Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất tinh dịch và khảo nghiệm quy trình đông lạnh tinh dịch bò đực giống hmông nuôi tại trung tâm giống cây trồng và gia súc phó bảng (huyện đồng văn, tỉnh hà giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ THANH HÒA

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
VÀ KHẢO NGHIỆM QUY TRÌNH ĐÔNG LẠNH
TINH DỊCH BÒ ĐỰC GIỐNG H'MÔNG NUÔI TẠI
TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ GIA SÚC
PHÓ BẢNG (HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ư

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ THANH HÒA

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
VÀ KHẢO NGHIỆM QUY TRÌNH ĐÔNG LẠNH
TINH DỊCH BÒ ĐỰC GIỐNG H'MÔNG NUÔI TẠI
TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ GIA SÚC
PHÓ BẢNG (HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG)
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Huê Viên

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin đảm bảo rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Hòa


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Huê Viên, người đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn
nuôi Thú y và các thầy giáo, cô giáo của Khoa đã giảng dạy, hướng dẫn và tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và triển khai thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của
Trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, sự giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã luôn ở bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Hòa


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................................ v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ..................................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................................ vii

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1.Cơ sở khoa học ............................................................................................... 3
1.1.1. Sinh lý sinh dục bò đực ............................................................................... 3
1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá số lượng và chất lượng tinh dich bò đực ............ 5
1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh dịch ...................... 8
1.1.4. Một số nguyên lý cơ bản về đông lạnh tinh dịch ...................................... 10

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng khi đông lạnh hoạc giải
đông .................................................................................................................... 13
1.1.6. Môi trường pha loãng tinh dịch bò ........................................................... 15
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................. 17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 21
2.3.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch ........... 21
2.3.2. Khảo nghiệm quy trình sản xuất tinh đông lạnh ...................................... 24
2.3.3. Phương pháp dẫn tinh và xác định tỷ lệ thụ thai ở bò cái ........................ 27
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 28


iv

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 29
3.1. Khả năng sản xuất tinh dịch của bò đực giống H’Mông ............................ 29
3.1.1. Lượng tinh ................................................................................................ 29
3.1.2. Hoạt lực tinh trùng ................................................................................... 32
3.1.3. Nồng độ tinh trung ................................................................................... 35
3.1.4. Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng ........................................................... 38
3.1.5. Màu sắc tinh dịch ..................................................................................... 40
3.1.6. Độ pH tinh dịch ........................................................................................ 42
3.1.7. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ............................................................................ 45
3.1.8. Tỷ lệ tinh trùng sống ................................................................................ 47
3.2. Khảo nghiệm quy trình đông lạnh tinh dịch bò đực giống H’Mông .......... 49

3.2.1. Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch bò sau khai thác ........................... 49
3.2.2. Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch bò được sau pha loãng ................ 50
3.2.3. Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch bò đực sau cân bằng .................... 52
3.2.4. Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch bò đực sau giải đông ................... 54
3.2.5. Kết quả sản xuất tinh động viên ............................................................... 56
3.4. Kết quả phối giống của tinh đông lạnh bò H’Mông ................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 63


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Tên viết tắt

Tên viết đầy đủ

A

Hoạt lực tinh trùng

C

Nồng độ tinh trùng

cs

Cộng sự

g


gram

HF

Holstein Friesian

K

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

SLKT ĐTC

Số lần kiểm tra đạt tiêu chuẩn

PTNT

Phát triển Nông thôn

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TC

Tiêu chuẩn

TTNT

Truyền tinh nhân tạo


V

Lượng xuất tinh

VAC

Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác

Asgđ

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông


vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Nhu cầu năng lượng và protein của bò đực giống .................................................... 9
Bảng 2.1: Thành phần pha môi trường pha loãng tinh dịch .................................................... 25
Bảng 3.1: Lượng tinh của bò đực giống bò H’Mông nuôi tại Trung tâm ............................... 29
Bảng 3.2: Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống H’Mông ....................................................... 32
Bảng 3.3: Nồng độ tinh trùng bò đực giống H’Mông ............................................................. 36
Bảng 3.4: Tổng số tinh trùng tiến thẳng của bò H’Mông ......................................................... 38
Bảng 3.5: Màu sắn tinh dịch của bò H’Mông ......................................................................... 41
Bảng 3.6: Độ pH tinh dịch của bò đực giống H’Mông ........................................................... 43
Bảng 3.7: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) .................................................................................... 45
Bảng 3.8: Tỷ lệ tinh trùng sống ............................................................................................... 47
Bảng 3.9: Chất lượng tinh dịch bò đực H’Mông sau chọn lọc ................................................ 49
Bảng 3.10: Chất lượng tinh dịch bò đực H’Mông sau pha loãng ............................................ 51
Bảng 3.11: Hoạt lực tinh trùng sau cân bằng .......................................................................... 53

Bảng 3.12: Hoạt lực tinh trùng sau giải đông .......................................................................... 54
Bảng 3.13: Khả năng sản xuất tinh đông viên của bò H’Mông .............................................. 57
Bảng 3.14: Tỷ lệ thụ thai của bò cái ở lần phối đầu ................................................................ 59

