Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bàn về TÍNH bạo lực TRONG một số LOẠI HÌNH TRÒ CHƠI TRẺ EM ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

LUẬN VĂN
BÀN VỀ TÍNH BẠO LỰC TRONG MỘT SỐ LOẠI HÌNH
TRÒ CHƠI TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN CHÍ HIẾU
Sinh viên thực hiện:
LƯU THỊ KIM CHÚC
MSSV: 5075169
Lớp: Tư pháp 2 - K33

CẦN THƠ 4/2011


NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


Mục lục
Lời mở đầu.................................................................................................. 1
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH TRÒ CHƠI TRẺ EM


4

1.1 Khái niệm trò chơi trẻ em .................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm trò chơi......................................................................... 4
1.1.2 Khái niệm trẻ em ........................................................................... 5
1.1.3 Khái niệm về trò chơi trẻ em.......................................................... 5
1.2 Phân loại các loại hình trò chơi trẻ em ................................................ 6
1.2.1 Trò chơi dân gian .......................................................................... 6
1.2.2 Đồ chơi mô hình............................................................................ 9
1.2.3 Trò chơi game................................................................................ 11
1.3 Tác dụng tích cực từ một số loại hình trò chơi trẻ em ........................ 13
1.3.1 Tính tích cực của trò chơi dân gian .............................................. 13
1.3.2 Tính tích cực của đồ chơi mô hình................................................ 14
1.3.3 Tính tích cực của trò chơi game.................................................... 15
Chương 2. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH TRÒ CHƠI BẠO LỰC
ĐỐI VỚI TRẺ EM –NGUYÊN NHÂN & THỰC TRẠNG...................... 19
2.1 Tạm định nghĩa một số loại hình chơi được xem là bạo lực ............... 19
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của các loại hình trò chơi bạo lực đối với trẻ em21
2.2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe............................................................... 22
2.2.2 Ảnh hưởng đến học tập ................................................................. 25
2.2.3 Trẻ em có hành vi sa sút đạo đức, ảnh hưởng tâm lý.................... 27
2.2.4 Trẻ em vi phạm pháp luật.............................................................. 32
2.3 Thực trạng trẻ em nghiện các loại hình trò chơi bạo lực .................... 37
2.4 Nguyên nhân trẻ em nghiện các loại hình trò chơi bạo lực................. 41
2.4.1 Nguyên nhân từ phía gia đình trẻ em............................................ 42
2.4.2 Nguyên nhân từ nhà trường.......................................................... 44
2.4.3 Nguyên nhân từ xã hội.................................................................. 46


2.4.4 Nguyên nhân từ qui định pháp luật đối với các loại hình trò chơi trẻ em


49

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC TỪ
CÁC LOẠI HÌNH TRÒ CHƠI BẠO LỰC ............................................... 53
3.1 Nâng cao tinh thần trách nhiệm của gia đình...................................... 53
3.2 Nâng cao vai trò của nhà trường trong việc quản lý học sinh ............ 56
3.3 Ý thức của xã hội cần được nhìn nhận đúng mức............................... 58
3.4 Nâng cao trách nhiệm từ cơ quan chức năng ...................................... 61
3.5 Nâng cao ý thức của trẻ em trong việc lựa chọn loại hình trò chơi phù hợp 68
Lời kết. ........................................................................................................ 70


Lời mở đầu
Trong mọi chế độ xã hội, trẻ em luôn là đối tượng nhận được sự quan tâm hàng đầu. Chính
vì lẽ đó, chính sách của mỗi quốc gia luôn dành một chế định đặc biệt về quyền của trẻ em. Ở Việt
Nam quyền này được ghi nhận trong Hiến Pháp (Đạo luật chủ đạo của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam). Bên cạnh đó còn được ghi nhận thành một luật riêng - Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Và sự quan tâm còn được nhà nước thể hiện cụ thể khi Việt Nam trở thành thành
viên chính thức Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em 1999.
Nhà nước đã thực hiện hóa quyền của trẻ em trong xã hội. Điển hình như: Nhiều trường học,
khu văn hóa thiếu nhi, khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em được thành lập. Các loại hình trò chơi
ngày càng đa dạng hơn, nhiều đồ chơi, trò chơi game được tạo ra. Chúng có tác dụng tốt đến nhiều
mặt của trẻ em. Chẳng hạn, trẻ em được thư giản hoặc học hỏi rèn luyện kĩ năng sống. Tuy nhiên,
có một số loại hình trò chơi không đáp ứng tác dụng đó mà chủ yếu các nhà sản xuất lại tập trung
tạo ra các sản phẩm chỉ đáp ứng tính tò mò mà không quan tâm đến những giá trị nhân văn của sản
phẩm. Nhận định trên được chứng minh khi hiện nay có nhiều đồ chơi trẻ em và game online mang
tính bạo lực đang tồn tại và ngày càng phát triển mạnh. Vì vậy, việc vui chơi giải trí của trẻ em đã
nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ cộng đồng. Khi mà cùng sự phát triển của nhiều loại hình trò
chơi đã kéo theo nhiều hệ lụy đối với xã hội đặc biệt là trẻ em. Một bộ phận không nhỏ trẻ em có lối

sống ích kỉ và vô kỉ luật. Nguy hiểm hơn, khi thời gian gần đây nhiều vụ án nghiêm trọng do trẻ em
thực hiện liên quan đến sự ảnh hưởng của game online và đồ chơi mang tính bạo lực.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã cố gắng bằng khả năng của mình đặc biệt nhận
được sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn Nguyễn Chí Hiếu nhằm thể hiện những nội
dung mà người viết mong muốn. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức của bản thân và tính đặc thù
của đề tài nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thu thập tài liệu. Vì vậy người viết mong nhận
được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài hoàn thiện hơn.
Qua đây, người viết xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Chí Hiếu vì trong suốt quá trình
làm luận văn thầy đã truyền đạt kiến thức cũng như tận tình hướng dẫn để người viết hoàn thành
luận văn theo đúng tiến độ. Chân thành cảm ơn thầy.
 Lý do chọn đề tài


Trước thực trạng nhân cách và sức khỏe của trẻ em chịu tác động tiêu cực từ các loại hình trò
chơi bạo lực. Trong khi đó, vai trò của cơ quan chức năng còn nhiều điều bỏ ngõ, văn bản quy
phạm pháp luật nhằm điều chỉnh đối với các loại hình trò chơi dành cho trẻ em còn thiếu về số
lượng và chất lượng. Để khắc phục thực trạng này, người viết xin đưa ra những ý kiến cá nhân như
góp một phần tiếng nói, sự hiểu biết của mình tạo một môi trường giải trí lành mạnh cho trẻ em. Đó
chính là lý do chính mà người viết chọn nghiên cứu đề tài “Bàn về tính bạo lực trong một số loại
hình trò chơi trẻ em ở Việt Nam hiện nay”.
 Phạm vi nghiên cứu
Hình thức giải trí của trẻ em Việt Nam hiện nay rất đa dạng. Chẳng hạn, chơi game, xem
phim, chơi đồ chơi,… Tuy nhiên, bên cạnh các hình thức giải trí tích cực vẫn tồn tại một số loại
hình không phù hợp đối với trẻ em như: Game bạo lực, đồi trụy, đồ chơi bạo lực, đồ chơi có chất
độc hại,… Do có nhiều hình thức giải trí tiêu cực trong khi đó thời lượng thực hiện luận văn tương
đối hạn hẹp nên người viết không thể đề cập đến tất cả. Vì vậy người viết đã chọn một trong những
loại hình tiêu cực để thực hiện luận văn, đó chính là tính bạo lực trong trò chơi game online và đồ
chơi mô hình.
Nội dung luận văn người viết sẽ tập trung vào phân tích những tiêu cực mà trẻ em chịu ảnh
hưởng khi đã nghiện loại hình trò chơi bạo lực. Đồng thời thể hiện sự thiếu sót từ cơ chế, chính sách

