Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để thấy được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LAI VUNG
TRƯỜNG THCS HÒA LONG
- Địa chỉ: Ấp Long Hội, Xã Hoà Long, Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp
- Số điện thoại: 0673650740
- Email:
- Họ tên học sinh: Nguyễn Hà Phương
-Sinh ngày 5/1/2001-Lớp 9/1
Giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Phương và Cô Hồ Mỹ Xuyên

1


1. Tên tình huống:
" Vận dụng kiến thức liên môn để thấy được tầm quan trọng của nguồn tài
nguyên nước."
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Con người sẽ sống ra sao nếu không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Đặc biệt là nguồn tài nguyên nước.
Khi đặt chân tới những vùng sâu, vùng xa và đặc biệt là vùng cao, bạn sẽ thấy
được nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, nước quý hơn vàng, một
giọt nước cũng rất quý giá. Họ phải băng đèo, vượt suối gánh từng thùng nước vê
sử dụng nhưng chưa hẳn là nước sạch, ở những nơi như thế nước vô cùng hiếm
hoi đặc biệt là nước sạch.
Theo viện sĩ Xiđorenko khẳng định: "Nước là khoáng sản quý hơn các loại
khoáng sản". Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống và 44% trọng lượng cơ
thể con người. Có thể nói sự sống con người và mọi sinh vật trên Trái Đất phụ
thuộc vào nước.
Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có 1,1 tỉ người thiếu nước; 2,6 tỉ người
không được sử dụng nước sạch; 1,8 triệu trẻ em chết vì thiếu nước sạch. Đặc biệt
các quốc gia ở Bắc Phi, Trung Cận Đông và Trung Á,...là những nơi thiếu nước


sạch trầm trọng, có thể nói họ phải chịu cảnh "thiếu nước kinh niên", theo tính
toán trung bình mỗi người dân chỉ được sử dụng 1000m 3 nước ngọt hàng năm.
Vấn đê thiếu nước sạch trở thành mối nguy cho toàn thế giới nói chung và nước
ta nói riêng.

2


Qua tình huống:
- Cho ta thấy tầm quan trọng của nguồn tài nguyên nước.
- Tác hại của việc thiếu nước sạch.
- Giúp cho chúng ta biết sử dụng tiết kiệm nước.
- Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước, hạn chế ô nhiễm môi trường
nước.
Để giải quyết tình huống này phải vận dụng những kiến thức liên môn sau:
Ngữ văn, Toán học, Hóa học, Tin học, Giáo dục công dân, Vật lí, Sinh học, Anh
văn, Địa lý,...
+ Môn Hóa học: Lượng hóa chất hoá học có trong nước bẩn.
+ Môn Sinh học: Ảnh hưởng của việc thiếu nước sạch đối với đời sống sinh vật.
+ Địa lí: Một số vùng bị ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến người dân, biểu
đồ.
+ Môn Ngữ văn: Làm bài thuyết trình.
+ Môn Toán học: Tính toán, liệt kê số liệu.
+ Môn Tin học: Tìm kiếm thông tin, hình ảnh từ Internet, soạn thảo văn bản.
+ Môn GDCD: Luật tài nguyên nước.
+ Môn Anh văn: Một số thuật ngữ tiếng anh vê ô nhiễm nguồn nước, tên hoá
chất.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
a) Tiến hành nghiên cứu:
- Thống kê: Các số liệu có liên quan.

- Thu nhập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, qua mạng
xã hội...
- Tích hợp: Những kiến thức đã biết, đã học vê các liên môn và thực tiễn cuộc
sống.
- Phân tích và đánh giá: Tác hại, vai trò, quan điểm của bản thân.
b) Vận dụng kiến thức liên môn, nắm bắt giải quyết tình huống:
Con người luôn sử dụng nước nhưng họ chưa định nghĩa được nguồn tài nguyên
nước là gì?
3


Là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào các mục
đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp,
sinh hoạt, giải trí. Hầu hết các hoạt động trên đêu cần dùng nước ngọt.
Trên Trái Đất chiếm 97% là nước mặn, 3% còn lại là nước ngọt nhưng 2/3
lượng nước này tồn tại ở các dạng sông băng và các mũ băng. Phần còn lại không
đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại
trên mặt đất và trong không khí. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái sinh, tuy
nhiên việc khôi phục lại nước ngọt và sạch trên thế giới đang giảm dần. Nguồn
nước hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng và đang bị cạn kiệt dần.
* Vậy ô nhiễm nước là gì?
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm...
bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con
người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Trong nước ô nhiễm có chứa các
hóa chất: chì, kẽm, asen, thủy ngân,...quá ngưỡng cho phép.