Biểu đồ 3.1: Thể tích tinh dịch của bò đực giống H’Mông ..................................................... 30
Biểu đồ 3.2: Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống H’Mông ................................................... 34
Biểu đồ 3.3: Nồng độ tinh trùng bò đực giống H’Mông ......................................................... 36
Biểu đồ 3.4: Tổng số tinh trùng tiến thẳng của bò H’Mông .................................................... 39
Biểu đồ 3.5: Mầu sắc tinh dịch của bò H’Mông ...................................................................... 42
Biểu đồ 3.6: Độ pH của tinh dịch của bò đực giống H’Mông ................................................. 43
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống H’Mông ........................................... 46
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực giống H’Mông ............................................... 48
Biểu đồ 3.9: Hoạt lực tinh dịch bò H’Mông sau cân bằng ...................................................... 54
Biểu đồ 3.10: Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò H’Mông ........................................... 55
Biểu đồ 3.11: Khả năng sản xuất tinh đông viên của bò H’Mông .......................................... 58


vii

DANG MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cơ quan sinh dục bò đực ........................................................................................... 4
Hình 1.2. Cấu trúc của tinh trùng bò ......................................................................................... 5
Hình 1.3. Quá trình đông lạnh dung dịch ................................................................................ 11
Hình 1.4. Đông lạnh nước muối sinh lý .................................................................................. 11


1

MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề
Bò H’Mông (hay còn gọi là bò Mèo) là một giống bò quý đã được Việt
Nam đưa vào danh mục bảo tồn, phát triển. Ở tỉnh Hà Giang bò H'Mông được
nuôi nhiều tại các hộ gia đình người dân tộc H'Mông ở các huyện vùng núi
cao, nơi có điều kiện môi trường ở độ cao khoảng 1000 m so với mặt nước
biển. Do được nuôi dưỡng bởi nguồn thức ăn chủ yếu là cây cỏ tự nhiên,
nguồn nước uống là nguồn nước tinh khiết của vùng núi đá nên thịt bò
H'Mông có chất lượng ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh và rất được
thị trường ưa chuộng.
Tuy nhiên, giống bò này hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về
chất lượng và số lượng. Công tác quản lý giống ở địa phương còn chưa chặt chẽ,
các bò tốt bị khai thác xuất bán cho mổ thịt, việc giao phối tự do dẫn đến tình
trạng đồng huyết, cận huyết ngày càng nhiều.
Nhằm giải quyết khắc phục những bất cập trên, tỉnh Hà Giang đã có
những chính sách chú trọng đến công tác giống bò. Gần đây, tỉnh Hà Giang đã
kết hợp với các nhà khoa học trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học
cấp nhà nước "Khai thác và phát triển nguồn gen giống bò H'Mông" tuyển chọn
thêm được một số bò đực giống có chất lượng tốt về nuôi tại Trung tâm giống
cây trồng và gia súc Phó Bảng (huyện Đồng Văn) để triển khai việc khai thác
sản xuất tinh đông lạnh bò H'Mông phục vụ cho công tác truyền tinh nhân tạo.
Nhằm cung cấp thêm những thông tin khoa học về đặc điểm sản xuất và
chất lượng tinh dịch của giống bò quý này, chúng tôi triển khai đề tài nghiên
cứu: “Đánh giá khả năng sản xuất tinh dịch và khảo nghiệm quy trình đông lạnh
tinh dịch bò đực giống H'Mông nuôi tại Trung tâm giống cây trồng và gia súc
Phó Bảng (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được khả năng sản xuất, chất lượng tinh dịch của bò H’Mông
nuôi tại Trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng, tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá được chất lượng tinh đông viên của bò H’Mông sản xuất tại
Trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng, tỉnh Hà Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp thêm thông tin cơ sở khoa học về khai thác tinh đông lạnh trong
chăn nuôi bò đực giống.
- Là cơ sở khoa học để phụ vụ các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến việc
khai thác sử dụng tinh đông lạnh cho bò đực giống.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp xác định được khả năng sản xuất tinh dịch của bò đực H'Mông
và chất lượng tinh dịch đông lạnh của bò đực H'Mông sản xuất tại Trung tâm
giống cây trồng và gia súc Phó Bảng; Làm cơ sở khuyến cáo áp dụng và phát
triển phương pháp truyền giống nhân tạo bò nâng cao chất lượng đàn bò
H’Mông của địa phương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Sinh lý sinh dục bò đực
1.1.1.1. Sự thành thục về tính
Trong quá trình phát triển cá thể, nhờ sự trao đổi chất làm cho con vật
tăng trưởng phát triển. Đến tuổi thành thục về tính thì tinh dịch bắt đầu sản sinh
ra tinh trùng, tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã hoàn chỉnh về hình thái, cấu
tạo, đặc điểm sinh lý, sinh hóa bên trong và có khả năng thụ thai. Quá trình hình
thành tinh trùng ở bò đực là một quá trình liên tục trong ống sinh tinh từ khi con

