Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Điều Chỉnh, Bổ Sung Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bình Định Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.58 KB, 126 trang )

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Theo tổ chức lãnh thổ du lịch
của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, Bình Định thuộc vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh Bình
Định có diện tích tự nhiên khoảng 6.050 km2, diện tích vùng lãnh hải khoảng 36.000 km2.
Bình Định là một trong những địa phương có vị trí du lịch thuận lợi và tiềm năng du
lịch tương đối toàn diện về tự nhiên và văn hóa.
Nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trên tuyến du lịch xuyên Việt,
trong không gian du lịch “Hành lang Đông - Tây” và là cửa ngõ của đại ngàn Tây
Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia ra biển Đông vì vậy Bình Định có vị
trí du lịch quan trọng và thuận lợi để liên kết vùng phát triển du lịch.
Với bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như Quy
Nhơn, Phương Mai, Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, đảo Yến,
bãi tắm Hoàng Hậu, Quy Hòa, bãi Dại, Tân Phụng,...Bình Định là một trong những địa
phương giàu tiềm năng về du lịch biển, đảo.
Bình Định, nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh
hùng dân tộc áo vải, cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ cuối thế kỷ XVIII và của quân và
dân các dân tộc tỉnh Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược của thế kỷ XX để lại nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị cao về
du lịch.
Bình Định là mảnh đất có nhiều di tích rực rỡ của văn hóa Chăm Pa. Với 14 ngọn
tháp Chăm, Bình Định là địa phương thứ 2 sau Quảng Nam sở hữu được nhiều tháp Chăm
nhất nước ta. Những cụm tháp Chăm Bình Định đã đạt tới độ chín muồi của nghệ thuật
kiến trúc và điêu khắc, dung hòa được những phong cách nghệ thuật Chăm Pa và Khơme
tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Bình Định nơi truyền thống thượng võ, nuôi dưỡng và phát triển tài năng của nhiều
danh nhân văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,


Yến Lan, Quách Tấn...; là quê hương của các loại hình nghệ thuật nổi tiếng như:
hát tuồng, dân ca bài chòi, các lễ hội truyền thống đặc trưng như lễ hội chợ Gò, lễ hội
Đống Đa - Tây Sơn, lễ hội đô thị Nước mặn, lễ hội Đua thuyền, lễ hội Cầu ngư, lễ hội Đổ
giàn.v.v…luôn hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu;
Văn hoá ẩm thực Bình Định với nhiều sản vật ẩm thực nổi tiếng đã trở thành nét văn
hoá đặc sắc như bánh ít lá gai, nem chua Bình Định (nem chợ huyện), bún Song thằn,

1


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

rượu Bàu Đá - thức uống được xếp vào hàng “Quốc tửu”,…Các làng nghề rượu Bàu Đá,
mộc mỹ nghệ Nhơn Hậu, nón ngựa Phú Gia, làng rèn Tây Phương Danh, dệt thổ cẩm Hà
Ri, gốm Vân Sơn, thảm xơ dừa Tam Quan,v.v...đang từng bước trở thành những sản phẩm
hàng hóa hấp dẫn khách du lịch.
Trên cơ sở phát huy những lợi thế về tài nguyên và vị trí về du lịch, năm 2005 Quy
hoạch điều chỉnh tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (sau đây gọi là Quy hoạch 2005)
làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển du lịch trên địa bàn.
Cùng với tiến trình phát triển của du lịch cả nước, du lịch Bình Định đã đạt được
những thành tựu đáng kể, có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương và đối với sự phát triển du lịch chung của cả nước. Du lịch Bình Định
đang từng bước trở thành một trong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu
kinh tế của địa phương.
Theo thống kê năm 2015, ngành Du lịch Bình Định đón hơn 2,6 triệu lượt khách,
tăng 25% so với năm 2014 (trong đó khách du lịch quốc tế đạt gần 206 nghìn lượt, tăng 20%
so với năm 2014; khách du lịch nội địa đạt gần 2,4 triệu lượt, tăng 25% so với năm 2014);
doanh thu thuần túy từ du lịch đạt gần 1.037,5 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2014.

Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập và việc làm
đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Ngành Du lịch Bình
Định đã có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo
an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững quốc
phòng, an ninh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đánh giá qua 10 năm phát triển
(2005 - 2015) cho thấy du lịch Bình Định vẫn còn nhiều hạn chế; nhiều khó khăn, trở ngại
vẫn chưa có giải pháp thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự
là ngành kinh tế mũi nhọn; kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa
phương, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng trước hết là Quy hoạch
2005 được lập trong thời kỳ đầu phát triển của ngành du lịch, điểm xuất phát rất thấp,
Luật du lịch Việt Nam chưa ra đời nên một số khái niệm, thuật ngữ chưa được xác định rõ
và một số nội dung quy hoạch còn hạn chế, chưa theo kịp thực tế phát triển.
Những năm gần đây, xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở
rộng và tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế
giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch
cả nước trong đó có du lịch Bình Định.

2


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt Nam với việc gia nhập các tổ chức
kinh tế khu vực và thế giới như WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, TPP…đã, đang và sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.
Để nắm bắt những vận hội mới, hòa nhập với khu vực, năm 2011, Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030; năm 2013 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là những cơ sở pháp lý quan
trọng cho các địa phương trên cả nước trong đó có Bình Định lập quy hoạch phát triển
ngành phù hợp với tiến trình phát triển chung.
Trước bối cảnh và xu hướng đó, những nội dung Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát
triển Du lịch Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cần phải điều chỉnh
với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch
và chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phù hợp với giai đoạn phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Theo đó, việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Định
đến năm 2020 và có tầm nhìn 2030 là thực sự cần thiết.
II. CĂN CỨ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý
- Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Luật di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật di sản văn hóa năm 2009;
- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH 12 ngày 17/6/2009;
- Luật 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của các luật
liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/Q H 13 ngày 23/6/2014;
- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”;
- Nghị quyết số 17/2001/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam về quy hoạch sử sụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) cấp quốc gia;

3



ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về việc ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày
09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020”;
- Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Bình Định.
- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy
mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
- Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 92/2007/NĐ - CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật du lịch;
- Nghị định số 04/2008//NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
di sản văn hóa;
- Nghị định số 92/CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi
hành một số điều tại Luật di sản văn hoá ;
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng
đất trồng lúa và các Nghị quyết của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Bình Định;
- Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;
- Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về

phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020;

4


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Quyết định số 1436/2009/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam;
- Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Trung đến năm 2020;
- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
- Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng
Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

5


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 495/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm
2035, tầm nhìn đến năm 2050;
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du
lịch;
- Thông tư 01/2012/TT-BKH ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm dịnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư 05/2013/TT-BKH ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án "Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt
Nam đến năm 2020";
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII, nhiệm kỳ
2010 - 2015 và lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020;
- Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 26/12/2005 của UBND tỉnh Bình Định về
việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của UBND tỉnh Bình Định về
việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
2. Các căn cứ khác
- Định hướng phát triển kinh kinh tế - xã hội và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm
miền Trung, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020;
- Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan trên
địa bàn tỉnh;

