Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

đặc điểm hư từ hán việt trong tiếng việt” (có đối chiếu với hư từ thuần việt, hư từ tiếng hán cổ đại và hiện đại tóm tắt luận án đỗ phương lâm (tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.5 KB, 26 trang )

1

Cơng trình được hồn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội –
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Văn Khang

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện tại:
Học viện Khoa học Xã hội vào lúc

Có thể tìm hiểu luận án tại:

giờ

, ngày

tháng

năm


2

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập (từ khơng biến đổi
hình thái khi thay đổi chức năng cú pháp), phương tiện ngữ pháp chủ yếu
dựa vào phương thức trật tự từ và hư từ. "Gánh nặng" thể hiện các quan hệ
ngữ pháp trong tiếng Việt lại càng đặt lên hệ thống hư từ. Nghiên cứu hư
từ rất hữu ích đối với việc làm sáng tỏ những vấn đề về từ vựng và ngữ
pháp của tiếng Việt.
1.2. Thông thường, vay mượn từ ngữ giữa các ngôn ngữ chủ yếu diễn
ra ở bộ phận thực từ. Tuy nhiên, tiếng Việt lại vay mượn một số lượng khá
lớn hư từ gốc Hán. Tính chất ngoại lai của hư từ Hán Việt còn khiến cho
người sử dụng gặp khó khăn. Hiện tượng nói sai, viết sai ngữ pháp do hệ
thống hư từ Hán Việt còn khá phổ biến.
1.3. Phần lớn hư từ tiếng Việt có nguồn gốc tiếng Hán. Ngay cả
những hư từ trong các văn bản tiếng Việt cổ như: mựa, sá, tua, khắng,
huống, đối (với), bui, chỉn, cái, chiếc, nhé, v.v. cũng được vay mượn từ
tiếng Hán. Vì thế, “nghiên cứu sự xuất hiện các hư từ và xác định được
tương đối chính xác thời điểm xuất hiện của nó có thể làm chỗ dựa để
nghiên cứu về trình độ diễn đạt và phát triển của ngơn ngữ.” “Tìm hiểu lai
ngun và q trình du nhập của các từ này [hư từ] vào văn Nơm cũng có
thể giúp ta hình dung được phần nào quang cảnh chung của sự phát triển
tiếng Việt trong lịch sử.”
1.4. Hư từ là một trong những vấn đề phức tạp nhất của bất kì ngơn
ngữ nào. Chẳng hạn, muốn học giỏi một ngoại ngữ nào đó cần phải nắm
vững về hư từ. Kết quả nghiên cứu về hệ thống hư từ tiếng Việt nói chung,
bộ phận hư từ Hán Việt nói riêng có ý nghĩa ứng dụng rất to lớn, nhất là
đối với việc biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài.


3


Vì những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm hư
từ Hán Việt trong tiếng Việt” (có đối chiếu với hư từ thuần Việt, hư từ
tiếng Hán cổ đại và hiện đại).
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu hư từ tiếng Việt
Nhìn chung, “hầu hết các nhà ngữ pháp khi nghiên cứu về tiếng Việt
đều trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến hư từ. Tuy nhiên vấn đề hư từ cho đến
nay vẫn chưa phải là một vấn đề đã khép kín”. Dưới đây chúng tơi tóm tắt
tình hình nghiên cứu về hư từ tiếng Việt dưới các góc độ khác nhau.
Nguyễn Anh Quế (1988) đã tiến hành khảo sát và miêu tả các đặc
điểm về ngữ nghĩa và ngữ pháp của từng nhóm hư từ và từng hư từ cụ thể
của tiếng Việt. Trong đó biện luận, so sánh các cách dùng khác nhau của
cùng một hư từ, hoặc của những hư từ có ý nghĩa tương đồng.
Một số tác giả khi nghiên cứu về hư từ trên góc độ dụng học, tức
khơng nghiên cứu hư từ với tư cách bản thân chúng, mà nghiên cứu khả
năng hành chức của chúng. Chẳng hạn như: Lê Đông (1991) với “Ngữ
nghĩa, ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hư từ”,
“Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng
Việt”; Lê Đông, Hùng Việt (1995), “Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ
dụng và đặc trưng ngữ nghĩa-ngữ dụng của một số trợ từ nhấn mạnh trong
tiếng Việt”; Nguyễn Thị Lương (1996) với Tiểu từ tình thái dứt câu dùng
để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngơn ngữ trong tiếng Việt; Nguyễn
Văn Chính (2000) với luận án tiến sĩ Vai trò của hư từ tiếng Việt trong
việc hình thành thơng báo phát ngơn; Phùng Thị Thanh Lâm (2003) với
Khả năng hoạt động của các phó từ chỉ thời thể tiếng Việt trong các sự
tình hậu cảnh [48]; Vũ Thị Kim Anh (2005) với Vai trị của các tiểu từ
tình thái cuối câu trong việc hình thành hiệu lực tại lời của phát ngơn, v.v.


4


Ngồi ra, có những nghiên cứu hướng tới việc ứng dụng, trong đó rất
hữu ích là việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đối với việc học
ngoại ngữ, muốn hiểu được ngữ pháp của một ngơn ngữ thì việc nắm bắt
được hệ thống hư từ là rất quan trọng. Có thể kể một vài cơng trình như:
Tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt và việc dạy tiểu từ tính thái cuối câu
tiếng Việt cho người nước ngồi (Lê Thị Hoài Dương, 2003); Kết từ tiếng
Việt trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và vấn đề
giảng dạy kết từ cho người nước ngoài (Nguyễn Thị Thanh Ngọc, 2004)
Một số cơng trình lại là những nghiên cứu chuyên sâu về một tiểu
loại hư từ. Phạm Hùng Việt (1996) với luận án tiến sĩ Một số đặc điểm
chức năng của trợ từ tiếng Việt hiện đại. Luận án này về sau (2003) được
tác giả phát triển thành cuốn sách Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại. Tác giả
đã đưa ra những tiêu chí để nhận diện trợ từ tiếng Việt, một từ loại rất
phức tạp và dễ nhầm lẫn với phó từ. Vũ Đức Nghiệu (1985, 2000) với một
số bài viết: “Một số cứ liệu về lớp hư từ trong Quốc âm thi tập và Hồng
Đức Quốc âm thi tập thế kỉ XV”, “Hư từ trong bản giải âm Truyền kì mạn
lục”, v.v. lại chú ý nghiên cứu về hư từ trong một văn bản cụ thể. Bùi
Thanh Hoa (2012) trong luận án “Đồng nghĩa của hư từ” đã nhấn mạnh
hư từ có nghĩa và cho rằng “hư từ không phải là đơn vị trống nghĩa hay chỉ
thuần túy mang nghĩa ngữ pháp”. Từ đó tác giả xếp các hư từ về 36 nhóm
hư từ đồng nghĩa với nhau.
2.2. Nghiên cứu hư từ Hán Việt
Các học giả: A. de Rhodes (1651), Trương Vĩnh Kí (1889), Huỳnh
Tịnh Paulus Của (1895), Maspéro (1912) chính là những người đã đặt nền
móng cho việc nghiên cứu về từ gốc Hán, từ Hán Việt trong tiếng Việt.
Maspéro đã đưa ra số liệu: tiếng Việt có 60% từ gốc Hán. Nhà nghiên cứu
người Trung Quốc, Vương Lực (1958) trong Hán Việt ngữ nghiên cứu đã



