Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Quy Hoạch Phát Triển Báo Chí, Xuất Bản Tỉnh Quảng Ninh Đến Năm 2020 Và Định Hướng Đến Năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 148 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
---------***---------

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂNBÁO CHÍ, XUẤT BẢN
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ
ĐINH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 5
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH.................................................................................5
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH.................................................................................6
1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng.................................................................................................................... 6
2. Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản....................................................................6
3. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh....................................................................................................................... 8
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH..................................................................................8
1. Mục tiêu................................................................................................................................................................ 8
2. Nhiệm vụ............................................................................................................................................................. 9
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA QUY HOẠCH.....................................................................................10
1. Phạm vi.............................................................................................................................................................. 10
2. Đối tượng.......................................................................................................................................................... 10

PHẦN II. HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN.........................................................................11
I. HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ...........................................................................................................................11
1. Báo in................................................................................................................................................................... 11
2. Phát thanh Truyền hình............................................................................................................................... 15
3. Báo điện tử, Trang thông tin điện tử tổng hợp.................................................................................. 22
II. HIỆN TRẠNG XUẤT BẢN.....................................................................................................................25
1. Hoạt động Xuất bản..................................................................................................................................... 25


2. Hoạt động In.................................................................................................................................................... 25
3.Hoạt động phát hành..................................................................................................................................... 27
III. THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ VÀ XUẤT BẢN...........................................................................................28
IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ, XUẤT BẢN............................................................................29
V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN..............................................................................30
1. Kết quả đạt được........................................................................................................................................... 30
2. Tồn tại................................................................................................................................................................ 33
3. Nguyên nhân..................................................................................................................................................... 37

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN......................................40
I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN.....................................................40
1. Căn cứ dự báo.................................................................................................................................................. 40
2. Dự báo xu hướng phát triển báo chí, xuất bản, in và phát hành đến năm 2020.................41
3. Phương án phát triển báo chí, xuất bản............................................................................................... 44
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN................................................................49
1. Quan điểm phát triển................................................................................................................................... 49

2


2. Mục tiêu phát triển........................................................................................................................................ 49
3. Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản............................................................................................... 50
4. Định hướng phát triển báo chí, xuất bản, In và Phát hành đến năm 2030............................73

PHẦN IV: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH BÁO CHÍ, XUẤT BẢN....75
I. GIẢI PHÁP.................................................................................................................................................75
1. Nâng cao nhận thức...................................................................................................................................... 75
2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước............................75
3. Phát triển nguồn nhân lực......................................................................................................................... 76
4. Ứng dụng công nghệ.................................................................................................................................... 77

5. Hợp tác trong báo chí, xuất bản............................................................................................................... 78
6. Về cơ chế, chính sách................................................................................................................................... 79
7. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch......................................................................................... 80
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...........................................................................................................................81
1. Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch.................................................................................................. 81
2. Phân công trách nhiệm của các cấp, các sở, ban ngành.................................................................81
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện................................................................................................................... 84
III. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM...................................................................................91

PHẦN PHỤ LỤC............................................................................................................................ 103
Bản đồ 1: Bản đồ hiện trạng báo chí, xuất bản tỉnh Quảng Ninh..............................................146
Bản đồ 2: Bản đồ quy hoạch báo chí, xuất bản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020................147

PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 1: Hiện trạng báo Quảng Ninh................................................................................... 103
Bảng 2: Hiện trạng báo Hạ Long.......................................................................................... 108
Bảng 3: Hiện trạng đài PTTH tỉnh....................................................................................... 111
Bảng 4: Hiện trạng truyền dẫn phát sóng........................................................................117
Bảng 5: Thuê bao truyền hinh trả tiền..............................................................................120
Bảng 6: Mạng lưới truyền hinh trả tiền...........................................................................120
Bảng 7: Bảng tổng hợp tổ chức và bộ máy biên chế đài TTTH huyện....................122
Bảng 8: Bảng tổng hợp thời lương và nội dung chương trinh đài TTTH huyện. 123
Bảng 9: Hiện trạng truyền thanh cơ sở............................................................................. 125
Bảng 10: Bảng thống kê cơ quan đại diện, phóng viên thường trú.........................131
Bảng 11: Bảng tổng hợp các trang thông tin điện tử tổng hợp.................................133

3


Bảng 12: Tổng hợp quy hoạch (Phương án 1: phát triển nhanh, có trọng tâm –

Phương án lựa chọn)................................................................................................................ 137
Bảng 13: Tổng hợp quy hoạch (phương án 2: phát triển nhảy vọt – Phương án
không lựa chọn)......................................................................................................................... 140

4


QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Báo chí, xuất bản có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, có
nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, định hướng tư tưởng, phản ánh hiện thực, góp phần
nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Báo chí, xuất bản tác động mạnh mẽ đến
nhân cách, đạo đức, lối sống, tâm lý, nhận thức chính trị - tư tưởng. Do đó cần tăng
cường đầu tư, chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, xuất bản
trong sự nghiệp đổi mới đất nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Trong xu thế hội tụ của công nghệ thông tin - truyền thông, các loại hình báo
chí, xuất bản, phương thức và công nghệ sản xuất, nội dung thông tin… đã và đang
thay đổi nhanh chóng, cần thiết phải có chính sách phát triển mới tranh thủ những
thành tựu khoa học - công nghệ nhằm hiện đại hóa sự nghiệp báo chí, xuất bản, đồng
thời giúp quản lý tốt hệ thống thông tin và nội dung thông tin, phát huy vai trò quan
trọng của báo chí, xuất bản trong sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Ninh.
3. Trong những năm qua, báo chí và xuất bản Quảng Ninh đã hoàn thành tốt các
nhiệm vụ chính trị, tích cực tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước; phản ánh kịp thời diễn biến mọi mặt của đời sống xã hội,
tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển
hình tiên tiến và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới tại
địa phương. Báo chí, xuất bản đóng góp rất lớn trong sự phát triển chung của Quảng
Ninh.