6


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2015; nhu cầu
và xu thế phát triển du lịch quốc tế, khu vực và trong nước trong giai đoạn mới;

- Niên giám thống kê Bình Định và các kết quả nghiên cứu liên quan khác;
- Kết quả thực hiện Quy hoạch 2005 trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH,
BỔ SUNG QUY HOẠCH
1. Quan điểm
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cần đảm bảo:
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định và Chiến lược
phát triển ngành Du lịch Việt Nam, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc.
- Bảo đảm tính khả thi cân đối cung và cầu du lịch.
- Phát huy lợi thế địa phương; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng nhu cầu du lịch.
2. Mục tiêu
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là bước cụ thể hoá Chiến lược và Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam, vùng Duyên hải Nam trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn
2030; các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Bình Định lần thứ XVIII và lần thứ XIX, nhằm:
1) Xây dựng được hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Bình
Định một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và môi trường
phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới;
2) Điều chỉnh và bổ sung các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng và giải pháp phát triển
du lịch làm cơ sở để lập các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, các quy hoạch chi tiết và các
dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020, 2030 đảm bảo tính khả thi,
cân đối cung - cầu, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, phát huy thế mạnh, tạo ra sản
phẩm du lịch đặc thù góp phần đưa du lịch tỉnh Bình Định phát triển trở thành một trong
những trọng điểm du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.


7


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3. Nhiệm vụ và nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
Căn cứ điều 19, Luật du lịch, nhiệm vụ và nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định bao gồm :
1) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch du lịch tỉnh Bình Định trong giai đoạn từ
năm 2005 đến năm 2015;
2) Rà soát, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch và các nguồn lực phát
triển du lịch;
3) Nhận định những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển du lịch
quốc gia nói chung và du lịch tỉnh Bình Định nói riêng trong giai đoạn phát triển mới;
4) Điều chỉnh, bổ sung quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch, dự báo và luận chứng
các phương án phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
5) Điều chỉnh tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch;
6) Điều chỉnh, bổ sung các khu vực ưu tiên đầu tư, các dự án ưu tiên đầu tư (về quy
mô, nhu cầu vốn…); nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 làm cơ
sở xây dựng các quy hoạch chi tiết và các dự án nhằm thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài
nước về phát triển du lịch;
7) Đánh giá tác động môi trường và đề xuất một số vấn đề về bảo vệ tài nguyên và
môi trường du lịch góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững;
8) Điều chỉnh, bổ sung các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 được sử dụng tổng hợp các phương pháp truyền thống sau:
1. Phương pháp thực địa

Bao gồm các khảo sát, thu thập thông tin, tư liệu về tiềm năng, hiện trạng phát triển
du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 làm cơ sở đánh
giá kết quả thực hiện Quy hoạch 2005 và tính toán điều chỉnh dự báo và các định hướng
phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
2. Phương pháp tổng hợp, phân tích
Tổng hợp, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và
nguyên nhân, cấp nhật các xu hướng phát triển du lịch của khu vực và thế giới trong hoàn
cảnh mới từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định
trong giai đoạn tiếp theo phù hợp tình hình, nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới.

8


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến đánh giá của chuyên gia ở Trung ương và địa phương trong lĩnh
vực du lịch cũng như các lĩnh vực liên quan dưới các hình thức hội thảo khoa học, trao
đổi kinh nghiệm để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
4. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề án có liên quan trên địa bàn và mô hình
phát triển du lịch của một số địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự. Trong phương
pháp này, đặc biệt kế thừa những kết quả của Quy hoạch 2005, từ đó rút ra được những
bài học kinh nghiệm cho giai đoạn phát triển mới.
5. Phương pháp sơ đồ, bản đồ
Sử dụng phần mềm hệ thống thông tin địa lý MapInfo xây dựng hệ thống bản đồ
quy hoạch.

9



ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
CHƯƠNG I:
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Quan điểm phát triển
1. Quy hoạch phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định
đến 2010, định hướng 2020 và định hướng phát triển khu vực trọng điểm kinh tế miền
Trung.
2. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh phát triển du
lịch; coi trọng cả khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế; mở rộng kinh doanh
du lịch phải kết hợp chặt chẽ với đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ
môi trường sinh thái bền vững; đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nhà
nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư phát triển du lịch để đến năm 2010 trở thành ngành kinh tế quan trọng.
3. Phát triển du lịch phải gắn liền với phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội khác. Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; tập trung phát triển các
loại hình du lịch sinh thái biển, hồ, núi; du lịch văn hoá lịch sử tạo ra ưu thế vượt trội, xây
dựng du lịch Bình Định trở thành trọng điểm du lịch quốc gia.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu chung: Phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2010 du lịch thật sự
trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy
phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Định theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, xứng đáng với vai trò là một tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu:
2.2.1. Khách du lịch
Chỉ tiêu
Tổng
Khách quốc tế
Ngày lưu trú trung bình
Khách nội địa
Ngày lưu trú trung bình

Đơn vị
Lượt khách
Lượt khách
Ngày
Lượt khách
Ngày

2005
380.000
32.000
1,7
348.000
1,6

2010
917.000
67.000
2,0
849.000
1,8


2015
1.520.000
120.000
2,2
1.400.000
2,0

2020
2.085.000
176.000
2,4
1.908.000
2,2

10


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Tốc độ tăng trưởng trung bình khách quốc tế giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010:
16,07%/năm; giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020: 10,1%/năm; Tốc độ tăng trưởng
trung bình khách nội địa giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010: 19,54%/năm; giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2020: 8,43%/năm.
Mức chi tiêu trung bình 1 khách du lịch trong 1 ngày đêm:
- Khách quốc tế: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010: 90 USD; giai đoạn từ năm
2010 - 2015: 100 USD; giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020: 120 USD
- Khách nội địa: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010: 24 USD; giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2015: 30 USD; giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020: 40 USD.