5

lấy âm Hán Việt làm trung tâm để chia từ gốc Hán làm ba loại: Hán Việt
cổ, Hán Việt và Hán Việt Việt hóa. Nguyễn Tài Cẩn (1979) với cuốn sách
Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt đã đi sâu nghiên
cứu vấn đề ngữ âm của từ gốc Hán và lí giải sâu sắc về âm Hán Việt. Từ
đó về sau, nhiều nhà từ vựng học khác cũng quan tâm đến vấn đề từ gốc
Hán và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: Hồ Lê, Nguyễn Văn Tu
(1978), Phan Ngọc (1983, 1985, 1991), Nguyễn Văn Khang (1986, 1991,
1994), Đinh Trọng Lạc (1964, 1997), Cù Đình Tú (1983), Phan Văn Các
(1991), Nguyễn Ngọc San (1993), Stankievic N. (1991), Nguyễn Đức Tồn
(2001), Lê Đình Khẩn (2002), v.v.
Việc nghiên cứu riêng về hư từ Hán Việt hiện nay vẫn cịn rất khiêm
tốn. Có thể kể tên một số tác giả có cơng trình nghiên cứu có liên quan đến
hư từ gốc Hán như: Lê Đình Khẩn (2001, 2002), Phạm Thị Hồng Trung
(2003, luận văn thạc sĩ), Vũ Đức Nghiệu (2006), Đào Thanh Lan (2007,
chủ trì đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia Hà Nội).
Lê Đình Khẩn (2001) có bài “Hư từ gốc Hán và cách thức Việt hóa”.
Trong bài viết này, đóng góp lớn nhất của tác giả là đã liệt kê 39 hư từ Hán
Việt, xếp vào ba nhóm: phó từ, giới từ và liên từ. Cuốn Từ vựng gốc Hán
trong tiếng Việt có chương 5: “Hư từ gốc Hán và cách thức Việt hóa”.
Theo tác giả hư từ gồm 6 tiểu loại: “phó từ (phụ từ), giới từ, liên từ (kết
từ), trợ từ, thán từ, từ tượng thanh”. Phạm Thị Hồng Trung (2003) trong
Luận văn thạc sĩ “Khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ có
nguồn gốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại” đã lập được một danh sách
150 hư từ, bao gồm phó từ, giới từ, liên từ gốc Hán. Ở đây, do chưa xác
định rõ ràng các vấn đề lí thuyết hư từ nên tác giả đã bỏ sót các tình thái
từ, trợ từ trong khi khảo sát. Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia
“Khảo sát đặc điểm hư từ có nguồn gốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện



6

đại” do Đào Thanh Lan chủ trì (2007). Trong chuyên luận này, các tác giả
đã khảo sát 13 đầu sách để lập danh sách các hư từ gốc Hán trong tiếng
Việt, bao gồm các hư từ Hán Việt: 46 phó từ, 22 liên từ, 7 giới từ và các
hư từ Hán Việt Việt hóa: 5 phó từ, 8 liên từ, 3 giới từ. Vũ Đức Nghiệu
(2006) trong bài viết “Hư từ tiếng Việt thế kỉ XV trong Quốc âm thi tập và
HĐ” đã lập một danh sách 135 hư từ các loại có mặt trong tiếng Việt vào
thế kỉ XV.
Kể trên, các cơng trình đều có phạm vi rộng là nghiên cứu hư từ gốc
Hán nói chung chứ khơng phải nghiên cứu riêng về hư từ Hán Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu các đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa và đặc điểm
sử dụng của hư từ Hán Việt, luận án góp phần vào nghiên cứu vấn đề hư từ
nói chung, hư từ trong tiếng Việt nói riêng; góp phần nghiên cứu tiếp xúc
song ngữ Hán - Việt và hiện tượng từ mượn Hán trong tiếng Việt; nghiên
cứu quá trình ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Hán đối với tiếng Việt thông
qua hệ thống hư từ; nghiên cứu những biến đổi và xu hướng vận động của
hư từ Hán Việt trong quá trình hoạt động trong tiếng Việt.
Từ mục đích nêu trên, luận án đề ra một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài luận án.
- Xác định khái niệm hư từ Hán Việt và xác lập một danh sách hư từ
Hán Việt
- Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của hư từ Hán
Việt.
- Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm sử dụng của hư từ Hán Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong
đó, có một số phương pháp cơ bản sau:



7

- Phương pháp thống kê, phân loại: giúp thống kê, xử lí tư liệu ngơn
ngữ. Phương pháp tính trị số và lập biểu đồ: Đối với các đơn vị hư từ cần
so sánh trong mối tương quan với nhau, phương pháp này giúp lập các hệ
giá trị (tần suất, các đặc tính ngữ pháp) tiện cho việc lập bảng và lập biểu
đồ. Phương pháp phân tích và miêu tả ngữ pháp: giúp miêu tả các đặc
điểm về ngữ pháp của hư từ Hán Việt. Phương pháp so sánh, đối chiếu
ngôn ngữ, bao gồm so sánh đồng đại và so sánh lịch đại.
5. Đối tượng nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Theo quan niệm về lí thuyết được sử dụng trong luận án, chúng tôi
tiến hành khảo sát hư từ Hán Việt trên các nhóm từ loại: phó từ, quan hệ
từ, trợ từ.
Để có thể xác lập được danh sách 149 hư từ Hán Việt (xem mục
1.2.3.2.) chúng tôi đã tiến hành theo ba cách:
- Dựa vào từ điển tiếng Việt và từ điển hư từ, từ điển từ công cụ tiếng
Việt thông qua việc kiểm tra âm Hán Việt của từ.
- Dựa vào các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về hư từ
và hư từ gốc Hán trong tiếng Việt để rút ra các hư từ Hán Việt.
- Thông qua khảo sát trên các văn bản tiếng Việt từ thế kỷ XV trở lại
đây.
5.2. Nguồn tư liệu khảo sát
Để có được cứ liệu về quá trình hoạt động của các hư từ Hán Việt
trong từ vựng tiếng Việt qua các giai đoạn lịch sử, chúng tôi dựa vào các
văn bản tiếng Việt các thời kì: cổ - trung đại, cận đại, hiện đại.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
+ Ý nghĩa lí thuyết:



