Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Đánh giá hiệu quả cai nghiện ma tuý và các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIVAIDS tại các Trung tâm - Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động xã hội của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.79 KB, 147 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nghiện ma tuý đã và đang là hiểm hoạ không chỉ của nước ta mà còn là
hiểm hoạ của các nước trên thế giới. Để đấu tranh với hiểm hoạ này, Đảng và
nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến công tác phòng chống ma tuý và cai
nghiện. Tính đến nay, trên cả nước đã có hơn 100 Trung tâm Chữa bệnh – Giáo
dục – Lao động xã hội đang thực hiện công tác cai nghiện phục hồi. Việc đánh
giá về hiệu quả cai nghiện ma tuý và phòng chống HIV/AIDS tại các Trung
tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động xã hội là một việc làm rất cần thiết, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cai nghiện ma tuý và
các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại các Trung tâm.
Được sự tài trợ của Đại sứ quán Đan Mạch, trong năm 2008 – 2009, Cục
Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã
phối hợp với Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý thuộc Bộ Công an và
Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS thuộc Hội Luật
gia Việt Nam thực hiện dự án “Đánh giá hiệu quả cai nghiện ma tuý và các
biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động xã hội của Việt Nam”. Thực hiện dự án này,
đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát công tác cai nghiện ma túy và phòng chống
HIV/AIDS tại 10 Trung tâm: Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên
Giang, Hòa Bình, Thái Bình, Nghệ An, Hà Nội, Hải Dương và Hải Phòng. Đến
nay, kết quả nghiên cứu đã hoàn thành và được thể hiện trong báo cáo “Đánh
giá hiệu quả cai nghiện ma tuý và các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và điều
trị HIV/AIDS tại các Trung tâm - Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động xã hội của
Việt Nam”. Báo cáo này đã đề cập đến hệ thống chế độ chính sách, pháp luật
về cai nghiện ma túy và phòng chống HIV/AIDS. Nghiên cứu khảo sát tại 10
Trung tâm nhằm tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong quá
trình triển khai công tác cai nghiện ma túy và các biện pháp phòng ngừa, chăm
sóc và điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã
hội, đặc biệt là các giải pháp được đề xuất để tăng cường hiệu quả công tác cai
nghiện ma túy và các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
tại các Trung tâm.
Xin cảm ơn Đại sứ quán Đan Mạch, đặc biệt là Ông Đại sứ đã tài trợ về


kinh phí, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. Đồng thời, xin cảm ơn
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội của 10 tỉnh: Đà Nẵng, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Kiên Giang, Hoà Bình, Nghệ An, Thái Bình, Hải
Dương, Hải Phòng và Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho đoàn công tác
chúng tôi khảo sát tại Trung tâm.
Hy vọng báo cáo nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho những
người làm công tác cai nghiện ma túy hoặc quan tâm đến công tác cai nghiện
ma tuý. Tuy nhiên, báo cáo này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được
đóng góp ý kiến của độc giả.
1


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BẢNG CHƯ VIẾT TẮT
Bộ LĐTB&XH

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Trung tâm

Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục –
Lao động xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân

HIV


HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng
Anh
"Human
Immunodeficiency
Virus" là vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm
khả năng chống lại các tác nhân gây
bệnh.

AIDS

AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng
Anh "Acquired Immune Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải do HIV gây ra,
thường được biểu hiện thông qua các
nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có
thể dẫn đến tử vong

STD

Là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh
“Sexunal Transmissim Diseas“ Các
bênh lây truyền qua đường tình dục

NCMT

Nghiện chích ma tuý

2



MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

I

Thông tin chung

2

II

Mục tiêu nghiên cứu

2

III

Tổng quan về ma tuý, HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam

3

IV

Phương pháp nghiên cứu


13

V

Kết quả nghiên cứu

16

A

Hệ thống chế độ chính sách, pháp luật về cai nghiện ma tuý và phòng
chống HIV/AIDS

16

A.I

Hệ thống chế độ chính sách, pháp luật về cai nghiện ma tuý

16

A.II

Hệ thống về chính sách và pháp luật trong các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo
dục – Lao động xã hội

34

B


Kết quả nghiên cứu khảo sát thực địa tại 10 Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục – Lao động xã hội

65

B.I

Một số thông tin về Trung tâm

65

B.II

Điều kiện về cơ sở vật chất

70

B.III

Về chất lượng dịch vụ

72

B.IV

Về các hoạt động chuyên môn

79


B.V

Tác động của các chính sách và điều kiện đảm bảo

84

B.VI

Ý kiến của học viên và nhân viên về chương trình cai nghiện

86

B.VII

Chương trình phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS

95

C

Bàn luận

98

C.I

Thuận lợi, khó khăn và thách thức trong quá trình triển khai công tác cai
nghiện ma tuý

98


C.II

Thuận lợi, khó khăn và thách thức trong quá trình triển khai công tác phòng
chống HIV/AIDS tại các Trung tâm

118

VI

Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác cai nghiện
ma tuý và các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
tại các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

123

VII

Kết luận

128

VIII

Danh mục các tài liệu tham khảo

129

Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về cai nghiện ma tuý và
phòng chống HIV/AIDS tại các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao

động xã hội

130

IX

3


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
“Đánh giá hiệu quả cai nghiện ma tuý và các biện pháp phòng ngừa,
chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các Trung tâm - Chữa bệnh – Giáo dục
- Lao động xã hội của Việt Nam”
____________
I. Thông tin chung
1. Tên đề tài “Đánh giá hiệu quả cai nghiện ma tuý và các biện pháp
phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục – Lao động xã hội ”.
2. Đơn vị thực hiện:
2.1.

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội- Bộ LĐTBXH

2.2.

Văn phòng thường trực phòng chống ma tuý - Bộ Công an

2.3. Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDSHội luật gia Việt Nam
3.


Thời gian thực hiện: Tháng 12/2008 – tháng 3/2009

4.
Địa điểm triển khai: 10 Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao
động xã hội tại 10 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bà Rịa–Vũng Tàu,
Kiên Giang, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nghệ An, Thái Bình, Hoà Bình.
5.

Đơn vị tài trợ: Đại sứ quán Đan Mạch.

II. Mục tiêu nghiên cứu
1.
Mục tiêu chung: Đánh giá hiệu quả cai nghiện ma tuý và các biện
pháp phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các Trung tâm Chữa
bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
2.

Mục tiêu cụ thể:
2.1. Đánh giá hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý.
2.2. Đánh giá hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS.

2.3. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cai nghiện ma
tuý và các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các Trung
tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.