2.2.2. Tổng thu từ du lịch: Năm 2010 đạt 48,83 triệu USD (1.000 tỷ đồng theo giá
hiện hành); năm 2015 đạt 110,4 triệu USD (2.370 tỷ đồng); năm 2020: 218,76 triệu USD
(4.700 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng trung bình thu từ du lịch giai đoạn từ năm 2005 đến
năm 2010: 19,48%/năm; giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020: 16,18%/năm.
2.2.3. Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2010 đạt 2.493 buồng; năm 2015 đạt 5.029; năm
2020: 7.609, công suất buồng 60, 65, 70%
2.2.4. Lao động ngành du lịch: Năm 2010 đạt 10.124 lao động trong đó có 3.164 lao
động trực tiếp; năm 2015 đạt 20.346 lao động trong đó có 6.358 lao động trực tiếp; năm
2020 đạt 30.877 lao động trong đó có 9.649 lao động trực tiếp.
II. CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH
1. Thị trường khách du lịch
1.1. Thị trường truyền thống:
- Thị trường quốc tế: Tây Âu; Bắc Mỹ; Đông Bắc Á.
- Thị trường nội địa: Nội tỉnh; các tỉnh miền Trung; các tỉnh phía Nam.
1.2. Thị trường mục tiêu:
Gồm: Thị trường Trung Quốc; Thị trường ASEAN; Thị trường khu vực Bắc Bộ.
1.3. Thị trường tiềm năng:
Thị trường Nga; Thị trường Australia.
2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch
1) Du lịch sinh thái biển, đảo; 2) Du lịch văn hoá, lịch sử; 3) Du lịch Thương mại;
4) Du lịch làng nghề; 5) Du lịch lễ hội; 6) Du lịch võ thuật; 7) Du lịch thăm thân.

11


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3. Phát triển du lịch theo lãnh thổ
3.1. Cụm du lịch:

3.1.1. Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận: Sản phẩm du lịch tiêu biểu là: Du lịch tắm
biển, thể thao nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Du lịch mạo hiểm, biển, đảo; Du lịch tham
quan các di tích kiến trúc tôn giáo, lịch sử; Du lịch tham quan các danh thắng...; Trung
tâm dịch vụ; Trung tâm hội nghị, hội thảo, hội chợ.
3.1.2. Cụm du lịch Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận: Sản phẩm du lịch tiêu biểu là: Du
lịch tham quan các di tích lịch sử; Du lịch tham quan các di tích văn hoá nghệ thuật; Du
lịch làng nghề; Du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh...; Du lịch lễ hội; Du lịch nghỉ
dưỡng, chữa bệnh.
3.1.3. Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận: Sản phẩm du lịch tiêu biểu là: Du lịch
tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển…; Du lịch làng nghề; Du lịch ẩm thực; Vui chơi giải trí;
Du lịch tham quan di tích lịch sử; Trung tâm dịch vụ của vùng phía Bắc tỉnh.
Ngoài ra còn cụm du lịch Định Bình - Vĩnh Sơn - Đông Trường Sơn với sản phẩm
du lịch tiêu biểu là: Du lịch thể thao (bơi, chèo thuyền...), nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí;
leo núi, mạo hiểm; tham quan các di tích lịch sử cách mạng; tham quan phong cảnh,...
3.2. Trung tâm du lịch:
3.2.1. Thành phố Quy Nhơn: Vai trò là trung tâm du lịch của toàn tỉnh, là thành phố
du lịch biển trong hệ thống du lịch Việt Nam.
3.2.2. Điểm tập trung dịch vụ du lịch Bồng Sơn: Là hạt nhân cụm du lịch Hoài Nhơn
- Bồng Sơn và phụ cận.
Ngoài ra còn có hai địa điểm tập trung dịch vụ du lịch là Trung tâm Tây Sơn (hạt
nhân là khu di tích Tây Sơn) và thị trấn Vĩnh Sơn.
3.3. Điểm du lịch
3.3.1. Điểm du lịch văn hoá, lịch sử: Di tích Tây Sơn – Bảo tàng Quang Trung;
Thành Đồ Bàn; Hệ thống các tháp Chàm; Chùa Thập Tháp; Chùa Long Khánh.
3.3.2. Điểm du lịch tự nhiên: Ghềnh Ráng,Núi Bà, Bán đảo Phương Mai, Đầm Thị
Nại, Hồ Núi Một, Thắng cảnh Hầm Hô, Suối nước nóng Hội Vân, Bãi biển Quy Nhơn.
3.3.3.Các điểm du lịch khác:
a) Gắn với tự nhiên: Các hồ đập Vĩnh Sơn, Định Bình; Đầm Trà ổ, vịnh Nước
Ngọt; Đảo Nhơn Châu (Cù Lao Xanh);
b) Các di tích lịch sử cách mạng:


12


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

. Căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh);
. Khu căn cứ Núi Bà (Phù Cát);
. Di tích chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu (Phù Mỹ);
. Di tích chiến thắng Đồi Mười (Hoài Nhơn);
. Di tích chiến thắng đèo An Khê (Tây Sơn);
. Khu di tích lịch sử Vạn Tường (xã Bình Hoà, huyện Tây Sơn);
. Chứng tích vụ thảm sát Nho Lâm (xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước);
. Chứng tích vụ thảm sát Gò Dài (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn).
c) Các di tích lịch sử văn hoá:
. Đền thờ Đào Duy Từ (xã Hoà Thanh Tây, huyện Hoà Nhơn);
. Phế tích thành Chánh Mẫn (xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát);
. Mộ Hàn Mặc Tử (Gềnh Ráng - Quy Nhơn);
. Lăng Mai Xuân Thưởng (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn);
. Mộ Đào Tấn; nhà lưu niệm Xuân Diệu.
3.4. Tuyến du lịch
3.4.1. Tuyến nội tỉnh: Tổ chức 3 tuyến du lịch chính:
Tuyến 1 (Tuyến ven biển): Tam Quan, Đề Ghi, Quy Nhơn đến Sông Cầu.
Tuyến 2: Tuyến Du lịch Quy Nhơn – Tây Sơn – Anh Nhơn – Vĩnh Thạnh.
Tuyến 3: Tuyến dọc Quốc lộ 1 A.
3.4.2. Các tuyến liên tỉnh:
- Quy Nhơn - Pleiku - Kon Tum - Quảng Ngãi - Quy Nhơn.
- Quy Nhơn - Pleiku - Buôn Mê Thuột - Nha Trang - Tuy Hoà - Quy Nhơn.
- Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị - Quảng Bình - Quy Nhơn.

- Quy Nhơn - Tuy Hoà - Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt.
- Quy Nhơn - Hà Nội / thành phố Hồ Chí Minh.
3.4.3. Tuyến du lịch quốc tế:
- Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị - Lao Bảo - Nam Lào - Đông Bắc Thái
Lan - các nước khu vực.

