BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
ONG QUỐC THOẠI
THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
ONG QUỐC THOẠI
THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Ong Quốc Thoại mã số học viên là học viên lớp Cao học Luật Khóa
25 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh,
là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Thực tiễn thực hiện pháp luật
quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013
– 2015” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một
số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể
kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách
quan và trung thực.
Học viên thực hiện
Ong Quốc Thoại
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Như chúng ta đã biết, luật Bảo hiểm xã hội số 58 được Quốc hội thông qua
ngày 20/11/2014, có hiệu lực từ 01/01/2016. Luật mới có những thay đổi về đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội cũng như quy định về nghĩa vụ và quyền hạn của chủ thể
tham gia Bảo hiểm xã hội. Trong đó có thêm một số đối tượng bắt buộc như người lao
động có hợp đồng lao động từ một tháng trở lên, người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam có giấy phép được các cơ quan có thẩm quyền cấp.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội
cho người lao động 1 cách đầy đầy đủ và đúng hạn. Điều này cho thấy rằng công tác
quản lý thu bảo hiểm xã hội có nhiều vấn đề vướng mắc cần giải quyết. Mặt khác,
công tác thanh tra - kiểm tra việc thực hiện luật bảo hiểm xã hội cũng có vai trò quan
trọng đối với việc hoàn thiện công tác quản lý bảo hiểm xã hội.
Thực tiễn ngày nay cho thấy việc quản lý thu và thanh tra - kiểm tra việc thực
hiện luật bảo hiểm xã hội ngày càng có nhiều vướng mắc, bất cập, thông qua báo chí
thì ta đễ dàng nhận thấy những khó khăn này.
Một số khó khăn trong quá trình khởi kiện và truy thu nợ đọng bảo hiểm xã hội
còn tồn tại cho đến ngày nay là: nhiều doanh nghiệp không có tài sản riêng, toàn bộ
máy móc, nhà xưởng thì đi thuê mướn đến khi vỡ nợ thì không trả nợ. Cạnh đó nhiều
vụ tòa tuyên án rồi nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội không có cách nào thu hồi được nợ
vì phía công ty ngưng hoạt động, chủ bỏ trốn.
Trước thực tiễn đó thì tác giả thấy rằng cần phải có những biện pháp chế tài
mạnh hơn nhằm ngăn chặn những việc làm sai trái của doanh nghiệp nhằm trục lợi cho
riêng mình. Cơ quan BHXH cũng cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng có liên
quan để công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ngày một tốt hơn. Nhà nước và Chính
phủ cần điều chỉnh và tạo môi trường pháp lý để mọi người thực hiện bảo hiểm xã hội
nghiêm túc và trung thực.
Tác giả chọn đề tài này nhằm nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị để cho
công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ngày càng tốt hơn và người lao động sẽ ngày
càng yên tâm làm việc hơn.
Từ khóa: công tác thu BHXH, khởi kiện nợ BHXH
ABSTRACT
As we know, Social Security Law No.58 has been passed by National Asembly
on Nov 20, 2014 and valid since Jan 1st, 2016. The new Law with some changing on
coverage scope, point out regulation of rights and liability of social insurance
obligator. In that, the Law adds new groups of subjects to be covered by compulsory
rule as workers under labor contracts of a difinite term one full month and over,
foreigners working in Vietnam who has work permits or licenses issued by competent
Vietnamese authorities.
However, not all employers took their responsibility for contributing to social
insurance fund fully and timely. This shows that the contribution management of
social insurance has many problems to solve. Besides this, the work of inspecting on
social insurance implementation also plays an important role in improving and
strenthening the social insurance management.
In realistic, the contribution management and the inspecting get more and more
difficulties and obstacles. It easy to see them by media.
Some difficulties in litigation and premium debt clawback are many employers
have not enough own assets, their properties were mortgaged. The debt is always
precarious. Althought the court has sentenced but social insurance agency has no way
to recover the debt because the company not to declare bankrupt but stopped
operating, the owner has gone.
Face to them, the author recognize that it is necessary to have stronger sanctions
in order to prevent the violate the law from employers for their individual purposes.
Social insurance agency should be supported from relevant authorities for premium
collecting is in better. The State and the Government should adjust and create legal
environment for anybody to take social insurance seriously and faithfully.
The author chooses this topic to study and make out some recommendations so,
the management of social insurance contribution would better and the employees
would more comfortable working.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, nền kinh tế nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không
ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH),
Bảo hiểm y tế (BHYT) đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp
phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Bản chất của BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Trên cơ sở đóng góp
vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện, BHYT là hình thức bảo hiểm mang
tính cộng đồng chia sẻ sâu sắc được áp dụng trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe cho mọi người, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực
hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT.
Ở Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn và nhiều quá trình sửa đổi, hoàn thiện thì
đến năm 2006 Luật bảo hiểm xã hội đã được thông qua và có hiệu lực vào 01/01/2007.
Từ đây một văn bản quy phạm pháp luật đã chính thức hiện thực hóa việc tham gia
bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động một cách có hiệu quả và
tối ưu nhất.
Và mới đây nhất là năm 2014, luật Bảo hiểm xã hội số 58 được quốc hội thông
qua ngày 20/11/2014, có hiệu lực từ 01/01/2016. Luật mới có những thay đổi về đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội cũng như quy định về nghĩa vụ và quyền hạn của chủ
thể tham gia Bảo hiểm xã hội.
Trong các khâu của BHXH thì công tác quản lý thu là quan trọng nhất, quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Việc thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời tạo điều kiện cho công tác chi trả các chế độ BHXH đúng quy định, đảm bảo cuộc
sống cho người tham gia khi họ bị mất hoặc giảm nguồn thu nhập do giảm hoặc mất
khả năng lao động. Ngoài ra, công tác thu được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần
tăng trưởng quỹ BHXH, khi đó quỹ BHXH sẽ hạch toán độc lập với ngân sách Nhà
nước, chủ động được nguồn chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH.