8

- Luận án đưa ra cái nhìn có tính tồn diện về lí thuyết hư từ tiếng
Việt và trình bày quan điểm về khái niệm hư từ và các tiểu loại hư từ và hư
từ Hán Việt. Thông qua việc nghiên cứu các đặc điểm về ngữ pháp của các
tiểu loại hư từ, luận án đưa ra quan điểm trong cách phân định phó từ và
trợ từ tiếng Việt. Bằng cách khái quát nên các quy tắc kết hợp của phó từ,
luận án cho thấy phương pháp phân biệt phó từ với trợ từ. Tiếng Việt có
hàng loạt các từ nằm giữa ranh giới của hai từ loại phó từ và trợ từ do ý
nghĩa tình thái của chúng. Căn cứ vào vị trí của chúng trong câu mà ý
nghĩa từ loại của chúng mới được định hình.
- Miêu tả các đặc điểm về ngữ pháp và ngữ dụng của hư từ Hán Việt.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Từ kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc:
- Làm cơ sở khoa học cho các cơng trình nghiên cứu có liên quan về
ngữ pháp và từ vựng tiếng Việt.
- Biên soạn giáo trình dạy hư từ Hán Việt cho người nước ngoài.
- Biên soạn từ điển hư từ Hán Việt.
7. Bố cục của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Luận án có bố cục 3 chương, bao
gồm:
Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2. Đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa của hư từ Hán Việt
Chương 3. Đặc điểm sử dụng của hư từ Hán Việt


9


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯ TỪ
1.1.1. Hư từ và phân loại hư từ trong ngôn ngữ học đại cương
Vấn đề phân loại thực từ - hư từ là một vấn đề hết sức phức tạp của
ngôn ngữ học, vốn có nguồn gốc từ trong ngữ pháp các ngôn ngữ Ấn Âu. Hư
từ (grammatical words/ synsemantic words/ structure-class words/ function
words/ 虚詞 ) được đặt trong thế đối lập với thực từ (content words/ open
class words/ lexical words/ autosemantic words/ notion words/ 虚 容 虚 ).
Thực từ có giá trị biểu đạt ý nghĩa từ vựng; hư từ có giá trị thể hiện các quan
hệ ngữ pháp. Việc phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai mảng đối
lập thực từ - hư từ không phải lúc nào cũng có thể tiến hành dễ dàng.
1.1.2. Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Hán
1.1.2.1. Trước “Mã thị văn thơng” (1898)
Ngay từ thời Hán đã manh nha có những nghiên cứu về “trợ tự” 助字,
“ngữ trợ” 虚助, “trợ ngữ từ” 助虚虚 (hư từ). Lưu Hiệp 虚虚 trong Văn tâm
điêu long 文心雕虚 căn cứ vào vị trí và chức năng của từ mà chia thành “từ
phát đoan” (từ mở đầu) và “tống mạt” (từ kết thúc). Từ đời Hán cho đến
đời Thanh, hơn 2000 năm, sự phân biệt thực từ - hư từ mới chỉ dựa trên ý
nghĩa từ vựng, vì thế, khơng thuộc phạm trù từ loại của ngữ pháp học mà
là đối tượng nghiên cứu của tu từ học và huấn hỗ học.
1.1.2.2. Từ “Mã thị văn thơng” (1898) đến những năm 1950
Cơng trình “Mã thị văn thơng” 虚氏文通 (1898) của Mã Kiến Trung
虚建忠 là cơng trình đầu tiên vận dụng lí thuyết ngơn ngữ học hiện đại vào
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán (cổ đại và hiện đại). Trong cuốn sách, các


10

khái niệm “thực tự” 實 字 , “hư tự” 虚 字 lần đầu tiên đã trở thành khái
niệm ngữ pháp học. Sách chia từ “hư tự” thành 4 loại: giới tự, liên tự, trợ

tự, thán tự . Tiếp theo Mã thị văn thông, một trào lưu nghiên cứu về hư từ
tiếng Hán đã được dấy lên. Những tác giả có ảnh hưởng to lớn đến giới
nghiên cứu phải kể đến: Lê Cẩm Hy 黎虚熙, Vương Lực 王力, Lã Thúc
Tương 虚叔湘, Trương Thế Lộc 虚世虚, Chu Đức Hy朱德熙.
1.1.2.3. Từ sau 1950 đến nay
Các tác giả cuốn Hiện đại Hán ngữ ngữ pháp giảng thoại 虚代虚虚虚
法虚虚 (1952-1953) đã thuần nhất dựa trên tính chất và cách dùng của từ
để phân chia thành 10 loại: danh từ, đại từ, số từ, lượng từ, hình dung từ,
động từ, phó từ, liên từ, ngữ trợ từ, tượng thanh từ.
1.1.3. Hư từ và phân loại hư từ trong tiếng Việt
Tác giả
Nguyễn Tài
Cẩn
Ủy ban
KHXH
Đinh Văn
Đức
Nguyễn Anh
Quế
Hoàng Văn
Thung
Lê Biên
Nguyễn
Hồng Cổn

Tiêu chí phân loại
- đoản ngữ
- ý nghĩa khái quát
- chức vụ cú pháp
- ý nghĩa khái quát

- khả năng kết hợp
- chức vụ cú pháp
- tổ chức đoản ngữ
- chức năng cú
pháp
- tổ chức đoản ngữ
- chức năng cú
pháp
- ý nghĩa khái quát
- khả năng kết hợp
- chức vụ cú pháp
- khả năng kết hợp
- chức vụ cú pháp

Số
nhóm

Hư từ

3

phó từ, quan hệ từ, trợ từ

thán từ

2

phụ từ
kết từ


2

từ phụ
quan hệ từ

đại từ
trợ từ, cảm từ
tình thái từ
(tiểu từ, trợ
từ, thán từ)

6

5

2
10

Từ loại trung
gian

phó từ, giới từ, liên từ,
trợ từ, phụ từ (ngữ khí từ,
cảm thán từ)
phụ từ (định từ, phó từ)
kết từ, tiểu từ (trợ từ, tình thán từ
thái từ)
tình thái từ
phụ từ
(trợ từ, tiểu

quan hệ từ
từ, thán từ)
lượng từ, số từ, định từ,
chỉ từ, phó từ, liên từ, giới
từ, từ tình thái (trợ từ, tiểu


