Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bảo hộ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ THEO QUI ĐỊNH của PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.2 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP
˜&™

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ
THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
Thạc sĩ NGUYỄN CHÂU QUÝ

SINH VIÊN THỰCHIỆN :
VÕ THỊ CHÚC LY
MSSV : 5992696

Cần Thơ -

1


M ỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Chương 1 : Lý luận chung về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
Mục 1: Lịch sử hình thành và phát triển của chế độ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
1. Lịch sử hình thành và phát triển của chế độ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trên thế giới


2. Lịch sử hình thành và phát triển của chế độ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
Mục 2 : Vai trò kinh tế của nhãn hiệu hàng hoá
1. Vai trò của nhãn hiệu hàng hoá đối với người tiêu dùng
2. Vai trò của nhãn hiệu hàng hoá đối với doanh nghiệp
Chương 2 : Chế độ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo qui định của pháp luật hiện hành
Mục 1 : Khái niệm chung về nhãn hiệu hàng hoá
1. Định nghĩa
2. Đặc điểm
3. Phân loại
Mục 2 : Chế độ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo luật Việt Nam hiện hành
1. Cơ sở phát sinh quyền yêu cầu. Người có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu
hàng hoá
2. Trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN về nhãn hiệu hàng hoá
3. Các quyền của người được cấp Văn bằng bảo hộ
4. Hiệu lực của Văn bằng bảo hộ NHHH, Quyết định công nhận NHHH nổi tiếng. Vấn
đề sửatâm
đổi, đình
chỉ,liệu
huỷ bỏĐH
hiệuCần
lực củaThơ
Văn bằng
NHHH
Trung
Học
@ bảo
Tàihộliệu
học tập và nghiên cứu
5. Các hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hoá và biện pháp xử lý
Mục 3 : Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

1. Tình hình chung
2. Các hình thức vi phạm cụ thể
Mục 4: Các cơ quan có thẩm quyền thực thi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
1. Cơ quan quản lý SHCN
2. Cơ quan Hải quan
3. Thanh tra
4. Quản lý thị trường
5. Cảnh sát kinh tế
6. Toà án nhân dân
Chương 3 : Một số ý kiến đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
Mục 1 : Về phía cơ quan nhà nước :
Mục 2 : Về phía các doanh nghiệp :
Lời kết
Danh mục tài liệu tham khảo

2


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay việc quan tâm của xã hội cũng như của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp
đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và thực thi pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp
(bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi
xuất xứ hàng hoá,…) ngày một tăng lên. Đặc biệt lĩnh vực nhãn hiệu hàng hoá thu hút được
sự quan tâm rất lớn của các nhà doanh nghiệp, có thể nói việc xây dựng và phát triển nhãn
hiệu hàng hoá là tạo ra một hình tượng về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp trong
tâm trí của người tiêu dùng. Sản phẩm có chất lượng kết hợp với một nhãn hiệu uy tín sẽ giúp
cho sản phẩm chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, sản phẩm tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao,
nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Trong những năm qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có nhiều biện pháp tích
cực để nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân

trong nước cũng như các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu của
các hoạt động trên nhằm tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện
nền kinh tế thị trường hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Tuy nhiên thực
tiễn lại cho chúng ta thấy rằng do hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên số lượng các vụ
tranh chấp, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền sở hữu công nghiệp về
nhãn hiệu hàng hoá nói riêng vẫn không giảm mà ngược lại càng gia tăng và thủ đoạn ngày
càng tinh vi hơn, gây ra nhiều tổn thất cho các doanh nghiệp, ngân sách nhà nước, thiệt hại
cho người tiêu dùng.
Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hoá vừa làm mất thị
phần của các nhà sản xuất chân chính trên thị trường vừa làm giảm đi một cách trầm trọng uy
tín của họ do các loại hàng giả, hàng hoá kém chất lượng gây nên, tình trạng này lại gia tăng,
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
không thể kiểm soát được. Điều này đã gây nên sự bất mãn cho các nhà doanh nghiệp, họ
không có động lực trong việc sáng tạo ra sản phẩm mới cũng như phát triển nhãn hiệu do có
tâm lý rằng việc đăng ký nhãn hiệu đã khó, đăng ký xong lại không chắc là được bảo vệ tuyệt
đối,…
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng là nạn nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh. Khi
họ bỏ tiền ra mua những sản phẩm mà họ tín nhiệm nhưng đôi lúc đó chỉ là hàng giả, hàng
nhái nhãn hiệu hoặc hàng kém chất lượng. Các sản phẩm này còn có thể gây nguy hại cho sức
khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng nếu như đó là những mặt hàng tiêu biểu như lương thực,
thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,...Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
còn gây hại trực tiếp cho nền kinh tế quốc gia và trong chiến lược quản lý môi trường kinh
doanh của Nhà nước do sự nghi ngờ của các nhà sản xuất, các doanh nghiệp trong và ngoài
nước về khả năng quản lý kinh tế -xã hội của Nhà nước từ đó làm giảm nguồn vốn đầu tư trực
tiếp của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Không chỉ thế hành vi sản xuất hàng giả, hàng kém
chất lượng lại xuất phát từ các cơ sở không đăng ký kinh doanh, trốn thuế. Điều này gây thất
thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Luận văn với đề tài : BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ THEO QUI ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH, người viết sẽ trình bày một số vấn đề mang tính lý luận về xác

