Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP :GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT Y TẾ LA VANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.04 KB, 42 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH– MARKETING
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
TÊN: NGUYỄN THỊ
THU HẰNG
MÃ SV: 1532000110
LỚP: LTDH11KQ

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y
TẾ TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT Y TẾ LA VANG
GVHD: THẦY HÀ ĐỨC SƠN
Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2016


ĐỀ CƯƠNG
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................
1.
2.
3.
4.
5.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................
Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................
Phương pháp nghiên cứu................................................................................
Kết cấu của đề tài...........................................................................................

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1Khái niệm, chức năng, vai trò, các hình thức của nhập khẩu................................
1.1.1. Khái niệm về nhập khẩu...................................................................
1.1.2. Chức năng của nhập khẩu.................................................................
1.1.3. Vai trò của nhập khẩu........................................................................
1.1.4. Các hình thức nhập khẩu...................................................................
1.2. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại các doanh nghiệp
1.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu và mở L/C................................................
1.2.2. Thuê phương tiện vận tải..................................................................
1.2.3. Mua bảo hiểm cho hàng hóa.............................................................
1.2.4. Làm thủ tục hải quan........................................................................
1.2.5. Nhận hàng từ cảng nhập khẩu...........................................................
1.2.6. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu...........................................................
1.2.7. Làm thủ tục thanh toán.....................................................................
1.2.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.....................................................
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.................
1.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng.................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .........................................................................................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT Y TẾ LA VANG
2.1Tổng quan về Công ty TNHH KTYT La Vang ................................................
2.1.1Giới thiệu chung...............................................................................
2.1.2Quá trình hình thành và phát triển....................................................
2.1.3Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của công ty..............................
2.1.4Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty....................................
2.1.5Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH y tế La Vang..............................

2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2013-2016................
2.2 Thực trạng nhập khẩu thiết bị y tế của Cty TNHH KTYT La Vang...................
2.3 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH kỹ thuật y tế La Vang
2.2.1Xin giấy phép nhập khẩu..................................................................


2.2.2 Mở L/C............................................................................................
2.2.3Thuê phương tiện vận tải..................................................................
2.2.4 Mua bảo hiểm hàng hóa...................................................................
2.2.5 Làm thủ tục hải quan.......................................................................
2.2.6 Nhận hàng........................................................................................
2.2.7 Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu..........................................................
2.2.8 Làm thủ tục thanh toán....................................................................
2.2.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.....................................................
2.4 Nhận xét về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH kỹ
thuật y tế La Vang......................................................................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT Y TẾ LA
VANG ......................................................................................................................
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.....................................................................................
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng
3.2.1 Giải pháp 1: ..................................................................................
3.2.2 Giải pháp 2: ..................................................................................
3.2.3 Giải pháp 3: ..................................................................................
3.2.4 Giải pháp 4: ..................................................................................
3.2.5 Giải pháp 5: ..................................................................................
3.2.6 Giải pháp 6:...................................................................................
3.3Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại
công ty ......................................................................................................................

KẾT LUẬN...............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và là xu
hướng phát triền phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô
và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào. Và nên kinh tế Việt


Nam cũng đang nỗ lực hết mình để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính
vì vậy hoạt động thương mại quốc tế trong thời điểm hiện nay đống vai trò hết sức to lớn
trong sự phát triển kinh tế,xã hội của đất nước và sự lớn mạnh của các doanh nghiệp hoạt
động ngoại thương. Xuất khẩu cùng với nhập khẩu chính là hai mặt cấu thành của hoạt
động thương mại quốc tế này.
Hoạt động XNK từ lâu đã khẳng định vị trí vai trò trong nền kinh tế thế giới,và
với xu thế hiện nay càng khẳng định hơn nữa sức mạnh của mình. Muốn kinh doanh hàng
hóa XNK, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững các kỹ thuật kinh doanh XNK, bên
cạnh đó cần phải có năng lực quản lý và điều hành hoạt đồng kinh doanh XNK có hiệu
quả, am hiểu các quy trình nghiệp vụ XNK…để đảm bảo yêu cầu và quyền lợi các bên.
Đồng thời, để đảm bảo các doanh nghiệp có thể đứng vững trong nền kinh tế cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi và nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình. Là một công ty chuyên kinh doanh các mặt hàngcty nhập
khẩu, việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị y tế là hoạt động diễn ra
hằng ngày tại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) kỹ thuật y tế (KTYT) La Vang và
cũng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn lẫn nhân lực và tài chính của công ty. Thế nên việc
thiết lập quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu và hoàn thiện quy trình này có
thể góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhân
viên XNK để đáp ứng yêu cầu hội nhập và mang lại lợi thế cạnh tranh hơn cho công ty
trong thời điểm hiện nay. Hơn thế nữa, việc nhập khẩu được thực hiện theo trình tự theo

quy trình có thể đảm bảo hàng hóa được cung ứng kịp thời và đầy đủ phục vụ nhu cầu
kinh doanh của công ty trong mọi thời điểm.
Thế nên, trong suốt quá trình là nhân viên cũng như làm việc tại bộ phận XNK của
công ty, bằng những kiến thức được trang bị nơi giảng đường cùng với những trải nghiệm
thực tế ở công ty, em đã quyết định chọn đề tài “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT Y TẾ LAN VANG” làm đề tài cho bài thực hành nghề
nghiệp 2 của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Phân tích khái quát về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu được áp
dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK hiện nay.
 Phân tích thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty
TNHH KTYT La Vang. Từ đó, đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy
trình tổ chức thực hiện hợp đồng mang lại hiệu quả cao hơn cho công ty.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu và quy trình tổ chức thực hiện hợp
đồng nhập khẩu hàng hóa tại các doanh nghiệp nói chung và thực trạng quy trình tổ chức
thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế tai công ty TNHH KTYT La Vang nói riêng
trong vòng 3 năm từ nằm 2013, 2014,2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tìm kiếm thu
thập thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp cùng với phương pháp phân tích tổng hợp trong
quá trình phân tích và đánh giá. Bên cạnh đó còn có phương pháp so sánh trong quá trình
thu thập thông tin và dữ liệu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và thu thập thông tin số liệu,
phân
tích


tổng
hợp,
so
sánh

đối
chiếu
với
thực
tiễn.
Kết cấu của đề tài

5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các bảng, biểu đồ, tài liệu tham khảo,
phụ lục...đề tài được trình bày theo 3 chương:


Chương 1: Cở sở lý luận

 Chương 2: Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu thieetsbij y
tế tại công ty TNHH KTYT La Vang.