quản lý một số loại hình trò chơi trẻ em. Song song đó, người viết đưa ra một số giải pháp nhằm
hạn chế hiện tượng trẻ em nghiện trò chơi bạo lực.
Trong quá trình viết luận văn, để thống nhất từ ngữ người viết đã liên kết cụm từ trò chơi
game online bạo lực và đồ chơi bạo lực thành cụm từ một số loại hình trò chơi bạo lực.
 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu người viết dựa vào phương pháp duy vật biện chứng lịch sử là
chủ yếu. Song song đó, đề tài thể hiện thực trạng xã hội nên người viết kết hợp sử dụng các phương
pháp sau: Phương pháp sưu tầm, thống kê – tổng hợp, phân tích - đánh giá nhằm đưa đến cho người
đọc những thông số báo động về khuynh hướng tiêu cực của trẻ em do ảnh hưởng từ một số loại
hình trò chơi bạo lực.
 Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận và phụ lục. Đề tài được chia làm 3 chương:


Chương 1: Lý luận chung về một số loại hình trò chơi trẻ em
Chương 2: Ảnh hưởng tiêu cực của một số loại hình trò chơi bạo lực đối với trẻ em, thực trạng và
nguyên nhân
Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ một số loại hình trò chơi
bạo lực


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH TRÒ CHƠI
TRẺ EM

Như đã nói, trẻ em luôn là chủ thể được và cần quan tâm nhất. Sự quan tâm dành cho trẻ em
đã trở thành kim chỉ nam trong hoạt động của nhà nước từ trước đến nay. Đặc biệt sự quan tâm này
được thể hiện rõ rệt trong giai đoạn hiện nay khi có rất nhiều loại hình trò chơi mới được ra đời tồn
tại song song với trò chơi truyền thống (Trò chơi dân gian). Trong phạm vi của chương, người viết
sẽ đề cập đến những loại hình trò chơi phổ biến cũng như những tác dụng tích cực mà trò chơi
mang lại cho sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ em.

1.1 Khái niệm trò chơi trẻ em
Trò chơi là một khái niệm được hình thành và gắn liền với giai đoạn phát triển đầu tiên của
trẻ em. Thông qua trò chơi chúng hình thành những suy nghĩ đầu tiên về cuộc sống. Và việc mọi
người đặc biệt là các bậc phụ huynh hiểu thấu đáo thế nào là một trò chơi phù hợp đối với trẻ em
cũng là vấn đề cần được tìm hiểu.
1.1.1 Khái niệm trò chơi
Trò chơi là một khái niệm tương đối mang tính xã hội, chúng là biểu hiện của các hoạt động
nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người, giảm bớt sự căng thẳng do áp lực công việc. Qua từng
thời kì cũng như ở những quốc gia khác nhau mà trò chơi mang những đặc trưng riêng. Dù có sự
khác biệt giữa cách chơi cũng như tên gọi nhưng chúng luôn là một hình thức giải trí cho trẻ em
toàn thế giới.
Theo một số nhà triết học gia hiện đại cho rằng: “Trò chơi là hình thức tự thể hiện của con
người, hình thức đòi hỏi phải có tính cởi mở thật sự đối với thế giới và được triển khai với hình
thức tranh đua, hoặc dưới hình thức trình diễn (diễn xuất, tái hiện) những tình huống, ý nghĩa,
trạng thái nào đó. Một số trào lưu tư tưởng hiện đại coi trò chơi là lĩnh vực nghiên cứu độc lập”1.
Nhận thấy rằng trò chơi là một nhu cầu không thể thiếu của con người đặc biệt là đối với trẻ
em. Nó cũng là một mảng đề tài khoa học cần được tập trung nghiên cứu vì nhu cầu giải trí của con
người ngày càng được nâng cao. Họ không chỉ có nhu cầu vật chất ăn ngon, mặc đẹp mà còn muốn
thỏa mãn những giá trị tinh thần.
1

Từ điển triết học phương Tây hiện đại. Mục từ trò chơi. Nhà xuất bản KHXH. Hà Nội 1996 (dịch từ tiếng Nga). Trang 572-573


1.1.2 Khái niệm trẻ em
Trong đề tài người viết sẽ tìm hiểu những tác động của một số loại hình trò chơi đến đối
tượng là trẻ em. Chủ thể là trẻ em được qui định trong các văn bản sau: Công ước quốc tế về Quyền
trẻ em mà Việt Nam là thành viên qui định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi trừ khi pháp luật quốc
gia qui định tuổi thành niên nhỏ hơn”2. Song song đó, theo luật quốc gia qui định: “Trẻ em là công
dân Việt Nam dưới 16 tuổi”3.

Qui định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có sự chênh lệch nhất định về độ tuổi
của trẻ em. Theo người viết sự chênh lệch này có thể lí giải từ điều kiện kinh tế, xã hội, một số yếu
tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm lý của trẻ em. Vì thế độ tuổi theo công ước sẽ dựa vào
mặt bằng chung về sự phát triển của trẻ em ở các quốc gia trên thế giới.
Theo người viết, dù có sự chênh lệch về độ tuổi giữa Công ước quốc tế 1999 so với Luật
quốc gia, thế nhưng 2 văn bản này đều hướng đến đối tượng trẻ em, đối tượng cần được bảo vệ bởi
gia đình, xã hội và pháp luật vì chúng còn hạn chế sự chín chắn trong suy nghĩ và hành động.
1.1.3 Khái niệm về trò chơi trẻ em
Để trẻ em tập dần cách trở thành người lớn cũng như cách tìm hiểu cuộc sống, đa số trẻ em
trên thế giới nói chung cũng như trẻ em Việt Nam nói riêng đều được tiếp xúc với một số loại hình
trò chơi nhất định. Và để hiểu một cách chuẩn xác khái niệm trò chơi trẻ em vẫn còn là một việc
khá khó khăn đối với người viết.
Người viết có thể tạm định nghĩa trò chơi trẻ em như sau:
“Trò chơi trẻ em là loại hình giải trí lành mạnh mang lại cảm giác thoải mái, đồng thời phải đảm
bảo được sự phát triển theo hướng tích cực về thể chất và tinh thần cho trẻ em”.
Trò chơi trẻ em hiện nay có nhiều hình thức. Do đặc thù về hoàn cảnh địa lý mà trẻ em ở
từng vùng miền hoặc trẻ em ở nông thôn sẽ có những hình thức chơi đặc trưng và khác biệt so với
trẻ em thành thị.
1.2 Phân loại các loại hình trò chơi trẻ em
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ em mà có nhiều loại hình trò chơi được tạo nên. Vào
các thập niên trước đây, trẻ em chủ yếu chỉ biết đến trò chơi dân gian, nhưng giai đoạn hiện nay xã
2
3

