TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN LONG BÌNH TÂN
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
---oOo---
GIÁO ÁN
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG _AN NINH 11
BÀI :7: KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG
GIÁO VIÊN: NGUYỄN TIẾN DŨNG
NĂM HỌC: 2017 -2018
PHÊ DUYỆT
Ngày …. Tháng …. Năm 2018.
HIỆU TRƯỞNG
…………………………………………………………………………
….………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………......................
........
GIÁO ÁN
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH KHỐI 11
BÀI :7: KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG
GIÁO VIÊN: NGUYỄN TIẾN DŨNG
NĂM HỌC: 2017 -2018
BÀI 7: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG.
Số tiết :5
TIẾT 1: CẦM MÁU TẠM THỜI, TỔN THƯƠNG GÃY XƯƠNG, HÔ HẤP
NHÂN TẠO
Phần một: Ý định giảng bài
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Về kiến thức: Hiểu được mục đích, các nguyên tắc cơ bản cầm máu tạm
thời, cố định gãy xương và hô hấp nhân tạo.
- Về kĩ năng: Làm được các động tác cầm máu tạm thời, băng bó cố định
gãy xương, hô hấp nhân tạo.
- Về thái độ: Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật và các nội quy của nhà
trường.
2. Yêu cầu:
- Học sinh nắm chắc nội dung.
- Học sinh nghiêm túc, chú ý quan sát giáo viên làm mẫu.
- Chấp hành các quy định, thủ tục trên thao trường.
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN:
1. Nội dung:
- Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
2. Trọng tâm:
- Cầm máu tạm thời.
3. Thời gian:
- Tổng số 1 tiết ( 45 phút )
III. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức:
- Lên lớp: Tập trung.
2. Phương pháp:
- Giáo viên: Làm mẫu, diễn giải, giới thiệu, hỏi đáp, nêu vấn đề, giải quyết
vấn đề.
- Học sinh: Nghe, ghi chép đầy đủ, thực hiện động tác theo khẩu lệnh, luyện
tập theo nhóm.
IV. ĐỊA ĐIỂM: Sân thể dục trường THPT Lê Quý Đôn long bình tân.
V. VẬT CHẤT:
1. Phục vụ dạy và học: Sân bãi, còi, sách giáo khoa,đồ băng bó.
2. Tài liệu : Giáo án, PPCT, sách giáo khoa
Phần hai: Thực hành giảng bài:
I. Tổ chức giảng bài ( 5 phút)
1. Nhận lớp:
- Giáo viên: Duy trì trật tự, kiểm tra sĩ số, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ.
- Học sinh: Tập trung lớp, báo cáo sĩ số lớp, nghe giáo viên phổ biến.
2. Phổ biến các quy định:
- Ngiêm túc chấp hành các quy định của giáo viên, giữ vệ sinh sân bãi
3. Kiểm tra bài cũ
Thời lượng: 5phút
4. Phổ biến ý định giảng bài:
- Cầm máu tạm thời
II. Thực hành giảng bài ( 35 phút)
Hoạt động 1: Cầm máu tạm thời.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi: Em hãy nêu mục đích, nguyên tắc cầm máu - Hs trả lời câu hỏi.
tạm thời, phân biệt các loại máu chảy.
1. Mục đích:
Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng những biện
pháp đơn giản nhất để hạn chế đến mức thấp nhất sự mất
- chú ý nghe gv giảng bài
máu, góp phần cứu sống tính mạng người bị nạn, tránh
các tai biến nguy hiểm.
2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời
a) Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.
- Ghi chép bài đầy dủ
b) Phải xử trí đúng chỉ định theo tính chất vết thương.
c) Phải đúng quy trình kĩ thuật.
3. Phân biệt các loại chảy máu
a) Chảy máu mao mạch
b) Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ
c) Chảy máu động mạch
Hoạt động 2: Cố định tạm thời xương gãy.
Câu hỏi: đặc điểm, mục đích cố định tạm thời xương - Hs trả lời câu hỏi.
gãy.