Xả nước thải và rác vào môi trường.
* Dấu hiện của sự cạn kiệt nguồn tài nguyên nước:
- Do mức sống của người dân càng cao, dân số càng tăng nên lượng nước sạch
để đáp ứng nhu cầu của việc sử dụng nước sinh hoạt cũng tăng theo.


- Lượng nước để sử dụng cho sản xuất trong các ngành nông nghiệp, công
nghiệp,...không ngừng tăng cao. Nguồn nước đã phải "kêu cứu". Hàng triệu nơi
4


trên thế giới phải đối mặt với nguồn nước ô nhiễm. Những con kênh, dòng sông
biến thành màu đen, đầy rác thải, xuất hiện nhiêu bọt đen trên mặt nước,...dần
dần trở thành "nguồn nước chết". Kéo theo sau đó là “cái chết” của hàng ngàn
loài sinh vật khi sử dụng nước bẩn.

Cá chết vì nước ô nhiễm.
* Vậy nguồn nước ô nhiễm là do những nguyên nhân nào?
- Nguyên nhân do hoạt động của con người:
Nguyên nhân do hoạt động của con người là chủ yếu gây nên ô nhiễm nguồn
nước, từ sự vô ý thức, không có trách nhiệm, như các hành động đưa thẳng các
chất thải: rác, xác súc vật chết, nước bẩn,...Từ các khu công nghiệp chưa qua xử
lí xả xuống các dòng sông, kênh gạch… Ngoài các chất thải từ chế biến thực
phẩm, các khu công nghiệp mà còn từ các hoạt động lưu thông, các chất thải hóa
chất cặn sau khi sử dụng,....đặc biệt nguy hiểm nhất là từ các chất phóng xạ và
còn rất nhiêu nhiêu nguyên nhân khác.

Xả nước thải bẩn và vứt xác động vật vào môi trường
5


Thứ nhất: Sự bùng nổ dân số của các nước đặc biệt ở những thành phố đông
dân như: Hà Nội, thành phố hồ Chí Minh, Bắc Kinh, New York,…theo thống kê
nước thải sinh hoạt ở những thành phố này khoảng 600.000m 3 quả thật là một
con số “khủng khiếp” và cùng thời điểm ấy có hơn 250 tấn rác thải đưa thẳng vào

các con kênh, sông, rạch… lấp đầy các con sông. Đây chỉ là lượng chất thải từ
sinh hoạt. Còn một phần từ việc khai thác khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ làm cho
nước biển ô nhiễm nặng.

Nước sông bị bẩn do con người thiếu ý thức.
Thứ hai: Do các nhà máy, khu công nghiệp, lò mổ gia súc,… “mọc lên như
nấm” . Nên lượng nước thải từ đây cũng không phải là một con số nhỏ trung bình
hơn 7000m3 nước thải được đưa thẳng ra môi trường ngạc nhiên hơn chỉ có 30%
lượng nước thải được xử lý. Bên cạnh ấy, là dư lượng thuốc hóa học trong nông
nghiệp cũng thải được đưa vào nước,…

Một số nhà máy thải chất thải và một số thuốc bảo vệ thực vật thải vào
nguồn nước.
6


Thứ ba: Một phần khác phát sinh từ việc đáp ứng nhu cầu giải trí vui chơi của
con người. Từ các khu vui chơi, công viên giải trí ngày càng nhiêu đặc biệt
lượng rác thải ở nơi đây chưa được giải quyết ổn thỏa nên dẫn đến môi trường
nước bị ô nhiễm và cũng ảnh hưởng đên mội người gần đấy.

Rác thải vào môi trường làm ô nhiễm nguồn nước
Thứ tư: Xuất phát từ việc khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản… ở các thêm
lục địa, đại dương.