lập và thực thi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
cùng những khó khăn vướng mắc trong các công tác đó để từ đó góp một số ý kiến trong việc
tổ chức, thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về bảo hộ nhãn hiệu
hàng hoá.

3


Hiện nay những công trình nghiên cứu về đề tài này đang được nhiều giới, nhiều ngành,
các nhà nghiên cứu luật học trong và ngoài nước thực hiện khá nhiều. Nhưng đây thực sự là
một vấn đề khá mới ở Việt Nam, bên cạnh đó vấn đề thực thi và biện pháp xử lý các hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hoá. Do đó cần có sự cập nhật và
nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Thực hiện đề tài, người viết dựa trên cơ sở nghiên cứu các qui định của pháp luật hiện
hành về chế độ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá kết hợp với việc tìm hiểu thực tiễn thực thi các qui
định trên, đồng thời tham khảo một số công trình nghiên cứu về vấn đề này; áp dụng linh hoạt
những phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích giữa lý luận và thực tiễn từ đó đánh giá và
đưa ra một số ý kiến đóng góp vào vấn đề hoàn thiện pháp luật về xác lập và thực thi bảo hộ
nhãn hiệu hàng hoá.
Do có sự hạn chế về năng lực, trình độ cũng như về không gian và thời gian, do đó
người viết không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế về phương pháp trình bày, phạm vi
nghiên cứu chưa sâu,…do đó người viết hy vọng nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô,
của các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực này để luận văn có thể hoàn thiện hơn, phong phú
hơn về nội dung.
Bố cục của luận văn chia làm ba chương, cụ thể :
Chương 1 : Lý luận chung về chế độ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
Chương 2 : Chế độ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo qui định của pháp luật hiện hành
Chương 3 : Một số ý kiến đóng góp hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu
hàng hoá


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HỘ
NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ
Mục 1 : Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng
hoá:
1.
Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
trên thế giới :
Nhãn hiệu hàng hoá (sau gọi tắt là NHHH) được coi là một tài sản trí tuệ. Cùng với
quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp, NHHH là đối tượng
được bảo vệ theo pháp luật về tài sản trí tuệ của nhiều quốc gia. Nếu việc bảo vệ quyền tác
giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp là nhằm khuyến khích và thúc đẩy
quá trình sáng tạo tác phẩm hay giai đoạn thiết kế, sản xuất ra sản phẩm thì việc bảo vệ
NHHH được đăng ký lại thúc đẩy và đảm bảo quá trình tiếp thị và phân phối sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ. Hai đối tượng bảo hộ này điều có vai trò quan trọng và có mối liên hệ với nhau
khá chặt chẽ.
Hình thức sơ khai của NHHH bắt đầu xuất hiện từ thời cổ đại, khi quá trình sản xuất
và trao đổi hàng hoá diễn ra khá mạnh mẽ1. Lúc đó một số vùng có tục lệ dùng ký hiệu đóng
dấu lên sản phẩm hàng hoá do mình sản xuất nhằm trao đổi, mua bán với mục đích xác định
chủ sở hữu của hàng hoá đó. Điển hình là hình thức dùng sắt nung nóng rồi đóng dấu lên cơ
thể súc vật nuôi của người Ailen cổ đại. Kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá
được sản xuất ngày càng nhiều. Lúc này các nhà sản xuất, buôn bán sử dụng các dấu hiệu với
mục đích phân biệt các hàng hoá do mình sản xuất, phân phối với các hàng hoá cùng loại của
Trung
tâm

Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
các nhà
sản xuất
khác.
Đến thế kỷ thứ XI, thương mại phát triển nhanh chóng, ở các nước Tây Âu, tầng lớp
thương nhân xuất hiện và thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trong hoạt động
thương mại2. Sự thành công của cuộc cách mạng tư sản Anh (9/1642) đã mở đầu cho thời kỳ
phát triển của nền sản xuất hàng hoá trên nền đại công nghiệp. Hàng hoá được sản xuất ra
ngày càng phong phú và đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Vì mục tiêu lợi nhuận và cạnh tranh
chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, trên thị trường đã xuất hiện những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh như bắt chước, sao chép nhãn hiệu của người khác đã và đang được sử dụng
phổ biến và có uy tín. Những vụ tố tụng thông thường đối với việc bắt chước nhãn hiệu bắt
đầu ở Anh vào khoảng năm 17503. Do chưa có một văn bản cụ thể nào qui định các biện
pháp, cách thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực này mà vấn đề mà Toà án lúc đó cần phải phán
quyết đó là : quyền đối với nhãn hiệu bị tranh chấp hay bị vi phạm đó thuộc về ai ?. Trong các
trường hợp này, nguyên tắc thường được áp dụng là quyền thuộc về người đầu tiên sử dụng
nhãn hiệu hàng hoá. Để xác định ai là người sử dụng đầu tiên lại là một vấn đề khá rắc rối và
khó khăn. Do đó, sau một thời gian rút kinh nghiệm từ thực tiễn xét xử, các Toà án đã lập sổ
ghi nhận nhãn hiệu hàng hoá. Lúc đầu các sổ đó chỉ dùng để theo dõi các nhãn hiệu bị tranh
chấp đã xác định rõ ai chủ sở hữu với mục đích sẽ dùng nó làm chứng cứ pháp lý rõ ràng nhất
trong trường hợp chính nhãn hiệu đó lại bị xâm phạm. Nhưng về sau, những quyển sổ đó cũng
1

Phan Thị Chinh : Hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp và hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp, Hội thảo đại
diện sở hữu công nghiệp trong thực thi quyền sở hữu công nghiệp , TPHCM, 1998
2
Đại học tổng hợp Hà Nội : Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới, Hà Nội,1993, tr113
3
Phan Thị Chinh : Hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp và hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp, Hội thảo đại