Chương 3: Giải pháp và kiên nghị để hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp
đồng nhập khẩu tại công ty TNHH KTYT La Vang

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm, chức năng,vai trò và các hình thức nhập khẩu



1.1.1 Khái niêm nhập khẩu
Trong xu thế ngày nay đã thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế diễn ra mạnh
mẽ. Nếu cho rằng thương mại quốc tế là sự trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
nhằm mục tiêu lợi nhuận giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác
nhau và xuất khẩu là một hình thức tất yếu của các công ty khi bước vào thị trường quốc
tế thì nhập khẩu cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng bởi vì xuất khẩu của nước
này sẽ là nhập khẩu của nước kia và ngược lại, nó là một mặt không thể tách rời của
nghiệp vụ ngoại thương.
“Có nhiều định nghĩa về nhập khẩu, nhưng định nghĩa đơn giản và dễ hiểu nhất
chính là nhập khẩu được hiểu như việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia
khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và
dịch vụ cho những công ty kinh doanh và sản xuất trong nước.”
(Nguồn: Theo trang Vietnam OER)
1.1.2 Chức năng của nhập khẩu
 Góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế thông qqua việc trao đổi hàng hóa và dịch
vụ giữa các quốc gia trên thế giới.
 Khai thác năng lực và thế mạnh về hàng hóa, công nghệ,vốn, lao động…của các
nước trong khu vực và trên thế giới nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu dùng trong
nước phát triển.
 Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, góp phần vào sự ổn định
nền kinh tế và chính trị trong nước.
 Tác động giúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: thông tin liên lạc
quốc tế, tài chính, tín dụng quốc tế, du lịch… được mở rộng, các chính sách hợp tác và
đầu tư quốc tế đó cũng phát triển.
1.1.3 Vai trò của nhập khẩu
 Đối với nền kinh tế
Với Việt Nam, một quốc gia mới chuyển sang nền kinh tế thị trưường gần 20 năm
lại chịu nhiều hậu quả từ sự tàn phá chiến tranh. Do đó hoạt dộng nhập khẩu đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong quá trình khôi phục nền kinh tế và tiến tới quá trình CNH
– HĐH đất nước. Cụ thể những vai trò những vai trò được thể hiện rõ nét như sau:



+ Trước hết nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hoá còn thiếu mà trong
nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế, đảm
bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững, khai thác tối đa khả năng và tiềm năng của
nền kinh tế.
+ Nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng tiêu dùng trong nước, phong phú chủng loại
hàng hoá, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân.
+ Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền toàn khu vực và trên thế giới, xoá bỏ
nền kinh tế lạc hậu tự cung, tự cấp. Tiến tới sự hợp tác giữa các quốc gia là cầu nối thông
suốt của nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước, tạo lợi thế để phát huy lợi thế so sánh
trên cơ sở CNH.
+ Nhập khẩu sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, không
ngừng tìm tòi nghiên cứu để sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo, tăng
cường sức cạnh tranh với hàng ngoại.
+ Nhập khẩu sẽ tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ, điều này tạo ra sự phát
triển vượt bậc của nền sản xuất hàng hoá, tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia về trình độ
sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian.
+ Ngoài ra nhập khẩu còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp
phần nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng hoá xuất khẩu thông qua trao đổi hàng
hoá đối lưu, giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
tham gia nhiều tổ chức kinh tế đặc biệt vững bước để tham gia tổ chức thương mại thế
giới WTO.
 Đối với doanh nghiệp
+ Thông qua nhập khẩu các doanh nghiệp trong nước có thêm rất nhiều cơ hội để tiêu
thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn và với các chủng loại hàng hoá phong phú đa
dạng khác nhau.

+ Nhờ có nhập khẩu mà doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng đổi mới và hoàn thiện cơ
cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và theo kịp sự phát triển chung của thế giới.

+ Doanh nghiệp trong quá trình tiền hành hoạt động nhập khẩu có nhiều cơ hội mở
rộng quan hệ làm ăn buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài. Qua đó sẽ tiếp thu được nhiều
kinh nghiệm trong việc kinh doanh , quản lý doanh nghiệp của mình.
+ Lợi nhuận do nhập khẩu mang lại giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính mạnh
để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều rộng cũng như chiều sâu.
+ Doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn thông qua sản xuất hàng
nhập khẩu thu hút nhiều lao động tạo thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra thị trường kinh
doanh vật tư, tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng phục vụ cho sản xuất cũng như đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người dân.


1.14 Các hình thức của nhập khẩu
Các hình thức hoạt động kinh doanh nhập khẩu thông dụng ở nước ta hiện nay.
 Nhập khẩu trực tiếp
Các loại vật tư, hàng hóa được nhập trực tiệp từ nước ngoài mà không cần phải thông
qua trung gian. Tức là bên xuất khẩu sẽ chuyển hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu. Với hình
thức này, các chủ thẻ, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cần phải chủ động và trực tiếp tìm kiếm
các loại mặt hàng hóa của các đối tác và có những đàm pháp, kí kết hợp đồng trực tiếp.
Thông thường ,với hình thức này, doanh nghiệp phải tự chịu tất cả các loại phí giao dịch, phí
vận chuyển, các loại thuế hải quan, giao nhận kho bãi, vốn kinh doanh. Vì vậy, cần phải
nghiên cứu kĩ thị trường, đối tác xuất khẩu, tính toán chính xác các loại chi phí, đảm bảo mọi
giáy tờ hải quản, tuân thủ theo những chính sách pháp luật trong nước và quốc tế.
 Nhập khẩu ủy thác
Đây là một hình thức nhập khẩu khá phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam Hiện nay.
Là hình thức nhập khẩu gián tiếp, thông qua các dịch vụ trung gian. Các doanh nghiệp ủy
thác phải trả một khoản các chi phí cho bên nhận ủy thác và có những hợp đồng rõ ràng. Bên
ủy thác và nhận ủy thác phải thực hiện theo đúng nội dung đã được nêu rõ trong hợp đồng.
Với hình thức nhập khẩu này, rất thích hợp cho nhiều loại doanh nghiệp nhỏ lẻ, các
chủ thể không thể chủ động, trực tiếp tìm kiếm những đối tác bên nước ngoài, độ rủi ro sẽ
thấp hơn. Thế nhưng, lợi nhuận từ hình thức này sẽ bị hạn bởi bởi phải trả một khoản chi phí