1. Đặc điểm tổn thương gãy xương:
- Xương gãy rạn, gãy chưa rời hẳn (gãy cành xanh), gãy
rời thành hai hay nhiều mảnh hoặc có thể mất từng đoạn
- Chú ý nghe gv giảng bài.
xương.
- Da, cơ bị dập nát nhiều, đôi khi kèm theo mạch máu,
thần kinh xung quanh cũng bị tổn thương.
- Rât dễ gây choáng, mất máu và nhiễm trùng cho nạn
nhân.
2. Mục đích cố định tạm thời
- Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương
- Giữ cho đầu xương tương đối yên tĩnh, đảm bảo an
toàn trong quá trình vận chuyển người bị thương về các - Ghi chép bài đầy dủ
tuyến cứu chữa.
- Phòng ngừa các tai biến: choáng do mất máu, do đau
đớn; tổn thương thứ phát do các đầu xương gãy di động;
nhiễm khuẩn vết thương.
3. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy
- Nẹp cố định phải cố định được cả khớp trên và khớp
dưới ổ gãy. Với các xương lớn như xương đùi, cột
sống... phải cố định từ 3 khớp trở lên.
- Không đặt nẹp cứng vào sát chi, phải đệm, lót bằng
bông mỡ, gạc hoặc vải mềm tại những chỗ tiếp xúc để
không gây thêm các tổn thương khác. Khi cố định không
cần bỏ quần áo ra vì để quần áo của người bị thương có
tác dụng tăng cường độ đệm, lót cho nẹp.
- Không co kéo, nắn chỉnh ổ gãy tránh tai biến nguy
hiểm cho người bị thương. Nếu điều kiện cho phép, chỉ
có thể nhẹ nhàng kéo, chỉnh lại trục chi bớt biến dạng
sau khi đã được giảm đau thật tốt.
- Băng cố định nẹp vào chi phải tương đối chắc, không
để nẹp xộc xệch, nhưng cũng không quá chặt dễ gây cản
trở sự lưu thông máu của chi.
Hoạt động 3: Hô hấp nhân tạo
Câu hỏi: những nguyên nhân gây ngạt thở ?
Hô hấp nhân tạo là biện pháp làm cho không khí ở
ngoài vào phổi và không khí trong phổi ra ngoài để thay - Hs trả lời câu hỏi.
thế cho quá trình hô hấp tự nhiên khi người bị nạn ngạt
thở.
1. Nguyên nhân gây ngạt thở:
- Do chết đuối (ngạt nước). Người không biết bơi ngã
- Chú ý nghe gv giảng bài
xuống nước, bị nước nhấn chìm thì sau 2 – 3 phút sẽ
ngạt thở.
- Do vùi lấp khi bị sập hầm, đổ nhà cửa, đất cát vùi
lấp,... ngực bị đè ép, mũi miệng bị đất cát nhét kín
nhanh chóng gây ngạt thở.
- Do hít phải khí độc.
- Ghi chép bài đầy dủ
- Do tắc nghẽn đường hô hấp trên – người bị bóp cổ,
người thắt cổ, người bị nạn có nhiều đờm dãi, máu, các
chất nôn,... ùn tắc đường hô hấp trên gây ngạt thở.
- Người bị ngạt thở thường nằm yên, bất tỉnh, không cử
động được, ngừng hoạt động hô hấp, sắc mặt trắng nhợt
nhạt hoặc tím tái, chân tay lạnh giá, tim ngừng đập,
mạch không sờ thấy, đặt sợi bông vào trước không thấy
chuyển động.
2. Những biện pháp cần làm ngay:
- Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt
- Khai thông đường hô hấp trên
- Làm hô hấp nhân tạo
- Những việc làm đồng thời với hô hấp nhân tạo:
+ Kích thích lên người nạn nhân.
+ Xoa dầu cao chống lạnh hoặc sưởi ấm.
+ Điều kiện cho phép thì tiêm thuốc trợ tim.
