Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hành động yêu cầu trong tiếng anh và các tương đường trong tiếng việt áp dụng trong giảng dạy tiếng anh giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.65 KB, 9 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

HÀNH ĐỘNG YÊU CẦU TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁC
TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT – ÁP DỤNG TRONG
GIẢNG DẠY TIẾNG ANH GIAO TIẾP
Ths. Nguyễn Vân Khánh
Bộ môn Ngôn Ngữ Anh, Trường Đại học Thăng Long
Email:
Tóm tắt: Bài viết bàn một cách ngắn gọn về hành động yêu cầu (requests) trong tiếng
Anh và các tương đương trong tiếng Việt, và về việc sử dụng hành động lời nói này trong dạy
và học tiếng Anh giao tiếp như thế nào. Cơ sở lý thuyết về hành động yêu cầu (requests) và
cấu trúc cũng như chức năng của nó là dữ liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các tài liệu
của các nhà khoa học đi trước. Dựa trên cơ sở lý thuyết này, một số ví dụ trong các tác phẩm
văn học song ngữ Anh-Việt được viện dẫn nhằm minh họa cho các cấu trúc nêu trên. Ý nghĩa
thực tiễn của bài viết là mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công việc giảng dạy tiếng
Anh giao tiếp trên lớp, giúp người dạy và người học có được cách hiểu và dùng đúng về hành
động yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do thực hiện nghiên cứu này và tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu
Thật khó có thể tưởng tượng trong quá trình giao tiếp giữa các thành viên trong cùng
một cộng đồng, hay giữa các cộng đồng văn hoá khác nhau, lại có thể thiếu vắng hành động
ngôn từ yêu cầu (requests). Trong thực tế, hành động này được khai thác với tần số cực cao
và trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người: trong tương tác giao tiếp hằng ngày, trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống đời thường cũng như các lĩnh vực khác của xã hội (từ việc chuyên
môn đến các công việc hành chính, ngoại giao, công nghệ, việc giảng dạy trên lớp…).
Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh giao tiếp, có không ít người dạy và người học
gặp phải khó khăn trong việc chuyển tải đầy đủ ý nghĩa và sắc thái của các lời yêu cầu lịch sự
từ tiếng Anh sang tiếng Việt, hoặc ngược lại, trong việc muốn thể hiện một lời yêu cầu bằng
tiếng Anh nhưng lại không dùng đúng công thức ngữ nghĩa và chiến lược lịch sự của ngôn
ngữ tiếng Anh.
Xuất phát từ chính khó khăn thực tiễn trong công việc hằng ngày của một giảng viên


tiếng Anh tại một trường đại học, chúng tôi quyết định tìm hiểu sâu về “Hành động yêu cầu
trong tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt – áp dụng trong giảng dạy tiếng
Anh giao tiếp”.
Đề tài về hành động yêu cầu (requests) không phải là một vấn đề mới, thậm chí đã
được nhiều nhà khoa học ngôn ngữ nghiên cứu rất sâu rộng. Tuy nhiên, trong bài viết này
chúng tôi hi vọng góp thêm tiếng nói vào đại dương kiến thức về hành động yêu cầu, đó là liệt
kê và đưa ra một số nhận xét về các lời yêu cầu với cấu trúc đa dạng xuất hiện trong một tác
phẩm văn học bằng tiếng Anh và các tương đương của chúng trong tiếng Việt thông qua văn
bản dịch. Chúng tôi cho rằng việc làm này có ích trong việc giúp người dạy và người học sử
dụng hành động yêu cầu bằng tiếng Anh hay tiếng Việt thể hiện đúng đặc trưng ngữ nghĩa và
văn hóa của từng ngôn ngữ. Từ đó, xét về mặt thực tiễn lâu dài, những phát hiện trong nghiên
cứu sẽ giúp được người Việt Nam khi đưa ra những lời yêu cầu hợp thức trong giao tiếp với
người Anh, cũng đồng nghĩa với việc tránh được những hậu quả đáng tiếc do bất lịch sự gây