13


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Quy Nhơn - Pleiku - Kon Tum - Đắk Tô - Tân Cảnh - Nam Lào - Đông Bắc Thái
Lan - các nước khu vực.
- Quy Nhơn - Pleiku - Cămpuchia...
4. Đầu tư phát triển du lịch
4.1. Các lĩnh vực đầu tư cụ thể
1) Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch; 2) Đầu tư phát triển hệ thống
cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch; 3) Đầu tư xây dựng các loại hình du lịch và
các cơ sở vui chơi giải trí; 4) Đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hoá - lịch sử,
khôi phục phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch; 5) Đầu tư vào lĩnh vực dịch
vụ phục vụ du lịch; 6) Đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động du lịch khác.
4.2. Các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch:
- Tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu;
- Tuyến du lịch Phương Mai - Núi Bà;
- Tuyến du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái Tây Sơn – An Nhơn.
4.3. Phân kỳ đầu tư và các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch
4.3.1. Phân kỳ đầu tư: Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 là 7.318 tỷ đồng, trong đó
ngân sách khoảng 10%, vốn khác 90% được phân bổ cụ thể cho các giai đoạn như sau:
- Đến năm 2010: 4.214 tỷ đồng; trong đó vốn cho cơ sở hạ tầng: 2.115 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2010 – 2020: 4.819 tỷ đồng; trong đó vốn cơ sở hạ tầng:1.355 tỷ đồng.
4.3.2. Các dự án ưu tiên đầu tư: Bao gồm 21 dự án, trong đó có 7 dự án phát triển
cơ sở hạ tầng; 14 dự án phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo danh mục ở bảng
phụ lục 1.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Quy hoạch đề xuất 10 nhóm giải pháp: 1) Giải pháp tổ chức hoạt động kinh doanh
du lịch; 2) Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch; 3) Đào tạo nguồn nhân lực; 4) Giải pháp
về quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch; 5) Giải pháp về vốn và tài chính; 6) Giải pháp về
cơ chế chính sách; 10) Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ du lịch; 8)
Giải pháp về sưu tầm, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, di tích lịch sử, văn hoá vật thể và phi vật
thể; 9) Giải pháp về mở rộng hợp tác quốc tế và trong nước; 10) Giải pháp giảm thiểu tác
động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường.

14


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHƯƠNG II:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU
LỊCH
1. Khách du lịch
Với những lợi thế về vị trí, hệ thống giao thông và tài nguyên du lịch, trong đó nổi
bật là tài nguyên du lịch biển, đảo...Bình Định được đánh giá là điểm đến quan trọng của
du khách, đặc biệt là trên tuyến du lịch xuyên Việt trong thời gian gần đây.
Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, cùng với sự tăng trưởng khách du lịch chung
của cả nước, lượng khách du lịch đến Bình Định liên tục tăng với mức tăng trưởng tương

đối cao. Số liệu thống kê cho thấy: Năm 2005, Bình Định đón được tổng cộng khoảng
380,3 nghìn lượt khách du lịch, trong đó có gần 28,5 nghìn lượt khách du lịch quốc tế
(7,5%) và hơn 351,5 nghìn lượt khách nội địa; năm 2010 du lịch Bình Định đón được hơn
971 nghìn lượt khách du lịch, trong đó khoảng 79 nghìn lượt khách quốc tế (8,1%) và hơn
892 nghìn lượt khách nội địa; năm 2015 đón hơn 2,6 triệu lượt trong đó có gần 206 nghìn
lượt khách quốc tế (chiếm khoảng 7,9%) và 2,4 triệu lượt khách nội địa. Với thực trạng
phát triển trên, tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch đạt được qua các giai đoạn
phát triển như sau:
- Từ năm 2005 đến năm 2010: Đạt tốc độ tăng trưởng 20,62%/năm; trong đó khách
quốc tế: 22,62%/năm; khách nội địa: 20,47%/năm.
- Từ năm 2011 đến năm 2015: Đạt tốc độ tăng trưởng 21,0%; trong đó khách quốc
tế: 27%/năm; khách nội địa: 20,43%/năm.
- Tính chung cả giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015: Đạt tốc độ tăng trưởng
21,0%; trong đó khách quốc tế; 24,6%: khách nội địa: 20,44%
Mức tăng trên đạt vào loại cao so với các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
và cả nước (Theo thống kê du lịch cả nước, các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
đạt mức trung bình 17%/năm, cả nước đạt xấp xỉ 15%/năm).
Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế tăng từ 1,7 ngày năm 2005 lên 1,9
ngày năm 2010 và 2,1 ngày năm 2015. Thời gian lưu trú trung bình của khách nội địa
tăng từ 1,2 ngày năm 2005 lên xấp xỉ 1,5 ngày năm 2010 và năm 2015.
Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế tăng từ 570.000 VND (tương
đương 35 USD) người/ngày đêm năm 2005 lên 900.000 VNĐ (45 USD) người/ngày đêm
năm 2010 và khoảng 1.500.000 đồng đến 1.700.000 đồng (tương đương 75 USD đến 85
USD) người/ngày đêm năm 2015. Mức chi tiêu bình quân của khách nội địa tăng từ

15


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


210.000 đồng người/ngày đêm năm 2005 lên 400.000 VNĐ người/ngày đêm và khoảng
500.000 đồng đến 600.000 đồng (khoảng 25 USD đến 30 USD) năm 2015.
Mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế và nội địa đều đạt mức trung bình so với
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (60 USD đến 80 USD khách quốc tế; 500.000 đồng đến
600.000 đồng của khách du lịch nội địa) và cao hơn mặt bằng chung cả nước.
Bảng 1. Các chỉ tiêu về khách du lịch tại Bình Định giai đoạn 2005 - 2015
Chỉ tiêu
Tổng
Khách quốc tế
Ngày lưu trú trung bình
Chi tiêu bình quân
Khách nội địa
Ngày lưu trú trung bình
Chi tiêu bình quân lưu trú

Đơn vị
Lượt khách
Lượt khách
Ngày
Đồng/người/ngày đêm
Lượt khách
Ngày
Đồng/người/ngày đêm

2005
380.300
28.500
1,7
570.000

351.800
1,2
210.000

2010
971.000
79.000
1,9
900.000
892.000
1,5
400.000

2015
2.602.000
205.950
2,0
1.700.000
2.396.050
2
600.000

Nguồn: TCDL và Sở VHTTDL Bình Định

So sánh với dự báo của Quy hoạch 2005:
1) Cho đến thời điểm năm 2015, lượng khách du lịch nói chung đến Bình Định đều
đạt cao hơn khá nhiều so với dự báo của Quy hoạch. Ví dụ, trên thực tế đã đạt được 2,6
triệu lượt khách trong khi dự báo chỉ có hơn 1,5 triệu lượt (vượt gần 1,1 triệu, tương
đương 70%). Trong đó:
- Lượng khách du lịch quốc tế đến Bình Định vượt so với dự báo khoảng 86 nghìn

lượt, tương đương 72%. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế giai đoạn từ
năm 2005 đến năm 2010 theo dự báo đạt 16,07%/năm, thực tế đạt 22,62%/năm; giai đoạn
từ năm 2011 đến năm 2015 dự báo gần 8,5%, thực tế đạt 27%.
- Lượng khách du lịch nội địa đạt cao hơn dự báo gần 1 triệu lượt, tương đương
khoảng 71,5% (năm 2015 dự báo 1,4 triệu lượt, thực tế đạt gần 2,4 triệu). Tốc độ tăng
trưởng bình quân khách du lịch nội địa giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 theo dự báo
đạt 19,54%/năm, thực tế đạt 20,47%/năm; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 dự báo
hơn 10%, thực tế đạt 20,5%.
2) Thời gian lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế
đạt thấp hơn dự báo. Thời gian lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân một khách du
lịch nội địa đạt tương đương dự báo của quy hoạch.
Sở dĩ có sự chênh lệch trên do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Đối với khách quốc tế: Quy hoạch 2005 chưa dự báo hết những thay đổi về xu
hướng thị trường chung của du lịch thế giới, bên cạnh đó có những thay đổi tích cực về

