Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Khai thác và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại phối hợp thí nghiệm trong việc dạy học các chương “từ trường” và chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 THPT (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ DẠ TRINH

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
HIỆN ĐẠI PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY
HỌC CÁC CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
VẬT LÝ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN VẬT LÝ
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. PHẠM TẤN NGỌC THỤY

Huế, năm 2014
1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau
đại học, Ban chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa Vật lý trường Đại
học Sư phạm Huế và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập.


Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo tổ
Vật lý trường THPT Trần Cao Vân, trường THPT Lê Quý Đôn và

Demo
trường
THPTVersion
Phan Bội- Select.Pdf
Châu, thành SDK
phố Tam Kỳ, Quảng Nam đã
nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng
dẫn - TS. Phạm Tấn Ngọc Thụy - người trực tiếp hướng dẫn khoa học
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân
và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.

Huế, tháng 9 năm 2014
Tác giả
2
Nguyễn Thị Dạ Trinh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ………………………….........................................……………….....i
Lời cam đoan ….………………..................................................................….…….ii
Lời cảm ơn …………................................................…….....…………………….iii
Mục lục .………………….................................…………….....…………………...1
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................4
Danh mục các bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh, sơ đồ ................................................5

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................9
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................................11
3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................12
4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................13
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................13
6. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................13
7. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................13
8. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................13
9. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................14

Demo Version - Select.Pdf SDK
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC
VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI PHỐI HỢP THÍ
NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ............15
1.1. Cơ sở tâm lí học .................................................................................................15
1.2. Cơ sở lí luận dạy học ..........................................................................................17
1.2.1. Khái niệm PTDH hiện đại trong dạy học vật lý ..............................................17
1.2.2. Các loại PTDH hiện đại thường dùng trong DH vật lý...................................18
1.2.2.1. Phim thí nghiệm ..........................................................................................18
1.2.2.2. Các phần mềm dạy học ................................................................................18
1.2.2.3. Máy vi tính ...................................................................................................18
1.2.3. Vai trò của phương tiện dạy học hiện đại .......................................................20
1.2.3.1. Phương tiện dạy học hiện đại với vai trò là nguồn kiến thức ......................20
1.2.3.2. Phương tiện dạy học hiện đại với vai trò tăng cường tính trực quan ...........21
1.2.3.3. Phương tiện dạy học hiện đại kích thích hứng thú, hỗ trợ tư duy của học sinh........22
1.2.3.4. Phương tiện dạy học hiện đại giúp giảm thời gian thuyết trình của giáo viên.......22
3



1.2.4. Chức năng của phương tiện dạy học hiện đại .................................................23
1.2.4.1. Hỗ trợ quá trình nhận thức của học sinh ......................................................23
1.2.4.2. Tăng hiệu quả hoạt động dạy và học............................................................24
1.3. Vai trò của việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học thí nghiệm .............24
1.4. Thí nghiệm trong dạy học vật lý ........................................................................25
1.4.1. Khái niệm thí nghiệm ......................................................................................25
1.4.2. Phân loại thí nghiệm vật lý..............................................................................26
1.4.3. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học vật lý ....................................................26
1.4.3.1. Thí nghiệm là nguồn cung cấp thông tin chính xác, dễ hiểu về các sự vật và
hiện tượng..................................................................................................................26
1.4.3.2. Thí nghiệm là phương tiện tốt để kiểm tra tính đúng đắn của kiến thức vật lý ...27
1.4.3.3. Thí nghiệm là phương tiện của việc vận dụng tri thức đã thu được vào thực tiễn....28
1.4.3.4. Thí nghiệm là phương tiện rèn luyện sự khéo léo cho học sinh, góp phần
đánh giá năng lực và phát triển khả năng tư duy của học sinh .................................28
1.4.4. Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lý.....29
1.5. Thực trạng của việc khai thác và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ
dạy thí nghiệm vật lý .................................................................................................30
1.5.1. Thực trạng
của việc
sử dụng- phối
hợp thí nghiệm
Demo
Version
Select.Pdf
SDKvới các PTDH hiện đại .............30
1.5.2. Sự cần thiết phải khai thác và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại phối hợp
thí nghiệm trong dạy học vật lý.................................................................................31
1.5.3. Những khó khăn trong việc khai thác và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
phối hợp thí nghiệm vật lý ........................................................................................32