cho bên nhận ủy thác.
 Nhập khẩu hàng đổi hàng
Hình thức nhập khẩu này thường không còn phổ biến, khi những phương thức thanh
toán bằng tiện tệ để trao đổi đang phổ biến hiện nay, và hầu hết các giao dịch hiện này đều
thông qua tiền tệ. Với hình thức nhập khẩu đổi hàng thường sẽ đi chung với xuất khuẩu. Khi
có sự đàm phán, đồng ý giữa hai bên, hàng hóa vật tư sẽ được xuất nhập khẩu với giá trị
tương đương nau, hai bên không cần phải thanh toán bằng tiền tệ.
 Nhập khẩu liên doanh
Hình thức nhập khẩu dựa trên sự kết hợp tự nguyện giữa các tổ chức kinh tế hay giữa
các doang nghiệp với nhau. Thông thường sẽ có một bên nắm rõ được các kĩ năng về nhập
khẩu, có những nguồn hàng chất lượng, đối tác uy tín, có nền tảng trong hoạt động kinh
doanh nhập khẩu.


Hình thức nhập khẩu này sẽ có những trách nhiệm và quyền hạn cho hai bên, thông
qua đàm phán giữa hai bên, và thông thường sẽ quy định theo tỉ lệ vốn góp vào.
 Nhập khẩu gia công
Hình thức này thường bên doanh nghiệp nhâp khẩu đã nắm rõ đối tác của mình, khi
đó tiền hàng nhập khẩu những nguyên liệu, hàng hóa từ người xuất khẩu mà trước đó đã có
sự đàm phán, trao đổi thông tin để bên xuất khẩu gia công những mặt hàng mà bên nhập
khẩu yêu cầu.
1.2 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại các doanh nghiệp

Xin
giấy
phép
nhập
khẩu
và mở
L/C


Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập
khẩu phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc phức tạp, nó đòi hỏi phải
tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đòi hỏi sự phân bổ các nguồn lực của đơn vị kinh doanh
một cách hợp lý, hơn nữa là đảm bảo được quyền lợi quốc gia và uy tín kinh doanh của
công ty. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc của việc thực
hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí, nâng
cao hiệu quả, lợi nhuận của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.
Thuê
phương
tiện vận
tải

Với một đơn vị chuyên nhập khẩu để thực hiện hợp đồng, đơn vị đó phải tiến hành
các bước sau:

Làm
thủ
tục
hải
quan
Nhận
hàng
từ
cảng
nhập
khẩu
Kiểmt
ra
hàng

hóa
nhập
khẩu

Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Mua
bảo
hiểm
cho
hàng
hóa
Làm
thủ tục
thanh
toán

1.2.1 Xin giấy phép nhập khẩu và mở L/C

Khiếu
nại và
giải
quyết
khiếu
nại


 Xin giấy phép nhập khẩu
Trước tiên doanh nghiệp cần xác định chính xác hàng hóa mình nhập khẩu có nằm
trong danh mục phải xin giấy phép nhập khẩu do Nhà nước quy định hay không và nếu

có thì thuộc diện quản lý của bộ nào để về bộ đó xin giấy phép.
Quy trình thủ tục xin giấy phép nhập khẩu ở mỗi bộ (Bộ công thương, Bộ giao
thông vận tải, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ
thông tin và truyền thông, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Bộ y tế) sẽ có những khác biệt
nhất định và về cơ bản thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký giấy phép
nhập khẩu đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu được đưa ra đối với hàng hóa nhập khẩu của mình
để gửi về trụ sở hoặc cơ quan đại diện của bộ đó. Hồ sơ sau khi tiếp nhận sẽ được xem
xét và cấp giấy phép nhập khẩu (nếu hợp lệ và đủ điều kiện) trong thời gian quy định
Như đã nêu ở trên loại hàng hóa thuộc sự quản lý của bộ nào sẽ cần được cấp phép
bởi bộ đó. Doanh nghiệp có thể tham khảo danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giấy
phép và thuộc diện quản lý theo chuyên ngành được quy định tại nghị định số
187/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2013.để nắm được thông tin cần thiết.
 Mở L/C( Thư tín dụng)
Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiềm năng thanh toán bằng L/C, một trong các
công việc đầu tiên mà bên nhập khẩu phải làm để thực hiện hợp đồng là mở L/C.
Về thời gian mở L/C: nếu hợp đồng không quy định gì thì phụ thuộc vào thời gian
giao hàng, thông thường L/C được mở khoảng 20-25 ngày trước khi đến giao hàng.
Căn cứ để mở L/C: là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C, công
ty dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là ”Giấy xin mở tín dụng nhập khẩu”.
Mẫu đó cùng với bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyển đến ngân hàng
ngoại thương và tùy theo từng trường hợp khác nhau mà ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp
ký quỹ 5% đến 10%.
Sau khi ngâ hàng phát hành L/C, doanh nghiệp sẽ nhận được một bản sao L/C đó
(Draf L/C). Doanh nghiệp nên đối chiếu nội dung giữa L/C đó với đơn yêu cầu để bảo
đảm rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và yêu cầu của mình, đồng thời phải
thông báo cho ngân hàng những sai lệch nếu có. Sau khi đã phát hành L/C chính doanh
nghiệp có nhu cầu sửa đổi L/C thì cần xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C (thư tu chỉnh
L/C) kèm văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán (Nếu có)
Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinh
doanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ, trả tiền cho ngân hàng.