4


III. Tổng quan về ma tuý, HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
1.


Tình hình nghiện ma tuý trên thế giới và Việt Nam

1.1. Tình hình nghiện ma tuý trên thế giới
Do nhiều nguyên nhân, tình hình tệ nạn ma túy quốc tế và khu vực vẫn
tiếp tục gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Theo báo cáo của Chương
trình kiểm soát ma túy của Liên Hợp Quốc (UNODC) tệ nạn ma túy đã lan tràn
phổ biến trên khắp các lục địa. Toàn thế giới hiện nay có khoảng hơn 200 triệu
người lạm dụng ma túy, trong đó 30 triệu người sử dụng ecstasy và các chất ma
túy dạng tổng hợp khác, 15 triệu người nghiện thuốc phiện và sử dụng hêrôin
và 14 triệu người sử dụng côcain... Ở nhiều nước, xu thế chuyển từ hút thuốc
phiện sang tiêm chích hêrôin, nghiện các loại ma túy tổng hợp ATS đang lan
rộng ở các nước nhất là các nước láng giềng. Độ tuổi trung bình của người
nghiện ma túy ngày càng có xu hướng giảm xuống. Chủng loại ma túy cũng rất
đa dạng, loại ma túy tổng hợp tǎng nhanh, số người nghiện ma túy cũng có
chiều hướng tǎng cao1. Do siêu lợi nhuận từ buôn bán ma túy nên hoạt động
của tội phạm ma túy quốc tế sẽ gia tăng phức tạp hơn. Hàng năm, buôn bán ma
túy lên đến 500 tỷ USD, nhiều hơn thu nhập từ nguồn bán dầu mỏ. Buôn lậu
ma túy và tội phạm ma túy đã lan rộng và trở thành hiểm họa xuyên quốc gia 2.
Đặc biệt, chúng lợi dụng quá trình toàn cầu hóa kinh tế, chính sách mở cửa thu
hút đầu tư của các nước đang phát triển để thực hiện việc sản xuất, buôn bán
ma túy và tẩy rửa tiền từ buôn bán ma túy.
Nghiện các chất dạng thuốc phiện là một trạng thái bệnh lý phức tạp do
nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau gây ra, rất khó cai nghiện thành công và
đã lần lượt làm thất bại nhiều chiến lược và phương pháp điều trị khác nhau.
Năm 1936, ở Mỹ chuyển hướng sang thành lập các cơ sở điều trị bắt buộc, thu
nhận cả bệnh nhân tự nguyện lẫn bệnh nhân bắt buộc điều trị theo luật định.
Thời gian điều trị trung bình là 6 tháng, có thể kéo dài theo tùy từng trường
hợp. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu, phương pháp điều trị này cũng không có
kết quả. Một nghiên cứu trên 1922 đối tượng điều trị bắt buộc từ 1 – 4,5 năm

cho thấy tỷ lệ tái nghiện là 93%. Một nghiên cứu khác trên 453 đối tượng điều
trị bắt buộc từ 6 tháng đến 5 năm có tỷ lệ tái nghiện cao hơn 97%. Qua nhiều
năm thử nghiệm và đánh giá, đến năm 1985, liệu pháp Methadone đã được
Chính phủ Mỹ công nhận có hiệu lực, chương trình Methadone được xem là
quốc sách và được triển khai áp dụng trong cả nước3.
Các nước châu Âu cũng thất bại như nước Mỹ trong quá trình tìm kiếm
các phương pháp chống tái nghiện heroin. Do vậy, liệu pháp methadone đã
1

/>2. />2
3

Trang 45 - 46 – Nghiện Heroin các phương pháp điều trị - Bs Nguyễn Minh Tuấn – Viện Sức khỏe Tâm thần
quốc gia

5


nhanh chóng được đa số các nước châu Âu hoan nghênh và áp dụng… Theo số
liệu năm 1994, liệu pháp methadone chiếm ưu thế tuyệt đối ở Hà Lan. Ở Thụy
Sĩ có 3000 cơ sở điều trị bằng methadone. Ở Tây Ban Nha có 5000 cơ sở, ở
Đức có 4000 cơ sở. Ở Hồng Kông đã áp dụng sớm nhất liệu pháp methadone
(từ năm 1972) nên đạt được kết quả sớm hơn với các nước trong khu vực, đã
giữ được tỷ lệ người nhiễm HIV thấp nhất trong số người nghiện chất dạng
thuốc phiện… Ở Trung Quốc, liệu pháp methadone cũng đã bắt đầu được áp
dụng ở 6 tỉnh từ cuối thập kỷ 90 (của thế kỷ 20) và đang được xem xét đánh
giá dựa trên kinh nghiệm của Hồng Kông nhằm mở rộng áp dụng cho các địa
phương khác. Xu hướng chung hiện nay là không dùng liệu pháp thay thế hay
liệu pháp đối kháng đơn độc mà thường kết hợp với các liệu pháp phục hồi
chức năng lao động và chức năng tâm lý xã hội các liệu pháp tâm lý (liệu pháp

gia đình, liệu pháp nhận thức – tập tính, liệu pháp nhóm…)4.
1.2. Tình hình nghiện ma tuý tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tính đến hết ngày 30/6/2008 cả nước có 169.000 người
nghiện có hồ sơ quản lý, giảm 8.975 người so với cuối năm 2007. Tội phạm ma
túy cũng rất phức tạp. Mặc dù các lực lượng chức năng đã đấu tranh, tấn công
quyết liệt nhưng tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, hoạt động mua bán, vận
chuyển ma túy từ bên ngoài vào nước ta vẫn rất đáng lo ngại. Đặc biệt là tại
các địa bàn thuộc các tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung, Tây Nam bộ
và trên tuyến biển. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy ngày
càng tinh vi, xảo quyệt và sử dụng vũ khí chống đối quyết liệt hơn. Hiện có
35/63 tỉnh thành phố có tình trạng trồng và tái trồng cây thuốc phiện, cây cần
sa. Một số nơi có diễn biến phức tạp như Lạng Sơn đã phát hiện và triệt phá
trên 35.000 m2, tại Lai Châu diện tích này là 19.300 m25.
Do đặc điểm nước ta rất gần vùng "Tam giác vàng" nên chịu tác động
trực tiếp của tình hình tệ nạn ma tuý từ khu vực này. Tại tam giác này, không
chỉ tồn tại nhiều diện tích trồng cây có chất ma túy như thuốc phiện, cần sa, các
cơ sở sản xuất điều chế bất hợp pháp các loại ma túy như ATS, mà còn là nơi
vận chuyển hêroin, thuốc phiện, cần sa và ma túy tổng hợp đi các nước, trong
đó địa bàn Việt Nam. Trong khi đó nước ta có biên giới đường bộ và biển gần
8.000 km; có nhiều sân bay, cảng biển và cửa khẩu quốc tế nên tội phạm về ma
túy đã triệt để lợi dụng các đặc điểm trên để hoạt động. Gần đây, việc phát hiện
các vụ vận chuyển ma tuý từ địa bàn Tây Á và từ các châu lục khác cho thấy
việc ngăn chặn ma tuý thẩm lậu ngày càng khó khăn hơn. Do vậy, việc ngăn
chặn không để nguồn ma túy buôn lậu từ nước ngoài vào là một nhiệm vụ chủ
yếu và là cuộc đấu tranh rất gay go và quyết liệt.
Độ tuổi người nghiện ma túy rất trẻ, tuổi từ 18-30 chiếm 65,9% (năm
2007). Người nghiện ma túy có xu hướng ngày càng trẻ hóa và chiếm tỷ trọng
4

