BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN KHÁNH HẬU
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC
TẬP Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH
ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGANHFl QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
MÃ SỐ: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC HÙNG
HUẾ, NĂM 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu
ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Khánh Hậu
Demo Version - Select.Pdf SDK
ii
Lời Cảm Ơn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự động viên giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh
đạo, quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với:
Quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập
ở lớp Cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục khóa XXII;
PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng - người thầy, người hướng dẫn khoa học đã
tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành
luận văn này;
Lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội
Khuyến học tỉnh Đồng Nai;
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Biên Hòa;
Demo Version - Select.Pdf SDK
Các cán bộ quản lí, giáo viên các trường học trên địa bàn thành phố Biên Hòa;
Gia đình và bạn bè động nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, đóng góp ý
kiến, cung cấp tài liệu và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn tốt nghiệp cũng
không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến góp
ý, chỉ dẫn và giúp đỡ.
Huế, tháng 3 năm 2015
iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂ U, SƠ ĐỒ ...............................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................7
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................8
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................8
7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................8
8. Cấu trúc của luận văn: .............................................................................................8
NỘI DUNGDemo
.............................................................................................................
10
Version - Select.Pdf SDK
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP ..............9
1.1. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu về xây dựng XHHT ...................................9
1.1.1. Vấn đề xây dựng XHHT trong một số nghiên cứu trên thế giới.......................9
1.1.2. Vấn đề xây dựng XHHT trong một số nghiên cứu ở Việt Nam .....................11
1.2. Các khái niệm cơ bản .........................................................................................14
1.2.1. XHHT và xây dựng XHHT .............................................................................14
1.2.2. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý XHHT..................................................23
1.2.3. Xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục ..................................................................25
1.2.4. Biện pháp quản lý giáo dục .............................................................................26
1.2.5. Trung tâm học tập cộng đồng .........................................................................26
1.2.6. Nguồn lực và nguồn lực đầu tư cho giáo dục .................................................28
1.3. Chủ trương của Đảng, Nhà nước và Tư tưởng của Hồ Chí Minh về học tập suốt
đời, xây dựng XHHT.................................................................................................29
1.3.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về học tập suốt đời, xây dựng XHHT ........29
1
1.3.2. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, xây dựng XHHT ..31
1.4. Kết luận Chương 1 .............................................................................................34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA .....................................................................................36
2.1. Những đặc đặc điểm về kinh tế - xã hội của thành phố Biên Hòa ảnh hưởng
đến việc xây dựng XHHT......................................................................................36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................37
2.1.3. Truyền thống lịch sử, văn hóa .................................................................38
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng xây dựng XHHT ở thành phố Biên Hòa ..41
2.2.1. Tình hình giáo dục ...................................................................................41
2.2.2. Các hoạt động xây dựng XHHT ..............................................................47
2.2.3. Nhận thức của người dân về XHHT và xây dựng XHHT ở thành phố
Biên Hòa ............................................................................................................59
2.3. Đánh giá về nguyên nhân của thực trạng xây dựng XHHT ở thành phố Biên Hòa ...70
2.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu ..........................................................70
Demonhân
Version
- Select.Pdf
SDK
2.3.2. Nguyên
của những
tồn tại và hạn
chế .............................................71
2.4. Kết luận Chương 2 .........................................................................................72
CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA ....................................................................................................73
3.1. Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp xây dựng XHHT ở thành
phố Biên Hòa .........................................................................................................73
3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu ............................................................................73
3.1.2. Bảo đảm tính toàn diện ...........................................................................73
3.1.3. Bảo đảm tính khả thi ...............................................................................73
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục nhằm xây dựng XHHT ở thành phố
