Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG VĂN HAY CHỮ TỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.48 KB, 11 trang )

PHÒNG GD & ĐT TAM NÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHÚ CƯỜNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2015– 2016
Tên SKKN: PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG VĂN HAY CHỮ TỐT
Tác giả: Nguyễn Thị sáu - Chức vụ: Dạy lớp ; Môn: Ngữ Văn
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng
a) Mặt mạnh
- Giáo viên: Trong quá trình giảng dạy, tôi được Ban giám hiệu nhà trường
tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ. Trường có đội ngũ giáo viên có năng lực, vững
vàng trong chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp.
- Học sinh: Đa số các em đều ngoan, có ý thức học hỏi và có sự cố gắng
trong học tập.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến con em mình.
b) Hạn chế
- Giáo viên: Tài liệu nghiên cứu, tham khảo của bộ môn Văn chưa có nhiều.
Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh nên kết quả
chưa cao.
- Học sinh: Những học sinh văn hay thì chữ chưa tốt và ngược lại.
- Phụ huynh và học sinh không mặn mà lắm với môn Văn.
- Trình độ đội tuyển không đồng đều: một số em có khả năng hành văn thì
vốn kiến thức văn học chưa được phong phú. Một số em khác có vốn kiến thức văn
học khá phong phú thì lại non về kĩ năng làm văn, nhất là dạng nghị luận xã hội.
2. Nguyên nhân
- Xuất phát từ lòng nhiệt tâm yêu nghề của mình, nên bản thân kiên trì, vượt
khó trong mọi hoàn cảnh, chịu khó học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, tự học, tự
cố gắng vươn lên nên trong việc giảng dạy được thuận lợi hơn.
- Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu và nhất là tổ chuyên môn nên
tôi đã có nhiều thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh của mình.


- Đa số học sinh có ý thức học tập, có ý chí phấn đấu vươn lên cũng góp
phần thành công trong giảng dạy.
- Phần đông, học sinh là vùng nông thôn, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Khả
năng viết văn cũng như diễn đạt ý của các em còn hạn chế do chưa có ý thức đối
với văn hóa đọc, chỉ ưa chuộng văn hóa nghe, nhìn.
II. Giải pháp đã thực hiện
- Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và rút kết kinh
nghiệm trong giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung.
- Công tác bồi dưỡng học sinh VHCT là một công việc vất vả và đầy thử
thách. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp bồi
dưỡng nhằm đem lại hiệu quả cao. Đồng thời còn nâng cao chất lượng giảng dạy,


trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên. Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh
mẽ ý thức tự giác,lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập của học sinh.
- Như đã nói, khó khăn lớn nhất của giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là tàii
liệu nghiên cứu, sách giáo khoa tham khảo còn quá nghèo nàn, vì vậy mà giáo viên
phải tìm tòi mọi lúc để sáng tạo ra những phương pháp tối ưu, phù hợp thời gian
cũng như địa điểm dạy (ở gia đình hay nhà phụ huynh). Qua nghiên cứu, kết hợp
với anh chị đồng nghiệp tôi đưa ra những hình thức bồi dưỡng sau:
a. Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu của các em
Bởi đây là công việc đầu tiên của giáo viên bồi dưỡng. giáo viên phải nắm
bắt rõ năng lực của từng học sinh ở khối 7,8 năm học qua thông qua giáo viên bộ
môn giới thiệu. Từ đó giáo viên khảo sát chất lượng, kiểm tra năng lực diễn đạt,
cảm thụ tác phẩm văn chương, kể cả sự sáng tạo..... song song giám khảo chú ý về
việc trình bày của học sinh (thông qua chữ viết). Sau khi đã có kết quả từ hai giám
khảo, từ đó phân loại chất lượng và lên kết hoạch bồi dưỡng trong suốt thới gian
hè.
b. Kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức cơ bản của từng học sinh
Đây là một yêu cầu không thể thiếu được trong công tác bồi dưỡng. Sở dĩ có

