1
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
QUẢN LÝ THÔNG TIN TIÊM CHỦNG ĐIỆN TỬ
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017
HÀ NỘI, 2017
2
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Các khái niệm cơ bản
4
2. Chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực thông tin y tế
3. HTTT quản lý tiêm chủng
7
11
4. Các nghiên cứu đánh giá HTTTTC trên Thế giới và tại Việt Nam 17
5. Giới thiệu về HTTTTC triển khai của Việt Nam
6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
20
27
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.3. Sai số và biện pháp khắc phục
38
2.4. Phương pháp phân tích số liệu
39
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
31
31
39
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý thông
tin tiêm chủng điện tử tại địa bàn Thành phố Hà Nội (2017)
41
3.2.Thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử theo 06
chức năng tại Thành phố Hà Nội 46
Chương 4:BÀN LUẬN
61
4.1. Về thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý
thông tin tiêm chủng điện tử tại địa bàn Thành phố Hà Nội (2017)
61
4.2. Bàn luận về thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng
điện tử theo 06 chức năng chính tại Thành phố Hà Nội 64
4.3. Hạn chế của nghiên cứu
71
4.4. Về ứng dụng của nghiên cứu 72
KẾT LUẬN 74
KHUYẾN NGHỊ
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
80
77
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDC
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
CTTC
Cán bộ chuyên trách tiêm chủng
CBYT
Cán bộ y tế
Dashboard
Bảng thông tin tổng hợp
HTTT
Hệ thống thông tin
HTTTTCĐT
Hệ thống thông tin tiêm chủng điện tử
KTMT
Kỹ thuật máy tính
TCMR
Tiêm chủng mở rộng
TTYT
Trung tâm y tế
TYT
Trạm y tế
ĐKTC
Đăng ký tiêm chủng
HTTTTC
Hệ thống thông tin tiêm chủng
TLN
Thảo luận nhóm
UBND
Ủy ban Nhân dân
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phương pháp thu thập số liệu..................................................................34
Bảng 2.2: Định nghĩa các chỉ số..............................................................................36
Bảng 3.1: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện
theo tuổi, giới, trình độ học vấn...............................................................................43
Bảng 3.2: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện
theo trình độ chuyên môn, chức vụ, kiêm nhiệm.....................................................44
Bảng 3.3: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện
theo trình độ tin học, đào tạo và tập huấn................................................................45
Bảng 3.4: Tỷ lệ trang thiết bị được bảo hành định kỳ và có hệ thống tin nhắn SMS
để phục vụ công tác tiêm chủng..............................................................................48
Bảng 3.5: Mức độ chính xác số lượng trẻ dưới 1 tuổi so với báo cáo văn bản........51
Bảng 3.6: Mức độ chính xác số lượng phụ nữ có thai so với báo cáo văn bản........52
PHỤ LỤC 5: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU..................................................................94
PHỤ LỤC 6: SỐ TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI 30
QUẬN/HUYỆN TRONG BÁO CÁO GIẤY VÀ HỆ THỐNG TÍNH TỪ 1/1/201715/6/2017............................................................................................................... 102
PHỤ LỤC 7: SỐ PHỤ NỮ CÓ THAI ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI 30 QUẬN/HUYỆN
TRONG BÁO CÁO GIẤY VÀ HỆ THỐNG TÍNH TỪ 1/1/2017-15/6/2017.......104
PHỤ LỤC 8: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU...........................................................106
5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ TTYT có đủ máy tính và tỷ lệ TTYT có....................................46
đường truyền internet ổn định.................................................................................46
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ TTYT có máy in và tỷ lệ TTYT có mã vạch để..........................47
phục vụ công tác tiêm chủng...................................................................................47
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các quận/huyện có đủ số lượng kế hoạch trên hệ thống.............57
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tình trạng kế nối Internet của các thiết bị...................................60
(máy tính, điện thoại) của đối tượng (n=416)..........................................................60
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ thời gian sử dụng Internet trong trong một ngày........................61
của các đối tượng (n=411).......................................................................................61
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ đối tượng biết/không biết đến....................................................62
hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử (n=416)...........................................62
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ đối tượng biết cách và đã từng truy cập hệ thống quản lý thông
tin tiêm chủng điện tử (n=416)................................................................................62
6
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung hệ thống y tế của WHO..................................................................5
Hình 1.2:Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế..................................................7
Hình 1.3:Sơ đồ Hệ thống tổ chức chương trình TCMR quốc gia.............................21
Hình 1.4:Sơ đồ quy trình của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia......25
Hình 1.5: Khung lý thuyết CDC [41]......................................................................30
Hình 3.1: Quy trình quản lý đối tượng của hệ thống...............................................49
Hình 3.2: Áp dụng hệ thống trong 4 bước tiêm chủng.............................................54
7
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Với mục đích tăng cường hiệu quả trong việc quản lý tổng hợp thông tin của
chương trình tiêm chủng, Chính phủ Việt Nam đã quyết định triển khai Hệ thống
quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia từ năm 2015. Hà Nội là một trong năm
tỉnh/thành phố thí điểm thành công hệ thống này. “Thực trạng hoạt động của hệ
thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017” là
nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của
hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại Hà Nội và mô tả hoạt động của hệ
thống quản lý này.
Nghiên cứu có thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng và
định tính, được tiến hành từ 12/2016 đến 6/2017 tại 30 Trung tâm y tế tại Hà Nội
đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử. Các thông tin về
nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của các Trung tâm y tế phục vụ cho công tác
quản lý tiêm chủng bằng phần mềm được thu thập thông qua bộ câu hỏi phát vấn.