III. Kết thúc giảng bài (5 Phút)
1.Hệ thống nội dung
2.Giải quyết các thắc mắc của học sinh
3. Hướng dẫn học sinh ôn tập và đọc tài liệu ở nhà
4. Nhận xét buổi học
5.Kiểm tra vật chất, học cụ, xuống lớp
Phê duyệt của TTCM
Ngày
tháng
năm 2018
Giáo viên soạn
NGUYỄN TIẾN DŨNG
TIẾT 2: CẦM MÁU TẠM THỜI, TỔN THƯƠNG GÃY XƯƠNG, HÔ HẤP
NHÂN TẠO, KĨ THUẬT CHUYỂN THƯƠNG.
Phần một: Ý ĐỊNH GẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Về kiến thức: Nắm được các biện pháp cơ bản cầm máu tạm thời, cố định
tạm thời gãy xương, hấp nhân tạo và kĩ thuật chuyển thương
- Về kĩ năng: Làm được các động tác cầm máu tạm thời, băng bó cố điịnh
gãy xương, hô hấp nhân tạo.
- Về thái độ: Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật và các nội quy của nhà
trường.
2. Yêu cầu:
- Học sinh nắm chắc nội dung.
- Học sinh nghiêm túc, chú ý quan sát giáo viên làm mẫu.
- Chấp hành các quy định, thủ tục trên thao trường.
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN:
1. Nội dung:
- Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
2. Trọng tâm:
- Cầm máu tạm thời.
3. Thời gian:
- Tổng số 5 tiết
III. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức:
- Lên lớp: Tập trung.
2. Phương pháp:
- Giáo viên: Làm mẫu, diễn giải, giới thiệu, hỏi đáp, nêu vấn đề, giải quyết
vấn đề.
- Học sinh: Nge, ghi chép đầy đủ, thực hiện động tác theo khẩu lệnh, luyện
tập theo nhóm.
IV. ĐỊA ĐIỂM: Sân thể dục trường THPT Lê Quý Đôn long bình tân.
V. VẬT CHẤT:
1. Phục vụ dạy và học: Sân bãi, còi, sách giáo khoa.Đồ băng bó
2. Tài liệu : Giáo án, PPCT, sách giáo khoa
Phần hai: Thục hành bài giảng
I. Tổ chức giảng bài ( 5 phút)
1. Nhận lớp:
- Giáo viên: Duy trì trật tự, kiểm tra sĩ số, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ.
- Học sinh: Tập trung lớp, báo cáo sĩ số lớp, nghe giáo viên phổ biến.
2. Phổ biến các quy định:
- Ngiêm túc chấp hành các quy định của giáo viên, giữ vệ sinh sân bãi
3. Kiểm tra bài cũ
Thời lượng: 5phút
4. Phổ biến ý định giảng bài:
- Cầm máu tạm thời
II. Thực hành giảng bài ( 35 phút)
Hoạt động 1: Cầm máu tạm thời.
Hoạt động của GV
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
* Câu hỏi nhóm 1: nêu một số biện pháp cầm máu tạm thời
thông thường?
Giáo viên nhận xét chốt ý chính:
1. Các biện pháp cầm máu tạm thời
a) Ấn động mạch
b) Gấp chi tối đa
c) Băng ép
d) Băng chèn
e) Băng nút
f) Ga rô
HOẠT ĐỘNG 2: Kĩ thuật cố định tạm thời xương gãy.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
Câu hỏi Nhóm 2:nêu đặc điểm các loại nẹp thường
dùng,các kĩ thuật cố định tạm thời xương gãymà em biết?
Giáo viên nhận xét chốt ý chính:
1) Các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời xương
gãy:
- Nẹp tre, nẹp gỗ: Là loại nẹp thường dùng rất phổ biến, dễ
làm song phải đúng quy cách sau:
+ Chiều rộng của nẹp: 3 – 5cm.
+ Chiều dài của nẹp: tùy thuộc từng chi bị gãy.
+ Chiều dày của nẹp: 0,5 – 0,8cm.