1.6. Các biện pháp khai thác và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại phối hợp thí nghiệm
một cách có hiệu quả trong dạy học vật lý ở trường phổ thông ......................................33
1.6.1. Sử dụng phối hợp phương tiện dạy học hiện đại và thí nghiệm một cách hợp lý.....33
1.6.2. Kết hợp thí nghiệm và phương tiện dạy học hiện đại một cách hợp lí để kích
thích hứng thú và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh ...................................33
1.6.3. Tiến tới triển khai dạy học theo phòng học bộ môn .......................................34
1.6.4. Tăng cường sử dụng thí nghiệm mở đầu để tạo tình huống có vấn đề ...........35
1.7. Kết luận chương 1 ..............................................................................................36
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ...............................................37
4


2.1. Một số vấn đề chung về chương trình và sách giáo khoa vật lý 11 ...................37
2.1.1. Đặc điểm về cấu trúc chương trình vật lý 11 ..................................................37
2.1.2. Cấu trúc về kỹ năng và kiến thức của các chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” ...37
2.1.3. Những khó khăn khi thực hiện các TN ở chương “Từ Trường” và chương
“Cảm ứng điện từ” và giải pháp ................................................................................41
2.2. Quy trình khai thác và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại phối hợp thí nghiệm
trong dạy học chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” vật lý 11 THPT ....................43
2.2.1. Quy trình khai thác và sử dụng .......................................................................43
2.2.2. Xây dựng kho tư liệu .......................................................................................44
2.2.1.1. Một số yêu cầu cần lưu ý khi xây dựng kho tư liệu .....................................44
2.2.1.2. Quy trình xây dựng kho tư liệu ....................................................................45
2.3. Hệ thống các phương tiện dạy học hiện đại phối hợp thí nghiệm vật lý .............47
2.3.1. Nguyên tắc phối hợp các phương tiện dạy học hiện đại với thí nghiệm vật lý.........47
2.3.2. Khai thác một số hình ảnh, video clip cụ thể hỗ trợ dạy thí nghiệm .......................48
2.3.2.1. Thí nghiệm 1: Tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện .........................48
2.3.2.2. Thí nghiệm 2: Phương, chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện .......49

2.3.2.3. Thí nghiệm 3: Thí nghiệm từ phổ của nam châm thẳng và nam châm chữ U ....50
2.3.2.4. Thí nghiệm
Khung dây
dẫn mang dòng
điện đặt trong từ trường ...........50
Demo 4:
Version
- Select.Pdf
SDK
2.3.2.5. Thí nghiệm 5: Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ ...........................51
2.3.2.6. Thí nghiệm 6: Thí nghiệm trong việc hình thành định luật Len-xơ...............51
2.3.2.7. Thí nghiệm 7: Thí nghiệm trong hình thành định luật Fa-ra-đây .................52
2.3.2.8. Thí nghiệm 8: Thí nghiệm từ trường của dòng điện có dạng khác nhau ......53
2.4. Thiết kế tiến trình dạy học cụ thể với việc khai thác và sử dụng các phương tiện
dạy học hiện đại phối hợp thí nghiệm .......................................................................55
2.4.1. Thiết kế bài học ...............................................................................................55
2.4.2. Quy trình thiết kế bài học ................................................................................55
2.4.2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu bài học ............................................................56
2.4.2.2. Bước 2: Xác định các kiến thức cơ bản của bài học ....................................56
2.4.2.3. Bước 3: Xác định các phương pháp dạy học .............................................57
2.4.2.4. Bước 4: Khai thác và sử dụng PTDH ..............................................................58
2.4.2.5. Bước 5: Xác định tiến trình hoạt động trên lớp .........................................58
2.4.2.6. Bước 6: Soạn giáo án lên lớp ....................................................................58

5


2.5. Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài trong các chương “Từ Trường” và
“Cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao THPT với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy
học hiện đại ...............................................................................................................59

2.5.1. Giáo án 1. Bài “ Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản” ............59
2.5.2. Giáo án 2. Bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ - Suất điện động cảm ứng”............67
2.6. Kết luận chương 2 ..............................................................................................79
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..........................................................80
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ....................................................80
3.1.1. Mục đích ..........................................................................................................80
3.1.2. Nhiệm vụ .........................................................................................................80
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm .............................................80
3.2.1. Đối tượng ........................................................................................................80
3.2.2. Nội dung ..........................................................................................................81
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................................81
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm và khảo sát định lượng .............................................81
3.3.2. Quan sát giờ học ..............................................................................................82
3.4. Đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm ......................................................82
3.4.1. Đánh giá
định Version
tính ...........................................................................................82
Demo
- Select.Pdf SDK
3.4.3. Kiểm định giả thiết thống kê ...........................................................................87
3.5. Kết luận chương 3 ..............................................................................................87
C. KẾT LUẬN .........................................................................................................89
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................91
PHỤ LỤC