Các thông tin về chức năng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử như rà
soát danh sách đối tượng, lập kế hoạch, báo cáo,…được thu thập thông qua phần
mềm và sổ sách của CBYT. Đồng thời, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
vận hành hệ thống được thu thập thông qua thảo luận nhóm với các cán bộ phụ
trách tiêm chủng, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật máy tính và phỏng vấn người dân để tìm
hiểu về chức năng tiếp cận cộng đồng của hệ thống.
Kết quả cho thấy, về nhân lực, các CBYT đều đã được tập huấn và có đủ khả
năng vận hành hệ thống tiêm chủng điện tử. Về trang thiết bị, 30% cơ sở đủ máy
tính mà không phải sử dụng máy tính của các chương trình y tế khác, 20% đủ máy
in và 100% chưa có máy quét mã vạch đọc mã số đối tượng. Về hoạt động của hệ
thống theo 6 chức năng chính, 100% các cơ sở đã thực hiện chức năng quản lý đối
tượng trên hệ thống với số lượng trẻ em dưới 1 tuổi được quản lý bằng 94,59% và
số lượng bà mẹ bằng 37,49% so với báo cáo giấy. 100% các cơ sở công nhận việc
8
lập kế hoạch đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn còn thiếu chính xác. 100% các xã
phường có hiện thị bảng điều khiển tổng hợp thông tin tiêm chủng trên hệ thống
điện tử. Ba chức năng còn lại bao gồm thực hiện tiêm chủng, quản lý vật tư và vắc
xin, thực hiện báo cáo và tiếp cận cộng đồng vẫn chưa được các cơ sở y tế áp dụng
do hệ thống chưa hoàn thiện và chưa có sự chỉ đạo từ đơn vị cấp trên cho triển khai
các chức năng này. Từ những kết quả của nghiên cứu này chúng tôi đưa ra khuyến
nghị đề nghị Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội chỉ đạo, hướng dẫn
vận hành đầy đủ các nội dung theo 06 chức năng của hệ thống và sau một thời gian
áp dụng hệ thống phải có nghiên cứu đánh giá đầy đủ về hiệu quả của hệ thống để
nâng cao chất lượng của hệ thống.
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai ở Việt Nam từ
năm 1981 với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên
hiệp Quốc (UNICEF). Đến năm 1985, chương trình TCMR được đẩy mạnh và triển
khai ở 100% xã/phường tại Việt Nam với 6 loại vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm
là Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt. Từ năm 1993 đến nay, tỷ lệ tiêm
chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 97% và cho phụ nữ có thai đạt trên
93%. Nhờ việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trong nhiều năm chúng ta đã thanh toán
bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và tiếp tục duy
trì các thành quả cho tới nay, ngoài ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em
như bạch hầu, ho gà, sởi, …cũng đã giảm rất nhiều và đem lại nhiều tác động tích
cực tới sức khoẻ và đời sống của người dân Việt Nam.
Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 1,6 triệu trẻ em ra đời, các
chương trình TCMR được triển khai trên toàn quốc, tới tận tuyến xã phường với
trên 11.300 trạm y tế (TYT) xã phường. Trên cả nước có khoảng trên 30.000 điểm
tiêm chủng. Chương trình TCMR quốc gia cung cấp khoảng 30 triệu mũi tiêm
chủng miễn phí cho phụ nữ và trẻ em mỗi năm, đặc biệt là phụ nữ giai đoạn mang
thai và trẻ em dưới 60 tháng tuổi. Bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm
chủng dịch vụ cũng cung cấp 4-5 triệu mũi tiêm dịch vụ mỗi năm đóng góp phần
không nhỏ vào nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vắc xin.
Mặc dù có nhiều kết quả tích cực tuy nhiên theo thống kê mới nhất của Tổng
cục Thống kê về kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ dưới
1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt trên 70%. Lý do
chính là quên, sót mũi tiêm, trẻ theo cha mẹ đến nơi ở mới chưa thuận tiện trong
tiếp cận dịch vụ tiêm chủng và một phần là hệ thống quản lý hiện nay chưa đáp ứng
được hoặc chưa đưa ra số liệu chính xác . Các nguyên nhân chính là do còn sử dụng
các hệ thống thu thập thông tin liên quan tới tiêm chủng rời rạc, không liên thông số
liệu, không triển khai đồng bộ trên toàn quốc, chưa có phân tích dự báo kịp thời,
10
tách biệt giữa 2 loại hình TCMR và tiêm chủng dịch vụ, tách biệt giữa quản lý tiêm
chủng và quản lý vắc xin, khó khăn trong quản lý các trường hợp khi gia đình mất
sổ tiêm chủng. Việc quản lý thông tin đối tượng tiêm chủng theo mô hình sổ giấy và
báo cáo hiện tại rất phức tạp và đặc biệt khó khăn tại các thành phố lớn, dân số biến
động như Hà Nội. Các điều tra cộng đồng thường cho kết quả tỷ lệ bao phủ chính
xác hơn, tuy nhiên việc điều tra lại không thể tiến hành thường xuyên do hạn chế
nguồn lực và tài chính. Chính vì vậy, số liệu kết quả tiêm chủng được thu thập và
công bố hiện nay chủ yếu là từ hệ thống báo cáo hành chính định kỳ. Việc quản lý
thủ công các nghiệpvụ và số liệu báo cáo các cấp gây ra nhiều khó khăn trong công
tác quản lý nhà nước và thực hiện chuyên môn, kỹ thuật, điển hình như các khó
khăn khi phân tích số liệu thống kê để dự báo từ xa, chủ động phòng ngừa các dịch
bệnh, xác định phạm vi số lượng để lập kế hoạch tiêm chủng.
