Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Điều Khoản Tham Chiếu Dành Cho Chuyên Gia Xây Dựng Đề Xuất Dự Án Diễn Đàn Nông Dân Hợp Tác Liên Kết Trong Sản Xuất - Kinh Doanh Nông Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.15 KB, 14 trang )

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
DÀNH CHO CHUYÊN GIA XÂY DỰNG ĐỀ XUẤT DỰ ÁN DIỄN ĐÀN NÔNG
DÂN HỢP TÁC LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT - KINH DOANH NÔNG
NGHIỆP (GIAI ĐOẠN 2017-2020)
1. Bối cảnh
Diễn đàn Nông dân hợp tác - liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp (gọi
tắt là Diễn đàn) - một sáng kiến của Cục Kinh tế hợp tác, Bộ NNPTNT, Liên Minh
Nông nghiệp và Oxfam, được thành lập vào ngày 30/7/2015. Diễn đàn là nơi quy tụ sự
tham gia của hơn 200 Hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu trên cả nước, là nơi các hợp
tác xã, tổ hợp tác và người nông dân chia sẻ các kinh nghiệm trong sản xuất - kinh
doanh nông nghiệp, phối hợp cùng nhau trong chuỗi sản xuất và đưa tiếng nói, ý kiến
của người nông dân, tổ hợp tác và hợp tác xã đến với các cơ quan hoạch định chính
sách trong ngành nông nghiệp.
Với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Oxfam, trong gian đoạn vừa qua, Diễn
đàn đã xây dựng được chiến lược hoạt động giai đoạn đầu, đồng thời tổ chức nhiều
hoạt động phong phú như tổ chức các lớp học lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tham
quan các mô mình tiêu biểu, đào tạo kỹ năng quản trị, lập website và tổ chức tư vấn
online cho các thành viên, đóng góp ý kiến cho các Dự thảo Luật Doanh nghiệp, Luật
Đầu tư và Luật Hợp tác xã…
Nhằm mục đích tạo điều kiện để phát triển Diễn đàn bền vững trong giai đoạn tiếp
theo, Diễn đàn và Liên minh Nông nghiệp kêu gọi sự hỗ trợ tài chính của các nhà tài
trợ cho các hoạt động của Diễn đàn (2017-2020) cho các mục tiêu chiến lược sẽ được
xác định trong quá trình cùng làm việc giữa các bên. Để phục vụ cho mục tiêu này,
Liên minh Nông nghiệp cần tuyển dụng 01 chuyên gia/nhóm chuyên gia tiến hành
đánh giá, hỗ trợ việc xây dựng Chiến lược và Đề xuất Dự án, cùng các ý tưởng trọng
tâm để kêu gọi tài trợ cho Diễn đàn Nông dân Hợp tác. Chuyên gia dự kiến sẽ làm
việc trong vòng 01 tháng (tương đương 22 ngày làm việc) tại Hà Nội và thực địa.
2. Nhiệm vụ của chuyên gia nghiên cứu
2.1 Nhiệm vụ tổng quát:
Đánh giá hoạt động của Diễn đàn nông dân hợp tác - liên kết giai đoạn tháng
10/2015 đến 10/2016, trên cơ sở đó, cùng làm việc với các bên liên quan để


xây dựng Chiến lược hoạt động và Đề xuất dự án cùng các ý tưởng dự án với
mục đích gây quỹ cho Diễn đàn giai đoạn (2017 - 2020).
2.2 Nhiệm vụ cụ thể:

1


a. Đánh giá hoạt động của Diễn đàn nông dân hợp tác - liên kết giai đoạn tháng
10/2015 đến 10/2016, bao gồm:
-