Những năm qua công tác quản lý thu BHXH tại BHXH thành phố Hồ Chí
Minh đã đạt được một số kết quả quan trọng như: số lao động và đơn vị sử dụng lao
động tham gia BHXH bắt buộc tăng, số thu BHXH luôn hoàn thành vượt mức kế
hoạch mà ngành BHXH giao cho. Tuy nhiên, BHXH thành phố Hồ Chí Minh cũng
1
không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế trong công tác thu như: còn nhiều doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chưa tham gia BHXH, nhiều chủ sử dụng lao động vẫn cố
tình lách luật, tham gia BHXH mang tính đối phó, cầm chừng, NLĐ do áp lực về việc
làm không dám đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tình trạng các đơn
vị nợ đọng BHXH làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ cho NLĐ.
Trong quá trình công tác tại BHXH thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày tác giả
có điều kiện tiếp xúc và làm việc với người lao động cũng như người sử dụng lao
động do đó tác giả có nhận thấy một số vướng mắc trong quản lý thu ảnh hưởng phần
lớn đến người quyền lợi của người lao động. Từ nhận thức những vấn đề nêu trên tác
giả đã chọn đề tài: "Thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015" làm đề tài cho luận văn
của mình nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, lĩnh vực BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng
đã và đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đã có một số công trình nghiên
cứu về BHXH với những cách tiếp cận khác nhau, được đề cập và thể hiện trong một
số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ khác. Cụ thể như:
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ 1996. Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và một số
biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu. Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Châu,
BHXH Việt Nam. Đây là một trong những đề tài được thực hiện sớm nhất kể từ khi
ngành BHXH Việt Nam được thành lập (1995). Đối tượng nghiên cứu của đề tài là
quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam với vai trò là cơ quan cấp Trung ương quản
lý về BHXH, trong công cuộc đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra. Phạm
vi nghiên cứu trên toàn quốc. Đề tài đã đánh giá kết quả công tác thu BHXH thời kỳ
kế hoạch hóa tập trung, bao cấp là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chính sách
BHXH, phân tích thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt Nam
đối với quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam khi mà Nhà nước đang mở ra một
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế, thu hút đầu
tư nước ngoài đòi hỏi phải đổi mới chính sách pháp luật quy định về thu BHXH nhằm
đảm bảo mở rộng đối tượng NLĐ và NSDLĐ thuộc các thành phần kinh tế tham gia
đóng BHXH đầy đủ. Đáp ứng thực tiễn phong phú, đa dạng về các mức tiền lương,
tiền công làm căn cứ đóng BHXH, hình thức đóng BHXH đồng thời có cơ chế quản lý
số tiền thu BHXH từ cấp địa phương đến trung ương. Đề tài đã đóng góp những
nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa thực tiễn về xây dựng hệ thống biểu mẫu thu BHXH,
phương thức thực hiện thu BHXH từ địa phương đến trung ương, quản lý quỹ BHXH
2
ũng như hình thức, phạm vi đầu tư tăng trưởng một phần quỹ BHXH góp phần tạo lập
bền vững và cân đối quỹ BHXH về lâu dài.
Đề tài cấp Bộ, 2007. Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi
thực hiện Luật BHXH”. Chủ nhiệm đề tài Phạm Đỗ Nhật Tân, Bộ Lao động thương
binh và Xã hội. Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH đã được các nhà nghiên cứu khoa
học xã hội và tổ chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị tới Chính phủ Việt Nam từ
khi xây dựng Luật BHXH. Khi mà nguồn hình thành và quản lý các quỹ thành phần
như là quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN, trong đó quỹ BHXH chia thành các quỹ
thành phần như là: quỹ chi trả chế độ hưu trí, tử tuất (dài hạn); quỹ chi trả chế độ ốm
đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
ngắn hạn). Việc hình thành nên các quỹ này là từ nguồn thu BHXH bắt buộc. Chính vì
thế mà đề tài đã hệ thống các quy định của Nhà nước về đối tượng thu, mức thu, cách
thức vận hành và quản lý các quỹ BHXH, phân tích đánh giá thực trạng tình hình thu
chi của quỹ BHXH bắt buộc của Việt Nam, từ đó đề tài đã đưa ra các dẫn chứng về
hững ưu điểm và những mặt hạn chế về việc duy trì và mở rộng nguồn thu BHXH, sử
dụng quỹ BHXH, điều kiện để hưởng các chế độ chính sách BHXH nhằm đảm bảo sự
an toàn của quỹ BHXH, cân đối quỹ BHXH trong tương lai.
Đỗ Văn Sinh, 2005. Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam. Luận án Tiến
sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã góp phần làm rõ thêm
cơ sở khoa học và thực tiễn của quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; tổng kết mô hình và
phương thức quản lý quỹ BHXH của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài
học kinh nghiệm có thể vận dụng trong quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; đề xuất quan
điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam.
- Phạm Trường Giang, 2010. Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam.
Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Lao động xã hội. Đóng góp nghiên cứu khoa học của
luận án đó là tác giả đã nghiên cứu về cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, việc
phân cấp quản lý thu BHXH, các chế tài về đóng BHXH và xử lý vi phạm về
đóng BHXH. Trên cơ sở phân tích cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, đề cập
vấn đề chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BHXH còn thấp, chưa đủ sức răn đe, tác
giả có tham khảo một số mô hình thu BHXH ở một số nước phát triển, từ đó tác giả
có khuyến nghị một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn hoàn thiện cơ chế chính sách
thu BHXH ở Việt Nam.