đực thành thục về tính đến khi già yếu. Các tế bào phôi nguyên thủy phát triển
thành tinh nguyên bào rồi biệt hóa thành tinh trùng.
Người ta đã chứng minh rằng sự thành thục về tính phụ thuộc vào nhiều
yếu tố nhưng có liên quan đến tuổi hơn là thể trọng. Mức độ dinh dưỡng điều
chỉnh được tuổi thành thục của con đực. Nếu nuôi dưỡng tốt, tốc độ sinh trưởng
nhanh con đực sẽ đạt tuổi thành thục sớm hơn so với nuôi dưỡng kém
(Kunitada, 1992) [46].
1.1.1.2. Cấu tạo bộ máy sinh dục bò đực
Cơ quan sinh dục con đực bao gồm các bộ phận quan trọng là dịch
hoàn, dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh và các tuyến sinh dục phụ (xem chi tiết ở
hình 1) (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [3]
- Dịch hoàn (Testis): hay còn gọi là tinh hoàn có 2 chức năng: Nội tiết (tiết
ra các hornon sinh dục) và ngoại tiết (tiết ra tinh trùng). Tất cả các giai đoạn
phát triển của tế bào sinh dục đực đều xảy ra ở dịch hoàn (Nguyễn Đức Hùng và
cs, 2003) [15].
- Dịch hoàn phụ: có một số chức năng chính là hấp thu, dịch chuyển, làm
trưởng thành và dự trữ tinh trùng.


4

- Ống dẫn tinh: là một ống có cơ chắc chạy từ đuôi dịch hoàn phụ ở đáy
dịch hoàn ngược theo dịch hoàn đến phồng ống dẫn tinh.
- Các tuyến sinh dục phụ: (tuyến tinh nang; tuyến tiền liệt và tuyến củ
hành) sinh ra các chất tiết đóng góp vào thành phần của tinh thanh (Nguyễn
Xuân Trạch và cs, 2006) [30].

Hình 1.1. Cơ quan sinh dục bò đực (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006) [30]
1.1.1.3. Tinh dịch
Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi nó thực hiện có kết quả

phản xạ sinh dục. Tinh dịch chỉ được hình thành một cách tức thời khi con đực
phóng tinh nghĩa là lúc nó hưng phấn cao nhất trong quá trình thực hiện phản xạ
giao phối (Trần Tiến Dũng và cs, 2002) [10]. Tinh dịch gồm 2 phần khác nhau:
tinh trùng và tinh thanh. Tinh trùng được sinh ra từ những ống sinh tinh ở dịch
hoàn, còn tinh thanh được sinh ra từ các tuyến sinh dục phụ.
Tỷ lệ giữa tinh thanh và tinh trùng cũng khác nhau tùy theo loài. Ở bò tinh
dịch có nồng độ tinh trùng cao do trong tinh dịch có ít chất tiết của các tuyến
sinh dục phụ.
a. Tinh trùng
- Hình thái tinh trùng: Tinh trùng gồm các phần chính: Đầu, thân và đuôi
(hình 1.2)


5

Hình 1.2. Cấu trúc của tinh trùng bò (Hiroshi, 1992)[44]
- Đầu là phần chính của tinh trùng. Phần ngoài cùng cùng của đầu tinh

trùng là màng sinh chất được cấu tạo bởi các phân tử lipoprotein. Các phân tử
này xếp xen kẽ nhau với khoảng cách 120A0
- Cổ - thân là vùng phức hợp do nguyên sinh chất dồn ép tạo thành. Phần

cổ thân của tinh trùng chứa nhiều loại enzym oxy hóa-khử giúp cho tinh trùng
trao đổi chất. Các enzym này chủ yếu là: phosphatase, transferase và ATPHse.
Ngoài ra, phần cổ thân có chứa phospholipit có tác dụng cung cấp năng lượng
cho tinh trùng hoạt động. Thành phần chủ yếu của phospholipit là plasmanogen
và leucitin.
- Đuôi: được chia thành 3 phần chính (Trung đoạn, đuôi chính, đuôi phụ)

b. Tinh thanh

Chức năng chủ yếu của tinh thanh là cung cấp một môi trường thích hợp
trong đó tinh trùng có thể sống được sau khi xuất tinh. Tinh thanh được chia
thành hai phần chính là nước và vật chất khô. Vật chất khô có trong tinh thanh
gồm những thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau. Các thành phần vô cơ gồm
có các chuồn như là: K+, Na+, Ca2+, Mg2+ và các anion, như :Cl- và PO43-. Trong
khi K+ và Mg2+ có tác dụng làm tăng sức sống của tinh trùng thì Ca2+ và kim loại
nặng khác có tác dụng ngược lại.