-

-

Đánh giá hiệu quả hoạt động của Diễn đàn Nông dân Hợp tác liên kết trong giai
đoạn 10/2015-3/2016, chỉ ra:
o Hiệu quả của hoạt động được triển khai so với mục tiêu, chiến lược
và kế hoạch đề ra;
o Điểm mạnh, điểm yếu của Diễn đàn;
o Mức độ hài lòng của các thành viên tham gia diễn đàn.
Đánh giá về vai trò, sự tham gia của các cơ quan liên quan (như Cục Kinh tế hợp
tác và Phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Hội Khoa học Phát triển nông nghiệp nông thôn (PHANO), Viện Nghiên
cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và Oxfam):
o Những cơ quan này đã đóng vai trò như thế nào trong giai đoạn vừa
qua;
o Đề xuất phương hướng, kế hoạch để các cơ quan này có thể hỗ trợ
tốt hơn cho hoạt động của Diễn đàn trong thời gian tới, đảm bảo hỗ
trợ tư vấn tốt nhất cho Diễn đàn, đẩy mạnh tính tự chủ và hiệu quả

của Ban Quản trị và các thành viên Diễn đàn.
Khuyến nghị:
o Mô hình, vận hành, quản trị, pháp lý
o Nâng cao chất lượng hoạt động (ở các mảng trọng tâm của Diễn đàn)
o Nâng cao hiệu quả phối hợp các bên và vai trò của từng bên hướng
tới thúc đẩy tính tự chủ và hiệu quả của Ban quản trị và các thành
viên Diễn đàn

b. Xây dựng chiến lược hoạt động cho Diễn đàn nông dân hợp tác - liên kết giai
đoạn 2017-2020, bao gồm:
-

Chiến lược hoạt động trọng tâm: các mảng trọng tâm Theo TOR diễn đàn, bao
gồm vận động chính sách, chia sẻ thông tin, kết nối và mở rộng mạng lưới, tăng
cường tiếng nói và vị thế của người nông dân, hỗ trợ và phối hợp kỹ thuật giữa
các thành viên, quản trị và điều hành…

-

Chiến lược gây quỹ, vận động trong và ngoài nước

c. Viết đề xuất dự án, bao gồm:
-

01 Đề xuất Dự án phát triển Diễn đàn chi tiết giai đoạn 2017 – 2020 (Xem mẫu
đính kèm tại Phụ lục 1);

-

2-3 Đề xuất ý tưởng (concept note) để tiếp cận các nhà tài trợ khác nhau cho các

vấn đề mà Diễn đàn đánh giá là ưu tiên nhất (Xem mẫu đính kèm tại phụ lục 2).

d. Các công việc khác:
-

Trình bày báo cáo tại Hội thảo tham vấn thành viên Diễn đàn;
Chỉnh sửa báo cáo sau khi nhận được ý kiến đóng góp của nhà tài trợ và các bên
có liên quan;
Tham gia các cuộc họp với các bên liên quan;
Dịch các báo cáo sang tiếng Anh (Bản cuối cùng).
3. Các đầu ra dự kiến
2


-

Các đầu ra dự kiến bao gồm:
01 Báo cáo Đánh giá hoạt động Diễn đàn giai đoạn từ tháng 10/2015 đến 3/2016;
01 Đề xuất Chiến lược hoạt động Diễn đàn chi tiết giai đoạn 2017-2020 (2 mảng
lớn là Chiến lược Hoạt động trọng tâm và Chiến lược Gây quỹ);
01 Đề xuất Dự án phát triển diễn đàn chi tiết giai đoạn 2017 – 2020 (Xem mẫu
đính kèm)
2-3 đề xuất ý tưởng (concept note) để tiếp cận các nhà tài trợ khác nhau cho các
vấn đề mà Diễn đàn đánh giá là ưu tiên nhất (Xem mẫu đính kèm).
4. Địa điểm làm việc

Tại Hà Nội và thực địa.
5. Kế hoạch dự kiến và tư vấn phí
Sau khi ký kết hợp đồng, chuyên gia sẽ lập kế hoạch thực hiện nghiên cứu để thảo
luận và thống nhất với đại diện Liên minh Nông nghiệp.

