Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.4 KB, 6 trang )

SKKN giup HS yeu kem vuon len trong HT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
................, Ngày 20 tháng 5 năm 2010

BÁO CÁO SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
Năm 2009-2010
I/ TÊN ĐỀ TÀI: Giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập.
II/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy
nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh
yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều
đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường.
Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng
mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn
cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái độ
học tập khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau (mà trong đó có sự dạy dỗ của
thầy cô giáo) thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh
cũng phải khác nhau.
Do vậy tôi chọn đề tài giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập
nhằm trang bị thêm được kiến thức phục vụ cho bản thân sau này.
III/ THỰC TRẠNG:

1. Thực tế về địa bàn và phụ huynh học sinh:
Trường THCS xã Vũ Lăng là một xã có nhiều thôn nằm xa khu Trung
Tâm, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn (nhất là vào mùa mưa) ảnh hưởng lớn
đến việc đi học của học sinh, gây khó khăn trong việc thực hiện dạy và học của
nhà trường.
Phần lớn gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ học sinh thuộc hộ
nghèo chiếm 120/366=32,8%.


Địa bàn dân cư thưa thớt, có những gia đình học sinh cách điểm trường
đến 5 - 6 cây số, giao thông đi lại khó khăn (chủ yếu đi lại bằng đường bờ
ruộng).
1


SKKN giup HS yeu kem vuon len trong HT

Phụ huynh học sinh phần lớn không quan tâm đến việc học của con em
mình, phó thác cho nhà trường và thầy cô giáo (có nhiều phụ huynh đã được nhà
trường và giáo viên chủ nhiệm mời nhiều lần đến để trao đổi, bàn bạc về việc
học tập của con em mình nhưng vẫn không đến).
Đặc điểm tình hình dân trí ở địa phương còn thấp nên việc xác định về
động cơ học tập cho con em mình chưa cao.
2. Thực tế về giáo viên:
Một số giáo viên tay nghề còn yếu, chưa nhiệt tình trong công tác giảng
dạy. Việc nắm bắt các phương pháp, qui trình dạy học còn mơ hồ hoặc thờ ơ,
chưa hiểu đúng về đổi mới phương pháp dạy học.
Giáo viên ít chịu nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi để có những cách dạy hiệu
quả mang lại chất lượng thiết thực.
3. Thực tế về học sinh:
Việc học bài ở nhà của học sinh hình như không có (nếu có thì cũng chỉ
học qua loa cho xong).
Trong một lớp học tỉ lệ học sinh yếu chiếm khá đông, đẫn đến tiến trình
học tập chậm rãi.
Tính tự quản, tự giác của học sinh trong học tập còn rất nhiều hạn chế
chưa nhận thức đúng đắn về động cơ và mục đích học tập, các em còn ham chơi,
lười học.
Xuất phát từ tình hình khó khăn thực tế như đã nêu ở trên, để nâng cao
chất lượng dạy - học, nhằm hạn chế tối thiểu tỉ lệ học sinh yếu.

IV/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Về công tác triển khai kế hoạch chỉ đạo của ngành:
Nhà trường cần triển khai đầy đủ, kịp thơi các văn bản chỉ đạo, các hướng
dẫn cụ thể của ngành cấp trên đối với công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém,
ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và cha
mẹ học sinh thực hiện ngay từ đầu năm học, đặc biệt là sau khi khảo sát chất lượng
học sinh đầu năm học và ở Hội nghị viên chức để triển khai các biện pháp thực
hiện phong trào và thông qua các chỉ tiêu thi đua đến cuối năm học. Sau đó tiếp tục
đưa ra bàn bạc trong Đại hội CMHS đầu năm.
2.Về công tác khảo sát chất lượng và xây dựng kế hoạch:
2


SKKN giup HS yeu kem vuon len trong HT

Căn cứ kết quả xếp loại học lực cuối năm học qua, so sánh với kết quả khảo
sát chất lượng học sinh đầu năm học này, căn cứ sĩ số học sinh đầu năm học với sĩ
số học sinh từng tháng để tiến hành thống kê số liệu, xác định và phân loại số học
sinh yếu kém, học sinh bỏ học ở từng lớp, từng khối lớp.
Căn cứ kế hoạch của Phòng GD&ĐT, căn cứ vào tình hình địa phương, và
kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, từ đó xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể, phát
động phong trào thi đua thực hiện kế hoạch trong năm học và đề ra các giải pháp
chủ yếu trong triển khai thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo cấp trường, tổ chức ký kết
giao ước thi đua thực hiện nhiệm vụ.
2.1. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học:
So sánh kết quả khảo sát chất lượng đầu năm này với kết quả xếp loại học
lực cuối năm qua; các chỉ số về tỷ lệ tăng hay giảm sút?
2.2. Nguyên nhân học sinh học yếu kém:
Bước tiếp theo có thể khảo sát, tìm ra nguyên nhân học sinh học tập yếu
kém vì các nguyên nhân như:

