo

Demo
Version
- Select.Pdf
SDKcurriculum development, viết tắt
dục nhà trường”
(trong
tiếng Anh
là school-based
là SBCD) đã nhanh chóng trở thành chủ đề xuất hiện trong nhiều nghiên cứu và tài
liệu khoa học giáo dục ở các nước nói tiếng Anh như Mĩ, Phần Lan, Úc, New
Zealand,…Sự ra đời của SBCD gắn với những cải cách giáo dục phổ thông theo
hướng tiếp cận năng lực ở các quốc gia trên, đồng thời gắn với sự phân cấp quản lí
chương trình, có chương trình quốc gia và chương trình nhà trường như Hồng Kông
(từ những năm 1998); Úc và New Zealand (từ những năm 2004), tiếp đến là Nhật

Bản và Đài Loan [19]. Cho đến nay, “Phát triển chương trình giáo dục nhà trường”
đã trở thành xu thế chung của thế giới.
Ở Việt Nam, từ năm học 2013 - 2014 Bộ GDĐT đã triển khai thực hiện thí
điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo Hướng dẫn số 791/HDBGDĐT. Đã có 6 cụm đơn vị trên phạm vi cả nước tham gia thí điểm:
1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Trung học cơ sở-Trung học phổ thông
Nguyễn Tất Thành thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội.

9


2. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và trường THPT thực hành
thuộc trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sở GDĐT Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và trường THPT Thái Nguyên thuộc
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc; Sở
GDĐT Thái Nguyên.
4. Đại học Vinh và trường THPT Chuyên thuộc trường Đại học Vinh; trường THPT
Lê Viết Thuật (Nghệ An) và Sở GDĐT Nghệ An.
5. Khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ và trường THPT thực hành thuộc trường
Đại học Cần Thơ, Sở GDĐT Cần Thơ.
6. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (KHGDVN) và các Trường phổ thông cơ sở
thực nghiệm, trường THPT thực nghiệm thuộc Viện KHGDVN.
Bộ giáo dục khuyến khích các trường, khoa sư phạm và các trường phổ
thông khác trên phạm vi cả nước tự nguyện tham gia từng phần hoặc toàn bộ các
hoạt động thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông. Tuy
nhiên, cho đến nay hầu như chỉ những đơn vị tham gia thí điểm quan tâm thực hiện
và cũng chỉ có một số ít các nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục nhà

Demo Version - Select.Pdf SDK


trường ở nước ta:

- Bộ GDĐT (2013) tài liệu tập huấn: kĩ năng phát triển chương trình giáo dục
nhà trường phổ thông.
- Nguyễn Văn Cường (2016), Phát triển chương trình dạy học định hướng
năng lực. Tạp chí Khoa học, Số 3, tháng 3 năm 2016, tr. 3-9.
- Nguyễn Thu Hà (2016), Các nhân tố tác động đến phát triển chương trình
giáo dục nhà trường. Tạp chí Khoa học, Số 6, tháng 6 năm 2016, tr. 19-27.
Về phát triển năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) thông qua dạy học ở
trường THPT, đã có rất nhiều nghiên cứu như:
- Bùi Quốc Hùng (2015), Luận văn thạc sĩ: Tuyển chọn và sử dụng hệ thống
bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS THPT, Trường
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Triệu Thị Kim Dung (2014), Luận văn thạc sĩ:Vận dụng phương pháp dự
án trong dạy học hóa học lớp 11 phần dẫn xuất của hiđrocacbon nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
10


- Bùi Thị Gấm (2014), Luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp dự án trong
dạy học hóa học lớp 11 phần dẫn xuất của hiđrocacbon nhằm phát triển năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh,Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
- Nông Thị Thúy (2014), Luận văn thạc sĩ: Phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh trong dạy học hóa học 11 nâng cao trung học phổ thông (phần
dẫn xuất hiđrocacbon), Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
- Tống Thị Trang (2014), Luận văn thạc sĩ: Phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần đại cương và
hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
- Ngô Thanh Hoa (2015), Luận văn thạc sĩ: Thiết kế một số chủ đề dạy học
tích hợp trong dạy học phần hiđrocacbon lớp 11 nhằm phát triển năng lực giải

