Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính ở các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ YẾN NHI

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH Ở CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành :

Kế toán

Mã số

60340301

:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của bất kỳ ai. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu,


thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục
tài liệu tham khảo của luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2017

Nguyễn Lê Yến Nhi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........1
1.1

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................2

1.2.1

Mục tiêu tổng quát ..................................................................................2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ......................................................................................2


1.3

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3

1.4

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.5

Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3

1.6

Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................4

1.7

Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam ................................4

1.7.1

Các nghiên cứu liên quan trên thế giới ...................................................4

1.7.2

Các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam ....................................................6

1.8


Tổng quan về thị trường tài chính và công cụ tài chính ở Việt Nam ............9

1.9

Kết cấu luận văn .........................................................................................11

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................12
2.1

Các lý thuyết liên quan ...............................................................................12

2.1.1

Lý thuyết ủy nhiệm ...............................................................................12

2.1.2

Lý thuyết tín hiệu ..................................................................................13

2.1.3

Lý thuyết các bên liên quan ..................................................................14

2.1.4

Lý thuyết lập quy ..................................................................................15

2.1.5


Lý thuyết ngẫu nhiên ............................................................................15

2.2

Quy định về trình bày công cụ tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.16

2.2.1

Định nghĩa về công cụ tài chính ...........................................................16


2.2.2

Phân loại công cụ tài chính ...................................................................16

2.2.3

Trình bày công cụ tài chính ..................................................................19

2.2.4

Công bố công cụ tài chính ....................................................................20

2.3

Quy định về trình bày công cụ tài chính ở Việt Nam hiện nay ...................23

2.3.1

Định nghĩa về công cụ tài chính ...........................................................23


2.3.2

Phân loại công cụ tài chính ...................................................................24

2.3.3

Trình bày công cụ tài chính ..................................................................25

2.3.4

Công bố công cụ tài chính ....................................................................26

2.4

Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ...........................................................31

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................37
3.1

Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................37

3.2

Mô hình nghiên cứu ....................................................................................39

3.3

Biến nghiên cứu ...........................................................................................40


3.4

Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................43

3.5

Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................44

CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................46
4.1

Phân tích thống kê mô tả ............................................................................46

4.2

Phân tích hồi qui .........................................................................................47

4.2.1

Phân tích kết quả các kiểm định ..........................................................47

4.2.2

Thảo luận kết quả phân tích dữ liệu .....................................................51

CHƯƠNG 5 - KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN........................................................56
5.1 Các kiến nghị ...................................................................................................56
5.1.1 Kiến nghị đối với công ty niêm yết ...........................................................56
5.1.2 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước .........................................................57
5.1.3 Kiến nghị đối với nhà đầu tư .....................................................................58

5.2 Kết luận về đóng góp của đề tài, hạn chế của đề tài và đề xuất cho hướng
nghiên cứu tiếp theo ...............................................................................................58
5.2.1 Đóng góp của đề tài ...................................................................................58
5.2.2 Hạn chế của đề tài .....................................................................................58
5.2.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................59


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

CCTC

Công cụ tài chính

HĐQT

Hội đồng quản trị

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

HNX


Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

TTCK

Thị trường chứng khoán

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
SỐ
TÊN
HIỆU
Bảng biểu
Bảng tổng hợp kết quả các nhân tố tác động đến mức độ công bố
2.1
thông tin từ các nghiên cứu thực nghiệm
Bảng tổng hợp kết quả các nhân tố tác động đến mức độ công bố
2.2


thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính từ các nghiên cứu
thực nghiệm

3.1

4.1

Thang điểm đánh giá mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ
tài chính
Kết quả phân tích thống kê mô tả cho các biến định lượng trong mô
hình bằng phần mềm SPSS

4.2

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến định tính trong mô hình

4.3

Hệ số hồi qui phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS

4.4

Tóm tắt mô hình phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS

4.5

Phân tích phương sai từ phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS

Hình vẽ
2.1


Mô hình nghiên cứu

Biểu đồ
4.1

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa


1
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1

Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế của Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế theo xu thế toàn cầu

hóa và tự do hóa thương mại của kinh tế thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế của
Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007. Việt Nam hiện là
thành viên của các tổ chức quốc tế như: WTO, ASEAN, APEC; tham gia Diễn đàn
APEC, Diễn đàn ASEM; tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định thương
mại tự do; đặc biệt, vào ngày 04 tháng 02 năm 2016 đã ký Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương. Khi là thành viên của các Tổ chức, Diễn đàn và Hiệp định này,
chính phủ đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại, thực hiện các cam kết
mở cửa thị trường.
Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng của Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và
đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh
doanh thương mại, nhất là rủi ro tài chính. Do đó, quản trị rủi ro tài chính rất quan
trọng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế có nhiều biến động hiện nay. Một

trong những biện pháp để doanh nghiệp kiểm soát rủi ro tài chính là sử dụng công
cụ tài chính; khi sử dụng công cụ tài chính có hiệu quả sinh ra lợi nhuận, có tác
dụng phòng ngừa rủi ro tài chính, nhưng ngược lại có thể làm tình hình tài chính
của doanh nghiệp xấu đi.
Theo IFRS 7 yêu cầu doanh nghiệp phải thuyết minh đầy đủ để người sử
dụng báo cáo tài chính đánh giá được: tầm quan trọng của các công cụ tài chính đối
với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh; bản chất, mức độ rủi ro phát sinh từ
các công cụ tài chính mà doanh nghiệp nắm giữ cùng với cách thức để quản trị các
rủi ro này. Thông tin minh bạch hơn hỗ trợ người sử dụng báo cáo đánh giá tốt hơn
về rủi ro và lợi nhuận thu được để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.
Theo Mensah et al. (2003) thông tin tài chính từ các báo cáo của các công ty
niêm yết qua nhiều thập kỷ là phương tiện truyền thông cho các doanh nghiệp thu