- Tiếp thu chậm; hổng hóc kiến thức;
- Lười, chán học;
- Hoàn cảnh khó khăn;
- Cha mẹ không quan tâm;
- Xa trường, đi lại khó khăn, không có phương tiện;
- Nguyên nhân khác,…
3. Về phát huy các nguồn lực trong nhà trường:
Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với 4
nội dung do Bộ GD-ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện
tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra-thi cử trong toàn ngành.
Ưu tiên phân công các GV có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức, tâm
huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém. Dạy phụ đạo, HS yếu,
kém bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thích động
viên các em là chính, khơi dậy trong HS lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt khó
để tiến bộ.
Giáo viên phải nắm hết các điểm yếu, hổng kiến thức của từng học sinh yếu
kém để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức. Không tạo không khí căng thẳng,
không được có lời lẽ và thái độ nặng nề với các em trong giờ dạy và trong các lần
kiểm tra. Tất cả các trường hợp giảng dạy không đạt yêu cầu, HS yếu kém không
tiến bộ thì phải được phân công lại.
3


SKKN giup HS yeu kem vuon len trong HT

Đẩy mạnh công tác GV chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt các giờ sinh hoạt lớp, tổ
chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bài tập đầu buổi
học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài tập, tổ chức

học tổ, học nhóm HS dứơi sự hướng dẫn của GVCN.
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm điển hình về
công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm về giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém, duy
trì sĩ số học sinh. Hướng dẫn tổ chức tiết hoạt động tập thể để phát huy tính chủ
động, tự quản và thi đua học tập của lớp, tổng kết tình hình học tập, biểu dương,
khen ngợi kịp thời các HS yếu kém có nhiều cố gắng…đồng thời qua tiết sinh hoạt
tập thể lớp, GVCN còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng học sinh để
có biện pháp giúp đỡ kịp thời, thiết thực.
Nhà trường tăng cường công tác quản lý và theo dõi quá trình học tập của
từng học sinh, kiểm tra tỷ lệ chuyên cần của HS, kiểm tra chất lượng giảng dạy của
GV phụ đạo. Chỉ đạo GVCN, phối hợp đồng bộ, kịp thời với các GV bộ môn, với
các tổ chức đoàn thể và sự hỗ trợ giáo dục của cha mẹ HS, tổ chức thông báo kết
quả và tình hình học tập cụ thể của từng HS theo học kỳ.
Trong dạy và học chính khóa, tận dụng tối đa quỹ thời gian giảng dạy ở từng
tiết học để tăng cường giáo dục HS cá biệt, giúp đỡ kèm cặp HS yếu kém các bộ
môn. Giúp HS ôn lại kiến thức cũ, hệ thống hoá kiến thức đã học để thực hành
thành thạo kỹ năng làm bài tập.
Bảo đảm nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS,
tạo điều kiện cho HS yếu kém được tham gia phát biểu, chữa bài trước lớp. Tổ chức
phương pháp học tập thảo luận nhóm, hoạt động nhóm để HS yếu kém được tham
gia cùng nhóm, giúp các em xoá bỏ mặc cảm yếu, kém và tự tin hơn trong học tập.
Dạy phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém ngoại khoá không thu tiền học sinh, tập
trung các môn Toán, Ngữ văn, Lý, Hoá,… , GV chủ nhiệm tăng cường giảng dạy
kỹ năng đọc – viết, nói- viết cho HS yếu kém, đặc biệt là học sinh vì đa số là học
sinh người dân tộc.
Trong phương pháp dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, giáo viên tăng
cường hướng dẫn thêm để các em được làm 1 số bài tập có thể ít hơn số HS khá
giỏi nhưng phải bảo đảm thành thạo về kiến thức và kỹ năng giải đúng các bài tập
đó.
Kiểm tra đánh giá học lực HS theo Chuẩn kiến thức-kỹ năng các môn học

qui định. Thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng GD ngày càng thực chất, tổ chức
coi thi, chấm bài nghiêm túc. Tổ chức đầy đủ lực lượng kiểm tra-giám sát các kỳ
thi. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng tiêu cực, bệnh thành tích trong kiểm trađánh giá HS.
Tổ chức Đoàn Đội của nhà trường làm nòng cốt của các phong trào thi đua
Học tốt, tổ chức phát động phong trào thi đua “Học nhiều điểm tốt”, “Giúp bạn
4