Nhà máy khai thác dầu mỏ, thải chất thải vào môi trường nước.
- Nguyên nhân do tự nhiên:
Do thiên nhiên gây nên như: sụp đổ của các núi đồi, động đất, sống thần sự
hòa tan muối khoáng có nồng độ cao như asen, flour hay các kim loại nặng như
chì, kẽm, thuỷ ngân, làm ô nhiễm mạch nước ngầm.


7


Thiên tai làm ô nhiễm môi trường nước.
Có một điêu phải khẳng định rằng con người luôn luôn là một “tác nhân” ảnh
hưởng đến môi trường nước nhiêu nhất.
* Hậu quả:
- Đối với thiên nhiên:
Thay đổi tính chất vật lí và hoá học của nước. Dẫn đến nhiêu động - thực vật
quý hiếm đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng, nhiêu loài sinh vật trong nước bị
ảnh hưởng lớn đến số lượng loài giảm,môi trường sống bị thu hẹp dẫn đến giảm
đa dạng sinh học và gây mất cân bằng sinh thái.

- Đối với con người:
Nhiêu bệnh lạ xuất hiện vê da, mắt, hệ hô hấp,..kể cả ung thư, thiếu nước sạch để
sử dụng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà nghiêm trọng hơn là đe dọa đến
tính mạng của con người.
8


Thứ nhất: Nhiêu căn bệnh lạ xuất hiện vê da, mắt, hô hấp,…nặng hơn là mắc
bệnh viêm kết mạc, ung thư, tiêu chảy, ngày càng tăng cao, số lượng người tử
vong cũng không ngừng tăng đặc biệt là trẻ em.

Bệnh do ô nhiễm nguồn nước
Thứ hai: Các khu vực hồ, ao, bị ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của người
dân do không có đủ nước sinh hoạt. Đặc biệt, là thiếu nước trong việc sản xuất,
tưới tiêu trong nông nghiệp.
Thứ ba: Nước bị ô nhiễm nên mất đi nguồn năng lượng sạch cho ngành sản

xuất điện và nguồn nước để nuôi trồng thủy hải – sản.
Thật khó có thể tưởng tượng được con người sẽ ra sao nếu thiếu nước?
Đặc biệt là nguồn nước sạch.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước không phải là chuyện một sớm một
chiêu mà là cần có sự kiên nhẫn, ý thức lâu dài của mỗi người. Sau đây là một số
biện pháp sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước:
- Biện pháp 1: Sử dụng các hệ thống lọc nước, xử lý nước thải,…sử dụng nước
đun sôi để uống tại cộng đồng, trường học và gia đình.

9


- Biện pháp 2: Các cơ quan nhà nước cần phải tích cực kiểm tra việc xử lí nước
thải của các công ty, nhà máy...Khi phát hiện vi phạm thì phải có các hình thức
xử phạt nghiêm khắc mang tính răng đe và phải thường xuyên kiểm tra lại các cơ
sở đã vi phạm đó.
- Biện pháp 3: Cần tổ chức nhiêu cuộc vận động và tuyên tuyên cho người dân
nâng cao ý thức bảo vệ, sử dụng tiết kiệm và đặc biệt là sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên nước.

Hình ảnh vận động, tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
- Biện pháp 4: Không nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nồng độ hóa học
cao mà thay vào đó là các chế phẩm sinh học đây cũng là một biện pháp tích cực
góp phần giảm nhẹ lượng hóa chất dư thừa trong nước.
- Biện pháp 5: Các loại rác thải sinh hoạt, xác chết của gia súc, gia cầm…
không nên vứt xuống sông hoặc kênh rạch mà cần phải đào hố chôn, ngoài ra
phải đào hố để ủ các rác thải hữu cơ nhằm làm giảm ô nhiễm nguồn nước và còn
tái sử dụng để trở thành một loại phân hữu cơ dùng bón cho cây trồng. Nhưng
biện pháp quan trọng nhất là ở sự “ nhận thức” của con người, đấy mới là một

biện pháp tối ưu nhất.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
a. Kiến thức môn toán:
- Việt Nam hiện có khoảng 17.200.000 triệu người ( tương đương 21,5% dân
số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan chưa được xử lí an toàn
(tự khoang giếng sử dụng).
10