16


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

môi trường đầu tư, về phát triển loại hình và sản phẩm du lịch của tỉnh Bình Định trong
thời gian qua.
- Đối với khách nội địa: Dự báo của Quy hoạch cũng chưa tính hết thị hiếu của
khách nội địa và hiệu quả của các giải pháp kích cầu du lịch nội địa. Theo xu thế chung
của cả nước, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thời gian nghỉ nhiều hơn,
nhu cầu du lịch tăng lên. Bên cạnh đó, du lịch biển cũng đang là thị hiếu của khách nội
địa, phù hợp với điều kiện và khả năng cung cấp của Bình Định.
- Sự thay đổi của chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, giá cả thị trường,...ảnh
hưởng đến các tính toán dự báo về thời gian và mức chi tiêu của khách du lịch đặc biệt là

khách quốc tế.
So sánh lượng khách du lịch đến Bình Định với các tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ
và cả nước cho thấy lượng khách du lịch đến với Bình Định thời gian qua đạt ở mức khá
của cả nước và mức trung bình so với các tỉnh trong vùng. Cụ thể, lượng khách quốc tế
đứng thứ 18/63 tỉnh thành; thứ 5/8 của vùng; khách nội địa thứ 22/63 tỉnh thành, thứ 4/8
của vùng (xếp trên cả Quảng Nam về thu hút khách du lịch nội địa).
2. Tổng thu từ du lịch
Tổng thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách du lịch chi trả trong thời
gian đi du lịch. Các khoản chi gồm có chi cho dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại, mua sắm và
cho các dịch vụ khác...Tổng thu trên được tính toán theo công thức sau:
Tổng thu = Số khách (người) x Thời gian lưu trú trung bình (ngày) x Mức chi tiêu
bình quân (VNĐ/khách, ngày) và được tính cho từng loại khách quốc tế và nội địa.
Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và Bình Định nói riêng, hệ thống thống kê chưa
được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch chưa tập hợp được một
cách đầy đủ. Vì vậy, số liệu thống kê được thường thấp hơn thực tế đạt được rất nhiều.
Kết quả thống kê của ngành du lịch Bình Định và Tổng cục Du lịch cho thấy, cùng
với sự tăng trưởng về lượng khách, nguồn thu từ du lịch của Bình Định giai đoạn từ năm
2005 đến năm 2015 có mức tăng trưởng nhanh. Năm 2005, tổng thu từ du lịch đạt khoảng
90 tỷ đồng (Theo cách tính của ngành ước khoảng 150 tỷ đồng), đến năm 2010 đạt hơn
260 tỷ đồng (Theo cách tính của ngành ước khoảng 670 tỷ đồng); 2015 đạt hơn 1.037,5 tỷ
đồng (Theo cách tính của ngành ước khoảng 2.680 tỷ đồng).
Trong tổng nguồn thu năm 2015 (theo cách tính của ngành) đạt được gồm có:
- Tổng thu từ khách quốc tế: 700 tỷ đồng.
- Tổng thu từ khách nội địa: 1.980 tỷ đồng.
Mức tăng trưởng trung bình về tổng thu từ du lịch theo các mốc giai đoạn như sau:

17


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN

NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Từ năm 2005 đến năm 2010: Đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 24,6%/năm.
- Từ năm 2011 đến năm 2015: Đạt mức tăng trưởng 25%/năm.
- Tính chung cả thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2015: Đạt mức tăng trưởng
24,8%/năm.
Cơ cấu nguồn thu từ các dịch vụ: Lưu trú đạt 332 tỷ đồng, chiếm 32% tổng doanh
thu thuần túy; ăn uống đạt 425,4 tỷ đồng, chiếm 41%; vận chuyển lữ hành đạt 166 tỷ
đồng, chiếm 16%; mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí và dịch vụ khác đạt 114 tỷ đồng,
chiếm 11%. So với nhiều địa phương khác trên cả nước, cơ cấu nguồn thu đã có chuyển
biến tích cực với tỷ trọng mua sắm hàng hóa tăng. Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt nhiều
với tình trạng chung của du lịch Việt Nam là chủ yếu thu từ ăn uống và lưu trú, thiếu
nguồn thu từ dịch vụ đi kèm.
Kết quả về cơ cấu nguồn thu trên cho thấy, trong 4 yếu tố cần thiết của hoạt động du
lịch (lưu trú, ẩm thực, giải trí và mua sắm) thì về dịch vụ lưu trú và ẩm thực ở Bình Định
đạt tương đối tốt, nhưng về dịch vụ giải trí và mua sắm vẫn còn hạn chế (11%). Đây cũng
là nguyên nhân cần phải khắc phục cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
So sánh với dự báo của Quy hoạch 2005: Tổng thu từ du lịch Bình Định năm 2010
thấp hơn khá nhiều so với dự báo (dự báo đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ đạt
khoảng 670 tỷ đồng (260 tỷ đồng theo thống kê từ các cơ sở kinh doanh), tương đương
khoảng 67% so với dự báo. Tuy nhiên, đến năm 2015, tổng thu đạt cao hơn dự báo (2.680
tỷ đồng so với 2.370 tỷ đồng).
Tốc độ tăng trưởng trung bình tổng thu từ du lịch theo dự báo giai đoạn từ năm 2005
đến năm 2010: 19,48%/năm trong khi thực tế đạt 24,6%/năm; giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2020: 16,18%/năm, thực tế từ năm 2011 đến năm 2015 đạt 25%/năm.
So với mặt bằng chung của du lịch Việt Nam, tổng thu từ du lịch Bình Định đạt mức
trung bình khá trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (đứng 5/8 tỉnh, thành phố trong
vùng) và mức khá so với cả nước (20/63 tỉnh, thành cả nước).
3. Giá trị gia tăng (GDP) ngành du lịch
Theo thống kế của ngành du lịch địa phương, từ nguồn thu nhập trên, sau khi trừ các

chi phí trung gian (lưu trú từ 10% đến 15%; ăn uống: 60% đến 65%; vận chuyển du lịch:
20% đến 25%; bán hàng lưu niệm: 65% đến 70%; dịch vụ khác: 15% đến 20%…), giá trị
gia tăng du lịch Bình Định đạt khoảng 65% giá trị tổng thu từ du lịch.
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống và các tiện nghi
phục vụ du lịch khác. Thời gian qua, được sự quan tâm của ngành du lịch tỉnh Bình Định