Công ước quốc tế về quyền trẻ em của liên hợp quốc 1999- điều 1
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004- điều 1


hội hòa mình với xu hướng phát triển chung của thế giới nhiều loại hình trò chơi mới được nhiều
chúng tiếp cận. Tồn tại song song với những trò chơi dân gian là các loại đồ chơi mô hình và trò

chơi game.
1.2.1 Loại hình trò chơi dân gian
Khi đề cập đến trò chơi dân gian là nói đến những giá trị tinh thần của người Việt Nam.
Chúng có sức sống tiềm tàng và góp phần đáng kể trong quá trình phát triển về thể lực và tư duy
của trẻ em.
Loại hình trò chơi này được hình thành từ khá lâu đời. Hiện tại, người viết vẫn chưa tìm thấy
một tài liệu tin cậy nào về mốc lịch sử và quá trình ra đời của trò chơi dân gian. Tuy nhiên, theo
người viết trò chơi dân gian được hình thành khi có sự phân công lao động và xã hội loài người đã
có sự có sự tiến bộ trong việc nhận thức nhu cầu cuộc sống cần phải được cải thiện hơn, cụ thể là
nhu cầu giải trí.
Theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử, trò chơi dân gian hoàn thiện hơn về loại hình cũng
như cách chơi. Do đặc thù về mặt phát triển kinh tế xã hội mà ngày nay trò chơi dân gian phổ biến
đối với những trẻ em nông thôn nhiều hơn thành thị. Trò chơi dân gian có nhiều hình thức, chúng
tùy thuộc vào độ tuổi cũng như giới tính. Có thể chia trò chơi dân gian thành các loại sau: Bài hát
dân gian đặc biệt là các bài đồng dao, trò chơi vận động (kéo co, bịt mắt bắt dê, …), trò chơi phát
triển tri thức (đánh chuyền, đánh ô, …), trò chơi mô phỏng (đi chợ, làm nhà, …), trò chơi sáng tạo
(xếp thuyền, chơi diều, …), …
Thể loại đồng dao: Đồng dao là một thể loại hát hoặc nói của thiếu nhi, chúng có kết cấu và
ngôn ngữ ngẫu hứng, là một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc Việt Nam. Đồng dao bao gồm
nhiều loại: Các bài hát, câu hát trẻ em, hát ru trẻ em,… Các bài đồng dao cũng được xem là tiền đề
để hình thành trò chơi dân gian. Thể loại đồng dao tồn tại ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Có thể điểm qua một số bài đồng dao tiêu biểu sau:
“Tập tầm vông”:
Tập tầm vông/ Chị có chồng/ Em ở vá/ Chị ăn cá/ Em mút xương/…/ Chị ăn kẹo/ Em ăn cốm/
Chị ở lò Gốm/ Em ở Bến Thành/ Chị trồng hành/ Em trồng hẹ/ Chị nuôi mẹ/ Em nuôi cha.
Hay:
“Vè nói ngược”:


Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè nói ngược/ Ngựa đua dưới nước/ Tàu chạy trên bờ/ Lên núi đặt lờ/

Xuống sông bửa củi/ Gà cồ hay ủi/ Heo nái hay bươi/ Ba mươi nước lớn/ Mùng mười nước nhảy/
Ghe nổi thì đẩy/ Ghe cạn thì chèo/ Mấy chú nhà nghèo/ Cho vay bạc nợ/ Nhà giàu nhà có/ Thiếu
trước hụt sau/ Đòn xóc bổ cau/ Dao bầu cắt lúa/ May quần bằng búa/ Bửa củi bằng kim.
Cách chơi của hai bài đồng dao này là hai đứa trẻ sẽ ngồi đối diện với nhau, vừa hát vừa đập
lòng bàn tay vào nhau, tay có thể đập thẳng hoặc đập chéo. Những bài đồng dao thường là những ca
từ gắn liền với ngôn ngữ của một vùng miền. Mang đậm tính chất chân quê mộc mạc.
Trò chơi vận động: Hình thức vận động rèn luyện cơ thể không chỉ dành cho người lớn mà
chúng còn là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ em. Trong quá trình phát triển thể chất thì một
trong các yếu tố góp phần nhất chính là nhu cầu vận động của cơ thể. Trò chơi mang tính vận động
rất đa dạng thông qua thể loại trò chơi dân gian. Chẳng hạn như: Kéo co, nhảy dây, trốn tìm, …

Trò chơi kéo co
Trò chơi kéo co: Kéo co là một hình thức sinh hoạt tập thể mang tính cộng đồng cao. Chúng
trở thành một nét văn hóa đẹp, rèn luyện sức khỏe cho mỗi người chơi. Cách chơi khá đơn giản khi
hình thành hai đội, hai đội sẽ cố gắng dùng sức mạnh của đội để kéo đội đối phương về phía mình
thông qua một sợi dây. Ở hai đội có sự phân cách bởi một cái vạch đã được định sẵn. Trận đấu sẽ
được điều khiển bởi trọng tài. Kết quả nếu đội nào kéo được đội đối phương qua khỏi vạch là đội
chiến thắng. Trò chơi này thường tập trung rất nhiều cổ động viên reo hò cổ vũ.
Bịt mắt bắt dê: Trẻ em ở độ tuổi từ 5-12 tuổi rất thích tham gia trò chơi này. Trò chơi này
cần có một khoảng không gian rộng thì việc tổ chức chơi sẽ thuận tiện hơn. Tên trò chơi cũng chính
là cách thức để chơi. Vào những dịp lễ hội truyền thống thường tổ chức trò chơi này. Người chơi sẽ
được bịt mắt lại để bắt một con dê thật. Riêng đối với các em nhỏ thì trò chơi chính thống này sẽ


được biến tấu cho phù hợp với khả năng cũng như lứa tuổi. Trong đó, có một người chơi sẽ được
chọn ra để đóng vai trò là một con dê. Việc chọn này có thể thực hiện thông qua cách oẳn tù tì hoặc
hình thức thỏa thuận khác. Khi công đoạn chuẩn bị đã xong, những người tham gia chơi sẽ chạy
xung quanh người bịt mắt. Họ có thể giả giọng hoặc cách khác để đánh lạc hướng người bắt. Nếu
người bắt, bắt được một người và đoán trúng tên người đó. Khi bị đoán trúng tên thì người bị bắt sẽ
trở thành người bắt. Nếu ngược lại, người bắt vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của mình.