+ Nẹp cẳng tay: 2 nẹp (một nẹp dài 30cm, một nẹp dài
35cm).
+ Nẹp cánh tay: 2 nẹp (một nẹp dài 20cm, một nẹp dài
35cm).
+ Nẹp cẳng chân: 2 nẹp (mỗi nẹp dài 60cm).
+ Nẹp đùi: 3 nẹp (nẹp ngoài dài 120cm, nẹp sau dài 100cm,
nẹp trong dài 80cm).
Kích thước này là tương đối, khi sử dụng cần cắt nẹp cho
phù hợp với kích thước từng người.
- Nẹp Crame là loại nẹp làm bằng dây thép có hình bậc
thang, có thể uốn theo các tư thế cố định.
Hoạt động của HS
- Học sinh nhóm 1 tham
gia thảo luận nhóm.
- Học sinh nhóm 1 cử đại
diện lên thuyết trình,trả lời
câu hỏi.
- Học sinh chú ý nghe
thuyết trình
- Ghi chép bài đầy dủ
- Học sinh nhóm 2 tham
gia thảo luận nhóm.
- Học sinh nhóm 2 cử đại
diện lên thuyết trình,trả lời
câu hỏi.
- Học sinh chú ý nghe
thuyết trình
2. Kĩ thuật cố định tạm thời một số trường hợp xương
gãy.
- Cố định tạm thời xương bàn tay gãy, khớp cổ tay. Dùng
một nẹp tre to bản hoặc nẹp Crame.
- Cố định tạm thời xương cẳng tay gãy: dùng hai nẹp tre
- Ghi chép bài đầy dủ
hoạc nẹp Crame.
- Cố định tạm thời xương cánh tay gãy. Dùng hai nẹp tre
hoặc nẹp Crame.
- Cố định tạm thời xương cẳng chân gãy. Dùng hai nẹp tre
hoặc nẹp Crame.
- Cố định tạm thời xương đùi gãy. Dùng ba nẹp tre hoặc nẹp
Crame.
HOẠT ĐỘNG 3: Các phương pháp hô hấp nhân tạo.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
* Câu hỏi nhóm 3: nêu một số phương pháp thổi ngạt và ép
tim ngoài lồng ngực: là phương pháp dễ làm, đem lại hiệu
quả cao?Cần một người làm hoặc có thể hai người làm?
Giáo viên nhận xét chốt ý chính:
+ Thổi ngạt:
Để người nạn nhân nằm ngửa, kê một chiếc gối hoặc chăn,
màn,... dưới gáy cho đầu ngửa ra sau.
Người cấp cứu quỳ bên phải nạn nhân, dùng một ngón tay
cuốn miếng gạc, hoặc vải sạch đưa vào trong miệng người
bị nạn lau sạch đờm, dãi và các chất nôn,...
Dùng ngón tay bóp kín hai bên mũi, một tay đẩy mạnh cằm
cho miệng há ra, hít một hơi thật dài, áp miệng mình vào
miệng nạn nhân, thổi. Làm liên tiếp với nhịp độ 15 – 20 lần
trên phút.
+ Ép tim ngoài lồng ngực:
Người cấp cứu quỳ bên phải ngang thắt lưng người bị nạn.
Đặt bàn tay phải chống lên bàn tay trái, các ngón tay xen kẽ
nhau, đè lên 1/3 dưới xương ức, các ngón tay chếch sang
trái.
Ép mạnh bằng sức mạnh của cơ thể xuống xương ức người
bị nạn với một lực đủ để lồng ngực lún xuống 2 – 3cm. Với
trẻ nhỏ ép nhẹ hơn.
+ Mỗi lần ép thả lỏng tay cho ngực trở lại vị trí bình
thường. Duy trì với nhịp độ 50 – 60 lần/ phút.
+ Trong trường hợp chỉ có một người làm nên duy trì 2 lần
thổi ngạt, 15 lần ép tim. Nếu có hai người thì duy trì 1 lần
- Học sinh nhóm 3 tham
gia thảo luận nhóm.
