Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học phần “nhiệt học” – vật lí 10 THPT (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.67 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ MẠNH ĐẠT

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNGTRONG DẠY HỌC
PHẦN “NHIỆT HỌC” – VẬT LÍ 10 THPT
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ MẠNH ĐẠT

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNGTRONG DẠY HỌC
PHẦN “NHIỆT HỌC” – VẬT LÍ 10 THPT

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lí
Demo Version - Select.Pdf SDK
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ VĂN GIÁO



Thừa Thiên Huế, năm 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa từng được công bố trong một công trình nào.

Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Mạnh Đạt

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời Cảm Ơn
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại
học, khoa Vật lí và Bộ môn phương pháp giảng dạy Vật lí trường Đại học Sư
phạm – Đại học Huế.
Tác giả xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Văn Giáo đã tận
tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu và tổ bộ môn Vật lí

trường THPT Thái Phiên – Đà Nẵng đã tạo điều kiện để tác giả được thực
hiện thực nghiệm Sư phạm đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người
thân đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2016

Demo Version - Select.Pdf SDK

Tác giả luận văn
Đỗ Mạnh Đạt

iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................ 1
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt ......................................................................... 3
Danh mục các đồ thị, các hình .................................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 5
2. LỊch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 6
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 8
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 8
6. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 8
7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 8

8. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 8
9. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 9
NỘI DUNG .............................................................................................................. 10

Demo Version - Select.Pdf SDK

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌCTÍCH
HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG ........................................................................ 10
1.1. Tổng quan về dạy học tích hợp .......................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp ......................................................... 10
1.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp ........................................................................ 12
1.1.3. Sự cần thiết phải dạy học theo quan điểm tích hợp ........................................ 13
1.1.4. Ý nghĩa và đặc trưng của việc dạy học tích hợp ............................................. 14
1.1.5. Các nguyên tắc giáo dục tích hợp ................................................................... 15
1.1.6. Các mức độ tích hợp ....................................................................................... 16
1.2. Dạy học tích hợp giúp hình thành và phát triển năng lực cho học sinh ............. 20
1.2.1. Khái niệm Năng lực ........................................................................................ 20
1.2.2. Dạy học tích hợp, con đường hình thành và phát triển năng lực cho học sinh ....... 20
1.3. Môi trường và Ô nhiễm môi trường ................................................................... 22
1.3.1. Khái niệm môi trường ..................................................................................... 22
1.3.2. Môi trường không khí và Ô nhiễm môi trường không khí ............................. 23
1.3.3. Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học.................................................. 24
1


1.4. Dạy học tích hợp trong trường phổ thông ở Việt Nam ...................................... 30
1.5. Sự cần thiết tích hợp giáo dục môi trường ......................................................... 33
1.6. Kết luận chương 1 .............................................................................................. 35
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “NHIỆT HỌC” – VẬT LÝ 10
THPT THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP .............................................................. 36

2.1. Đặc điểm của phần “Nhiệt học” Vật lí 10 THPT ............................................... 36
2.1.1. Phân tích nội dung kiến thức của phần “Nhiệt học” Vật lí 10 THPT ............. 36
2.1.2. Cấu trúc nội dung ............................................................................................ 42
2.2. Các đơn vị kiến thức có thể tổ chức dạy học theo hướng tích hợp giáo dục
môi trường .................................................................................................... 44
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học tích hợp một số bài trong phần “Nhiệt học” Vật lí
10 THPT........................................................................................................... 52
2.3.1. Xây dựng chủ đề tích hợp ............................................................................... 52
2.3.2. Tổ chức dạy học tích hợp giáo dục môi trường một số bài trong phần “Nhiệt
học” vật lí 10 THPT. ................................................................................................. 54
2.4. Tổng kết chương 2 ............................................................................................. 70
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................... 72
3.1. Mục đích, nhiệm vụ của việc thực nghiệm sư phạm.......................................... 72