Trò chơi mô phỏng: Trò chơi dân gian như một hình thức tái hiện cuộc sống thu nhỏ. Chính
vì vậy thông qua thể loại trò chơi này trẻ em sẽ học được cách dần trở thành người lớn. Đáp ứng
được tiêu chí này có thể kể đến một số loại như trò chơi đi chợ, làm nhà,… Nhiều trẻ em do hoàn
cảnh có thể chơi một mình nhưng hầu hết người viết nhận thấy chúng thường chơi với các bạn cùng
độ tuổi. Ở nông thôn chúng thường dùng thân cây lục bình để làm bánh mì bán, hái hoa làm bánh và
thường xử sự đặt ra những tình huống để hỏi và trả lời, tuy trong câu nói còn chút vụng về, ngây thơ
của trẻ em nhưng thật sự qua trò chơi này chúng đã dần học được cách tiếp cận và xử lý các tình
huống thực tế. Trong quá trình chơi, chúng thường có sự phân công về vai trò của các thành viên,
chẳng hạn như người sẽ đóng vai làm cha, người làm mẹ, người làm con, bác sĩ, cô giáo …
Trò chơi dân gian ngày nay thường phổ biến ở các vùng nông thôn. Những tên gọi thường rất
giản dị như cu Tí, cái Na… Không cầu kì trong cách chơi và cũng không giới hạn về trình độ của
người chơi. Ưu điểm nổi bật của trò chơi dân gian là dụng cụ dễ tìm và dễ làm, thường là những
dụng cụ có sẵn trong tự nhiên như hòn sỏi, cái gậy,…
Trò chơi dân gian rất đa dạng về hình thức, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Vì vậy trong
thời gian tới nhà nước ta cần có những chính sách hợp lý hơn trong việc phổ biến và giữ gìn trò
chơi dân gian, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
1.2.2 Đồ chơi mô hình
Đồ chơi cũng là một phần gắn liền đối với sự phát triển và tư duy của trẻ em. Đồ chơi được
tạo ra từ khá lâu, hiện nay đồ chơi đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất về số lượng và mẫu
mã. Sự đa dạng này cũng được lý giải khi con người ngày càng tiến bộ về kĩ thuật và thẩm mỹ,
đồng thời do nhu cầu cuộc sống phát triển hơn.


Đồ chơi trẻ em được quy chuẩn quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em định nghĩa như sau: “Đồ
chơi trẻ em được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kì được thiết kế để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng
khi chơi”4.
Thông thường đồ chơi trên thị trường sẽ được phân loại dựa vào giới tính, độ tuổi trẻ em
hoặc tính năng của đồ chơi.
Cụ thể,
Khi dựa vào giới tính:

Các trẻ em nữ thích chơi những đồ chơi mang tính nhẹ nhàng đòi hỏi sự khéo léo. Trong khi
đó các trẻ em nam chọn các đồ chơi mang tính khám phá, đòi hỏi có kĩ thuật khi chơi như các xe ô
tô, mô tô, máy bay mô hình, đồ lắp ráp… Chính có sự khác biệt về giới tính là một trong những cơ
sở để các nhà kinh doanh sản xuất ra đồ chơi đáp ứng được nhu cầu.
Khi dựa vào độ tuổi: Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên khi các phụ huynh lựa chọn đồ
chơi cho con rằng:
Đối với trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi: Độ tuổi này trẻ em thường tìm hiểu môi trường xung
quanh bằng cách sử dụng các giác quan: Thính giác, vị giác, khước giác, xúc giác nên các phụ
huynh cần chọn các đồ chơi kích thích các giác quan đặc biệt là các đồ chơi phát âm thanh.
Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi: Cần chọn các đồ chơi giúp phát triển khả năng vận động (Các
loại đồ chơi có thể cưỡi lên hoặc đạp đi,… Đặc biệt trong giai đoạn này trẻ em có nhu cầu phân biệt
mọi vật vì vậy cha mẹ nên mua các đồ chơi giúp con phân biệt các khối xếp hình và các câu đố đơn
giản, các đồ chơi tạo âm thanh như đàn, kèn, trống.
Đối với trẻ em từ 3-5 tuổi: Trong giai đoạn này nên chọn các đồ chơi là các loại thú nhồi
bông và các đồ chơi chuyên chở như xe tải, máy bay,… Nên cho chúng chơi cùng những người bạn
vì đây là giai đoạn chúng bắt đầu có nhu cầu kết bạn.
Đối với trẻ em từ 6-9 tuổi: Những loại đồ chơi như bóng chày, diều, đồ chơi có pin, xếp
hình là sự lựa chọn phù hợp vì ở độ tuổi này trẻ em bắt đầu có nhu cầu tham gia vào quá trình học
văn hóa chọn các loại đồ chơi này sẽ góp phần giúp chúng phát triển khả năng tư duy, sáng tạo.
Trẻ em từ 9-12 tuổi: Nhu cầu hoạt động nhóm và thích tìm hiểu các khái niệm khoa học
tăng vì vậy các loại đồ chơi phải đáp ứng được sự phát triển kĩ năng và tính tự lập.
(4)

Phần 1, mục 1.3-Quy chuẩn 03/2009 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em của BKHCN


Sau 13-16 tuổi: Trẻ em có khuynh hướng chọn và phù hợp với những đồ chơi mang tính
chất tập dần theo người trưởng thành.
Khi phân loại dựa vào tính năng thì đồ chơi được chia thành:
Đồ chơi thông minh: Các loại đồ chơi này giúp trẻ em khám phá thế giới bên ngoài, nhận

biết những đồ vật đơn giản và có thể mô phỏng được đặc trưng của từng loài vật. Ví dụ chúng có
thể mô phỏng tiếng gà kêu, còi xe…
Đồ chơi sáng tạo: Từ một loại đồ chơi nhưng trẻ em có sự sắp xếp khác nhau để tạo ra các
hình ảnh khác nhau phụ thuộc vào khả năng tưởng tượng của chúng.
Đồ chơi vận động: Là các dạng đồ chơi giúp trẻ tăng cường khả năng vận động như khả
năng ném, chạy, nhảy,… Điển hình như các loại bóng nhỏ, vợt cầu lông, bóng bàn,…
Đồ chơi giúp rèn luyện tính kiên nhẫn: Cũng gần giống như đồ chơi mang tính sáng tạo,
tuy nhiên chỉ có một sản phẩm được hình thành khi ghép xong.
Nhận thấy rằng, đồ chơi trẻ em hiện nay rất đa dạng và phong phú. Để lựa chọn một loại đồ
chơi phù hợp, phụ huynh cần tìm hiểu và đưa ra những tiêu chí cho từng loại đồ chơi. Điều này sẽ
tránh được hiện tượng nhầm lẫn giữa nhu cầu và thực tế chọn mua.
1.2.3 Trò chơi game
Công nghệ thông tin đã có sự phát triển vượt bậc trong những thập niên qua. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay nguồn khoa học này đang trong giai đoạn đỉnh cao. Chúng tạo nên rất nhiều
thành tựu trong các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội toàn cầu. Một trong những niềm tự hào là công
nghệ thông tin đã được đưa vào cuộc sống như một loại hình giải trí đối với con người, trong đó
đáng chú ý là những game dành cho trẻ em.
Dựa vào tiêu chí cách tiếp cận có thể chia game thành game offline và game online.
Game offline
Game offline thường là các game có cấu hình và cách chơi tương đối đơn giản và dễ chơi.
Người chơi có thể chơi kể cả khi máy vi tính không được kết nối với hệ thống internet. Có thể kể
đến một số game như: Game Pokemon, game đánh bài, game Tetris,…
Game online
Khác với game offline, game online thường là những game có cấu hình mạnh và đòi hỏi
nhiều kĩ năng hơn. Chúng được khởi động khi máy vi tính có tín hiệu kết nối với internet. Khi chơi