4. Bên cạnh những việc đã làm được, báo chí, xuất bản Quảng Ninh còn bộc lộ
một số hạn chế như: công tác điều hành, quản lý của cơ quan chủ quản, cơ quan báo
chí chưa năng động; đổi mới về nội dung có nhiều cố gắng nhưng đôi lúc chưa đáp
ứng kịp thời thông tin của công chúng; hình thức tờ báo và nội dung các chương trình
phát thanh, truyền hình có thời điểm còn thiếu sức hấp dẫn; tính phản biện xã hội chưa
cao; thông tin trên các loại hình báo chí trùng lặp; năng lực in trong tỉnh chưa cao;
mạng lưới phát hành chưa phát triển rộng... về cơ bản, báo chí và xuất bản phát triển
chưa tương xứng với vị thế của Quảng Ninh: là một trong 7 tỉnh kinh tế trọng điểm

5


khu vực Bắc bộ, vị trí Quảng Ninh gần ngay 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà
Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh nằm trong khu vực có nhiều cơ hội khi mở rộng phát
triển khu vực Trung Quốc – Asean, Quảng Ninh là một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc
tế.
Với những lý do trên, việc xây dựng Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh
Quảng Ninh là cần thiết làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển hàng
năm, giai đoạn; đảm bảo cho báo chí xuất bản phát triển đúng định hướng, chuyên
nghiệp và hiệu quả đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sắp xếp lại các loại
hình báo chí cho phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch
phát triển chung về kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó đặc biệt lưu ý đến sự phù hợp với
các trọng tâm phát triển của tỉnh trong tương lai; nâng cao hơn nữa chất lượng của các
loại hình báo chí, xuất bản, kênh phát thanh, truyền hình cũng như nguồn nhân lực làm
công tác báo chí xuất bản hiện có; xuất bản các ấn phẩm mới phục vụ công tác thông
tin đối ngoại và hợp tác quốc tế…
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng
- Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về phát triển và tăng
cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên

internet.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá X) ngày 14/7/2007 về công tác tư
tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;
- Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Chấp hành Trung ương
Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của Đảng bộ tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
2. Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản
- Luật Báo chí ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Báo chí ngày 12/6/1999;
- Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

6


- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày
11/1/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Quy hoạch Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin
và truyền thông;
- Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;
- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
- Quyết định số 1209/QĐ-TTg ngày 4/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020.
- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Thông tư số 16/2010/TT-BTTTT ngày 19/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản
số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san;
- Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT - BTTTT - BTC ngày 10/01/2011 của Bộ
Thông tin và Truyền thông và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đặt hàng xuất bản
phẩm sử dụng ngân sách nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ
Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh, truyền hình thuộc UBND tỉnh; Đài
truyền thanh, truyền hình thuộc UBND cấp huyện;

7


- Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một
số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;
3. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015;
- Quy hoạch các ngành và địa phương của tỉnh Quảng Ninh có liên quan;
- Quyết định số …/QĐ-UBND ngày …/…/… của UBND tỉnh Quảng Ninh về
việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển Báo chí, xuất
bản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 974/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê
duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp truyền thanh, phát thanh, truyền hình tỉnh Quảng

Ninh giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020.
- Kế hoạch số 878/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về kế hoạch hoạt
động thông tin đối ngoại tỉnh Quảng Ninh năm 2013.
- Kế hoạch số 1373/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về kế hoạch hoạt
động thông tin đối ngoại tinh Quảng Ninh năm 2013.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH
1. Mục tiêu
1.1. Phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Quảng Ninh phù hợp với quy hoạch Quốc
gia, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Ninh. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của
nhà nước; xây dựng môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí,
xuất bản trên địa bàn Quảng Ninh;
1.2. Cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước thành các giải
pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phục vụ việc
phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản của tỉnh;
1.3. Đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động báo chí, xuất bản tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2030 phù hợp, khả thi;

8


1.4. Rà soát lại hoạt động các cơ quan báo in, định hướng phát triển các ấn
phẩm, nội dung thông tin phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ, mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu thông tin của người dân trong giai đoạn mới;
1.5. Phát triển phát thanh truyền hình theo hướng hiện đại, đồng bộ, nâng cao
chất lượng thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Thực hiện lộ trình
số hóa mạng lưới truyền dẫn phát sóng, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống
Đài huyện, xã;
1.6. Thông tin điện tử phát triển tương xứng với lợi thế của loại hình thông tin,
phù hợp với nhu cầu thụ hưởng thông tin đang thay đổi của người dân, phù hợp với xu

thế hội tụ các loại hình thông tin;
1.7. Phát triển xuất bản phẩm đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; tuyên truyền, phổ biến những xuất bản phẩm
tiêu biểu của tỉnh với cả nước và các nước trên thế giới;
1.8. Phát triển lĩnh vực in theo hướng hiện đại hóa công nghệ, thiết bị; khuyến
khích xã hội hóa lĩnh vực phát hành, đặc biệt quan tâm tới việc phát hành sách khu vực
nông thôn, miền núi khó khăn, mức sống của người dân thấp.
2. Nhiệm vụ
2.1. Đánh giá thực trạng báo chí, xuất bản Quảng Ninh, dự báo xu hướng phát
triển của ngành: thay đổi cơ cấu, ứng dụng công nghệ, hội nhập thông tin, xã hội hóa
thông tin trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó, đánh giá tổng quan những điểm mạnh,
điểm yếu của báo chí, xuất bản Quảng Ninh làm căn cứ đề xuất giải pháp phát triển
phù hợp.
2.2. Xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển cụ thể của từng lĩnh
vực báo in, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, xuất bản, in và phát hành. Đề
xuất nhu cầu về nguồn lực, các nhóm giải pháp tổng thể, đồng bộ, tổ chức thực hiện và
phân kỳ đầu tư phù hợp với điều kiện và khả năng của tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Vận dụng thể chế hoá một số nội dung quản lý nhà nước về Báo chí, Xuất
bản phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Chú trọng công tác giáo dục chính trị - tư
tưởng, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển đảng viên trong đội ngũ những
người làm báo, có chế độ ưu đãi, khuyến khích, động viên những nhà báo giỏi.