Chính vì vậy để quản lý, theo dõi quá trình tiêm chủng của người dân từ khi
sinh ra đến suốt đời, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về tiêm chủng cho người
dân. Bộ Y tế đã triển khai xây dựng Hệ thống quản lý tất cả các đối tượng tiêm
chủng, là trẻ em, phụ nữ theo mã ID, quản lý suốt đời từ khi trẻ sinh ra (bao gồm
TCMR và tiêm chủng dịch vụ), quản lý vật tư vắc xin và các tiện ích khác cho
người dùng như quét mã vạch, nhắn tin cho người dân, cổng thông tin tra cứu lịch
sử tiêm chủng. Hệ thống được triển khai thí điểm tại một số tỉnh/thành phố và triển
khai đồng bộ trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 6/2017. Riêng thành phố Hà Nội triển
khai áp dụng trên toàn bộ 30/30 quận huyện từ tháng 4/2017.
Để tìm hiểu các hoạt động triển khai và hiệu quả bước đầu của hệ thống phần
mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động của hệ thống quản lý thông
tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017”. Kết quả nghiên cứu sẽ
góp phần làm cơ sở cho các nhà lãnh đưa ra các biện pháp cải thiện và nâng cao
chất lượng quản lý thông tin tiêm chủng của Thành phố Hà Nội.
11
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của hệ thống quản lý
thông tin tiêm chủng điện tử tại Thành phố Hà Nội năm 2017.
2. Mô tả hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử của Thành
phố Hà Nội theo 6 chức năng chính của hệ thống.
12
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Hệ thống thông tin sức khoẻ
Theo định nghĩa của WHO, Hệ thống thông tin (HTTT) sức khoẻ là một hệ
thống thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin cho quản lý một
chương trình hay một hệ thống y tế và cho việc giám sát các hoạt động y tế. Thông
tin ở đây bao gồm những thống kê y tế, tài liệu y tế, thông tin quản lý, thông tin các
chỉ số y tế .
Một HTTT sức khoẻ là một tập hợp những thành phần, các quy trình và thủ
tục được tổ chức với mục tiêu là tạo ra thông tin hữu ích nhằm tăng cường công tác
chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ kịp thời cho việc ra quyết định ở mọi cấp của hệ thống
chăm sóc sức khoẻ .
2.2. Các cấu phần HTTT
HTTT thường được hiểu là hệ thống cung cấp phương pháp thu thập, xử lý,
lưu trữ và báo cáo dữ liệu cho một mục đích xác định. Đây có thể là hệ thống dựa
trên sổ sách hay hệ thống được máy tính hoá. Một HTTT phải đáp ứng được nhu
cầu của người sử dụng với chi phí hiệu quả và đúng cách .
Hệ thống y tế của hầu hết các quốc gia bao gồm 6 lĩnh vực đó là lãnh đạo
quản lý, tài chính, nhân lực y tế, cung cấp dịch vụ, sinh phẩm - vắc xin - công nghệ
và thông tin y tế. Do vậy HTTT y tế là một trong 6 lĩnh vực rất quan trọng của hệ
thống y tế và cùng với các lĩnh vực khác HTTT y tế giúp cho việc nâng cao tiếp cận
dịch vụ, tăng cường dịch vụ y tế để hướng tới việc tăng cường sức khoẻ, đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng như bảo vệ quần thể khỏi các nguy cơ
mắc bệnh.
13
Hình 1.1: Khung hệ thống y tế của WHO
HTTT y tế bao gồm 6 cấu phần chính, đó là: Nguồn lực; chỉ số; nguồn số
liệu; quản lý số liệu; sản phẩm thông tin; phổ biến và sử dụng số liệu .
-
Nguồn lực của HTTT: Nhằm đảm bảo HTTT vận hành và phát triển. Nguồn
lực thông tin bao gồm: Các chính sách về thông tin; nguồn lực về tài chính;
nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng; điều phối và chỉ đạo.
-
Chỉ số: Năm 2002, Bộ y tế đã xây dựng và ban hành bộ chỉ số y tế, bao gồm
121 chỉ số cho tuyến Quốc gia và tỉnh, 97 chỉ số cho tuyến y tế cơ sở ( xã và
huyện) và chia làm 4 nhóm, bao gồm: Chỉ số liên quan đến sức khỏe như dân
số, kinh tế xã hội và môi trường; chỉ số đầu vào; chỉ số đầu ra và kết quả; chỉ
-
số tác động (tình trạng sức khỏe).
Nguồn số liệu: Nguồn số liệu cơ bản của HTTT y tế bao gồm: hai nguồn
chính (1) Xuất phát từ các ước tính dựa trên dân số (Tổng điều tra dân số và
các cuộc điều tra, giám sát hộ gia đình) và (2) Dựa vào hệ thống ghi chép
-
báo cáo định kỳ của các cơ sở y tế và các cuộc điều tra khảo sát cơ sở y tế.