6

1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch bò đực
1.1.2.1. Lượng tinh (ml)
Lượng tinh (hay lượng xuất tinh, ký hiệu: V) là thể tích tinh dịch của một
lần khai thác tinh. Lượng tinh liên quan chặt chẽ với giống, tuổi, chế độ chăm
sóc, chế độ dinh dưỡng, kích thước dịch hoàn, mùa vụ, mức độ kích thích tính
dục trước khi khai thác, phản xạ nhẩy giá và kỹ thuật khai thác tinh.
1.1.2.2. Hoạt lực tinh trùng
Hoạt lực tinh trùng (A) là chỉ tiêu thể hiện số lượng tinh trùng hoạt động
tiến thẳng trong tinh dịch. Hoạt lực tinh trùng là một trong những chỉ tiêu quan
trọng và là chỉ tiêu chủ yếu trong đánh giá chất lượng của tinh dịch, nếu chỉ tiêu
hoạt lực tinh trùng không đạt tiêu chuẩn sẽ không thể sản xuất được tinh
động lạnh có chất lượng tốt, cho dù các chỉ tiêu khác của tinh dịch vẫn đảm bảo
tiêu chuẩn.
1.1.2.3. Nồng độ tinh trùng
Nồng độ tinh trùng (C) là số lượng tinh trùng có trong một ml tinh dịch
(tỷ/ml). Chỉ tiêu này cùng với lượng xuất tinh được dùng để xác định lượng môi
trường pha loãng và số lượng tinh đông lạnh sản xuất được. Ở bò, nồng độ tinh
trùng biến động từ 200 triệu đến 3.200 triệu tinh trùng/ml, trung bình 1.200-1.500
triệu tinh trùng/ml

1.1.2.4. Màu sắc tinh dịch
Tinh dịch bò thường có màu trắng sữa hay trắng ngà. Màu sắc tinh dịch
phụ thuộc vào nồng độ tinh trùng cũng như sự hiện diện của các chất khác. Tinh
dịch có màu trắng sữa hoặc trắng ngà, thường có nồng độ tinh trùng cao; màu
trắng trong, loãng là tinh dịch có nồng độ tinh trùng thấp. Tinh dịch có màu
xanh hoặc xám thường có lẫn mủ, có màu cà phê hay màu nâu, thường do lẫn
máu hay sản phẩm viêm của đường sinh dục (Hà Văn Chiêu, 1999) [9].
1.1.2.5. pH tinh dịch
pH tinh dịch có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định bước đầu chất
lượng tinh dịch. Độ pH tinh dịch có liên quan đến năng lực đệm, sức sống và


7

năng lực thụ tinh của tinh trùng, đồng thời phản ánh chế độ dinh dưỡng cũng
như trạng thái bệnh lý của cơ quan sinh dục. Tinh dịch bò có pH 6,2-6,8, các
trường hợp ngoại lệ pH của tinh dịch bò 6,2-6,9là do nguyên nhân khách quan
gây ra. pH tinh dịch có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định bước đầu chất
lượng tinh dịch. Độ pH kết hợp với các đặc điểm khác sẽ gúp cho người chăn nuôi
đực giống quyết định loại thải hay sử dụng tinh dịch vừa mới khai thác được.
1.1.2.6. Tinh trùng kỳ hình
Trong điều kiện bình thường, tinh trùng có hình dạng đặc trưng cho mỗi
loài, nếu vì một lý do nào đó trong quá trình sinh tinh, hoặc xử lý tinh dịch, tinh
trùng có hình thái khác thường như giọt bào tương bám theo, biến dạng hay
khuyết tật ở đầu, đuôi như: đầu méo, to, hình quả ké, hai đầu, đuôi gấp khúc, hai
đuôi, đuôi xoăn, có giọt bào tương, thể đỉnh phù, tháo rời, vỡ vv... Tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình có liên quan đến chất lượng tinh dịch. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện nuôi dưỡng, thời tiết, bệnh tật, di
truyền và kỹ thuật xử lý tinh dịch vv...
1.1.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống

Tỷ lệ tinh trùng sống liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng.
Dựa vào nguyên lý màng của tinh trùng chết hoặc đang chết có khả năng cho
các chất nhuộm màu thấm qua, do sự rối loạn tính thẩm thấu của màng tinh
trùng. Trong khi đó những tinh trùng sống màng tinh trùng không cho các chất
nhuộm màu thấm qua nên không bắt màu khi nhuộm. Bằng cách này người ta đã
sử dụng thuốc nhuộm màu Eosine 5% để nhuộm tinh trùng chết rồi đếm chúng
trên kính hiển vi và tính tỷ lệ sống, chết.
1.1.2.8. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác
Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng trong tinh dịch (VAC) là chỉ tiêu tổng
hợp quan trọng để đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của từng bò đực
giống. VAC càng lớn phản ánh sức sản xuất của con đực càng cao, chất lượng
tinh càng tốt.


8

1.1.2.9. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông
Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ %) là chỉ tiêu quan trọng nhất để
đánh giá chất lượng tinh đông lạnh. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông có tầm ảnh
hưởng rất lớn trong kết quả thụ thai ở bò cái: nếu hoạt lực tinh trùng sau giải
đông cao thì tỷ lệ thụ thai cao và ngược lại.
1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh dịch
1.1.3.1. Giống và cá thể bò đực
Tuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay
yếu, khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay không mà có số lượng và
chất lượng tinh dịch sản xuất khác nhau. Ví dụ bò đực giống ôn đới (800 - 1.000
kg) mỗi lần lấy tinh có thể cho 8-9 ml hay thậm chí 10-15 ml, còn bò nội của ta
chỉ cho được 3-5 ml. Bò ôn đới nhập vào nước ta do thích nghi với khí hậu mùa
hè kém nên lượng tinh dịch giảm và tính hăng cũng kém (Nguyễn Xuân Trạch,
2003) [28].