game này đòi hỏi máy vi tính phải có cấu hình tương đối mạnh. Game online được các nhà đầu tư,
kinh doanh, sản xuất, người chơi quan tâm vì đây là một loại hình giải trí rất có tiềm năng. Có thể
kể đến một số tên trò chơi như: game Con đường tơ lụa, Game audition, Cửu long tranh bá, Nông

trại vui vẻ…
Khi dựa vào tiêu chí khả năng ảnh hưởng của game đối với người chơi, các nhà nghiên cứu
Mỹ đã chia game thành ba nhóm: Game Everyone (E), Teen game (T) và Mature game (M). Trong
đó chỉ có game Everyone, Teen game là phù hợp với trẻ em.
Game Everyone (Game mọi người)
Chính tên của nhóm game cũng đã thể hiện được tính chất của nó. Đây là loại game không
giới hạn độ tuổi của người chơi. Thường là những game có tính giáo dục nhẹ nhàng, không mang
tính bạo lực. Vì vậy chúng rất thích hợp với trẻ em. Một số loại game đại diện như: Alladin, Tetris,
game đánh bài, …
Teen game (Game vị thành niên)
Trong nhóm game này có sự hạn chế về độ tuổi người chơi hơn so với game E, chúng phù
hợp với trẻ em trong độ tuổi từ 13-16 tuổi. Sự giới hạn về độ tuổi này là do trong game sẽ có một số
ít cảnh bạo lực. Tuy nhiên vào khoảng từ 13-16 tuổi trẻ em đã có sự phát triển về trí não và tư duy
để có thể xử lý được các tình huống bạo lực trên game. Tuy nhiên, khi thấy con chơi các game trong
nhóm này các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con trong cách chơi cũng như cách để tránh ảnh hưởng
những cảnh bạo lực trên game vào cuộc sống.


1.3 Tác dụng tích cực từ một số loại hình trò chơi trẻ em
Vai trò của các loại hình trò chơi dành cho trẻ em là giúp người chơi được thoải mái và giảm
căng thẳng. Bên cạnh đó các loại hình này ngày càng có nhiều tác dụng hơn trước khi lần lượt các
công trình nghiên cứu đều cho kết quả khả quan về tính tích cực của trò chơi dân gian, đồ chơi mô
hình và trò chơi game.
1.3.1 Tính tích cực của trò chơi dân gian
Khi đến các vùng nông thôn ở nước ta thì trò chơi dân gian là một hình thức giải trí phổ biến
của trẻ em. Loại hình này có rất nhiều ưu điểm đối với sự phát triển thể chất, tư duy, …
Tác dụng tích cực từ các bài hát đồng dao: Các bài đồng dao như một hình thức “vừa
học, vừa chơi”, giúp trẻ em thể hiện tốt khả năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình
cảm với những người thân và mọi người xung quanh. Đồng dao có tác dụng giúp trẻ em vui chơi
đồng thời cung cấp một số kĩ năng tri thức để bước vào cuộc sống, giáo dục trẻ em tình yêu quê

hương đất nước.
Đồng dao giúp trẻ em rèn luyện, phát triển tiếng nói, tập cho chúng khả năng phát âm chuẩn
xác. Ví dụ cho tác dụng này là bài đồng dao giúp trẻ em phân biệt giữa âm “N” và Âm “L”: Nu na/
Nu nống/ Cái trống/ Nằm trong/ Cái nong/ Nằm ngoài/...
Hay tập cho trẻ em làm quen với các con số toán học một cách nhẹ nhàng với bài đồng dao
đếm sao: Một ông/ Sáng sao/ Hai ông/ Sao sáng/ Ba ông/ Sáng sao/... Sinh hoạt đồng dao giúp rèn
luyện trí nhớ, chúng không phải thuộc bài hát một cách thụ động mà thuộc một cách ngẫu hứng.
Tác dụng từ các trò chơi vận động: Do đặc trưng những trò chơi này thường chơi khi
thành lập thành các đội nên rèn luyện được cho trẻ em tinh thần đoàn kết trong một tập thể. Về
phương diện thể chất thì trò chơi giúp trẻ em rèn luyện sức khỏe như các bài tập thể dục. Ví dụ như
trò kéo co, cần phải có sức khỏe và kĩ năng thì mới hoàn thành tốt trò chơi. Khi tham gia, cơ thể
được vận động và rèn luyện sức khỏe.
Tác dụng từ trò chơi mô phỏng: Với các loại trò chơi này giúp trẻ em học dần cách trở
thành người lớn. Đó là một hình thức giúp chúng học cách giúp đỡ cha mẹ trong những công việc
phù hợp với khả năng.


Tác dụng từ trò chơi sáng tạo: Với việc làm một chiếc diều hoặc xếp thuyền không chỉ
đòi hỏi cách tiếp thu từ học hỏi mà thành quả do chúng làm ra còn là sự kết hợp của khả năng sáng
tạo. Vì thế việc tập làm những đồ chơi này như một hình thức kích thích sự phát triển sáng tạo.
Như vậy, tác dụng từ trò chơi dân gian đã tạo tâm lý an tâm hơn cho các bậc phụ huynh
trong việc tìm các trò chơi giúp con phát triển. Nhận định của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Huy,
giám đốc bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam đã phần nào khẳng định được vai trò của trò chơi dân
gian: “Cuộc sống trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là
một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa của dân tộc Việt Nam độc đáo và
giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng
tư duy, sự sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương,
đất nước”5. Chính lời nhận định này đã như một minh chứng khoa học về tác dụng của trò chơi dân
gian đối với trẻ em.
1.3.2 Tính tích cực của đồ chơi mô hình

Đồ chơi mô hình có những tác dụng rất cực đối với sự phát triển về cách tư duy cho trẻ em.
Điểm qua tính tích cực của một loại đồ chơi mô hình để thấy rõ được vai trò của nó.
Đồ chơi mô phỏng: Thích hợp với trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 6 tuổi. Dụng cụ nấu ăn cho
các trẻ em nữ hoặc những chiếc xe ô tô giúp cho trẻ em nam có cơ hội tập dần thói quen trở thành
người lớn. Hoặc các đồ chơi mô phỏng con người hoặc các con vật, những loại đồ chơi này thích
hợp cho các trò chơi đóng vai như búp bê, con gà bằng nhựa, cái xoong,… Thông qua các dụng cụ
này chúng học cách tự phục vụ cuộc sống hàng ngày hoặc đóng vai người mẹ nấu ăn, ủi đồ,.. Hoặc
vai cô giáo để dạy học,… Góp phần phát triển kĩ năng sống cũng như định hướng về vai trò của
mình trong tương lai.
Đồ chơi ghép chữ: Trò chơi xếp chữ, một cách để chúng có thể học và nhớ tốt các câu từ
hoặc đơn giản là các chữ cái. Tác dụng này là một tiêu chí rất cần thiết để các bậc phụ huynh chọn
loại đồ chơi khi muốn con tập làm quen với bảng chữ cái.
Đồ chơi lắp ghép: Trẻ em có thể sử dụng các vật liệu để lắp ghép nhà, công trình, hình
ảnh, đồ vật,… Các đồ chơi này thu hút rất nhiều trẻ em nam. Chúng tạo cho bản thân mỗi trẻ em
khả năng sáng tạo, tính hiếu kì, tưởng tượng. Đặc biệt các loại đồ chơi này còn rèn luyện khả năng
5