2
hút các nhà đầu tư khi tìm kiếm nguồn đầu tư (Fiador, 2013). Do đó, thông tin trình
bày trên báo cáo tài chính cũng quan trọng đối với các doanh nghiệp khi huy động
vốn trên thị trường vốn hiện nay.
Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với thông tin, việc các công ty công bố
thông tin đầy đủ và kịp thời làm tăng tính minh bạch, từ đó giúp cho nhà đầu tư có
quyết định đầu tư hiệu quả. Điều này làm tăng niềm tin của nhà đầu tư, tăng giá trị
và thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường. Ngược lại, việc công bố thông tin
không tốt có thể làm gia tăng chi phí vốn và dẫn đến phân bổ các nguồn vốn không
hiệu quả. Hiện nay, do hội nhập kinh tế và kinh doanh quốc tế, cùng với sự phát
triển của các hình thức công cụ tài chính ở Việt Nam; các doanh nghiệp niêm yết
Việt Nam sử dụng công cụ tài chính để đầu tư và phòng ngừa rủi ro phổ biến hơn.
Rủi ro phát sinh do sử dụng các công cụ tài chính cùng với tầm quan trọng của
chúng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp cần được trình bày và công bố
trên báo cáo tài chính để các cổ đông và nhà đầu tư ra quyết định.
Vì tầm quan trọng của công cụ tài chính và mức độ trình bày, công bố thông

tin về công cụ tài chính nên tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến mức độ
công bố thông tin về công cụ tài chính ở các công ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” để đánh giá mức độ công bố thông tin công
cụ tài chính các công ty trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và
xác định nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến mức độ công bố.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu là nhận dạng các nhân tố tác động và mức ảnh hưởng
của các nhân tố này đến mức độ trình bày, công bố thông tin công cụ tài chính trên
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết phi tài chính ở Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể
Nhận dạng những nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin công

cụ tài chính.


3
Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu để xác định nhân tố nào có tác
động đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết phi tài chính ở Sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh.
1.3

Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào tác động đến mức độ công bố thông tin công cụ tài

chính trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết phi tài chính trên Sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh năm 2016?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và công
bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính như thế nào?
1.4

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính trên báo cáo tài chính đã

được kiểm toán năm 2016 của các công ty hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính,
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
- Tác động của các nhân tố đến mức độ trình bày và công bố thông tin công
cụ tài chính.
1.5

Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu của

đề tài, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng.
Sử dụng phương pháp định lượng để khảo sát thực trạng các vấn đề cần
nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu, nhận dạng chiều hướng và mức độ
tác động của các nhân tố đến mức độ thông tin công cụ tài chính được trình bày,
công bố trên báo cáo tài chính trong phạm vi các công ty niêm yết phi tài chính trên
Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh năm 2016.
Ngoài ra, tổng hợp lý thuyết được sử dụng để khái quát lý thuyết về các vấn
đề nghiên cứu và các nghiên cứu liên quan, làm cơ sở đề xuất mô hình các nhân tố
tác động đến mức độ thông tin công cụ tài chính được công bố.
Nghiên cứu có sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu.



4
1.6

Ý nghĩa của nghiên cứu
Đóng góp vào lý thuyết các yếu tố tác động đến mức độ trình bày và công bố

thông tin công cụ tài chính trong điều kiện ở Việt Nam.
Xác định nhân tố tác động và mức ảnh hưởng đến mức độ thông tin công cụ
tài chính trình bày và công bố trên báo cáo tài chính ở các công ty niêm yết phi tài
chính trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
1.7

Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam

1.7.1 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tính minh bạch và
mức độ công bố thông tin của một công ty. Owusu-Ansah (1998), Barako et al.
(2006), Mangena và Tauringana (2007), Otchere et al. (2012) cho rằng mức độ tập
trung quyền sở hữu ảnh hưởng đến mức độ thông tin công bố; và theo OwusuAnsah (2005) thời gian công ty hoạt động, sự tồn tại của Ủy ban kiểm toán, quy mô
công ty, khả năng thanh khoản, lợi nhuận, loại công ty kiểm toán ảnh hưởng đến
mức độ thông tin công bố. Huafang và Jianguo (2007) khi xem xét tác động của cơ
cấu sở hữu, thành phần hội đồng quản trị đến mức độ công bố thông tin tự nguyện
của các công ty tại Trung Quốc cho thấy mức độ tập trung quyền sở hữu, mức độ
độc lập của hội đồng quản trị, quy mô công ty, cơ hội phát triển tác động đến mức
độ công bố thông tin. Theo kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị doanh
nghiệp đến báo cáo tài chính của Zhizhong et al. (2011) để cải thiện chất lượng của
thông tin kế toán và giảm tính cơ hội của các nhà quản lý, phải thiết lập quản trị
doanh nghiệp hiệu quả, nâng cao tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị, và

mức độ tập trung sở hữu cổ phần tác động vào khả năng công bố tài chính. Ngoài
ra, ban kiểm toán nội bộ càng có nhiều thành viên có kiến thức kế toán tài chính,
quy mô công ty lớn thì mức độ công bố và minh bạch càng được cải thiện
(Aboagye-Otchere et al., 2012). Không chỉ có các nghiên cứu về mức độ công bố
thông tin nói chung, trên thế giới cũng có các nghiên cứu nhân tố tác động mức độ
thông tin công cụ tài chính được công bố.