11

Tác giả

Diệp Quang
Ban
Đào Thanh
Lan

Tiêu chí phân loại
- ý nghĩa khái quát
- khả năng kết hợp
- chức vụ cú pháp
- ý nghĩa khái quát
- khả năng kết hợp
- chức vụ cú pháp

- ý nghĩa khái quát
Hoàng Trọng
- khả năng kết hợp
Phiến
- chức vụ cú pháp


Số
nhóm

6

4

10

Từ loại trung
gian

Hư từ
từ, thán từ)
mạo từ, phó từ, quan hệ
từ, tiểu từ tình thái (ngữ
thái từ, trợ từ), thán từ
phụ từ (định từ, phó từ)
kết từ (liên từ, giới từ)

đại từ (trong
đó có chỉ định
từ)
tình thái từ

đại từ, động từ tình thái,
phó từ, quan hệ từ, tiểu
từ, trợ từ, thán từ, tiểu từ,
ngữ khí từ, quán ngữ


1.1.4. Quan niệm về hư từ và phân loại hư từ của luận án
1.1.4.1. Tiêu chí xác định và phân chia tiểu loại hư từ tiếng Việt
Chúng tôi áp dụng một hệ tiêu chí được đa số các nhà nghiên cứu
chấp nhận, bao gồm: (1) ý nghĩa khái quát, (2) tổ chức đoản ngữ (vai trò
của từ trong đoản ngữ), (3) chức vụ cú pháp (vai trò của từ trong câu).
1.1.4.2. Khái niệm hư từ tiếng Việt
Hư từ là những từ khơng mang nghĩa từ vựng. Trong đó, một số làm
thành tố phụ trong đoản ngữ (phó từ), một số khác có chức năng biểu thị
các quan hệ ngữ pháp (quan hệ từ) hoặc ý nghĩa tình thái ở cấp độ câu
(trợ từ).
1.1.4.3. Phân chia tiểu loại hư từ
Bước 1
(dựa vào ý nghĩa khái quát)

THỰC TỪ

Bước 2
(dựa vào cấu trúc đoản ngữ)

PHÓ TỪ

Bước 3
(dựa vào chức vụ cú pháp)

TRỢ TỪ

HƯ TỪ

QUAN HỆ TỪ


Hình 1.1. Sơ đồ phân chia tiểu loại hư từ tiếng Việt


12

1.2. HƯ TỪ HÁN VIỆT
1.2.1. Tiếp xúc song ngữ Hán-Việt và vay mượn từ Hán trong
tiếng Việt
1.2.1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ
Tiếp xúc ngôn ngữ (language contact) là hiện tượng phổ biến đối với
mọi ngôn ngữ trên thế giới. Vay mượn từ vựng là hệ quả của sự ảnh hưởng
lẫn nhau giữa các ngơn ngữ trong q trình tiếp xúc ngơn ngữ.
1.2.1.2. Vay mượn từ vựng
“Vay mượn từ vựng là một trong những phương thức quan trọng để
bổ sung cho vốn từ vựng của một ngôn ngữ.” Từ vựng vay mượn từ các
ngôn ngữ khác được gọi là “từ ngoại lai”.
1.2.1.3. Từ ngoại lai
1.2.1.4. Phân kì quá trình tiếp xúc Hán-Việt
Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Cọ xát trực tiếp
Công
nguyên

Cọ xát gián tiếp

Cọ xát gián tiếp
TK X


Vay mượn phi hệ
thống (từ cổ Hán
Việt)

Giai đoạn 3

TK XV
Vay mượn có hệ
thống lần 1 (từ Hán
Việt)

Vay mượn phi hệ
thống

Giai đoạn 4
Cọ xát gián tiếp
TK XX
Vay mượn có hệ thống
lần 2 (từ Hán Việt hiện
đại)

Hình 1.2. Biểu diễn các giai đoạn tiếp xúc Hán-Việt
1.2.2. Từ Hán Việt
1.2.2.1. Cách đọc Hán Việt
Cách đọc Hán Việt là sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với
tiếng Hán và nền văn tự Hán xảy ra vào đời Đường, theo hệ thống ngữ âm
tiếng Hán mà cụ thể là hệ thống Đường âm (khoảng thế kỉ VIII-X).
1.2.2.2. Khái niệm từ Hán Việt



13

Từ Hán Việt là một phạm vi mở, không cố định, nó có thể thay đổi
theo thời gian. Trong số từ Hán Việt khơng phải tất cả đều có nguồn gốc
Hán. Nếu phân chia về mặt nguồn gốc có thể chia từ Hán Việt thành các
nhóm:
TỪ HÁN VIỆT

GỐC HÁN
quốc gia, đạo đức

GỐC KHÁC
chủ nghĩa, dân chủ

VIỆT TẠO
bác sĩ, tin tặc

Hình 1.4. Phân biệt từ Hán Việt về nguồn gốc
1.2.2.3. Vấn đề cấu trúc của từ Hán Việt
Trong bộ phận từ vựng vẫn được gọi chung là từ Hán Việt hiện nay,
có những đơn vị khơng có khả năng hoạt động độc lập với tư cách từ.
Chúng chỉ là những hình vị, những yếu tố cấu tạo từ. Hoặc có cả những
đơn vị tương đương với từ (cụm từ cố định, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ).
Ở đây chúng tôi sử dụng thuật ngữ “từ” (word) để gọi chung cho các đơn
vị từ vựng dưới từ và tương đương với từ.
1.2.2.4. Tiêu chí xác định và quan niệm về từ Hán Việt
- Không phải tất cả những từ ngữ mang vỏ ngữ âm Hán Việt đều là
từ Hán Việt.
- Không thể căn cứ vào mức độ đồng hóa hay cái gọi là “cảm thức

ngơn ngữ” để xác định một từ có phải là từ Hán Việt hay không.
- Bất kể nguồn gốc của từ: vay mượn trực tiếp, gián tiếp hay Việt tạo,
chúng đều được coi là từ Hán Việt.
- Mặc dù một số từ Hán Việt có các biến thể về ngữ âm, nhưng trong
trường các biến thể ấy được sử dụng trong các văn bản tiếng Việt và phân
biệt với nhau thì chúng đều được coi là từ Hán Việt.