bước cần thiết này là phải nắm vững kiến thức cơ bản hay còn gọi là phần nền kiến
thức từ đó giáo viên khơi gợi, nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc, lòng yêu mến văn
chương và nhu cầu sáng tạo nghệ thuật của các em.
c. Cung cấp những kiến thức lý luận cho học sinh
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy chương trình Ngữ văn trung học cơ sở các em chưa được học những kiến thức lý luận văn học, các em chỉ nhận biết về lý
luận văn học một cách sơ đẳng về tác phẩm văn học như: nhân vật, cốt truyện, thể
loại, … Chính vì thế, cần cung cấp những kiến thức lý luận khái quát cho các em,
giúp học sinh hiểu sâu hơn, cụ thể hơn để dễ dàng vận dụng khi làm bài cũng như
khi phân tích – cảm thụ tác phẩm. Chẳng hạn, giáo viên củng cố các kiến thức cơ
bản về giai đoạn văn học theo thời kì lịch sử mà các em được tiếp cận trong
chương trình THCS.
Cụ thể:
+ Văn học dân gian (12 thể loại, trong chương trình các em được làm quen
một số thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ
ngôn, ca dao – dân ca)
+ Văn học viết (văn học trung đại, văn học hiện đại) có cả văn học Việt
Nam và văn học nước ngoài.
Nội dung trọng tâm ở mỗi phần văn học cũng như giai đoạn văn học
thường tác giả hướng ngòi bút về vấn đề gì ? đề tài ra sau? (ví dụ: Số phận người
phụ nữ trong xã hội cũ: Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du; Chuyện người
con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ,… hay Số phận người nông dân trong giai
đoạn 1930-1945: Lão Hạc, nam cao; Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố,… hoặc Người
lính trong chiến tranh: Đồng chí, Chính Hữu; Bài thơ về tiểu đội xe không kính,
Phạm Tiến Duật; Chiếc lược ngà, nguyễn quang sáng,…). Tất cả được giáo viên
khái quát diễn giảng sâu để các em nhận thức và có cái nhìn sâu rộng cả một thời
kì hoặc giai đoạn văn học cụ thể.


-Bước đầu trong việc áp dụng những phương pháp, biện pháp, hình thức bồii
dưỡng VHCT. Nay tôi mạnh dạn đưa ra để các anh chị em đồng nghiệp tham khảo.

Tôi hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp đồng nghiệp tháo gỡ
những vướng mắc trong nhà trường hiện nay. Đặc biệt, mảnh đất vùng sâu của tỉnh
Đồng Tháp chúng ta.
d. Rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu cho cho học sinh
Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể từng bước cho học sinh. Mặc dù là học sinh
giỏi nhưng cả cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn các em vẫn còn vướng mắc. Vì vậy
giáo viên dành khoảng 03 – 04 buổi / tuần để rèn luyện kỹ năng cho các em về
cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn sao cho phù hợp. trong đó 01 buổi rèn luyện chữ
viết theo mẫu chữ hiện hành.
Rèn luyện chữ viết là một khâu khá vất vả, bởi (chữ viết) nó đã ăn sâu trong
tiềm thức của mỗi học sinh cho nên giáo viên phải chuyên cần rèn luyện các em
bằng cách khác nhau và phải có sự kiên trì mới đạt hiệu quả. Theo tôi có những các
làm sau:
+ Hướng dẫn các em mua những quyển tập viết lớp 4, 5 (tập 1,2).
+ Khi có quyển tập viết, giáo viên hướng dẫn cách viết (từ trái qua phải, từ
trên xuống dưới hoặc nhiều chữ viết từ dưới lên trên).
+ Lúc đầu cho các em viết bằng viết chì và khi đã thành thạo bước tiếp theo
cho các em viết bit thường rồi sau đó cho các em viết mực bơm (tạo nét chữ viết
đậm nhạt).
e. Xây dựng hệ thống, bài tập ngắn để rèn luyện kỹ năng
Bước này, giáo viên phải xây dựng có hệ thống theo chương trình hiện hành
và phải chia theo từng mảng của đề tài – chủ đề cụ thể không nên chung chung
Chủ đề yêu nước, nhân đạo (lớp 8,9). Chủ đề về người phụ nữ.
Lưu ý: hai dạng đề thường cho trong chương trình => Nghị luận xã hội và
nghị luận văn học (giáo viên định hướng khi gặp đề dạng nghị luận xã hội bài viết
phải có các luận điểm: thực trạng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, hướng giải
quyết – giải pháp, hướng khắc phục – thông điệp- yêu cầu – đề nghị. Còn khi gặp
dạng đề nghị luận văn học cần chú ý đối tượng nghị luận: tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích), đoạn thơ bài thơ, tư tưởng đạo lí,…
Ví dụ: MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO

ĐỀ 1
1. Viết bài luận: (6 điểm)
Trình bày ý kiến của em về cách ăn mặc của tuổi học trò trong cuộc sống
hôm nay.
2. Chữ tốt: (4 điểm)
Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:
- Viết theo kiểu chữ viết thường, đúng độ cao.
- Chữ viết phải thẳng hàng, ngay ngắn, khoảng cách đều giữa các chữ.
- Chữ viết đúng chính tả, đánh dấu đúng vị trí.
- Trình bày sạch, chữ viết đẹp.
è Giáo viên hướng dẫn học sinh, trong khi làm phải đạt những yêu cầu sau:


* Yêu cầu:
- Thí sinh phải viết được một văn bản đúng thể loại văn nghị luận, có kết hợp
các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Khi nghị luận, thí sinh cần kết hợp các thao tác
giải thích, chứng minh, bình luận một cách hài hoà; trong đó thao tác chứng minh,
bình luận cần quan tâm nhiều hơn, nhất là khi nêu những biểu hiện của việc chạy
theo mốt không hợp lứa tuổi, không phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc
mà một số học sinh hiện nay đang đua đòi; thái độ của người viết bài phải thể hiện
rõ khi chỉ ra những biểu hiện tiêu cực và ủng hộ những nét đẹp văn hoá mà tuổi
học sinh đang giữ gìn và phát huy.
- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, phải có luận điểm riêng; việc triển khai
luận điểm bằng các luận cứ một cách chính xác, mang tính thuyết phục.
- Dàn bài gợi ý
+ Mở bài:
Giới thiệu vấn đề và luận điểm chính.
+ Thân bài:
Nêu được việc ăn mặc của học sinh hiện nay có nhiều thay đổi; một số bạn
ăn mặc không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

Việc chạy theo các mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại (thời gian, tiền của, học
tập…).
Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc theo mốt như vậy sẽ làm cho mình trở
thành người "sành điệu", "văn minh".
Vẫn có nhiều bạn biết cách ăn mặc mà vẫn dễ thương, duyên dáng, phù hợp
với tuổi học trò.
Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù
hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sốn
+ Kết bài: Khẳng định và mở rộng vấn đề.
Chữ tốt:
* Biểu điểm:
- Điểm 4: Chữ viết đẹp, rõ ràng, liền nét, trình bày có tính mỹ quan, thống
nhất kiểu viết (đứng hoặc nghiêng), không sai chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 3: Chữ viết đẹp, rõ ràng, trình bày có tính mỹ quan, thống nhất kiểu
viết (đứng hoặc nghiêng), chỉ sai một đến hai lỗi về ngữ pháp và chính tả.
- Điểm 2: Đạt mức trung bình so với điểm 4 về cách trình bày, sai ba đến
bốn lỗi về chính tả và ngữ pháp.
- Điểm 1: Chữ viết không liền nét, bỏ dấu sai vị trí, trình bày thiếu tính thẩm
mỹ, chính tả sai quá nhiều (sáu đến mười lỗi).
- Điểm 0: Chữ viết không đọc được.
ĐỀ 2:
Câu 1: (2 điểm)


Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách
dùng từ ở bài thơ sau:
“Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?”