Biên Hòa ................................................................................................................74
3.2.1. Nhóm các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng
XHHT, sự cần thiết phải học tập, học thường xuyên, học suốt đời ..................74
3.2.2. Nhóm các biện pháp tăng cường các hoạt động xã hội hóa giáo dục ......76
3.2.3. Nhóm các biện pháp về đa dạng hóa các hình thức học tập ....................81
2
3.2.4. Nhóm các biện pháp về củng cố và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng 84
3.2.5. Nhóm các biện pháp xây dựng Hội khuyến học vững mạnh làm nòng cốt
liên kết, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia xây dựng XHHT ..................88
3.2.6. Nhóm các biện pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
ủy Đảng, chính quyền đối với phong trào xây dựng XHHT ở địa phương .......91
3.3. Khảo sát thăm dò về tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục nhằm
xây dựng XHHT ở thành phố Biên Hòa ................................................................93
3.4. Kết luận Chương 3 .........................................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................102
PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
3
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thống kê số lượng Trung tâm học tập cộng đồng ....................................27
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các cơ sở giáo dục tại thành phố Biên Hòa ...............41
Bảng 2.2. Thống kê kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục năm 2013 và 2014 ..48
Bảng 2.3. Thống kê kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục năm 2014
của các phường xã .....................................................................................................49
Bảng 2.4. Thống kê kết quả huy động người dân tham gia các hoạt động
tại Trung tâm học tập cộng đồng...............................................................................53
Bảng 2.5. Thống kê kết quả đánh giá các Trung tâm học tập cộng đồng .................54
Bảng 2.6. Nhận thức của các đối tượng về khái niệm XHHT ..................................60
Bảng 2.7. Nhận thức của các đối tượng về trách nhiệm đối với công tác xây dựng
XHHT. .......................................................................................................................61
Bảng 2.8. Nhận thức của các đối tượng về ý nghĩa của việc xây dựng XHHT ........63
Bảng 2.9. Nhận thức về những thuận lợi trong việc xây dựng XHHT .....................65
Bảng 2.10. Nhận
thức
của các -đối
tượng về những
Demo
Version
Select.Pdf
SDKkhó khăn trong việc xây dựng
XHHT ........................................................................................................................66
Bảng 2.11. Đánh giá việc tham gia hoạt động tại Trung tâm học tập cộng đồng của
các đối tượng .............................................................................................................67
Bảng 2.12. Đánh giá của các đối tượng về chất lượng hoạt động của Trung tâm học
tập cộng đồng tại địa phương ....................................................................................68
Bảng 2.13. Đánh giá việc tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài .............69
Bảng 2.14. Đánh giá của các đối tượng về vai trò của Hội Khuyến học trong việc
xây dựng XHHT ........................................................................................................69
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp xây dựng XHHT ở thành
phố Biên Hòa .............................................................................................................93
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình xã hội học tập xã, phường, thị trấn............................................21
Sơ đồ 1.2. Chức năng quản lý giáo dục ....................................................................24
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu năm 1946, sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, khi trả lời các nhà báo nước ngoài muốn tìm hiểu về mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột
bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Câu nói trên đã chứa
đựng giá trị nhân văn và hoài bão lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời cũng
cho thấy một tư tưởng lớn về giáo dục của Người, mở đầu cho việc xây dựng xã hội
học tập (XHHT) ở nước ta.
Bắt đầu từ việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành sắc lệnh 17/SL ngày
08/9/1945 để thành lâp Nha Bình dân học vụ nhằm thực hiện phong trào diệt giặc
dốt song song với diệt giặc đói và giặc ngoại xâm, cho đến việc thực hiện các lần
cải cách giáo dục vào các năm 1950, 1956, 1979 và đến ngày 26/12/2000, Chính
phủ đã công bố với đồng bào và toàn thế giới là Việt Nam đã hoàn thành đạt chuẩn
quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học trên phạm vi cả nước. Hiện nay, chúng
ta đang quyết tâm đạt được mục tiêu phổ cập tiểu học đúng độ tuổi trước năm 2015
Demo Version - Select.Pdf SDK
nhằm hướng tới việc hoàn thành tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được ghi
trong Bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2000 mà Việt Nam
của chúng ta đã cam kết.
Việc nâng cao dân trí là một yêu cầu bức thiết mang một ý nghĩa chiến lược
về phát triển nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nhất là trong điều kiện khoa học - công nghệ đang trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp và công cuộc công nghiệp hóa đang chuyển dần qua nền kinh tế tri
thức mà cốt lõi là đội ngũ công nhân trí thức có trình độ chuyên môn cao. Lịch sử
phát triển của nhiều nước trên thế giới đã cho chúng ta thấy rằng, tất cả các nước có
nền kinh tế hùng mạnh, có khoa học - công nghệ phát triển đều là những nước có
nền giáo dục - đào tạo tiên tiến, luôn xem phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo là
nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của quốc gia mình. Giáo dục - đào tạo và phát triển
kinh tế - xã hội ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau, giáo dục - đào tạo cũng đồng