18


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã được quan tâm đầu tư phát triển đem lại
hiệu quả nhất định cho công tác hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.
4.1. Cơ sở lưu trú
Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, Bình Định đã thu hút được nhiều thành phần
kinh tế đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú du lịch để phát triển thêm về số lượng và nâng
cao chất lượng cơ sở dịch vụ.
4.1.1. Về số lượng: Năm 2005 toàn tỉnh có 33 cơ sở lưu trú với 1.150 buồng, năm
2010 có 105 cơ sở lưu trú với 2.500 buồng và tính đến hết năm 2015 toàn tỉnh có 140 cơ
sở với 3.200 buồng. Tốc độ tăng trưởng buồng lưu trú đạt 11,52%/năm, thấp hơn mặt
bằng chung của vùng và cả nước.
Công suất sử dụng buồng trung bình năm 2005 đạt 50%, năm 2010 đạt gần 70% và
năm 2015 đạt khoảng 68%.
4.1.2. Về chất lượng: Bên cạnh phát triển số lượng, chất lượng cơ sở lưu trú cũng
được tăng lên đáng kể. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao với
577 buồng; 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với 93 buồng; 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2
sao với 578 buồng; 80 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao và một số cơ sở lưu trú khác với
1.952 buồng.

Thống kê cho thấy, so với quy hoạch 2005 số lượng khách sạn đạt 1 sao trở lên,
trong đó đặc biệt số khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng đạt 4 sao tăng nhanh.
Số cơ sở lưu trú có quy mô trung bình chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể trong năm 2015, tỷ lệ
cơ sở có quy mô lớn hơn 100 buồng chiếm 14%; quy mô từ 20 buồng đến 100 buồng
chiếm 53%; quy mô nhỏ hơn 20 buồng chiếm 33%.
Đối với địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển như Bình Định, hệ
thống cơ sở lưu trú hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.
So với dự báo của Quy hoạch 2005: Số lượng buồng lưu trú giữa thực tế và dự báo
tương đối phù hợp trong giai đoạn đầu 2005 - 2010, đến giai đoạn sau dự báo cao hơn
nhiều so với thực tế phát triển được. Cụ thể, năm 2010, số lượng buồng khách sạn vượt
dự báo vượt 7 buồng (dự báo 2.493 buồng năm năm 2010, thực đạt 2.500 buồng), năm
2015 thực tế chỉ có 3.200 buồng, trong khi dự báo cần 5.030 buồng. Năm 2015 trong khi
lượng khách vượt dự báo khá nhiều nhưng số buồng lưu trú lại ít hơn dự báo. Điều này
chứng tỏ công suất sử dụng buồng cao hơn dự báo. Bên cạnh đó, khách du lịch không sử
dụng dịch vụ lưu trú khá nhiều.
4.2. Cơ sở ăn uống
Các cơ sở ăn uống bao gồm nhà hàng, quán cà phê, quầy bar, quán ăn nhanh... Các
tiện nghi này có thể nằm trong các cở sở lưu trú hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các

19


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí nhằm
phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.
Hiện tại, ở Bình Định có khoảng 25 nhà hàng phục vụ trong các khách sạn phục vụ
các món ăn Á, Âu, ẩm thực vùng miền của Bình Định và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Ngoài hệ thống nhà hàng trong các khách sạn, các cơ sở ăn uống bên ngoài khách

sạn, tại các điểm tham quan ở Bình Định những năm qua cũng đã phát triển tương đối
nhanh. Đến nay, đã có hơn 70 cơ sở phục vụ các món ăn từ bình dân đến cao cấp. Tuy
nhiên các nhà hàng này thường có quy mô nhỏ, khó có khả năng đón các đoàn khách lớn;
bài trí của nhà hàng đơn giản, không có khu chế biến riêng biệt, món ăn chưa phong phú
và vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng chưa được quan tâm đúng mức.
4.3. Các tiện nghi và cơ sở phục vụ du lịch khác
Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 12 khu du lịch và nhiều điểm tham quan du lịch
khác đang khai thác có hiệu quả; một số tiện nghi thể thao và chăm sóc sức khỏe trong
các khách sạn (04 phòng tập thể hình, 16 cơ sở tắm hơi và massage, 03 điểm karaoke, 6
bể bơi), vui chơi giải trí, 31 phòng phục vụ hội nghị hội thảo, 12 trung tâm mua sắm phục
vụ đa dạng hàng hóa trong và ngoài nước, hàng lưu niệm...Đây là những công trình và
phương tiện dịch vụ góp phần hấp dẫn và tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.
Các điểm du lịch như Ghềnh Ráng, Hầm Hô, Bảo tàng Quang Trung, Đài kính thiên,
…đã triển khai các công tác tôn tạo, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh và nâng cấp
dịch vụ phục vụ đạt kết quả tốt trong công tác đón tiếp khách du lịch trong và ngoài tỉnh
đến tham quan trong các dịp lễ, tết và các sự kiện lớn và đón được lượng lớn khách du
lịch trong những năm gần đây.
4.4. Hoạt động lữ hành
Năm 2015, toàn tỉnh có 25 đơn vị kinh doanh lữ hành (tăng 16 so với năm 2011),
trong đó có 5 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 20 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa,
từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã
có 111 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó có 29 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và
82 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa) được cấp. Riêng trong năm 2015, có 21 thẻ hướng
dẫn viên du lịch (trong đó có 8 thẻ quốc tế và 13 thẻ nội địa) đã được cấp.
5. Lao động ngành du lịch
5.1. Số lượng lao động
Lao động trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Bình Định năm 2005 có 1.112 lao động,
đến năm 2010 tăng lên 2.593 lao động; năm 2015 đạt 4.050 lao động, đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân hơn 16%/năm (giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 đạt mức tăng
18,45%/năm; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 đạt mức 13,11%/năm. Cơ cấu lao