5
Chất lượng báo cáo tài chính trở thành một vấn đề quản trị quan trọng kể từ
sự sụp đổ của các công ty nổi tiếng như Enron tại Hoa Kỳ, Bảo hiểm HIH tại Úc,
Barings PLC tại Anh, mà thiệt hại là do công cụ phái sinh (Hassan et al., 2006). Khi
công bố thông tin minh bạch là thành phần quan trọng của chất lượng báo cáo tài
chính, nhóm nghiên cứu Hassan et al. (2006) đã đo lường mức độ minh bạch dựa
trên các chỉ số công bố thông tin được phát triển từ AASB 1033 Trình bày và công
bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của mẫu gồm 137 công ty
ngành khai khoáng niêm yết ở Úc từ năm 1998 đến 2001. Sử dụng phương pháp hồi
qui phân hạng, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa mức độ
thông tin công bố với đặc trưng của doanh nghiệp như quy mô, kết quả kinh doanh,
đòn bẩy tài chính. Công trình nghiên cứu này có một số hạn chế do chỉ đo lường
trên mẫu là các công ty có phản hồi hoặc có trong dữ liệu sẵn có, mức độ sử dụng
công cụ phái sinh của các công ty này là tương đối nhỏ nên có thể làm hạn chế ý
nghĩa của kiểm định thống kê. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã đóng góp vào lý thuyết
kế toán quốc tế về mối quan hệ giữa đặc trưng doanh nghiệp và mức độ công bố
thông tin công cụ tài chính phái sinh.
Lopes và Rodrigues (2007) khi nghiên cứu các yếu tố tác động mức độ
thông tin công cụ tài chính được công bố ở thị trường chứng khoán Bồ Đào Nha đo
lường mức độ công bố dựa trên yêu cầu công bố theo IAS 32 và IAS 39. Dữ liệu
nghiên cứu được lấy từ báo cáo hàng năm và báo cáo tài chính vào năm 2001 của
mẫu gồm 55 công ty niêm yết ở thị trường Euronext Lisbon. Từ kết quả phân tích

hồi qui đơn và hồi qui bội, tác giả kết luận rằng mức độ thông tin công cụ tài chính
được công bố có ảnh hưởng đáng kể bởi quy mô công ty, loại công ty kiểm toán,
tình trạng niêm yết (có niêm yết ở nước ngoài), loại doanh nghiệp (tài chính hay phi
tài chính). Nghiên cứu còn đưa ra phân tích cơ cấu tài chính vốn và các đặc điểm
quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên các đặc điểm trên không có ảnh hưởng ở thời điểm
tác giả tiến hành nghiên cứu. Theo tác giả, hạn chế của nghiên cứu là về kích thước
mẫu, và các báo cáo hàng năm không phải là phương tiện duy nhất mà các công ty
công bố thông tin công cụ tài chính.


6
Nghiên cứu tác động của quản trị doanh nghiệp đối với thực tiễn trình bày
công cụ tài chính của các công ty năng lượng Úc của Taylor et al. (2008) được thực
hiện ngay trước khi bắt buộc áp dụng IFRS tại Úc. Sử dụng dữ liệu từ báo cáo
thường niên của 30 công ty năm 2005 (21 công ty dầu mỏ và 9 công ty khí đốt)
được lựa chọn ngẫu nhiên từ tổng thể 130 công ty năng lượng niêm yết ở Úc, theo
tác giả để phòng ngừa rủi ro các công ty năng lượng thường sử dụng công cụ tài
chính, do tính chất của ngành công nghiệp này cần đầu tư nhiều vốn. Tác giả đo
lường mức độ công bố công cụ tài chính bằng cách sử dụng 120 mục công bố công
cụ tài chính bao gồm bắt buộc và tự nguyện được phát triển từ Chuẩn mực kế toán
Úc AASB 1033 và AASB 132 về trình bày và công bố công cụ tài chính. Qua thống
kê cho thấy các công ty được chọn trong mẫu trình bày và công bố thông tin về
công cụ tài chính khá thấp so với quy định. Kết quả phân tích mô hình hồi qui bội
MLR chỉ ra rằng đặc điểm quản trị công ty là yếu tố quyết định quan trọng, cùng
với đòn bẩy tài chính, quy mô doanh nghiệp, và đặc điểm ngành công nghiệp ảnh
hưởng tích cực mức độ trình bày công cụ tài chính của các công ty. Nghiên cứu cho
thấy cấu trúc quản trị doanh nghiệp hiệu quả đã hỗ trợ các công ty trong chính sách
và thực hiện công bố thông tin, và thông tin công cụ tài chính trong các báo cáo.
Adznan và Nelson (2014) kiểm tra thực tiễn mức độ công bố công cụ tài
chính của các công ty niêm yết Malaysia tuân theo chuẩn mực báo cáo tài chính