6


DANG MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


Viết đầy đủ

DH

Dạy học

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

MVT

Máy vi tính

PPDH

Phương pháp dạy học

PTDH

Phương tiện dạy học


PTTQ

Phương tiện trực quan

QTDH

Quá trình dạy học

TN

Thí nghiệm

TNg

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

Demo Version - Select.Pdf SDK

7


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ
STT

Nội dung


Trang

Bảng 3.1

Bảng thống kê các điểm số (Xi) của các bài kiểm tra

81

Bảng 3.2

Bảng phân phối tần suất

81

Bảng 3.3

Bảng phân phối tần suất lũy tích

82

Bảng 3.4

Bảng phân loại theo học lực

83

Bảng 3.5

Bảng tổng hợp các tham số


84

Biểu đồ 3.1

Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm Đối chứng và
Thực nghiệm

81

Biểu đồ 3.2

Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm

82

Biểu đồ 3.3

Biểu đồ phân loại theo học lực của hai nhóm

83

Đồ thị 3.1

Đồ thị phân phối tần suất lũy tích

82

Demo Version - Select.Pdf SDK


8


A. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Trên thực tế cho thấy một số quốc gia phát triển là nhờ vào chất lượng nguồn
nhân lực. Bởi lẽ, chất lượng nguồn nhân lực có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của
đời sống xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng
giáo dục – đào tạo của nền giáo dục quốc gia. Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, đó vừa là một quá trình hợp tác để
phát triển, vừa là quá trình cạnh tranh kinh tế quyết liệt giữa các quốc gia, tạo nên
sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới. Sự tác động của quá trình này
đến nước ta ngày càng mạnh mẽ, điều này đã và đang tạo ra những cơ hội phát triển
chưa từng có cho đất nước, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn về mặt chất
lượng và hiệu quả giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Trong tình hình công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay, nhu cầu
tìm kiếm, chọn lọc, xây dựng và sử dụng tài liệu thông tin đang trở thành cấp thiết
đối với giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong việc dạy học. Đồng thời việc áp dụng
các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào quá trình dạy học giúp cải thiện điều kiện, môi

Demo
SDK
trường giáo dục,
chắcVersion
chắn rằng- Select.Pdf
chất lượng dạy
và học sẽ được nâng cao.
Hơn nữa, trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học (PTDH) giảm nhẹ
công việc của GV và giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được
các phương tiện thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình

trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của HS trở nên nhẹ nhàng
và hấp dẫn hơn, tạo ra cho HS những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm
của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS tăng dần theo các
cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được không bằng những gì
nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa
những phương tiện vào quá trình dạy học (QTDH), GV có điều kiện để nâng cao
tính tích cực, độc lập của HS và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh
hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em.
Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng
lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Điều 6,
9


Luật giáo dục), “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh” (Điều 28, luật giáo dục).[13]
Bên cạnh đó, để thực hiện phương pháp dạy học (PPDH) hướng vào việc tổ
chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của HS cần phải có quan
niệm mới về vai trò của PTDH trong dạy học: PTDH không chỉ dừng ở mức độ
minh họa nội dung dạy học mà phải trở thành công cụ nhận thức, là bộ phận chính
của cả phương pháp và nội dung dạy học. PTDH không chỉ là phương tiện của việc
dạy mà còn là phương tiện của việc học, không chỉ là phương tiện trực quan
(PTTQ) mà còn là phương tiện hoạt động của HS ở tất cả các giai đoạn của QTDH,
không chỉ là phương tiện để hình thành kiến thức, kỹ năng mới mà còn là phương
tiện tạo động cơ, kích thích hứng thú học tập và phát triển năng lực nhận thức.
Muốn thực hiện được vai trò nói trên của PTDH, ngoài việc cần thiết phải có PTDH
phù hợp, thì việc lựa chọn, khai thác và phối hợp các PTDH, đặc biệt là PTDH hiện