Demo Version - Select.Pdf SDK

3.1.1. Mục đích của TNSP ........................................................................................ 72
3.1.2. Nhiệm vụ của TNSP........................................................................................ 72
3.2. ĐốI TƯợNG VÀ NộI DUNG CủA TNSP ...................................................................... 72
3.2.1. Đối tượng của TNSP ....................................................................................... 72
3.2.2. Nội dung của TNSP ........................................................................................ 72
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................... 72
3.3.1. Chọn mẫu TNSP ............................................................................................. 72
3.3.2. Tiến hành TNSP .............................................................................................. 73
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................ 74
3.4.1. Nhận xét tiến trình dạy học ............................................................................. 74
3.4.2. Đánh giá kết quả TNSP ................................................................................... 75
3.5. Kết luận chương 3 .............................................................................................. 82
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 85

PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

DH

Dạy học

3

DHTH

Dạy học tích hợp


4

ĐC

Đối chứng

5

GV

Giáo viên

6

HS

Học sinh

7

PPDH

Phương pháp dạy học

8

SGK

Sách giáo khoa


9

TH

Tích hợp

10

THPT

Trung học phổ thông

11

TNg

Thực nghiệm

12

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Bảng
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục Môi trường trong
phần nhiệt học vật lí 10 THPT

50

Bảng 3.1

Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu thực nghiệm

73

Bảng 3.2

Phiếu điều tra ý kiến của HS về việc dạy học tích hợp
GDMT

76

Bảng 3.3

Phiếu điều tra ý kiến của GV về việc dạy học tích hợp

GDMT

76

Bảng 3.4

Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra

78

Bảng 3.5

Bảng phân phối tần suất

78

Bảng 3.6

Bảng phân phối tần suất tích lũy

79

Bảng 3.7

Các tham số thống kê

80

Biểu
Demo Version - Select.Pdf SDK

Số hiệu
Tên biểu

Trang

Biểu đồ 3.1
Đồ thị
Số hiệu

Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm

Tên đồ thị

78

Trang

Đồ thị 3.1

Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm

79

Đồ thị 3.2

Đồ thị phân phối tần suất tích lũy

80

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc đổi mới giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
ngành giáo dục ở nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đất nước.Trong đó đòi hỏi phải đổi
mớimạnh mẽ và toàn diện về mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy
học. Điều 28 Luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
tới tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[16]
Nghị quyết hội nghị lần thứ XI cũng đề ra: “Đổi mới căn bản và toàn diệnnền
giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế”và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”.[21]

Demo
Version
- Select.Pdf
Trong thời
kỳ đổi
mới, hội
nhập của ĐấtSDK
nước hiện nay, nhiệm vụ của Giáo
dục phổ thông là đào tạo những con người mới, những người lao động tri thức, có
năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia vào lao động
sản xuất. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ GD&ĐT đã xây dựng chương trình giáo
dục tổng thể đổi mới theo định hướng phát triển năng lực HS. Trong đó quán triệt

sâu sắc quan điểm tích hợp và phân hóa ngay trong thiết kế chương trình các cấp
học, ngành học và trong tổ chức dạy học. Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm,
kiến thức của môn học là cơ sở của nhiều ngành kinh tế khác nhau, có mối liên hệ
rất chặt chẽ với thực tiễn, kỹ thuật và đời sống. Các kiến thức Vật lí được vận dụng
vào quá trình lao động sản xuất, vào kĩ thuật công nghệ và bảo vệ môi trường sống
của chúng ta. Bên cạnh đó, trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay cũng xuất
hiện nhiều vấn đề mà để giải quyết nó đòi hỏi phải vận dụng kiến thức liên môn,
liên ngành, kiến thức tích hợp.