Trường Đại học Thăng Long

59


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

ra, cho dù đó là vô thức. Đối với những người nói tiếng Anh, kết quả nghiên cứu sẽ hữu ích
khi họ muốn tìm hiểu về văn hoá hay trong tương tác với người Việt.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp miêu tả: (a) miêu tả cách giải
nghĩa lời yêu cầu trong tiếng Anh và tương đương của nó trong tiếng Việt, (b) miêu tả cấu
trúc và nội dung chuyển tải lời yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Ngoài ra, chúng tôi còn dùng thủ pháp so sánh cấu trúc nội dung lời yêu cầu và tiếp
theo là thủ pháp thống kê ngôn ngữ để minh họa cho lý thuyết nêu trên.
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới Hành động ngôn từ yêu cầu
(Requests)
Hành động ngôn từ yêu cầu (requests) đã được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: tiếng Nhật (Tanaka, 1988; Beebe, Takahashi, &
Uliss-Weltz, 1990; Kubota, 1996; Nike & Tajika, 1994), tiếng Trung (Banerjee & Carrell,
1988; Song-Mei, 1993; Huang, 1996), tiếng Đức (Kasper, 1981; Kasper, 1984; Kasper &
House, 1987), tiếng Đan Mạch (Faerch & Kasper, 1989), tiếng Pháp (Ervin-Tripp và cộng sự,
1987); Beal, 1990, 1994), tiếng Việt (Nguyễn Văn Độ, 2000; Hà Cẩm Tâm, 2005).
Những nghiên cứu này đã mang lại sự hiểu biết quan trọng về điểm giống nhau và
khác nhau trong việc thể hiện sự mong muốn người khác làm điều gì đó cho mình. Để thực
hiện việc nghiên cứu này, chúng tôi học hỏi chủ yếu từ nghiên cứu về hành động thỉnh cầu
của PGS.TS. Nguyễn Văn Độ (2000, 2004).
2. Cơ sở lý thuyết
Searle (1969) đã xếp hành động yêu cầu (requests) vào nhóm khuyến lệnh (directives).
Theo Searle (1979), nhóm Khuyến lệnh (directives) bao gồm những cố gắng của người nói
(NN) (ở các mức khác nhau) sao cho người nghe (NNg) thực hiện một hành động nào đó.
Những cố gắng này có thể ở mức độ thông thường, ví dụ như ai nhờ, gợi ý ai giúp đỡ mình
việc gì, những cũng có thể là những cố gắng ở mức độ cao như khi ta tỏ thái độ cương quyết,
buộc ai đó phải hành động hay không được hành động.
Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Độ (2000, 2004), nhìn chung, khi yêu cầu (request) bao
giờ NN cũng muốn nhận được một hành động nào đó từ phía NNg. Bản chất của hành động
yêu cầu là hướng NNg vào việc thực hiện một hành động A nào đó nhưng không cố ý thúc ép
hay bắt buộc thực hiện hành động, mà là trông chờ vào lòng tốt, sự tự nguyện và trách nhiệm
đương nhiên phải hoàn thành điều được NN yêu cầu.
Để dễ dàng nhận biết được nội dung của hành động yêu cầu (theo cách hiểu của tác giả)
trong tiếng Anh, cần thiết phân biệt được nội dung ngữ nghĩa của một số động từ ngữ thi cơ
bản. Dựa theo cách phân loại của Anna Wierzbicka (1987), các động từ ngữ thi trong nhóm
khuyến lệnh (directives) bao gồm và được tách ra thành ba nhóm:
1.
Order1 ra lệnh

Command
hạ lệnh
Demand
yêu cầu, buộc, đòi
Tell2
sai, bảo, bắt ai làm
Direct
chỉ huy, lãnh đạo
Trường Đại học Thăng Long

60


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Instruct
Require
Prescribe
2.
Ask1
Request
Beg
Beseech
Implore
Appeal
Plead
Intercede
Supplicate
Apply
Urge

Persuade/dissuade
3.
Ask2
Inquire/enquire
Interrogate
Question
Query

chỉ thị, hướng dẫn
cần, cần có, đòi hỏi
kê đơn, qui định, ra lệnh
nhờ/yêu cầu
thỉnh cầu / thỉnh thị / yêu cầu
cầu xin, van xin
van nài
nài nỉ, van nài
yêu cầu khẩn thiết; kêu gọi
tạ sự, lấy cớ, van xin
xin tha thứ / khoan dung
nài nỉ, năn nỉ
đệ đơn xin, yêu cầu
nài nỉ, cố thuyết phục
thuyết phục làm/không làm
tra hỏi/xét hỏi
điều tra, dò hỏi
chất vấn
hỏi, tra hỏi
thắc mắc, hỏi