Sau đó ngân hàng mới chuyển chứng từ cho bên nhập khẩu đi nhận hàng.
1.2.2 Thuê phương tiện vận tải
Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ quá trình nhập khẩu hàng hóa trước tiên
phụ thuộc và tính chất hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng và sự tính toán chi phí của
bên có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải mà odanh nghiệp lựa chọn cho phù hợp. Nếu


điều kiện cơ sở iao hàng thỏa thuận trong hợp đồng là điều kiện nhóm E, F thì người mua
phải tiến hành thuê phương tiện vận tải và ngược lại nếu hợp đồng được ký kết vận
chuyển theo điều kiện nhóm C,D thì trách nhiệm thuê phương tiện vận tải thuộc về
người bán.
Việc thuê phương tiện vận tải hay lưu cước phí đòi hỏi phải có kinh nghiệm
nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu, tinh thông các điều kiện thuê tàu
để tránh gặp nhiều rủi ro
Hiện nay phương thức vận tải phổ biến và thường được các doanh nghiệp lựa chọn
nhiều nhất là vận tải đường biển do chi phí sử dụng phương thức này ít tốn kém hơn các
phương thức vận tải còn lại. Tuy nhiên tùy theo tính chất đặc thù cũng như thời gian cấp
thiết của hàng hóa các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức vận tải bằng đường
hàng không để tiết kiệm thời gian nhưng chi phí lại tốn kém.
Đối với vận tải đường biển có 2 loại thuê tàu là thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến.
Tùy thuộc vào hàng hóa của mình mà doanh nghiệp lựa chọn thuê tàu cho phù hợp.
Thông thường để quá trình nhập hàng được hiệu quả, doanh nghiệp thường ủy
thác cho một doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận. Các doanh nghiệp này
có chuyên môn trong lĩnh vực giao nhận có kỹ năng nghiệp vụ hơn và ít tốn kém về chi
phí hơn và doanh nghiệp sẽ giảm được các bước trong quá tình nhận hàng như lưu kho,
kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa …
1.2.3 Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Để an toàn
các chủ hàng thường ký hợp đồng bảo hiểm với một công ty bảo hiểm nào đó. Bảo hiểm
là sự cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người được bảo hiểm có trách nhiệm

đóng một khoản tiền gọi là chi phí bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm theo các điều
kiện bảo hiểm đã được quy định. Ngược lại, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường
tổn thất cuả đối tượng bảo hiểm do các rủi ro bảo hiểm gây nên.
Hiện nay các nước trên thế giới đã vận dụng tinh thần các điều kiện bảo hiểm cho
hàng hóa (Instituer Cargo Clause - ICC) ICC 2009 của Hiệp hội bảo hiểm London. ICC
2009 gồm các điềukiện bảo hiểm chủ yếu sau đây:
 Điều kiện bảo hiểm A (ICC-A)
 Điều kiện bảo hiểm B (ICC-B)
 Điều kiện bảo hiểm C (ICC-C)
Người mua bảo hiểm phải dựa vào điều kiện hợp đồng, tính chất hàng hóa, tính
chất bao bì, phương tiện vận tải, loại tàu chuyên chở để mua bảo hiểm cho phù hợp.
Trong trường hợp giao hàng hcir có 2 điều kiện là người bán phải có nghĩa vụ mua bảo
hiểm cho hàng hóa là CIF đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, và CIP đối với
hàng hóa vận chuyển bằng đã phương thức và đường hàng không. Thường nếu trong hợp
đồng không thỏa thuận về điều kiện bảo hiểm người bán sẽ mua bảo hiểm theo điều kiện
C (điều kiện tối thiểu để tiết kiệm chi phí). nhưng khi hàng hóa vận chuyển gặp phải rất


nhiều rủi ro không lường trước được, nhất là hàng hóa chuyên chở bằng đường biển như
gặp bão lũ, chiến tranh, cướp biển thế nên đôi khi người nhập khẩu vẫn nên mua bảo
hiểm mặc dù không có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở, để
phòng tránh rủi ro cho mình.
Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao hoặc hợp đồng bảo hiểm
chuyến. Khi mua bảo hiểm bao, chủ hàng ký kết hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao
hàng xuống tàu xong, chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo “Giấy báo
bắt đầu vận chuyển”. Khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng gửi đến công ty bảo hiểm một
văn bản gọi là “Giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở giấy đó chủ hàng và công ty bảo
hiểm ký hợp đồng bảo hiểm.
1.2.4 Làm thủ tục hải quan
Điều 21 Thủ tục hải quan (Luật Hải Quan, 2014) quy định khi làm thủ tục hải

quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực
tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của phpas luật
về thuế, phí, lệ phí và quy định khác cua pháp luật có liên quan.
Hiện nay hải quan Việt Nam đang thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống
thông quan tự động và Cơ chế một cửa của quốc gia
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu gồm các bước sau:
 Người khai hải quan tiến hành khai hải quan - Hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký
phân luồng tờ khai.
 Kiểm tra chi tiết hồ sơ (đối với hàng luồng vàng, luồng đỏ)
 Kiểm tra thực tế hàng hóa (đối với hàng luồng đỏ)
 Xử lý kết quả kiểm tra hải quan, thu thuế, lệ phí hải quan.
 Giải phóng hàng hóa, thông quan.
1.2.4 Nhận hàng từ cảng nhập khẩu
Đơn vị kinh doanh phải trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một đơn vị nhận uỷ thác
giao nhận tiến hành:
- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (Ga, cảng) về việc giao nhận hàng
từ tàu.
- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu hàng năm, từng
quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển giao nhận.


- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn, lệnh
giao hàng...
- Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập
khẩu cho một đơn vị trong nước) và dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về
đến cảng hoặc toa xe chở hàng đưa hàng về sân giao nhận.

- Thanh toán cho cơ quan vận tải các phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và
vận chuyển hàng nhập khẩu.
- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập các biên bản về hàng hoá
và giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao
nhận.
1.2.5 Kiểm tra hàng hóa Nhập khẩu
Sau bước nhận hàng, là bước kiểm tra hàng hoá nhập xem có đúng với hợp đồng
hay không.
Hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu phải được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan
tuỳ theo chức năng của mình tiến hành công việc đó.
Cơ quan ga, cảng phải kiểm tra liêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi
phươg tiện vận chuyển. Nếu hàng có tổn thất hoặc xếp không theo lô, vận đơn thì cơ
quan giao thông mời bên giám định lập biên bản giám định dưới tàu. Nếu hàng chuyên
chở mà bị thiếu hụt, mất mát thì phải có biên bản kết toán nhận hàng với tàu.
Doanh nghiệp nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn phải lập
thư dự kháng nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy hàng thực sự có tổn thất phải yêu cầu công ty
bảo hiểm lập biên bản giám định nếu tổn thất xảy ra thuộc những rủi ro đã mua bảo hiểm.
1.2.5 Làm thủ tục thanh toán
Thanh toán là nghĩa vụ của người của người nhập khẩu trong hợp đồng ngoại
thương.tùy theo từng phương thức thanh toán, việc thanh toán có khác nhau như:
- Nếu thanh toán theo phương thức chuyển tiền thì người nhập khẩu lập lệnh
chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu ngân hàngtrích trong tài khoản ngoại
tệ của mình để thanh toán cho người xuất khẩu.
- Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương pháp nhờ thu (thường là
phương thức nhờ thu kèm chứng từ) thì bên nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một
thời gian nhất định. Sau thời gian này nếu bên mua không có lý do từ chối thanh toán thì
ngân hàng xem như yêu cầu đòi hàng là hợp lệ.
- Nếu thanh toán theo phương thức CAD thì người nhập khẩu, thông qua tài khoản
tín thác, thanh toán cho người xuất khẩu ngay sau khi họ xuất trình các chứng từ đúng
theo yêu cầu của người nhập khẩu.