Quản lý số liệu: Gồm một loạt các quy trình phục vụ việc thu thập, chuyển
tải thông tin (luồng thông tin), lưu trữ, phân tích và phân phối số liệu... Số
liệu chính xác và đầy đủ là điều kiện quan trọng nhất của quản lý số liệu. Số
liệu đã được thu thập thì điều cơ bản là phải có một phương pháp tiếp cận
hợp lý trong quản lý. Trước hết, cần có một cuốn từ điển siêu số liệu. Tiếp
theo, các quy trình lưu trữ số liệu. Quy trình lưu trữ số liệu phù hợp đòi hỏi
phải có một cơ cấu lô-gic được thiết kế chặt chẽ cho phép khai thác và sử
14
dụng số liệu được dễ ràng và thuận tiện. Đồng thời phải đảm tính bảo mật, an
ninh số liệu. Số liệu cần được phân tích và trình bày hợp lý, bao gồm tính
toán các chỉ số và chuẩn bị các bảng, biểu và sơ đồ. Cuối cùng, số liệu phải
-
có sẵn cho tất cả những ai sử dụng chúng.
Sản phẩm thông tin: là kết quả của sản xuất thông tin. Sản phẩm thông tin
của HTTT y tế hiện nay mới đề cập đến số liệu. Số liệu mới chỉ là sản phẩm
thô. Bản thân số liệu có rất ít giá trị và chỉ khi chúng được làm sạch, được
kiểm soát và phân tích thì mới có giá trị cao. Ở giai đoạn này số liệu mới trở
thành thông tin. Một số thông tin cũng bị hạn chế, nếu như thông tin đó chưa
được lồng với các thông tin khác để đánh giá dưới dạng các vấn đề mà hệ
thống y tế đang phải đối mặt. Ở giai đoạn này thông tin trở thành bằng chứng
và được sử dụng cho việc đưa ra các quyết định. Việc tổng hợp bằng chứng
vẫn chưa đủ mà cần được đóng gói, tuyên truyền và phổ biến cho những
-
người chịu trách nhiệm ra quyết định.
Phổ biến và sử dụng số liệu: Một chức năng quan trọng của HTTT y tế là kết
nối việc sản xuất số liệu với sử dụng số liệu. Các đối tượng sử dụng bao gồm
những đối tượng cung cấp dịch vụ và những người chịu trách nhiệm về việc
quản lý, lập kế hoạch, hoạch định chính sách, những nhà đầu tư và cả cộng
đồng. Chính vì vậy phổ biến thông tin hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các
nhóm đối tượng tiếp cận thông tin một cách dễ ràng và thuận tiện.
Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế:
15
Nguồn lực
Quy định pháp lý
Nhân sự và hậu
cần
Tài chính
Cơ sở hạ tầng
HTTYYT
Sáu cấu phần
Quản lý dữ liệu
Thu thập và lưu trữ
Tổng hợp
Kiểm soát chất lượng
Phân tích và trình bày
Báo cáo và phản hồi
Hình 1.2:Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế
2. Chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực thông tin y tế
2.1. Nguồn lực:
Chính sách liên quan đến công tác thông tin thống kê y tế
Xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin trong quản lý, điều hành và hoạch
định chính sách, Chính phủ Việt nam và Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác xây
dựng và tăng cường HTTT nói chung và HTTT y tế nói riêng. Một loạt chính sách
liên quan đến công tác thông tin thống kê đã được ban hành như Chỉ thị 07/CT-BYT
ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế "Chỉ thị về việc tăng cường công tác thống
kê ngành Y tế; Quyết định số 445/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế
ngày 05 tháng 02 năm 2016 Phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin giai đoạn 2016 - 2020. Đảm bảo HTTT tích hợp, thống nhất tại cơ quan
Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc đáp ứng được yêu cầu tăng cường, nâng cao hiệu
quả, hiệu lực công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và chất lượng các dịch vụ y tế,
phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp .
16
2.2. Tổ chức và nhân lực của HTTT y tế
Bên cạnh việc củng cố về CNTT, việc tăng cường nhân lực hoạt động trong
lĩnh vực thông tin y tế cũng được chú trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý và làm việc
trong lĩnh vực thông tin, thống kế y tế đều đã được tham dự các lớp đào tạo và đào
tạo lại, có điều kiện làm việc tốt hơn như được trang bị máy tính, điện thoại,
internet để trao đổi và truy cập thông tin.
2.3. Cơ sở hạ tầng
Cục Y tế dự phòng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng 63 tỉnh/thành phố
báo cáo thực trạng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế Dự
phòng tỉnh, TTYT huyện và TYT xã (máy tính, máy tin, đường truyền Internet và
cán bộ được đào tạo về tin học) với kết quả như sau:
- Trung tâm Y tế Dự phòng các tỉnh, thành phố: 100% đơn vị có máy tính kết nối
Internet và bố trí máy in.
- TTYT quận/huyện/thị xã: 100% đơn vị có máy tính kết nối Internet và bố trí máy in.
- TYT xã/phường/thị trấn: 90% đơn vị có máy tính kết nối Internet và có máy in .
2.4. Chỉ số thống kê
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg về
việc “Ban hành Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia”. Thực hiện quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản quy định về danh mục, nội
dung, bộ chỉ số thống kê ngành y tế, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế, trong đó
có sự phân công trách nhiệm giữa HTTT Quản lý Y tế và các tiểu hệ thống nhằm
hạn chế sự chồng chéo trong thu thập và xử lý số liệu, cụ thể:
Thông tư số 06/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 2 năm 2014 của Bộ Y tế về việc
Ban hành danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế. Thông tư này đã
đưa ra định nghĩa chi tiết của các chỉ tiêu y tế cần thu thập, bao gồm 88 chỉ tiêu y tế
cụ thể.
17
Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định hệ
thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã.
