Tải bản đầy đủ (.pptx) (7 trang)

chu de 3 đề tài , chủ đề , kết cấu , cốt truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.69 KB, 7 trang )

Chủ đề 3:
Đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, cốt truyện của tư tưởng văn học.


1.

Đề tài :

Khái niệm: Ðề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện tạo thành chất liệu của thế giới
hình tượng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm.
Bất kì tác phẩm văn học nào cũng có một đề tài nhất định. Phạm vi trong tác phẩm vô cùng phong phú vì thế đề
tài cũng hết sức phong phú, đa dạng.
Ví dụ: “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu có đề tài là đời tư – chính sự.


Mỗi nhà văn thường có “vùng đất” quen thuộc phù hợp với kinh nghiệm, vốn sống, hứng thú, cá tính của nhà
văn.
Ví dụ: Kim Lân chuyên viết về đề tài nông thôn Việt Nam trong chiến tranh, thơ Tố Hữu là thơ của chiến sĩ
cách mạng, Xuân Quỳnh với những bài thơ tình day dứt.
Đối với một nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những đề
tài trung tâm tương ứng; những đề tài đó xuất hiện do có sự đổi mới trong những quan
hệ xã hội, nhất là trong những quan hệ giai cấp, đồng thời cũng do yêu cầu văn học phải
nhận thức và phản ánh kịp thời những bước chuyển biến lớn lao của đời sống.


2. Chủ đề và tư tưởng :

Khái niệm: Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài. Nói cách khác, chủ đề
là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng
nhất. Nó thể hiện chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc
sống.




Ví dụ:
“Chí Phèo” của Nam Cao lại tập trung tô đậm vấn đề tha hóa, biến chất của một bộ phận nông dân và ước mơ
làm người lương thiện của họ.
Qua “Vợ nhặt”, Kim Lân đã phản ánh cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm
1945 và tình cảm hướng về cách mạng của họ đồng thời nêu lên một vấn đề có ý nghĩa nhân bản sâu sắc: Ðó là
cái tình trong cuộc sống đời thường của những người lao động trong một hoàn cảnh gần như hoàn toàn bế tắc.


Cùng một đề tài nhưng mỗi nhà văn lại nêu ra chủ đề, tư tưởng khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Ví dụ: Cùng một đề tài chiến tranh:
Ở tác phẩm “Đồng chí”, Chính Hữu tập trung ca ngợi tình đồng đội, đồng chí cao cả thiêng liêng của các
anh bộ đội cụ Hồ.
Ở “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm Tiến Duật lại tập trung ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần
lạc quan, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm vì miền Nam của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn.


Khái niệm: Tư tưởng của tác phẩm văn học chính là cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết của nhà văn
đối với đề tài và chủ đề tác phẩm.
Ví dụ: Ở tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, ta nhận thấy chủ đề là số phận đắng cay của người nông
dân VN trước Cách mạng tháng Tám. Tư tưởng của “Tắt đèn” thể hiện ở việc lí giải, chỉ rõ nguyên nhân
làm cho cuộc sống của người nông dân trở nên cùng cực và từ đó toát lên ý nghĩa: phải xóa bỏ cái chế độ
bất công người bóc lột người tàn bạo ấy.



×