- Nếu phương thức thanh toán là L/C thì khi nhận bộ chứng từ do ngân hàng phục
vụ bên bán chuyển tới, ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra hết sức kĩ lưỡng bộ chứng từ. Nếu
bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng thanh toán (nếu L/C trả ngay) hoặc chấp nhận hối phiếu


(nếu L/C trả chậm) và thông báo cho người nhập khẩu đến nhận bộ chứng từ để tổ chức
việc nhận hàng. Nếu chứng từ bất hợp lệ ngân hàng sẽ liên hệ với người nhập khẩu để
giải quyết.
1.2.6 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khi thực hiện hợp đồng về nhập khẩu, nếu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn
thất, thiếu hụt... thì bên nhập khẩu cần phải lập ngay hồ sơ khiếu nại để không bỏ lỡ thì
hạn khiếu nại.
Cần phải căn cứ vào trách nhiệm nghĩa vụ của các bên để lựa chọn đối tượng
khiếu nại cho phù hợp: đối tượng đó có thể là người xuất khẩu hay người vận tải hay bên
bảo hiểm.
Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất như: biên bản
giám định, hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm... Việc khiếu nại sẽ được giải
quyết giữa hai bên. Nếu hai bên không tự giải quyết đượchoặc không thoả đáng thì người
nhập khẩu có thể kiện bên đối tác ra Hội Đồng Trọng Tài Quốc Tế hoặc ra Toà án.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hợp động nhập khẩu
Sự biến động của tất cả các sự vật hiện tượng đều có những nguyên nhân trực tiếp
hay gián tiếp trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hoạt động nhập khẩu cũng vậy, luôn
luôn thay đổi tuỳ theo diễn biến của rình hình do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố
trong những giai đoạn nhất định.
 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
+ Nhân tố về vốn vật chất hay sức mạnh về tài chính
Trong kinh doanh nếu không có vốn doanh nghiệp sẽ không thể làm được gì ngay
cả khi đã có cơ hội kinh doanh. Có vốn và trường vốn giúp doanh nghiệp thực hiện các
công việc kinh doanh của mình một cách dễ dàng hơn, có điều kiện để tận dụng các cơ
hội để thu lợi lớn. Sự trường vốn tạo ra khả năng nắm bắt thông tin nhanh, chính xác do

có điều kiện sử dụng các phưong tiện hiện đại. Ngoài ra còn cho phép doanh nghiệp có
thể thực hiện tốt các công cụ marketing trên thị trường về giá cả, cách thức nhập khẩu và
bán hàng trên thị trường nội địa, tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
+ Nhân tố con người
Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong Công ty là
yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Xét về tiềm lực của doanh
nghiệp thì con người là vốn quý nhất. Một đội ngũ vững vàng về chuyên môn, kinh
nghiệm trong giao thương quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thị
trường và say mê nhiệt tình trong công việc luôn là đội ngũ lý tưởng trong hoạt động xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp. Do đặc điểm riêng của kinh doanh TMQT là thường xuyên
phải giao dịch với đối tác nước ngoài nên cán bộ ngoài giỏi nghiệp vụ kinh doanh còn
phải giỏi ngoại ngữ. Ngoại ngữ kém sẽ gây khó khăn trong việc giao dịch, làm ảnh hưởng
đến hiệu quả công việc. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của
doanh nghiệp.


+ Lợi thế bên trong của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp kinh doanh lâu năm, có uy tín trên thị trường là một điều kiện
rất thuận lợi. Có uy tín với bạn hàng về việc thanh toán đủ, đúng hạn sẽ thuận lợi cho
những hợp đồng sau này. Uy tín của doanh nghiệp là nhân tố quyết định khả năng cạnh
tranh và vị thế của doanh nghiệp. Nếu có chức năng nhập khẩu uỷ thác thì khi doanh
nghiệp có uy tín sẽ có nhiều các đơn vị trong nưóc uỷ thác việc nhập khẩu cho doanh
nghiệp. Hàng hoá của doanh nghiệp dễ tiêu thụ hơn những doanh nghiệp làm ăn không
đứng đắn, mất uy tín với khách hàng.
Ngoài ra, một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong nhập khẩu một sản phẩm nào
đó sẽ lựa chọn được nguồn hàng tốt nhất phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng trong nước do am hiểu về thị trường, có những mối quan hệ rộng, lâu năm.


Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

+ Chính sách của Chính phủ

Chính sách của Chính phủ có tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động
nhập khẩu. Các chính sách tài chính tín dụng ưu đãi cho các nhà nhập khẩu sẽ tạo cho họ
nắm được cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận.
Chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích thay thế hàng nhập
khẩu đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các nhà nhập khẩu muốn thu lợi nhuận qua
việc bán hàng nhập khẩu trong nước, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn
việc làm cho người lao động, hơn nữa khuyến khích các ngành sản xuất trong nước phát
huy được khả năng của mình.
+Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá hoặc tính theo
phần trăm đối với tổng trị giá hàng hoá hay là kết hợp cả hai cách nói trên đối với hàng
nhập khẩu. Theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hoá nhập khẩu một
khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu nước ngoaì nhận được.
Thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong
nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên thuế nhập khẩu làm
cho giá bán trong nước của hàng nhập khẩu cao hơn mức giá nhập và chính người tiêu
dùng trong nước phải chịu thuế này. Nếu thuế này quá cao sẽ đưa đến tình trạng giảm
mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập và làm hạn chế mức nhập khẩu của
doanh nghiệp. Còn hiện tại việc quy định mức thuế xuất nhập khẩu luôn là đề tài được
quan tâm từ nhiều phía.
+ Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước nhằm hạn chế nhập khẩu về số
lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhất định hoặc từ những thị trường nhất định trong
một khoảng thời gian thường là một năm. Mục tiêu việc áp dụng biện pháp quản lý nhập
khẩu bằng hạn ngạch của Nhà nước nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu
quả quỹ ngoại tệ, bảo đảm các cam kết của Chính phủ ta với nước ngoài. Hạn ngạch nhập



