Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích truyện kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.93 KB, 6 trang )

Phân tích đoạn thơ "Trao duyên" trong "Truyện Kiều" bài văn
1
Duyên phận là của trời cho, không được cưỡng cầu và càng không nên ép buộc,
nhờ vả. Thế nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều) của
Nguyễn Du đã cho mình cái đặc quyền đi "nhờ", "cậy" duyên như vậy. Tác giả đã
phân tích thành công tâm trạng chua xót, đầy đớn đau của Thúy Kiều khi phải trao
mối duyên đầu với Kim Trọng cho em gái là Thúy Vân. Một nghịch cảnh trớ trêu, bất
hạnh.
Đã gọi là duyên thì đến rất tự nhiên, đi tìm cũng không được, duyên đến thì giữ,
duyên đi thì buông tay. Đó là duyên phận của mỗi người, mỗi cuộc đời khi gặp gỡ
nhau. Trong tình yêu thì chữ ''duyên" này càng lớn lao và quan trọng. Nhưng Thúy
Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" đã phải mang chữ duyên của mình gửi nhờ một
người khác.
Nguyễn Du đã chua xót khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều lúc này:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Chỉ với hai câu thơ nhưng biết bao chua xót và dằn vặt, biết bao nước mắt và đau
đớn. Từ "cậy" được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh ngặt nghèo, khó thưa, khó
gửi của Thúy Kiều. Vốn dĩ Thúy Kiều là chị, sẽ không có chuyện "thưa", "lạy" Thúy
Vân bất cứ việc gì; nhưng trong hoàn cảnh này, nàng đã phải làm những việc tưởng
chừng như nghịch lý như vậy. Mối duyên với chàng Kim là mối duyên trời cho,
nhưng số phận của Thúy Kiều giờ nổi trôi, bấp bênh, nàng không muốn phụ chàng,
nên đã muốn cậy nhờ em gái nối tiếp mối duyên dở dang ấy. Câu thơ như cứa vào
lòng người đọc nỗi chua xót cùng cực. Từ "cậy" là điểm nhấn, là sự thành công về
mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du.
Thúy Kiều bắt đầu giãi bày nỗi lòng của mình bằng những câu thơ như dao cắt:
Giữa đường dứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì


Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Đến đây thì người đọc đã thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ 'cậy", nó không còn là
nhờ nữa mà mang tính chất ép buộc, bắt buộc phải làm. Thúy Kiều hiểu được hoàn
cảnh, hiểu được nỗi đau của bản thân mình. Nàng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu,
quyết phụ chàng Kim, chứ không thể phụ cha mẹ. Một người con gái yếu đuối,
mỏng mang nhưng rất mực hiếu thảo. "Gánh tương tư" đã đứt gánh, mối duyên đã
vỡ, nhưng Kiều không muốn chàng Kim đau lòng, nàng chỉ mong Thúy Vân có thể
nối lại mối duyên này. Mặc dù "trao duyên" cho em gái nhưng lòng nàng đau như
cắt. Những hẹn ước, những mong chờ, những kỉ niệm cứ như xát muối vào trong
trái tim người con gái mỏng manh ấy.
Thúy Kiều đã rất khéo léo khi 'cậy" duyên em gái, đã đem chuyện máu mủ để ép
Thúy Vân nên Thúy Vân không thể từ chối được:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương tan
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Thúy Kiều và Thúy Vân đều đang "đến tuổi cập kề'' nhưng nàng lại nhắn nhủ với
Thúy Vân "ngày xuân em còn dài", có thể gánh tiếp mối duyên với chàng Kim, với


người mà Kiều yêu thương. Một sự chua xót đến đau lòng khi Kiều nhắc đến cái
chết, một dự liệu chẳng lành hay là một cuộc đời sẽ chẳng bình an mà nàng sắp
phải mang. Thúy Vân có thể giúp đỡ thì dù mai này có chết Kiều vẫn "ngậm cười
chín suối". Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng, sự lương thiện, sống và yêu hết
lòng mình.
"Trao" đi mối duyên mà bản thân nâng niu, trân trọng là điều đau đớn, chua xót mà
Kiều phải gánh chịu. Nhưng đây là con đường Kiều phải chọn để đi, vì không còn
lựa chọn nào khác nữa. Kiều mong em gái có thể giữ lấy mối duyên mà cô phải
buông bỏ, để không phụ tấm lòng của Kim Trọng.
Và dường như cái chết càng hiển rõ nét trong những lời nói của Kiều:

Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đèn nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Sống trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải được hưởng một
cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn lại phải lựa chọn con đường đi nhiều nước mắt. Cái
chết không phải là kết thúc đối với Kiều, vì nàng còn mang nặng món nợ lớn với đời,
với Kim Trọng. Thúy Kiều chỉ có thể bất lực với tình yêu của mình, mong Kim Trọng
có thể hiểu được. Sự bế tắc và đau khổ trong lòng Thúy Kiều dường như chồng chất
và đè nén không thể thoát ra được. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có sát khí
mạnh, cứa vào lòng người đọc một nỗi đau tận trái tim. Thương cho cô gái yếu đuối,
với trái tim yêu chân thành nhưng lại rơi vào bế tắc cùng cực như vậy.
Đoạn trích "Trao duyên" thực sự khiến người đọc không kìm được cảm xúc khi nghĩ
đến thân phận và nỗi đau mà người con gái hiếu thảo ấy phải gánh chịu. Xã hội bất
công, lòng người bạc bẽo đã đẩy những phận người thấp cổ bé họng vào con
đường không lối. Thúy Kiều và mối tình đứt gánh ấy là minh chứng cho điều đó.

Chí khí anh hùng
Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể nào không nhắc đến "Truyện
Kiều" – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con
người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát.
Đoạn trích "Chí khí anh hùng" trích trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã dành những
lời thơ của mình để nói về Từ Hải – người anh hùng lí tưởng có những phẩm chất
cao đẹp, phi thường.
Có thể nói trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã xây dựng một hình tượng nhân vật
Từ Hải hoàn toàn mới so với hình tượng nhân vật này trong "Kim Vân Kiều truyện"

của Thanh Tâm Tài Nhân, ở "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, hình tượng Từ Hải giống
như một tướng cướp đã bị lược bỏ, thay vào đó là một hình tượng Từ Hải như một
vị anh hùng tuyệt đẹp, phi thường. Hình tượng này là sự hợp nhất của hình tượng
nhân vật có tính ước lệ – là nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du và
hình tượng con người vũ trụ với nét vĩ đại, lớn lao.


Sau khi bị mắc bẫy và rơi vào chốn lầu xanh lần thứ hai, Kiều luôn sống trong tâm
trạng đau khổ, giày vò. Giữa lúc ấy, Từ Hải xuất hiện như một vị cứu tinh giúp Kiều
thoát khỏi chốn lầu xanh đầy nhơ nhớp ấy. Nhưng tình yêu giữa Thúy Kiều và Từ
Hải vẫn không thể nào che khuất đi ước mơ gây dựng một sự nghiệp lớn lao ở con
người này. Đó chính là lí do mà khi mối tình của họ vừa chớm nở được "nửa năm"
thì Từ Hải đã tiếp tục lên đường với khát khao cháy bỏng gây dựng sự nghiệp của
mình:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Mặc dù trong thời gian sáu tháng, tình yêu của họ luôn nồng nàn, cháy bỏng nhưng
với chí lớn và khát khao công danh nghiệp lớn Từ Hải thoắt đã "động lòng bốn
phương". "Lòng bốn phương" ở đây là hình ảnh tượng trưng, ước lệ cho chí nguyện
lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải. Hình ảnh "trời bể mênh mang" cũng mang ý
nghĩa tương tự như vậy. Chúng như một sự ước lệ tạo nên một tầm vóc lớn lao, phi
thường cho Từ Hải. Có thể nói tình yêu hay bất cứ một cái gì cũng không đủ sức để
ngăn cản được bước chân của chàng. Trong cả một tác phẩm dài, Nguyễn Du chỉ
dành duy nhất một từ "trượng phu" cho Từ Hải như thể khẳng định một chí khí lớn ở
chàng. Hình ảnh "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" diễn tả một phong
thái ung dung của người "trượng phu" trên con đường gây dựng sự nghiệp ấy.
Đối với Thúy Kiều, Từ Hải không chỉ như một người chồng mà còn như một vị ân
nhân có ơn vô cùng lớn đã cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh ô nhục. Vì vậy, trước