9


2.4. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư trọng điểm; tranh thủ nguồn đầu tư từ các
nguồn vốn xã hội và theo chương trình mục tiêu của Chính phủ về phát triển hoạt động
báo chí, xuất bản để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA QUY HOẠCH
1. Phạm vi

Số liệu đánh giá hiện trạng giai đoạn 2008 – 2012; Quy hoạch giai đoạn đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Đối tượng
Báo chí: Báo Quảng Ninh, Báo Hạ Long, Đặc san, Đài Phát thanh – Truyền
hình tỉnh, Các đài Phát thanh – Truyền hình huyện, Các Trạm Truyền thanh xã, Các
trang thông tin điện tử của các cơ quan báo, Trang thông tin điện tử tổng hợp, Cổng
thông tin điện tử, Truyền hình trả tiền.
Xuất bản: Bản tin, Xuất bản phẩm không kinh doanh, Các cơ sở in được Sở
Thông tin và Truyền thông cấp phép, Các Công ty phát hành.

10


PHẦN II. HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN
I. HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ
1. Báo in
1.1. Cơ quan báo in và các ấn phẩm
Hiện nay tỉnh Quảng Ninh có 2 cơ quan báo in: Báo Quảng Ninh (cơ quan chủ
quản là Tỉnh Ủy Quảng Ninh), Báo Hạ Long (cơ quan chủ quản là Hội VHNT Quảng
Ninh) với 3 ấn phẩm:
Báo Quảng Ninh: phát hành 7 kỳ/tuần (từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần). Số lượng
phát hành: 6.000 tờ/kỳ.
Báo Quảng Ninh cuối tuần: phát hành 1 kỳ/tuần (thứ 6 hàng tuần). Số lượng
phát hành: 6.000 tờ/kỳ.
Báo Hạ Long: phát hành: 2 kỳ/ tháng vào mùng 5 và 20 hàng tháng. Số lượng
phát hành: 1.250 tờ/kỳ
Ngoài ra, còn có 2 đặc san: Người làm báo thuộc Hội nhà báo tỉnh, phát hành:
4 kỳ/ năm; số lượng 250 tờ/kỳ; Đặc san Hoa Sen thuộc Đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh, phát hành: 8 – 12 kỳ/năm; số lượng 300 tở/kỳ
(chi tiết tham khảo Bảng 1 và Bảng 2)

1.2. Nội dung, nhiệm vụ báo in
Báo Quảng Ninh
Nội dung báo Quảng Ninh phản ánh nhanh, kịp thời các sự kiện chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của tỉnh; làm tốt nhiệm vụ tuyên
truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; phổ biến
các Chỉ thị, Nghị quyết và nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương.
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, phát huy và nêu gương các điển
hình tiên tiến, kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân năng động, sáng tạo khắc phục
khó khăn, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

11


Tham gia có hiệu quả trong định hướng chính trị, thực hiện vai trò là cơ quan
ngôn luận của Đảng bộ tỉnh; phản bác kịp thời những luận điệu phản tuyên truyền,
xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời khẳng định
báo chí là diễn đàn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Với
nhiệm vụ được giao, Báo Quảng Ninh luôn đề cao trách nhiệm xã hội của mình, là
kênh thông tin phản biện xã hội có hiệu quả. Nhiều vấn đề báo Quảng Ninh đưa ra đã
được các cấp, các ngành có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và xem xét giải quyết như:
phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, phòng chống tệ nạn xã
hội, những mặt trái, bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm.
Tích cực quảng bá hình ảnh Quảng Ninh, mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa
các dân tộc trong cả nước, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Báo đã từng bước tăng cường nội dung thông tin, mở thêm nhiều chuyên mục
mới. Từ 30 chuyên mục năm 2008, đến nay Báo Quảng Ninh có 50 chuyên mục được
duy trì thường xuyên, trong đó có nhiều chuyên mục được bạn đọc quan tâm, đánh giá

tốt như: Cùng bàn luận, Bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Đọc sách, Văn hóa – Văn
Nghệ, Sáng tác mới.
(chi tiết tham khảo Bảng 1)
Báo Hạ Long
Báo Hạ Long luôn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, là diễn đàn văn hóa – văn
nghệ trong tỉnh; Báo đăng tải nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có nội dung tốt góp
phần tích cực vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của đồng bào
các dân tộc trong tỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các tác phẩm văn học nghệ
thuật. Giới thiệu kịp thời các sáng tác, tác phẩm mới của văn nghệ sĩ trong tỉnh,
thường xuyên trao đổi sáng tác mới với các tỉnh bạn. Cổ vũ nhân dân các dân tộc trong
tỉnh phát huy truyền thống cách mạng, bản sắc, truyền thống văn hóa của quê hương,
thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhất là các lĩnh vực đột
phá và chương trình kinh tế lớn của tỉnh.
(chi tiết tham khảo Bảng 2)

12


Đặc san Người làm báo
Phản ánh hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh qua các thời kỳ cách
mạng; phổ biến công tác xây dựng tổ chức Hội Nhà báo; trao đổi nghiệp vụ, kinh
nghiệm làm báo cho các hội viên trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Đặc san Hoa Sen
Đặc san giới thiệu, quảng bá về hình ảnh đất nước, con người, về các giá trị văn
hoá, các danh lam thắng cảnh và các tiềm năng, thế mạnh và chính sách thu hút đầu tư
phát triển kinh tế, thương mại, du lịch của tỉnh Quảng Ninh; tuyên truyền, đối ngoại về
quan hệ Việt – Trung trong hợp tác, phát triển kinh tế du lịch.
1.3. Phạm vi phục vụ báo in trong tỉnh