/>

kiên nhẫn trong cuộc sống. Trẻ em khoảng 6 tuổi nhu cầu về toán học bắt đầu định hình và cần
chúng phải cách tìm hiểu, tuy nhiên vào thời điểm này trẻ em không thể học tập một cách máy móc,
thụ động vì vậy chơi các đồ chơi này đưa chúng tiếp cận với con số một cách tự nhiên. Và một
trong những cách phụ huynh có thể giúp con học tốt các môn khoa học tự nhiên là các đồ chơi gợi
tính tư duy, chẳng hạn như chơi khối rubic.
1.3.3 Tính tích cực của trò chơi game
Game là một sản phẩm trí tuệ mà các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin tạo ra
mang đầy đủ tính năng của một trò giải trí. Tuy nhiên tác dụng của game không chỉ dừng lại ở đó.
Tác dụng tích của game đã được thừa nhận khi có nhiều công trình khoa học đã chứng minh được
vai trò của game đối với sự phát triển nhận thức của trẻ em.
Khi nói về game không ít người cho rằng game chỉ có tác dụng tiêu cực, nhưng thực chất

game có nhiều vai trò tích cực đối với sự phát triển của trẻ em, tác dụng trực tiếp nhất đến não bộ.
Nhiều công trình nghiên cứu đưa ra kết luận về vấn đề này.
Các cuộc hội thảo tại Mỹ đã đưa ra kết luận: “Chơi game kích thích sự phát triển não bộ của
trẻ em”6, chơi game còn giúp trẻ em nâng cao khả năng quan sát và rèn luyện trí nhớ tốt hơn.
Theo Eric Klopfer, giám đốc học viện MIT cho rằng: “Chơi game chính là những thử
thách”7. Nhận định này được lý giải khi người chơi game thường chọn những trò chơi mang tính
khám phá, đó là cơ hội để người chơi tìm cách vượt qua những “ải” trong game. Chính lúc này, trẻ
em có cơ hội phát triển khả năng tư duy lôgic, và tăng khả năng phản xạ.
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đối với trò chơi game đơn giản Tetris hoặc
trò chơi chiến thuật Ries of Nations đều có tác dụng tương đối như nhau đối với phản xạ của não.
Họ thực hiện nghiên cứu với nhóm người chơi game liên tục và đều đặn trong thời gian 3 tháng.
Khi các nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra và cho kết quả phản xạ của các người trong nhóm được
nghiên cứu này có phản ứng nhanh và xử lý tình huống tốt hơn trước. Tổ chức Robert Wood đã
hoàn thành dự án nghiên cứu về ảnh hưởng của việc chơi game đối với trẻ em kết luận: “Việc chơi

6, 7

/>

game đều đặn giống như một bài tập thể dục kích thích sự phát triển của não bộ cũng như chế độ
ăn uống của trẻ”8.
Một công trình nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại Mỹ đưa ra một số lợi ích từ việc
chơi game9:
- Sự đồng cảm: Các chuyên gia tâm lý học Kourosh Dini của Đại học Chicago-Mỹ. Họ cho
rằng thế giới ảo là nơi rất tốt để mọi người chia sẻ tâm tư, tình cảm với bạn bè.
- Tốt cho sức khỏe: Nếu việc chơi game không phải hằng ngày, hằng giờ thì việc chơi game
còn rất tốt cho việc phát triển tư duy. Theo nghiên cứu của Sony Online Entertainment có 70% trẻ
em phát triển tư duy thông qua các trò chơi game mang tính giải đố.
- Hơn cả một chiếc ti vi: Quá trình xem ti vi là một quá trình thụ động nhưng đối với game
người chơi game cần có sự tương tác và kết hợp giữa tay và mắt.

- Mang đến những cảm xúc tốt hơn: Những trò chơi như Zuma, Tetris rất cần thiết đối
những người cần phục hồi sau chấn thương. Giáo sư Emily Holmes của trường Đại học Oxford
muốn đưa các tựa game này vào bệnh viện để phục hồi chức năng trí nhớ cho những bệnh nhân gặp
vấn đề về trí nhớ.
- Tăng phản xạ cho mắt: Nghiên cứu từ trung tâm Berth Isreal Medicial chứng minh những
người phẩu thuật mắt thì việc chơi game đều độ giúp khả năng phục hồi mắt tăng gấp 10 lần so với
những người bình thường.
- Là liều thuốc vượt qua nỗi đau: Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được với những trẻ
em có cuộc sống gia đình không hạnh phúc thì việc chơi game được xem như một hình thức giải trí
giúp chúng vượt qua nỗi đau.
- Tăng thị lực: Nghiên cứu của Đại học Rochester năm 2008 đưa ra kết luận việc chơi game
giúp tăng cường khả năng hiển thị của mắt. Vì thế họ có khả năng nhận diện màu sắc tốt hơn những
người bình thường.
- Là phương pháp sư phạm rất hiệu quả: Trong game có những tình huống đòi hỏi trẻ em khi
chơi phải có khả năng suy luận, phán đoán. Chính điều này tạo cho chúng có khả năng liên kết các
vấn đề một cách khoa học.
8

9

/> />

- Khám phá những khả năng tiềm ẩn: Có những khả năng tồn tại trong trẻ em mà chính bản
thân chúng không biết. Khi vượt qua các câu đố khó trong game, chúng sẽ phát hiện ra các khả
năng tiềm ẩn.
Game còn có tác dụng đối với việc giáo dục kiến thức văn hóa xã hội cho học sinh khi lần
lượt các nhà giáo dục của Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,... khẳng định rằng học sinh ở nước họ tiếp
thu kiến thức môn địa lý và lịch sử tốt hơn khi các kiến thức này được lồng ghép vào các trò chơi
game. “Việc kết hợp game vào trường học sẽ mang đến một cách làm mới có ảnh hưởng tích cực
đối với trẻ em. Ngoài ra thì giáo viên và học sinh cũng có thể kết nối với nhau thông qua hệ thống

máy tính. Đây là một cách làm hiện đại cũng rất hiệu quả”10.
Các nhà khoa học Mỹ tại trường Đại học Dension đưa ra kết luận: “Những gia đình nào
không có máy chơi game thì con cái họ có dấu hiệu chậm phát triển hơn bạn bè cùng lứa tuổi ở
những môn học cần tư duy như toán, lý, khoa học,...”11.
Các tác dụng tích cực từ trò chơi dân gian, đồ chơi mô hình và game mà người viết nêu trên
do quá trình thu thập tài liệu từ các công trình khoa học đã được công bố. Vì vậy tính chính xác từ
các thông tin là có cơ sở, nên các bậc phụ huynh có thể tham khảo và lựa chọn loại hình giải trí phù
hợp với con mình.
Tất cả những gì người viết mong muốn ở chương này là đưa đến người đọc những kiến thức
cơ bản nhất qui định pháp luật về đối tượng nào được xem là trẻ em. Đồng thời cung cấp một trong
những quyền mà pháp luật bảo vệ trẻ em có quyền được vui chơi giải trí lành mạnh. Cụ thể hóa
quyền này là những loại hình giải trí được tạo ra mang lại những tác dụng tốt đối với chúng.