Đề án nghiên cứu khoa học, 2011. Hoàn thiện quy trình quản lý thu, quy
trình cấp và quản lý sổ BXHH, thẻ BHYT.Chủ nhiệm đề án: Dương Xuân Triệu, Viện
nghiên cứu khoa học – BHXH Việt Nam. Đề án đã hệ thống hóa các văn bản của Nhà
3
nước, của Ngành về thực hiện về thu BHXH, cấp sổ BXHH, thẻ BHYT, phân tích
đánh giá thực trạng thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong mối tương
quan hỗ trợ nhau. Đề án đã phân tích được những mặt còn chưa hợp lý, hạn chế như:
văn bản quy định chồng chéo, thủ tục hành chính còn nhiều, biểu mẫu chưa khoa học,
ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp, việc thực hiện ở các địa phương còn chưa
đồng nhất do nhận thức chưa đúng quy định của Nhà nước, của Ngành. Từ đó Đề án
đưa ra các giải pháp về xây dựng thống nhất các chỉ tiêu, biểu mẫu, quy trình về thu
BHXH, cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT phù hợp với tình hình mới.
Ngoài ra tác giả còn tham khảo tài liệu giảng dạy của Trường đào tạo nghiệp
vụ BHXH của ngành, tài liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học BHXH.
Qua nắm bắt tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, học viên
nhận thấy các đề tài nghiên cứu trước đây liên quan đến quản lý thu BHXH đều
xuất phát từ thực trạng và hướng tới các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH ở
mỗi địa phương, mỗi thời kỳ nhằm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu BHXH một
cách bền vững. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, khi mà Nhà nước ban hành nhiều
sửa đổi bổ sung chế độ chính sách BHXH, chính sách kinh tế xã hội thì chưa có
công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu nào về quản lý thu BHXH bắt buộc sau khi
Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Luật BHXH sửa đổi bổ sung số
58/2014/QH13, ngày 20/11/2014 và Luật BHYT sửa đổi bổ sung số 46/2014/QH13,
ngày 13/6/2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua với nhiều quy định mới, trong
bối cảnh tình hình nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động tăng
cao đáng báo động làm ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi cho người lao
động, tiềm tàng nguy cơ vỡ quỹ BHXH.
3. Mục đích nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về việc thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội giai đoạn 2013 – 2015 trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công
tác thu BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn đối với bảo hiểm thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2013 – 2015 (không nghiên cứu riêng từng quận, huyện)
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và quản lý công tác thu
BHXH;
4
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu của bảo hiểm xã hội thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 -2015;
- Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã
hội;
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được tác giả nghiên cứu chủ yếu ở cách tiếp cận chuyên ngành,
dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về công tác thu
bảo hiểm xã hội. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp
và phương pháp thống kê để đạt được các mục đích nghiên cứu.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Với thực tế công việc cũng như mục đích của nghiên cứu mang tính chất tìm
hiểu, định hướng do đó tác giả xin giới hạn ở câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi: Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh cần phải làm gì để hạn chế
tình trạng nợ đọng bảo hiểm và hoàn thiện quản lý thu trên địa bàn thành phố?
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho cơ quan
bảo hiểm, kể từ đó đã có nhiều đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về các khía
cạnh khác nhau của bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế nhằm hoàn
thiện hệ thống an sinh xã hội. Với luận văn này tác giả không có tham vọng giải quyết
hết được những vấn đề đang tồn tại trong quản lý thu BHXH. Tuy nhiên, tác giả mong
muốn rằng với những kiến thức thu được trong quá trình công tác của bản thân cũng
như kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học trước đó sẽ có thể nghiên cứu một
cách sâu hơn, cơ bản, hệ thống về quản lý thu BHXH tại BHXH Thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó có những đóng góp mới mang tính khoa học, thực tiễn về hoàn thiện quản
lý thu BHXH bắt tại BHXH thành phố Hồ Chí Minh:
- Luận văn nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về
quản lý thu BHXH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế xã
hội hiện nay.
- Luận văn phân tích, đánh giá đúng những nhân tố ảnh hưởng đến việc tham
gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ khi mà Luật BHXH năm 2006 đã được Quốc hội
thông qua Luật BHXH sửa đổi bổ sung năm 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2016.
5
- Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan
BHXH Thành phố Hồ Chí Minh, làm rõ những mặt tích cực, hạn chế yếu kém,
nguyên nhân và bài học từ công tác quản lý thu BHXH.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH tại cơ
quan BHXH Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần phát triển bền vững quỹ BHXH
cũng như góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội trên địa bàn Thành phố.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần danh mục chữ viết tắt, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và công tác quản lý thu bảo hiểm
xã hội
Chương 2: Thực tiễn thực hiện công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH thành
phố Hồ Chí Minh;
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác quản lý thu
BHXH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
6
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái niệm, vai trò bảo hiểm xã hội
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội
Trong đời sống xã hội, con người luôn phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ, do
nhiều nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, ốm đau, hỏa hoạn… gây ra, để lại
những hậu quả to lớn. Chính vì vậy, phải đưa ra nhiều biện pháp để phòng ngừa, hạn
chế và khắc phục hậu quả những rủi ro đó. Thông thường có hai nhóm biện pháp, đó
là phòng chống rủi ro và khắc phục hậu quả rủi ro.
Để phòng ngừa rủi ro, con người phải đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát,
ngăn ngừa, né tránh và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Chẳng hạn, để giảm thiểu tai
nạn giao thông thì phải tuyên truyền về luật giao thông; người lái xe phải có bằng lái
xe; phải phân luồng giao thông … Để giảm thiểu tai nạn lao động, yêu cầu mọi người
phải học nội quy làm việc, trang bị bảo hộ lao động; chấp hành quy trình vận hành
máy móc, thiết bị. Để giảm thiểu hỏa hoạn, yêu cầu mọi tổ chức cá nhân phải chấp
hành nội quy phòng cháy, chữa cháy…
Để khắc phục hậu quả rủi ro, con người có thể chấp nhận và tự khắc phục hoặc
tham gia bảo hiểm.