quyết tâm ra đi vì nghiệp lớn của chồng mình, Thúy Kiều đã xin đi theo để là người
chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:
Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi
Nàng xin đi để được làm trọn chữ "tòng" vì theo nàng thì "xuất giá tòng phu" lấy
chồng thì phải theo chồng, nguyện cùng chồng gánh vác mọi chuyện.
Nhưng lời Từ Hải đã quyết, như để làm an lòng Thúy Kiều:
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Trước lời xin đi theo của Thúy Kiều, Từ Hải như trách Kiều: "Sao chưa thoát khỏi nữ
nhi thường tình"', đó cũng như một lời khuyên Kiều đừng xem nặng quá vấn đề "lấy
chồng là phải theo chồng", hãy xem nhẹ chuyện tình cảm vì sự nghiệp lớn lao của
chồng. Với một quyết tâm, chí khí lớn lao, Từ Hải nói như hứa hẹn sẽ gây dựng
được một cơ đồ to lớn, nắm chắc trong tay "mười vạn tinh binh" và chàng sẽ trở về
để đón Kiều trong "tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời". Lúc thành công quay trở


lại cũng là lúc Từ Hải sẽ "rước nàng nghi gia", đem lại địa vị và danh phận cho
người mà chàng xem là tri âm tri kỉ. Những lời của Từ Hải vào khoảnh khắc tiễn biệt
này càng làm rõ "chí khí anh hùng" của nhân vật này, thay vì những lời nói thể hiện
sự bịn rịn, quyến luyến khi chia tay thì là những ước mơ, sự khẳng định nhất định sẽ
thành công của chàng.
Từ Hải còn thể hiện chí khí của mình ở việc cho rằng Thúy Kiều đi theo sẽ "càng
thêm bận" nhưng sâu thẳm bên trong là sự lo lắng cho Kiều khi đi theo sẽ phải chịu
cực khổ, nay đây mai đó "bốn bể không nhà":
Bằng ngay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Chàng còn dám khẳng định chắc chắn thời gian mà mình sẽ quay về đó là khoảng
thời gian một năm. Từ Hải khuyên Kiều ở nhà đợi chàng trở về trong sự chiến thắng
vẻ vang, hiển hách:
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì.
Cách chia tay của Từ Hải rất khác biệt ở chỗ những lời chia tay được thay bằng
những lời hứa vào một chiến thắng không xa, sự quyến luyến được thay bằng
một quyết tâm vào tương lai.
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
Chàng dứt khoát ra đi với một quyết tâm sắt đá như cánh chim bằng khi đã cất cánh
tung bay trên bầu trời thì phải bay thật xa mới nghỉ cũng như Từ Hải khi đã chiến
thắng, thành công thì mới quay trở về.
Với đoạn trích "Chí khí anh hùng", Nguyễn Du đã xây dựng được một hình tượng
người anh hùng lí tưởng hoàn toàn mới. Có thể nói Nguyễn Du đã thực sự thành
công khi xây dựng hình tượng nhân vật này chính bằng tài năng nghệ thuật thể hiện
ở sự sáng tạo độc đáo và sự đam mê văn chương của mình.