Trong đây có quy định các biểu mẫu về sổ ghi chép hoạt động cung cấp dịch vụ Y tế
và Quản lý sức khỏe của cơ sở y tế xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, cũng quy định rõ
về chế độ thống kê báo cáo. Quy trình báo cáo là từ tuyến xã (đơn vị gửi là TYT xã,
đơn vị nhận là đầu mối tuyến huyện theo phân công) lên tuyến huyện (đầu mối
tuyến huyện gửi và SYT nhận báo cáo) rồi tuyến huyện xẽ gửi báo cáo lên tuyến
tỉnh (SYT gửi và Bộ Y tế nhạn báo cáo) .
Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định nội
dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế. Đây là bản nội dung chi tiết hơn theo
Danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế tại thông tư 06/2014/TT-BYT
ngày 14/02/2014. Do vậy, trong này cũng có tới 88 chỉ tiêu, mỗi một chỉ tiêu được
trình bày cụ thể, gồm có các nội dung: Mã, tên quốc tế, mục đích/ý nghĩa, Khái
niệm/định nghĩa, nguồn số liệu và đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo, phân tố chủ
yếu, Khuyến nghị/bàn luận và chỉ tiêu liên quan .
Thông tư số 29/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế Quy
định biểu mẫu và chế độ báo cáo thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tư nhân. Thông tư này có mẫu sổ ghi chép ban đầu tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh: Mẫu A1/YTCS là Sổ khám bệnh, mẫu A3/YTCS là sổ khám thai, mẫu
A4/YTCS là sổ đẻ, Mẫu A5.1/YTCS: Sổ cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
Mẫu A5.2/YTCS: Sổ phá thai và mẫu Sổ xét nghiệm.
Thông tư số 32/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế Ban
hành Danh mục chỉ tiêu thống kê y tế cơ bản áp dụng cho tuyến tỉnh, huyện và xã.
Danh mục này gồm các chỉ tiêu đầu vào và quá trình (Tài chính, nhân lực, cơ sở y tế
), chỉ tiêu đầu ra (sử dụng dịch vụ y tế) và chỉ tiêu kết quả (độ bao phủ và ảnh
hưởng của các biện pháp can thiệp; hành vi YTNC) và chỉ tiêu tác động (tình trạng
sức khỏe, bệnh không lây và tai nạn thương tích)....
Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc Ban
hành 05 Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng về ứng dụng công nghệ thông tin trong
18
ngành y tế bao gồm các tiêu chí và các tính điểm HII các đơn vị thuộc bộ. Gồm có
tiêu chí về Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; ứng dụng quản lý điều hành; ứng
dụng phục vụ chuyên ngành, hệ thống báo cáo, nhân lực,....
2.5. Nguồn thông tin
Hệ thống báo cáo định kỳ của ngành y tế: Hệ thống sổ sách, biểu mẫu của
HTTT thống kê Y tế quản lý (HMIS) và các tiểu hệ thống đã được xây dựng và ban
hành đã giúp cho việc cập nhật, thu thập và báo cáo thống kê định kỳ đang dần đi
vào nề nếp. Những quy định hiện hành về công tác thông tin thống kê y tế đã có tác
dụng làm cho hệ thống hoạt động đồng bộ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin
cho công tác quản lý y tế, điều hành hoạt động ở tất cả cơ sở y tế công tại các
tuyến, các lĩnh vực và chương trình y tế quốc gia .
2.6. Quản lý dữ liệu
Hiện nay việc quản lý và lưu trữ thông tin của HTTT y tế đã được thực hiện
từ xã, huyện tỉnh và trung ương. Tại xã /phường (TYT) lưu trữ số liệu chủ yếu bằng
sổ sách ghi chép ban đầu và biểu mẫu báo cáo. Các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên
lưu trữ thông tin bằng hai hình thức là lưu trữ trên máy tính cá nhân và bằng sổ
sách, biểu mẫu báo cáo. Một số đơn vị y tế đang sử dụng phần mềm thì còn lưu trữ
trên máy chủ. Tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát và quản lý thông tin từ thu thập, xử
lý, lưu trữ và công bố số liệu chưa thực sự tốt cần phải tăng cường. HTTT phản hồi
về chất lượng số liệu chưa được thực hiện đồng bộ và thường xuyên.
2.7. Các sản phẩm thông tin
HTTT thống kê tổng hợp đã có nhiều sản phẩm thông tin, đặc biệt là Niên
giám thống kê Y tế hàng năm và các ấn phẩm thống kê đã được xuất bản đều đặn,
với việc sử dụng thông tin từ báo cáo thống kê của 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố, số
liệu của các Vụ, Viện, Chương trình Y tế Quốc gia và số liệu của các cuộc điều tra
do Tổng cục thống kê thực hiện. Thông tin trong các ấn phẩm này đã phục vụ đông
đảo người sử dụng trong nước cũng như Quốc tế.
19
2.8. Phổ biến và sử dụng thông tin
Việc phổ biến thông tin hiện nay của HTTT y tế chủ yếu là xuất bản các ấn
phẩm như sách, báo cáo một số thông tin quan trọng và các vấn đề đang ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe như các bệnh dịch, bệnh mới lạ, ngộ độc thực phẩm, hóa chất, tai
nạn thương tích...đã được đưa lên các thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo,
website... Đối với một số cuộc điều tra, ngoài báo cáo kết quả điều tra còn phổ biến
tại các cuộc họp công bố (hội thảo, hội nghị). Mạng lưới phổ biến thông tin đã được
củng cố và tăng cường. Trang web Thư viện Y khoa (thuvienykhoa.vn) đã cung cấp
thông tin cho các đối tượng khác nhau thông qua hệ thống của mình. Mạng lưới
truyền thông – Giáo dục sức khỏe đã bao phủ trên cả nước với nhiệm vụ cung cấp
thông tin để tăng cường sự hiểu biết của người dân về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao
sức khỏe.