14

Chúng tơi quan niệm từ Hán Việt là từ có âm đọc Hán Việt, hoạt
động trong các văn bản tiếng Việt, được vay mượn trực tiếp hay gián tiếp
từ tiếng Hán hoặc do người Việt tự tạo trên cơ sở ghép các yếu tố gốc Hán
Việt.
1.2.3. Hư từ Hán Việt
1.2.3.1. Quan niệm về hư từ Hán Việt
Chúng tôi loại trừ khỏi danh sách những hư từ gốc Hán có cách đọc
Hán cổ hoặc Hán Việt Việt hóa, chẳng hạn: đang (đương), cùng (cộng),
càng (cánh), dầu, dù (do), v.v. Đồng thời không khảo sát các biến thể
phương ngữ của âm Hán Việt, như: phúc-phước, vũ-võ, v.v. Chúng tôi
chấp nhận các biến thể âm Hán Việt của cùng một Hán tự, như:
giá/giả;v.v.
1.2.3.2. Danh sách và phân loại hư từ Hán Việt
Dựa theo các tiêu chí phân định hư từ Hán Việt ở trên, chúng tôi đã
lập danh sách 149 từ, chia làm 3 tiểu loại: phó từ (71 từ), quan hệ từ (36
từ), trợ từ (41 từ).
Tiểu kết chương 1
Hư từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không nhỏ (1/3) trong hư từ tiếng
Việt và là một bộ phận từ vựng quan trọng việc thể hiện các phạm trù ngữ
pháp của tiếng Việt. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hư từ gốc Hán nói

chung và hư từ Hán Việt nói riêng cịn hết sức sơ lược. Đây chính là cơ sở
để chúng tôi tiến hành những nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn về hư từ Hán
Việt.


15

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP - NGỮ NGHĨA
CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Nghiên cứu ngữ pháp - ngữ nghĩa
Nghiên cứu ngữ pháp- ngữ nghĩa là nghiên cứu những quy tắc kết hợp
của các yếu tố ngôn ngữ và chỉ ra những mối quan hệ giữa cái biểu thị với
cái được biểu thị. Khuynh hướng nghiên cứu kết hợp ngữ pháp-ngữ nghĩa
có thể áp dụng để nghiên cứu những đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ
khác nhau: từ, câu.
2.1.2. Áp dụng ngữ pháp-ngữ nghĩa vào nghiên cứu hư từ Hán Việt
2.1.2.1. Nghĩa của hư từ Hán Việt
Nghĩa của hưtừ chính là ý nghĩa ngữ pháp. Hay nói cách khác, đó
chính là nghĩa chức năng, nghĩa được hiện thực trong vai trò ngữ pháp.
2.1.2.2. Nghiên cứu các đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa của hư từ
Hán Việt
Miêu tả các đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa của từ theo định hướng:
a. Về ngữ pháp: Thành phần ngữ pháp mà từ đảm nhiệm; Các kiểu cấu
trúc ngữ pháp mà từ giữ vai trị thành phần trong đó; Khả năng kết hợp với
các từ loại khác trong đoản ngữ và trong câu theo chiều tuyến tính; Khả
năng tổ hợp thành các kết cấu ngữ cố định, ví dụ: động một tí là, v.v.
b. Về ngữ nghĩa: Nghĩa chức năng của từ trong câu; Nghĩa tình thái
mà một số nhóm hư từ có khả năng biểu đạt (trợ từ, phó từ và ngay cả
quan hệ từ)

2.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP-NGỮ NGHĨA CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT
2.2.1. Phó từ Hán Việt
2.2.1.1. Phó từ số lượng


16

Tiếng Việt có 12 phó từ số lượng, gồm: các, cái, mấy, mỗi, độ, độ
chừng, tất cả, những; từng, mọi (Nguyễn Tài Cẩn coi là số từ); gần,
khoảng, trong đó có 3 từ Hán Việt (các, mỗi, độ), chiếm 25%.
2.2.1.2. Phó từ phủ định
Vơ, phi, bất vốn là những phó từ phủ định của tiếng Hán du nhập vào
tiếng Việt từ rất sớm. Chúng được dùng khá phổ biến trong các văn bản
giai đoạn thế kỉ XIV-XVIII. Khi vào tiếng Việt, chúng đã có sự “phân
cơng” chức năng khá rõ ràng. Trong đó vơ (khơng có), phi (khơng phải):
phủ định cho danh từ; bất (không làm): phủ định cho động từ, tính từ.
2.2.1.3. Phó từ thời gian
Phó từ thời gian diễn giải sự diễn ra hay tiếp biến của vị từ trong q
trình. Phó từ thời gian chia làm thời gian thời điểm và thời gian q trình.
Cũng có thể phân loại phó từ thời gian theo trục quá khứ - hiện tại-tương
lai.
2.2.1.4. Phó từ chỉ diễn biến bất ngờ
Nhóm này bao gồm 8 phó từ Hán Việt: đột nhiên, đột ngột, hốt nhiên,
bất đồ, bất giác, lập tức, tức khắc, tức thời.
2.2.1.5. Phó từ tần suất
+ Diễn đạt tần suất thấp: tạm thời, hy hữu, nhất thời
+ Diễn đạt sự lặp lại: tái. Tái tương đương với phó từ lại (từ thuần
Việt). Tuy vậy, cách dùng của hai từ này có sự phân biệt rõ:
+ Diễn đạt tần suất cao: thường, thường thường, thường xuyên, thường
nhật, hằng, liên tục

2.2.1.6. Phó từ mức độ
Phó từ chỉ mức độ là những từ kết hợp với các tính từ, động từ để
diễn tả mức độ của trạng thái, tính chất và hành động. Tiếng Việt có 15
phó từ chỉ mức độ Hán Việt.


17

2.2.1.7. Phó từ phạm vi
Phó từ Hán Việt chỉ phạm vi có 19 từ: chun, chun mơn, chun
trị, duy, nhất đán, nhất sinh, toàn, toàn bộ, chỉ, tận, thuần, duy, đại để, đại
thể, đại khái, đa phần, bất cứ, bất kì, bất luận.
2.2.1.8. Phó từ chỉ sự hiệp đồng
Phó từ chỉ sự hiệp đồng Hán Việt gồm 5 từ: đồng thời, nhất tề, nhất
luật, nhất nhất, song song. Các phó từ này luôn đứng trước động từ để
biểu thị hành động của các đối tượng (là chủ thể) diễn ra đồng thời, cùng
một lúc. Một đặc điểm cơ bản đối với phó từ hiệp đồng là chủ ngữ đứng
trước ln là số nhiều.
2.2.2. Quan hệ từ Hán Việt
Quan hệ từ là “những từ không làm thành phần phụ đoản ngữ, cũng
khơng làm thành phần phụ của câu. Đó là những từ có chức năng liên
kết…” Nhóm thứ nhất, quan hệ từ diễn đạt các “quan hệ cú pháp cần cho
từ tổ”, hay nói cách khác là biểu thị quan hệ giữa các yếu tố trong cấu
trúc đoản ngữ, gọi là giới từ; Nhóm thứ hai, quan hệ từ diễn đạt các quan
hệ cú pháp cần cho câu, hay nói cách khác là biểu thị các quan hệ ngoài
cấu trúc đoản ngữ, gọi là liên từ.
2.2.2.1. Nhóm liên từ so sánh
Một trong những chức năng cơ bản của hư từ như là nối cái so sánh
với cái được so sánh. Trong đó cái so sánh và cái được so sánh có thể là
danh từ/ danh ngữ, động từ/ động ngữ, tính từ/ tính ngữ, mệnh đề hoặc