Nỗi thương mình
Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thúy
Vân, Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lọc lừa
nhưng lần Thúy Kiều bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần nàng bị Mã Giám Sinh lừa bán
đến lầu xanh. Nó là bước ngoặt bẻ ngang cuộc đời Thúy Kiều rẽ sang một hướng
khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều rút dao định tự tử nhưng không thành.
Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời. Tiếp đó là
những tháng ngày ê chề nhục nhã của nàng trong vai trò kĩ nữ – gái làng chơi, đem
tấm thân trong ngọc trắng ngà của mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc.
Những ngày Thúy Kiều ở chốn lầu xanh là những ngày nàng vô cùng buồn tủi, tâm



trạng rối bời như tơ vò nghĩ về thân phận, sự tủi nhục của kiếp hồng nhan.Đoạn
trích có một kết cấu khá logic với diễn biến tâm trạng và trớ trêu của cuộc đòi đầy
bất hạnh khi nghe những lời độc thoại nội tâm dầy đau đớn: “Khi tỉnh rượu …xuân là
gì?” Đó cũng là thời điểm mở đầu cho những chuỗi tâm sự nối kết, ngỗn ngang.
Kiều nghĩ đến thân phận mình để rồi “mình lại thương mình xót xa” Kiều xót xa cho
chính bản thân mình. Với nàng, hiện tại như một giấc mơ cay đắng khi nàng sánh
với quá khứ.
Mở đầu đoạn trích Nỗi Thương Mình là tâm trạng đau buồn, tủi hổ đến ê chề của
Thúy Kiều phải nếm trải trong chốn lầu xanh của mụ Tú Bà:
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”
Bốn câu đầu của đoạn trích cho ta thấy rõ hình ảnh lối sống xô bồ, nhơ nhớp và
thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ ở chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã miêu tả thật
sống động bức tranh sinh hoạt ở chốn lầu xanh bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Trong chốn lầu xanh ấy Kiều phải tiếp khách mua vui cho “biết bao” người mà nàng
không thể nào nhớ đươc hay là đếm được, bởi lẻ một điều rằng hằng ngày Kiêu tiếp
khách làng chơi triền miên “suốt đêm, sớm đưa, tối tìm” những từ ngữ ấy đã cho ta
thấy đươc sự nhộn nhịp của chốn lầu xanh, nơi mà Tú Bà ăn nên làm ra.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ: bướm lả ong lơi, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt
đêm” và các điển tích điển cố: “lá gió cành chim”, “Tống Ngọc, Trường Khanh” – chỉ
chung cho loại khách làng chơi phong lưu Nguyễn Du cho thấy tình cảnh của Thúy
Kiều tuy sống trong cảnh lầu xanh tưởng như thanh tao, phong nhã nhưng thực chất
đó chỉ là giả tạo, hằng ngày Kiều phải làm công việc nhơ nhuốc, tiếp đủ các loại
khách đến mua vui.
Điều này cho ta thấy rõ hơn về nỗi bất hạnh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều. Bút
pháp ước lệ giúp Nguyễn Du không tránh né số phận thực tế của Kiều mà vẫn giữ
được chân dung cao đẹp của nàng. Qua đó ta thấy được thái độ trân trọng, cảm

thông của tác giả đối với nhân vật.
Ông đã tái hiện cái hoàn cảnh của Thúy Kiều bằng những sự đối lập nghiệt ngã: một
bên là nước mắt Thúy Kiều – một bên là những cơn say, trận cười triền miên. Do
vậy ở bốn câu thơ đầu, mặc dù chưa được miêu tả trực tiếp, người đọc vẫn thấy
Kiều đang bị cuốn đi trong một cơn lốc vô hình, bị buộc vào cảnh sống nhơ nhớp nơi
nhà chứa. Hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật phải trải qua, hé mở thân phận bẽ
bàng của người kỹ nữ. Nguyễn Du đã mỹ lệ hóa cho cảnh sống ấy bằng một thứ
ngôn ngữ ước lệ rất tài tình: ước lệ theo thành ngữ dân gian, ước lệ theo điển tích
làm cho sự hồi tưởng kiếp sống đớn đau của Kiều trở nên tao nhã hơn. Bởi vì chỉ có
hồi tưởng mới diễn tả hết sức sống chân thật của nội tâm nhân vật, mới thể hiện
đúng nỗi đau, mới nổi bật được phẩm giá và sự chịu đựng giày vò đáng thương của
nhân vật. Đằng sau những câu thơ ấy là tấm lòng cảm thông, trân trọng mà tác giả
dành cho Thúy Kiều




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×