Version
Select.Pdf
đại, cũng gópDemo
phần rất
lớn trong- thành
công củaSDK
tiết dạy.
Có thể nói việc khai thác và sử dụng các PTTQ trong QTDH là một đòi hỏi của
thực tế khách quan. Việc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các PTTQ sẽ góp
phần tích cực vào việc đổi mới PPDH hiện nay trong nhà trường trung học phổ thông.
Để đổi mới giáo dục, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII chỉ rõ: “Đổi mới
phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp
tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học,
tự nghiên cứu cho HS…” [2].
Để thực hiện được những điều này, ngành giáo dục đã triển khai nhiều việc
làm cụ thể, trong đó đổi mới PPDH rất được quan tâm, làm sao cho HS trở thành
trung tâm của việc tiếp cận với tri thức, là người chủ động tìm tòi sáng tạo giải
quyết các vấn đề. Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, từ những hiện tượng
trong thực tế, các nhà khoa học đưa ra các giả thuyết, sau đó tiến hành các thí
nghiệm (TN) để kiểm chứng và rút ra kết luận. Theo quan điểm của lí luận nhận
10


thức, TN là phương tiện của việc thu nhận tri thức, là phương tiện để kiểm tra tính
đúng đắn của tri thức, là phương tiện của việc vận dụng tri thức đã thu được vào
thực tế và là một bộ phận của các phương pháp nhận thức vật lý. Trong dạy học,
qua những TN thực hiện trong các tiết học, HS được quan sát một cách trực quan,
từ đó hình thành cho các em niềm tin vào kiến thức được học đồng thời góp phần

phát triển tư duy và rèn luyện các kỹ năng [4],[16].
Thực tế, với sự nỗ lực đổi mới của xã hội, trường phổ thông hiện nay đã được
cung cấp các thiết bị TN cần thiết. Nhưng vì một số lí do khách quan cũng như chủ
quan mà tình trạng dạy chay vẫn diễn ra. Một trong những lý do đó là nhiều bài học
trong chương trình vật lý phổ thông, đặc biệt là chương trình nâng cao, kiến thức
nhiều mà thời gian phân bổ cho bài đó không tăng cho nên GV ngại thực hiện TN,
họ lựa chọn phương pháp thuyết trình để truyền đạt kiến thức cho HS. Trong khi đó,
số bộ TN đã được trang bị không đủ để HS có thể tự thực hiện TN trên lớp mà chỉ
quan sát TN biểu diễn do GV thực hiện. Ngoài ra sĩ số HS trong một lớp rất đông
cho nên việc quan sát TN của các em rất hạn chế. Nhiều TN rất khó quan sát trong
điều kiện bình thường của lớp học, đặc biệt là các TN cần có phòng tối. Một số TN

Version
Select.Pdf
có độ chính Demo
xác không
cao nên- phản
tác dụngSDK
hay có TN lại xảy ra quá nhanh làm
cho HS chưa kịp quan sát. Do vậy, nếu có sự hỗ trợ của các PTDH vào TN sẽ giúp
GV phân bổ thời gian cho bài dạy một cách phù hợp, HS quan sát dễ dàng hơn, từ đó sẽ
làm tăng cường hoạt động của người học.
Xuất phát từ những lý do trên, để góp phần đổi mới phương pháp dạy học và
nâng cao chất lượng đào tạo, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Khai thác và sử dụng
phương tiện dạy học hiện đại phối hợp thí nghiệm trong việc dạy học các
chương “Từ trường” và chương “Cảm ứng điện từ” vật lý 11 THPT”.
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian gần đây có rất nhiều tác giả nghiên cứu về việc sử dụng TN
cũng như các PTDH vào trong QTDH vật lý. “Nghiên cứu, thiết kế, khai thác và sử
dụng TN tự tạo nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS khi dạy học phần

“từ trường” vật lý lớp 11 THPT” của tác giả Mai Khắc Dũng tại Thành phố Huế (2004);
Với luận án “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng TN theo hướng tích cực hoá
hoạt động nhận thức của HS trong DH vật lý ở trường THCS”, tiến sĩ Huỳnh Trọng
11