Giếng tự khoan để sử dụng.
- Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – môi trường có khoảng 9000
người tử vong vì nguồn nước kém chất lượng chưa được xử lý và theo thống kê
của Bộ Y tế có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là
bắt nguồn từ sự sử dụng nước bị ô nhiễm.
- Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm “thiếu nước” do lượng nước mặt bình
quân mỗi năm theo đầu người chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu
4.000m3/người/năm của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Nhìn con số này
cảm thấy có một điêu nghịch lí đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày
đặc mà lại thiếu nước sạch để sử dụng và sản xuất.
- Theo một thống kê trên mạng xã hội có tới 30% số người được điêu tra nhận
thức được tầm quan trọng của nguồn nước và sự cạn kiệt của nguồn nước sạch.
Những con số trên đây cho thấy tầm quan trọng của nguồn tài nguyên nước và
sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên quý giá này. Đặc biệt, phê bình những con
người không hiểu được, không có nhận thức vê nguồn tài nguyên nước, sự quý
giá trong từng giọt nước.
Nếu giếng khoan sử dụng phải có sự đồng ý của chính quyên địa phương và
phải xét nghiệm mẫu nước xem có an toàn theo qui định của bộ y tế hay không
rồi mới sử dụng. Để kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao, cần tuân thủ quy
trình lấy mẫu như sau:
Bước 1. Chai chứa mẫu: Sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa

(không được lót giấy) hoặc thủy tinh.
11


Bước 2. Vị trí lấy mẫu:
- Nước giếng: bật bơm giếng cho nước chảy xả bỏ 5 – 10 phút.
- Nước mặt: chọn vị trí giữa dòng, lấy mẫu ở độ sâu cách mặt nước 0,1m.
Bước 3. Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý:
- Rửa sạch chai nhiêu lần bằng nước nguồn.
- Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.
Bước 4. Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrit:
- Nên chọn chai và nút thủy tinh, sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi lấy
mẫu.
- Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy mẫu bằng cồn.
- Cho nước vào gần đầy chai (chừa một khoảng không khí). Đậy kín nắp.
- Bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5oC trong khi đưa đến phòng xét nghiệm.
Bước 5. Dung tích mẫu:
Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy.
- Xét nghiệm hóa lý 13 chỉ tiêu: 1 lít nước mẫu.
- Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).
- Xét nghiệm nước uống đóng chai: 4 lít nước mẫu để xét nghiệm hóa lý và 2 lít
nước mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh, chứa trong chai thành phẩm. Tất cả đêu
lấy đầy chai và đậy kín.
Bước 6. Bảo quản mẫu:
Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh
hóa xảy ra làm sai lệch kết quả.
*Địa chỉ xét nghiệm mẫu nước: Bạn có thể mang mẫu nước đến kiểm tra tại các
Trung tâm y tế dự phòng của thành phố, tỉnh hoặc huyện có điêu kiện phân
tích, xét nghiệm mẫu nước.
- Tại Hà Nội, bạn có thể mang mẫu nước tới xét nghiệm tại :

Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
Đ/c: Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể mang mẫu nước tới xét nghiệm tại:

12


Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh
Đ/c: Số 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
b. Kiến thức môn hóa học và môn anh văn:
Trong nước ô nhiễm có chứa các hóa chất vô cùng độc hại: Theo thống kê hiện
có hơn 10.000 loại hóa chất khác nhau. Một số hóa chất điểm hình: thuốc trừ sâu(
insecticides), thuốc diệt cỏ( herbicides), diệt nấm (fungicides),…các hóa chất
trên có thành phân hoá học chủ yếu là: halogen, photpho, cacbonat,
chlorophemocyanid, … Các chất phóng xạ phổ biến là Radi, K40…
- Các chất lắng: mưa, lũ, xói mòn đất, trôi theo nước rồi lắng lại có thể làm tăng
vài trăm lần mức ô nhiễm nước.
- Các kim loại như: Hg, Arsen, Thalium, kiêm, nhôm, thủy ngân,…chỉ cần với
hàm lượng nhỏ cũng đủ gây độc hại cho người tiếp xúc.