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác mở rộng phạm vi phát hành, ngay
sau khi Chỉ thị số 11/CT-TW của Bộ Chính trị về việc đặt mua và đọc báo, tạp chí của
Đảng. Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng tăng cường đọc và khai
thác hiệu quả báo Quảng Ninh. Các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện các nội dung của
Chỉ thị. Hoạt động phát hành của báo Quảng Ninh được phát đến các đối tượng: các tổ
chức Đảng, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; các chi bộ thôn bản; trường học; các chi bộ đảng
khu dân cư.
Đối với ấn phẩm báo Quảng Ninh đã được phát hành tới các cơ quan, đơn vị
cấp tỉnh đến các chi bộ cơ sở và một số địa chỉ ở các tỉnh, thành phố trong nước.Tỉnh
đạt chỉ tiêu 100% xã, phường, thị trấn có báo đến trong ngày.
Đối với báo Hạ Long đã phát hành rộng rãi tới các cơ quan, đơn vị, trường học
trong tỉnh; trao đổi với các tỉnh bạn thông qua đường bưu điện.
1.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực
Báo Quảng Ninh
Cơ cấu tổ chức của báo Quảng Ninh bao gồm 7 phòng và 2 tổ: phòng Hành
chính – Trị sự, phòng Thư ký toàn soạn, phòng Xây dựng Đảng – Nội chính, phòng
Kinh tế, phòng Văn hóa – Xã hội, phòng điện tử, phòng Bạn đọc – Tư liệu, tổ Cuối
tuần và tổ Kế hoạch – Tài chính – Quảng Cáo. Cơ cấu tổ chức của Báo hiện tuân thủ

13


quy định 338/QĐ-TW ngày 26/11/2010 quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy của cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong giai đoạn 2008 - 2012, báo Quảng Ninh rất chú trọng việc nâng cao số
lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Tốc độ tăng trưởng về số lượng nguồn nhân lực
báo chí giai đoạn 2008 - 2012 đạt bình quân 6,04%/năm. Tỷ lệ lao động trình độ đại
học năm 2008 là 76,05%, năm 2012 là 83,9%; tốc độ tăng trưởng bình quân nhân lực
trình độ đại học trung bình đạt 8.8%/năm.
Tổng số lao động (cán bộ, phóng viên, biên tập viên) làm việc tại Báo Quảng

Ninh là 87 người. Trong đó, số lượng phóng viên chiếm tỷ lệ 50,5%, tỷ lệ biên tập viên
20,69%, và nhân viên chiếm 28,81%.
Bên cạnh việc chú trọng đến nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Báo còn
quan tâm đến công tác nâng cao trình độ lý luận chính trị, hiện tại ở báo có 12,64% lao
động có trình độ cao cấp lý luận trính trị, 1,15% lao động có trình độ cử nhân và
55,17% lao động đã vào Đảng.
(chi tiết tham khảo Bảng 1)
Báo Hạ Long
Cơ cấu tổ chức của báo Hạ Long bao gồm 2 ban: Ban Biên tập và Ban Trị Sự.
Báo có 8 lao động gồm 2 phóng viên, 3 biên tập viên, 2 cộng tác viên kí hợp đồng với
báo và 1 nhân viên. Báo có 12,5% lao động có trình độ trên đại học, 75% lao động
trình độ đại học và 12,5% lao động trình độ trung cấp. Với 37,5% lao động có trình độ
cao cấp lý luận trính trị và 75% lao động là Đảng viên.
(chi tiết tham khảo Bảng 2)
Tổng kết lại Quảng Ninh có 95 lao động làm việc tại hai cơ quan báo in với
3,2% lao động có trình độ trên đại học, 83,2% lao động có trình độ đại học và 13,6%
lao động có trình độ khác bện cạnh đó tỉ lệ lao động có trình độ cao cấp lý luận chính
trị là 13,7% , cử nhân 1%, trung cấp 51,6 % và có 53,7% lao động là Đảng viên.
1.5. Tài chính
Báo Quảng Ninh

14


Báo Quảng Ninh hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách tỉnh cấp và hoạt
động xuất bản. Ngoài ra, Báo còn có các nguồn thu khác như thu quảng cáo và tài trợ.
Giai đoạn 2008 – 2012 tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu của Báo đạt bình
quân 53,02%/năm, trong đó nguồn ngân sách tỉnh cấp tăng bình quân 72,72%/năm,
nguồn thu từ quảng cáo và các nguồn khác tăng đáng kể từ 18,32% tổng doanh thu
năm 2008 đến 28,38% tổng doanh thu năm 2011, mức độ tự chủ khá thấp, chỉ đạt

38,74%.
(chi tiết tham khảo Bảng 1)
Báo Hạ Long
Báo Hạ Long hoạt động hoàn toàn dựa vào nguồn ngân sách tỉnh cấp.
Giai đoạn 2008 – 2012 tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu của Báo đạt bình
quân 34%/năm, trong đó nguồn ngân sách tỉnh cấp tăng bình quân 35%/năm.
(chi tiết tham khảo Bảng 2)
Tổng kết lại giai đoạn 2008 – 2012 tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu của hai
báo Quảng Ninh và báo Hạ Long đạt 54,1%, trong đó nguồn ngân sách tỉnh cấp tăng
bình quân 7,9%/năm, nguồn thu từ quảng cáo và các nguồn khác (chỉ có ở báo Quảng
Ninh) tăng từ 18,14% tổng doanh thu năm 2008 đến 28,03% tổng doanh thu năm 2011,
mức độ tự chủ đạt 38,24%.
2. Phát thanh Truyền hình
2.1 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
2.1.1 Thời lượng
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đang duy trì phát sóng 2 kênh phát thanh và 2
kênh truyền hình:
- QNR1 - Kênh phát thanh thời sự chính trị tổng hợp phát sóng 20h/ngày
- QNR2 - Kênh phát thanh văn hóa - du lịch - đối ngoại phát sóng 18h/ngày
- QTV1 – Kênh thời sự chính trị tổng hợp phát sóng 24h/ngày.
- QTV3 – Kênh giải trí quảng bá phát sóng 24h/ngày.

15


Thời lượng phát sóng chương trình phát thanh do Đài sản xuất đạt 20 giờ/ngày,
tăng hơn 3 lần năm 2008. Năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 19,6
giờ/ngày (kênh QTV1 đạt 10 giờ/ngày, kênh QTV2 đạt 9,6 giờ/ngày), tốc độ tăng
trưởng chỉ tiêu thời lượng phát sóng đạt 33%/năm, năng lực tự sản xuất chương trình
của Đài tăng 2%/năm.