20


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

động du lịch Bình Định hiện nay như sau:
- Lưu trú: làm việc trong 133 cơ sở lưu trú (khách sạn) có 2.405 người, chiếm 60% lực
lượng lao động trong ngành.
- Lữ hành: Trong 20 đơn vị kinh doanh lữ hành có 202 lao động, chiếm 5% lực lượng
lao động trong ngành.
- Các cơ sở khác: nhà hàng và dịch vụ khác: 1.273 lao động, chiếm 31%.
So sánh với dự báo của Quy hoạch 2005: Số lượng lao động trực tiếp trên thực tế
phát triển đạt thấp hơn so với dự báo (dự báo năm 2010 có 3.164 lao động, trong khi thực
tế là 2.593 lao động và năm 2015 dự báo 6.358 lao động trong khi hiện nay chỉ mới đạt
4.050 lao động).
Sở dĩ số lượng bưồng lưu trú cao hơn nhưng số lao động thấp hơn do tỷ lệ lao động
trực tiếp trên một buồng khách sạn ở Bình Định còn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, theo
đó nhu cầu tăng của lực lượng lao động gián tiếp ngoài xã hội cũng chưa nhiều.
5.2. Chất lượng lao động
Ngành du lịch Bình Định đã chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao
động. Năm 2015, trong tổng số 4.050 lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh có
933 lao động có trình độ đại học và trên đại học, chiếm xấp xỉ 23%; 2.334 lao động có
trình độ cao đẳng và trung cấp, chiếm gần 55%; 300 lao động đã qua đào tạo sơ cấp và
bồi dưỡng, chiếm hơn 7%, còn lại 678 lao động chưa qua đào tạo, chiếm gần 17%. Về
trình độ ngoại ngữ, ngoại trừ một số lao động tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, phần
lớn còn lại có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A, B tiếng Anh.
Độ tuổi nguồn nhân lực du lịch đa phần còn rất trẻ, dưới 30 tuổi chiếm hơn 51%.
Tuy nhiên, tỷ trọng lao động có trình độ cao còn thấp. Vì vậy, trước yêu cầu hội

nhập kinh tế thế giới, yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, lao động du lịch
Bình Định vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành cả về lượng và chất.
Bảng 2. Hiện trạng cơ sở lưu trú và lao động du lịch Bình Định
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Số cơ sở lưu trú du lịch

Cơ sở

33

105

140

Số lượng buồng

Buồng

1.150

2.500


3.200

Công suất sử dụng

%

50

70

75

Lao động trực tiếp trong ngành

Người

1.112

2.593

4.050

Nguồn: TCDL và Sở VHTTDL Bình Định

21


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


Tổng hợp đầy đủ các chi tiêu cơ bản phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn
2005 – 2015, xem Phụ lục 5.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch
1.1. Thị trường khách du lịch
Cùng với sự phát triển sản phẩm du lịch, thị trường khách ngày càng được mở rộng.
1.1.1.Thị trường khách du lịch quốc tế: Thị trường quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng lượng khách đến Bình Định, nhưng có chiều hướng tăng dần từ 7,5% năm 2005 lên
8,1% năm 2010 và hơn 8% năm 2015. Khách quốc tế đến Bình Định bằng nhiều đường
khác nhau, nhưng chủ yếu từ Đà Nẵng, trung tâm phân phối khách khu vực miền Trung.
Nguồn khách chủ yếu từ 10 thị trường chính, trong đó thống kê cho thấy các thị
trường truyền thống là các nước Tây Âu, Úc, Mỹ; các nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc
Á. Khách du lịch từ các nước trong khối ASEAN đạt không đáng kể.
Sở thích của khách du lịch quốc tế là nghỉ mát, tắm biển khám phá, tìm hiểu bản sắc
văn hóa địa phương, du lịch sinh thái và một số là khách thương mại, công vụ tại các khu
công nghiệp. Đặc điểm của thị trường quốc tế là có khả năng chi trả cao và đòi hỏi chất
lượng dịch vụ, môi trường tốt.
1.1.2. Thị trường khách nội địa: Khách nội địa chiếm hơn 90% thị phần. Khách nội
địa đến từ khắp nơi trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong vùng, vùng Tây Nguyên, từ các
đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...Khách du lịch nội địa chủ yếu đến với
mục đích nghỉ dưỡng biển, công vụ, lễ hội, tâm linh...Khách nội địa, đặc biệt là khách có
lưu trú ngày càng có khả năng chi trả cao và đòi hỏi dịch vụ có chất lượng tốt.
Đặc điểm về thị trường du lịch Bình Định tham khảo Phụ lục 5 tổng hợp các chi tiêu
cơ bản phát triển du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.
1.2. Hệ thống sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch Bình Định ngày càng được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
hơn, trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với biển, đảo. Trong dòng sản phẩm du lịch
biển, đảo, chủ yếu phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng biển, tắm biển và sinh thái biển
(Ghềnh Ráng, Phong Điện, Trung Lương, Tân Thanh, hòn Khô, cù lao Xanh...).

Ngoài du lịch biển, các sản phẩm du lịch văn hóa như tham quan di tích lịch sử văn
hóa, bản sắc dân tộc cũng có những dấu ấn riêng nhờ những nổi bật của hệ thống tài
nguyên gắn với các danh nhân, với lịch sử chiến tranh của dân tộc trên địa bàn và với bản
sắc văn hóa các dân tộc thiểu số...

22


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Du lịch gắn với sự kiện (MICE) cũng là sản phẩm đang được quan tâm của ngành
du lịch Bình Định và tạo dấu ấn riêng. Thành phố Quy Nhơn ngày càng chứng tỏ vị trí
thích hợp tổ chức các sự kiện quan trọng như hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao; Bảo
tàng Quang Trung trở thành điểm du lịch lễ hội ngày càng thu hút khách (Hội Đống Đa Tây Sơn, hội thao võ cổ truyền Bình Định...).
Du lịch tham quan làng nghề cũng đã được hình thành tại các làng nghề như rượu
Bàu Đá (An Nhơn), gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, thảm xơ dừa Tam Quan... gắn việc tham
quan, tìm hiểu với mua bán hàng lưu niệm.
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, hệ thống các dịch vụ đi kèm gồm ăn uống và
mua bán các sản vật tự nhiên như đặc sản biển, nem chợ huyện, bánh ít lá gai, rượu Bàu
Đá...đã góp phần làm hấp dẫn thêm các chương trình du lịch.
2. Tổ chức không gian du lịch
2.1. Phân vùng lãnh thổ du lịch
Do đặc điểm tài nguyên, sự phân bố hệ thống kết cấu hạ tầng, theo Quy hoạch năm
2005 thực tế phát triển du lịch Bình Định thời gian qua đã dần hình thành các cụm du lịch
với những hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm:
- Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận;
- Cụm du lịch Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận;
- Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận.
Tuy nhiên, thực tế không hình thành được không gian cụm du lịch Định Bình - Vĩnh

Sơn - Đông Trường Sơn rõ nét như quy hoạch 2005 đã định hướng.
Bên cạnh đó, sau khi được công nhận đô thị loại I cấp tỉnh, với chức năng là thành
phố tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Định, thành phố
Quy Nhơn cũng đã từng bước phát triển thành trung tâm du lịch tỉnh và của khu vực phía
Nam vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
Thị trấn Phú Phong với cụm di tích gắn với Tây Sơn Tam kiệt cũng đã trở thành
trung tâm du lịch phụ trợ cho du lịch Bình Định ở phía Tây Nam và trên hành lang du lịch
Đông - Tây theo quốc lộ 19.
2.2. Hệ thống các tuyến, điểm du lịch
2.2.1. Tuyến du lịch: Trên địa bàn tỉnh đã hình thành và khẳng định giá trị của một
số tuyến du lịch quan trọng sau:
- Tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu (kể cả thành phố Quy Nhơn) gắn với việc khai thác
các loại hình du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch biển, dọc bãi biển thành phố.