- Học sinh nhóm 3 cử đại
diện lên thuyết trình,trả lời
câu hỏi.
- Học sinh chú ý nghe
thuyết trình
- Ghi chép bài đầy dủ
thổi ngạt, 5 lần ép tim. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân
tự thở, tim tự đập thì ngừng.
HOẠT ĐỘNG 4: Kĩ thuật chuyển thương.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
* Câu hỏi nhóm 4: nêu một số cách chuyển thương bệnh
nhân mà em biết?
Giáo viên nhận xét chốt ý chính:
1. Mang vác bằng tay
Mang vác bằng tay thường do một người làm, vì vậy không
đi xa được, có thể vận dụng một số kĩ thuật sau:
Bế nạn nhân.
Cõng trên lưng, đơn giản hơn.
Dìu: áp dụng với người bị thương nhẹ.
Vác trên vai.
2. Chuyển nạn nhân bằng cáng
Đây là cách phổ biến và đảm bảo an toàn nhất
a) Các loại cáng: có nhiều loại khác nhau như:
- Cáng bạt khiêng tay.
- Cáng võng đay, võng bạt.
- Cáng tre hình thuyền.
b) Kĩ thuật cáng thương:
- Đặt nạn nhân lên cáng (hai người làm): Đặt cáng bên cạnh
nạn nhân, hai người quỳ bên cạnh người bị thương đối diện
với cáng, luồn tay dưới nạn nhân. Một người đỡ gáy và
lưng, một người đỡ thắt lưng và nếp khoeo cùng nhấc từ từ
đặt lên cáng.
- Luồn đòn cáng và buộc dây cáng (nếu là cáng cánh võng).
- Đối với người bị gãy xương đùi, tổn thương cột sống, phải
đặt một khung tre vào trong cáng võng, chiều dài khung tùy
theo xương gãy.
- Kĩ thuật cáng thương:
+ Mỗi người cáng cần có một cây gậy dài 140 – 150cm, có
chạc ở giữa để đỡ đòn cáng khi cần nghỉ hoặc đổi vai.
+ Khi cáng trên đường bằng, hai người không đi đều bước
vì cáng sẽ lắc lư, phải giữ tốc độ đều nhau, người đi trước
báo cho người đi sau những chỗ khó đi để tránh.
III. Kết thúc giảng bài (5 Phút)
Học sinh nhóm 4 tham gia
thảo luận nhóm.
- Học sinh nhóm 4 cử đại
diện lên thuyết trình,trả lời
câu hỏi.
- Học sinh chú ý nghe
thuyết trình
- Ghi chép bài đầy dủ
1.Hệ thống nội dung
2.Giải quyết các thắc mắc của học sinh
3. Hướng dẫn học sinh ôn tập và đọc tài liệu ở nhà
4. Nhận xét buổi học
5.Kiểm tra vật chất, học cụ, xuống lớp
Phê duyệt của TTCM
Ngày
tháng
năm 2018
Giáo viên soạn:
NGUYỄN TIẾN DŨNG
TIẾT 3: LUYỆN TẬP: CÁC BIỆN PHÁP CẦM MÁU TẠM THỜI
Phần một: Ý ĐỊNH GẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Về kiến thức: Nắm được mục đích, nguyên tắc và phân biệt các loại chảy
máu
- Về kĩ năng: Làm được các động tác cầm máu tạm thời, băng bó cố điịnh
gãy xương, hô hấp nhân tạo.
- Về thái độ: Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật và các nội quy của nhà
trường.
2. Yêu cầu:
- Học sinh nắm chắc nội dung.
- Học sinh nghiêm túc, chú ý quan sát giáo viên làm mẫu.
- Chấp hành các quy định, thủ tục trên thao trường.
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN:
1. Nội dung:
- Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
2. Trọng tâm:
- Cầm máu tạm thời.
3. Thời gian:
- Tổng số 5 tiết
III. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức:
- Lên lớp: Tập trung.
2. Phương pháp:
- Giáo viên: Làm mẫu, diễn giải, giới thiệu, hỏi đáp, nêu vấn đề, giải quyết
vấn đề.