Bệnh ung thư họng do sử dụng nước nhiễm hóa chất.
Ở vùng nông thôn, phương pháp xử lí cổ truyên là dùng hố rác tự hoại (bể chứa
trong đó nước rác chảy vào và đọng lại cho đến khi tác động của vi khuẩn làm
cho nó đủ lỏng để có thể rút ra). Ở cộng đồng lớn hơn, nước thải thường được
thu gom và tập trung lại từ hệ thống cống rãnh.

Ảnh hố rác tự hoại.
13



c. Kiến thức môn sinh học:
Sau đây là một số bệnh do sử dụng, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm có chứa(
dioxin, asen, chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ,…), cực kì nguy hiểm
đối với sức khỏe con người như: ung thư, dị tật bẩm sinh, khối u,…
- Một số sinh vật gây bệnh ở các dạng : coliformes, tiêu biểu là Escheria Coli
gây bệnh đường ruột.
- Bệnh lỵ amip: là căn bệnh nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolitica. Do
ăn uống kém vệ sinh, tiếp xúc với rác thải và mang Amip. Gây các vết lét ở niêm
mạc ruột.
- Bệnh thương hàn: do S.typhi gây ra, vì ăn uống phải thức ăn bị nhiễm khuẩn.
Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 16- 33 triệu người mắc bệnh và
5- 6 triệu người tử vong. Các biến chứng nguy hiểm: xuất huyêt tiêu hóa, viêm
não, nhiễm trùng huyết,..
- Bệnh tả: do vi khuẩn Vibrrio Cholerae gây ra, lây truyên qua đường tiêu hóa.
Biểu hiện: sốt, tiêu chảy, nôn,…nếu không chữa trị kịp thời gây trụy tim mạch,
kiệt sức nghiêm trọng hơn dẫn đến tử vong. Trên đây chỉ là một số ít căn bệnh do
ô nhiễm môi trường nước gây nên.
Để tránh ô nhiễm nguồn nước và các vi sinh vật gây bệnh chúng ta không vứt
rác thải sinh hoạt vào nguồn nước, không tạo điêu kiện cho sinh vật gây bệnh
phát triển.
d. Kiến thức môn giáo dục công dân: Sau đây là một vài điêu luật vê mức phạt
nếu vi phạm nguồn tài nguyên nước, mà mọi người cần biết.
Trong năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư hướng dẫn
thực hiện Nghị định vê "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên
nước". ( Nếu cần biết thêm thông tin xin mời truy cập theo địa chỉ dưới đây.)
Xem thêm: Vi phạm tài nguyên nước: Phạt đến 100 triệu đồng - Moi truong,
/>Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
Phạt tiền:
14



- Mức phạt tiên tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước là 100.000.000 đồng.
- Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước là mức trung bình của khung phạt tiên được quy định đối với hành
quy đó.
- Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiên có thể giảm xuống nhưng
không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiên đối với hành vi phạm đó.
- Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiên có thể tăng lên nhưng
không vượt quá mức tối đa của khung phạt tiên đối với hành vi phạm đó.
- Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo qui định của
phép luật:
+ Phạt tiên từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000đồng đối với hành vi xả vào
nguồn nước lượng nước lượng nước thải từ 10m3/ngày đêm đên 50m3/ngày đêm.
+ Phạt tiên từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000/ đồng đối với hành vi xả vào
nguồn nước lượng nước lượng nước thải từ 50m3/ngày đêm đên 100m3/ngày
đêm.
+ Phạt tiên từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000đồng đối với hành vi xả vào
nguồn nước lượng nước thải từ 100m3/ngày đêm đến 500m3/ngày đêm.
+ Phạt tiên từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000đồng đối với hành vi xả vào
nguồn nước lượng nước lượng nước thải từ 500m3/ngày đêm đến 1000m3/ngày
đêm.
+ Phạt tiên từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000đồng đối với hành vi xả vào
nguồn nước lượng nước lượng nước thải từ 1000m 3/ngày đêm đến 20000m3/ngày
đêm.
+ Phạt tiên từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000đồng đối với hành vi xả vào
nguồn nước lượng nước lượng nước thải từ 50000m3/ngày đêm trở lên.
- Vi phạm quy định vê hành nghê giếng khoan nước dưới đất:
+ Phạt tiên từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò ,
khoán sản khai thác.