10

11

/>
/>

CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH TRÒ CHƠI BẠO LỰC
ĐỐI VỚI TRẺ EM - THỰC TRẠNG & NGUYÊN NHÂN
2.1 Tạm định nghĩa một số loại hình trò chơi được xem là bạo lực
Từ ý tưởng ban đầu, trò chơi hình thành đảm nhận vai trò đem lại sự thoải mái cho người
chơi, chúng luôn hướng đến một giá trị nhân văn trong xã hội. Do sự phát triển ngày càng đa dạng
của đời sống, nhu cầu giải trí của con người cũng thay đổi theo chiều hướng hoàn thiện hơn. Tuy
nhiên, một số trò chơi dành cho trẻ em Việt Nam hiện nay tồn tại những tiêu cực, mang đến nhiều
hệ lụy cho xã hội. Đáng chú ý hơn hết là các trò chơi game và đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực.
Hiện nay, việc định nghĩa chính xác thế nào là game bạo lực ở Việt Nam chưa có cơ quan
nào thực sự đủ trình độ chuyên môn để đánh giá. Dự thảo về quản lý trò chơi trực tuyến vẫn chưa

được thông qua và ban hành. Trong dự thảo này không có định nghĩa thế nào là trò chơi bạo lực mà
chỉ “Căn cứ vào đối tượng là người chơi từ 18 tuổi hoặc không hạn chế về độ tuổi. Hoặc căn cứ vào
loại hình game gồm game đơn giản hay game bình thường”12.
Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh được xem là tỉnh thành đi đầu trong vấn đề cấm các
game online bạo lực hoạt động. Sở thông tin truyền thông thành phố Hồ Chí Minh đã tự phân loại
game để quản lý. Việc phân loại sẽ dựa vào 3 tiêu chí với 6 mức độ bạo lực cơ bản13.
Nhóm tiêu chí bạo lực căn cứ theo vũ khí sử dụng và hoạt động đâm chém bắn giết đơn lẻ
hay có tổ chức trong trò chơi: gồm 6 mức độ bạo lực.
Mức 1: Đánh nhau tay không (không có vũ khí), bao gồm đánh nhau đơn lẻ và đánh nhau có
tổ chức (tập hợp thành băng nhóm hoặc băng hội).
Mức 2: Đâm chém cá nhân hay đơn độc (sử dụng vũ khí lạnh như dao, kiếm…).
Mức 3: Đâm chém có tổ chức (tập hợp thành băng nhóm, băng hội… sử dụng vũ khí lạnh
như dao, kiếm,…).
Mức 4: Bắn giết cá nhân, đơn độc (sử dụng vũ khí nóng như súng…).
Mức 5: Bắn giết có tổ chức (tập hợp thành băng nhóm, băng hội… sử dụng vũ khí nóng như
súng…).
Mức 6: Giết người hàng loạt.
12
13

Điều 13, chương 3-dự thảo quy chế trò chơi trực tuyến
/>

Nhóm tiêu chí bạo lực căn cứ theo đối tượng bị chém giết trong trò chơi. Có 3 nhóm.
Tiêu diệt các vật thể (máy bay, tàu vũ trụ…).
Tiêu diệt ác quỷ, quái vật.
Tiêu diệt con người.
Nhóm tiêu chí bạo lực căn cứ vào góc độ nhập vai của người chơi. Có 3 góc độ:
Góc độ nhập vai tích cực: cảnh sát, người tốt…
Góc độ nhập vai tiêu cực: kẻ khủng bố, người xấu…

Góc độ nhập vai không rõ ràng (đâm chém bắn giết không cần phân biệt tốt xấu. Ví dụ trong
các game kiếm hiệp, giữa bang này với bang kia).
Theo người viết, việc phân loại game như mô hình của thành phố Hồ Chí Minh là một cách
nhằm hạn chế được các game có khuynh hướng bạo lực. Dù còn mang tính chủ quan cũng như chưa
được sự đánh giá một cách khoa học trong việc phân loại game bạo lực. Tuy nhiên, hệ thống phân
loại đã cho thấy một bước tiến của thành phố Hồ Chí Minh trong việc nhìn nhận những tác hại do
game bạo lực gây ra. Qui định này nên được 62 tỉnh - thành phố còn lại cân nhắc, có qui định phù
hợp trong thời gian chờ một quy chế được thông qua và ban hành. Đặc biệt cơ quan cấp trên cần có
cách phân loại một cách cụ thể về game bạo lực để có giá trị áp dụng trên cả nước.
Bên cạnh đó, tổ chức phi chính phủ SRB (Entertainment Software Rating Board), đảm nhận
vai trò chính trong đánh giá game cho các nhà phát hành game trên toàn thế giới xếp hạng cho trò
chơi trực tuyến. SRB đã đánh giá game Việt Nam theo tiêu chí của họ như sau: “Battle Star của
Asiasoft, Đột kích của VTC game, Biệt đội thần tốc của VNG và đặc nhiệm anh hùng của FPT
Online vào loại game dành cho người từ 17 tuổi trở lên”14. Cách đánh giá của SRB đã cho thấy
game của nước ta còn nhiều vấn đề. Trước tiên, đó chính là việc xác định đối tượng đủ điều kiện để
chơi một trò chơi hiện nay nước ta vẫn chưa xác định được. Thứ hai, nước ta vẫn chưa xác định cụ
thể game thế nào bạo lực vì game Đột kích, Đặc nhiệm anh hùng luôn là game được trẻ em Việt
Nam lựa chọn nhiều nhất. Chính hai yếu tố này dẫn đến trẻ em thiếu sự định hướng về một trò chơi
game phù hợp.
Hiện nay, nước ta chưa có một qui định cụ thể game có tính chất như thế nào là game bạo
lực dẫn đến game mang tính bạo lực tồn tại và phát triển mạnh. Tuy nhiên, khi người viết tham
14

/>

khảo các nghiên cứu và qui định của nước ngoài, người viết có thể tạm định nghĩa trò chơi, đồ chơi
bạo lực (gọi tắt là loại hình trò chơi bạo lực) như sau: Loại hình trò chơi bạo lực là những hình thức
giải trí mà cách thức hoạt động của loại hình đó thông qua các hành động có tính chất bạo lực
(đâm, chém, đánh nhau,…) nhằm sát hại đối phương một cách man rợ.
Với đề tài này, người viết chủ yếu nghiên cứu về game online bạo lực và các đồ chơi bạo