- Học sinh: Nge, ghi chép đầy đủ, thực hiện động tác theo khẩu lệnh, luyện
tập theo nhóm.
IV. ĐỊA ĐIỂM: Sân thể dục trường THPT Lê Quý Đôn long bình tân.
V. VẬT CHẤT:
1. Phục vụ dạy và học: Sân bãi, còi, sách giáo khoa.Đồ băng bó
2. Tài liệu : Giáo án, PPCT, sách giáo khoa
Phần hai: Thục hành giảng bài
I. Tổ chức giảng bài ( 5 phút)
1. Nhận lớp:
- Giáo viên: Duy trì trật tự, kiểm tra sĩ số, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ.
- Học sinh: Tập trung lớp, báo cáo sĩ số lớp, nghe giáo viên phổ biến.
2. Phổ biến các quy định:
- Ngiêm túc chấp hành các quy định của giáo viên, giữ vệ sinh sân bãi
3. Kiểm tra bài cũ
Thời lượng: 5phút
4. Phổ biến ý định giảng bài:
- Cầm máu tạm thời
II. Thực hành giảng bài ( 35 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức luyện tập
Hoạt động của GV
- GV theo dõi sửa sai và giải đáp thắc mắc.
- Nội dung: Các biện pháp cầm máu tạm thời: Ấn động
mạch; gấp chi tối da; băng ép; băng nút; băng chèn; ga rô.
- Tổ chức và phương pháp: Chia lớp thành 4 nhóm (tổ) tập
luân phiên các nội dung trên. Tổ trưởng phụ trách tổ, giáo
viên phụ trách chung.
- Vật chất bảo đảm: Băng cuộn mỗi tổ 4 bộ; con chèn; dây
ga rô; bông mỡ; gạc y tế.
- Thời gian: mỗi nội dung 8 phút sau đó đổi tập các nội
dung khác.
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc luyện tập.
Hoạt động của HS
- HS tập luyện theo tổ của
mình.
- Tổ trưởng theo quản lí tổ
của mình.
- GV tập trung lớp, nhận xét, giải đáp thắc mắc.
- Lớp tập trung 4 hàng
- Hết thời gian tập luyện giáo viên phát lệnh “thôi tập, về ngang, lắng nghe GV giải
đáp thắc mắc.
vị trí tập trung”. Các tổ dừng tập về vị trí tập trung.
- Củng cố lại nội dung của tiết học, những sai làm thường
mắc trong quá trình thực hiện.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Hướng dẫn tập luyện thêm ở nhà.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK.
III. Kết thúc giảng bài (5 Phút)
1.Hệ thống nội dung
2.Giải quyết các thắc mắc của học sinh
3. Hướng dẫn học sinh ôn tập và đọc tài liệu ở nhà
4. Nhận xét buổi học
5.Kiểm tra vật chất, học cụ, xuống lớp
Phê duyệt của TTCM
Ngày
tháng
năm 2018
Giáo viên soạn
NGUYỄN TIẾN DŨNG
TIẾT 4: LUYỆN TẬP: KĨ THUẬT CỐ ĐỊNH TẠM THỜI XƯƠNG GÃY
Phần một: Ý ĐỊNH GẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Về kiến thức: Nắm được mục đích, nguyên tắc và các loại nẹp thường
dùng trong cố định tạm thời xương gãy.
- Về kĩ năng: Làm được các động tác cầm máu tạm thời, băng bó cố điịnh
gãy xương, hô hấp nhân tạo.
- Về thái độ: Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật và các nội quy của nhà
trường.
2. Yêu cầu:
- Học sinh nắm chắc nội dung.
- Học sinh nghiêm túc, chú ý quan sát giáo viên làm mẫu.
- Chấp hành các quy định, thủ tục trên thao trường.
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN:
1. Nội dung:
- Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
2. Trọng tâm:
- Cầm máu tạm thời.
3. Thời gian:
- Tổng số 5 tiết
III. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức:
- Lên lớp: Tập trung.