Các động từ ngữ thi trong tiếng Anh ở nhóm khuyến lệnh sau đây được xem xét kỹ về

mặt ngữ nghĩa: “request”, “order”, “command”, “tell2”, “ask1”, “beseech”, “command”,
“require” and “beg” do chúng có nhiều nét nghĩa gần nhau, dễ gây sự nhầm lẫn trong khi
phân biệt hành động yêu cầu với các hành động khác trong nhóm khuyến lệnh.
2.1. Định nghĩa Request:
Smith (1970:123) cho rằng: ‘request’ và ‘ask’ là một từ, chỉ có điều ‘request’ lịch sự
hơn ‘ask’.
Thế nhưng, tác giả lại nhận định là ‘request’ được dùng với nét nghĩa hàm chỉ quyền
lực và khi đó nó có thể được dùng ngang hàng với ‘command’.
Như vậy, ‘request’ được xem là lịch sự, có tính chất “nghi thức” và đồng thời hàm chỉ
tính chất ‘quyền lực’ cao hơn so với ‘ask’.
Không thể dùng động từ ‘ask’ để thay thế cho ‘request’, vì nếu thay như vậy thì phát
ngôn trên nghe sẽ rất ‘chối tai’, mất lịch sự.
‘Request’ được coi là lịch sự và nhã nhặn, một mặt có thể là do tính ‘gián tiếp’ hàm
chứa trong động từ này, mặt khác là do tính ‘dè dặt’, ‘ướm thử’ của nó là cho NNg cảm thấy
không bị gò ép, bó buộc; NNg có cơ hội để lựa chọn, tự do hành động. Trong một số trường
hợp, người có vị thế xã hội cao hơn, hoàn toàn có quyền lực để buộc người có vị thế xã hội
thấp hơn mình phải thực hiện một việc nào đó thông qua hành động ‘order1’hay ‘command’,
nhưng ‘request’ vẫn được sử dụng; NN, trong trường hợp cụ thể này, chủ định biểu thị sự
mềm mỏng đối với NNg. Tuy nhiên, NNg vẫn bắt buộc phải thực hiện được yêu cầu.
2.2. Tương đương với ‘request’ trong tiếng Việt
Dựa theo cách phân loại các động từ ngữ thi trong tiếng Anh trong nhóm ‘khuyến lệnh’
(‘directives’) của Anna Wierzbicka, tác giả “Tìm hiểu mối liên hệ Ngôn ngữ-Văn hóa”