khẩu đưa đến tình trạng hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội
địa của hàng hoá. Nhưng hạn ngạch không làm tăng thu ngân sách.
+ Tỷ giá hối đoái
Việc áp dụng loại TGHĐ nào, cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
xuất nhập khẩu. Việc phá giá đồng nội tệ hay chính là TGHĐ cao lên sẽ có tác dụng
khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, TGHĐ thấp sẽ hạn chế xuất khẩu
và đẩy mạnh nhập khẩu.
+ Nhân tố cạnh tranh
Cạnh tranh được xem xét theo hai góc độ: cạnh tranh trong nội bộ ngành sản xuất
trong nước và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
Trong một thời kỳ, nếu có nhiều doanh nghiệp cùng nhập khẩu một loại mặt hàng
và tiêu thụ ở thị trường nội địa hay nhập khẩu để sản xuất cùng một loại mặt hàng thì việc
cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả, doanh số bán hàng, ảnh hưởng tới mức tiêu
thụ và do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Các nhà sản xuất nước ngoài khi thâm nhập thị trương nội địa cũng trở thành một
đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Họ cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng,
mẫu mã. uy tín,... khi thu hút được khách hàng về phía mình, các sản phẩm của nước
ngoài làm giảm thị phần của sản phẩm được sản xuất trong nước từ nguyên liệu nhập
khẩu, từ đó làm giảm doanh số bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu.
+ Nhân tố văn hoá, thị hiếu của mỗi quốc gia
Trên thế giới có nhiều nền văn hoá khác nhau và mỗi quốc gia có một phong tục
tập quán khác nhau. Một quốc gia sẽ nhập khẩu hàng hoá để bổ sung, thay thế cho việc
tiêu dùng hoặc nhập khẩu để tiếp tục sản xuất các loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu và
thị hiếu trong một giai đoạn nhất định của dân cư. Việc nghiên cứu văn hoá, thị hiếu sẽ
quyết đinh kết quả bán hàng của các nhà nhập khẩu và quyết định đến hiệu quả hoạt động
nhập khẩu. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp 4
1.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng
Từ thực tế cho thấy chưa bao giờ hoạt động thương mai quốc tế lại diễn ra sôi
động như ngày nay. Việc giao luuw buôn bán giữa các quốc gia đã trở thành một yếu tố
khách quan. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi an toàn thì một

nghiệp vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên đây là một vấn đề khó khăn và ảnh hưởng đến sự thành bại cuả của một doanh
nghiệp. Do đó một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt thì vấn đề đặt ra là phải
thực hiện tốt quy trình thực hiện hợp đồng, bởi đây là cơ sở pháp lý để xác định quyền và
nghĩa vụ giữa các bên, là căn cứ giải quyết tranh chấp, khiếu nại - một vấn đề mà trong
thương mại quốc tế khó tránh khỏi. Vì vậy việc hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện
hợp đồng nhập khẩu ở các doanh nghiệp là rất cần thiết bởi vì:
Thứ nhất, nhằm nâng cao hiệu qủa kinh tế của hoạt động nhập khẩu cũng như
nhằm phát triển các mỗi quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, đặc biệt chú trọng về


mảng Xuất nhập khẩu, một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp để
nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu cũng như hiệu qua kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thứ hai, hoạt động nhập khẩu mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho đất nước. Vì vậy
đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khâu tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của mình
thật tốt nếu khoongsex bị thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
Thứ ba, hiện nay Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác khi nhập khẩu
hàng hóa của các nước công nghiệp phát triển thường bị thua thiệt và bị chèn ép vì nhiều
lí do. Một trong những lí do chủ yếu là nghiệp vụ của các doanh nghệp còn yếu kém, các
khâu trong quy trình tổ chức thự hiện hợp đồng còn bị làm chưa tốt, còn nhiều sơ hở để
đối tác có cơ hội lợi dụng chèn ép gây bất lợi và thiệt hại cho chúng ta.
Thứ tư, để thuận lợi cho vấn đề quản lý nhà nước về nhập khẩu đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu rõ ràng, đội ngũ cán bộ
nhập khẩu tinh thông nghiệp vụ, sẵn sàng đối phó và giải quyết tốt mọi thủ tục cũng như
tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng.
Như vậy hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một yêu
cầu thực sự cần thiết đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu những lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và quy trình tổ
chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu cũng như sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình tổ
chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu đối với doanh nghiệp, chúng ta có thể khẳng định:
hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp là việc làm
hết sức cấp bách hiện nay. Là một công ty kinh doanh có uy tín trong lĩnh vực thiết bị y
tế, Công ty TNHH KT YT La Vang đã thực hiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng
nhập khẩu của mình như thế nào. Chúng ta sẽ nghiên cứu điều này qua chương 2.


CHƯƠNG 2: THỨC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TAI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT Y TẾ LA VANG
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH KT YT La Vang
2.1.1 Giới thiệu chung
- Tên Công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật y tế La Vang
- Tên tiếng Anh: La Vang Medical Technologies Co.,Ltd
- Trụ sở chính: 212/158/2 Nguyễn Văn Nguyễn, Phường Tân Định, Quận 1,
TP.HCM
- Mã số thuế: 0304667211
- Điện thoại: 08.3848151
- Fax: 08.38481516
- Email:
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa cùng với nghành kinh doanh thiết bị y tế
ngày càng phát triển mạnh mẽ và vô cùng cần thiết. Nắm bắt được tình hình này các công
ty thương mại lần lượt hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và ngoài
nước. Đồng thời cũng nhằm nâng cao quá trình phát triển kinh tế, công ty TNHH Kỹ
Thuật Y Tế La Vang cũng được ra đời trong bối cảnh đó.
Công ty Dược phẩm và Trang thiết bị y tế La Vang là tiền thân của Công ty TNHH
Kỹ Thuật Y Tế La Vang được thành lập vào ngày 26/10/2006. Trụ sở lúc này đặt tại số
1B, Khu phố 1, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Sau năm 2010 trụ sở chính đã đặt

tại số 212/158/2 Nguyễn Văn Nguyễn, P.Tân Định, Quận 1, TP.HCM để mở rộng mạng
lưới kinh doanh, thuận tiện cho việc theo dõi, chăm sóc khách hàng cũng như có nhiều cơ
hội phát triển hơn.
Đã thành lập được 10 năm Công ty La Vang đã phát triển và phục vu cho quý
doanh nghiệp, quý bệnh viện trên các tỉnh thành trong nước và ngày càng mở rộng và
phát triển hơn, tất cả đều xuất phát từ uy tín và sự tin tưởng của khách hàng cả trong nước
và ngoài nước. Chúng tôi không ngừng đầu tư và mở rộng sự đa dạng mặt hàng, kỹ thuật