23


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Tuyến ven biển Quy Nhơn - Nhơn Hội - Tam Quan, trọng tâm là khu du lịch Phương
Mai - núi Bà gắn với hệ thống tài nguyên du lịch trên bán đảo Phương Mai.
- Tuyến Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn và vùng phụ cận gắn du lịch biển, với du lịch
văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái khu vực phía Tây tỉnh.
2.2.2. Hệ thống khu, điểm du lịch: Toàn tình đã định hình được 12 khu du lịch và
nhiều điểm tham quan du lịch khác gắn liền với đặc điểm tài nguyên. Trong đó, các khu
du lịch chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên biển đảo, cảnh quan sinh thái hồ. Một số
khu, điểm du lịch đã được hình thành và phát triển trở thành điểm đến hấp dẫn đối với
khách du lịch, gồm:
- Các khu, điểm du lịch gắn với tài nguyên tự nhiên gồm: Ghềnh Ráng, núi Bà, bán

đảo Phương Mai, đầm Thị Nại, hồ Núi Một, thắng cảnh Hầm Hô, suối nước nóng Hội
Vân, bãi biển Quy Nhơn…
- Các khu, điểm du lịch gắn với tài nguyên nhân văn gồm: Di tích Tây Sơn Tam kiệt
– Bảo tàng Quang Trung, thành Đồ Bàn, bảo tàng tỉnh Bình Định, hệ thống các tháp
Chăm, chùa Thập Tháp, chùa Long Khánh…
Các điểm du lịch trên là tiền đề phát triển hệ thống sản phẩm du lịch, bổ sung và làm
phong phú hơn các chương trình du lịch của Bình Định, góp phần thu hút khách. Năm
2015, khu du lịch Ghềnh Ráng đón 212 nghìn lượt khách du lịch; Bảo tàng Quang Trung
đón được 128 nghìn lượt; khu du lịch Hầm Hô đón gần 60,5 nghìn lượt…
Tỉnh Bình Định đã khởi công xây dựng Khu Du lịch Vinpearl Quy Nhơn (ở thôn Hải
Giang, thành phố Quy Nhơn) với diện tích hơn 656 ha, vốn đầu tư khoảng 3.424 tỷ đồng,
bao gồm khách sạn cao cấp với khoảng 300 phòng, biệt thự nghỉ dưỡng, công viên vui
chơi giải trí, hệ thống nhà hàng, sân golf, cáp treo…Đây là một trong những dự án quan
trọng thúc đẩy phát triển du lịch của thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định, phù hợp
với định hướng phát triển khu du lịch quốc gia Phương Mai - núi Bà.
Trong thời gian tới, nhiều dự án đầu tư du lịch tiếp tục khởi công xây dựng để phát
triển thêm nhiều khu, điểm du lịch cho tỉnh Bình Định.
So với định hướng Quy hoạch 2005: Sự phát triển không gian du lịch đã cơ bản phù
hợp với định hướng tổ chức không gian của Quy hoạch năm 2005, góp phần khai thác có
hiệu quả tài nguyên du lịch để xây dựng nên các chương trình du lịch hấp dẫn.
3. Đầu tư phát triển du lịch
Để phát triển sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ, ngành du lịch tỉnh
Bình Định đã chú trọng công tác đầu tư phát triển du lịch trong các lĩnh vực sau:

24


ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


3.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng và các loại phương tiện giao thông quan trọng. Đã đầu tư xây dựng nhà ga
hàng không mới của sân bay Phù Cát, tăng tần suất các chuyến bay đến Bình Định, đưa
máy bay Airbus vào khai thác tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn; mở đường bay
thẳng bay Hà Nội - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Hà Nội; nâng cấp ga Diêu Trì trên tuyến
đường sắt Bắc - Nam và đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch 5 sao từ thành phố Hồ Chí
Minh đến Quy Nhơn và ngược lại...góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du
khách đến với tỉnh.
Hằng năm, Trung ương và Tỉnh đều bố trí vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, tổng số dự án cơ sở hạ tầng du lịch được hỗ
trợ đầu tư là khoảng 20 công trình, với tổng vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng, trong đó, vốn
từ Trung ương hỗ trợ là 53 tỷ đồng. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh
đều được triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương đều
được giải ngân hết. Hầu hết các dự án này chủ yếu là các công trình đường giao thông vào
các điểm di tích, danh thắng như: Tháp Bánh Ít, tháp Dương Long, tháp Đôi, đường vào
khu du lịch ghềnh Ráng, suối khoáng nóng Hội Vân, suối khoáng Chánh Thắng…Vì vậy,
ngay sau khi hoàn thành các công trình đã phát huy hiệu quả.
3.2. Đầu tư phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch
Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 51 dự án trọng điểm đầu tư phát triển du
lịch để phát triển sản phẩm du lịch với vốn đăng ký xấp xỉ 30.000 tỷ đồng, quy mô diện
tích khoảng 5.000 ha và chủ yếu được hình thành trong giai đoạn từ 2011 - 2015. Trong
số 51 dự án trọng điểm phát triển du lịch có 6 dự án triển khai tốt; 22 dự án chậm so với
kế hoạch 6 dự án quá chậm bị đề xuất thu hồi, 6 dự án đã bị thu hối chủ trương đầu tư và
xuất hiện 17 dự án mới.
Các dự án chủ yếu tập trung đầu tư phát triển 02 loại hình, sản phẩm mà Bình Định
có thế mạnh là du lịch biển, đảo và du lịch văn hoá - lịch sử và bước đầu đã hình thành
được 03 tuyến du lịch trọng điểm là:
- Tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu gắn với thành phố Quy Nhơn: Trên tuyến Quy
Nhơn - Sông Cầu, đến nay đã hình thành nhiều dự án phát triển du lịch biển đảo, vui chơi

giải trí thể thao quan trọng như Khu resort Casa Maria và Khu du lịch biển Casa Marina
Island (Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn), Dự án Avani Resort…
- Tuyến ven biển Quy Nhơn - Nhơn Hội - Tam Quan, trọng tâm là khu vực Phương
Mai - núi Bà: Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng
một số khu du lịch cao cấp, hiện đại, tạo bước đột phá về du lịch của tỉnh, đến nay, trên
tuyến này có 08 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký hàng chục
nghìn tỷ đồng như: Khu du lịch Trung Lương; khu du lịch Vĩnh Hội; Vinpeal Quy Nhơn;

25


×