Malaysia số 7 (MFRS 7), với các quy định phù hợp với IFRS 7. Nghiên cứu tập
trung mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị công ty với công bố công cụ tài chính. Dựa
trên mẫu là 319 công ty niêm yết, nhìn chung các công ty tuân thủ quy định của
MFRS 7, mặc dù có một số yêu cầu công bố đã bị bỏ qua chẳng hạn như thông tin
kế toán phòng ngừa. Sử dụng mô hình hồi qui đa biến MVR cho thấy mức độ công
bố thông tin bị ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố: phí kiểm toán, tồn tại ủy ban
kiểm toán độc lập.
1.7.2 Các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về mức độ công bố thông tin của một
công ty. Anh Vu et al. (2011) khi nghiên cứu tác động của giám đốc độc lập và cơ


7
cấu sở hữu lên mức độ thuyết minh tự nguyện của những công ty niêm yết Việt
Nam cho thấy mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp Việt Nam
là tương đối thấp, nhà quản lý có sở hữu trong công ty thúc đẩy cung cấp nhiều
thông tin hơn và sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến mức độ công bố thông
tin. Nghiên cứu của Phan Quốc Quỳnh Như (2015) kết luận quy mô công ty, độ tuổi
công ty và thành viên hội đồng quản trị độc lập ảnh hưởng mức độ công bố thông
tin bắt buộc và quy mô công ty, độ tuổi công ty, mức độ phức tạp trong cấu trúc
công ty và mức độ công bố thông tin bắt buộc ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin tự nguyện của những công ty niêm yết Việt Nam. Nguyễn Thị Hồng Em
(2015) khi nghiên cứu mức độ công bố thông tin tự nguyện của những công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở ba nhóm ngành công nghiệp, xây dựng
và tài chính cho rằng mức độ công bố thông tin tự nguyện ở các nhóm ngành khác
nhau và nhân tố quy mô công ty, tỷ số nợ/tổng tài sản ảnh hưởng mức độ công bố
thông tin. Theo Phạm Thị Minh Trang (2015) các nhân tố quy mô Hội đồng quản
trị, tỷ lệ thành viên không điều hành và tỷ lệ thành viên nữ của Hội đồng quản trị
cùng với tỷ lệ vốn thuộc sở hữu của Ban giám đốc ảnh hưởng đến mức độ thông tin
công bố trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Ngô Văn Thống (2016) kết luận

tần suất các cuộc họp của Hội đồng quản trị, chất lượng kiểm toán, quy mô công ty,
lợi nhuận có ảnh hưởng tích cực đến công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo
thường niên của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh. Ngoài ra, có các nghiên cứu về nhân tố tác động đến mức độ thông tin
công cụ tài chính công bố đã được thực hiện ở Việt Nam.
Hà Thị Mỹ (2012) nghiên cứu mức độ thông tin công cụ tài chính được công
bố trên báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam qua 28 ngân hàng
thương mại cung cấp báo cáo tài chính năm 2010 và năm 2011. Sử dụng các kỹ
thuật phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan và phân tích phương sai
(ANOVA), tác giả kiểm định mô hình với bảy nhân tố tác động là: quy mô, lợi
nhuận kinh doanh (ROE), đòn bẩy tài chính, tình trạng niêm yết, loại công ty kiểm
toán, loại hình sở hữu, hội đồng quản trị. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra mô


8
hình gồm sáu nhân tố tác động tích cực đến thông tin công cụ tài chính công bố:
quy mô, lợi nhuận kinh doanh (ROE), đòn bẩy tài chính, tình trạng niêm yết, công
ty kiểm toán, loại hình sở hữu. Nghiên cứu này củng cố và bổ sung lý thuyết về các
nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin công cụ tài chính của Ngân hàng thương
mại.
Phan Thị Thùy An (2015) phân tích dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính năm
2014 của mẫu gồm 100 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp hồi qui tương quan đa tuyến tính để phân tích
mối tương quan giữa các nhân tố tác động và thông tin công cụ tài chính. Tác giả
đưa ra mô hình nghiên cứu gồm bốn nhân tố tác động: quy mô, kết quả kinh doanh,
tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp kiểm toán. Qua kết quả khảo sát cho
thấy tuy chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính về công cụ tài chính của các
công ty được cải thiện đáng kể từ sau khi thông tư 210/2009/TT-BTC được ban
hành nhưng các công ty chưa thực sự tuân thủ những yêu cầu khi trình bày và công
bố công cụ tài chính theo thông tư. Tác giả kết luận là đối với các doanh nghiệp

niêm yết nghiên cứu, có hai nhân tố quan trọng tác động mức độ thông tin công cụ
tài chính được công bố là quy mô tài sản có tác động tích cực và tỷ lệ nợ trên vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp có tác động tiêu cực.
Trên thế giới, những nghiên cứu về nhân tố tác động đến mức độ công bố
thông tin và mức độ công bố thông tin công cụ tài chính của các công ty niêm yết đã
được thực hiện ở nhiều nước khác nhau với các biến nghiên cứu tài chính và phi tài
chính. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về mức độ công bố thông tin xác định ảnh
hưởng của các biến tài chính và phi tài chính; riêng đối với nghiên cứu về công bố
thông tin công cụ tài chính thì Hà Thị Mỹ (2012) có xem xét tác động của các nhân
tố tài chính và phi tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Phan Thị Thùy An (2015)
phân tích dữ liệu của các công ty niêm yết nhưng chỉ xem xét các nhân tố tài chính,
chưa xem xét các nhân tố phi tài chính như đặc điểm quản trị doanh nghiệp. Như
vậy, ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu về nhân tố phi tài chính tác động đến mức
độ công bố thông tin công cụ tài chính của các công ty niêm yết. Từ các điểm trên,