Câu 2: (2 điểm)
Bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) kết thúc bằng hình ảnh:
“ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Theo em, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 3: (6 điểm)
Kết thúc văn bản “Cổng trường mở ra” (Ngữ văn 7, tập một), nhà văn Lý
Lan đã để cho người mẹ nói với con “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là
của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Từ việc cảm nhận về “thế giới kì diệu” ấy, em hãy trình bày những suy nghĩ
của mình về vai trò của nhà trường.
+ Hướng dẫn học sinh cách làm đề 2:

Câu 1:
1) Yêu cầu chung: viết đoạn văn vận dụng kiến thức về trường từ vựng phân
tích cái hay trong cách dùng từ.
- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng, lửa, cháy, tro tạo hai trường từ
vựng chỉ màu sắc và chỉ lửa.
à quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa. Ngọn lửa đó
lan tỏa làm anh say đắm, ngất ngây (cháy thành tro) và lan ra cả không gian.
à Tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
Câu 2:
1) Yêu cầu chung: viết đoạn văn nêu lên cảm nhận:
+ Giật mình:
- Thức tỉnh
- Tự vấn lương tâm
- Tự hoàn thiện chính mình
- Thảng thốt nhận ra quá khứ với bao điều tốt đẹp.
+ Qua cái “giật mình” trước ánh trăng im phăng phắc, nhà thơ là người đáng

trân trọng, tự hoàn thiện chính mình tìm về quá khứ cội nguồn.
+ Em học tập ở nhà thơ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sống ân nghĩa thủy
chung cùng quá khứ.
Câu 3:
1) Yêu cầu chung:
- Thể loại: Nghị luận


- Kĩ năng: Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sáng tạo, lí lẽ sắc
bén, giàu sức thuyết phục.
- Nội dung:
+ Khẳng định nhà trường là một thế giới kì diệu: thế giới của tri thức, tình
bạn, tình thầy trò, tình yêu thương, lòng nhân hậu, sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia...
thế giới của ý chí, nghị lực, khát vọng, niềm tin.
+ Suy nghĩ về vai trò của giáo dục nhà trường hiện nay:
 Đảng và nhà nước đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
 Kỉ cương, nề nếp, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Nhà trường trở thành môi trường tốt đẹp, trong sáng, thân thiện đối với tất cả mọi
người.
+ Mở rộng liên hệ:
 Nhà trường đào tạo ra nhân tài cho đất nước, tạo nền tảng vững chắc
cho tương lai...
 Cũng cần thấy rằng “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả
thế hệ mai sau...”
* Ở mỗi luận điểm, luận cứ học sinh có thể lấy dẫn chứng từ lịch sử, văn
học, từ thực tế đời sống.
ĐỀ 3:
Câu 1 : Em hãy viết một đoạn văn ngắn , nêu ý kiến của mình về quan niệm
sống ngày nay (2 điểm).
Câu 2 : ( 3 điểm ) Hai bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của

Phan Bội Châu và “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh . Em có suy nghĩ gì
về quan niệm chí làm trai của người anh hùng yêu nước , nhà cách mạng đầu thế
kỉ XX .
Câu 3 : ( 5 điểm ) Chị Dậu là nhân vật điển hình cho người phụ nữ Việt Nam
có phẩm chất cao đẹp , giàu đức hi sinh , thương yêu chồng con . Dựa vào đoạn
trích “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố - Sách Ngữ văn 8 tập một , em hãy làm
sáng tỏ nhận định trên .
+ Hướng dẫn các em giải quyết vấn đề của từng câu hỏi từ đề số 3 như
sau:
Câu 1 :
* Yêu cầu : Thí sinh phải nêu lên được :
- Nhận thức của bản thân về cách sống : Sống phải có ý nghĩa .
- Không chỉ sống riêng cho mình mà còn cho mọi người .
- Phải làm được những việc có ích để giúp cho gia đình , cho xã hội.
- Cùng với sự phát triển của xã hội , đòi hỏi ở con người ngày càng cao
từ việc nhận thức đến hành động thiết thực .
* Cách chấm :
- Nêu được quan niệm sống cho mình và cho người đầy đủ rõ ràng .