3. HTTT quản lý tiêm chủng
3.1. Khái niệm
Hệ thống thông tin tiêm chủng (HTTTTC là cơ sở dữ liệu dựa trên dân số,
các cơ sở dữ liệu ghi lại tất cả các liều tiêm chủng do các nhà cung cấp tham gia
quản lý cho những người sống trong một khu vực nhất định .
Tại thời điểm chăm sóc khách hàng, HTTTTC có thể cung cấp lịch sử tiêm
chủng do nhà cung cấp vắc xin quản lý để xác định tiêm phòng cho khách hàng
những mũi tiêm thích hợp.
Ở cấp độ quản lý dân số, HTTTTC cung cấp dữ liệu tổng hợp về tiêm chủng
để sử dụng trong hoạt động giám sát và chương trình và hướng dẫn hoạt động y
tế công cộng với mục tiêu nâng cao tỷ lệ tiêm phòng và giảm các bệnh có thể
phòng ngừa bằng vắc xin.
3.2. Ứng dụng
HTTTTC bảo vệ quyền riêng tư của tất cả người dùng, bao gồm trẻ em, gia
đình và nhà cung cấp dịch vụ. Theo các tiêu chuẩn do Trung tâm kiểm soát bệnh tật
20
Hoa Kỳ (CDC) thiết lập, tất cả HTTTTC phải có một chính sách bảo mật bằng văn
bản xác định rõ ràng những điều sau:
Thông báo - Cha mẹ trẻ phải được thông báo về sự tồn tại của HTTTTC,
những thông tin nào sẽ được lưu trữ trong hệ thống và cách thức sử dụng các thông
tin đó.
Lựa chọn - Cha mẹ trẻ có quyền lựa chọn tham gia vào HTTTTC hay không.
Sử dụng thông tin HTTTTC - Thông tin trên HTTTTC chỉ được sử dụng cho
mục đích quản lý tiêm chủng đã được công bố, hoàn toàn không sử dụng cho
mục đích khác.
Truy cập và bảo mật thông tin của HTTTTC - Các điều khoản hướng dẫn
phải xác định rõ ai là người có quyền truy cập vào thông tin HTTTTC, điều gì sẽ
cấu thành sự vi phạm bảo mật và những hình phạt liên quan là gì.
Lưu trữ dữ liệu - Khoảng thời gian mà thông tin trên HTTTTC sẽ được lưu
giữ.
Thông qua hệ thống, lịch sử tiêm chủng người dân được cập nhật và theo dõi
suốt đời. Đặc biệt dù đối tượng tiêm chủng thay đổi chỗ ở, thay đổi địa điểm tiêm
chủng vẫn được theo dõi trên hệ thống. Bên cạnh đó là các tiện ích cho người dân
như chủ động khai báo thông tin, đăng ký tiêm chủng, hẹn lịch tiêm, nhận tin nhắn
nhắc người dân đi tiêm chủng, tra cứu lịch sử tiêm chủng của đối tượng tiêm
chủng .
3.3. Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng trên thế giới
Tại Mỹ, hiện đã có 47/50 bang quản lý HTTTTC trọn đời, tuy nhiên chưa có
sự chia sẻ, thống nhất thông tin giữa các hệ thốngthông tin tiêm chủng của các
bang. Do sự chưa thống nhất thông tin giữa các HTTTTC của các bang mà mỗi năm
có 4 triệu trẻ sinh ra tại Mỹ, trong đó có 21% bị tiêm thừa, 2,1 triệu trẻ tiêm không
đầy đủ vắc xin và có nguy cơ bệnh tật, 22% tiêm ở 2 nơi trong 2 năm đầu gây khó
khăn cho việc quản lý lịch sử tiêm chủng.
21
Mô hình HTTTTC tại Mỹ là triển khai một hệ thống với nhiều chức năng
gồm quản lý hồ sơ tiêm chủng, dự báo vắc xin và báo cáo tiêm chủng. Phụ huynh có
thể sử dụng điện thoại di động để đăng ký và theo dõi lịch tiêm. Một số thành tựu
của hệ thống này tại Mỹ là trên 85% số trẻ dưới 19 tuổi có hơn 2 lần tiêm lưu trên
hệ thống, hơn 85% các nhà cung cấp vắc xin được quản lý trên hệ thống và hơn
70% số vắc xin tại các khu vực trọng điểm được đăng ký và xử lý trong vòng 30
ngày. Mọi thông tin trên HTTTTC đều tuyệt mật, điện toán hóa, hệ thống thu thập
và tổng hợp dữ liệu có thể được sử dụng trong việc thiết kế và duy trì chiến lược
tiêm chủng hiệu quả.