cụm chủ vị. Khác với như, như thể không diễn đạt sự so sánh ngang bằng,
tương đồng. Như thể được dùng để biểu thị sự so sánh ở mức độ gần
giống, gần như, có nét, có vẻ giống nhau giữa cái được so sánh với cái so
sánh.
2.2.2.2. Nhóm liên từ chỉ quan hệ điều kiện, giả thiết


18

Nhóm này bao gồm 8 từ: giá, giá như, nhược, quý hồ, giá dụ/ giả dụ,
giá sử/ giả sử, giá thử/ giả thử, ví thử.
2.2.2.3. Nhóm liên từ biểu thị ngun nhân, lí do: tại, sở dĩ, do, động
2.2.2.4. Nhóm quan hệ từ biểu thị quan hệ thuận tiếp
2.2.2.5. Nhóm liên từ biểu thị quan hệ nghịch tiếp
2.2.2.6. Nhóm liên từ biểu thị định vị (đầu-cuối): tự, chí
2.2.2.7. Liên từ biểu thị quan hệ loại trừ
2.2.3. Trợ từ Hán Việt
2.2.3.1. Khái quát về trợ từ Hán Việt
- Nhóm đánh giá: “có chức năng thể hiện sự đánh giá của người nói về
mặt số lượng, mức độ đối với một phần của nội dung được nêu trong phát
ngơn.” Nhóm này bao gồm 10 từ, chiếm 24% trợ từ Hán Việt.
- Nhóm nhấn mạnh: “có chức năng thể hiện sự nhấn mạnh đặc biệt của
người nói vào ý khẳng định hay phủ định đối với một phần nội dung được
nêu trong phát ngơn.” Nhóm này bao gồm 31 từ, chiếm 76% trợ từ Hán
Việt.
2.2.3.2. Nhóm trợ từ đánh giá số lượng, phạm vi
Đánh giá về số lượng cũng có thể phân tích theo hai chiều: đánh giá (-)
và đánh giá (+). Trong số các trợ từ đánh giá về số lượng của tiếng Việt,
chúng tơi nhận thấy dường như có một sự phân công rõ rệt: trợ từ Hán Việt
biểu thị chiều đánh giá (-): chỉ, độc, mỗi, trần; trợ từ thuần Việt biểu thị

chiều đánh giá (+): đến, những, tới, cả, hẳn. Tùy theo cách sử dụng, việc
thêm trợ từ vào trong các phát ngôn sẽ làm cho ý nghĩa đánh giá về số lượng
của trợ từ sẽ có thêm những sắc thái riêng.
2.2.3.3. Nhóm trợ từ đánh giá mức độ: đặc, thậm chí
2.2.3.4. Nhóm trợ từ đánh giá phỏng đốn


19

Nhóm gồm 3 trợ từ: hình như, cơ hồ, tưởng như. Trong đó, hình như
thơng dụng hơn, cơ hồ và tưởng như ít dùng. Cũng có một số quan điểm
coi từ hình như là liên từ, cơ hồ là phụ từ của câu.
2.2.3.4. Trợ từ nhấn mạnh sự khác biệt
2.2.3.5. Nhóm trợ từ nhấn mạnh tính xác thực
2.2.3.6. Nhóm trợ từ nhấn mạnh ý nghĩa khẳng định
10 trợ từ: dĩ nhiên, tất nhiên, đương nhiên, hiển nhiên, cố nhiên, quả,
quả nhiên, quả thực/quả thật, thực/ thật, phàm có một đặc điểm chung:
biểu thị sự nhấn mạnh ý khẳng định về một lẽ phải, sự thật, chân lí nào đó.
Các trợ từ này luôn được dùng trong các câu khẳng định, tường thuật.
2.2.3.7. Nhóm trợ từ nhấn mạnh sự tình cờ
2.2.3.8. Nhóm trợ từ nhấn mạnh nghịch đề (sự trái ngược)
2.2.3.9. Nhóm trợ từ nhấn mạnh sự phủ định tuyệt đối
Nhóm trợ từ nhấn mạnh ý phủ định tuyệt đối bao gồm 3 cặp từ: tịnh/
tịnh vô; tuyệt/ tuyệt vô/ tuyệt nhiên; quyết/ quyết nhiên. Tất cả các trợ từ
này đều kết hợp với phó từ phủ định đứng sau với vai trị làm tăng cường
sắc thái phủ định.
2.2.3.10. Nhóm trợ từ nhấn mạnh ý chủ quan
Tiểu kết chương 2
Hư từ Hán Việt bao gồm 3 tiểu loại (phó từ, quan hệ từ, trợ từ) với
tổng số 149 từ. Phó từ chiếm tỉ lệ cao nhất: 71 từ (48%), quan hệ từ: 36 từ

(25%) và trợ từ: 41 từ (27%). Sau khi phân chia các hư từ về các nhóm
đồng nghĩa (ngữ pháp), đồng chức năng, các tiểu loại được chia thành các
nhóm: phó từ được chia thành 8 nhóm, quan hệ từ chia thành 10 nhóm, trợ
từ 10 nhóm.