Trường Đại học Thăng Long

61


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II


(Nguyễn Văn Độ, 2000, 2004) chia các động từ ngữ thi trong tiếng Việt (trong nhóm ‘khuyến
lệnh’) thành ba nhóm.
1. Buộc làm
2. Yêu cầu, cậy nhờ
3. Yêu cầu, đề nghị thực hiện
Trong các hành động ngôn từ trong tiếng Việt thì hành động tương đương với ‘request’
là hành động ‘nhờ’.
Từ điển tiếng Việt [86; 701] định nghĩa ‘nhờ’ là ‘yêu cầu người khác giúp cho việc
gì’.
Hành động ‘nhờ’ không mang tính bắt buộc. Khi ‘nhờ’, NN thường tỏ thái độ lịch sự,
khẩn thiết để nhận được sự giúp đỡ của NNg.
“Nhờ” là hành động thỉnh cầu đích thực. NN mong muốn NNg thực hiện một hành
độngA nào đó, NN không ép buộc mà trông chờ ở NNg một sự cảm thông và sự nhiệt tình hỗ
trợ. NNg có thể từ chối không giúp đỡ NN. Hành động ‘nhờ’ còn biểu thị sự biết ơn của NN
đối với NNg về những gì NNg đã làm cho NN, về tất cả mọi sự phiền toái hay thiệt thòi mà
NNg đã phải gánh chịu để đem lại lợi ích cho NN. Vì vậy, thái độ khi ‘nhờ” bao giờ cũng nhẹ
nhàng, lịch sự và nhiều khi NN phải hạ mình để chiếm được sự cảm thông của NNg.
2.3. Về các khu vực nội dung yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Độ (2000, 2004), những nội dung thỉnh cầu (trong bài này
là ‘yêu cầu’) thường được người Anh cũng như người Việt sử dụng:
1. Thỉnh cầu để nhận được thông tin
2. Thỉnh cầu để nhận được sự giúp đỡ
3. Thỉnh cầu để nhận được sự che chở của siêu lực
4. Yêu cầu NNg thực hiện hành động A
“Thỉnh cầu”, như đã nói, là sự “mong muốn” hơn là sự ‘ép buộc” để nhận được từ phía
NNg một lợi ích nào đó.
Mặc dù có những tương đồng ở cả bốn khu vực nội dung thỉnh cầu trong tiếng Anh và
tiếng Việt, vẫn tồn tại những khác biệt do văn hóa gây nên cả trong bốn nội dung này. Sự
khác biệt được phản ánh rõ nét ở ‘thỉnh cầu ai’ và ‘thỉnh cầu điều gì’.
2.4. Các biểu hiện ngôn ngữ của hành động yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng

Việt trên bình diện cấu trúc
Có bốn cấu trúc được sử dụng rộng rãi nhất để thực hiện Hành động yêu cầu trong
tiếng Anh và tiếng Việt:
a. Cấu trúc mệnh lệnh (imperatives)
b. Cấu trúc nghi vấn (interrogatives)
c. Cấu trúc trình bày (declaratives)
d. Cấu trúc tỉnh lược (elliptical constructions)
Trường Đại học Thăng Long

62


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

PGS. TS. Nguyễn Văn Độ đã khẳng định: “Tuy cả hai thứ tiếng đều dùng các cấu trúc
giống nhau để thỉnh cầu, nhưng điều đó không có nghĩa là người Anh và người Việt sử dụng
các cấu trúc này theo những cách giống hệt nhau. Sự khác nhau ở đây không chỉ nằm trong
phạm vi, hoàn cảnh cũng như tần số sử dụng của cấu trúc này, mà còn nằm ở lực ngôn trung
của chúng; cụ thể là mức độ tình cảm cũng như thái độ NN đối với NNg. Thêm vào đó, cả
trong hai thứ tiếng, các yếu tố biến đổi lực (vốn mang nặng dấu ấn văn hóa của cộng đồng)
thường xuyên được dùng cùng với phần cốt lõi của phát ngôn thỉnh cầu; chúng có thể làm
biến đổi phát ngôn này từ mất lịch sự trở nên lịch sự, từ những phát ngôn có sắc thái’xa lạ’,
‘cách biệt’ đến những phát ngôn đầy vẻ ‘thân thuộc’, ‘gần gũi’.”
Trong bốn cấu trúc trên, có hai cấu trúc mệnh lệnh và nghi vấn được sử dụng nhiều
nhất trong hai thứ tiếng Anh và Việt.
2.4.1. Lời yêu cầu có cấu trúc mệnh lệnh
Trong một số trường hợp giao tiếp, cấu trúc này được sử dụng trong tiếng Anh và khi
dịch sang tiếng Việt cũng dùng cấu trúc tương đương mà không làm mất đi ý nghĩa cũng như
sắc thái của câu gốc. Đó là các trường hợp:
- Sự cần thiết, cấp bách, tính hiệu quả là điều cần được quan tâm, còn việc giữ gìn