Thời gian phát sóng chương trình phim kênh QTV1 trung bình là 13 giờ/ngày
(55% thời lượng phát sóng) kênh QTV3 đạt gần 12 giờ/ngày (50% thời lượng phát
sóng)1.
Những con số trên cho thấy phần lớn thời lượng chương trình của cả 2 kênh vẫn
giành để phát sóng phim truyền hình, thời lượng chương trình do Đài tự sản xuất còn
hạn chế.
(chi tiết tham khảo Bảng 3)
2.1.2 Nội dung chương trình
Các chương trình phát thanh của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh bám sát
định hướng tuyên truyền, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, không sai sót về lập
trường quan điểm, tư tưởng chính trị. Đài tập trung tuyên truyền công tác lãnh, chỉ
đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh; thông tin về hoạt động của các sở, ban,
ngành, địa phương, đơn vị; giới thiệu gương người tốt - việc tốt, phản ánh những vấn
đề cuộc sống đặt ra và dư luận xã hội quan tâm.
Chương trình phát thanh hiện phát sóng ba buổi (sáng, trưa, tối) mỗi ngày, phát
sóng bằng 4 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Dao. Ngoài các bản tin
thời sự hàng ngày, Đài duy trì sản xuất các chuyên mục, chuyên đề và nhiều chương
trình văn nghệ, bình quân mỗi ngày Đài phát sóng trên 30 tác phẩm phát thanh. Đài đã
cố gắng nâng cao chất lượng nội dung thông tin bằng chương trình phát thanh trực tiếp
qua phòng thu, phát thanh trực tiếp các sự kiện đảm bảo tính thời sự và khả năng
tương tác với bạn nghe đài. Tỷ lệ chủ đề phát sóng như sau: Thời sự - Chính trị: 25%,
Kinh tế - Xã hội: 35%, An ninh - Quốc phòng: 3%, Thể thao: 5%, Văn nghệ: 32%. Tỷ
lệ theo loại hình: 50% tin, 30% phóng sự, 15% trao đổi và 5% loại khác.

1

Số liệu thống kê trong tháng 3 năm 2014 trên trang thông tin điện tử của Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh.

16



Chương trình truyền hình: Tỷ lệ chủ đề như sau: Thời sự - Chính trị, Kinh tế Xã hội, An ninh - Quốc phòng, Thể thao, Văn nghệ và khác lần lượt là 32% - 30% 10% - 5% - 20% - 3% (kênh QTV1); 7% - 28% - 5% - 20% - 40% - 17% (kênh
QTV3). Tỷ lệ theo loại hình: tin - phóng sự - trao đổi - loại khác lần lượt là: 80% 10% - 7% - 3% (kênh QTV1) và 17% - 30% - 20% - 33% (kênh QTV3).
(chi tiết tham khảo Bảng 3)
2.1.3. Sản xuất chương trình
Giai đoạn qua, được sự quan tâm đầu tư, Đài PTTH tỉnh đã được đầu tư, nâng
cấp các trang thiết bị phục vụ việc sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh,
truyền hình.
Phát thanh: Đài tỉnh được trang bị 2 phòng thu lời, 2 máy phát thanh FM, tần
số 94,7MHz và 97,8MHz. Ngoài ra, Đài còn được trang bị hệ thống thiết bị thực hiện
các chương trình phát thanh trực tiếp tại hiện trường, đảm bảo phục vụ các nhiệm vụ
chính trị quan trọng của tỉnh.
Truyền hình: Đài tỉnh được trang bị 46 camera kỹ thuật số, 65 bàn dựng hình
công nghệ phi tuyến, 2 xe truyền hình lưu động và hệ thống các trang thiết bị khác
phục vụ sản xuất nội dung chương trình 2 kênh QTV1 và QTV3.
(chi tiết tham khảo Bảng 3)
2.1.4 Truyền dẫn phát sóng
Phát thanh: Các thiết bị sản xuất và lưu trữ chương trình phát thanh trong nội
bộ đài tỉnh và các huyện được nối mạng LAN. Truyền dẫn các chương trình từ phòng
thu, thiết bị lưu trữ chương trình lên đài phát sử dụng qua đường truyền cáp quang.
Tỉnh trang bị 2 máy phát sóng công suất 5Kw và 10Kw đặt tại Đồi phát sóng
Cột 5, Phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long phát sóng 2 kênh QNR1 và QNR2 của
Đài. Kết hợp với hệ thống 15 trạm phát lại, tỷ lệ phủ sóng phát thanh trên toàn tỉnh đạt
98% số hộ dân.
Ngoài ra, trên địa bản tỉnh Đài Tiếng nói Việt Nam có đặt 2 máy phát công suất
10Kw và 2,5Kw đặt tại Thành phố Hạ Long và Thành phố Móng Cái phát sóng kênh
VOV1 của Đài. Ngoài ra Đài tỉnh cũng bố trí nhiều trạm phát lại chương trình VOV1
của Đài Tiếng nói Việt Nam, mở rộng vùng phủ sóng trên toàn tỉnh.


17


Truyền hình
Truyền hình tỉnh Quảng Ninh sử dụng phương thức truyền dẫn phát sóng tương
tự mặt đất, phủ sóng 98% địa bàn tỉnh và đến 98% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh ngoài
ra còn sang 1 số tỉnh lân cận. Đài tỉnh sử dụng 2 máy phát sóng mỗi máy công suất
5Kw phát sóng kênh QTV1 và QTV3 trên kênh 7 và kênh 12. Cả 2 máy phát được đặt
tại Đồi phát sóng Cột 5, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long. Ngoải ra còn có hệ
thống các trạm phát lại truyền hình đặt tại các huyện nhằm mở rộng vùng phủ sóng
truyền hình.
Ngoài ra kênh QTV1 còn phát sóng trên vệ tinh Vinasat1 với tỷ lệ phủ sóng đạt
100% và phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp Việt Nam (VCTV), hệ thống truyền
hình cáp Saigontourist (SCTV).
(chi tiết tham khảo Bảng 3 và Bảng 4)
2.1.5. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực
Đài phát thanh truyền hình tỉnh có mô hình tổ chức bao gồm: Ban giám đốc và
13 phòng chuyên môn: phòng Thời sự, phòng Thông tin điện tử, phòng Biên tập phát
thanh, phòng Quốc tế, phòng Văn nghệ và giải trí, phòng Chuyên đề, phòng Biên tập
QTV1, phòng Biên tập QTV3, phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình, phòng Truyền
dẫn phát sóng, phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kế hoạch và tài vụ, phòng Dịch
vụ và Quảng cáo. Tổng số lao động hiện nay của đài là 208 người bao gồm 19,23%
phóng viên 26,44% biên tập viên và 54,33% nhân viên khác.
(chi tiết tham khảo Bảng 3)
2.1.6. Tài chính
Đài PTTH tỉnh hoạt động dựa trên nguồn cấp kinh phí hàng năm của tỉnh,
nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo, nguồn tài trợ và một số nguồn thu khác.
Giai đoạn 2008 – 2011 tốc độ tăng trưởng bình quân của Đài đạt 24,49%/năm.
Năm 2011 tổng nguồn thu của Đài đạt 76,429 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh cấp
35,977 tỷ đồng, doanh thu quảng cáo 38,215 tỷ đồng.