Chấp nhận rủi ro là người gặp phải rủi ro phải chấp nhận tự bù đắp tổn thất cho
mình. Họ có thể chủ động lập quỹ dự phòng trước; hoặc cũng có thể đi vay ngân hàng
để bù đắp trong trường hợp không lập quỹ dự phòng. Ở hình thức này, người gặp rủi
ro thường phải bị động, ngay cả trong trường hợp có lập quỹ dự phòng nhưng số thiệt
hại quá lớn, vì vậy sẽ rất khó khăn cho họ.
Bảo hiểm là công cụ quan trọng và có hiệu quả nhất để khắc phục hậu quả, tổn
thất khi xảy ra rủi ro. Những đối tượng có cùng khả năng gặp phải một loại rủi ro nào
đấy đóng góp một khoản phí cho nhà quản lý để hình thành quỹ dự trữ dùng bồi
thường thiệt hại hoặc trợ cấp cho đối tượng tham gia bảo hiểm khi gặp phải rủi ro. Ở
hình thức này, người ta sẽ luôn yên tâm, chủ động vì nếu xảy ra rủi ro sẽ nhận được
tiền bồi thường (hoặc trợ cấp) để khắc phục hậu quả, tổn thất và thông thường, khoản
bồi thường ấy lớn hơn nhiều lần mức phí mà họ đã đóng góp cho quỹ dự trữ. Bảo
hiểm là chế độ bồi thường kinh tế, san sẻ rủi ro giữa những đối tượng có cùng khả
năng gặp phải một loại rủi ro nào đấy theo những nguyên tắc, chuẩn mực đã được
thống nhất, quy định trước. Nguồn tài chính bảo đảm hình thành từ sự đóng góp của
7
những đối tượng tham gia bảo hiểm (thông qua nhà quản lý bảo hiểm) dùng để bù đắp,
khắc phục tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Mục đích của bảo hiểm là góp phần làm ổn định, an toàn kinh tế cho mọi cá
nhân, tổ chức, bảo đảm an toàn xã hội.
Những rủi ro hoặc biến cố mà con người gặp phải làm suy giảm sức khỏe, ảnh
hưởng đến việc làm, theo đó làm cho họ bị giảm hoặc không còn thu nhập, được xem
là những rủi ro thuộc về lĩnh vực xã hội, như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, già yếu không còn khả năng lao động hoặc bị thất nghiệp… Khi gặp
những rủi ro đó, cần thiết phải có một nguồn thu nhập khác bù đắp để duy trì cuộc
sống của bản thân và gia đình họ. Để có nguồn lực tài chính cung cấp kịp thời cho
những nhu cầu đó, cần thiết phải có một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ đóng
góp của người tham gia bảo hiểm và của cả cộng đồng. Những nội dung đó chính là
đặc trưng của bảo hiểm xã hội.
Hiện nay có khá nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm xã hội:
Từ giác độ Pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ NLĐ, sử dụng
tiền đóng góp của NSDLĐ, NLĐ và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ
cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc
mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động
theo quy định của Pháp luật (nghỉ hưu) hoặc chết.
Từ giác độ tài chính: BHXH là thuật (kỹ thuật) chia sẻ rủi ro và tài chính
giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của Pháp luật.
Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm
bảo đời sống vật chất cho NLĐ khi họ không may gặp phải các “rủi ro xã hội”,
nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội…
Theo Bộ Luật Lao động: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do
bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội
thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên
tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của NLĐ và gia đình
họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Khái niệm về BHXH được khái quát một cách đầy đủ nhất khi có Luật
BHXH, đó là: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp quỹ bảo
hiểm xã hội.
8
BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử
dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Như vậy bản chất của BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa.
Khi trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ
thống BHXH có điều kiện ra đời phát triển. Thực chất BHXH là sự tổ chức bù đắp
hậu quả của những rủi ro hoặc các sự kiện bảo hiểm.
BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cá nhân và tổng sản phẩm trong
nước để thỏa mãn nhu cầu an toàn kinh tế của NLĐ và an toàn xã hội.
Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở nền tảng là quan
hệ lao động giữa ba bên: Người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan
BHXH thông thường là các cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và được
Nhà nước bảo trợ. Về mặt xã hội, do có sự chia sẻ rủi ro trong xã hội, NLĐ chỉ phải
đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có
một lượng vật chất đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra. Ở đây BHXH đã thực hiện
nguyên tắc “lấy của số dông bù cho số ít”.
1.1.2. Các loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1.1.2.1. Các loại hình bảo hiểm xã hội
Luật Bảo hiểm xã hội quy định có hai loại hình BHXH cơ bản: BHXH bắt buộc
và BHXH tự nguyện. Trong đó:
+ BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà người SDLĐ và NLĐ bắt buộc phải
tham gia.
+ BHXH tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện
tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
mình để hưởng bảo hiểm xã hội;
Sau khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ra đời đã có những sửa đổi, bổ sung và
thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội 2006 đó là:
- Mở rộng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc: theo qui định tại
Luật BHXH 2006, người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam,
làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. Theo đó, người làm
việc theo hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng và lao động tự do không thuộc đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc. Để mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc,
Luật BHXH 2014 qui định thêm ba nhóm đối tượng như sau:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 1 tháng đến
dưới 3 tháng, áp dụng từ ngày 1/1/2018;
9
+ Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy
phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cấp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn.
Như vậy, theo Luật BHXH 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã bao
phủ gần như toàn bộ người lao động có quan hệ lao động.
- Bỏ quy tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện: đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện theo qui định tại Luật BHXH 2006 là công dân Việt Nam, trong độ tuổi lao
động, như vậy người đã hết tuổi lao động không được tham gia BHXH tự nguyện,
Luật BHXH 2014 đã bỏ qui định tuổi trần tham gia, chỉ qui định người tham gia
BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam, đủ 15 tuổi trở lên.