Trong cùng một giống, cá thể đực to lớn chưa hẳn đã cho tinh nhiều hơn
cá thể nhỏ hơn. Vì vậy trong thực tiễn sản xuất, việc xác định khả năng sản xuất
tinh của từng cá thể là rất quan trọng (Hà Văn Chiêu, 1997) [8].
1.1.3.2. Tuổi bò đực
Số lượng và chất lượng tinh dịch của con đực trưởng thành thường nhiều
và ổn định hơn so với đực trẻ. Bò đực sản xuất tinh dịch tốt một cách rất ổn định
vào khoảng 3 đến 6 năm tuổi. Tinh dịch được lấy từ những bò đực già hơn thể
hiện những đặc trưng như giảm tỷ lệ tinh trùng sống, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình và giảm khả năng có thể đông lạnh (Hiroshi, 1992) [44].
1.1.3.3. Thời tiết khí hậu
Bò đực chịu tác động trực tiếp của môi trường như các thể sống khác, chủ
yếu là các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng vv... Theo quy luật giới
hạn sinh thái và trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật, tác động của
môi trường tới sinh sản là quan trọng nhất (Hà Văn Chiêu, 1999) [9].


9

1.1.3.4. Chế độ dinh dưỡng
Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) [29] thức ăn là một
trong những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến số lượng và
chất lượng tinh dịch.
Chế độ dinh dưỡng kém, làm chậm thành thục về tính, giảm tính hăng của
đực giống, giảm sự hình thành tinh trùng, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình. Chế độ
nuôi dưỡng tốt, cân bằng dinh dưỡng có tác dụng làm cho con đực sớm thành
thục về tính, khả năng sinh tinh cao. Tuy nhiên, nếu chế độ dinh dưỡng quá cao
sẽ làm bò đực béo, trong thân thể và dịch hoàn tích mỡ, tuần hoàn máu kém lưu
thông, làm giảm khả năng sinh tinh, tăng tỉ lệ tinh trùng chết và tỉ lệ tinh trùng
kỳ hình cao (Bùi Đức Lũng và CS, 1995) [16].
Bảng 1.1: Nhu cầu năng lượng và protein của bò đực giống

Khối lượng (kg)
400
500
600
700
800
900
1000

Mức độ khai thác
Nghỉ phối
Trung bình
Phối nhiều
Nhu cầu năng lượng (ĐVTA)
4,8 – 5,3
5,2 – 5,8
5,6 – 6,1
5,4 – 6,1
6,0 – 6,6
6,4 – 7,0
6,1 – 6,4
6,7 – 7,5
7,2 – 8,0
6,7 – 7,6
7,3 – 8,2
7,9 – 8,7
7,3 – 8,3
7,8 – 8,9
8,5 – 9,5
7,9 – 8,9

8,6 – 9,5
9,2 – 10,2
8,4 – 9,4
9,1 – 10,0
9,8 – 10,8
Nhu cầu protein tiêu hóa (g/ĐVTA)
100
120 - 125
140 - 145
Theo (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006) [30]

Khẩu phần ăn cân đối, giàu đạm, giàu vitamin sẽ làm tăng số lượng tinh
dịch và tinh trùng. Thức ăn thiếu vitamin A hoặc ít caroten, quá trình sinh tinh
bị giảm đi rõ rệt, khẩu phần thức ăn giàu chất xanh sẽ khắc phục được nhược
điểm trên.
1.1.3.5. Khoảng cách lấy tinh
Khoảng cách lấy tinh ảnh hưởng đến lượng xuất tinh, chất lượng, nồng độ
và hoạt lực của tinh trùng. Đối với bò đực giống thường khoảng cách 3-5 ngày


10

lấy tinh một lần là tốt nhất, nếu khoảng cách lấy tinh ngắn có thể mỗi lần lấy
tinh được ít, nhưng số lần lấy tinh thì nhiều (Hà Văn Chiêu, 1997) [8].
Khoảng cách lấy tinh dài, thể tích tinh dịch lấy được nhiều nhưng tỷ lệ tinh
trùng chết cao, hoạt lực tinh trùng yếu. Việc xác định khoảng cách lấy tinh phải
căn cứ vào thể tích và chất lượng tinh lấy được lần trước của từng con đực để
xác định lần lấy tinh tiếp theo. Để duy trì khả năng sinh sản lâu dài của bò đực
thì khoảng cách lấy tinh thích hợp cho bò là 3-4 ngày/lần (Cheng, 1992) [40].
1.1.3.6. Chăm sóc