5


Do đó, trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đặc biệt chú trọng đến
quan điểm dạy học tích hợp, quan điểm này trở thành xu thế trong việc xác định nội
dung dạy học ở trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học của các
bậc học. Quan điểm dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm
tích cực về quá trình học tập và dạy học. Thực tiễn ở nhiều nước đã cho thấy việc
thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những
năng lực giải quyết vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối
với học sinh (HS) so với việc các môn học, các mặt giáo dục thực hiện riêng lẻ. Tuy
nhiên, việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp ở Việt Nam chưa thường xuyên
và chưa đều khắp, từ đó dẫn đến hiệu quả đạt được không cao.
Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm xung quanh
môi trường sống,ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất đã gây ra nhiều hiện
tượng thời tiết cực đoan như: sóng thần, núi lửa, biến đổi khí hậu, băng tan….
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là những tác động của con người. Ô nhiễm môi
trường, nhất là môi trường không khí đã có những tác động trực tiếp và sâu sắc đến
sự sống của mọi sinh vật trên trái đất. Những biểu hiện, tác động cũng như nguyên

Version

- Select.Pdf
SDK
nhân của cácDemo
hiện tượng
cực đoan
đó đã và đang
được nghiên cứu, tìm hiểu, đồng
thời đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế
giới về việc ứng phó có hiệu quả với các vấn đề trên. Bởi vậy, trong nhà trường cần
phải giáo dục cho HS có những hiểu biết về môi trường, có ý thức và kỹ năng bảo
vệ môi trường (BVMT).
Với lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Tích hợp Giáo
dục Môi trường trong dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí 10 THPT”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, dạy học tích hợp là một vấn đề được các đề tài
nghiên cứu khoa học quan tâm và tìm hiểu. Không ít các bài báo khoa học liên quan
đã được các tác giả như: Đỗ Mạnh Cường, Cao Văn Sâm, Nguyễn Văn Tuấn…
nghiên cứu và đăng tải trên các tạp chí. Những nghiên cứu đó đã đề cập đến sự cần
thiết phải vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học, các phương thức tích hợp
cũng như các biện pháp trong tổ chức dạy học tích hợp nói chung và trong từng
môn học, từng cấp học cụ thể nói riêng. Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu sâu vào việc
6


dạy học tích hợp qua từng bộ môn cụ thể như Sinh học, hóa học… Đối với bộ môn
vật lí, vấn đề tích hợp các nội dung vào dạy học cũng đã được nghiên cứu bởi một
số tác giả với các đề tài cụ thể, như:
- “Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về Hạt
nhân nguyên tử lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh” – Luận văn
Thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Thanh Hà, Thái Nguyên 2008. Trong đề tài, tác giả đã hệ

thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn việc vận dụng quan điểm tích hợp trong
Giáo dục, đồng thời tác giả đã vận dụng quan điểm tích hợp vào việc xây dựng tiến
trình dạy học và tổ chức dạy học phần kiến thức về Hạt nhân nguyên tử lớp 12.
- “Tổ chức dạy học tích hợp các kiến thức về môi trường vào chương Hạt
nhân Nguyên tử Vật lý 12 THPT” – Luận Văn Thạc sĩ của Lê Khánh Loan, Huế
2013. Tác giả đề tài đã xây dựng được tiến trình dạy học tích hợp giáo dục môi
trường vào chương “Hạt nhân nguyên tử” lớp 12 THPT. Trong đề tài tác giả đã
phân tích rõ các tác động của hạt nhân và các quá trình phân rã ảnh hưởng đến môi
trường, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS.
- “Tổ chức dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10
THPT theo hướng
hợp giáo- Select.Pdf
dục ứng phó biến
Demotích
Version
SDKđổi khí hậu” – Luận văn Thạc sĩ
của Phạm Thị Bình Long, Huế 2014. Tác giả của đề tài đã xây dựng được tiến trình
dạy học tích hợp giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu trong chương “Chất rắn và chất
lỏng. Sự chuyển thể”. Trong đề tài, tác giả đã nêu rõ tác hại của biến đổi khí hậu,
chỉ ra tính cấp bách của việc giáo dục tích hợp BĐKH cho HS, đồng thời đã tiến
hành thực nghiệm sư phạm và kết luận được việc vận dụng quan điểm tích hợp rất
quan trọng trong giáo dục.
Các nghiên cứu của các tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quan
điểm dạy học tích hợp trong Giáo dục, các nghiên cứu cũng đã đưa ra các đề xuất
tiến trìnhchung cho dạy học tích hợp (DHTH). Trong đề tài của mình, chúng tôi sẽ
kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đây, đồng
thời sẽ nghiên cứu và sử dụng tiến trình tổ chức dạy học tích hợp giáo dục môi
trường trong dạy học phần “Nhiệt học” Vật lí 10 THPT nhằm giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí ở
trường THPT.