Tr 48 – 49 Nghiện Heroin các phương pháp điều trị - Bs Nguyễn Minh Tuấn Tuấn – Viện Sức khỏe Tâm thần

quốc gia
5

/>
6


lớn, so với năm 1995, người nghiện ma túy trên 30 tuổi chiếm 57,6%. Trong
đó, nam nghiện ma túy chiếm tỷ lệ 95,5%, nữ chiếm 4,5% (năm 2007). Con số
này không thay đổi so với năm 1995 cho đến nay. Trình độ học vấn của người
nghiện ma túy rất thấp: 17% trình độ cấp I, 40,5% trình độ cấp II, 34,9% trình
độ cấp III, cao đẳng đại học chỉ có 2,8% và mù chữ chiếm 4,8% (năm 2007).
Người nghiện ma túy phần lớn là người không có nghề nghiệp chiếm 54,1%
còn lại là các ngành nghề khác: Lái xe, buôn bán, nông dân… Tỷ lệ người
nghiện ma túy có tiền án tiền sự chiếm 47,7% (năm 2007).
Dự báo trong thời gian tới, nếu không có biện pháp quyết liệt thì số
người nghiện ma tuý sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong thanh thiếu niên, công
nhân viên chức và người lao động. Số người nghiện ma tuý tổng hợp, số người
nghiện ma tuý bị nhiễm HIV, số người phạm tội về mua bán trái phép chất ma
tuý với số lượng lớn, quy mô lớn ngày càng nhiều và mang tính phức tạp. Tệ
nạn ma tuý sẽ là một gánh nặng lớn cho xã hội và không chỉ là vấn đề tệ nạn,
trật tự an toàn xã hội mà nó trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Đặc điểm tình hình nghiện ma tuý ở Việt Nam thể hiện qua những biểu
đồ sau:

7


8



- Số người nghiện ma tuý ở Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt 2
thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh số người nghiện ma tuý
năm 2007 so với năm 1995 tăng hơn 200%.
- Độ tuổi người nghiện ma tuý ngày cảng trẻ hoá tuổi đời từ 18 - 30, tuổi
lao động chiếm 70%.

- Nam giới nghiện ma tuý chiếm tỷ lệ 95,5%. Tuy vậy, tỷ lệ nữ nghiện
ma tuý chiều hướng gia tăng năm 2007 - 2008.
9


- Tỷ lệ nghiện chích ma tuý trong những người nhiễm HIV có địa
phương tương đối cao gần 70%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong những người nghiện
ma tuý tại các Trung tâm chiếm 35,4%. Số người nhiễm HIV theo thời gian sử
dụng ma tuý, thời gian sử dụng ma tuý càng lâu thì tỷ lệ nhiễm HIV càng cao.
- Hình thức sử dụng ma tuý: Hình thức tiêm chích ma tuý tỷ lệ năm sau
cao hơn năm trước; năm 2007 tỷ lệ tiêm chích ở người nghiện ma tuý lên tới
83,1% có những trung tâm tỷ lệ này trên 90%. Đây là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ
nhiễm HIV cao.
- Trình độ học vấn: Trước năm 2000 mù chữ và cấp I là chủ yếu, những
năm gần đây trình độ học vấn phổ thông cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất, trình độ
phổ thông trung học giảm do sau khi nghiện ma tuý, người nghiện bỏ học hoặc
bị đuổi học.
2. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam
2.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới
Tính đến cuối năm 2007, trên thế giới có khoảng 33 triệu người nhiễm
HIV đang còn sống. Trong đó, ước tính khoảng 45% là những người trong độ
tuổi 15-24. Cũng trong năm nay, ước tính thế giới có 370.000 (dao động từ
330.000 đến 410.000) trẻ em dưới 15 tuổi mới nhiễm HIV. Tính chung trên

phạm vi toàn cầu, tỷ lệ Nam-Nữ trong số người nhiễm HIV đang còn sống là
50:50 trong gần chục năm trở lại đây, nhưng điều đáng lo ngại là tỷ lệ phụ nữ
trong số người mới nhiễm HIV đang gia tăng ở nhiều nước6.
Mặt khác, hầu như ở tất cả các khu vực của hành tinh (trừ cận Sahara
của Châu Phi) sự lây truyền HIV vẫn chủ yếu liên quan đến tiêm chích ma tuý,
quan hệ tình dục đồng giới và mại dâm7.
2.2. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam
Tính đến ngày 31/8/2008 tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống:
132.048 người, số bệnh nhân AIDS còn sống là 25.579 người và 40.717 người
nhiễm HIV đã tử vong. Người nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu tập trung trong
nhóm tuổi 20-39 (chiếm 82.28%) và ngày càng có xu hướng trẻ hóa, trong đó
nghiện chích ma túy bị nhiễm HIV chiếm 44.0%. Chiều hướng nhiễm HIV
trong nhóm NCMT qua giám sát trọng điểm cao nhất vào các năm 2001, 2002
với tỷ lệ 29,4% (100 người NCMT sẽ có 29,4 người bị nhiễm HIV) và đang có
xu hướng chững lại 25,5% vào năm 2005 và 23,2% năm 2006. Nhưng cá biệt
có tỉnh, thành phố tỷ lệ nhiễm rất cao năm 2006 như Quảng Ninh 54,5%, TP.
Hồ Chí Minh 47,61%, Hải Phòng 46,25%, Cần Thơ 45%, Thái Nguyên 40,75%
và Điện Biên 36.83%8. Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam còn đang trong giai đoạn
tập trung với tỷ lệ nhiễm cao trong nhóm nghiện chích ma túy, gái mại dâm. Đa
6

Theo WHO và UNAIDS
Theo WHO và UNAIDS
8
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam
7

10



phần các trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam là nghiện chích ma túy hoặc có
liên quan đến ma túy. Dùng chung bơm kim tiêm trong tiêm chích ma túy là
yếu tố chính nguy cơ chính làm lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma
túy. Có sự đan xen giữa các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV như sử dụng
chung dụng cụ tiêm chích và quan hệ tình dục không an toàn.