Để theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu chương trình HTTTTC, trung tâm
kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (Centers for Disease Control and
Prevention- CDC) hàng năm thực hiện các cuộc điều tra bằng cách sử dụng báo cáo
thường niên HTTTTC (IISAR). Kết quả báo cáo thường niên HTTTTC từ 2012 chỉ
ra rằng 86% (19,5 triệu) trẻ em Mỹ <6 tuổi và 25% (57,8 triệu) người lớn Mỹ tham
gia HTTTTC. 08 trong số 12 tiêu chuẩn chức năng tối thiểu cho HTTTTC được Ủy
ban Quốc gia vắc xin tư vấn (NVAC) công bố đã được ≥90% các nhà cung cấp dịch
vụ đưa vào ứng dụng. Trong thời gian 2011-2012, hệ thống cũng đáp ứng ba tiêu
chuẩn chức năng bổ sung, gồm việc có các dữ liệu cốt lõi, kịp thời của sổ tiêm
chủng, nhắn tin, đặt hàng vắcxin và quản lý hàng tồn kho, sử dụng mã vạch 2D để
ghi lại thông tin tiêm chủng, hợp tác với các nhà thuốc, các cơ quan liên bang và các
nhà cung cấp tiêm chủng lớn khác để đáp ứng các chức năng và tăng cường chất
lượng báo cáo tiêm chủng quy mô lớn cho HTTTTC .
Tại Albania, HTTTTC hỗ trợ đăng ký khai sinh và tiêm chủng, quản lý cung
ứng vắc-xin, quản lý dây chuyền lạnh và quản lý các phản ứng sau tiêm chủng. Hệ
thống này đã được thí điểm tại một huyện và đẩy mạnh đến tất cả các huyện khác
bắt đầu từ năm 2013. Albania cũng nghiên cứu để áp dụng hệ thống trong việc quản
lý giám sát nhiệt độ từ xa trong các thiết bị dây chuyền lạnh .
Điều quan trọng nhất trong kinh nghiệm triển khai của các nước này là quản
lý được toàn bộ đối tượng trên địa bàn và tránh trùng đối tượng. Các nước này sử
22
dụng mã ID quốc gia (bởi cơ quan quản lý công dân) hoặc số giấy khai sinh, hoặc
một quy tắc riêng kết hợp giữa tên trẻ, tên bố mẹ, ngày hoặc nơi sinh. Một số nước
thử nghiệm sinh trắc học (dấu vân tay) tuy nhiên chưa được sử dụng chính thức.
Các nước cũng triển khai song song các hệ thống mobile health (như ứng dụng
mVAC tại Nicaragoa), hoặc tin nhắn SMS tại Mexico.
Một số kinh nghiệm triển khai của các nước Châu Mỹ La tinh là: định nghĩa
rõ quy trình biểu mẫu dữ liệu, cách kiểm tra trùng đối tượng, quản lý đồng bộ dữ
liệu offline, cần có chuẩn dữ liệu để liên thông với các hệ thống y tế điện tử
(eHealth), chính phủ điện tử (eGovernment), việc đào tạo có thể phải bắt đầu từ đào
tạo tin học cơ bản .
3.4. Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng tại Việt Nam
3.4.1. Hệ thống quản lý truyền thống bằng sổ sách
a) Hệ thống quản lý TTTC theo quy định Thông tư 12/2014/TT-BYT
Chế độ báo cáo và quản lý hồ sơ theo quy định của Thông tư 12 bao gồm báo
cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, theo 3 biểu mẫu quy định tại Phụ lục 07, 08, 09 là:
-
Phụ lục 07: Mẫu báo cáo việc sử dụng vắc xin
Phụ lục 08: Mẫu báo cáo các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm
Phụ lục 09: Mẫu báo cáo các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
b) Báo cáo theo quy định của Dự án TCMR Quốc gia
-
Báo cáo kết quả TCMR Quốc gia: mẫu 02
Báo cáo kết quả tiêm chủng trẻ em: mẫu 03
Báo cáo tình hình sử dụng vắc xin và dụng cụ tiêm chủng
Báo cáo tiêm vắc xin uốn ván và tình hình bệnh uốn ván sơ sinh.
3.4.2. Hệ thống quản lý tiêm chủng bằng CNTT
a) Immreg (Đăng ký tiêm chủng - ĐKTC) - hệ thống quản lý công tác đăng ký tiêm
chủng của PATH (Program for Appropriate Technology in Health)– tổ chức phi
chính phủ, đã triển khai thí điểm tại Bến Tre từ năm 2012.
23
Thay vì lưu hồ sơ viết tay có thể mất thời gian và sai sót, nhân viên y tế tỉnh
Bến Tre sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh để giám sát kho vắc xin; đăng
ký cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh; theo dõi các mũi vắc xin đã tiêm. Qua tin nhắn,
nhân viên y tế nhắc các bà mẹ tiêm chủng cho mình và con. Nhờ hệ thống này tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ của trẻ trong năm đầu đời của trẻ tại Bến Tre đã tăng từ 74% lên
gần 78% trong một năm thử nghiệm. Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch các vắc xin cũng
tăng 10-14%.
ĐKTC là phần mềm trực tuyến do tổ chức PATH thiết kế và thử nghiệm từ
năm 2012 tại huyện Mỏ Cày Nam và mở rộng ra 164 xã, phường, thị trấn của
tỉnh Bến Tre từ tháng 12/2014. ĐKTC giúp cho các TYT tạo ra danh sách hẹn tiêm
chủng và tự động gửi tin nhắn (SMS) nhắc lịch tiêm chủng đến đối tượng tiêm sau
khi lập kế hoạch tiêm định kỳ hàng tháng. Sau buổi tiêm chủng, CBYT nhập liệu
các mũi tiêm vào hệ thống thì phần mềm tự động chiết xuất báo cáo tiêm chủng
theo qui định của chương trình TCMRQG tại các đơn vị quản lý từ cấp xã đến tỉnh.