lực. Cách xác định game online mang tính bạo lực người viết sẽ căn cứ vào cách phân loại của hệ
thống SRB bao gồm các game bạo lực tiêu biểu như: Đột kích, Biệt đội anh hùng, ... Các đồ chơi
bạo lực như súng, kiếm, gươm…
Từ những lí lẽ trên, nhận thấy rằng việc qui định thế nào là game bạo lực hay đồ chơi bạo lực
hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót. Tồn tại của qui định quản lý thể hiện trong việc không có một qui
định cụ thể nào về đối tượng trò chơi được xem là bạo lực dẫn đến khó khăn trong quá trình kiểm
soát và quản lý các loại hình trò chơi hiện nay.
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của các loại hình trò chơi bạo lực đối với trẻ em
Các nghiên cứu y học kết luận trẻ em là độ tuổi đang phát triển mạnh mẽ về mặt thể lực và
trí lực. Nếu nghiện trò chơi bạo lực trẻ em có thể gặp phải các vấn đề về tư duy, mất cảm giác về
thời gian, ít ngủ, bị chứng gù lưng do ngồi nhiều, bị cận thị, khô mắt, chấn thương ngón tay... Về
mặt tâm lý trẻ em nghiện game thường gặp triệu chứng hay quên, thỉnh thoảng hay nói một mình,
rối loạn giấc ngủ, suy nhược thần kinh và kể cả động kinh, trầm cảm có thể có hành vi tự hủy hoại
bản thân thậm chí tự tử.
Dưới góc độ xã hội, trẻ em là độ tuổi mà công việc chủ yếu là học tập và sống phụ thuộc vào
gia đình, chưa tạo ra thu nhập. Chính vì vậy, việc trẻ em nghiện loại hình giải trí tiêu cực đặc biệt là
trò chơi bạo lực kích thích chúng có những hành động sai trái như trốn học, vi phạm chuẩn mực đạo
đức mà còn có khả năng vi phạm pháp luật. Đa số trẻ em nghiện các loại hình trò chơi này đều có
hành vi xử sự nhằm lẫn giữa thế giới ảo và cuộc sống thực tại.
Tác dụng tích cực của các loại hình giải trí dành cho trẻ em là vấn đề mà các nhà khoa học
khẳng định từ các công trình nghiên cứu. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có
thể kể đến là lương tâm của các nhà sản xuất, kinh doanh chỉ chú trọng đến yếu tố lợi nhuận mà bỏ
qua những tác động tiêu cực của sản phẩm đến trẻ em là một trong những ảnh hưởng tạo nên xu
hướng các loại hình trò chơi bạo lực tồn tại và gây được sự chú ý đặc biệt từ phía trẻ em. Hiện nay


ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể và chuyên môn về tác hại của trò chơi
bạo lực đối với sự phát triển bình thường của trẻ em. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đối với trẻ em là
một vấn đề mà toàn cầu đều thừa nhận. Ở nước ta, ảnh hưởng tiêu cực này ngày càng lan nhanh
trong cộng đồng. Khi một bộ phận rất lớn học sinh ở độ tuổi trẻ em lại có những hành vi sa sút đạo

đức nghiêm trọng, nguy hiểm hơn khi rất nhiều vụ án gần đây lại liên quan đến game và đồ chơi
bạo lực.
2.2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe
Các loại hình trò chơi bạo lực dành cho trẻ em có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định.
Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp đối với trẻ em chính là sức khỏe. Khi tập trung nhiều thời gian vào
việc chơi game hoặc đồ chơi.
Độ tuổi trẻ em, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí
tuệ. Tuy nhiên, khi chúng nghiện các loại hình trò chơi bạo lực thường quên ăn uống do đó không
đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu cơ thể dẫn đến suy nhược và mắc phải bệnh lý biếng ăn. Tập trung
vào quá trình chơi game chúng sẽ không quan tâm đến việc ăn uống nên sức khỏe suy kiệt. Theo
khảo sát của người viết, những trẻ em nghiện game online đặc biệt là game bạo lực thì chúng
thường ăn uống cho đỡ đói, thậm chí không ăn uống. Hiện nay, các cơ sở kinh doanh internet
thường có dịch vụ cung cấp mì gói và nước uống thậm chí có chỗ cho game thủ nghỉ ngơi khi quá
kiệt sức mà không cần phải rời khởi cơ sở chơi game. Người viết đã có cuộc trao đổi với những
game thủ chơi game đột kích, võ lâm truyền kì,… đều cho rằng họ chỉ ngừng việc chơi game khi
quá mệt mỏi vì chơi game giống như một “cơn nghiện” việc dừng lại sẽ làm chậm lại việc tăng “cấp
bậc” của người chơi.

Trẻ em chỉ ăn mì gói khi nghiện game


Ảnh hưởng đến sức khỏe khi trẻ em nghiện game bạo lực đã được cảnh báo trên các phương
tiện truyền thông khi gần đây các bệnh viện trên cả nước đã nhận những ca cấp cứu do trẻ em
nghiện game quá độ. Trẻ em khi phải nhập viện đều trong trạng thái bị suy nhược cơ thể trầm trọng
do thiếu ăn và thiếu ngủ. Trong khi đó ăn là một quá trình nạp năng lượng vào cơ thể để đáp ứng
các hoạt động hàng ngày và đóng góp các chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển. Vì vậy nếu việc nạp
năng lượng không đủ cho các quá trình trao đổi của cơ thể sẽ dẫn đến hiện tượng bị suy dinh dưỡng,
cơ thể không đủ sức đề kháng để có thể miễn dịch bệnh. Bên cạnh đó, ngủ là nhu cầu cần thiết của
mỗi trẻ em, chúng cần phải ngủ đủ giấc, theo lời khuyên của bác sĩ mỗi người nên ngủ 8 giờ vào
ban đêm và 15 phút vào ban ngày để cơ thể được phục hồi. Có những nội tiết tố chỉ được sản sinh

trong quá trình ngủ, trong đó có nội tiết tố kích thích sự tăng trưởng của cơ thể. Vì vậy với những
trẻ em nghiện game thường có thể trọng thấp hơn những trẻ em bình thường.
Một nghiên cứu của viện y khoa kết luận: “Việc chơi game không đều độ ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của trẻ, đồng thời chứng minh được những tổn thương của đôi bàn tay do sử
dụng quá mức. Việc ngồi chơi một chỗ cũng làm gia tăng các vấn đề về xương khớp như đau lưng,
đau cổ, đau đầu. Bên cạnh đó việc chơi game quá mức có thể làm mỏi mắt, về lâu dài không tốt cho
thị lực của trẻ em”15. Trẻ em không chỉ bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe đơn thuần mà còn ảnh hưởng
đến nét thẩm mỹ. Trẻ em nghiện game thường chịu ảnh hưởng về mắt và đôi bàn tay, đa số chúng
đều bị cận thị nặng, da của trẻ em có thể bị sần sùi và bong tróc do chúng tập trung chơi game
không thể ăn đủ chất dinh dưỡng.
Đồ chơi mô hình có khuynh hướng bạo lực có thể kể đến là các loại súng, kiếm có hình dáng
giống như thật và tính sát thương cao. Hiện nay, phổ biến trên thị trường là các khẩu súng sử dụng
đạn viên bi hoặc súng hơi. Trẻ em dùng đồ chơi này vui đùa gây thương tích các vùng trên cơ thể
đặc biệt là tổn thương vùng mắt. Thạc sĩ Nguyễn Minh Tuấn, viện phó viện tâm thần Quốc Gia cho
biết: “Trên thực tế bệnh viện nhi trung ương đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ em bị tổn
thương mắt do nghịch súng, bắn đạn. Có những em bị thủng giác mạc, giác thị lực sau khi chữa trị.
Thậm chí mất thị lực vĩnh viễn khi bị đạn nhựa găm vào mắt”16.

15
16

/> />

×