SKKN giup HS yeu kem vuon len trong HT

vượt khó học tập”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Nhóm bạn học tập ở trường và ở
nhà”.v.v…
Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục tinh thần “tương thân
tương ái” tặng tập, vở, sách giáo khoa cũ, tặng áo cho bạn nghèo, phân công HS
khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ HS yếu kém, gần gũi động viên và chia sẻ kịp thời với
những HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm trường học Xanh – Sạch – Đẹp,
góp phần củng cố kỷ cương, nền nếp dạy và học, tạo thêm điều kiện để HS ngày
càng yêu trường mến lớp, không chán học bỏ học.
4. Về công tác tổ chức – phối hợp các nguồn lực ngoài nhà trường:
Phát huy tối đa vai trò, chức năng nhiệm vụ của chính quyền, các đoàn thể
địa phương và Ban đại diện CMHS của địa phương. Tích cực huy động sự tham gia
phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của chính quyền, lực lượng đoàn thể xã hội, các
nhà hảo tâm…góp công góp của cùng tham gia thực hiện phong trào giúp đỡ học
sinh khó khăn, yếu kém. Đặc biệt là vai trò của gia đình học sinh trong công tác
phối hợp với nhà trường.
Bảo đảm duy trì tốt sĩ số học sinh, hạn chế thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học,
học sinh yếu kém cho đến kết thúc năm học, GV chủ nhiệm phải sớm phát hiện
ngăn chặn kịp thời HS có dấu hiệu bỏ học, chán học, học lực sa sút, xác định
nguyên nhân học sinh bỏ học, thành lập tổ công tác đến gia đình để vận động học

sinh trở lại trường.
Chủ động đề xuất với Ban đại diện CMHS, Hội Khuyến học và các nhà hảo
tâm của địa phương để quyên góp, giúp đỡ HS nghèo, HS khó khăn về vật chất,
tinh thần miễn giảm học phí, cấp tập, viết, tặng quần áo hoặc cấp học bổng cho các
em yên tâm học tốt.
Tăng cường phối hợp với cha mẹ HS trong việc quản lý giờ giấc, nền nếp
sinh hoạt và học tập của HS ở trường và ở nhà , đặc biệt là giáo dục tốt cho HS bậc
THCS thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
Giáo viên chủ nhiệm đề xuất với nhà trường, với chính quyền, đoàn thể xã
hội trong việc giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, HS gia đình nghèo được đến trường, đi học chuyên cần. Thường xuyên
thông tin liên lạc, tổ chức họp mặt Hội CMHS 2 lần trong mỗi học kỳ và động viên
gia đình vượt khó để con em đi học, đối với số HS yếu kém phải hướng dẫn gia
đình cách tổ chức và kiểm tra con em tự học, làm bài ở nhà…
V/ KẾT QỦA ỨNG DỤNG HOẶC DỰ BÁO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG SÁNG
KIẾN, KINH NGHIỆM:
1. Số liệu chất lượng qua khảo sát chất lượng đầu năm:
5


SKKN giup HS yeu kem vuon len trong HT

TL
53,8
38,9
51
48,3
51,8

Yếu

SL
TL
35 43,7
37 41,1
30 30,6
35 39,4
107 30,0

Kém
SL TL
0
0
0
0
0

2. Kết quả thực hiện được trong học kỳ I đạt được:
Giỏi
Khá
TB
Khối TSHS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
80
0

0
9
11,3 43
53,8
7
90
1
1,1
22 24,4 40
44,4
8
98
0
0,0
21 21,4 56
57,1
9
89
1
1,1
11 12,4 46
51,7
TC
357
2
0,6
63 17,6 185 51,8

Yếu
SL

TL
28 35,0
27 30,0
21 21,4
31 34,8
107 30,0

Kém
SL TL
0
0
0
0
0

3. Kết quả cuối năm học 2009-2010 đạt được:
Giỏi
Khá
TB
Khối TSHS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
80
0
0,0

22 27,5 44
55,0
7
87
2
2,3
19 21,8 45
51,7
8
91
0
0,0
22 24,2 50
54,9
9
87
2
2,3
19 21,8 64
73,6
TC
345
4
1,2
82 23,8 203 58,8

Yếu
SL
TL
14 17,5

21 24,1
19 20,9
2
2,3
56 16,2

Kém
SL TL
0
0
0
0
0

Khối TSHS
6
7
8
9
TC

80
90
98
89
357

Giỏi
SL
TL

0
0,0
0
0,0
0
0,0
1
1,1
2
0,6

Thủ trưởng đơn vị
nhận xét và xác nhận
(Ký tên, dóng dấu)

6

Khá
SL
TL
2
2,5
18 20,0
18 18,4
10 11,2
63 17,6

TB
SL
43

35
50
43
185

Người viết
(Ký, ghi rõ họ tên)



×