thời gắn bó hữu cơ với khoa học - công nghệ. Chính điều đó đã đặt giáo dục đứng ở
vị trí trung tâm của sự phát triển. Giáo dục có sứ mạng giúp mọi người phát huy tất
cả tài năng và tiềm lực sáng tạo của mình. Để thực hiện được sứ mạng đó, việc xây
5
dựng XHHT trở thành xu thế tất yếu của các nước trên thế giới trước yêu cầu mới
của thời đại, đặc biệt đối với Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Chủ trương xây dựng XHHT của Đảng và Nhà nước ta đã được thể hiện rõ
qua các quan điểm chỉ đạo sau:
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Phấn đấu
xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về
cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập, học tập suốt đời,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”. [14,tr.206]
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục xác định: “Đẩy
mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng mô hình XHHT; mở rộng các
phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm
giáo dục thường xuyên. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách
xã hội trong học tập”. [15,tr.132]
Khi nói về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, Điều 12 - Luật Giáo dục năm 2005
đã ghi rõ: “Phát triển giáo dục, xây dựng XHHT là sự nghiệp của Nhà nước và của
toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực
hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy
Demo Version - Select.Pdf SDK
động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối
hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh và an toàn”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày
18/5/2005 về việc xây dựng XHHT giai đoạn 2005-2010 và Quyết định số 89/QĐTTg ngày 09/01/2013 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 20122020”, theo đó nội dung tập trung vào việc đẩy mạnh các hoạt động học tập trong
cộng đồng, cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người
được học tập suốt đời, tiến tới xây dựng XHHT…
Như vậy việc xây dựng XHHT đã là tư tưởng lớn về giáo dục của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Thực hiện chủ trương trên, trong thời gian qua, các địa phương đã có nhiều
nổ lực triển khai và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần phát triển kinh
tế - xã hội chung của cả nước. Riêng đối với thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do
đặc điểm là một đô thị loại 2 và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nên
6
đã có sự phát triển nhanh và mạnh về kinh tế - xã hội theo cơ cấu công nghiệp - dịch
vụ - nông nghiệp với tỷ trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong hiện tại và tương lai đang tạo nên
một áp lực lớn về yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực kỹ thuật cao.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Biên Hòa lần thứ X (2010 – 2015) cũng đã
đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật đáp
ứng những nhu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực đó
phải được xây dựng và phát triển trên nền tảng của việc thực hiện mục tiêu nâng cao
dân trí và phát triển theo hướng xây dựng XHHT.
Tuy nhiên, ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hiện nay do tốc độ đô thị
hóa rất nhanh; số lượng các khu công nghiệp tập trung được phát triển mạnh; tình
trạng tăng dân số cơ học diễn ra phức tạp; áp lực cao về chất lượng của nguồn nhân
lực… đòi hỏi chính quyền các cấp phải có nhiều nổ lực, sáng tạo để giải quyết.
Trong lĩnh vực giáo dục, các hoạt động xây dựng XHHT ở thành phố Biên Hòa
trong những năm qua tuy có được quan tâm, nhưng trong triển khai thực hiện gặp
nhiều khó khăn do đây là vấn đề vừa mới, vừa khó nên hiệu quả mang lại chưa cao,
mặt bằng dân trí dù được cải thiện nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu phát
triển. Mặt khác,
ở địaVersion
phương hiện
nay vẫn chưa
có nghiên cứu nào đề cập đến vấn
Demo
- Select.Pdf
SDK
đề xây dựng XHHT.
Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “Biện pháp xây
dựng XHHT ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” để góp phần đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mặt bằng dân trí của thành phố Biên Hòa
trong thời gian tới đồng thời làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành
Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Các biện pháp trong công tác quản lý giáo dục để đẩy mạnh việc xây dựng
XHHT ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề xây dựng XHHT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp thực hiện việc xây dựng XHHT ở thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
7
4. Giả thuyết khoa học
Đề tài sẽ xây dựng những cơ sở lý luận và thực tiển về việc thực hiện xây
dựng XHHT. Đây là cơ sở để đề xuất với cơ quan quản lý giáo dục địa phương về
những biện pháp quản lý để đẩy mạnh việc xây dựng XHHT, góp phần tạo ra một
môi trường học tập thuận lợi nhất cho người dân, qua đó nâng cao dân trí, xây dựng
thành phố Biên Hòa ngày càng văn minh và giàu đẹp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về vấn đề xây dựng XHHT.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng
Khảo sát đánh giá thực trạng tình hình xây dựng XHHT ở thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.
5.3. Đề xuất biện pháp
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp góp phần xây dựng XHHT ở thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp lí thuyết;
khái quát hóa các nhận định độc lập… nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
Demo Version - Select.Pdf SDK
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra xã hội học, tổng kết
kinh nghiệm giáo dục, tham khảo ý kiến chuyên gia, mô hình hóa… nhằm xác định
thực trạng và đề xuất các biện pháp thực hiện đề tài
6.3. Phương pháp thống kê toán học: để xử lí các kết quả khảo sát, nghiên cứu
7. Phạm vi nghiên cứu
Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm:
Mở đầu
Nội dung luận văn
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về xây dựng xã hội học tập
Chƣơng 2: Thực trạng việc xây dựng xã hội học tập ở thành phố Biên Hòa
Chƣơng 3: Các biện pháp xây dựng xã hội học tập ở thành phố Biên Hòa
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
8