2. Phương pháp:
- Giáo viên: Làm mẫu, diễn giải, giới thiệu, hỏi đáp, nêu vấn đề, giải quyết
vấn đề.
- Học sinh: Nge, ghi chép đầy đủ, thực hiện động tác theo khẩu lệnh, luyện
tập theo nhóm.
IV. ĐỊA ĐIỂM: Sân thể dục trường THPT Lê Quý Đôn long bình tân.
V. VẬT CHẤT:
1. Phục vụ dạy và học: Sân bãi, còi, sách giáo khoa.Đồ băng bó
2. Tài liệu : Giáo án, PPCT, sách giáo khoa
Phần hai: Thục hành giảng bài
I. Tổ chức giảng bài ( 5 phút)
1. Nhận lớp:
- Giáo viên: Duy trì trật tự, kiểm tra sĩ số, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ.
- Học sinh: Tập trung lớp, báo cáo sĩ số lớp, nghe giáo viên phổ biến.
2. Phổ biến các quy định:
- Ngiêm túc chấp hành các quy định của giáo viên, giữ vệ sinh sân bãi
3. Kiểm tra bài cũ
Thời lượng: 5phút
4. Phổ biến ý định giảng bài:
- Cầm máu tạm thời
II. Thực hành giảng bài ( 35 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức luyện tập
Hoạt động của GV
- GV phổ biến kế hoạch tập luyện, chia tổ tập luyện.
- Quá trình tập luyện theo dõi sửa sai và giải đáp thắc
mắc.
- Nội dung: Kĩ thuật cố định tạm thời xương gãy: Cố
định tạm thời gãy xương bàn tay, khớp cổ tay; cố
định tạm thời xương cẳng tay gãy; cố định tạm thời
xương cánh tay gãy; cố định tạm thời xương cảng
chân gãy; cố định tạm thời xương đùi gãy.
- Tổ chức và phương pháp: Chia lớp thành 4 nhóm
(tổ) tập luân phiên các nội dung trên. Tổ trưởng phụ
trách tổ, giáo viên phụ trách chung.
- Vật chất bảo đảm: Băng cuộn mỗi tổ 4 bộ.
+ Nẹp cẳng tay: 2 nẹp (một nẹp dài 30cm, một nẹp
dài 35cm).
+ Nẹp cánh tay: 2 nẹp (một nẹp dài 20cm, một nẹp
dài 35cm).
+ Nẹp cẳng chân: 2 nẹp (mỗi nẹp dài 60cm).
+ Nẹp đùi: 3 nẹp (nẹp ngoài dài 120cm, nẹp sau dài
100cm, nẹp trong dài 80cm).
- Thời gian: mỗi nội dung 8 phút sau đó đổi tập các
nội dung khác.
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc luyện tập.
Hoạt động của HS
- HS tập luyện theo tổ của
mình.
- Tổ trưởng theo quản lí tổ của
mình.
- GV tập trung lớp, nhận xét, giải đáp thắc mắc.
- Hết thời gian tập luyện giáo viên phát lệnh “thôi tập,
về vị trí tập trung”. Các tổ dừng tập về vị trí tập trung. - Lớp tập trung 4 hàng ngang,
- Củng cố lại nội dung của tiết học, những sai làm
lắng nghe GV giải đáp thắc
thường mắc trong quá trình thực hiện.
mắc.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Hướng dẫn tập luyện thêm ở nhà.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK.
III. Kết thúc giảng bài (5 Phút)
1.Hệ thống nội dung
2.Giải quyết các thắc mắc của học sinh
3. Hướng dẫn học sinh ôn tập và đọc tài liệu ở nhà
4. Nhận xét buổi học
5.Kiểm tra vật chất, học cụ, xuống lớp
Phê duyệt của TTCM
Ngày
tháng
năm 2018
Giáo viên soạn
NGUYỄN TIẾN DŨNG
TIẾT 5: LUYỆN TẬP: CÁC PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP NHÂN TẠO VÀ KĨ
THUẬT CHUYỂN THƯƠNG.