20

CHƯƠNG 3. HƯ TỪ HÁN VIỆT XÉT TỪ BÌNH DIỆN SỬ DỤNG
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HƯ TỪ HÁN VIỆT
3.1.1. Hiện tượng hình vị hóa hư từ Hán Việt
Trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt, có những nhóm hư từ khơng cạnh
tranh được đã bị “hình vị hóa” hồn tồn, trở thành yếu tố cấu tạo từ và
mất đi khả năng hoạt động độc lập của từ, mà điển hình nhất là nhóm phó
từ phủ định: vơ, phi, bất. Các hư từ bị “hình vị hóa” thường làm thành tố
phụ trước trong các từ ghép. Thống kê cho thấy có 11 hư từ có khả năng
hình vị hóa, trong đó 9 từ là phó từ. Nhóm này chia thành 2 loại: những từ
đã bị “hình vị hóa” hồn tồn, như vơ, phi, bất và những từ “hình vị hóa”
khơng hồn tồn, như: ngun ~, hiện ~, đương ~, toàn ~, v.v.
3.1.2. Hiện tượng chuyển loại trong hư từ Hán Việt
Từ chuyển loại là một đặc điểm vô cùng phức tạp của tiếng Việt. Do
hiện tượng chuyển loại từ tiếng Việt rất phổ biến và ở nhiều trường hợp rất
khó nhận biết và xác định, nên việc xếp một từ nào đó về một từ loại là rất
khó khăn. Đây là một cơng việc khơng địi hỏi sự rạch rịi, khn cứng và
khơng có tính cố định.
Đối với hư từ Hán Việt mà nói, sự chuyển loại từ chủ yếu diễn ra xung
quanh phó từ và trợ từ.
3.1.2.1. Hiện tượng chuyển loại của phó từ Hán Việt
Có tổng số 24/41 (59%) phó từ Hán Việt có sự chuyển loại. Hiện
tượng chuyển loại diễn ra chủ yếu ở một số nhóm phó từ: phó từ tần suất,

phó từ mức độ, phó từ phạm vi.
3.1.2.2. Hiện tượng chuyển loại của quan hệ từ Hán Việt
Số quan hệ từ Hán Việt có sự chuyển loại khơng nhiều, chỉ có 7/36 từ
(19%).
3.1.2.3. Hiện tượng chuyển loại của trợ từ Hán Việt


21

Trong phạm vi trợ từ, có cả thảy 14/41 (34%) đơn vị có sự chuyển loại
qua lại giữa các nhóm từ loại với trợ từ. Như vậy so với phó từ và quan hệ
từ Hán Việt, trợ từ có số lượng từ chuyển loại cao nhất. Trong đó, hầu hết
là các trợ từ chuyển loại thành tính từ, có khả năng đảm nhiệm các vai trò
cú pháp ở trong các ngữ cảnh khác. Đó là các trợ từ kiêm tính từ như: dĩ
nhiên, đương nhiên, hiển nhiên, ngẫu nhiên, tất nhiên, nhất định. Theo
chiều ngược lại là các thực từ qua q trình hư hóa đã được dùng như trợ
từ trong câu.
3.1.3. Hiện tượng “ngữ pháp hóa” của một bộ phận hư từ Hán
Việt
a. Hiện tượng “ngữ pháp hóa” (grammaticalisation)
b. Trong q trình hư hóa của thực từ, có những từ đã trải qua những
giai đoạn diễn biến rất phức tạp, để rồi đến bậc chuyển loại cuối, dấu tích
ngữ nghĩa của từ nguyên đã bị biến đổi rất xa.
3.1.4. Hiện tượng thu hẹp và mở rộng phạm vi hoạt động của hư từ
Hán Việt
3.1 4.1. Những hư từ Hán Việt đã bị thay thế
Một số hư từ vốn rất thịnh hành trải qua hàng nghìn năm bị rơi rụng và
đến nay đã biến mất hoàn toàn khỏi tiếng Việt. Tiêu biểu nhất là các từ: hòa,
hằng, tằng, khả, bất, vô, phi, thời, tự hồ, v.v.
3.1 4.2. Những hư từ Hán Việt đang thu hẹp phạm vi hoạt động

Những hư từ Hán Việt chưa rơi rụng hẳn trong sinh hoạt ngôn ngữ của
tiếng Việt hiện đại nhưng đang bị cạnh tranh, bị lấn át mạnh mẽ bởi những
hư từ khác có cùng chức năng. Đó là các phó từ: đương, vạn bội, vạn nhất,
thậm, nhất luật, nhất tề; các quan hệ từ: huống, phương chi, song, chí, quý
hồ, vạn nhất; các trợ từ: cơ hồ, phàm, tịnh vô, v.v.
3.1.4.3. Những hư từ Hán Việt đã thay thế hư từ thuần Việt


22

Ngược lại với xu hướng bị thay thế, một số lượng hư từ Hán Việt
không nhỏ đã du nhập và bổ sung tích cực vào vốn từ tiếng Việt, nhất là
lĩnh vực từ công cụ ngữ pháp. Các hư từ này đã tỏ ra chiếm ưu thế và
nhiều từ đã thay thế hoàn toàn các hư từ thuần Việt cổ. Một số hư từ Hán
Việt đã thay thế hoàn toàn và cả những từ song song tồn tại với hư từ
thuần Việt như: duy, chỉ thay thế bui, chỉn; bất thay thế mựa; như thay thế
bằng, v.v.
3.1.4.4. Những hư từ Hán Việt mới được bổ sung
Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi đã chứng kiến sự “đầu
quân” của một số hư từ Hán Việt hoàn toàn mới. Những từ này hầu hết
chưa có mặt trong từ điển tiếng Việt với tư cách là hư từ. Chúng đều là
những thực từ chuyển loại thành hư từ. Đó là các trường hợp: phó từ:
chúa, chun mơn, chun trị; liên từ: động; trợ từ: đặc, độc, trần.
3.1.5. Khảo sát mức độ sử dụng hư từ Hán Việt
3.1.5.1. Thống kê số lượng hư từ Hán Việt qua các thời kỳ
Kết quả thống kê cho thấy, số lượng hư từ Hán Việt từ trước thế kỉ XV
đến nay đã tăng lên gấp gần 10 lần. Trong đó, chỉ trong khoảng một thế kỉ trở
lại đây, số lượng hư từ Hán Việt trong tiếng Việt đã phát triển rất mạnh mẽ.
Đó là do yêu cầu biểu đạt chính xác, nhu cầu truyền tải lượng thông tin của
xã hội hiện đại. Điều này cũng chứng tỏ sự thay đổi rất rõ rệt của ngữ pháp

tiếng Việt theo hướng hoàn thiện hơn.
3.1.5.2. Đánh giá phạm vi sử dụng hư từ Hán Việt
Hư từ Hán Việt có số lượng từ và tần suất hoạt động lớn nhất ở phong
cách văn chương và thấp nhất ở phong cách hành chính. Ở phong cách
thơng tấn, khoa học và hành chính, trợ từ và quan hệ từ chiếm tỉ lệ cao,
phó từ chiếm tỉ lệ rất thấp.


