Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Dạy học thống kê theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh trung học phổ thông (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.59 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU MƠ

DẠY HỌC THỐNG KÊ THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THOA

Huế, tháng 5/2015
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Mơ


Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời Cảm Ơn
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành
nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thoa, người đã nhiệt tình
hướng dẫn tận tình chu đáo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại
học Sư phạm Huế, Phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô trong
khoa Toán, đặc biệt là các thầy cô thuộc chuyên ngành Lý luận và
Phương pháp dạy học môn Toán đã tận tình giảng dạy và truyền
thụ cho tôi rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong hai năm học
vừa qua.Demo Version - Select.Pdf SDK
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và quý thầy cô trường
THPT Phan Châu Trinh và THPT Trần Hưng Đạo,…
đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành các khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
Sau cùng tôi xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè của tôi
luôn ủng hộ, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi mọi mặt để tôi hoàn
thành luận văn này. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý.
Chân thành cám ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015

iii


MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................3
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................4
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................5
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................6
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................6
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
1.6. Đóng góp của luận văn .........................................................................................7
Chương 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ..............................................................................8

Demo Version - Select.Pdf SDK

2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................8
2.1.1. Ở nước ngoài .....................................................................................................8
2.1.2. Ở trong nước ...................................................................................................10
2.2. Tư duy, tư duy thống kê .....................................................................................10
2.2.1. Khái niệm tư duy .............................................................................................10
2.2.2. Khái niệm tư duy thống kê ..............................................................................11
2.3. Năng lực tư duy thống kê ...................................................................................13
2.3.1. Khái niệm năng lực .........................................................................................13
2.3.2. Năng lực tư duy ...............................................................................................16
2.3.3. Khái niệm năng lực tư duy thống kê ...............................................................17
2.3.4. Vai trò của việc phát triển năng lực tư duy thống kê ......................................17
2.4. Vài nét về chương trình, SGK và tình hình chung về dạy học thống kê ở lớp 10 ....19
2.4.1. Nội dung chương trình ....................................................................................19
2.4.2. Về sách giáo khoa ...........................................................................................21

2.4.3. Tình hình chung về dạy học thống kê hiện nay ..............................................23
1


2.5. Biểu hiện năng lực tư duy thống kê ở học sinh THPT.......................................24
2.6. Định hướng phát triển năng lực tư duy thống kê cho HS THPT .......................27
2.7. Các dạng toán thống kê và khả năng phát triển năng lực tư duy thống kê cho
học sinh THPT ..........................................................................................................28
2.7.1. Các dạng toán thu thập và mô tả dữ liệu thống kê ..........................................28
2.7.2. Dạng toán mô hình hóa số liệu thống kê dưới dạng biểu đồ thống kê............29
2.7.3. Dạng toán đọc, phân tích và hiểu bảng biểu, biểu đồ số liệu thống kê ...........31
2.8. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................32
Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................33
3.1. Ngữ cảnh ............................................................................................................33
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33
3.2.1. Quan sát ...........................................................................................................33
3.2.2. Điều tra bằng bảng hỏi ....................................................................................33
3.2.3. Phỏng vấn ........................................................................................................33
3.3. Công cụ nghiên cứu ...........................................................................................33
3.3.1. Bảng hỏi ..........................................................................................................33

- Select.Pdf SDK
3.3.2. PhỏngDemo
vấn nửaVersion
cấu trúc ...................................................................................
36
3.3.3. Kế hoạch bài học thực nghiệm sư phạm .........................................................37
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................38
4.1. Định hướng phân tích kết quả nghiên cứu .........................................................38
4.1.1. Định hướng phân tích bài khảo sát 1 ..............................................................38

4.1.2. Định hướng phân tích bài khảo sát 2 ..............................................................38
4.1.3. Định hướng phân tích bài khảo sát 3 ..............................................................39
4.1.4. Định hướng phân tích bài khảo sát 4 ..............................................................39
4.1.5. Định hướng phân tích bài khảo sát 5 ..............................................................40
4.2. Phân tích bảng hỏi, kết quả phỏng vấn ..............................................................40
Chương 5. KẾT LUẬN ...........................................................................................58
5.1. Trả lời các câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................58
5.2. Đóng góp nghiên cứu và hướng phát triển đề tài ...............................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PPDH


Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhà Khoa học Anh H.G Well đã dự báo: “Trong một tương lai không xa, kiến
thức tg kê và tư duy thống kê sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu trong học vấn
phổ thông của mỗi công dân, giống như khả năng biết đọc, biết viết vậy” [6]. Thống
kê có mặt trên khắp các lĩnh vực. Dù là toán học, kinh tế hay văn hóa thì kiến thức
thống kê đều được sử dụng như một công cụ cho phép đưa ra những nhận xét, dự
báo có cơ sở khoa học.
Nếu như nhiều nước trên thế giới từ lâu đã đưa các kiến thức về thống kê vào
dạy ở phổ thông thì Việt Nam chỉ thực hiện điều đó từ khoảng vài năm gần đây
[11]. Trong chương trình hiện hành, thống kê mô tả được đưa vào một cách có hệ

thống học sinh bắt đầu làm quen với thống kê ngay từ tiểu học. Ở THCS, thống kê
mô tả được tổ chức thành một chương ở lớp 7, sau đó là lớp 10 và một số kiến thức
thống kê suy diễn xuất hiện ở lớp 11. Một trong những mục tiêu quan trọng của dạy
học thống kêDemo
là trangVersion
bị cho HS
kiến thức cơ SDK
bản về thống kê, phương pháp thống
- Select.Pdf
kê, phân thích dữ liệu thống kê từ đó hình thành tư duy thống kê và khả năng vận
dụng chúng vào cuộc sống. Mục đích là đào tạo công dân năng động, để họ có nhận
định khoa học về những thông tin mà họ gặp thường ngày trong cuộc sống biết phê
phán, biết tán thành… Thế nhưng, hiện nay nhiều giáo viên toán THPT lại cho rằng
thống kê, nhất là thống kê mô tả là một phần dễ học vì HS chỉ cần nhớ công thức để
tính toán đó là một nhận định sai lầm.
Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã và đang có những đổi mới
tích cực nhằm đào tạo những con người Việt Nam mới phát triển toàn diện cả về trí
lực thẩm mĩ và nhân cách. Trong đó đổi mới nội dung, mục tiêu chương trình và
phương pháp giáo dục ở nhà trường phổ thông giữ một vai trò đặc biệt quan trọng,
trở thành yêu cầu cấp thiết đối với nền giáo dục hiện nay. Một trong những điểm
nổi bật của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 là xây dựng
và phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Như vậy,
cần phải dạy học như thế nào để phát triển năng lực tư duy thống kê cho học sinh?

4


Vấn đề phát triển năng lực tư duy thống kê từ lâu đã được các nhà toán học
trong và ngoài nước bỏ nhiều công sức nghiên cứu trong nghiên cứu của mình các
nhà khoa học Garfield, delMas & Chanc (2003) và Ben-Zvi & Garfield (2004) đã

định nghĩa tư duy thống kê liên quan đến việc hiểu tại sao người ta tiến hành các
khảo sát có tính thống kê và tiến hành chúng như thế nào.
Theo Mitchell [3] “Tư duy thống kê là triết lý học tập và hành động dựa trên
các nguyên tắc cơ bản. Tất cả các công việc diễn ra trong một hệ thống của những
quá trình liên quan với nhau, sự biến đổi tồn tại trong mọi quá trình đó rút gọn và
nhận thức được sự biến đổi đó là chìa khóa dẫn tới thành công”. Tư duy thống kê
bao gồm khả năng hiểu và vận dụng của một vấn đề trong việc hình thành các khảo
sát và rút ra kết luận, nhận ra và hiểu toàn bộ quá trình (từ việc đặt câu hỏi,thu thập
số liệu đến chọn lựa các phân tích, kiểm chứng các giả thuyết...). Cuối cùng, người
có tư duy thống kê sẽ có khả năng phê phán và đánh giá các kết quả của một vấn đề
được giải quyết hay một nghiên cứu có tính thống kê.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu đề cập đến tư duy thống kê trong luận án
tiến sĩ của Đỗ Mạnh Hùng (1993) và luận án tiến sĩ Trần Đức Chiển (2007) cho
rằng "Tư duy thống kê là quá trình nhận thức, phản ánh những quy luật thống kê