Phần một: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Về kiến thức: Nắm được nguyên nhân gây ngạt thở, những việc cần làm
ngay khi cấp cứu người bị ngạt thở.
- Về kĩ năng: Làm được các động tác cầm máu tạm thời, băng bó cố điịnh
gãy xương, hô hấp nhân tạo.
- Về thái độ: Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật và các nội quy của nhà
trường.
2. Yêu cầu:
- Học sinh nắm chắc nội dung.
- Học sinh nghiêm túc, chú ý quan sát giáo viên làm mẫu.
- Chấp hành các quy định, thủ tục trên thao trường.
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN:
1. Nội dung:
- Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
2. Trọng tâm:
- Cầm máu tạm thời.
3. Thời gian:
- Tổng số 5 tiết
III. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức:
- Lên lớp: Tập trung.
2. Phương pháp:
- Giáo viên: Làm mẫu, diễn giải, giới thiệu, hỏi đáp, nêu vấn đề, giải quyết
vấn đề.
- Học sinh: Nge, ghi chép đầy đủ, thực hiện động tác theo khẩu lệnh, luyện
tập theo nhóm.
IV. ĐỊA ĐIỂM: Sân thể dục trường THPT Lê Quý Đôn Long Bình Tân.
V. VẬT CHẤT:
1. Phục vụ dạy và học: Sân bãi, còi, sách giáo khoa.Đồ băng bó
2. Tài liệu : Giáo án, PPCT, sách giáo khoa
Phần hai: Thục hành giảng bài
I. Tổ chức giảng bài ( 5 phút)
1. Nhận lớp:
- Giáo viên: Duy trì trật tự, kiểm tra sĩ số, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ.
- Học sinh: Tập trung lớp, báo cáo sĩ số lớp, nghe giáo viên phổ biến.
2. Phổ biến các quy định:
- Ngiêm túc chấp hành các quy định của giáo viên, giữ vệ sinh sân bãi
3. Kiểm tra bài cũ
Thời lượng: 5phút
4. Phổ biến ý định giảng bài:
- Cầm máu tạm thời
II. Thực hành giảng bài ( 35 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức luyện tập
Hoạt động của GV
- GV phổ biến kế hoạch tập luyện, chia tổ tập luyện.
- Quá trình tập luyện theo dõi sửa sai và giải đáp thắc
mắc.
- Nội dung: phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài
lồng ngực và phương pháp Xin – vetstơ.
- Tổ chức và phương pháp: Chia lớp thành 4 nhóm (tổ)
tập luân phiên các nội dung trên. Tổ trưởng phụ trách
tổ, giáo viên phụ trách chung.
- Vật chất bảo đảm: Gạc, vải sạch, gối.
- Thời gian: mỗi nội dung 15 phút sau đó đổi tập các
nội dung khác.
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc luyện tập.
Hoạt động của HS
- HS tập luyện theo tổ của
mình.
- Tổ trưởng theo quản lí tổ
của mình.
- GV tập trung lớp, nhận xét, giải đáp thắc mắc.
- Lớp tập trung 4 hàng ngang,
- Hết thời gian tập luyện giáo viên phát lệnh “thôi tập, lắng nghe GV giải đáp thắc
về vị trí tập trung”. Các tổ dừng tập về vị trí tập trung. mắc.
- Củng cố lại nội dung của tiết học, những sai làm
thường mắc trong quá trình thực hiện.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Hướng dẫn tập luyện thêm ở nhà.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK.
III. Kết thúc giảng bài (5 Phút)
1.Hệ thống nội dung
2.Giải quyết các thắc mắc của học sinh
3. Hướng dẫn học sinh ôn tập và đọc tài liệu ở nhà
4. Nhận xét buổi học
5.Kiểm tra vật chất, học cụ, xuống lớp
Phê duyệt của TTCM
Ngày
tháng
năm 2018
Giáo viên soạn
NGUYỄN TIẾN DŨNG