diện sở hữu công nghiệp trong thực thi quyền sở hữu công nghiệp, TPHCM,1998

5


được sử dụng để ghi nhận các nhãn hiệu chưa bị tranh chấp để đề phòng những tranh chấp có
thể có trong tương lai. Cuối cùng, ngay cả những nhãn hiệu chưa sử dụng nhưng chủ nhãn
hiệu có ý định sử dụng trong tương lai cũng được ghi vào sổ. Sổ theo dõi nhãn hiệu hàng hoá
dần dần trở thành sổ đăng bạ nhãn hiệu hàng hoá, từ đó hình thành phương thức đăng ký nhãn
hiệu hàng hoá tại Toà án. Tuy nhiên việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá như vậy chỉ được thực
hiện theo thông lệ chứ không theo qui định của một văn bản pháp luật nào.
Cùng với sự phát triển và thay đổi về kinh tế, pháp luật của các nước có nền công
nghiệp phát triển cũng không ngừng sửa đổi và hoàn thiện nhằm điều chỉnh và bảo vệ kịp thời
những quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh thương mại và
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng. Pháp là quốc gia có đạo luật đầu tiên về nhãn
hiệu hàng hoá vào năm 1852, đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác lập và bảo hộ
nhãn hiệu hàng hoá4. Theo luật này, quyền đối với một nhãn hiệu thuộc về người sử dụng sớm
nhất một trong hai việc: sử dụng nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền theo những qui định của pháp luật. Tiếp theo pháp là các nước Ý (1868), Mỹ
(1881), Anh (1883), Đức (1894), Nga (1896),… đã lần lượt ban hành Luật nhãn hiệu hàng
hoá cho mình. Đến nay, hầu hết các quốc gia đều đã có luật về nhãn hiệu hàng hoá.
Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở mỗi quốc gia có những qui định riêng, phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm lập pháp và quan hệ quốc tế của quốc gia
đó. Có quốc gia qui định quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá phát sinh trên cơ sở sử dụng; một
số quốc gia khác lại qui định quyền đối với nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi nhãn hiệu hàng hoá
được đăng ký. Một số quốc gia khác lại dung hoà cả hai cách thức bảo hộ trên.
Xu hướng toàn cầu hoá hiện nay là hướng tới sự hoà hợp pháp luật của các quốc gia
trong quan hệ quốc tế về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các đối tượng sở hữu công
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nghiệp nói riêng. Sự khác nhau trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp của các
quốc gia có thể gây không ít khó khăn cho việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá mang tính quốc tế.
Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ban đầu chỉ hạn hẹp trong phạm vi từng quốc gia
nhằm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này và từng bước điều chỉnh thị
trường trong nước. Dần dần, quan hệ hợp tác giữa các quốc gia ngày càng mở rộng và do tính
chất dễ hoà nhập của nền kinh tế hàng hoá, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không
thể chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia. Do đó, các quốc gia nhất là các quốc gia phát triển đã bắt
tay ngay vào soạn thảo các điều khoản cam kết ràng buộc lẫn nhau trong việc bảo hộ quyền
của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ nói chung.
Hiện nay trên thế giới đã có các điều ước quốc tế đã được ký kết, tiêu biểu trong lĩnh
vực bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có các điều ước sau:
* Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 20/3/1883
Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (sau gọi tắt là Công ước Paris)
được ký kết vào ngày 20/3/1883 tại Paris (đã được sửa đổi, bổ sung7 lần). Mục đích của Công
ước nhằm thiết lập một giới hạn về quyền hạn và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong
lĩnh vực bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên
gọi xuất xứ hàng hoá và cạnh tranh không lành mạnh.
Trong lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, Công ước Paris có một số qui định cơ bản
sau:
4

Pierre Cuonsin_Strasbuorg University: Hội thảo pháp luật về sở hữu trí tuệ, Hà Nội, 12/1997

6


Công ước Paris không qui định các điều kiện nộp đơn và thủ tục đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá chung mà dành việc này cho các quốc gia thành viên. Công ước Paris qui định các
nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc đối xử quốc gia, xác định quyền ưu tiên cho đơn yêu cầu

bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia thành viên,… Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở mỗi quốc
gia thành viên mang tính độc lập với nhau, nghĩa là một nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký tại
một nước thành viên, đăng ký đó sẽ độc lập với đăng ký với đăng ký có thể có tại bất cứ nước
thành viên nào khác kể cả nước xuất xứ. Do đó, nếu một nhãn hiệu hàng hoá bị mất hiệu lực
tại một nước thành viên thì sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu đó tại các
nước thành viên khác.
Công ước xác định quyền ưu tiên cho việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ các đối tượng sở
hữu công nghiệp. Quyền ưu tiên của chủ thể nộp đơn được xác định trên cơ sở của đơn hợp lệ
đầu tiên được nộp tại một trong số các nước thành viên của Công ước, theo đó người nộp đơn
có thể có quyền yêu cầu bảo vệ tại bất kỳ quốc gia thành viên nào trong một thời gian nhất
định (12 tháng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích và 6 tháng đối với nhãn hiệu hàng hoá và
kiểu dáng công nghiệp). Một trong những lợi ích thiết thực của qui định này là khi người nộp
đơn mong muốn được bảo hộ tại nhiều nước khác nhau, họ không cần phải nộp đồng thời tất
cả các đơn tại nước xuất xứ và các nước khác để được hưởng ngày ưu tiên mà họ chỉ cần nộp
một đơn. Và trong thời hạn từ 6 đến 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, người nộp đơn có
thể quyết định xem nên nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở những nước nào và sẽ tiến hành nộp đơn
yêu cầu bảo hộ cũng như nộp lệ phí bảo hộ tại các nước mà họ đã lựa chọn với ngày ưu tiên
của ngày nộp đơn đầu tiên.
Khi nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký hợp lệ tại một quốc gia thành viên, chủ sở hữu
nhãn hiệu có thể nộp đơn yêu cầu được bảo hộ tại các quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên,
Trung
tâm
Học
ĐH
Cần
Thơ
@hợp
Tài
liệu
và nhãn