Phân bố nhóm đối tượng trên số luỹ tích người nhiễm HIV
trªn sè lòy tÝch ngêi nhiÔm HIV

Nguồn số liệu: Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS, tính đến ngày
31/12/2008 10 tỉnh có số người nhiễm HIV cao nhất trên cả nước như sau:
11


IV. Phương pháp nghiên cứu
1.

Phương pháp nghiên cứu hồi cứu
12


- Tập hợp, nghiên cứu hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành về cai nghiện
ma tuý, phòng chống HIV/AIDS có liên quan tới các Trung tâm Chữa bệnh–
Giáo dục– Lao động xã hội trong cả nước.
- Nghiên cứu một số báo cáo chuyên đề về phòng chống HIV/AIDS.
2.
Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa về công tác cai
nghiện ma tuý và phòng chống HIV/AIDS tại 10 Trung tâm Chữa bệnh – Giáo

dục – Lao động xã hội tại 10 tỉnh.
2.1. Chọn mẫu khảo sát
a) Phiếu khảo sát nhân viên của Trung tâm:
Bộ câu hỏi khảo sát nhân viên làm việc tại trung tâm gồm 84 câu hỏi
được chia làm 7 phần. Phần 1: Các thông tin về nhân khẩu; Phần 2: Đánh giá
mức độ hài lòng của bản thân nhân viên đó về công việc đang được phân công
tại trung tâm; Phần 3: Đánh giá kiến thức về phòng ngừa và cai nghiện, phục
hồi cho người nghiện ma tuý; Phần 4 và 5: Các hoạt động phòng ngừa và điều
trị HIV/AIDS; Phần 6: Đánh giá về chất lượng dịch vụ; Phần 7: Đánh giá việc
thực hiện dịch vụ điều trị phục hồi trong trung tâm.
Để đảm bảo tính khách quan và tính bí mật, tất cả các phiếu đều không
ghi tên người được khảo sát.
Việc lấy thông tin được tiến hành như sau: Sau khi chọn được những cán
bộ đáp ứng đúng yêu cầu, một số cán bộ có kinh nghiệm trong nhóm khảo sát
phổ biến mục đích yêu cầu của đợt khảo sát, phát bộ phiếu khảo sát cho nhân
viên, giải đáp thắc mắc cho từng câu hỏi sau đó đề nghị nhân viên trung tâm
tìm cho mình địa điểm thuận lợi để từng người tự mình khai vào phiếu sau đó
nộp lại.
b) Phiếu khảo sát học viên trong trung tâm
Gồm 2 phần: Phần 1 những câu hỏi thu thập các thông tin về bản thân,
về tình trạng thu nhập và việc làm trước khi vào trung tâm, về điều kiện sống,
về sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng trước khi vào trung tâm, về tình trạng
sức khoẻ, về quan điểm của học viên về chất lượng dịch vụ cai nghiện phục
hồi, phòng ngừa HIV mà trung tâm cung cấp; về các bước trong quy trình cai
nghiện phục hồi, về tiền sử sử dụng ma tuý, cai nghiện ma tuý. Phần 2 gồm 7
câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hài lòng của học viên trong quá trình cai nghiện
trong trung tâm. Để đảm bảo bí mật cho học viên, tất cả các phiếu đều không
ghi tên người được phỏng vấn.
Thời gian để hoàn thành mỗi phiếu khảo sát từ 30 – 40 phút.
c) Phiếu khảo sát thành viên câu lạc bộ sau cai

Gồm 2 phần lớn:
Phần 1 có 27 câu nhằm đánh giá cảm nhận của người được khảo sát về
chất lượng dịch vụ mà họ nhận được trong qúa trình tham gia cai nghiện trong
13


trung tâm, về tâm tư nguyện vọng của người trong giai đoạn tái hoà nhập cộng
đồng.
Phần 2 là những câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của họ về thời gian họ
sống trong trung tâm cai nghiện phục hồi.
Phiếu này cũng do cán bộ phỏng vấn trực tiếp điền dựa vào nội dung câu
trả lời của người được phỏng vấn. Thời gian để hoàn thành một bộ câu hỏi cho
thành viên câu lạc bộ sau cai khoảng từ 20–25 phút.
d) Nội dung phỏng vấn lãnh đạo trung tâm
Gồm 23 câu, chủ yếu đánh giá hiểu biết của những người lãnh đạo chủ
chốt trong trung tâm về các văn bản hướng dẫn công tác cai nghiện phục hồi và
phòng chống HIV/AIDS, các khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ cai
nghiện phục hồi và những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng cai nghiện
phục hồi, phòng chống HIV/AIDS.
e) Nội dung đưa ra thảo luận nhóm:
Gồm 4 nhóm vấn đề nhằm đánh giá tác động của chương trình cai
nghiện phục hồi, chương trình phòng chống HIV/AIDS đến nhận thức của học
viên, đến mối quan hệ của học viên và các thành viên khác trong gia đình, cộng
đồng.
Đánh giá mức độ phù hợp của chương trình cai nghiện và tập hợp các đề
xuất của học viên nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cai nghiện phục hồi. Thời
gian thảo luận nhóm khoảng từ 45-60 phút .
2.2. Đối tượng khảo sát
- Mỗi trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục- Lao động xã hội, đoàn công tác
đã chọn ngẫu nhiên 100 học viên từ danh sách các học viên có thời gian điều trị

cai nghiện trong trung tâm từ 6 tháng trở lên để đưa vào danh sách phỏng vấn.
Những học viên này sau khi được nghe phổ biến mục đích, yêu cầu của khảo
sát đã tự nguyện cung cấp thông tin về bản thân và về trung tâm cho đoàn khảo
sát. Ngoài ra, họ là những người được sơ bộ đánh giá đủ năng lực hành vi để
tham gia khảo sát như không mắc các chứng bệnh tâm thần, không có các hành
vi quá khích...
- Căn cứ vào danh sách cán bộ của các trung tâm, mỗi trung tâm có 5
cán bộ đại diện các phòng chức năng được mời tham gia khảo sát. Họ là những
cán bộ có thời gian công tác tại trung tâm ít nhất là 1 năm và tự nguyện tham
gia nghiên cứu. Phần lớn là những người hiện đang có mối quan hệ công việc
trực tiếp, thường xuyên với học viên (phòng quản lý học viên, tư vấn - giáo
dục, phòng Y tế, phòng bảo vệ, Lao động- Dạy nghề, v.v...).
- Hai cán bộ quản lý chủ chốt ở trung tâm (Giám đốc, Phó Giám đốc)
được mời trực tiếp trả lời phỏng vấn sâu về các vấn đề liên quan đến tác động
của các chính sách cai nghiện, phòng chống HIV/AIDS; điều kiện đảm bảo để
thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được giao; đánh giá về sự hỗ trợ của các cấp,
các ngành và mối quan hệ với chính quyền địa phương nơi trung tâm đóng.
14