7


3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất quy trình tổ chức dạy học tích hợp về giáo dục Môi trường trong dạy
học vật lí và vận dụng vào dạy học phần “Nhiệt học”, Vật lí 10 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được quy trình tổ chức dạy học tích hợp về giáo dục Môi trường
và vận dụng vào dạy học vật lí sẽ góp phần trang bị những kiến thức về Môi trường
và bảo vệ môi trường cho học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở
trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy DHTHtrong trường phổ thông.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học phần “Nhiệt học” Vật lí 10 THPT.
- Nghiên cứu đề xuất quy trình dạy học tích hợp các vấn đề về môi trường và
bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lí.
- Nghiên cứu đặc điểm nội dung, cấu trúc chương trình phần “Nhiệt học” Vật
lí 10 THPT.
- Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức trong phần “Nhiệt học” theo quy
trình đã đề xuất.

Demo Version - Select.Pdf SDK

- Thực nghiệm sư phạm (TNSP).
- Xử lí kết quả TNSP.
6. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động dạy và học vật lí ở trường
THPT theo định hướng tích hợp.
7. Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn thời gian nghiên cứu và khả năng cho phép, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu và tổ chức dạy học tích hợp giáo dục Môi trường vào phần “Nhiệt học”
– Vật lílớp 10 – THPT.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
các sách báo, tạp chí chuyên ngành về dạy học và đổi mới phương pháp dạy học để
nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT.
8


- Nghiên cứu các giáo trình liên quan đến dạy học Tích hợp, các luận văn có
liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách bài tập và các tài liệu có liên
quan đến phần “Nhiệt học” – Vật lý lớp 10 – THPT.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu khảo sát về hoạt động dạy học ở một số trường THPT.
- Tiến hành dự giờ ở một số trường THPT trên địa bàn Tình Quảng Nam – Đà
Nẵng nhằm nắm bắt tình hình và phương pháp dạy học (PPDH) Vật lí 10 hiện nay.
8.3. Phương pháp nghiên cứu sư phạm
- Tổ chức thực nghiệm Sư phạm có đối chứng tại trường THPT Thái Phiên –
Quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng.
- Kiểm tra, đánh giá về kiến thức cũng như ý thức của học sinh sau khi tổ chức
dạy học tích hợp phần “Nhiệt học” về Môi trường.
8.4. Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả thực nghiệm Sư
phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài.

Version
- Select.Pdf SDK

9. ĐóngDemo
góp mới
của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận của vấn đề tổ chức dạy học Tích hợp.
- Đề xuất phương án sử dụng các đơn vị kiến thức có thể áp dụng vào dạy học
tích hợp.
- Vận dụng cơ sở lí luận của tổ chức dạy học tích hợp vào dạy học phần “Nhiệt
học” – Vật lí 10 để thiết kế tiến trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tính tự
lực của học sinh, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho GV và HScác trường.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo và các danh mục, phần
nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
- Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học tích hợp giáo
dục Môi trường
- Chương 2.Tổ chức dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí 10theo hướng tích hợp
giáo dục Môi trường
- Chương 3. Thực nghiệm Sư phạm
9



×