nghiên
cứu
yêu cầu
này có
thể bịliệu
từ chối
trong
một số
trường
nhất
định,học
chẳngtập
hạn như
hiệu yêu
cầu được bảo hộ đó xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký của bên thứ ba; nhãn hiệu không có khả
năng phân biệt; nhãn hiệu trái với đạo đức hoặc trật tự công cộng của quốc gia tiếp nhận đơn;
nhãn hiệu chứa biểu tượng các quốc gia và các dấu hiệu chính thức mà không được phép.
Ngoài ra, Công ước còn qui định mỗi quốc gia thành viên phải từ chối đăng ký hoặc
cấm sử dụng các nhãn hiệu là bản sao chép, mô phỏng và dịch nghĩa có khả năng gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Thời hạn yêu cầu huỷ bỏ giấy đăng
ký nhãn hiệu đó không được ít hơn năm năm kể từ ngày nhãn hiệu vi phạm được đăng ký.
Tuy nhiên, nếu việc đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu bị coi là xâm phạm đó với ý định xấu thì
chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ sẽ không bị hạn chế về thời hạn yêu cầu huỷ bỏ
đăng ký hoặc ngăn cấm hành vi vi phạm đó.
* Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá ngày 14/4/1891
Nhằm thiết lập một hệ thống nộp đơn quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá, Thoả ước
Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá đã được ký kết ngày 14/4/1891 tại Madrid.
Thoả ước này ra đời nhằm giải quyết tình trạng khác nhau giữa các qui định của các quốc gia
về thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá. Thoả ước được sửa đổi nhiều lần cho phù hợp
với tình hình phát triển và càng đi đến sự hài hoà giữa pháp luật các quốc gia thành viên mà

chủ yếu là đơn giản hoá việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, từ đó giảm chi phí cho người nộp
đơn.
Về thủ tục nộp đơn đăng ký quốc tế về nhãn hiệu, người nộp đơn trước hết phải nộp
đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước nguyên xứ và nhãn hiệu đó phải được đăng ký. Cơ quan liên
hệ tại nước nguyên xứ sẽ thực hiện một thủ tục quốc tế tại Văn phòng quốc tế về sở hữu công

7


nghiệp theo sự hướng dẫn của Văn phòng quốc tế đồng thời xác nhận nhãn hiệu hàng hoá đã
được đăng ký hợp lệ. Văn phòng quốc tế chỉ kiểm tra đơn đăng ký nhãn hiệu về hình thức: hồ
sơ đầy đủ và nộp đủ lệ phí. Nếu hồ sơ bị từ chối, người nộp đơn có thời hạn là 3 tháng để điều
chỉnh. Nếu nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ và người nộp đơn đã nộp lệ phí
đầy đủ thì Văn phòng quốc tế sẽ tiến hành đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Văn phòng quốc tế sẽ
công bố nhãn hiệu vào danh mục các nhãn hiệu quốc tế với ngày tháng đăng ký, sau đó thông
báo ngay cho các quốc gia thành viên. Các quốc gia này có thể chiếu theo pháp luật nội bộ
của họ để quyết định chấp nhận hay từ chối bảo hộ nhãn hiệu trong những điều kiện được dự
liệu bởi Công ước Paris cho việc chấp nhận hay từ chối bảo hộ đối với nhãn hiệu đó.
* Thoả ước Nice về phân loại hàng hoá, dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu hàng
hoá ngày 15/6/1957:
Thoả ước Nice được ký kết với các qui định thừa nhận sự phân loại chung về sản
phẩm, dịch vụ nhằm mục đích đăng ký NHHH quốc tế được dễ dàng hơn.
Việc phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ không bó buộc các nước thành viên
trong việc đánh giá phạm vi áp dụng cũng như về việc thừa nhận nhãn hiệu một hàng hoá hay
nhãn hiệu một dịch vụ. Mỗi nước thành viên được quyền bảo lưu khả năng áp dụng việc phân
loại hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước.
* Hiệp định Trips về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ, ký ngày 15/4/1994 của các thành viên WTO:
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (còn gọi
là Hiệp định Trips) được ký kết ngày 15/4/1994 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995) của