Dương đã nghiên cứu vai trò của TN vật lý với việc phát huy tính tích cực hoạt
động nhận thức của HS ở trường THCS;
Tác giả Đồng Thị Diện với đề tài “Xây dựng và sử dụng một số TN đơn giản
trong DH kiến thức thuộc phần cơ học lớp 6 theo định hướng phát triển hoạt động
nhận thức tích cực tự lực, sáng tạo của HS”, tác giả đã tập trung nghiên cứu cách
xây dựng và sử dụng các TN tự tạo đơn giản trong phần cơ học lớp 6 chủ yếu để
tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS;
Với luận án “Nghiên cứu sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy
học một số kiến thức cơ học và nhiệt học THPT”, tác giả Trần Huy Hoàng đã xây
dựng một số TN thật với sự hỗ trợ của máy vi tính, xây dựng một số TN mô phỏng
thông qua việc sử dụng các phần mềm.
Tác giả Trương Đình Hùng với luận văn thạc sĩ “Khai thác và sử dụng TN với
sự hỗ trợ của máy vi tính trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS khi dạy học
phần Từ trường ” trình bày việc khai thác TN có sự trực quan hóa nhờ máy vi tính,
khai thác TN mô phỏng và TN ảo, xây dựng TN với sự hỗ trợ của máy vi tính.
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu sử dụng phương tiện nghe nhìn nhằm nâng cao

- Select.Pdf
SDK
hiệu quả dạyDemo
học vậtVersion
lý ở trường
THPT” của tác
giả Nguyễn Thị Hồng Loan đã đề

cập đến một số vấn đề trong việc khai thác phương tiện nghe nhìn nhằm đổi mới
PPDH phổ thông nói chung chứ chưa phối hợp chúng với TN.
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu sử dụng phối hợp TN vật lý với các phương tiện
nghe nhìn trong dạy học Vật lý 9 THCS” của tác giả Trần Văn Thạnh đã xây dựng
quy trình thiết kế bài học có sự phối hợp giữa TN và phương tiện nghe nhìn nhưng
áp dụng cho trung học cơ sở.
Như vậy đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu việc khai thác và sử dụng
PTDH hiện đại hỗ trợ dạy TN vật lý 11 THPT.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được quy trình khai thác và sử dụng các PTDH hiện đại đồng thời vận
dụng được vào dạy TN vật lý 11 nâng cao THPT thông qua hệ thống các biện pháp
sử dụng PTDH hiện đại hỗ trợ trong việc dạy TN

12


4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại
vào dạy TN vật lý 11 THPT thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, hứng thú
của học sinh, từ đó góp phần nâng cao kết quả học tập của HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài được xác định:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc khai thác và sử dụng PTDH
hiện đại trong dạy học vật lý THPT.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc sử dụng TN trong dạy học vật lý THPT.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về việc sử dụng các PTDH hiện đại phối hợp dạy
TN vật lý.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức vật lý 11 nâng cao THPT.
- Điều tra thực trạng về việc khai thác và sử dụng các PTDH hiện đại ở các
trường THPT hiện nay.

- Thiết kế và soạn thảo tiến trình dạy học một số bài vật lý 11 nâng cao với sự
hỗ trợ của các PTDH hiện đại trong việc dạy những bài có TN.

Demo
Version
- Select.Pdf
- Tiến hành
thực
nghiệm sư
phạm ở một SDK
số trường phổ thông để đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng PTDH hiện đại hỗ trợ việc dạy TN trong dạy học vật lý.
6. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học vật lý 11 nâng cao THPT thông qua việc khai thác và
sử dụng PTDH hiện đại hỗ trợ dạy TN.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung vào việc đề xuất quy trình khai thác và sử dụng PTDH
hiện đại phối hợp trong dạy TN vật lý 11 nâng cao THPT.
- Tiến hành TNSP ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu lý thuyết
 Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước cùng với các chỉ
thị của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về vấn đề đổi mới PPDH hiện nay ở trường THPT.

13


 Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ dạy học của bộ môn Vật lý ở
trường THPT hiện nay.

 Nghiên cứu nội dung và chương trình sách giáo khoa Vật lý 11 THPT.
 Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng các PTDH hiện đại.
 Nghiên cứu các tài liệu thiết kế bài dạy học, bài giảng.
8.2. Điều tra quan sát
 Thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên các trường THPT để nắm bắt thực
trạng của việc sử dụng PTDH hiện đại phối hợp TN trong dạy học vật lý.
 Điều tra thực tiễn về việc sử dụng các PTDH hiện đại hỗ trợ trong dạy TN
vật lý ở một số trường phổ thông.
8.3. Nghiên cứu thực nghiệm
 Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông
 Sử dụng phương pháp thống kê toán học để kiểm chứng giả thuyết và xác
định tính khả thi của đề tài
9.Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU

Demo Version - Select.Pdf SDK
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM
VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Chương 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

14




×