thể diện chỉ đóng vai trò thứ yếu. Ví dụ: - Hurry up. We are late! (Nhanh lên! Chúng mình
muộn mất rồi!)
- Việc làm giảm nhẹ sự đe dọa thể diện được thực hiện bằng hàm ngôn (NN chủ
định thực hiện một hành động làm mất thể diện của mình nhằm xua tan nỗi băn khoăn của
NNg về việc gây phiền toái cho NN). Ví dụ: Good! Well done! Say it again! (Giỏi! Cừ lắm!
Nói lại lần nữa xem nào!)
- Cầu xin sự che chở của siêu lực (không bao giờ dùng cấu trúc nghi vấn). Ví dụ:
God help me! (Xin Chúa hãy cứu giúp con!)
- Việc giữ gìn thể diện không được quan tâm đầy đủ. Ví dụ: Go away… Shut up!
Leave my room at once! (Cút đi… Câm miệng lại! Ra khỏi phòng tao ngay!)
Hoặc trong bối cảnh sinh hoạt gia đình giữa vợ chồng, bố mẹ, con cái. Ví dụ, bố nói
với con: Bring me a knife, won’t you? (Đem cho bố con dao được chứ?).
Trong bối cảnh sinh hoạt gia đình, người Anh thường xuyên dùng cấu trúc nghi vấn
nhưng gần như người Việt chỉ dùng câu mệnh lệnh để đưa ra lời yêu cầu. Do vậy, khi chúng
ta dịch sang tiếng Việt cần lưu ý điều này. Ví dụ, khi người vợ yêu cầu người chồng bằng
phát ngôn “Could you make me some tea, please?” khi chuyển dịch sang tiếng Việt, chúng ta
không nên sử dụng phương pháp dịch từ theo từ mà nên tìm cho nó một tương đương phù hợp
nhất. Chẳng hạn: “Làm ơn, pha hộ em tách trà” hoặc, nói theo lối nói hiện đại: “Anh pha hộ
em tách trà được không?” Nếu giữ nguyên cấu trúc trong tiếng Anh, ta sẽ có tương đương:
“Liệu anh có thể pha cho em tách trà được không?” Dịch như vậy, lời dịch sẽ không tự nhiên
so với cách nói thông thường của người Việt, nó làm tăng khoảng cách giữa hai vợ chồng,
nghe khách sáo và xa lạ. Một tương đương khác trong tiếng Việt có thể chấp nhận được là:
“(Anh) pha cho em ít trà nhé!”
Một trong những nhận xét đang quan tâm của PGS.TS Nguyễn Văn Độ là: “… người
Anh ít khi sử dụng cấu trúc mệnh lệnh ở lời thỉnh cầu (trừ những trường hợp đã nêu ở phần
trên). …. Trong khi đó, ở tiếng Việt, lời thỉnh cầu có cấu trúc mệnh lệnh (thậm chí cả khi
Trường Đại học Thăng Long

63



Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

không có các yếu tố điều biến lực ngôn trung) xuất hiện thường xuyên trong các tình huống
không nghi thức và nghi thức. …”
2.4.2. Lời yêu cầu có cấu trúc câu nghi vấn
Cũng như lời yêu cầu có cấu trúc mệnh lệnh, lời yêu cầu có cấu trúc nghi vẫn được sử
dụng trong cả hai thứ tiếng Anh và Việt, với những hình thức đa dạng, từ đơn giản mộc mạc
đến phức tạp trau chuốt. Điều khác biệt cơ bản về mặt hình thức của lời yêu cầu có cấu trúc
nghi vấn được thể hiện ở những đặc trưng sau đây:
- Trong Tiếng Anh, nhờ việc sử dụng một loạt các động từ tình thái như: can, could,
may might, must, should, would, will, ought to…, người Anh có thể tạo ra các lời
yêu cầu với nhiều cung bậc lịch sự khác nhau, tùy theo ngữ cảnh giao tiếp.
- Trong tiếng Việt, khả năng này bị hạn chế do đặc trưng không biến hình của tiếng
Việt. Khó có thể tìm được các tương đương 1-1 trong tiếng Việt cho các động từ
tình thái trong tiếng Anh được cấu tạo bằng phương pháp biến hình từ như: might,
would, should, could. Cấu trúc nghi vấn trong tiếng Anh rất đa dạng, theo Leech
(1975), Wardhaugh (1985), Wall (1987).
Do có sự hạn chế nêu trên, nên khi dịch các lời yêu cầu có cấu trúc nghi vấn từ tiếng
Anh sang tiếng Việt phải hết sức linh hoạt, nếu không sẽ gây ra sự “chối tai” người Việt, càng
không thể coi là hợp chuẩn mực tiếng Việt.
Theo Leech (1975), Wardhaugh (1985), Wall (1987), ta thấy cấu trúc câu nghi vấn đa
dạng như sau:
[1] Will you do X? (Anh sẽ làm X chứ?)
[2] Can you do X? (Anh có thể làm X không?)
[3] Could you do X? (Xin anh làm X được không?)
[4] Would you mind doing X? (Anh vui lòng làm X chứ?)
[5] Won’t you do X? (Anh không từ chối làm X chứ?)
[6] How/What about doing X? (Thế việc làm X thì sao?)
[7] Can’t /Couldn’t I do X? (Tôi không thể / Không biết tôi có làm được X không?)