1.1.2.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ: hưu trí; tử tuất.
3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ: trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học
nghề; hỗ trợ tìm việc làm.
Luật BHXH 2014 bổ sung thêm hình thức tham gia và nội dung các chế độ
cũng có nhiều thay đổi để đảm bảo tính hợp lí và cân đối thu- chi cho quĩ.
- Có thêm chế độ Bảo hiểm hưu trí bổ sung: là chính sách BHXH mang tính
chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc, với
hình thức này, quĩ được tạo lập từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng
lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, khuyến khích người lao động có
thu nhập cao và người sử dụng đóng góp để người lao động có mức lương hưu cao
hơn khi nghỉ hưu, đáp ứng nhu cầu của người lao động.
- Chế độ ốm đau: thay đổi cách tính trợ cấp ốm đau một ngày bằng mức trợ
cấp ốm đau một tháng chia cho 24 ngày (làm việc), trước là chia cho 26. Việc tính
bình quân 24 ngày làm việc trong một tháng vừa phù hợp hơn, cả với người lao động
làm việc 5 ngày/tuần, cả với người làm việc 6 ngày/tuần, vừa đảm bảo quyền lợi cho
người lao động.
- Chế độ thai sản:
+ Nới lỏng điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con đối với người khi
mang thai phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm
quyền. Với đối tượng này cần có đủ 12 tháng đóng BHXH, trong đó có đủ 3 tháng
đóng BHXH trong vòng 12 tháng trước khi sinh thay vì trước đây phải có đủ 6 tháng
10
đóng BHXH trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Qui định này tạo điều kiện cho
những người vì lí do bệnh lí phải nghỉ việc dưỡng thai vẫn có đủ điều kiện hưởng chế
độ thai sản khi sinh con, vừa hạn chế được tình trạng trục lợi chế độ thai sản.
+ Qui định thêm trường hợp lao động nam đóng BHXH được nghỉ hưởng trợ
cấp thai sản khi vợ sinh con, điều này phù hợp với nhu cầu của lao động nam.
+ Bổ sung qui định về thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đối với người
mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ, người nhận nuôi con nuôi sơ sinh.
+ Thay đổi cách tính trợ cấp thai sản theo ngày đối với những trường hợp thời
gian nghỉ tính theo ngày như khám thai, sảy thai, nạo thai, đặt vòng, triệt sản. Mức trợ
cấp một ngày bằng mức trợ cấp một tháng chia cho 24 ngày giống như ở chế độ ốm
đau.
+ Thay đổi mức nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thời gian nghỉ ốm
đau, thai sản, chỉ có một mức hưởng là 30% tiền lương cơ sở một ngày, thay vì có hai
mức 25% tiền lương tối thiểu và 40% tiền lương tối thiểu một ngày tương ứng với
nghỉ dưỡng sức tại nhà và nghỉ tại các cơ sở tập trung. Luật BHXH 2016 không qui
định về việc nghỉ dưỡng sức tại các cơ sở tập trung bởi không phù hợp với điều kiện
của những đối tượng này.
- Chế độ hưu trí:
+ Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng được qui định chi tiết hơn với các
nhóm đối tượng, đặc biệt là nâng dần tuổi nghỉ hưu để được hưởng chế độ hưu trí
hàng tháng với mức thấp hơn. Cụ thể với đối tượng nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi, có
đủ từ 20 năm đóng BHXH trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, từ
1/1/2016 được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất nếu bị suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên thì nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi, sau đó mỗi năm tăng thêm một
tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện
hưởng lương hưu; nhóm thứ hai nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì
nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi là được hưởng lương hưu..
+ Qui định lại cách tính tỷ lệ lương hưu hàng tháng theo hướng giảm dần. Từ
1/1/2018, đối với lao động nam, số năm đóng BHXH để được hưởng tỷ lệ 45% đầu
tiên tăng dần; đối với lao động nữ, 15 năm đầu đóng BHXH được hưởng 45%, sau đó
thêm 1 năm đóng BHXH chỉ được tính thêm 2%. Đối với người lao động nghỉ hưu ở
mức thấp hơn do suy giảm khả năng lao động thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ
2% (so với hiện tại là 1%).
+ Điều chỉnh cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn
cứ tính lương hưu, đối với người chỉ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước
11
qui định thì tăng dần số năm tính tiền lương bình quân. Điều đó có nghĩa là tiền lương
bình quân của những người nghỉ hưu sau sẽ thấp hơn so với ngươì nghỉ hưu trước.
- Chế độ tử tuất: theo Luật BHXH 2006, khi người lao động chết, nếu thân
nhân đủ điều kiện được hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng thì được giải quyết hưởng
hàng tháng mà không được giải quyết chế độ tiền tuất một lần, trong khi tiền tuất một
lần có thể cao hơn nhiều so với tiền tuất hàng tháng. Theo qui định mới, thân nhân có
thể chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần, trừ trường hợp con
dưới 6 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội
Qua quy định về các chế độ bảo hiểm xa hội ta có thể thấy rõ hoạt động của bảo
hiểm xã hội là nhằm phục vụ cho mọi thành viên trong xã hội, vì lợi ích chung của
toàn xã hội. Lợi nhuận không phải là mục tiêu của hoạt động bảo hiểm xã hội. Do đó,
bảo hiểm xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, được thể hiện trên các mặt
sau:
Góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, đảm bảo an toàn xã
hội:
Họat động BHXH có thể bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người lao động và giữ
vững ổn định xã hội. Khi người dân có cuộc sống đảm bảo sẽ hạn chế việc phân biệt
đối xử, giảm bớt sự phân cách giàu nghèo và sự cùng khổ của người lao động, người
cao tuổi, người tàn tật, mất sức lao động… Giúp cho người lao động yên tâm làm việc
lúc còn sức lao động thì mới bảo đảm an toàn xã hội, có động lực phát triển kinh tế.