9
tác giả thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ trình bày, công bố
thông tin công cụ tài chính của các công ty niêm yết trong điều kiện ở Việt Nam và
có xây dựng thêm biến phi tài chính.
1.8

Tổng quan về thị trường tài chính và công cụ tài chính ở Việt Nam
Trước năm 1990, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hóa tập

trung, vốn luân chuyển trong nền kinh tế đều do nhà nước quyết định, các công cụ
tài chính chưa xuất hiện.
Sau năm 1990, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, nhiều loại hình doanh nghiệp xuất hiện. Vốn luân chuyển trong hệ
thống tài chính không còn chịu sự chi phối hoàn toàn từ nhà nước, thị trường tài

chính phát triển và xuất hiện nhiều công cụ tài chính.
Ngày 01/4/1990 hình thành kho bạc nhà nước, khi đó, kho bạc nhà nước phát
hành tín phiếu ngắn hạn nhằm huy động vốn giúp chính phủ cân đối ngân sách tạm
thời.
Ngày 10/7/1993 ban hành quyết định số 132/QĐ-NH14 thành lập thị trường
nội tệ liên ngân hàng. Lúc này quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng gần như
không phát sinh hoặc phải thông qua trung gian là ngân hàng nhà nước.
Năm 1994 thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thay cho trung tâm
giao dịch ngoại tệ được thành lập năm 1991 để tạo một thị trường có tổ chức cho
giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại.
Trước 1995, tín phiếu kho bạc được phát hành dưới hình thức bán lẻ, đến
năm 1995 thực hiện phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc đầu tiên, từ đó, Bộ Tài chính
phát hành tín phiếu kho bạc đấu thầu qua ngân hàng nhà nước theo phương thức
chiết khấu. Ngoài ra, kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu với kỳ hạn từ một năm
trở lên được bán lẻ qua hệ thống kho bạc nhà nước, sau đó nhiều loại trái phiếu với
kỳ hạn và lãi suất khác nhau được phát hành. Trái phiếu được tự do chuyển nhượng,
cầm cố giúp cho thị trường tài chính Việt Nam phát triển hơn.


10
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính,
để xây dựng một thị trường tài chính lành mạnh thì thị trường chứng khoán giữ vai
trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày
28/11/1996 theo Nghị định số 75-CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ
thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường
chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị
trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển thị trường
chứng khoán ở Việt Nam, làm cơ sở cho sự ra đời thị trường chứng khoán Việt
Nam sau này.

Ngày 11/7/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng
khoán và thị trường chứng khoán; Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành
lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây
là các văn bản pháp lý quan trọng đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng thị
trường chứng khoán ở Việt Nam.
Ngày 20/7/2000 TTCK Việt Nam ra đời với việc khai trương Trung tâm
Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSTC), phiên giao dịch đầu tiên
chính thức được tổ chức với 2 cổ phiếu niêm yết là REE và SAM với số vốn là 270
tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày
08/3/2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC) được thành lập. Đến
ngày 08/8/2007 Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chuyển
thành Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) theo Quyết định
số 599/2007/QĐ-TTg; ngày 02/01/2009 Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội
chuyển thành Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) theo quyết định số
01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo thống kê thì tổng giá trị giao dịch trong năm 2016 của Sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 613.122, 27 tỷ đồng, Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX) là 129.651,79 tỷ đồng.


11
Vào ngày 10/8/2017 thị trường chứng khoán phái sinh chính thức hoạt động.
Trong giai đoạn đầu, thị trường mới triển khai chứng khoán phái sinh hợp đồng
tương lai với hai loại hợp đồng cụ thể là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu
(VN30 và HNX 30) và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5
năm), đây là tiền đề để thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam phát triển.
1.9

Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 nêu rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài và giới thiệu phương pháp

nghiên cứu sử dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Chương này cũng trình bày kết quả các nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên
quan đến đề tài. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên đã nhận dạng
một số nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin và thông tin công cụ tài
chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện ở các quốc gia khác nhau và
còn một số hạn chế trong nghiên cứu về mẫu, biến nghiên cứu. Do nghiên cứu về
mức độ trình bày, công bố thông tin công cụ tài chính cho các công ty niêm yết thực
hiện ở Việt Nam chưa đánh giá các nhân tố phi tài chính, tác giả lựa chọn nghiên
cứu đề tài này ở Việt Nam góp phần đóng góp vào lý thuyết nghiên cứu trong điều
kiện ở Việt Nam.


12
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

Các lý thuyết liên quan

2.1.1 Lý thuyết ủy nhiệm
Jensen và Meckling (1976) định nghĩa mối quan hệ ủy nhiệm như một hợp
đồng theo đó một hoặc nhiều người (bên ủy nhiệm) liên kết với một người khác
(bên được ủy nhiệm) thực hiện một số dịch vụ thay họ, bao gồm việc ủy thác một số