Tổng thời gian làm việc không quá 22 ngày.
Thời hạn hoàn thành: 30/11/2016 (Bản cuối)
Quy định định mức tiền công theo ngày (dự kiến): 2.500.000 VND/ngày
Dự kiến thời gian đầu tư cho các nội dung công việc, như sau (có thể điều chỉnh theo
phương pháp do Tư vấn đề xuất):
Đầu ra chính

Thời lượng dự tính
(ngày)

Báo cáo Đánh giá hoạt động Diễn đàn

5

Đề xuất Chiến lược hoạt động Diễn đàn

2

Đề xuất Dự án phát triển diễn đàn

5

2-3 đề xuất ý tưởng (concept note)

4-6

Thời gian thực địa

3-4


Tổng

19-22 days

6. Yêu cầu đối với tư vấn
Tư vấn có thể là chuyên gia cá nhân hoặc Nhóm chuyên gia
6.1.
-

-

Yêu cầu về tổ chức thực hiện:

Tiến hành công việc theo đúng kế hoạch về thời gian và nhân sự, như đã thống
nhất với đại diện Liên Minh Nông nghiệp. Trong trường hợp có bất kỳ thay đổi,
điều chỉnh nào, phải có sự đồng ý trước của đại diện Liên Minh Nông nghiệp là
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).
Tuân thủ thời hạn chót ấn định theo hợp đồng.
3


-

Đối với Nhóm tư vấn:
o Nhóm tư vấn (gọi tắt là Nhóm) do Trưởng nhóm chịu trách nhiệm chính
và các thành viên có kinh nghiệm bổ trợ.
o Nhóm có thể bao gồm các tư vấn độc lập từ các tổ chức khác nhau hoặc
cùng một tổ chức. Có mô tả công việc rõ ràng, cụ thể cho từng thành
viên.
o Trưởng nhóm cam kết tham gia trực tiếp tất cả các hoạt động của nghiên

cứu, đặc biệt là việc trực tiếp phân tích thông tin, viết báo cáo đánh giá,
đề xuất chiến lược và đề xuất dự án;
6.2.

-

Yêu cầu về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm

Là chuyên gia trong các linh vực Nông nghiệp, phát triển, thể chế, quản trị, chính
sách…Trưởng nhóm có bằng Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ;
Có chuyên môn sâu và kinh nghiệm (ít nhất 10 năm trở lên) trong lĩnh vực liên
quan;
Có kinh nghiệm trong trực tiếp thực hiện, quản lý và tổ chức thực hiện các nghiên
cứu chuyên nghiệp;
Hiểu biết sâu sắc về xã hội dân sự; công bằng kinh tế, công bằng lương thực, đầu
tư công, tư; đầu tư nông nghiệp trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế;
Chia sẻ nguyên tắc tôn trọng và phát huy quyền, tiếng nói và lựa chọn của nông
dân trong quá trình thực hiện nghiên cứu;
Kỹ năng viết báo cáo, khuyến nghị và đề xuất xuất sắc, sử dụng ngôn ngữ súc
tích, thuyết phục; có kinh nghiệm viết đề xuất dự án cho các tổ chức quốc tế là
một lợi thế;
Có tinh thần làm việc chuyên nghiệp, hướng tới kết quả cuối cùng, và đảm bảo
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;
Có kinh nghiệm làm việc với LMNN và Oxfam là một lợi thế.
7. Quản lý và kiểm soát chất lượng

Liên minh Nông nghiệp (đại diện là Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) sẽ
quản lý và tiến hành nghiệm thu các sản phẩm sau khi hoàn thành.
8. Thông tin nộp hồ sơ
Đề nghị gửi hồ sơ qua email về địa chỉ sau trước 17h00 ngày 25/10/2016:

,
cc:
Tiêu đề email:
“Ứng tuyển chuyên gia Đánh giá, Phát triển chiến lược và Đề xuất Dự án Diễn
đàn Nông dân hợp tác liên kết”
Hồ sơ bao gồm:
 Thư trình bày nguyện vọng (giải thích vì sao tư vấn/nhóm tư vấn phù hợp với
công việc này)
 Mô tả phương pháp thực hiện để đạt được các đầu ra mong đợi (tiếng Việt);
 Sơ yếu lý lịch (tiếng Anh và/hoặc tiếng Việt);
 Contacts của 2 người giới thiệu (referee);
4


 Bản mềm ít nhất 2 dự án phát triển mà chuyên gia/nhóm chuyên gia đã xây
dựng (tiếng Anh hoặc tiếng Việt).