- Nêu được những hành động cụ thể .
Câu 2 :
* Yêu cầu:
- Thí sinh nêu được quan niệm “ Chí làm trai” : Phải làm được việc gì đó
đối với đất nước mà nhất là đất nước đang bị xâm lược
- Thể hiện phong thái của người tù vượt ra khỏi chốn lao luân tù đày , ung
dung tự tại
- Khí phách của hai nhà yêu nước đều giống nhau , ở Phan Bội Châu thì
cho chốn lao tù là nơi tạm nghỉ chân , còn Phan Châu Trinh thì xem việc khổ sai là
việc chinh phục thiên nhiên và thể hiện tầm vóc của người trai “ Đầu đội trời chân

đạp đất”
- Cả hai đều thể hiện khẩu khí ngang tàng của người anh hùng cứu nước ,
dù gặp gian nguy nhưng không hề dời đổi ……
Câu 3:
* Yêu cầu :
- Thí sinh viết được một văn bản Nghị luận có sử dụng các yếu tố tự sự , miêu
tả , biểu cảm , thuyết minh …..
- Trước hết phải xác định được luận điểm và làm rõ luận điểm bằng cách
đưa ra dẫn chứng tốt đẹp chỗ nào , chẳng hạn nhịn ăn để phần cho chồng con ăn ,
bảo vệ chồng …..
- Chị Dậu là người đảm đang , tháo vát , chạy vạy kiếm tiền đóng sưu cho
chồng
- Đứt ruột khi phải bán con , dùng thân để che chở cho chồng khi bị bọn
chúng hành hạ, đánh đập
- Thí sinh phải kết hợp kể được tình cảm , miêu tả những hành động , việc
làm của chị Dậu
- Sự phản kháng tiềm tàng ở chị Dậu khi bị dồn đến bước đường cùng
+ Những điểm cần lưu ý:
Giáo viên phải hướng dẫn các em biết chủ động mở và thu hẹp về dung
lượng bài viết theo giới hạn khác nhau mà bài viết vẫn giàu cảm xúc và thể hiện
nổi bật tư tưởng, chủ đề. Đây là hình thức quan trọng và phải tiến hành thường
xuyên bởi học sinh càng làm quen với nhiều dạng đề, càng biết nhiều sẽ trở thành
thói quen, có nhiều kinh nghiệm khi viết… Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng, bài
viết hình thức (chữ viết) còn cung cấp bổ sung nhiều kiến thức xã hội cho học sinh.
g. Kết hợp rèn luyện chữ viết theo mẫu chữ hiện hành
Thiết nghĩ văn hay mà chữ viết không tốt thì chắc rằng bài làm của các em
cũng không đạt chất lượng cao. Chính vì thế, rèn luyện chữ viết cũng rất quan
trong – giáo viên không thể bỏ qua . Để làm được điều này, tôi nghĩ không khó.
Giáo viên có thể tham mưu ban giam` hiệu trường, gặp trực tiếp phụ huynh học
sinh để xin kinh phí . Kinh nghiệm năm qua, khi dã có kinh phí, giáo viên yêu cầu

nhóm trưởng mua vỡ tập viết theo mẫu chữ hiện hành và phát cho các bạn. Khi học
sinh đã có tư liệu giáo viên buộc học sinh mỗi ngày viết 02 trang khi các emđã viết
thạo theo mẫu chữ ( bút mực bơm hoặc viết lá tre càng tốt). Giáo viên cần kiểm tra
sau mỗi tuần và cần có sự khen ngợi, động viên.