23

3.2. KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA
MỘT SỐ HƯ TỪ HÁN VIỆT THƯỜNG DÙNG
3.2.1. Một số nhóm phó từ thường dùng
3.2.1.1. Nhóm phó từ số lượng: các, mỗi
3.2.1.2. Nhóm phó từ phủ định: vơ, phi, bất, cấm
3.2.1.3. Nhóm phó từ thời gian: nguyên, hiện, đương, chuẩn bị
3.2.1.4. Nhóm phó từ mức độ
3.2.2. Một số nhóm quan hệ từ thường dùng
3.2.2.1. Nhóm quan hệ từ biểu thị so sánh
3.2.2.2. Nhóm liên từ biểu thị quan hệ giả thiết: giá, giá như
3.2.2.3. Nhóm giới từ định vị: tại - ở
3.2.2.4. Nhóm liên từ biểu thị nguyên nhân: do, sở dĩ, nhân
3.2.2.5. Nhóm liên từ biểu thị quan hệ nghịch tiếp: huống, phương
chi, tuy, tuy nhiên
3.2.3. Một số nhóm trợ từ
3.2.3.1. Nhóm trợ từ đánh giá số lượng, phạm vi: độc, trần
3.2.3.2. Trợ từ nhấn mạnh tính xác thực: chính
3.2.3.3. Trợ từ nhấn mạnh nghịch đề: kỳ thực
3.2.3.4. Nhóm trợ từ nhấn mạnh sự phủ định tuyệt đối
Tiểu kết chương 3

Song hành với quá trình vận động và phát triển từ vựng tiếng Việt, bộ
phận hư từ Hán Việt đã tác động rất tích cực đối với sự hồn thiện ngữ
pháp tiếng Việt. Trải qua hơn 5 thế kỉ, hư từ Hán Việt đã phát triển lên gấp
8 lần. Trong số 149 hư từ Hán Việt được khảo sát, có 121 từ vay mượn,
còn lại 28 hư từ là từ Việt tạo. Vào thế kỉ XV, chỉ có khoảng 15 hư từ Hán
Việt. Theo thời gian, một số từ đã trở thành từ cũ, ít được sử dụng hoặc bị
thay thế bằng các hư từ khác.


24

KẾT LUẬN
1. Chúng tôi đề xuất một phương pháp xác định từ loại hư từ tiến hành
qua ba bước: dựa vào ý nghĩa khái quát, dựa vào tổ chức đoản ngữ và kiểm
tra chức vụ cú pháp. Từ đó xác định được: những từ làm thành tố phụ
trong đoản ngữ gọi là phó từ; những từ biểu thị các quan hệ giữa các đơn
vị ngôn ngữ gọi là quan hệ từ và những từ biểu thị ý nghĩa tình thái ở cấp
độ câu là trợ từ.
2. Hư từ Hán Việt mang những đặc điểm chung về ngữ pháp – ngữ
nghĩa và là một bộ phận không tách rời của hư từ tiếng Việt. Hư từ Hán
Việt được thống kê trong luận án là 149 từ, chia làm 3 tiểu loại, gồm: 71
phó từ, 36 quan hệ từ và 41 trợ từ. Mỗi tiểu loại lại chia thành nhiều nhóm
nhỏ hơn để tiện cho việc khảo sát, đối chiếu: phó từ chia thành 8 nhóm
(phó từ số lượng, phó từ phủ định, v.v.); quan hệ từ chia thành 11 nhóm
(liên từ so sánh, liên từ chỉ điều kiện, giả thiết, v.v.); trợ từ chia thành 10
nhóm (trợ từ đánh giá số lượng, mức độ, trợ từ nhấn mạnh tính xác thực,
nhấn mạnh ý chủ quan, v.v.).
3. Trong việc đảm nhiệm chức năng thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp của
tiếng Việt, hư từ Hán Việt và hư từ thuần Việt có sự phân tách chức năng
nhiệm vụ rõ rệt. Chẳng hạn phó từ thời gian Hán Việt khơng có từ biểu thị

quá khứ gần và tương lai trong khi phó từ thuần Việt có vừa mới, sẽ; phó
từ Hán Việt khơng có từ biểu thị mức độ thấp, cịn biểu thị mức độ tuyệt
đối thì phó từ Hán Việt lại rất phong phú, như: tối, chí, vơ cùng, tuyệt đối,
cực, cực lực, cực độ, v.v. Đối với trợ từ đánh giá về số lượng, từ Hán Việt
biểu thị chiều đánh giá (-) (chỉ, độc, mỗi, trần) trong khi đó từ thuần Việt
biểu thị chiều đánh giá (+) (đến, những, tới, cả, hẳn). Hư từ Hán Việt và


25

hư từ thuần Việt cũng phân biệt rất rõ ở sắc thái ngữ nghĩa mà chúng mang
lại cũng như phong cách văn bản mà chúng thường xuất hiện.
4. Hư từ Hán Việt cũng nằm trong xu thế biến động từ vựng của tiếng
Việt. Số lượng hư từ Hán Việt gia tăng theo thời gian. So với thời kì trước
thế kỉ XV, hiện nay số lượng hư từ Hán Việt đã tăng lên xấp xỉ 8 lần. Khảo
sát hoạt động của hư từ Hán Việt, chúng tôi đã rút ra một số kết luận về xu
hướng vận động của chúng, cụ thể là:
- Xu hướng “hình vị hóa”: một số hư từ Hán Việt, trong đó chủ yếu là
phó từ đơn tiết có xu hướng thu hẹp hoạt động, trở thành các yếu tố cấu
tạo từ và làm thành phần phụ trong cấu trúc của từ ghép Hán Việt Việt tạo.
- Rất nhiều hư từ Hán Việt có khả năng chuyển đổi từ loại khi hoạt
động trong câu. Sự chuyển loại diễn ra giữa các tiểu loại hư từ hoặc giữa
hư từ với thực từ.
- Xu hướng “hư hóa” (thực từ biến đổi thành hư từ) hay cịn gọi là q
trình “ngữ pháp hóa” của một số thực từ.
- Một số hư từ Hán Việt theo thời gian đã dần trở thành từ cũ và bị
thay thế bằng các hư từ khác. Ngược lại, cũng có nhiều hư từ Hán Việt
mới được bổ sung đã lấn át và thay thế một phần hay toàn bộ chức năng
của các hư từ thuần Việt tương đương. Mặt khác, nhờ vào kiểm nghiệm
tần suất hoạt động của từ mà chúng tôi cũng chỉ ra một số trường hợp hư

từ Hán Việt đang dần mất đi vị thế trong tiếng Việt.
5. Những kết quả nghiên cứu về hư từ Hán Việt có giá trị ứng dụng
đối với việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt và việc dạy học tiếng Việt.
Trong tương lai cần biên soạn tài liệu dạy học hư từ Hán Việt và biên soạn
từ điển hư từ Hán Việt.


×