Nguồn thu của Đài chủ yếu là quảng cáo trên kênh truyền hình. Nguồn thu này
tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây, năm 2011 mức thu quảng cáo tăng 21,26 tỷ đồng so
với năm 2010 đạt 50% tổng doanh thu, năm 2010 tăng 2,539 tỷ đồng so với năm 2009
18


đạt 29% tổng doanh thu. Ngoài nguồn thu từ quảng cáo Đài còn nhận được kinh phí
viện trợ và nhiều nguồn doanh thu khác 2,2 tỷ đồng.
(chi tiết tham khảo Bảng 3)
2.1.7.Thiết bị thu xem
Hiện nay, do giá thiết bị thu xem truyền hình đã giảm nhiều, mức sống người
dân ngày càng cao, tỷ lệ số hộ gia đình có thiết bị xem truyền hình đạt trên 98% trên
toàn tỉnh.
2.2. Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện
2.2.1. Thời lượng, nội dung chương trình
2.2.1.1. Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh
14/14 Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đều
thực hiện tốt việc sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh (có 2 đài huyện
Bình Liêu và Ba Chẽ sản xuất 2 chương trình băng tiếng Dao/tuần) phát trên các thiết
bị phát sóng, phát thanh được trang bị tại địa phương nhằm tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật,
kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương người tốt việc tốt… Tuy nhiên,
số lượng và thời lượng các chương trình sản xuất ở các địa phương còn chưa đồng đều.
2.2.1.2 Sản xuất chương trình truyền hình tại Đài địa phương
Hiện tại, có 9/14 Đài Truyền thanh – Tuyền hình cấp huyện sản xuất chương
trình phát tại Đài địa phương để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
2.2.1.3 Tiếp và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình
13/14 (92,8%) Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện thực hiện việc tiếp
sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt
Nam (ngoại trừ Đài Truyền thanh – Truyền hình thành phố Hạ Long).

2.2.1.4 Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh sản xuất các chương trình
phát thanh, truyền hình
14/14 Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh viết tin, bài và sản xuất các chương trình truyền hình phát trong
chuyên mục “Trang địa phương” của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, nội dung chủ
yếu nêu gương người tốt việc tốt, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, những mô

19


hình kinh tế mới mang lại hiệu quả, quảng bá hình ảnh đất và người, những tiềm năng,
thế mạnh của địa phương và những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội.
(Chi tiết tham khảo Bảng 8)
2.2.2.Cơ sở vật chất sản xuất chương trình
14/14 Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện đều thực hiện tốt việc quản lý
các trang thiết bị phát thanh truyền hình được Nhà nước trang bị, đầu tư để thực hiện
việc tiếp sóng, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền thanh, truyền hình theo
quy định.
2.2.3. Quản lý, vận hành các đài phát lại truyền hình
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 28 vùng lõm sóng phát thanh, truyền hình, chủ yếu
là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa và các khu vực chưa có điện lưới, nhiều khu vực
biên giới bị sóng của các Đài Trung Quốc lấn át (huyện Bình Liêu), các huyện có biển,
hải đảo (huyện Vân Đồn) hầu hết các địa phương trong tỉnh đều có các khu vực lõm
sóng phát thanh, truyền hình (riêng hai huyện Đông Triều và Tiên Yên không có khu
vực nào bị lõm sóng phát thanh, truyền hình).
12/14 địa phương trong tỉnh có các Đài phát lại truyền hình và Đài phát sóng
phát thanh trên địa bàn, tất cả các địa phương đều đã thực hiện tốt công tác quản lý các
Đài phát lại, tổ chức trực ban, tiếp sóng các chương trình truyền thanh, truyền hình
thường xuyên, liên tục đúng quy định.
2.2.3.Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực
Cơ cấu tổ chức Đài cấp huyện chia thành 2 bộ phận chính: nội dung và kỹ thuật.

Các chức năng khác thường được tích hợp vào 2 bộ phận này.
14 Đài huyện có 246 lao động, trung bình một đài có 18 lao động, 1% lao động
có trình độ trên đại học, 39% lao động có trình độ đại học, 18% có trình độ cao đẳng,
28% có trình độ cao đẳng và 14% lao động có trình độ khác. Về lý luận chính trị có
7% lao động có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 1% lao động có trình độ cử nhân,
18% lao động có trình độ trung cấp và có 55% lao động là đảng viên.
Đài huyện hiện tại còn chưa có quy định về biên chế và chế độ phụ cấp. Thực tế
các Đài huyện không phải là cơ quan báo chí, hoạt động có tính chất báo chí mà không
được vận dụng quy chế nhuận bút, đây là bất cập đối với hệ thống Đài cấp huyện.