15


+ Phạt tiên từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các hành vi: không
lấp lỗ khoan theo qui định; thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho mỗi cá
nhân, tổ chức khi không có giấy phép; thi công giếng khoan không đúng qui trình
kỹ thuật; tiếp tục hành nghê khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn và còn
nhiêu hành vi xử phạt khác, đây chỉ là một số ít mức phạt tiên dành cho việc vi
phạm làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Tuy có những hình phạt như vậy
nhưng tình trạng ô nhiễm nước vẫn đang diễn ra “ từng giây, từng phút”, thiết
nghĩ các ngành chức năng càng có trách nhiệm hơn nữa để hạn chế tình trạng ô
nhiễm nước và tuyên truyên để người dân có ý thức tự bảo vệ nguồn nước.
e. Kiến thức môn địa lý:
Dưới đây là một số dòng sông được mệnh danh là ô nhiễm, cạn kệt nhất thế giới:
- Sông Citarum, Indonexia: dòng sông này được mệnh danh là bãi rác di động,
dòng sông này khoảng 13.000km2, đặc biệt là nguồn nước cho sinh hoạt, tưới tiêu
phục vụ cho hơn 14 triệu dân thủ đô này của nước này. Do lượng lớn nhà máy xả
ra, thuốc trừ sâu.
- Sông Hằng, Ấn Độ: dài 2.510km, rộng 907.000km2, bị ô nhiễm nặng nê do
quá trình công nghiệp hoá, rác nước thải công nghiệp sinh hoạt,…nhìn mặt sông
khủng khiếp, chất lượng nước xuống cấp trầm trọng. Hàm lượng thuỷ ngân có
nồng độ từ 65-520ppd, chì 10-800ppm, crom 10-200ppm, niken 10-130ppm,…
quá ngưỡng cho phép rất nhiêu.
- Sông Burigangam, Bangladesh: từ năm 1995-1999 dòng sông này bị ô nhiễm ở
mức cao, có 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP)
- Sông Yamuna, Ấn Độ: dài 1.376km, bị ô nhiễm nặng do lượng nước sinh hoạt
của hơn 50% nước bị đưa thẳng ra môi trường mà chưa được xử lí.
- Sông Mississpi, Mỹ: dài 3.782 km. Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn
cầu(WWF), con sông này trở nên cạn kiệt, khô cần,…phá huỷ sự sống của hàng

trăm triệu người và sự đa dạng sinh học nơi đây.

16


Sông Mississpi bị ô nhiễm ảnh hưởng đến thuỷ sản.
- Sông Hoàng Hà, Trung Quốc dài thứ hai Trung Quốc, nguyên nhân chính là do
một lượng dầu lớn tràn vào lưu vực sông, một phần nữa là do nước thải sinh hoạt
và nước thải từ các khu công nghiệp.
- Còn ở Việt Nam “ Trong tương lai sẽ có một số dòng sông chết”
Đó là lời cảnh báo của các nhà khoa học trong lễ công bố Báo cáo môi trường
quốc gia năm 2006 vào chiêu 12/4. Môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu, Nhuệ,
Đáy và hệ thống sông Đồng Nai bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ công
nghiệp, làng nghê, sinh hoạt, y tế... Nhiêu chỉ số ô nhiễm cao hơn tiêu chuẩn cho
phép tới 7-8 lần. Cá biệt, sông Đồng Nai có chất rắn lơ lửng trong nước vượt đến
9 lần, có chỉ số ô nhiễm vượt tới 300- 400 lần hay hàng nghìn đến hàng chục
nghìn lần mức cho phép. Sông Cầu đang bị ô nhiễm cục bộ, nước chứa các hợp
chất hữu cơ, dầu mỡ; có đoạn nước nhiêu váng dầu. Lưu vực sông này mỗi ngày
nhận 16.000 m3 nước thải từ khu gang thép Thái Nguyên. Các cơ sở chế biến
thực phẩm xả lượng nước thải là hơn 2.000 m 3/ngày làm cho nguồn nước mặt
bốc mùi hôi thối. Mỗi năm, các tỉnh trong lưu vực sử dụng khoảng 500.000 tấn
phân bón, 4.000 tấn thuốc trừ sâu. Ước tính lượng dư thừa đổ vào lưu vực 33%.
Xem thêm: Việt Nam sẽ có những dòng sông “chết” - Tin xa hoi,
/>Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
- Điển hình như sông Sài Gòn ở thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm trầm
trọng, nguyên dân do hiện nay mọi chất thải sinh hoạt của người dân trong
thành phố đêu thải xuống dòng sông này. Nạn đô thị hóa tăng, các nhà máy
17



mọc lên ngày càng nhiêu nên đã thải một số chất thải công nghiệp ra môi
trường nước. Ngoài ra do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân
ngày càng tăng, lượng nước thải cũng từ đó tăng theo dẫn đến hậu quả là
nguồn nước ngày càng bị bẫn.

Sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng
- Ở Lai Vung quê em đa số các dòng sông cũng bị ô nhiễm nặng do việc nuôi
trồng phát triển ngày càng nhiêu như: nuôi cá, nuôi vịt, trồng lúa, trồng cam quýt,
…các sản phẩm thải ( phân của động vật, lượng thức ăn dư thừa, dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật,…) đêu được thải trực tiếp xống các dòng sông, bên cạnh đó việc
đi cầu cá của người dân nông thôn vẫn còn tồn tại nên gây đã ô nhiễm nước trầm
trọng.

Ảnh nguyên nhân gây ô nhiễm dòng sông ở nông thôn.
18


Để hạn chế tình trạng này cần quy hoạch vùng chăn nuôi, hạn chế chăn nuôi nhỏ
lẻ, tự phát. Đối với cây trồng nên xử dụng các chế phẩm sinh, sử dụng đủ lượng
thuốc bảo vệ thực vật tránh dư thừa và không vứt bừa bãi các bao bì đựng thuốc
bảo vệ thực vật, thu gom, xử lí đúng quy định. Nhà nước phải có chính sách hỗ
trợ và vận động các gia đình ở nông thôn xây dựng nhà vệ sinh tự hoại, bên cạnh
đó tích cực tuyên tuyên để người dân nâng cao ý thức.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Có một câu danh ngôn rất hay và phải để người đọc suy nghĩ vê những việc
mình đã làm đối với thiên nhiên:
“ Chúng ta chẳng bao giờ hiểu hết được giá trị của nguồn nước cho đến
khi những cái giếng cạn khô.”
THOMAS FULLER
Tạo hoá đã ban tặng cho con người tài nguyên nước, nó được ví như “ thần

dược thiên nhiên” dù là của thiên nhiên ban tặng nhưng vẫn có giới hạn. Không
hiểu tại sao con người luôn có cái suy nghĩ bảo thủ “Nước là nguồn tài nguyên
vô tận ” và xem nhẹ sự quan trọng của nguồn tài nguyên nước, nên con người đã
sử dụng nước “ một cách không có kiểm soát” . Nước là sự sống, nó có vai trò
quan trọng đối với con người và toàn bộ sinh vật trên Trái Đất này.
Tại sao chúng ta không thử nghĩ: “ Sự sống có thể tồn tại hay không nếu thiếu
nước?”. Và theo NASA cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ thật bất ngờ, những
người xem nhẹ nguồn tài nguyên nước khi nghe được câu trả lời này, đến một
ngày nào đó khi không còn “một giọt nước sạch” nào để sử dụng thì mới biết
tầm quan trọng của nó thì đã quá muộn.
Nếu như không muốn sự việc ấy xảy ra thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy chung
tay bảo vệ nguồn nước, không có gì lớn lao cả chỉ cần những hành động nhỏ
không vứt rác thải sinh hoạt xuống nước, không sử dụng nước lãng phí,… hoặc
bằng những lời tuyên truyên đến tất cả mọi người. Đặc biệt, đừng vì lòng tham
mà khai thác nguồn tài nguyên nước “một cách triệt để”.Hãy cùng nhau làm cho
nguồn nước được tái sinh và hãy giữ cho nguồn nước sạch không chỉ vì thế hệ

19


của chúng ta mà còn thế hệ trong tương lai. Hãy vì sự tồn tại của con người, vì
hành tinh xanh của chúng ta mãi mãi xanh và tràn đầy sự sống bạn nhé!

HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÓN QUÀ MÀ THIÊN NHIÊN ĐÃ BAN
TẶNG CHO CHÚNG TA!

20




×