Đây là vai trò cơ bản nhất, quyết định nhiệm vụ, tính chất và phương thức hoạt
động của BHXH.
Góp phần thực hiện công bằng xã hội:
Phân phối trong BHXH là sự chuyển dịch thu nhập mang tính xã hội, là sự phân
phối lại giữa những người có mức thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu hướng có lợi
cho người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh,
may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm yếu, gặp phải những biến cố rủi ro
trong lao động sản xuất, trong cuộc sống. Vì vậy, BHXH góp phần làm giảm bớt
khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao
động và nhà nước:
Khi thực hiện trách nhiệm đóng góp tài chính để chăm lo cho người lao động,
người sử dụng lao động sẽ củng cố được niềm tin từ phía người lao động để họ phấn
khởi, yên tâm, nhiệt tình trong công việc và gắn bó hơn với doanh nghiệp. Đối với nhà
12
nước, thông qua việc tổ chức hoạt động BHXH sẽ hướng dẫn hành vi của mọi tổ chức,
cá nhân hướng đến lợi ích cộng đồng, tạo ra những điều kiện cần thiết đảm bảo an
toàn cho cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội, góp phần ổn định sản xuất và đời
sống xã hội.
Bảo hiểm xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất
nước:
Xét về phương diện tài chính thì BHXH là quá trình tạo lập và sử dụng một quỹ
tiền tệ tập trung, nhằm bảo đảm chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động và gia
đình họ. Với lọai mô hình tổ chức nào, quỹ BHXH cũng luôn có một số dư rất lớn tạm
thời nhàn rỗi. Đây chính là một nguồn vốn trong nước hết sức quan trọng để đầu tư
phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt là đối với những nước đang cần đến nguồn vốn
đầu tư rất lớn để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa như nước ta hiện nay.
Do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Nhà nước cũng luôn phải đứng phía sau và
là người hỗ trợ cho BHXH; chịu trách nhiệm duy trì và bảo toàn quỹ BHXH của
người lao động để thực hiện các chế độ trợ cấp, nếu không thì xã hội sẽ bất ổn, kinh tế
trì trệ.
1.2. Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.2.1. Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Pháp luật hiện hành không đưa ra định nghĩa chính thức về quản lý thu bảo
hiểm xã hội. Thông thường, quản lý thu Bảo hiểm xã hội được hiểu là việc tổ chức
Bảo hiểm xã hội thu và quản lý nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo việc thực
hiện chế độ Bảo hiểm xã hội tốt nhất cho các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, qua
đó thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách an sinh xã hội mà Đảng và nhà nước đã đề
ra.
Hiểu một cách khác thì quản lý thu bảo hiểm xã hội là sự tác động có tổ chức,
có tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng
hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế
của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số
lượng và đảm bảo thời gian theo quy định.
1.2.2. Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.2.2.1. Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH
Hoạt đông thu BHXH có tính chất đặc thù đó là: Đối tượng thu rất đa dạng và
phức tạp do đối tượng tham gia BHXH ở tất cả các ngành nghề với nhiều độ tuổi, thu
13
nhập khác nhau…thêm nữa họ khác nhau về vùng miền cho nên nếu không có sự chỉ
đạo thống nhất thì hoạt động thu BHXH sẽ không đạt kết quả cao.
Chính nhờ có yếu tố quản lý đã tạo sự thống nhất ý chí trong hệ thống BHXH
bao gồm các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH. Sự thống nhất trong
những người bị quản lý với nhau và trong những người bị quản lý và người quản lý.
Chỉ có tạo nên sự thống nhất trong đa dạng thì quản lý mới có kết quả và mới giảm chi
phí tiền của và công sức Quản lý thu BHXH thông qua công tác lập kế hoạch cũng đã
quy định rõ sự phân công trách nhiệm thu BHXH cho các cấp trong hệ thống BHXH,
tuy nhiên, để hoạt động thu được thống nhất, rất cần có sự hiệp tác trong các bộ phận
tài chính, bộ phận tuyên truyền, hệ thống ngân hàng… Như vậy, chính thông qua hoạt
động quản lý đã thống nhất được những nội dung quan trọng của hoạt động thu
BHXH đó là: thống nhất về đối tượng thu, thống nhất về biểu mẫu, hồ sơ thu, quy
trình thu, nộp BHXH…
1.2.2.2 Đảm bảo hoạt động thu BHXH bền vững, hiệu quả.
Tính ổn định, bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là những mục tiêu
mà bất kỳ 1 hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn đạt được. Bởi vì, khi
mục tiêu này đạt được cũng có nghĩa là hệ thống ASXH được đảm bảo đây là điều
kiện tiền đề cho phát triển kinh tế. Song những mục tiêu này chỉ đạt được khi: - Hoạt
động thu BHXH được định hướng 1 cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ. - Thông qua quá trình quản lý đã định hướng
công tác thu BHXH - cơ sở xác định mục tiêu chung ở hoạt động thu BHXH, đó là thu
đúng, thu đủ, không để thất thu, từ đó hướng mọi nỗ lực của cá nhân, tổ chức vào mục
tiêu chung đó. - Hoạt động thu BHXH được điều hoà, phối hợp nhịp nhàng. - Tạo
động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức.
1.2.2.3. Thanh tra, đánh giá hoạt động thu BHXH.
Thu BHXH là 1 nội dung của tài chính BHXH, mà thông thường bất kỳ hoạt
động nào liên quan đến tài đều rất dễ mắc phải tình trạng gây thất thoát, vô ý hoặc cố
ý làm sai. Vì vậy, với nhiệm vụ mà người quản lý phải đảm bảo đó là: kiểm tra, hoạt
động thu BHXH đã được đánh giá hoạt động 1 cách kịp thời và toàn diện. Nhờ có hoạt
động quản lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá luôn được sát thực tiễn với quá
trình thu, hoạt động thu sẽ được điều chỉnh kịp thời sau khi có sự đánh giá.
