Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI THỬ TNTHPT ĐỊA LÝ 2008-2009 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.73 KB, 3 trang )

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 12
THỜI GIAN 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2điểm) Dựa vào số liệu dưới đây:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ (NHÂN) Ở NƯỚC TA THỜI KÌ 1980 - 2004
NĂM 1980 1985 1990 1995 2000 2004
Diện tích gieo trồng (Nghìn ha) 22,5 44,7 119,3 186,4 561,9 496,8
Sản lượng (Nghìn tấn) 8,4 12,3 92,0 218,0 802,5 836,0
1. Tính năng suất cà phê nước ta qua các năm.
2. Nhận xét sự thay đổi diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của nước ta trong thời
kì trên.
Câu 2 (3 điểm) Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ TRỊ THỰC TẾ
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TÊ CỦA NƯỚC TA (đơn vị % )
Khu vực Năm 2000 Năm 2005
Tổng số 100,0 100,0
Kinh tế nhà nước 34,2 25,1
Kinh tế ngoài nhà nước 24,5 31,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41,3 43,7
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần
kinh tế của nước ta.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo thành phần kinh tế ở nước ta và giải thích.
Câu 3 ( 2 điểm )
1. Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta.
2. Nêu những khó khăn về kinh tế- xã hội đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên..
Câu 4.(3điểm) Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày quy mô và
cơ cấu ngành công nghiệp của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội & TP HCM. Tại sao hoạt
động công nghiệp lại tập trung ở hai trung tâm này?

(Thí sinh được mang Atlát Địa lí Việt Nam vào phòng thi)


ĐỀ CHINH THỨC
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 12
ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (2điểm).
1. Tính năng suất (1đ):
- Cách tính: Năng suất = Sản lượng : Diện tích.
- Tính đúng lần lượt qua các năm là: 0,37; 0,28; 0,77; 1,17; 1,43; 1,68 (tấn/ha)
( tính đúng từ 3-4 năm cho 0,5; không có đơn vị trừ 0,25)
2. Nhận xét (1đ):
- Diện tích, sản lượng, năng suất đều tăng.
- Diện tích nói chung tăng, nhưng năm 2004 giảm so với năm 2000.
- Sản lượng tăng liên tục.
- Năng suất từ năm 1980 đến năm 1985 giảm, sau đó tăng liên tục.
( không có số liêu dẫn chứng trừ 0,25)
Câu 2(3đ)
a- Vẽ biểu đồ ( 2 điểm )
Vẽ biểu đồ hình tròn, mỗi năm một biểu đồ.
Yêu cầu:
- Vẽ hai vòng tròn có bán kính bằng nhau hoặc năm sau lớn hơn năm trước.
- Chia tỷ lệ chính xác, đẹp.
- Ghi đủ tên biểu đồ, giá trị phần trăm của mỗi hợp phần, chú giải.
- Thiếu hoặc không chính xác một đối tượng trừ 0,25đ
b- Nhận xét và giải thích ( 1 điểm )
- Từ năm 2000- 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực phân theo thành phần
kinh tế của nước ta có sự thay đổi:
+ Tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước giảm 9,1 %.
+ Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 6,7 %.
+ Tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,4 %.
- Sở dĩ có sự thay đổi trên là do chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của nước ta.

Câu 3 (2đểm)
1. Đặc điểm của nguồn lao động nước ta ( 1 điểm )
- Nguồn lao động dồi dào. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động mới.
- Người lao đông cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
- So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng. Đặc biệt là đội
ngủ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
2. Khó khăn về kinh tế- xã hội đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên (1điểm)
- Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.
- Mức sống của nhân dân còn thấp, tỷ lệ chưa biết đọc, biết viết còn cao;
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở
dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật.
- Công nghiệp trong vùng mới trong giai doạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp
nhỏ và điểm công nghiệp.
Câu 4(3đ).
1. Quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và
TP HCM(1đ):
* Hà Nội:
- Quy mô: là TTCN lớn thứ hai, quy mô từ 10.000 – 50.000 tỷ đồng.
- Cơ cấu: cơ khí, luyện kim đen, điện tử, ô tô, hoá chất, dệt may, chế biến thực phẩm, giấy.
* TP HCM:
- Quy mô: là TTCN lớn nhất nước ta, quy mô trên 50.000 tỷ đồng.
- Cơ cấu: cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, điện tử, ô tô, hoá chất, dệt may, chế biến thực
phẩm, giấy, nhiệt điện, đóng tàu.
2. Hoạt động công nghiệp tập trung ở đây vì có những lợi thế(2đ):
* TP HCM:
- Có vị trí thuận lợi: nằm trong vùng kinh té trọng điểm phía nam, đặc biệt có cang Sài Gòn
với năng lực bốc dỡ hàng hoá lớn nhất cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao.
- Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL.

- Được sự quan tâm của nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.
* Hà Nội:
- Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phí Bắc, Hà Nội là trung tâm có sức hút lớn
đối với các vùng lân cận.
- Có lịch sử khai thác lâu đời.
- Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao.
- Được sự quan tâm của nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn thứ hai cả nước.

×