Chăm sóc là công việc tác động trực tiếp lên cơ thể bò đực gồm: cách cho
ăn, tắm trải vận động... Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông, bò được tắm, chải, vận động thoải mái hàng ngày... giúp bò đực khỏe mạnh.
1.1.3.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch
Các thao tác chuẩn bị của kỹ thuật viên cần đảm bảo đúng theo các bước
quy định, điều này sẽ làm cho bò đực giống cảm nhận được sự hưng phấn gần
như nhảy trực tiếp giúp làm tăng số lượng và chất lượng tinh dịch (Hà Văn
Chiêu, 1999) [9].
1.1.4. Một số nguyên lý cơ bản về đông lạnh tinh dịch
Trong quá trình đông lạnh tinh dịch, ngoài việc dựa vào nguyên lý, lý học,
hóa học còn phải dựa vào nguyên lý sinh học và mối tương tác của chúng sao
cho tinh trùng khi đông băng vẫn giữ nguyên hình thái, trao đổi chất tạm ngừng
và sau khi giải đông tinh trùng vẫn hoạt động bình thường (Ditto, 1992) [41].
1.1.4.1. Hiện tượng đông băng chất lỏng
Diễn biến quá trình đông băng chất lỏng gồm các giai đoạn: Tiền đông
băng (Supercooling), tạo nhân (nucleation), giãn nở của tinh thể băng (growth of
ice crystals) và kết tinh hoàn thiện tại một nhiệt độ nhất định (Eutectic Point).
Tiền đông băng: Quá trình làm lạnh một chất lỏng nếu tốc độ làm lạnh
chậm, nhiệt độ của chất lỏng hạ xuống điểm đông băng. Trạng thái của chất lỏng
lúc này là không ổn định, chỉ cần một tác động nhẹ là xảy ra hiện tượng tạo nhân


11

hoặc phá vỡ hiện tượng tạo nhân tinh thể thay vào đó là hiện tượng kết hạt
(Supercooling) (Ditto, 1992) [41].
Tạo nhân tinh thể: chất lỏng đông băng phải có một hạt nhỏ làm “nhân”
cho các phân tử nước lần lượt bám vào để hình thành tinh thể (Barios, 1995 trích
từ Hà Văn Chiêu, 1999) [9]. Hiện tượng tạo nhân tinh thể có hai hình thái. Đối
với nước nguyên chất, việc tạo nhân từ hạt tinh thể nước; đối với dung dịch, các

hạt chất tan làm nhân cho các phân tử nước bao quanh tạo tinh thể.
- Sự giãn nở của tinh thể băng: Khi đông băng các tinh thể hình thành, thể
tích của chúng sẽ tăng lên, sự giãn nở thể tích này giải phóng năng lượng tiềm
ẩn sẵn trong các phân tử nước. Tốc độ đông băng nhanh thì giai đoạn trên sẽ
ngắn và sự giãn nở của tinh thể băng sẽ bị loại trừ và thay vào đó là hiện tượng
tinh thể hoá (Ditto, 1992) [41].

Hình 1.3. Quá trình đông lạnh dung dịch (Hiroshi, 1992) [44]

Hình 1.4. Đông lạnh nước muối sinh lý (Hiroshi, 1992) [44]


12

- Kết tinh hoàn thiện tại một nhiệt độ nhất định: Khi hiện tượng làm lạnh
tiếp tục, lượng tinh thể nước tăng lên và pha loãng giảm dần, nồng độ dung dịch
tăng. Dung dịch sẽ tách làm hai phần: Pha tinh thể nước và pha lỏng. Nếu hiện
tượng làm lạnh tiếp tục thì pha lỏng sẽ bị biến mất tại một nhiệt độ nhất định.
Điểm đó gọi là điểm đông băng hoàn chỉnh của một dung dịch (Rodriguez và
Duverger, 1997 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999) [9].
1.1.4.2. Ảnh hưởng của đông băng lên tế bào tinh
Tinh trùng rất mẫn cảm và luôn tồn tại trong tinh thanh, khi đông lạnh,
tinh trùng chịu sự tác động của các hiện tượng sau (Ditto, 1992) [41]:
- Hiện tượng đông băng nội bào: Nếu tinh trùng bị chết, hoặc mất năng lực
hoạt động, khi cấu tạo nội bào bị phá vỡ do việc hình thành tinh thể nuớc nội
bào. Nếu tinh trùng nằm trong dung dịch nuớc muối sinh lý có thể loại trừ đuợc
hiện tuợng này, vì được các phân tử nuớc dạng lỏng bao quanh, mặc dù dung
dịch ngoại bào bắt đầu đóng băng ở nhiệt độ -2oC hoặc -5oC. Nhưng quá trình
đông băng sẽ không làm hại tới tế bào tinh trùng cho đến khi nước nội bào đông
lạnh mặc dù dung dịch môi trường bao quanh đã đông lạnh (Mazur, 1989) [48].

- Sự mất nước của tế bào tinh trùng: Nếu nước nội bào thoát ra ngoài, tinh
trùng sẽ bị teo lại, nhưng vẫn có tinh trùng sống được ở nhiệt độ thấp hoặc siêu
thấp -1960C. Quá trình làm lạnh tinh dịch, nước ngoại bào đông băng làm áp
suất thẩm thấu chênh lệch, nước nội bào thoát ra khỏi ngoài tinh trùng và tiếp
tục đông băng phần ngoại bào.
- Hiện tượng đông băng ngoại bào: trong quá trình đông lạnh, hiện tượng
đóng băng nước ngoại bào sẽ xảy ra làm nồng độ dung dịch tăng lên và ASTT
ngoại bào cao hơn ASTT nội bào dẫn đến sự thoát nước nội bào ra môi trường,
pH cũng thay đổi.
- Chuyển động của nước và sự giãn nở của tinh thể nước gây ra huỷ hoại cơ
học đối với tinh trùng: Hiện tượng giải đông giống như đông lạnh cũng làm huỷ
hoại tinh trùng do chênh lệch áp suất thẩm thấu, sự di chuyển của nước qua
màng tế bào tinh trùng và sự giãn nở của các tinh thể nước đá trong quá trình