20


(Chi tiết tham khảo Bảng 7 )
2.3 Trạm Truyền thanh xã
Chức năng chủ yếu của các trạm truyền thanh xã là tiếp âm chương trình phát
thanh của Đài TNVN và sản xuất chương trình phát thanh phát sóng phục vụ nhân dân
địa phương.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 130 xã, phường, thị trấn có Trạm Truyền thanh xã,
trong đó có 62 Trạm vô tuyến và 68 Trạm hữu tuyến. Tuy nhiên, trang thiết bị không
đồng đều, trong 130 Trạm truyền thanh xã có 20 Trạm hoạt động tốt (15%), 42 Trạm
hoạt động khá (3%), 65 Trạm hoạt động trung bình (50%), 3 Trạm đã hỏng không còn
sử dụng (2%).
Trạm Truyền thanh xã do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhân lực, kinh phí,
trang thiết bị, Đài huyện hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, Phòng Văn hóa và Thông
tin quản lý nhà nước. Các xã, phường, thị trấn bố trí nhân lực phụ trách Trạm Truyền
thanh xã là cán bộ văn hóa xã hội, đoàn thanh niên, cựu chiến binh v.v... làm kiêm
nhiệm, thiếu trình độ chuyên môn, trong khi đó, do yêu cầu nhiệm vụ nên thường
xuyên thay đổi vị trí dẫn tới không ổn định, bất cập, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn
nghiệp vụ. Thiếu kinh phí cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế

trong hoạt động của các trạm truyền thanh cơ sở.
Tỉnh có 14 xã, phường có đường biên giới bao gồm Huyện Bình Liêu: xã Tình
Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm, Đồng Văn, Hoành Mô. Huyện Hải Hà: xã Quảng Đức,
Quảng Sơn, Bắc Sơn.TP Móng Cái: Phường Hải Hoà, Phường Hải Yên, Phường Ka
Long, Phường Ninh Dương, Phường Trần Phú, Hải Sơn.
Truyền thanh xã khu vực này có nhiệm vụ góp phần giữ vững hoà bình, ổn
định, láng giềng hữu nghị hợp tác. Hiện tại đã có 12/14 xã, phường có Trạm truyền
thanh xã. 11/12 Trạm truyền thanh xã hoạt động trung bình, một Trạm hoạt động khá.
Như vậy là có 2 xã cần đầu tư mới Trạm truyền thanh và 11 xã, phường cần nâng cấp
để đảm bảo nhiệm vụ giữ vững hoà bình ổn định, láng giềng hợp tác với Trung Quốc.
(Chi tiết tham khảo Bảng 9)
2.4 Truyền hình trả tiền
- Hiện có 7 đơn vị cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền, cụ thể như sau:
+ Viễn thông Quảng Ninh: truyền hình Internet MyTV

21


+ Viettel Quảng Ninh: truyền hình Internet NextTV
+ Trung tâm TNHH Truyền hình cáp saigontourist: truyền hình Cáp
+ Bưu điện tỉnh Quảng Ninh: truyền hình KTS vệ tinh, KTS mặt đất AVG.
+ Công ty CP viễn thông FPT Quảng Ninh: truyền hình Internet OneTV
+ Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (chi nhánh Quảng Ninh):
truyền hình K+
+ Công ty TNHH Truyền hình cáp Alpha Quảng Ninh: Alpha Quảng Ninh.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo các phương thức, gói
dịch vụ, chất lượng kênh khác nhau. Tổng số kênh truyền hình đang cung cấp 192,
trong đó 124 kênh trong nước (chiếm 65%), 68 kênh nước ngoài (chiếm 35%).Các
kênh được phát bằng định dạng SD và HD, một số kênh phát thử nghiệm 3D. Cụ thể:
NetTV: 109 kênh; truyền hình cáp: 68 kênh; MyTV: 139 kênh; AVG: 99 kênh; K +: 87

kênh; Alpha Quảng Ninh: 58 kênh. Có tổng cộng 11 ngôn ngữ được phát trong đó 59%
kênh tiếng Anh. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền của tỉnh đạt trên 60.000 thuê
bao.
Chi tiết tham khảo Bảng 5 và Bảng 6
3. Báo điện tử, Trang thông tin điện tử tổng hợp
Tỉnh Quảng Ninh hiện có 2 trang thông tin điện tử tổng hợp của 2 cơ quan báo
(báo Quảng Ninh và đài PTTH tỉnh); 21 trang thông tin điện tử tổng hợp của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện; cổng thông tin điện tử tỉnh với 74
cổng thành phần.
(chi tiết tham khảo Bảng 11)
3.1. Trang thông tin điện tử tổng hợp của 2 cơ quan báo
Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo Quảng Ninh:
Báo Quảng Ninh đã áp dụng mô hình tòa soạn điện tử.Trang thông tin điện tử
tổng hợp của Báo Quảng Ninh được cập nhật thông tin thường xuyên trên 45 chuyên
trang, chuyên mục, trong đó sử dụng một phần tin, bài của Báo Quảng Ninh in. Các
chuyên mục chính: Thực hiện nghị quyết Trung ương 4, Học và làm theo Bác, Xây
dựng Đảng, Chuyển động Quảng Ninh, Sự kiện bình luận, Khám phá Hạ Long, Đi và

22


thấy… được đông đảo bạn đọc đón nhận. Trang thông tin điện tử này đã chủ động mở
thêm một số chuyên mục, cải tiến giao diện để thu hút bạn đọc.
Trung bình trang thông tin điện tử của Báo cập nhật 36 tác phẩm/ngày trong đó
30% tác phẩm đề cập đến địa phương. Tỷ lệ tin bài về Thời sự - Chính trị 61%, Kinh tế
- Xã hội 22%, An ninh - Quốc phòng 11%, Thể thao 1%, nội dung khác 5%. Tỷ lệ tin
75%, phóng sự 5%, bài 18%, chuyên mục khác 2%.
Trang thông tin điện tử Báo Quảng Ninh phát hành bằng 3 ngôn ngữ: tiếng Việt,
tiếng Anh và tiếng Trung. Ngoài ra, trên Trang còn cung cấp nội dung báo in (đọc trên
môi trường điện tử) để hỗ trợ người dân ngoại tỉnh, ngoài nước có thể thụ hưởng các