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đưa ra các nguyên tắc đối với thương mại quốc tế
nhằm tâm
mục đích
mở liệu
rộng và
tự do
thương
mại @
trên Tài
nguyên
tắc có
đi có
lại và
có lợi. Hệ
Trung
Học
ĐH
Cần
Thơ
liệu
học
tập
vàcùng
nghiên
cứu
thống đó bao gồm cả các nguyên tắc về sở hữu trí tuệ.
Các mục tiêu tổng quát của các qui tắc về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định nhằm giảm sự
lệch lạc và trở ngại trong quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia về vấn đề sở hữu trí
tuệ; thúc đẩy sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo các biện pháp và
thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với các hoạt động thương

mại hợp pháp. Các quốc gia thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) phải điều
chỉnh pháp luật của mình cho phù hợp với Hiệp định Trips. Hiệp định này được các nước lấy
làm chuẩn mực trong các hiệp định song phương và khu vực về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Riêng về NHHH, Hiệp định Trips đưa ra khái niệm về NHHH, NHHH là mọi dấu
hiệu, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
một doanh nghiệp với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác (điều 15, Hiệp định Trips);
Hiệp định ghi nhận các quyền của chủ NHHH đã đăng ký, bao gồm: quyền độc quyền sử
dụng nhãn hiệu, ngăn cấm những người không được sự đồng ý của chủ nhãn hiệu sử dụng
trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhãn hiệu của mình cho hàng
hoá, dịch vụ cùng loại, nếu việc sử dụng đó gây nhầm lẫn (điều 163).
Nhằm chống hàng giả NHHH, Hiệp định Trips qui định rằng Luật nhãn hiệu hàng hoá
quốc gia của các nước thành viên phải qui định một số thủ tục và các thủ tục này phải được
công khai đối với chủ nhãn hiệu. Ngoài ra Hiệp định còn qui định cơ chế thực thi các qui định
trên, chẳng hạn như các thủ tục dân sự, hình sự, hành chính, bao gồm các biện pháp tạm thời,
bồi thường thiệt hại, tiêu huỷ tang vật vi phạm, thiết lập các thủ tục kiểm soát hàng hoá tại
biên giới,...

8


* Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hoá năm 1994:
Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hoá được thông qua ngày 27/10/1994 tại Geneva, bắt
đầu có hiệu lực từ 01/8/1996. Mục đích của Hiệp ước làm đơn giản hoá và hài hoà các qui
định về thủ tục và các vấn đề có liên quan của các hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc
gia và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá.
Theo Hiệp ước qui định: nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ là hai đối tượng
thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước. Do đó các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ đăng
ký nhãn hiệu dịch vụ và phải tuân thủ các qui định của Công ước Paris liên quan đến nhãn
hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu vô hình (như nhãn hiệu
âm thanh, màu sắc, mùi vị) không thuộc đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước bởi vì pháp luật

của mỗi quốc gia có những yêu cầu khá đa dạng và ít có điểm tương đồng đối với việc đăng
ký các loại nhãn hiệu này, vì vậy để tạo sự hài hoà về pháp luật của các quốc gia về lĩnh vực
này là vấn đề khá khó khăn.
Hiệp ước nêu rõ các danh mục thông tin mà cơ quan đăng ký nhãn hiệu được phép yêu
cầu người nộp đơn phải nộp đối với đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu (theo điều 3, Hiệp ước),
đó là những thông tin về tên, địa chỉ của người nộp đơn và người đại diện; yêu cầu hưởng
quyền ưu tiên, mẫu nhãn hiệu,...). Ngoài những thông tin theo qui định đó, cơ quan có thẩm
quyền không được yêu cầu người nộp đơn phải cung cấp bất kỳ thông tin nào khác.
1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam:
Là một quốc gia xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và lâu đời lại có một
thời gian khá dài bị đô hộ bởi các thế lực phong kiến, tư sản và các thế lực thù địch khác,
pháp luật về sở hữu công nghiệp ở Việt Nam xuất hiện khá muộn, với lịch sử phát triển
khoảngtâm
70 năm.
Ngay
từ thời
nước@
ViệtTài
Namliệu
dân chủ
hoà,
dù vừa trải
Trung
Học
liệu
ĐHChính
CầnphủThơ
họccộng
tập
vàmặc