13

đông lạnh hoặc tan băng có thể gây tổn thương tế bào tinh trùng. Các bọt khí tồn
tại trong tinh thể băng cũng có thể gây tổn hại tinh trùng trong quá trình này
(Maria, 1995 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999) [9].
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng khi đông lạnh hoặc
giải đông
Khi đông lạnh hoặc giải đông các hiện tượng đông băng sẽ ảnh hưởng
sự sống của tình trùng. Các nhân tố giúp tinh trùng tồn tại khi đông lạnh hoặc
giải đông:
- Sức đề kháng của tinh trùng đối với đông lạnh: sức kháng đông của tinh
trùng là khả năng chịu được đông lạnh của tinh trùng và thường được đo bằng tỷ
lệ hồi phục lại của tinh trùng sau khi đông lạnh và giải đông. Ở bò đực, sức
kháng đông của tinh trùng là khác nhau, tùy theo từng cá thể bò đực, điều kiện
lúc lấy tinh và tuổi của bò đực.

+ Giống, cá thể và tuổi: sức kháng đông của tinh trùng thể hiện rõ giữa các
cá thể bò đực, nhưng không rõ ràng giữa các giống khác nhau. Bò đực có tuổi 11,5 năm tuổi, tinh trùng có sức kháng đông thấp, từ 2 năm tuổi trở lên có sức
kháng đông cao. Nhưng từ 6 năm tuổi trở lên tinh trùng của chúng có sức kháng
đông giảm xuống (Phạm Văn Tiền, 2014) [26].
+ Mùa vụ: mùa hè nhiệt độ không khí cao nên sức kháng đông của tinh
trùng vào mùa này thường thấp.
+ Số lần lấy tinh liên tiếp: khi khai thác tinh liên tiếp thì tinh trùng thu
được từ lượt phóng tinh thứ hai cho thấy sức kháng đông tốt hơn so với tinh
trùng thu được từ lượt phóng tinh đầu.
- Thành phần của môi trường pha loãng: môi trường pha loãng tinh dịch có
thành phần cơ bản là đường saccharid, chất đệm và lòng đỏ trứng gà. Nồng độ
tối ưu của lòng đỏ trứng là 15-20 %, nếu nồng độ này quá thấp hoặc quá cao thì
không tốt cho tinh trùng. Chức năng này chủ yếu do tác động của lipoprotein và
lecithin trong lòng đỏ. Đường saccharide đóng vai trò quan trọng trong môi


14

trường, do tác động đến áp suất thẩm thấu, nó có tác dụng bảo vệ tinh trùng khi
ở nhiệt độ thấp và là nguồn năng lượng cho tinh trùng.
Chất đệm có vai trò quan trọng trong duy trì màng sinh chất của tinh trùng
khi đông lạnh và khi giải đông, trong kích thích trao đổi chất diễn ra bình
thường ở tinh trùng sau giải đông đồng thời duy trì sức sống của chúng. Chất
đệm phải phù hợp như là môi trường khi đông lạnh và phải có đặc tính sau:
+ Duy trì mức thấp nhất về sự tổn hại cho tinh trùng do các muối gây ra.
+ Phải tan trong nước với hằng số phân ly điện tích là 6-8.
+ Khả năng thấm qua màng sinh chất phải thấp và có sức đề kháng mạnh
với các enzyme.
- Bảo quản tinh đã pha loãng ở 50C trước khi đông lạnh: bảo quản tinh đã
pha loãng ở 50C trước khi đông lạnh sẽ tăng cường sức kháng đông cho tinh

trùng bò đực. Tinh bò đực sau khi khai thác và đủ tiêu chuẩn pha chế thì tiến
hành xử lý gồm:
+ Pha loãng lần đầu tinh dịch ở 350C
+ Làm lạnh dần xuống 50C và bảo quản trong thời gian 1,5 – 2 giờ.
+ Pha loãng lần hai với môi trường có chứa glycerol
+ Cân bằng trong 4 giờ
+ Đông lạnh tinh trùng
+ Bảo quản tinh trùng đã làm lạnh ở 50C trước khi pha loãng lần hai
- Nồng độ của glycerol: nồng độ glycerol trong môi trường pha loãng cuối
cùng để làm đông lạnh tinh trùng bò vào khoảng 7 %, nhưng tỷ lệ này có hơi
khác nhau tùy theo các thành phần của môi trường pha loãng. Nồng độ glycerol
trong môi trường pha loãng có mối tương quan đáng tin cậy với tốc độ giải
đông, đó là nồng độ glycerol cao trong môi trường pha loãng là cần thiết cho tốc
độ giải đông nhanh (Hiroshi, 1992) [44].
- Tốc độ làm lạnh: tốc độ làm lạnh quá cao sẽ gây tổn hại tới tinh trùng vì
nó gây ra siêu lạnh, thể vẩn và nước lưu giữ trong tế bào. Điều đó gây ra đông
lạnh ngoại bào và sau đó đông lạnh nội bào. Tốc độ làm lạnh chậm sẽ gây ra tập