Demo Version - Select.Pdf SDK

biểu thị mối quan hệ giữa tất yếu và ngẫu nhiên, giữa chất và lượng của đám đông
các hiện tượng ngẫu nhiên một cách hình thức". Có rất nhiều nhà giáo dục quan tâm
đến tư duy thống kê của học sinh phổ thông, điều này cho thấy tầm quan trọng của
việc dạy học phát triển năng lực tư duy thống kê ở các trường phổ thông. Tuy nhiên
ở nước ta còn thiếu những công trình nghiên cứu về rèn luyện năng lực tư duy thống
kê cho học sinh phổ thông, cách thức giảng dạy thống kê để phát triển các năng lực
tư duy chưa được nghiên cứu nhiều và còn ít được biết đến. Đồng thời tôi cũng
nhận ra tầm quan trọng của thống kê đối với thực tiễn và ứng dụng vào đời sống xã
hội. Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên nên tôi chọn đề tài
“Dạy học thống kê theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh trung
học phổ thông” làm đề tài luận văn của mình. Nội dung luận văn tập trung nghiên
cứu năng lực tư duy thống kê cho HS lớp 10.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các thành phần của năng lực tuy duy thống kê, khung lý thuyết để
phát triển năng lực tư duy trong dạy học thống kê phù hợp với từng đối tượng học
sinh phổ thông.
5


- Xác định các biện pháp cụ thể để phát triển năng lực tư duy thống kê cho
học sinh THPT qua nội dung dạy học thống kê, nhằm góp phần đảm bảo chất lượng
đào tạo ở trường THPT theo định hướng tiếp cận phát triển năng lực hiện nay.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực tư duy thống kê trong dạy
học thống kê ở trung học phổ thông.
- Khảo sát năng lực tư duy thống kê của học sinh lớp 10 hiện nay ở một số
trường trung học phổ thông.
- Thiết kế các hoạt động dạy học thống kê theo hướng phát triển năng lực tư
duy thống kê cho học sinh lớp 10.
- Đề xuất các biện pháp cần thiết để phát triển năng lực tư duy thống kê cho
học sinh phổ thông.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực tư duy thống kê của học sinh trung học
phổ thông.
- Phạm vi nghiên cứu: Vì ở chương trình THPT phần thống kê chỉ tập trung ở

Demo Version - Select.Pdf SDK

lớp 10, nên chúng ta sẽ tập trung vào nội dung dạy học thống kê thuộc chương trình
lớp 10.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận: Thu thập các thông tin mang tính lí luận từ những nghiên
cứu có liên quan đến tư duy thống kê.

Nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát, phỏng vấn trực tiếp, dự giờ, sử dụng phiếu hỏi đối với một số
giáo viên.
- Sử dụng bảng hỏi để khảo sát năng lực tư duy thống kê của học sinh.
- Dạy thực nghiệm một số bài học theo hướng phát triển năng lực tư duy
thống kê.
- Xử lí số liệu bằng công cụ thống kê toán học, sử dụng các phương pháp
thống kê toán để xử lí số liệu thống kê và đánh giá định tính, định lượng về những
kết quả thu được.

6


1.6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ các vấn đề lí luận về tư duy thống kê, năng lực tư duy thống kê, đặc
trưng năng lực tư duy thống kê.
- Góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về năng lực tư duy thống kê của học
sinh THPT.
- Đề xuất được một số biện pháp dạy học thống kê theo hướng phát triển năng
lực tư duy cho học sinh THPT.

Demo Version - Select.Pdf SDK

7



×