quyền ra quyết định cho bên được ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai
bên ủy nhiệm và được ủy nhiệm đều tối đa hóa lợi ích của mình, do đó, bên được ủy
nhiệm sẽ không luôn luôn hành động tốt nhất cho lợi ích của bên ủy nhiệm. Khi bên
ủy nhiệm đưa ra các khuyến khích thích hợp và các chi phí theo dõi để hạn chế hoạt
động sai lệch của bên được ủy nhiệm và các thiệt hại còn lại làm giảm lợi ích của
bên ủy nhiệm do quyết định của bên được ủy nhiệm làm phát sinh chi phí ủy nhiệm.
Cho đến nay hàng triệu cá nhân đầu tư tài sản vào các công ty đã ủy nhiệm cho các
nhà quản lý trên cơ sở các hợp đồng phức tạp trong đó phân định các quyền của các
bên liên quan. Sự phát triển của hình thức công ty cũng như sự tăng trưởng trong
giá trị thị trường của các công ty cho thấy các chủ nợ và các nhà đầu tư đã được gia
tăng lợi ích mặc dù có tồn tại chi phí ủy nhiệm.
Lý thuyết ủy nhiệm thừa nhận rằng việc tách quyền sở hữu và quản lý, được
ghi nhận trong việc thành lập công ty thường đi kèm cùng với vô số các vấn đề ủy
nhiệm. Cuộc xung đột lợi ích này giữa ban quản lý và các cổ đông đã làm phát sinh
rất nhiều công cụ trong nỗ lực để kiểm soát các hành vi cơ hội của các nhà quản lý
doanh nghiệp, và cơ cấu quản trị doanh nghiệp đã trở thành công cụ chính được sử
dụng trong việc cân đối lợi ích giữa ban quản lý doanh nghiệp với các cổ đông
(Fama và Jensen, 1983). Theo Jensen và Meckling (1976), những mâu thuẫn ủy
nhiệm tiềm tàng do việc tách quản lý và sở hữu trong các công ty hiện đại trở nên
lớn hơn, nơi quyền sở hữu bị phân tán do cổ phiếu được nắm giữ bởi nhiều người
hơn. Điều này là bởi vì nếu cổ phiếu được nắm giữ rộng rãi sẽ phân tán lợi ích giữa
các bên ký kết hợp đồng (Fama và Jensen, 1983). Tính minh bạch của thông tin về
tài chính có thể giảm thiểu xung đột về lợi ích giữa các cổ đông và các nhà quản lý


13
do việc tách quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp (Jensen và Meckling,
1976), do các nhà quản lý công bố thông tin để chứng minh rằng họ đang hành động
vì lợi ích tốt nhất của chủ sở hữu. Lý thuyết dự đoán rằng chi phí ủy nhiệm sẽ khác
nhau với các đặc điểm khác nhau của công ty, như quy mô, đòn bẩy và tình trạng

niêm yết. Chẳng hạn lý thuyết có thể cho thấy các công ty có mức vốn vay cao sẽ
công bố nhiều thông tin hơn để đáp ứng nhu cầu của chủ nợ. Thông qua các công ty
công bố thông tin nhiều hơn cố gắng giảm chi phí vốn bằng cách giảm sự không
chắc chắn của nhà đầu tư.
Vận dụng lý thuyết ủy nhiệm, bài viết xây dựng giả thuyết nghiên cứu và dự
đoán chiều hướng tác động của các nhân tố quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, mức
độ tập trung quyền sở hữu, sự độc lập của hội đồng quản trị tác động đến mức độ
thông tin công cụ tài chính được công bố.
2.1.2 Lý thuyết tín hiệu
Theo Connelly (2011) lý thuyết tín hiệu là hữu ích cho việc mô tả hành vi
khi hai bên là cá nhân hoặc tổ chức có thể tiếp cận thông tin khác nhau. Thông
thường, bên người gửi phải lựa chọn có thực hiện hay không và làm thế nào để
truyền thông tin đó, và bên người nhận phải lựa chọn giải thích các tín hiệu như thế
nào. Theo đó, lý thuyết tín hiệu có vai trò đáng chú ý trong lý thuyết quản trị bao
gồm cả quản trị chiến lược, doanh nghiệp và nguồn nhân lực. Lý thuyết tín hiệu cơ
bản là có liên quan với việc giảm sự bất cân xứng thông tin giữa hai bên (Spence,
2002). Lý thuyết tín hiệu đã được Spence (1973) phát triển để giải thích hành vi
trong thị trường lao động nhưng có thể giúp giải thích việc công bố thông tin trong
kinh doanh. Trong kinh doanh, người phát tín hiệu là người bên trong doanh nghiệp
như giám đốc điều hành, nhà quản lý; họ có thông tin nội bộ tiêu cực hoặc tích cực
và người phát tín hiệu thường có xu hướng không truyền thông tin tiêu cực ra bên
ngoài dẫn đến bất cân xứng thông tin. Người nhận có thể căn cứ thông tin thu được
để ra quyết định, do đó sự hữu ích của tín hiệu đối với người sử dụng phụ thuộc vào
chất lượng thông tin. Sử dụng lý thuyết tín hiệu, Zhang và Wiersema (2009) đề xuất
đặc điểm của giám đốc điều hành, đội ngũ quản lý và chất lượng báo cáo tài chính