1.2.3. Nội dung quản lý thu BHXH .
Quản lý thu BHXH sẽ gắn chặt với những nội dung như: tổ chức quản lý đối
tượng tham gia đóng BHXH, quản lý nguồn tiền đóng góp, phương thức và mức đóng
góp
14
1.2.3.1. Đối tượng tham gia BHXH
Việc xác định thành viên tham gia hệ thống BHXH bao gồm NLĐ và NSDLĐ
là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của việc quản lý thu BHXH.
Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì “đối tượng tham gia BHXH
phải là những người lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật định, đang
làm việc, hoạt động trong 1 lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu
nhập cho bản thân”. Vì vậy, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm những NLĐ
nằm trong diện phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định và có sự tham gia của
NSDLĐ.
Việc xác định NSDLĐ không gặp nhiều khó khăn như việc xác định NLĐ, do
NSDLĐ phần lớn là các doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân, vì vậy cơ quan
BHXH phối hợp với các cơ quan cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động sẽ nắm
được những NSDLĐ. Trong hoạt động quản lý thu BHXH, khi quản lý việc đăng ký
tham gia vào hệ thống BHXH của NSDLĐ, cơ quan BHXH cần đưa ra các tiêu thức
yêu cầu bắt buộc NSDLĐ có trách nhiệm cung cấp như: Tên NSDLĐ, Loại hình hoạt
động kinh doanh theo pháp luật, số lượng lao động thuộc đơn vị quản lý, quỹ lương…
Việc quy định như trên sẽ giúp cơ quan BHXH thống nhất trong công tác quản lý thu
BHXH BB.
Về phía NLĐ lần đầu tham gia hệ thống BHXH cần phải cung cấp cho cơ quan
BHXH những thông tin như: đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, giới tính,
địa chỉ, tên NSDLĐ…. Ngoài ra, NLĐ cũng có thể cung cấp thêm những thông tin
như: tên của cha, mẹ, số chứng minh thư, tên của chồng hoặc vợ… Mục tiêu của việc
cung cấp những thông tin này nhằm để tránh sự trùng lặp. Số đăng ký của NLĐ và
người tham gia BHXH cũng phải là duy nhất, không thể sảy ra trường hợp 2 người
tham gia có cùng 1 số đăng ký. Thông thường, số đăng ký được mã hoá bằng một dãy
ký tự. Trong quá trình quản lý, mã số được sử dụng để kiểm tra, số đăng ký càng ngắn
càng tốt.
1.2.3.2. Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH
Theo quy định, mức đóng BHXH BB thường căn cứ vào tiền lương của NLĐ
và quỹ lương toàn doanh nghiệp. Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
trong mỗi thời kỳ mà quy định tỷ lệ đóng cho phù hợp. Như vậy, để quản lý được mức
đóng, trước hết cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH phải xây dựng được mức đóng
phù hợp với cả NSDLĐ và cả NLĐ. Tương quan tỷ lệ đóng trong NSDLĐ và NLĐ
không được quá chênh lệch. Bên cạnh đó mức đóng BHXH phải được xây dựng trên
cơ sở khiến NSDLĐ không muốn trốn tránh, không thể trốn trách nhiệm tham gia
15
BHXH BB cho NLĐ Hơn nữa, cơ quan BHXH cần phải quản lý, theo dõi chặt chẽ
diễn biến thu nhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ. Thường xuyên
thực hiện kiểm soát đối chiếu tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ hàng tháng, trên cơ sở
đó tính số tiền đơn vị SDLĐ phải nộp quỹ BHXH. Do đặc thù trong công tác thu
BHXH là phải thu của nhiều đối tượng tham gia BHXH, với nhiều hình thức khác
nhau như: tiền mặt, chuyển khoản séc, uỷ nhiệm chi. Vì vậy, với mỗi hình thức
chuyển tiền đều phải quản lý chặt chẽ đảm bảo tránh nhầm lẫn, thất thoát. Với hình
thức chuyển khoản và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, việc phối hợp
với hệ thống ngân hàng, kho bạc phải hết sức chặt chẽ, đảm bảo việc cập nhật số tiền
đã chuyển của các đơn vị chính xác, tránh nhầm lẫn và kịp thời với hình thức chuyển
tiền thu bằng tiền mặt phải đảm bảo nguyên tắc quản lý thu, chi tiền mặt, cơ quan
BHXH có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị nộp thẳng vào ngân hàng, kho bạc. Nếu
trường hợp đặc biệt không thể chuyển được ngay, kế toán thu BHXH phải thực hiện
việc vào sổ sách, viết hoá đơn thu chi tiền mặt và chuyển kịp thời về tài khoản chuyển
thu tại ngân hàng, kho bạc.
1.2.3.3. Phương thức và mức đóng BHXH
Các hệ thống BHXH sử dụng nhiều phương thức thu, nộp khác nhau như : Thẻ dán tem: phương thức này hiện nay ít được áp dụng vì nó chỉ phù hợp với điều
kiện mà hệ thống BHXH thực hiện thu và chi BHXH theo 1 tỷ lệ thống nhất. - Hệ
thống thu các khoản đóng góp theo sổ lượng, đây là phương thức được áp dụng rộng
rãi ở các nước hiện nay. Phương thức thu từ sổ lương được chủ sử dụng lao động nộp
bằng tiền mặt cho cơ quan BHXH trong khoảng thời gian đều nhau thông qua hệ
thống ngân hàng hoặc các thể chế tài chính tiền tệ nào đó, thường là hàng tháng, phụ
thuộc vào chu kỳ thanh toán tiền lương của đơn vị sử dụng lao động. Việc thực hiện
phương thức thu các khoản đóng góp BHXH như thế nào cho hợp lý cần phải có sự
thoả thuận trong cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao động và phải được kiểm
soát cẩn thận cả danh sách người lao động cũng như số tiền lương thực nộp cho toàn
bộ lao động trong đơn vị tham gia BHXH cũng như từng người lao động. Vấn đề quan
trọng của việc quản lý các khoản thu nộp BHXH là có thủ tục nhận tiền an toàn, tránh
sự thất thoát.