[8] How about assisting me with …? (Thế còn việc giúp tôi làm … thì sao?)
[9] Have you done X? (Anh đã làm X chưa?)
[10] Could I impose on you to do X? (Liệu tôi có thể phiền anh giúp tôi làm X không?)
[11] Are you planning to do X? (Anh có kế hoạch làm X không?)
[12] When do you plan to do X? (Khi nào Anh có kế hoạch làm X ?)
[13] Shouldn’t you do X? (Anh không phải làm X ư ?)
[14] You haven’t done X yet? (Anh chưa làm X ư?)
[15] Could I trouble / bother you to do X? (Liệu tôi có thể làm phiền anh giúp tôi làm
X không?)
[16] Will you do X, if you don’t mind? (Anh sẽ làm X chứ, nếu anh không phản đối?)
[17] You couldn’t do X, could you? (Anh không thể làm X, có phải vậy không?)
[18] Do you think you could (possibly) do X? (Anh có nghĩ là anh làm được X không?)
[19] I hope it’s not imposing on you, but could you…? (Tôi hi vọng là không ép buộc
anh, nhưng liệu anh có thể…?)
[20] Could I ask you for a favour? Would you do X? (Liệu tôi có thể nhờ anh một việc
được không? Anh làm ơn làm X được chứ?)
[21] I hope you don’t mind, but could you do X? (Tôi hi vọng là anh không phản đối,
nhưng liệu anh có thể giúp làm X được không?)

Trường Đại học Thăng Long

64


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

[22] I have a favour to ask. Would you do X? (Tôi hỏi khí không phải. Làm ơn giúp
tôi làm X được không?
[23] Would you be so kind as to do X? (Làm ơn làm phúc giúp tôi làm X được không?)
[24] Why don’t you do X? (Tại sao anh không làm X nhỉ?)

III. CÁC VÍ DỤ MINH HOẠ
Trong phần này chúng tôi xin liệt kê một số ví dụ trích ra từ hai tác phẩm văn học Anh
và được dịch sang tiếng Việt.
Tác phẩm 1: Wuthering Heights của nữ văn sĩ người Anh tên là Emily Bronte; bản
dịch Tiếng Việt: Đồi gió hú do dịch giả Dương Tường dịch.
Chương

Câu tiếng Anh

Tương đương tiếng Việt

1

“Joseph, take Mr Lockwood’s horse; “Joseph, ra dắt ngựa của ông Lockwood
and bring up some wine”
và mang lên ít rượu vang nhé!”

2

“Why? cannot you tell her who I am; “Tại sao? Này, Joseph, bác không thể
eh, Joseph?”
nói cho bà ấy biết tôi là ai hay sao?”

3

“Perhaps I can get a guide among your
lads, and he might stay at the Grange
till morning – could you spare me
one?”


“Liệu ông có thể dành một gã trong số
gia nhân của ông dẫn tôi được không?
Và anh ta sẽ nghỉ lại ấp cho đến sáng
mai.”

3

“Mrs Heathcliff,” I said earnestly, “you
must excuse me for troubling you. Do
point out some landmarks by which I
may know my way home.”

“Cô Heathcliff,” tôi khẩn khoản, “xin cô
thứ lỗi cho tôi về tội quấy quả cô. Xin cô
bày cho mấy điểm chuẩn để tôi có thể
dựa vào đó mà tìm đường về nhà.”

4

“I beg pardon for asking; but I should “Tôi…tôi xin lỗi đã hỏi thế; nhưng cái
like to hear how she is.”
tôi rất muốn biết cô ấy dạo này ra sao!”