15

trung nồng độ cho cả dung dịch ngoại bào và dung dịch nội bào và sẽ làm rối
loạn tế bào, đây được coi là ảnh hưởng của dung dịch.
- Tốc độ giải đông: tốc độ giải đông có ảnh hưởng lớn đến sức sống, hoạt
lực, tỷ lệ acrosome bình thường và quá trình trao đổi chất bình thường của tinh
trùng. Giải đông tinh cọng rạ bằng nước 350C sức sống tinh trùng cao hơn so với
nước 40C hoặc 200C. Giải đông ở nước 35-750C, cũng cho tỷ lệ acrosome bình
thường cao hơn so với nước 40C hoặc 200C. Nếu tinh được bảo quản ở nhiệt độ
370C sau khi giải đông, tinh đông viên nào được giải đông nhanh ở nhiệt độ cao
hơn thì sẽ duy trì được sức sống tinh trùng cao hơn (Trịnh Văn Bình, 2013) [4].

- Thời gian bảo quản: tinh trùng đông lạnh phải luôn luôn được bảo quản
ngập chìm trong nitơ lỏng (-1960C), nếu bảo quản tốt sau vài chục năm, tỷ lệ
sống và hoạt lực tinh trùng của tinh trùng vẫn không thay đổi, khả năng thụ tinh
vẫn không bị giảm (Hà Văn Chiêu, 1997) [8].
1.1.6. Nguyên tắc môi trường pha loãng tinh dịch bò
Môi trường pha loãng tinh dịch là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn
tại của tinh trùng trong quá trình đông lạnh. Theo Ivanop (1890) được (Nguyễn
Đức Hùng và cs, 2003) [15] trích dẫn, môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch
là một môi trường lý, hóa học, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sống và trao đổi
chất của tinh trùng và sau khi bảo tồn có khả năng hồi phục chức năng hoạt động
và thụ tinh. Vì vậy, môi trường phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Áp lực thẩm thấu
Áp lực thẩm thấu của môi trường phải tương đương áp lực thẩm thấu của
tinh dịch. Áp lực thẩm thấu là áp suất cần thiết trong dung dịch tác động lên
màng tế bào làm ngừng hiện tượng thẩm thấu. Đây là nguyên tắc cơ bản cao
nhất, chỉ trong điều kiện cân bằng về áp lực thẩm thấu tinh trùng mới giữ
nguyên được hình thái và quá trình trao đổi chất. Môi trường ưu trương hay
nhược trương đều có thể giết chết tinh trùng, bởi vậy trong các môi trường này
tinh trùng sẽ bị teo đi hay trương phồng lên dẫn tới cấu trúc bị thay đổi tinh
trùng bị chết một cách nhanh chóng. (Nguyễn Đức Hùng và cs, 2003) [15].


16

- Độ pH:
Môi trường phải có độ pH tương đương độ pH của tinh dịch hoặc hơn
toan một chút. Nồng độ H+ càng tăng thì môi trường càng toan tính và ngược
lại. Môi trường pha loãng tinh dịch phải có pH 6,2 - 6,8 (Nguyễn Tấn Anh và
Nguyễn Quốc Đạt, 1997) [1].
- Năng lực đệm của môi trường:

Bảo tồn tinh dịch là giữ cho tinh trùng sống. Sự sống luôn được gắn liền
với quá trình trao đổi chất mà bản chất quá trình trao đổi chất của tinh trùng
trong thời gian bảo tồn là quá trình đường phân yếm khí. Quá trình này luôn thải
ra môi trường axit lactic, làm cho nồng độ H+ trong môi trường luôn có xu
hướng tăng lên. Sự tăng lên của H+ có nguy cơ gây đầu độc tinh trùng. Do đó
phải bổ sung thêm chất đệm vào môi trường, thường là đệm một chiều, như
muối kim loại kiềm của các axit hữu cơ yếu như: Natri xitrat, Kali tartrat, Natri
bicarbonat… (Nguyễn Đức Hùng và cs, 2003) [15].
- Tỷ lệ giữa chất điện giải và chất không điện giải:
Môi trường phải đảm bảo có tỷ lệ giữa chất điện giải và không điện giải
thích hợp.
Chất không điện giải thường là các đường (glucose, fructose...). Ngoài
việc cung cấp năng lượng cho tinh trùng trong quá trình trao đổi chất, đường có
vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tinh trùng tránh cho tinh trinh trùng
không bị mất điện tích bề mặt một nguyên nhân gây ra hiện tượng kết dính tinh
trùng thành từng đám. (Nguyễn Đức Hùng và cs, 2003) [15].
Tinh trùng rất mẫn cảm với dung dịch muối, như NaCl, BaCl2… , nhưng
trong quá trình pha chế, người ta vẫn phải đưa vào môi trường một lượng nhất
định muối không độc và có chứa các anion có hóa trị cao.
- Môi trường phải có đặc điểm vật lý phù hợp với tinh trùng: Tỷ trọng của
môi trường phải tương đương tỷ trọng của tinh dịch. Nguyên tắc này đảm bảo
cho môi trường và tinh dịch hòa tan vào nhau, tinh trùng tránh được lực đẩy
Acsimet.


×