Việc nhập liệu, truy cập thông tin có thể thực hiện bất cứ mọi lúc, mọi nơi, nếu có
máy vi tính kết nối internet hoặc điện thoại thông minh.
Tuy nhiên, hệ thống gặp các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật để có thể mở
rộng triển khai toàn quốc.
b) Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng của PATH
Phần mềm quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng là một trong các hoạt động
của dự án Optimize- dự án phối hợp giữa WHO và tổ chức PATH nhằm xác định
phương pháp tiếp cận đổi mới; Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng
được xây dựng nhằm giúp Chương trình TCMR Quốc gia có khả năng theo dõi
dòng chảy của vắc xin từ tuyến trung ương đến tuyến huyện, cập nhật vắc xin theo
lô loạt, hạn dùng và tình trạng bảo quản vắc xin ở các tuyến tại thời điểm bất kỳ
cũng như tăng tính chính xác, đầy đủ và cập nhật của số liệu tiêm chủng, cải thiện
hiệu suất của hệ thống quản lý vắc xin hiện nay.
24
Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng chuyển đổi từ quản lý thủ
công trên giấy sang quản lý tự động bằng máy giúp TCMR Quốc gia và các khu vực
trong việc kiểm soát thông tin kho vắc xin cũng như các giới hạn trong công việc
giúp điều khiển hệ thống dễ dàng và hiệu quả.
Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm quản lý vắc xin và báo cáo tiêm
chủng:
+ Giao diện ngôn ngữ tiếng Việt, đơn giản, dễ nhìn, dễ sử dụng.
+ Quản lý chi tiết thông tin vắc xin và dụng cụ tiêm chủng.
+ Quản lý dự trù, cấp vắc xin đến từng địa phương theo quy trình chặt chẽ.
+ Quản lý nhập vắc xin trả lại từ các đơn vị.
+ Quản lý chặt chẽ việc hủy vắc xin do hết hạn dùng, hư hỏng không thể trả lại.
+ Hệ thống báo cáo đầy đủ thông tin, dạng báo cáo (bảng, biểu, đồ thị) thống kê
nhập xuất tồn cho từng loại vắc xin, tình hình tiêm chủng và sử dụng vắc xin
tại đơn vị.
+ Cho phép quản lý và phân quyền người dùng đến từng cấp.
+ Phần mềm có thể cài đặt trên máy có cầu hình thấp, và yêu cầu máy phải có
nối internet khi cài đặt.
Phần mềm đã triển khai tại Văn phòng tiêm chủng Quốc gia, các Viện khu
vực và 13 tỉnh trên toàn quốc. Ở tỉnh Phú Thọ đã triển khai được tới tuyến huyện.
Riêng khu vực miền Trung, phần mềm đang triển khai tại 6 tỉnh: Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa.
Tuy nhiên, do phần mềm ĐKTC của PATH mới triển khai tại 1 tỉnh nên chưa
liên thông được 2 hệ thống này. Do vậy không quản lý liền mạch từ khâu cấp phát,
quản lý kho vắc xin, dự trù kế hoạch vắc xin cho tới thực hiện tiêm chủng và quản
lý tồn kho.
c) Các ứng dụng quản lý tiêm chủng cho người dân trong nước
25
Ứng dụng Doctor babee
Công ty phần mềm của Nhật Bản là ISB cung cấp ứng dụng miễn phí Doctor
babee trên di động nhằm nhắc nhở lịch tiêm chủng của riêng từng bé theo đúng
khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO. Ứng dụng dựa trên ngày sinh của trẻ kết hợp với
phác đồ tiêm theo khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO để tính toán, nhắc lịch và lưu
hồ sơ tiêm của trẻ, hiển thị lịch trình tiêm thay cho Sổ tiêm chủng.
Tuy nhiên hiện ứng dụng là miễn phí, nhiều tính năng chưa hoàn thiện, số
lượt tải về sử dụng hạn chế (trên Google play, ứng dụng thuộc nhóm có 1.000-5.000
lượt tải).
Ứng dụng Sổ tiêm chủng của VNPT
Từ tháng 10/2015, VNPT cung cấp miễn phí ứng dụng quản lý tiêm chủng
với các tính năng chính là: quản lý mũi tiêm cá nhân, gia đình; Đăng ký tiêm
Online; Kết nối Điểm tiêm chủng – bệnh nhân, gia đình; Tra cứu thông tin vaccine,
dịch bệnh dễ dàng và cho phép đặt lịch cảnh báo tiêm chủng.
Ứng dụng nằm trong hệ sinh thái VNPT – HIS cho ngành y tế, xây dựng
đồng bộ dữ liệu y tế với cổng TrueLife – cổng thông tin hợp nhất của Magefun nên
người dùng có thể sử dụng ứng dụng này mà không phải tạo tài khoản mới nếu đã
có tài khoản Truelife. Ứng dụng cũng hoạt động trên cả 3 nền tảng iOS, Android và
Windows phone. Tuy nhiên, hiện ứng dụng chưa được phổ biến (trên Google play,
ứng dụng thuộc nhóm có 5.000-10.000 lượt tải).
Ngoài ra, VASC - Công ty phần mềm và truyền thông VASC thuộc VNPT (đơn
vị có ứng dụng VnEdu) cũng có ứng dụng Tiêm chủng tuy nhiên hiện ít được quan tâm
phát triển, số lượng cài đặt ít (trên Google play, ứng dụng thuộc nhóm có 100-500 lượt
tải).
Các hệ thống này cũng không được liên thông, kết nối với hồ sơ tiêm chủng
theo mã ID của cá nhân trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.