7

“Nelly, make me decent, I’m going to “Chị Nelly, chị hãy làm cho tôi nom
be good”
chỉnh tề, tôi sắp ngoan rồi.”

Tác phẩm 2: Jane Eyre của nữ văn sĩ người Anh Charlotte Bronte; bản dịch tiếng Việt:

Jên Erơ do Trần Anh Kim dịch.
Chương
Câu tiếng Anh
1
“Show the book.”
1
“Take me out! Let me go into the
nursery!”
3
“Well, you have been crying, Miss Jane
Eyre; can you tell me what about?
Have you any pain?”
3
“What other things? Can you tell me
some of them?”
4
“And what is hell? Can you tell me
that?”
4
“You naughty little thing!” she said.
“Why don’t you come when you are
called?”
5
“ Will you go in and bid Missis goodbye?”
Trường Đại học Thăng Long

Tương đương tiếng Việt
“Đưa sách đây ông xem nào!”
“Đưa tôi ra! Cho tôi vào buồng trẻ!”
“Kìa, cô đã lại khóc rồi, cô Jane Eyre,

cô có thể nói cho tôi biết tại sao không?
Cô có bị đau đâu không?”
“Còn chuyện gì nữa? Cháu thử kể vài
chuyện xem nào.”
“Thế nào là địa ngục, cô có thể nói cho
tôi biết không?”
“Cô thực hư quá đi mất, - chị Bessie bảo
– tại sao nghe có người gọi mà cô
không vào?”
“Cô có muốn vào từ biệt bà Reed
không?”
65


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

5
5

7
8
11
12
12
12
12
13
13
16
18

18

“Monitors, collect the lesson-books and
put them away!”
“Can you tell me what the writing on
that stone over the door means? What
is London Institution?”

“Các giảng tập viên, thu sách học và
xếp cả lại!”
“Chị có thể bảo giúp cho tôi biết những
chữ viết ở tấm biển đá trên cửa ra vào
kia nghĩa thế nào không? Học viện
London là cái gì?”
“Let the child who broke her slate come “Bảo con bé đánh vỡ bảng lại đây!”
forward!”
“Barbara,” said she, “can you not bring “Barbara, chị có thể đem thêm lên một ít
a little more bread and butter? There is bánh và bơ nữa không? Ba người mà có
not enough for three.”
ngần này thì không đủ.”
“Shall I have the pleasure of seeing “Liệu tôi có hân hạnh được gặp cô
Miss Fairfax tonight?”
Fairfax đêm nay không?
“Can you tell me where he is?”
“Cô có thể cho tôi biết ông ta hiện ở
đâu không?”
“I cannot commission you to fetch “Tôi không dám nhờ cô đi gọi người
help,” he said; “but you may help me a giúp, nhưng nếu cô có lòng tốt, tự cô có
little yourself, if you will be so kind.”
thể giúp tôi được phần nào.”

“Try to get hold of my horse’s bridle “Nhờ cô lại cầm lấy dây cương dắt con
and lead him to me: you are not ngựa lại đây giúp tôi, cô không sợ
afraid?”
chứ?”
“…I must beg of you to come here.”
“… Tôi phải yêu cầu cô lại đây vậy.”
“Madam, I should like some tea,”….
“Bà ạ, bà cho tôi xin ít trà,”…..
“Will you hand Mr Rochester’s cup?”
“Cô đưa giúp cho ông Rochester chén
trà được chứ?
“ No: I am too thirsty to eat. Will you “Không, tôi chỉ khát chứ không đói. Xin
let me have another cup?”
bà một chén nữa được chứ?”
“Show her into the library, of “Thì cứ đưa mụ ta vào phòng sách chứ
course,”….
sao,” …
“Tell her, Sam, a gentleman is coming.” “Sam, bảo với mụ rằng có một ông sắp
vào đấy.”
IV. KẾT LUẬN
• Hành động yêu cầu đóng một vai trò quan trọng trong hành động ngôn từ.