5


PHỤ LỤC 1
KẾ HOẠCH DỰ ÁN THEO VẤN ĐỀ
(Issue-Based Projects – IBP)
TÊN DỰ ÁN: ................................................. ................................................
Đặt vấn đề và mục tiêu
Các nội dung trình bày bao gồm: Phân tích vấn đề xã hội, vấn đề chính sách và cơ
hội vận động chính sách của dự án; (các) mục tiêu của dự án là gì?

Kết quả kì vọng
Liệt kê rõ các kết quả (KQ) kì vọng của dự án. Các KQ này cần cụ thể và có thể đo lường

được. Chỉ rõ các KQ này liên quan đến các mục tiêu chiến lược của liên minh cũng như
khung giám sát-đánh giá-học hỏi (MEL) như thế nào?

6


Họat động và thời gian thực hiện
Các hoạt động chính của dự án được trình bày theo từng nhóm kết quả chính và trình
tự thời gian diễn ra hoạt động
Stt

Hoạt động

Đầu ra

Thời gian

1
2
3
4
5

Giới và Truyền thông
Dự án có những kết quả / đầu ra liên quan đến việc góp phần cải thiện bình đẳng Giới không?
nếu có, các kết quả này là gì? Các kết quả dự án sẽ được sử dụng và thông tin / truyền thông
với bên ngoài như thế nào?

Quản lý và giám sát
Thành viên nào của LM sẽ chịu trách nhiệm quản lý (bao gồm cả tài chính) dự án? Dự án sẽ

được giám sát như thế nào? Làm sao để đánh giá xem dự án có thành công hay không?

7


Phạm vi dự án
Địa bàn thực hiện dự án ở đâu? Những thành viên nào của LM sẽ tham gia và tham
gia vào việc gì trong dự án? Các đối tác và các nhóm đại diện như thanh niên, phụ nữ
nghèo, dân tộc thiểu số...(nếu có) sẽ tham gia vào dự án như thế nào?

Đánh giá rủi ro:

Cao

Vừa

Thấp

Nếu nguy cơ rủi ro cao hoặc vừa, xin vui lòng hoàn thành bản “Phân tích rủi ro dự
án theo vấn đề” đã được cung cấp trong Hướng dẫn Quản lý Chương trình.
Phương thức tạo sự thay đổi
Khung logic dự án
Ngân sách
Tổng ngân sách đề xuất của dự án là bao nhiêu? Có những nguồn kinh phí hỗ trợ hoặc đóng
góp từ các nhà tài trợ khác hay không? Các nguồn kinh phí sẽ đuợc sử dụng như thế nào?

8


9



MẪU PHÂN TÍCH RỦI RO CHO CÁC DỰ ÁN LỰA CHỌN VẤN ĐỀ
(kèm theo Phụ lục 1)
Mục đích:
Quản lý tác động tiêu cực tiềm ẩn của các rủi ro cho Dự án theo Vấn đề XXX khi
Chương trình Liên minh XX thực hiện xxx (tên dự án).
Bối cảnh:
Nêu bất kỳ thông tin nền tảng nào liên quan đến kế hoạch quản lý và đánh giá rủi ro,
có thể bao gồm những bước đã được thực hiện, các thảo luận/quyết định, các tư vấn
cốt lõi, các điều kiện đã được thỏa thuận mà theo đó công việc có thể hoặc không thể
tiến hành…
Nguyên tắc chung
Có thể tham khảo giá trị, nguyên tắc cốt lõi vì dự án liên quan đến Thuyết thay đổi
Các hoạt động được lên kế hoạch
Liệt kê các hoạt động chính như là một phần của dự án
Các bên liên quan
Có thể bao gồm các cơ quan chính phủ, công ty, cộng đồng, tổ chức Phi chính phủ, tòa
án, giới truyền thông, các trường đại học và viện nghiên cứu, các nhà lãnh đạo cộng
đồng, các nhà lãnh đạo chính trị, những cá nhân xuất chúng, các nhà đầu tư/gia đình…
Kế hoạch và viễn cảnh:
Vạch ra những rủi ro tiềm ẩn nếu và khi hoạt động kết thúc. Hãy đảm bảo rằng bạn
nhắc đến tác động lên cộng đồng, những người tham gia liên minh, Oxfam, DFID như
những bên liên quan chính. Nêu về viễn cảnh có khả năng xảy ra nhiều nhất mà do đó
kế hoạch quản lý rủi ro đã được lập ra. Xác định những ưu tiên của liên minh là gì
(trong mối quan hệ với các đối kháng quyền lực)
Quy trình đưa ra quyết định / ký duyệt
Mô tả quy trình tham vấn và và đưa ra quyết định trong liên minh. Bao gồm đầu mối
liên lạc chính cho những lần trao đổi về sau.
Những hành động tiếp theo