nội dung của ấn phẩm Báo.
Trang thông tin điện tử tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh:
Hiện Đài đang duy trì 10 chuyên mục, hệ thống tin, bài được cập nhật thường
xuyên trong ngày, trong đó, sử dụng, biên tập từ tin, bài từ Đài PT&TH tỉnh, còn lại sử
dụng tin, bài của các Báo Trung ương. Đặc biệt, trên trang website của Đài có thể xem
lại các bản tin thời sự, các chuyên mục trên sóng truyền hình của Đài, xem trực tuyến
kênh truyền hình Quảng Ninh, các kênh VTV, VTC, HTV, nghe phát thanh trực
tuyến...
Trang thông tin điện tử của Đài được xây dựng bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và
tiếng Anh. Ngoài tin tức dưới dạng text, hình ảnh, Đài còn sản xuất các bản tin tiếng
Anh phát sóng trên trang thông tin, tăng cường công tác thông tin đối ngoại của Đài,
của Tỉnh.
Ngoài ra, Cổng thông tin điện tử của tỉnh được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho
Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, vận hành đã và đang hoạt động như một tờ báo
điện tử, cung cấp cho nhân dân trong tỉnh, trong cả nước và bạn bè quốc tế những hình
ảnh, bài phản ánh về hoạt động mọi mặt của tỉnh.
3.2. Cổng thông tin điện tử
Cổng TTĐT vừa cung cấp thông tin tổng hợp về Quảng Ninh, vừa là kho dữ
liệu và cầu nối hữu ích gắn kết người dân, tổ chức với các cơ quan Nhà nước. Chính
thức hoạt động từ năm 2008. Cổng được xây dựng với công nghệ hiện đại, dễ truy cập,
một Cổng chính và các Cổng thành phần: các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành

23


phố trên toàn tỉnh. Cổng TTĐT đã thực hiện tốt nhiệm vụ là trang TTĐTTH của tỉnh
với giao diện thân thiện, khoa học giúp người xem dễ dàng tìm kiếm thông tin theo
nhu cầu; các tin tức thời sự được cập nhật; các văn bản quy phạm pháp luật được đăng
tải kịp thời... Cổng hiện có 26 chuyên trang, chuyên mục, gần 200 kênh tin với hàng
ngàn mục tin. Hàng năm, Cổng đăng tải hàng ngàn tin bài, sắp xếp khoa học, đầy đủ

các thông tin cơ bản về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và các địa phương;
các trang của các đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh cũng đã hình thành nền cơ
bản, nhiều trang có dung lượng lớn, hàm chứa thông tin có giá trị; an toàn dữ liệu, an
ninh thông tin được bảo đảm.
Đến thời điểm hiện tại (năm 2014) tỉnh Quảng Ninh đã có 74 cổng thông tin
điện tử thành phần của 16 Sở, 34 Ban ngành, 13 huyện , thị xã, thành phố, 11 cồng
khối Tỉnh ủy, UBND, Hội đồng nhân dân tỉnh đang hoạt động hỗ trợ tối đa nhu cầu
thông tin và các thủ tục hành chính công của người dân 100% các thủ tục hành chính
dưới dạng dịch vụ công cấp 2 được cung cấp trên Cổng; nhiều dịch vụ trực tuyến công
cấp 3 cho phép giao dịch 2 chiều giữa tổ chức công dân với cơ quan Nhà nước đã được
triển khai thực hiện. Từ Cổng TTĐT tỉnh có thể kết nối trực tiếp đến các website của
sở, ngành, huyện, thị, xem thông tin bằng clip ngắn, chuyên mục hỏi đáp, giao lưu trực
tuyến, diễn đàn…
Với khoảng 35 triệu lượt người truy cập (thời điểm khảo sát tháng 3 năm 2014),
hiện Cổng TTĐT đang nằm trong tốp khá so với những Cổng thông tin của các tỉnh,
thành phố về số lượng người truy cập.
3.3. Các trang thông tin điện tử tổng hợp
Ngoài 2 trang TT-ĐTTH của Báo Quảng Ninh và Đài Phát thanh Truyền hình
Quảng Ninh, tỉnh đang quản lý 21 trang TT-ĐTTH của các sở, ban, ngành, hội, trung
tâm tại địa phương. Các trang này đã được tích hợp vào cổng thông tin điện tử của tỉnh
nhằm cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của ngành. Mặc dù đã nhận thức
được tầm quan trọng của thông tin điện tử, tuy nhiên các cơ quan báo chí Quảng Ninh
chưa thực sự đào tạo và định hướng nguồn nhân lực riêng cho loại hình này, do vậy
thực tế các ấn phẩm điện tử vẫn chưa phát huy hết tính ưu việt của loại hình, chưa khai
thác tối đa những lợi thế về thời gian và không gian của Trang TT-ĐTTH.

24


II. HIỆN TRẠNG XUẤT BẢN

1. Hoạt động Xuất bản
1.1. Xuất bản phẩm kinh doanh
Tại Quảng Ninh không có nhà xuất bản, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu xuất
bản các xuất bản phẩm sẽ xin cấp phép tại các nhà xuất bản trên cả nước.
1.2. Xuất bản phẩm không kinh doanh
Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị quản lý nhà nước về xuất bản, có thẩm
quyền cấp giấy phép xuất bản cho các ấn phẩm không kinh doanh, cấp giấy phép nhập
khẩu xuất bản phẩm nước ngoài không kinh doanh.
Đối tượng xin cấp phép chủ yếu là cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ
trang, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp: Tham gia xuất bản tài liệu không kinh doanh và
Bản tin. Nội dung chủ yếu bao gồm tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ
chính trị; tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và
pháp luật của Nhà nước; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, các biện pháp phòng
chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường; kỷ yếu hội thảo, tờ rời, tờ gấp...
Bình quân hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông cấp từ 50 – 60 giấy phép
xuất bản tài liệu không kinh doanh cho các đơn vị, tổ chức trên địa bàn.
1.3 Xuất bản Bản tin
Quảng Ninh hiện có 28 bản tin, có 7 bản tin có kỳ hạn xuất bản 1 số/tháng, 1
bản tin 2 tháng/số, 17 bản tin 1 số/quý, 2 bản tin 6 tháng/số.
Nhân lực: 100% nhân lực sản xuất bản tin là cán bộ, viên chức các cơ quan, đơn
vị làm nhiệm vụ kiêm nhiệm.
Tài chính: 100% nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của các bản tin do ngân
sách địa phương cấp. Không có nguồn thu khác.
2. Hoạt động In
2.1. Số lượng cơ sở in, loại hình và chất lượng sản phẩm
Quảng Ninh có 5 cơ sở in được Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép
hoạt động in (cả nước có 1200 cơ sở in, Quảng ninh chiếm 0,42%), bao gồm: Công ty
25



×