nghiên
cứu
qua những năm tháng kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn, tổn thất nhưng sau vài năm
thành lập, Việt Nam đã tham gia Công ước Paris và Thoả ước Madrid vào ngày 08/3/1949.
Đây có thể xem là cột mốc đầu tiên hình thành chế độ bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Việt
Nam.
Năm 1957, Chính quyền Sài Gòn đã ban hành Luật thương hiệu, theo đó việc đăng ký
nhãn hiệu được thực hiện tại Toà án nên còn được gọi là nhãn hiệu trình toà5. Hồ sơ đăng ký
sẽ được Toà án xem xét về hình thức sau đó ghi đăng bạ và công bố chính thức. Mọi tranh
chấp hoặc vi phạm phát sinh được sẽ được Toà án giải quyết.
Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam đã tham gia Tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO)
vào ngày 02/7/1976. Công tác đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp bắt đầu được
thực hiện kể từ khi “Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế
(năm 1981) và Điều lệ nhãn hiệu hàng hoá (năm 1982) do Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành. Trong lĩnh vực bảo hộ NHHH, Điều lệ NHHH năm
1982 là văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam chính thức thiết lập một chế độ pháp lý về xác
lập và bảo hộ quyền SHCN về NHHH tại Việt Nam dưới hình thức bảo hộ độc quyền về nhãn
hiệu. Tuy nhiên hiệu quả, tác động của văn bản pháp lý này chưa cao do đặc điểm tình hình
kinh tế - xã hội còn trong chế độ bao cấp, sản xuất hàng hoá theo chỉ tiêu do Nhà nước giao
do đó chưa thúc đẩy được sự tích cực của các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất
5

Phan Thị Chinh : Hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp và hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp, Hội thảo đại
diện sở hữu công nghiệp trong thực thi quyền sở hữu công nghiệp , TPHCM, 1998

9


hàng hoá theo hướng riêng và cũng không có sự cạnh tranh về thị phần sản phẩm trên thị
trường. Vì vậy, ý thức về việc xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu trong giai đoạn này chưa có yếu

tố tích cực.
Khoảng thời gian 10 năm( 1976 - 1986), Nhà nước với cơ chế quản lý quan liêu bao
cấp đã không những không tạo được động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của đất nước phát triển
mà còn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế vốn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu. Với mong muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh, tránh nguy cơ bị tụt hậu xa về kinh
tế, tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng đã ra chủ trương mạnh
dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ quan liêu bao cấp sang nền hàng hoá nhiều thành phần có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời
kỳ đổi mới: công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước chủ động hội nhập vào nền
kinh tế thế giới.
Trong những năm tiếp theo cho đến ngày Bộ luật dân sự Việt Nam được ban
hành vào năm 1995 (sau gọi tắt là BLDS 1995), các cơ quan có thẩm quyền cũng ban hành
thêm nhiều văn bản qui định hoặc có liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp,
tiêu biểu Nhà nước đã ban hành Điều lệ Giải pháp hữu ích (1988), Pháp lệnh bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp (năm 1989), Thông tư số 03/NCPL ngày 22/7/1989 của TANDTC hướng
dẫn xét xử các tranh chấp về SHCN. Lần đầu tiên khái niệm “sở hữu công nghiệp” được
chính thức sử dụng trong văn bản Nhà nước Việt Nam. Xét về khía cạnh bảo hộ NHHH, trong
khoảng thời gian từ có qui định của cấp Chính Phủ đầu tiên đến khi ban hành BLDS, hệ thống
bảo hộ NHHH được vận hành chủ yếu trên trên cơ sở Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp. Nội dung tóm tắt của Pháp lệnh:
Trung tâm
ĐHthừa
Cần
Thơ
họchữu
tậpích,vàkiểu
nghiên
cứu
- NhàHọc
nước liệu