14
của công ty gửi tín hiệu quan trọng đến cộng đồng đầu tư, nhà đầu tư sử dụng các
đặc điểm trên để phân biệt chất lượng của các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra

công chúng ở các công ty. Các nhà quản lý của các công ty chất lượng cao hơn sẽ
muốn phân biệt mình với các công ty có chất lượng thấp thông qua việc công bố
thông tin tự nguyện.
Vận dụng lý thuyết tín hiệu, bài viết xây dựng giả thuyết nghiên cứu và dự
đoán chiều hướng tác động của nhân tố đòn bẩy tài chính tác động đến mức độ
thông tin công cụ tài chính được công bố.
2.1.3 Lý thuyết các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan được đưa ra bởi Freeman vào năm 1984 như là
một đề xuất quản lý chiến lược của các tổ chức cuối thế kỷ hai mươi. Freeman xác
định các bên liên quan là bất kỳ cá nhân hay nhóm người bị ảnh hưởng hoặc có thể
ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức. Mối quan hệ các bên liên quan với tổ chức
giúp họ được hưởng lợi ích từ hành động của tổ chức hoặc ngược lại tổ chức có thể
gây hại hoặc ảnh hưởng đến quyền của họ (Freeman, 2001); như vậy họ bao gồm
các cổ đông, các nhà quản lý của công ty, cộng đồng, khách hàng, nhân viên, nhà
cung cấp và các cơ quan quản lý. Các bên liên quan quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của công ty, vì vậy các nhà quản lý thực hiện quản lý và tích hợp các mối
quan hệ và lợi ích của cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng
nhằm đảm bảo sự thành công lâu dài của công ty. Cách tiếp cận bên liên quan nhấn
mạnh quản lý chủ động trong môi trường kinh doanh, các mối quan hệ và lợi ích
chung. Các bên liên quan có thể sẽ sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính để giúp
đánh giá uy tín của công ty và đưa ra các quyết định kinh tế (Bowen, 1995), do đó
thông tin trên báo cáo tài chính là quan trọng đối với các bên liên quan và các công
ty, bao gồm cả các thông tin công cụ tài chính.
Vận dụng lý thuyết các bên liên quan, bài viết xây dựng giả thuyết nghiên
cứu và dự đoán chiều hướng tác động của nhân tố đòn bẩy tài chính và công ty kiểm
toán tác động đến mức độ thông tin công cụ tài chính được công bố.


15
2.1.4 Lý thuyết lập quy

Có nhiều dạng đại diện cơ bản cho lý thuyết lập quy, nhưng thường phổ biến
ở ba dạng sau:
- Lý thuyết lợi ích xã hội: được phát triển bởi Pigou vào năm 1932, lý thuyết
này cho rằng cần thiết lập các quy định để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong việc
điều chỉnh sự bất công hoặc không hiệu quả của giá cả thị trường; từ đó bảo vệ lợi
ích chung của xã hội. Trong lĩnh vực kế toán, lý thuyết này là cơ sở thiết lập các tổ
chức lập quy về kế toán.
- Lý thuyết nắm giữ còn gọi là lý thuyết nhóm lợi ích: cho rằng các nhóm lợi
ích trong xã hội thường yêu cầu các quy định được thiết lập để tối đa hóa lợi ích của
các thành viên trong nhóm. Theo Stigler (1971) thì các nhóm lợi ích sẽ sử dụng
quyền lực để tác động vào chính phủ nhằm ban hành các luật và quy định theo cách
có lợi cho họ.
- Lý thuyết lợi ích cá nhân: giả định rằng những người có trách nhiệm trong
các tổ chức lập quy thường hành xử dựa trên lợi ích cá nhân của họ. Theo Watts và
Zimmerman (1978), khi các cá nhân tối đa hóa lợi ích của mình dẫn đến các công ty
thực hiện vận động hành lang những người trong cơ quan ban hành luật, chuẩn mực
kế toán để ban hành các quy định, chuẩn mực kế toán có lợi.
Vận dụng lý thuyết lập quy, bài viết xây dựng giả thuyết nghiên cứu và dự
đoán chiều hướng tác động của nhân tố mức độ tập trung quyền sở hữu tác động
đến mức độ thông tin công cụ tài chính được công bố.
2.1.5 Lý thuyết ngẫu nhiên
Lý thuyết này cho rằng không có duy nhất một hệ thống quản trị hiệu quả
nào phù hợp cho tất cả các tổ chức và cho mọi hoàn cảnh; do những đặc điểm riêng
của hệ thống và hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào các đặc thù riêng của tổ chức và
các nhân tố thuộc về hoàn cảnh (Otley, 1980; Ferreira và Otley, 2009).
Nghiên cứu của Lopes và Rodrigues (2007) sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên để
xây dựng các biến nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết phản ánh các đặc điểm của


16

công ty ở Bồ Đào Nha liên quan đến cấu trúc vốn, đặc điểm của mô hình quản trị
công ty ảnh hưởng mức độ thông tin công cụ tài chính được công bố .
Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên, tác giả kỳ vọng các nhân tố đòn bẩy tài
chính, sự độc lập của hội đồng quản trị có tác động đến mức độ thông tin công cụ
tài chính được công bố.
2.2

Quy định về trình bày công cụ tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế

2.2.1 Định nghĩa về công cụ tài chính
Theo IAS 32 (được sửa đổi vào năm 2011), đoạn 11 định nghĩa công cụ tài
chính (CCTC), tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, công cụ vốn chủ sở hữu:
“Công cụ tài chính là bất cứ hợp đồng nào làm phát sinh tài sản tài chính cho
một đơn vị và nợ phải trả tài chính hay công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác.”
“Tài sản tài chính bao gồm: tiền; công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác;
quyền nhận được tiền hay tài sản tài chính khác từ đơn vị khác, hay quyền trao đổi
tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có lợi
cho đơn vị; một hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng công cụ vốn chủ sở
hữu của đơn vị”.
“Nợ phải trả tài chính là bất kỳ trách nhiệm bao gồm: một nghĩa vụ theo hợp
đồng để chuyển giao tiền hoặc tài sản tài chính khác cho đơn vị khác, hay trao đổi
tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo điều kiện bất lợi đối
với đơn vị; một hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng công cụ vốn chủ sở
hữu của đơn vị.”
“Công cụ vốn chủ sở hữu là bất cứ hợp đồng nào chứng minh phần lợi ích
còn lại trong tài sản của một đơn vị sau khi trừ tất cả các khoản nợ phải trả của đơn
vị.”
2.2.2 Phân loại công cụ tài chính
Yêu cầu của IAS 32, đoạn 15 thì người phát hành CCTC cần phân loại
CCTC, hay các thành phần của nó khi ghi nhận ban đầu phù hợp với bản chất của

hợp đồng và các định nghĩa của nợ tài chính, tài sản tài chính và công cụ vốn chủ sở
hữu.


17
- Phân loại tài sản tài chính:
Theo IFRS 9 (tháng 07/2014), đoạn 4.1 thì đơn vị nên phân loại tài sản tài
chính thành hai loại: những tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý và các tài
sản tài chính sau ghi nhận ban đầu được đo lường theo nguyên giá phân bổ trên cơ
sở sau:
+ Mô hình kinh doanh của đơn vị để quản lý tài sản tài chính,
+ Các đặc điểm dòng tiền theo hợp đồng của tài sản tài chính.

 Tài sản tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ:
IFRS 9, đoạn 4.1.2 quy định một tài sản tài chính nên được đo lường theo
nguyên giá phân bổ nếu thỏa mãn cả hai điều kiện:
(i) mục đích nắm giữ của đơn vị là thu về các dòng tiền theo hợp đồng ;
(ii) điều kiện hợp đồng của tài sản tài chính xác định ngày thanh toán tiền
gốc và lãi, tiền lãi tính trên số tiền gốc chưa thanh toán.

 Tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý:
Một tài sản tài chính nếu không được đo lường theo nguyên giá phân bổ thì
phải xếp vào nhóm đo lường theo giá trị hợp lý.
Tài sản tài chính được đo lường theo giá trị hợp lý gồm: chênh lệch giá trị
hợp lý được ghi nhận vào kết quả kinh doanh (FVTPL) và chênh lệch giá trị hợp lý
được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác (FVOCI).
Đoạn 4.1.2A của IFRS 9 quy định một tài sản tài chính nên được đo lường
theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác
(FVOI) nếu thỏa mãn hai điều kiện:
(i) tài sản tài chính được nắm giữ với cả hai mục đích là thu về các dòng tiền

theo hợp đồng và bán tài sản tài chính;
(ii) điều kiện hợp đồng của tài sản tài chính xác định ngày thanh toán tiền
gốc và lãi, tiền lãi tính trên số tiền gốc chưa thanh toán.
Theo đoạn 4.1.4 của IFRS 9: “Tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý
với chênh lệch giá trị hợp lý ghi nhận vào kết quả kinh doanh (FVTPL) nếu không
được đo lường theo nguyên giá phân bổ hoặc theo giá trị hợp lý mà chênh lệch giá


18
trị hợp lý ghi nhận thu nhập tổng hợp khác (FVOCI). Tuy nhiên, đơn vị có thể lựa
chọn ngay từ khi ghi nhận ban đầu cho các khoản đầu tư đặc biệt công cụ vốn chủ
sở hữu được đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý ghi nhận vào
kết quả kinh doanh thay vì theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý ghi nhận
vào thu nhập tổng hợp khác.”
“Khi ghi nhận ban đầu, tài sản tài chính được đơn vị lựa chọn đo lường theo
giá trị hợp lý với chênh lệch ghi nhận vào kết quả kinh doanh nhằm loại bỏ hoặc
giảm đáng kể sự không thống nhất khi ghi nhận hoặc đo lường trên cơ sở đo lường
khác”. (IFRS 9, đoạn 4.1.5).
- Phân loại nợ phải trả tài chính:
+ Đoạn 4.2.1 của IFRS 9 quy định “một đơn vị nên phân loại tất cả các
khoản nợ phải trả tài chính được đo lường theo nguyên giá phân bổ, ngoại trừ:
(i) Nợ phải trả tài chính đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch ghi nhận
vào kết quả kinh doanh, như nợ phải trả, công cụ tài chính phái sinh mà là nợ phải
trả
(ii) Nợ phải trả tài chính phát sinh khi chuyển nhượng một tài sản tài chính
không đủ điều kiện dừng ghi nhận hoặc các điều kiện liên quan được áp dụng.
(iii) Hợp đồng bảo lãnh tài chính
(iv) Cam kết cho vay với lãi suất thấp hơn thị trường
(v) Nghĩa vụ phải thanh toán được ghi nhận bởi bên mua trong hợp nhất kinh
doanh áp dụng theo IFRS 3.”

+ Nợ phải trả tài chính được đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá
trị hợp lý ghi nhận vào kết quả kinh doanh (FVTPL) khi thỏa mãn điều kiện sau:
“ (i) Được lựa chọn đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý
ghi nhận vào kết quả kinh doanh ngay từ khi ghi nhận ban đầu, làm giảm đi tính
không thống nhất trong ghi nhận và đo lường phát sinh khi đo lường tài sản và nợ
phải trả tài chính hay ghi nhận lãi hoặc lỗ theo cơ sở đo lường khác.


×