- Trong số những học viên đã trở lời phỏng vấn, mỗi trung tâm mời 20
học viên tham gia thảo luận nhóm theo 4 nội dung gợi mở nhằm tạo điều kiện
cho các học viên bày tỏ suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình về chương
trình cai nghiện, quan hệ với các học viên khác và với cán bộ trong trung tâm.
- Để có thêm thông tin về các chính sách đối với những người trong giai
đoạn sau cai, tái hoà nhập cộng đồng cũng như quan điểm của họ về dịch vụ
cai nghiện nhận được từ các trung tâm, nhóm khảo sát đã tiến hành phỏng vấn
30 học viên sau cai đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ tại Hà Nội và Nghệ An.
Nhóm khảo sát cũng đã tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia về cai
nghiện và phòng chống HIV để có thêm thông tin về tác động của các chính

sách đến hoạt động cai nghiện phục hồi và phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.
2.3. Địa điểm khảo sát
Mười (10) tỉnh, thành phố được chọn để tiến hành các hoạt động khảo
sát đó là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Kiên
Giang, Thái Bình, Hoà Bình, Hải Dương, Nghệ An. Việc lựa chọn địa bàn đã
được đề cập trong văn kiện dự án, dựa trên số liệu về người nghiện ma tuý,
diễn biến tình hình ma tuý, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS và phần nào đại
diện cho các vùng, miền của Việt Nam.
- Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động xã hội thành phố Đà
Nẵng (Mã số 01)
- Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu (Mã số 02)
- Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Đồng Nai (Mã
số 03)
- Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục– Lao động xã hội tỉnh Kiên Giang
(Mã số 04)
- Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục- Lao động xã hội tỉnh Hải Dương
(Mã số 05)
- Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Gia Minh, Thành
phố Hải Phòng (Mã số 06)
- Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số II (Mã số 07)
- Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội tỉnh Hoà Bình (Mã
số 08)
- Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Thái Bình (Mã
số 09)
- Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Nghệ An (Mã
số 10).

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


15


A. Hệ thống chế độ chính sách, pháp luật về cai nghiện ma tuý và
phòng chống HIV/AIDS
A.I. Hệ thống chế độ chính sách, pháp luật về cai nghiện ma tuý
1. Hệ thống văn bản pháp luật, các chính sách chế độ về cai nghiện
phục hồi
Trong những năm qua, việc cai nghiện ma tuý được thực hiện trên cơ sở
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách như sau:
TT

Hình thức văn bản

Tổng cộng

1. Chỉ thị cuả Bộ Chính trị

01

2. Nghị quyết của Quốc hội

01

3. Hiến pháp

01

4. Luật


02

5. Pháp lệnh

02

6. Nghị định của Chính phủ

07

7. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

06

8. Quyết định của Bộ ngành

05

9. Thông tư của các Bộ ngành

04

10. Thông tư liên tịch

17
Tổng

46

Qua bảng phân loại văn bản trên cho thấy, Đảng và Nhà nước luôn dành

sự quan tâm đặc biệt cho công tác phòng chống ma túy, cai nghiện ma túy.
Thông qua một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách rất đầy đủ
đã điều chỉnh công tác phòng chống ma tuý và cai nghiện ma tuý trong suốt
hơn một thập kỷ qua.
16


Chính hệ thống pháp luật và chính sách nói trên đã tạo cơ sở pháp lý
thuận lợi, góp phần dần từng bước nâng cao hiệu quả của công tác phòng
chống ma tuý và cai nghiện ma tuý, đặc biệt tạo điều kiện cho người nghiện ma
tuý được hưởng các dịch vụ cai nghiện tập trung và được tái hoà nhập cộng
đồng sau cai nghiện.
Quan điểm chủ đạo để triển khai hoạt động xây dựng chính sách pháp
luật trên lĩnh vực cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma tuý đã được thể
hiện cụ thể tại Điều 61 của Hiến pháp 1992 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt nam ban hành, theo đó “...Nhà nước quy định chế độ bắt buộc
cai nghiện và chữa bệnh xã hội nguy hiểm...". Quy định này là định hướng cơ
bản cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật trên lĩnh vực cai nghiện cho
người nghiện ma tuý tại Việt Nam trong những năm qua.
Căn cứ vào quy định tại Hiến pháp 1992, hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, chính sách và chế độ về phòng chống ma tuý nói chung và cai
nghiện phục hồi nói riêng từng bước được hoàn thiện và là cơ sở để hướng dẫn
các Bộ ngành đến các tỉnh, thành phố, quận huyện và xã phường, bao gồm:
- Luật phòng, chống ma tuý được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
ban hành ngày 19/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2001 quy định về các vấn
đề liên quan đến hoạt động phòng chống ma tuý, tập trung ở hai lĩnh vực giảm
cung và giảm cầu. Chương IV của Luật phòng chống ma tuý quy định riêng về
lĩnh vực cai nghiện phục hồi (giảm cầu) gồm 11 điều. Trong đó quy định về các
hình thức cai nghiện, khuyến khích các hình thức cai nghiện phù hợp với từng
loại đối tượng tại điều 25, Chương IV.

“Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma
tuý; áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý; tổ chức các cơ sở
cai nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ
chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng;
khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động
cai nghiện ma tuý”.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma túy đã
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
03/6/2008 có hiệu lực từ ngày 01/1/2009. Tại điều 26a quy định:
Các biện pháp cai nghiện:
+ Cai nghiện bắt buộc.
+ Cai nghiện tự nguyện.
Các hình thức cai nghiện ma túy bao gồm:
+ Cai nghiện ma túy tại gia đình.
+ Cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
+ Cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện.