10


Biện pháp quản lý và phân tích rủi ro:

STT

Các rủi ro (ví dụ được nêu ở dưới)

Khả năng
(C-TB-T)

Tác
động

Biện pháp Quản lý/Khắc phục rủi ro

(C-TBT)
1

Rủi ro triển khai dự án/những rủi ro
thuộc về chương trình

Mô tả

2

Các rủi ro từ bên ngoài: hoàn cảnh
chính trị, an ninh


Mô tả

3

Rủi ro về danh tiếng của các thành viên
liên minh hoặc nhà tài trợ

11


Mô tả

4

Rủi ro về ủy thác/tài chính/gian lận

Mô tả

6

Khác (hãy nêu thêm)

Mô tả

12


PHỤ LỤC 2
MẪU ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG (CONCEPT NOTE)

TIÊU ĐỀ Ý TƯỞNG ĐỀ XUẤT
I.

BỐI CẢNH
1. Hiện trạng chung/bức tranh khái quát về vấn đề
2. Các thách thức, trở ngại chính
3. Tính cấp thiết của vấn đề/ý tưởng đề xuất

II.

MỤC ĐÍCH Ý TƯỞNG/DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

III.

TÓM TẮT PHƯƠNG THỨC TẠO RA THAY ĐỔI (Theory of Change)
1. Các thay đổi mong đợi là gì từ kết quả của dự án?
2. Làm thế nào/theo phương thức nào/logic và tiến trình nào để những thay
đổi này được tạo ra?
3. Mối liên hệ giữa các thay đổi này với các dự án, hoạt động đang diễn ra
của Oxfam và các bên liên quan (bao gồm chính phủ và các chủ thể
chính – linkages with ongoing activities, projects and plan of
government and key actors)

IV.

MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH (policy influencing)

V.

MỤC TIÊU VẬN ĐỘNG CÔNG CHÚNG/HÀNH ĐỘNG CỘNG

ĐỒNG (public campaign/public actions)
1. Các chiến dịch/hoạt động vận động công chúng tiềm năng là gì? Hướng
tới thay đổi gì từ phía công chúng về nhận thức, thái độ, hành động?
2. Các thay đổi này có thể được tạo ra và duy trì bằng phương pháp nào?

VI.

ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI

VII.

NHÓM ĐỐI TƯỢNG VẬN ĐỘNG CHÍNH (target groups of
influential)

VIII. ĐỐI TÁC VÀ CÁC BÊN THAM GIA (các cấp) VÀ VAI TRÒ
IX.

ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI DỰ KIẾN

X.

CÁC CAN THIỆP CHÍNH VÀ CÁC ĐẦU RA/KẾT QUẢ

XI.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN (methods)

XII.

CÁCH THỨC VẬN HÀNH VÀ

communication and ways of working)

QUẢN

TRỊ

(management,

XIII. THỜI GIAN THỰC HIỆN
13


XIV. NGÂN SÁCH DỰ KIẾN (USD)

14



×