1.2.4. Tổ chức thu BHXH
1.2.4.1. Phân cấp quản lý thu
Giám đốc BHXH cấp Tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH và chỉ
đạo BHXH cấp huyện thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao động có tài khoản
16
và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phân cấp quản
lý như sau:
- BHXH cấp tỉnh tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đóng trên
địa bàn tỉnh, bao gồm:
+ Các đơn vị do trung ương quản lý;
+ Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý;
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Các đơn vị, tổ chức quốc tế;
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn (giao cho giám
đốc BHXH tỉnh xác định cụ thể);
+ Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động vào Việt Nam đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài.
- Đối với những đơn vị sử dụng lao động mà BHXH huyện không đủ điều kiện
thu BHXH thì BHXH tỉnh trực tiếp thu BHXH.
- Đối với đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc đóng trụ sở và hoạt
động trên địa bàn tỉnh, thì nộp BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh nơi đóng trụ sở chính,
đơn vị sử dụng lao động muốn để các đơn vị trực thuộc đóng trụ sở, phải có văn bản
đề nghị và có ý kiến của cơ quan BHXH cấp tỉnh nơi đóng trụ sở chính.
1.2.4.2. Lập và giao kế hoạch hàng năm
- Đối với đơn vị sử dụng lao động: Hàng năm đơn vị sử dụng lao động có trách
nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế cả tháng 9 với
danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đó với cơ quan
BHXH trực tiếp quản lý trước ngày 10/10 hàng năm.
- Đối với cơ quan BHXH:
+ BHXH tỉnh: lập 02 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với NSDLĐ do tỉnh
quản lý , đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt
buộc” năm sau (mẫu số 13 – TBH), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11
hàng năm. Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán
thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh trước ngày 20/01 hàng năm.
+ BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực tế kế hoạch năm trước và khả năng
phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập, giao dự toán thu
BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và ban
cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.
17
1.2.4.3. Quản lý tiền thu BHXH
- BHXH tỉnh không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích
gì (Trường hợp đặc biệt phải được tổng giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng
văn bản.)
- Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch – Tài chính quyết toán số tiền 2%
đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu, đồng thời gửi thông báo
quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để được thực hiện thu kịp thời số tiền
NSDLĐ chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau.
- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 6 tháng hoặc hàng
năm đối với BHXH tỉnh. 1.3.4.4. Thông tin báo cáo: - BHXH tỉnh mở sổ chi tiết thu
BHXH, BHYT bắt buộc (mẫu 07 – TBH); thực hiện ghi sổ theo hướng dẫn sử dụng
mẫu biểu. - BHXH tỉnh thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH bắt buộc (mẫu
số 09, 10, 11 – TBH) định kỳ như sau: báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; báo
cáo quý trước ngày cuối tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau.
1.2.4.4. Quản lý hồ sơ, tài liệu
- BHXH tỉnh cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để
kịp thời phục vụ cho công tác nghiệp vụ và quản lý.
- BHXH tỉnh xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong
địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH tỉnh cấp
cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ,
sổ sách và báo cáo nghiệp vụ. - BHXH các cấp tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản
hồ sơ, tài liệu thu BHXH đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác, sử dụng. Thực
hiện ứng dụng CNTT để quản lý người tham gia BHXH, cấp sổ BHXH cho người
tham gia.
1.2.5. Cơ chế đảm bảo thực hiện quản lý thu BHXH bắt buộc
Quản lý thu bảo hiểm xã hội là một công tác quan trọng, quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của hệ thống Bảo hiểm xã hội, đảm bảo sự cân đối, điều tiết của quỹ
Bảo hểm xã hội (BHXH). Để quỹ BHXH được cân đối ổn định và phát triển lâu dài,
công tác thu BHXH phải được đặt trong tổng thể các chính sách và nội dung phát triển
kinh tế - xã hội. Đó là:
1.2.5.1. Chính sách tiền lương
Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung, thu BHXH nói
riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương làm tiền đề và cơ sở
cho việc thực hiên chính sách BHXH. Khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung,
18
điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu
BHXH cũng tăng lên.
1.2.5.2. Chính sách lao động và việc làm
Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi
lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Như vậy nếu một quốc gia có
dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến
việc mất cân đối quỹ BHXH, bởi vì số người tham gia đóng góp ngày càng ít, trong
khi số người hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay với dân số “trẻ” (số người trong độ tuổi lao
động ước tính xấp xỉ 45 triệu người chiếm khoảng 54,9% tổng số dân). Chính sách lao
động, việc làm có ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế ngoài nhà nước và ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao
động vì:
+ Khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên các
phương diện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, giao tiếp,tác phong
làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và pháp
luật…điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao, các
doanh nghiệp sẽ đỡ được một phần chi phí trong công tác đào tạo. Lực lượng lao động
này sẽ có cơ hội tìmđược việc làm ổn định và thu nhập cao (chất lượng lao động có
quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia
BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH.
+ Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong toàn xã
hội để giải quyết việc làm sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số người làm công ăn
lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHXH.
- Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường việc làm
là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn,
nghiệp vụ, tay nghề của mình.
1.2.5.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu
dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định thì chắc chắn đời sống của người dân sẽ cao dần lên, tình hình sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi vì thế các chủ doanh nghiệp
cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá
trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH.
19