17


Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng
từ 6 đến 12 tháng
Điều 33 quy định: Người nghiện ma túy sau khi chấp hành xong thời
gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện phải thực sự quản lý sau
cai nghiện từ 1 đến 2 năm theo 1 trong 2 hình thức sau:
+ Quản lý tại nơi cư trú do UBND cấp xã thực hiện.
+ Quản lý tại các cơ sở quản lý sau cai đối với nghiện có nguy cơ tái
nghiện cao.
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
ban hành năm 1995 và được sửa đổi, bổ sung ngày 02/7/2002 quy định về các

biện pháp tư pháp đối với người nghiện ma tuý như giáo dục tại xã, phường, thị
trấn người nghiện ma tuý từ 18 tuổi trở lên, thời gian 3 tháng đến 6 tháng (Điều
23); đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, thời gian từ 1
năm đến 2 năm (Điều 26). Việc cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma
tuý từ đủ 18 tuổi trở lên sau khi đã cai nghiện tại cộng đồng mà tiếp tục sử
dụng ma tuý được xem là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
- Căn cứ vào Luật và Pháp lệnh, Chính phủ ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau
cai từ trung ương đến cơ sở chủ yếu điều chỉnh 3 lĩnh vực sau:
+ Quy định về các hình thức tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma tuý
tại gia đình, cộng đồng và tại các cơ sở cai nghiện tư nhân, bao gồm: tổ chức,
hoạt động của các cơ sở cai nghiện; trình tự, thủ tục và thẩm quyền đưa người
nghiện vào cai nghiện; chế độ đối với người đi cai nghiện...
+ Quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ làm việc tại các Cơ sở
chữa bệnh, tại gia đình và cộng đồng liên quan đến công tác cai nghiện cho
người nghiện ma tuý: Tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc, chế độ phụ cấp…
+ Hướng dẫn về nghiệp vụ liên quan đến hoạt động điều trị, chăm sóc và
giáo dục thay đổi hành vi cho người nghiện trong thời gian cai nghiện và quản
lý sau cai nghiện: tư vấn, giáo dục, dạy nghề; chuẩn bị tái hoà nhập cộng
đồng…
3 lĩnh vực được thể hiện tại các Nghị định của Chính phủ
a) Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức các hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp
lệnh xử phạt hành chính.
+ Điều 2: Khoản 1 - Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa
bệnh
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy mà vẫn còn nghiện; đã được cai
nghiện tại gia đình, cộng đồng; đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà
vẫn còn nghiện hoặc người nghiện ma túy không có nơi cư trú nhất định.

18


Thời hạn áp dung biện pháp vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm
từ ba tháng đến mười tám tháng.
+ Điều 3: Khoản 1 - Đối tượng không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ
sở chữa bệnh
Người nghiện ma túy chưa đủ 18 tuổi; người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi
trở lên trong thời hạn hai năm lại tái nghiện kể từ ngày chấp hành xong quyết
định đưa vào cơ sở chữa bệnh
+ Điều 6: Nguyên tắc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh phải đúng theo trình tự,
thủ tục, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị
định này.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh.
+ Điều 7: Khuyến khích đầu tư vào Trung tâm
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư việc dạy nghề, tạo việc làm cho đối
tượng của Trung tâm .
Tổ chức, cá nhân đầu tư vào Trung tâm được hưởng chính sách vay vốn
với lãi suất ưu đãi và các chính sách khuyến khích khác theo định của pháp
luật; UBND các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để tiêu thụ các sản phẩm do
Trung tâm sản xuất.
2. Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội được ưu tiên vay
vốn với lãi suất ưu đãi, thực hiện các dự án về việc làm, xóa đói, giảm nghèo,
các chương trình kinh tế - xã hội khác để tổ chức lao động sản xuất.
b) Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15/5/2002 của Chính phủ về tổ
chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.
Nghị định này quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và
cộng đồng; quy định người nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng không coi

là bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nhà nước khuyến khích
người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại gia đình và cộng đồng thời hạn
cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng ít nhất là 6 tháng.
Chi phí tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng do người nghiện ma
túy, vợ hoặc chồng của người nghiện ma túy, cha, mẹ hoặc người giám hộ của
người chưa thành niên nghiện ma túy và gia đình người nghiện ma túy có trách
nhiệm đóng góp theo quy định của BLĐTBXH và Bộ Tài chính.
Trường hợp những người thuộc diện khó khăn, người chưa thành niên
không nơi nương tựa, người được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của
pháp luật thì được xét hỗ trợ tiền thuốc cai nghiện.
2. Một số chính sách về công tác cai nghiện phục hồi
19


2.1. Chính sách đầu tư cở sở vật chất cho công tác cai nghiện
Tại Khoản 1, Điều 35 Luật phòng, chống ma túy năm 2000 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy năm 2008 có
ghi rõ:
Kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện bắt buộc bao
gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Đóng góp của người cai nghiện và gia đình họ;
- Các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngòai nước.
+ Việc quyết định đầu tư thành lập, quyết định giải thể Trung tâm Chữa
bệnh- Giáo dục– Lao động xã hội được căn cứ theo Điều 50, Nghị định số
135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa
thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
Nhằm hỗ trợ những tỉnh khó khăn, đặc biệt khó khăn về kinh tế

ngày 23/6/2003 Văn phòng Chính phủ có Công văn số 88/2003/TB–VPCP
thông báo kết luật của Thủ tướng Phan Văn Khải về đầu tư, cải tạo, nâng cấp
mạng lưới cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra việc đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện còn được
thực hiện theo Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ
quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ
sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Việc thực hiện đầu tư vào cơ sở cai nghiện được Nhà nước ưu tiên thuê
đất, địa điểm để thành lập cơ sở cai nghiện; được xem xét miễn giảm thuế và
vay vốn hoạt động với lãi suất ưu đãi (điểm b, c, Khoản 1, Điều 16 của Nghị
định số 147).
Đầu tư cơ sở vật chất và Trang thiết bị y tế được cụ thể hóa tại
Thông tư Liên tịch số 30/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 20/12/1999
hướng dẫn quản lý các hoạt động y tế ở các Cơ sở chữa bệnh thuộc ngành Lao
động thương binh và xã hội.
Mục II, phần 1 - Cơ sở vật chất: Quy định “Phòng y tế phải được bố trí
khu vực riêng biệt, đảm bảo thông thoáng và hợp vệ sinh… buồng điều trị phải
có tủ thuốc, dụng cụ cấp cứu… chỗ ở bệnh nhân phải đảm bảo vệ sinh; bệnh
nhân bị các bệnh truyền nhiễm như lao, viêm gam siêu vi trùng... phải được bố
trí ở các buồng điều trị riêng biệt để phòng, chống lây chéo”.
Mục II, phần 3 - Trang thiết bị y tế: Căn cứ vào nhu cầu khám chữa bệnh
và phục hồi chức năng phòng Y tế cơ sở chữa bệnh từng bước được trang bị và
20