• Khi dùng ngôn ngữ tiếng Anh để đưa ra hành động yêu cầu, chúng ta cần chú ý 2
cấu trúc câu chính hay được dùng: cấu trúc của câu nghi vấn là chủ yếu và trong một số
trường hợp là cấu trúc của câu mệnh lệnh.
• Khi muốn chuyển tải các câu yêu cầu từ tiếng Anh sang tiếng Việt sao cho không
làm sai lệch ý nghĩa sắc thái của câu gốc nhưng lại phù hợp với phong cách Việt thì cần lưu ý
rằng: người Việt ưa dùng hình thức yêu cầu với cấu trúc câu mệnh lệnh, trong cả giao tiếp
nghi thức và không nghi thức, hình thức yêu cầu với cấu trúc câu nghi vấn được sử dụng khi
giao tiếp nghi thức, với những người khác nhóm.

• Trong việc giảng dạy và học tập tiếng Anh giao tiếp, chúng ta cần hiểu rõ bản chất
của câu nói trong tiếng Anh rồi dùng cấu trúc và nội dung phù hợp thuần Việt để diễn tả
tương đương hành động yêu cầu, tránh tình trạng dịch từng từ và áp dụng máy móc cấu trúc
câu, dẫn đến việc tạo ra các câu ‘ngô nghê’, hoặc tệ hơn là làm mất đi tính lịch sự hoặc ý
nghĩa cảm xúc thực sự trong từng câu yêu cầu đó.

Trường Đại học Thăng Long

66


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anh ngữ
[1]. Austin. J. L., How to do things with words, Oxford, Oxford University Press, 1962.
[2]. Độ, Nguyễn Văn. Cultural Differences in English Language Training, Teacher’s
Edition, English Language Institute, 1999.
[3]. Độ, Nguyễn Văn. Teaching English Through American Culture, Conference on
American Studies Today, Vietnam National University – HaNoi, University of Social
Sciences and Humanities, 1999.
[4]. Leech, G. N. Language and tact, Pragmatics and beyond Series (Amsterdam:
Benjamins), 1980
[5]. Leech, G. N. Principles of Pragmatics (London: Longman), 1983.
[6]. Searle, J.R. Expression and Meaning: Studies in Theory of Speech Acts
(Cambridge: Cambridge University Press), 1979.
[7]. Tam, Ha Cam, Requests by Vietnamese learners of English, Ph. D. dissertation,
Hanoi, 2005.
[8]. Wierzbicka, A. ‘English Speech Act Verbs’ A semantic dictionary, Academic
Press, Sydney, Australia, 1987.

Việt ngữ
[1]. Nguyễn Văn Độ, Vấn đề văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam, Ngữ học
trẻ, Hà Nội, 1996.
[2]. Nguyễn Văn Độ, Gián tiếp hay lịch thiệp xét trong hành vi thỉnh cầu, Ngữ học trẻ,
Hà Nội, 1997.
[3]. Nguyễn Văn Độ, Khác biệt trong văn hóa, khác biệt trong hành động ngôn ngữ.
Nội san ĐHNN, Hà Nội, 1998.
[4]. Nguyễn Văn Độ, Văn hóa trong giờ dạy và học ngoại ngữ, Hội thảo khoa học
Ngôn ngữ học ứng dụng, ĐHKHXHNV, ĐHQGHN, Hà Nội, 1998.
[5]. Nguyễn Văn Độ, Những yếu tố làm biến đổi lực ngôn trung trong tiếng Anh và
tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 1, 1999.
[6]. Nguyễn Văn Độ, Lời thỉnh cầu bóng gió trong tiếng Anh và tiếng Việt, Ngôn ngữ,
số 6, 1999.
[7]. Nguyễn Văn Độ, Tìm hiểu mối liên hệ ngôn ngữ-văn hóa, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội, 2004
Abstract: This article is a brief discussion of Requests in English and their
equivalents in Vietnamese, which then can be applied to English teaching for communication
purposes. In this writing, the theory of requests definition, their forms and functions is
secondary data collected and synthesized from research of other scholars. Based on the
theory, many examples are listed out to illustrate for all the forms and functions mentioned
above. It is hoped that this study can help teachers and learners understand more about
Requests and avoid unexpected mistakes when making polite requests both in English and
Vietnamese.
Keywords: Requests, equivalent, definition, forms, functions

Trường Đại học Thăng Long

67




×