để biến sức khỏe của bạn thành nguồn lực thúc đẩy tốt nhất trong hiện tại và tương lai là
điều mà chúng tôi cần phải nổ lực.
2.1.3 Lĩnh vực và nghành nghề kinh doanh
Chuyên mua bán máy móc, trang thiết bị y tế, hóa chất trong ngành y tế lắp đặt , sửa
chữa, bảo hành, bảo trì máy móc trang thiết bị y tế bán buôn thuốc, dược phẩm
 Ngành nghề kinh doanh
Thiết Bị Y Tế - Sản Xuất, Kinh Doanh và Phân Phối
 Sản phẩm dịch vụ
-

Bán buôn thuốc

-

Dược phẩm

-

Lắp đặt- sửa chữa- bảo trì máy móc y tế

-


Lắp đặt- sửa chữa- bảo trì trang thiết bị y tế

-

Mua bán máy móc- trang thiết bị y tế

-

Thiết bị y tế

-

Vật Tư Y Tế

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty TNHH KT YT La Vang chuyên lĩnh vực thương mại, hiện đang nắm phân
phối độc quyền thương hiệu dược phẩm nổi tiếng nên không mất nhiều thời gian cũng
như chi phí để xây dựng thương hiệu. Công ty hiện có mạng lưới phân phối rộng khắp
các thành phố, tỉnh thành với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình nhanh chóng và
hiệu quả đã mang lại lợi thế cạnh tranh hơn cho công ty trên thị trường khắc nghiệt như
hiện nay.
Ngoài ra tình hình chính trị xã hội ổn định trong suốt thời gian qua đã đảm bảo an
troàn vốn đầu tư quốc tế. VIệt Nam cũng đã gia nhập các tổ chức thế giới các công ty
nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam làm thị trường cạnh tranh khốc liệt hơn, đối mặt với
tình trạng hàng giả, hang nhái, hang kém chất lượng.


2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH KT YT La Vang.

Nhân sự công ty có 30 thành viên :
Lãnh đạo : 1 giám đốc.
-

Phòng kinh doanh : 1 trưởng phòng và 11 nhân viên
Phòng kế toán : 1 kế toán trưởng và 2 nhân viên
Phòng Marketing : 1 trưởng phòng và 2 nhân viên
Phòng xuất nhập khẩu : 1 trưởng phòng, 7 nhân viên giao nhận và 2 nhân viên
chứng từ
- Phòng kỹ thuật : 1 nhân viên
Trình độ:
 Đại học: 21 người, chiếm tỷ lệ là: 70%
 Cao đẳng: 9 người, chiếm tỷ lệ là: 30%
Độ tuổi trung bình của nhân viên: 24 tuổi
Với 70% cán bộ nhân viên có trình độđại họcvà 30% có trình độ cao đẳng cho
thấy được công ty rất chú trọng đến công tác tuyển chọn nguồn nhân lực. Các bộ phận
trong công ty được phân chia rõ ràng, cụ thể, các nhân viên đều có sự chỉ đạo làm việc
của các cấp trên nên việc theo dõi hoạt động khá dễ dàng.
Hình 2.1.5 : Sơ đồ tổ chức tại công ty
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
TÀI
CHÍNH

KẾ TOÁN

PHÒNG
MARKETING

ĐỘI
CHỨNG
TỪ

PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU

ĐỘI
XUẤT
KHẨU

PHÒNG
KỸ
THUẬT

ĐỘI
NHẬP
KHẨU


(Nguồn: Công ty)

2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2013 - 2015

Bảng 2.1.6 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2013 – 2015)
Đơn vị tính: VNĐ

Năm
Chỉ

2014/2013
Số
2013

2014

2015

tiêu

2015/2014
Số

Số tuyệt

tương

Số tuyệt

tươn

đối

đối


đối

g đối

(%)
Doanh
thu
(DT)

829.270.

1.120.112.2

1.823.062.9

290.841.6

586

08

52

22

1.302.187.8

435.132.8


23

72

35,07

(%)
702.950.7
44

62,76

Lợi
nhuận

236.934.

trước

453

thuế
Lợi

177.700.

672.067.325

504.050.494 976.640.867


326.349.6

183,6 630.120.4
5

98

93,76

183,6 472.590.3 93,76


nhuận
(LN)

840

54

5

74

ròng
Tỉ suất
LN/DT

21,43

45,00


53,57

(%)
(Nguồn: Phòng kế toán)

2.2 Thực trạng nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty TNHH KT YT La Vang
Bảng 2.2 (a): Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty La Vang năm 2013-2015

Đơn vị tính: VND
Thị trường

Năm 2013
Giá trị

Năm 2014

TT
Giá trị
(%)
Trung
185.638. 30,11 250.448.
Quốc
557
859
169.936. 27,56 100.520.
EU
482
226
Singapore 129.667. 21,03 159.548.