h. Dặn dò học sinh trước khi thi
Sau khi đã sử dụng các hình thức nêu trên giáo viên cần phải thực hiện thêm bước
cuối cùng này.
Bởi đây là vấn đề tỉ mỉ, tạo mối thiện cảm cũng như tâm lí cho các em.
Ví dụ: Ăn ngủ, chuẩn bị dụng cụ cần thiết khi đi thi (bút nước, thước kẻ,
giấy báo thi…) giáo viên có thể liên lạc với phụ huynh về thời gian cũng như hành
trình đi thi của các em để phụ huynh an tâm và các em vững vàn hơn khi bước vào
phòng thi để gặt hái kết quả tốt nhất.
Trên đây là một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh văn hay chữ tốt
mà tôi đã thực hiện trong năm qua. Sau đây là thành tích mà tôi đạt được trong
năm nay:
Năm học
2015 - 2016

Cấp huyện
Thí sinh dự thi
Kết quả
2
1

Cấp tỉnh
Thí sinh dự thi
Kết quả
0

0

III. Hiệu quả và khả năng áp dụng
1. Hiệu quả
Kết quả này cho thấy, số học sinh đạt giải chưa cao nhưng cũng duy trì được
chất lượng học sinh văn hay chữ tốt hàng năm. Điều này cũng phản ánh được tác
dụng của những phương pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh nói trên.
2. Khả năng áp dụng
Bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi khi đưa vào thực hành ứng dụng đều có
thể áp dụng được ở mọi đối tượng học sinh, ở mọi hoàn cảnh địa phương khác
nhau đều thích hợp.
Duyệt của BGH
sáng kiến

Ng êi viết

Nguyễn Thị Sáu



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Cường, ngày 25 tháng 3 năm 2016
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHÂN
DANH HIỆU “CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ”
NĂM HỌC: 2015 -2016.
Kính gởi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện.
Họ và tên: Nguyễn Thị Sáu
Chức vụ : Dạy lớp

Đơn vị công tác: Trường THCS Phú Cường
Những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới ( gọi chung là sáng
kiến), các đề án, dự án góp phần hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, đơn vị năm
học
2015 – 2016.
Tên đề tài: “PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG VĂN HAY CHỮ TỐT”
TT
1

Nội dung sáng kiến
Hiệu quả của sáng kiến
Giải pháp 1: Tổ chức kiểm tra năng lực, -Thật sự chọn được học sinh có năn
năng khiếu của các em. Tổ chức kèm cặp, khiếu viết Văn, có khả năng rèn luyệ
bồi dưỡng một cách thường xuyên.
được chữ viết tương đồi rõ ràng v
mạch lạc.
Giải pháp 2: Kiểm tra khả năng nắm bắt
kiến thức cơ bản của từng học sinh, cho học
sinh làm các bài viết với yêu cầu tương tự
như các bài định kỳ có nâng cao hơn.

-Chọn được học sinh có khả năng t
duy trong viết Văn, năng khiếu nắm bắ
các kiến thức Văn học một cách nhan
chóng.

Giải pháp 3: Cung cấp những kiến thức lý -Hình thành được đội ngũ học sinh viế
luận cho học sinh, hướng dẫn học sinh viết Văn hay, rèn chữ ngày càng tốt hơn.
bài Văn.


Trên đây là sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới ( gọi chung là
sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2015 – 2016.


Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt và công nhận bằng khen Ủy ban nhân dân
tỉnh năm học 2015 – 2016 ./.
Xác nhận
Công nhận sáng kiến của bà : Nguyễn Thị Sáu.
Đã áp dụng đạt kết quả tại đơn vị

Người báo cáo

Nguyễn Thị Sáu



×