quyết vấn đề cho HS, Trường ĐHSP Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thu Trang (2015), Luận văn thạc sĩ: Thiết kế một số chủ đề
dạy học tích hợp trong chương Oxi- Lưu huỳnh hóa học lớp 10 nhằm phát triển
năng lực cho học sinh, Trường ĐHSP Hà Nội.
- Nguyễn Thị Lan Phương (2014), Đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh giá năng
lực giải quyết vấn đề trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Khoa học
Giáo dục, SốDemo
111, tháng
12 năm- 2014,
tr. 1-6;40.
Version
Select.Pdf
SDK
- Nguyễn Thị Lan Phương, Đặng Xuân Cương (2015), Xây dựng công cụ
đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông, Tạp chí Khoa học
Giáo dục, Số 114, tháng 3 năm 2015, tr. 21-24.
- Vũ Thị Hiền, Trần Trung Ninh (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh thông qua chủ đề dạy học tích hợp hợp chất của lưu huỳnh và mưa
axit, Tạp chí Khoa học, Tập 61, số 6A, tr.54-65.
- Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần
Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền
(2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh - Quyển 1- Khoa học tự
nhiên, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
Như vậy, đã có một số nghiên cứu về phát triển chương trình nhà trường và
khá nhiều công trình nghiên cứu về năng lực GQVĐ tuy nhiên chưa có công trình
nào nghiên cứu về việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường phần kim loại
lớp 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

11



3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phát triển chương trình nhà trường phần hóa học kim loại lớp 12 nhằm phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích chương trình phần kim loại Hóa học 12 và những nội
dung liên quan.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển chương trình nhằm
phát triển năng lực HS ở trường THPT. Tiến hành điều tra - quan sát, khảo sát, lấy ý
kiến của giáo viên, học sinh về việc phát triển chương trình nhà trường ở các trường
phổ thông. Từ đó đề xuất biện pháp nhằm phát triển chương trình nhà trường - phát
triển năng lực cho học sinh.
- Nghiên cứu nguyên tắc lựa chọn, quy trình phát triển chương trình nhà
trường, thiết kế một số chủ đề dạy học phần kim loại hóa học lớp 12 dạy theo
hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Select.Pdf
SDK
- XâyDemo
dựng bộVersion
công cụ đánh
giá năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông nhằm đánh giá hiệu
quả sử dụng của đề tài.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT Việt Nam.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu:

Các chủ đề dạy học Hóa học lớp 12 trong phần kim loại theo định hướng
phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Chương trình nhà trường phần kim loại hóa học 12 bao gồm các chủ đề dạy
học tích hợp phần kim loại lớp 12.
- Thời gian thực hiện đề tài trong năm học 2016-2017 tại hai trường THPT
của tỉnh ĐăkLăk.

12


6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế được chương trình nhà trường phần kim loại hoá học lớp 12
theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, kết hợp với phương
pháp dạy học tích cực hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh thì sẽ phát triển được
năng lực giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hoá học
ở trường THPT.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về đường lối đổi mới giáo dục của Đảng
và Chính phủ, quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học môn Hoá học như: NQ 29
của Hội nghị TƯ8 khóa 11, công văn 791 HD-BGDĐT,…
- Tổng quan tài liệu về lý luận dạy học hóa học, Sách giáo khoa hoá học 12;
các tạp chí khoa học; luận văn thạc sĩ, tiến sĩ; phương pháp dạy học môn Hoá học;
cơ sở lý luận về quan điểm dạy học tích hợp, lý luận về năng lực,…
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, quan sát, phỏng vấn
Quan sát quá trình dạy học, điều tra về thực trạng dạy học theo định hướng

Demo Version - Select.Pdf SDK


phát triển năng lực và khả năng thiết kế giáo án, phát triển chương trình nhà trường
của giáo viên.
- Phương pháp chuyên gia.
Hỏi các chuyên gia về phương pháp phát triển chương trình nhà trường
nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm.
Tổ chức dạy học các chủ đề theo định hướng phát triển năng lực giải quyết
vấn đề của học sinh tại một số trường THPT ở tỉnh ĐăkLăk về phần kim loại- Hóa
học 12.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Phương pháp Toán thống kê được dùng để phân tích và xử lý các số liệu thu
được qua điều tra và thực nghiệm sư phạm.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển chương

13


trình giáo dục nhà trường nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Thiết kế 02 chủ đề dạy học tích hợp phần kim loại - Hóa học 12 và tổ chức
dạy học thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm sư phạm chứng tỏ việc phát triển
chương trình nhà trường đã góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chương trình giáo dục nhà
trường THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Chương 2: Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông phần kim
loại - Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


Demo Version - Select.Pdf SDK

14



×