102
248
82.257.8 13,34 103.689.
Malaysia
98
926
Thị trường 49.127.2 7,97 57.359.1
khác
54
45
Kimngạch 616.627. 100 671.566.
DVXK
293
404

Năm 2015

Tốc độ tăng
trưởng (%)
2014/2 2015/2
013
014
34,91
63,46

TT(
Giá trị TT(%)
%)
37,29 409.395.
41,29

007
14,97 159.901. 16,13
40,85
59,07
645
23,76 195.256. 19,69
23,04
22,38
659
15,44 146.415. 14,77
26,05
41,21
887
8,54 80.562.2 8,13
16,76
40,45
78
100 991.531.
100
8,91
47,64
476
(Nguồn: Phòng kế toán)


Hình 2.2 : Biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường nhập khẩu công ty năm 2013-2015

Năm 2013

Năm 2014


9.00%
15.00%
37.00%

8.00%
15.00%

24.00%

20.00%

15.00%

41.00%

16.00%

Năm 2015
Trung Quốc
16.00% 5.00%

EU
Sigapore

42.00%

Malaysia

19.00%


Thị trường khác
18.00%

(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy thị trường xuất khẩu chính của công ty là
Trung Quốc, EU, Singapore, Malaysia,... Cũng như nhập khẩu, thị trường xuất khẩu lớn
nhất của công ty vẫn là Trung Quốc chiếm tỷ trọng năm 2013 là 37,29%, năm 2014 là
41,29% và năm 2015 là 41,63%. Đứng thứ hai là Singapore chiếm tỷ trọng năm 2013 là
23,76%, những năm tiếp theo tuy có sự sụt giảm nhưng vẫn giữ vị trí cũ. Ngoài ra, các thị
trường còn lại như Thái Lan, Malaysia, EU cũng là thị trường có tiềm năng lớn của công
ty.
Bảng 2.2 (b): Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu tại công ty năm 2013-2015
Đơn vị tính: VND
Năm 2013
Mặt hàng

Giá trị

Năm 2014
Tỉ

trọng

Giá trị

Năm 2015
Tỉ

trọng


Giá trị

Tỉ trọng


Kim luồn
tĩnh mạch

90.278.169

30,1

123.752.534

34,2

69.487.163

23,2

82.563.714

22,8

83.428.968

27,8

95.389.724


26,3

56.382.418

18,9

60.629.471

16,7

100

362.335.443

100

Dây truyền
dịch, truyền
máu.
Ống thông
hậu môn,
thông tiểu
Máy lọc
thận, máy
bơm tiêm
điện
Kim ngạch
sản phẩm
nhập khẩu


299.576.44
8

160.389.41
7
105.736.18
9
124.715.29
8

72.369.529

463.210.43
3

34,6

22,8

26,9

15,7

100

(Nguồn: phòng kế toán)
Qua bảng và biểu đồ ta thấy các mặt hàng công ty nhập khẩu chủ yếu là kim luồn
tĩnh mạch, dây truyền dịch, ống thông tiểu, ống thông hậu môn, máy lọc thận, máy bơm
tiêm điện. Qua các năm tỉ trọng các sản phẩm nhập khẩu tăng đều, trong đó mặt hàng

chiếm ưu thế nhất vẫn là kim luồn tĩnh mạch và ống thông tiểu, ống thông hậu môn.
2.3 Quy trình thực iện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế tại công ty TNHH KT YT
La Vang.
2.2.1 Xin giấy phép nhập khẩu
Theo Điều 3 Thông tư Số: 30/2015/TT-BYT ban hành ngày 12/10/2015 của Bộ Y
Tế về nguyên tắc cấp giấy phép nhập khẩu về trang thiết bị y tế:
“ 1. Việc cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế chỉ áp dụng đối với trang thiết bị y tế
nhập khẩu thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này.
2.Các trang thiết bị y tế không thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm
theo Thông tư này được nhập khẩu không cần giấy phép nhập khẩu nhưng vẫn phải bảo
đảm hồ sơ để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo
quy định của pháp luật.”


Vì các mặt hàng công ty nhập khẩu không thuộc Phụ lục 1 theo như quy định thì
không cần xin giấy phép nhập khẩu, tuy nhiên khi nhập khẩu cần phải chuẩn bị các hồ sơ
như sau:
- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 13485 hoặc ISO
9001 hợp lệ và thời hạn còn hiệu lực của hãng, nước sản xuất đối với trang thiết bị y tế
nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm trang thiết bị y tế nhập khẩu
(CFS - Certificate of Free Sale) tại nước sản xuất, hoặc Chứng nhận cho phép lưu hành
của tổ chức FDA-Mỹ, hoặc Chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu (CE Mark
Certificate) hợp lệ và thời hạn còn hiệu lực (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực tại Việt
Nam hoặc Chứng nhận hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Đại sứ
quán Việt Nam tại nước sản xuất). Yêu cầu những thông tin tối thiểu đối với Giấy chứng
nhận lưu hành tự do sản phẩm trang thiết bị y tế nhập khẩu theo Phụ lục 3 ban hành kèm
theo Thông tư này.
- Giấy uỷ quyền của hãng sản xuất hoặc nhà phân phối hợp pháp cho đơn vị nhập
khẩu được phép nhập khẩu, phân phối sản phẩm trang thiết bị y tế tại Việt Nam hợp lệ và

thời hạn còn hiệu lực (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực tại Việt Nam hoặc Chứng
nhận hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại
nước sản xuất).
- Bản mô tả sản phẩm (Catalogue) trang thiết bị y tế nhập khẩu (bản gốc hoặc bản
sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).
- Tài liệu l/kỹ thuật mô tả sản phẩm trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng tiếng Việt.
2.2.2 Mở L/C
Trước tiên, phòng XNK thông báo cho phòng kế toán về hợp đồng nhập khẩu đã
được kí kết, thời hạn mở L/C chậm nhất mà hai bên đã thở thuận. Sau đó, đề nghị phòng
kế toán chỉ thị ngân hàng mở L/C trong số các ngân hàng được bên bán chấp nhận. La
Vang thường mở L/C tại các ngân hàng uy tín tại Việt Nam như: Ngân hàng ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Á Châu (ACB Bank).
Sau khi xem xét nguồn vốn, công ty căn cứ vào nội dung hợp đồng để làm đơn
yêu cầu mở ngân hàng phát hành LC. Vì mối quan hệ cũng như sự tin tưỡng lẫn nhau thì
tại La Vang thường sử dụng PI (Proforma Invoice) tức hóa đơn chiếu lệ có chức năng
thanh toán để làm căn cứ mở LC. Tuy nhiên trên PI không thể hiện đầy đủ các điều kiện
như trong hợp đồng ngoại thương, điều đó gây nhiều bất lợi cũng như rủi ro cao cho công
ty khi có tranh chấp xảy ra. Thường thì các ngân hàng đều có mẫu in sẵn theo tiêu chuẩn


×