bổ sung các thiết bị y tế theo quy định của từng chuyên khoa để đảm bảo cấp
cứu và khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
Đầu tư cho công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi nhân
cách cho người nghiện ma túy được quy định tại Mục III - Cơ sở vật chất, trang
thiết bị và chế độ, chính sách - Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLTBLĐTBXH- BGD&ĐT-BYT hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục

hồi hành vi nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau
cai nghiện ma túy:
Mục 1: “Các Trung tâm phải bố trí các phòng học văn hóa, giáo dục
chuyên đề theo quy định của ngành giáo dục và sắp xếp các lớp học văn hóa,
giáo dục chuyên đề…”
Mục 2: “Thiết bị dạy học: phải đảm bảo thiết bị dạy học theo từng cấp
học; trang thiết bị âm thanh, đèn chiếu… cho các lớp dạy văn hóa, giáo dục
phục hồi hành vi nhân cách; giấy bút, sách vở….”
Mục 3: “Thư viện: có phòng đọc và đầy đủ các đầu sách cho công tác
dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và những sách báo tham
khảo cần thiết”.
2.2. Chính sách dành cho cán bộ làm việc trong các Cơ sở chữa bệnh
2.2.1. Quy định về nhân sự quản lý tại Cơ sở chữa bệnh
Tại Thông tư số 21/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 8/10/2008
(Thay thế Thông tư liên tịch số 05/2002/TTLT-BLĐTBXH-BTCCBCP ngày
6/02/2002) về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
và định mức biên chế của các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội:
Tại Mục 3 (Định mức biên chế) - Phần IV - Cơ cấu tổ chức và biên chế
có quy định:
a) Trung tâm có dưới 100 đối tượng, định mức được xác định 1 biên chế
quản lý từ 4 - 5 đối tượng;
b) Trung tâm có từ 100 đến dưới 500 đối tượng, định mức được xác định
1 biên chế quản lý từ 6 - 7 đối tượng;
c) Trung tâm có từ 500 đối tượng trở lên, định mức được xác định 1 biên
chế quản lý từ 8 - 9 đối tượng;
d) Đối với các Trung tâm mới thành lập hoặc Trung tâm có dưới 40 đối
tượng, thì định mức biên chế của Trung tâm được xác định là 10 biên chế.
2.2.2. Quy định về chế độ phụ cấp đói với cán bộ làm việc tại Trung tâm
Tại Thông tư liên tịch số 13/2007/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày
20/8/2007 (Thay thế Thông tư liên tịch số 12/2002/TTLT/BLĐTBXH-BTC

ngày 12 tháng 7 năm 2002 của BLĐTBXH và Bộ Tài chính) về việc Hướng
dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở
21


quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý,
có quy định cụ thể về từng trường hợp phụ cấp như sau:
Phụ cấp thu hút đặc thù
Điểm a, b - Mục 1 - Phần III có quy định:
a) Cán bộ, viên chức quy định tại điểm a khoản 1 Mục I Thông tư này
được hưởng phụ cấp thu hút đặc thù, mức tối thiểu 500.000 đồng/người/tháng.
b) Mức phụ cấp thu hút đặc thù cụ thể áp dụng đối với từng Trung tâm
(một mức phụ cấp chung cho tất cả cán bộ, viên chức hoặc các mức phụ cấp
khác nhau để ưu tiên cho một số chức danh hoặc nhóm chức danh có chuyên
môn đào tạo phù hợp), do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định trên cơ sở những căn cứ sau:
- Khả năng ngân sách của địa phương;
- Điều kiện làm việc khó khăn gian khổ, tính chất công việc phức tạp,
nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm và rủi ro cao;
- Địa bàn làm việc của cán bộ, viên chức tại Trung tâm (vùng đồng bằng,
vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và
đặc biệt khó khăn);
- Nội dung công việc, chuyên môn, nghiệp vụ cần khuyến khích, động
viên và thu hút cán bộ, viên chức yên tâm làm việc tại Trung tâm.
Phụ cấp ưu đãi y tế:
Điểm a, b, c - Mục 2 - Phần III có quy định:
Phụ cấp ưu đãi y tế gồm 06 mức 70%, 60%, 50%, 40%, 35%, 30% được
thực hiện như sau:
a) Cán bộ, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc
(phục vụ, cho ăn, uống thuốc), xét nghiệm đối với người nghiện ma túy, người

bán dâm bị bệnh AIDS tại các Trung tâm có phân khu riêng biệt:
- Theo phân loại lâm sàng giai đoạn IV, được hưởng mức 70%;
- Theo phân loại lâm sàng giai đoạn III, được hưởng mức 60%.
Việc phân loại lâm sàng bệnh AIDS giai đoạn IV, giai đoạn III thực hiện
theo quy định tại Quyết định số 06/2005/QĐ-BYT ngày 07 tháng 3 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
nhiễm HIV.
Trường hợp Trung tâm chưa phân khu riêng biệt theo giai đoạn lâm sàng
thì thực hiện phụ cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 này.
b) Cán bộ, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (khám, chữa bệnh,
chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, tư vấn phục hồi tâm lý, thay đổi hành vi cho
người nghiện ma túy, người bán dâm bị nhiễm HIV/AIDS) và cán bộ, viên
chức trực tiếp làm công việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người
nghiện ma túy, người bán dâm bị nhiễm HIV/AIDS (bao gồm cả việc quản lý,
22


điều trị tại bệnh viện, truy bắt, can thiệp khi đánh nhau, xử lý kỷ luật, vệ sinh
buồng bệnh, vệ sinh môi trường) tại các Trung tâm:
- Trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 50%;
- Trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 40%.
c) Cán bộ, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám bệnh và chẩn đoán,
xét nghiệm cận lâm sàng trong quá trình điều trị cắt cơn, giải độc cho người
nghiện ma túy (bao gồm cả việc phục hồi sức khỏe, tâm lý, hành vi; tiêm và
cấp phát thuốc) và cán bộ, viên chức trực tiếp phục vụ (trông coi, bảo vệ, vận
chuyển, chăm sóc, cho ăn, uống thuốc, tắm giặt, vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh
môi trường và các công việc liên quan khác trong quá trình điều trị cắt cơn,
giải độc cho người nghiện ma túy) tại các Trung tâm:
- Trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 35%;
- Trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 30%.

Phụ cấp ưu đãi giáo dục:
Điểm a, b - Mục 3 - Phần III có quy định:
a) Phụ cấp ưu đãi giáo dục gồm 02 mức 50% và 40%, được áp dụng đối
với cán bộ, viên chức làm việc tại Trung tâm có các điều kiện sau:
- Đối với hoạt động dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách
phải tổ chức các lớp học, có trang thiết bị, chương trình, tài liệu; cán bộ, viên
chức được nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định;
- Đối với hoạt động dạy nghề phải tổ chức dạy nghề, có trang thiết bị
thực hành; đảm bảo các điều kiện về môi trường, vệ sinh, an toàn lao động và
đăng ký hoạt động dạy nghề; cán bộ, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng theo quy định về sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
b) Căn cứ điều kiện nêu tại điểm a khoản 3 này, cán bộ, viên chức được
hưởng phụ cấp ưu đãi giáo dục như sau:
Cán bộ, viên chức (kể cả hợp đồng thỉnh giảng) được phân công trực
tiếp dạy văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma
túy, người bán dâm và người nhiễm HIV/AIDS (bao gồm cả việc duy trì sinh
hoạt nội vụ, theo dõi diễn biến tư tưởng, truy bắt, can thiệp khi đánh nhau, xử
lý kỷ luật, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật) tại các khu, đội quản lý
hoặc tại Trung tâm và cán bộ, viên chức được phân công dạy nghề cho người
nghiện ma túy, người bán dâm và người nhiễm HIV/AIDS trong các hoạt động
dạy nghề, lao động sản xuất tại các Trung tâm:
- Trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 50%;
- Trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 40%.
Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ, viên chức làm công tác quản lý:
Mục 4 - Phần III có quy định:
23


Cán bộ, viên chức làm công tác quản lý, không trực tiếp làm chuyên
môn y tế, dạy văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề tại

Trung tâm, được hưởng mức phụ cấp ưu đãi như sau:
- Trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 25%;
- Trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 15%.
2.3. Chính sách đóng góp và hỗ trợ cho học viên
Tại Thông tư liên tịch số 117/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày
01/10/2007 (Thay thế thông tư liên tịch số 13/2004/TTLT/BLĐTBXH-BTC
ngày 02 /11/2004 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Tài chính)
Hướng dẫn về trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người nghiện
ma tuý, người bán dâm có quy định cụ thể về các chế độ, chính sách đối với
học viên khi tham gia cai nghiện tại Cơ sở chữa bệnh hoặc tại gia đình và cộng
đồng, cụ thể:
2.3.1. Về trách nhiệm đóng góp
Đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm, bị bắt buộc đưa vào
Trung tâm phải đóng góp tiền ăn theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây được gọi chung là cấp tỉnh) trong thời gian không
được hưởng trợ cấp tiền ăn.
Đối với người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại
Trung tâm phải đóng góp các khoản chi phí sau:
a) Tiền ăn;
b) Thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện và thuốc chữa bệnh thông thường khác;
c) Tiền xét nghiệm tìm chất ma tuý và các xét nghiệm khác;
d) Tiền sinh hoạt văn thể;
đ) Tiền học văn hoá, học nghề (nếu bản thân đối tượng có nhu cầu);
e) Tiền điện, nước, vệ sinh;
g) Tiền đóng góp xây dựng cơ sở vật chất;
h) Chi phí phục vụ, quản lý;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính báo
cáo UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định
mức đóng góp trên cơ sở đảm bảo đủ chi phí.
Đối với người nghiện ma tuý, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng

thì người nghiện ma tuý, vợ hoặc chồng của người nghiện ma tuý, cha, mẹ
hoặc người giám hộ của người chưa thành niên nghiện ma tuý và gia đình
người nghiện ma tuý có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí trong thời
gian cai nghiện gồm:
- Thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện;
- Chi phí tổ chức cai nghiện:
24


+ Điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện (đối tượng/đợt);
+ Theo dõi, quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện (đối tượng/tháng);
+ Xét nghiệm tìm chất ma tuý (trước và sau cai nghiện);
+ Các hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, dạy nghề, tạo
việc làm cho người sau cai nghiện (đối tượng/đợt cai nghiện).
Mức đóng góp cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định, nguyên tắc đảm bảo
đủ chi phí, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
2.3.2. Các chế độ trợ cấp và miễn giảm chi phí chữa trị cai nghiện
Các khoản trợ cấp
Người nghiện ma tuý, người bán dâm, (kể cả người nghiện ma tuý,
người bán dâm chưa thành niên) bị bắt buộc đưa vào Trung tâm và người
nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm
thời tại Trung tâm được trợ cấp các khoản sau:
a) Tiền ăn: mức tối thiểu 240.000 đồng/người/tháng, thời gian cụ thể như
sau:
- Đối với người nghiện ma tuý là 12 tháng đối với người bán dâm là 9
tháng. Thời gian chấp hành quyết định còn lại (nếu có) người bán dâm, người
nghiện ma tuý phải đóng tiền ăn theo quy định;
- Đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm bị nhiễm HIV/AIDS,
không còn khả năng lao động; người bán dâm, người nghiện ma tuý chưa thành
niên được trợ cấp tiền ăn trong thời gian chấp hành quyết định.

Riêng đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú
nhất định vào lưu trú tạm thời (sau đây gọi tắt là người lưu trú tạm thời) tại
Trung tâm được trợ cấp tiền ăn mức tối thiểu 8.000 đồng/người/ngày, thời gian
tối đa không quá 15 ngày.
b) Tiền thuốc điều trị
- Đối với người nghiện ma tuý được trợ cấp thuốc hỗ trợ cắt cơn, cấp
cứu, chi phí xét nghiệm và thuốc điều trị các bệnh cơ hội khác: Mức tối đa
400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.
- Đối với người bán dâm được trợ cấp thuốc điều trị các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, thuốc chữa bệnh thông thường, xét nghiệm và các chi phí
y tế khác: mức tối đa 200.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.
- Trường hợp người bán dâm đồng thời là người nghiện ma tuý thì được
trợ cấp thuốc điều trị và thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện: mức tối đa 550.000 đồng/
người/lần chấp hành quyết định.
- Trong thời gian chấp hành quyết định hoặc lưu trú tạm thời tại Trung
tâm, nếu người nghiện ma tuý, người bán dâm bị thương do tai nạn lao động
được sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho đến khi ổn định thương tật. Trường hợp bị
ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng chữa trị của Trung tâm
25


×