Việt Nam
nhận
rằng @
sángTài
chế,liệu
giải pháp
dáng công
nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá là đối tượng sở hữu công nghiệp; sở hữu hợp pháp các đối tượng
đó được gọi là quyền sở hữu công nghiệp và được Nhà nước bảo hộ; các chủ thể nước ngoài
cũng có thể được hưởng quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các Điều ước quốc tế
mà Việt Nam có tham gia hoặc ký kết.
- Để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu các đối tượng đó phải tiến
hành các thủ tục tại một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (do Nhà nước chỉ định) để cơ quan
đó cấp Văn bằng bảo hộ. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu tài sản
và các quyền nhân thân. Riêng đối với nhãn hiệu hàng hoá, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng
hoá là 10 năm và được gia hạn thêm nhiều lần liên tiếp.
Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ra đời đã tạo nên một bước tiến mới của
hoạt động sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, có tác dụng tăng cường hiệu lực của hệ thống
pháp luật trong lĩnh vực này.
Đầu năm 1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Việc nộp đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đặt ra nhiều cơ hội cũng
như nhiều đòi hỏi có tính thách thức, đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần phải được sửa đổi, bổ
sung cho đầy đủ, phù hợp với Hiệp định Trips. Với mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển
và nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác
là phải vượt qua các thách thức đó. BLDS Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng
10 năm 1995 và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 1996 đã phần nào chứng tỏ Việt Nam sẽ
từng bước vượt qua các thách thức đó.

10



BLDS 1995 đã công nhận quyền sở hữu công nghiệp là quyền dân sự như các quyền
sở hữu tài sản khác. Năm đối tượng sở hữu công nghiệp được BLDS bảo hộ là sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ nhãn hiệu hàng
hoá. Tuy nhiên Bộ luật còn qui định một số đối tượng khác do pháp luật qui định nhưng
không nêu rõ đối tượng đó.
BLDS qui định xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo văn bằng bảo hộ, quyền nộp
đơn cấp văn bằng bảo hộ, quyền ưu tiên, thời hạn bảo hộ, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ, xác định
chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp; các hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp; bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp,...
Đối với các chủ thể nước ngoài, BLDS khẳng định nguyên tắc quyền đối với các đối
tượng sở hữu công nghiệp của họ nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp văn
bằng bảo hộ thì được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc tham gia.
Sau khi ban hành BLDS 1995, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản
dưới luật để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành BLDS, cụ thể:
* Nghị định 63/1996/NĐ-CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ qui định chi tiết về sở
hữu công nghiệp.
* Thông tư 3055/TT- SHCN ngày 31/10/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường hướng dẫn thi hành các qui định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một
số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP
* Qui định số 308/ĐK của Cục Sở hữu công nghiệp ngày 11/6/1997 về hình thức và
nội dung các loại đơn về sở hữu công nghiệp.
Trung tâm
Học
ĐH Cần Thơ
@ Tài liệu
tập
vàmộtnghiên
cứu

* Nghị
định liệu
số 06/2001/NĐ-CP
ngày 01/02/2001
về sửahọc
đổi, bổ
sung
số điều của
Nghị định số 63/CP
* Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Bên cạnh việc cụ thể hoá các qui định của BLSD về sở hữu công nghiệp, các văn bản
dưới luật nêu trên đặc biệt chú trọng qui định cụ thể các vấn đề như: trình tự, thủ tục nộp, xét
nghiệm đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ; thủ tục cấp, gia hạn văn bằng bảo hộ, đại diện sở
hữu công nghiệp; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công
nghiệp; việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể nước ngoài; xác định hành vi
vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp,...
Để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp nhãn hiệu, Nhà nước đã đưa ra các chế tài trừng trị
hành vi vi phạm. Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, các hành vi vi phạm NHHH
có thể bị xử lý theo pháp luật hành chính,pháp luật hình sự và pháp luật dân sự, nghĩa là
người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị thu hồi các Quyết định hành
chính, chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại hoặc có thể bị phạt tù theo qui định
tại các văn bản pháp luật hiện hành sau:
- Theo pháp luật hành chính: người vi phạm có thể bị xử phạt theo các qui định tại các
điều luật liên quan trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 12/CP ngày
06/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

11



- Theo pháp luật hình sự: người vi phạm quyền sở hữu công nghiệp về NHHH có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả (các điều 156, điều 157,
điều 168), về tội vi phạm các qui định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
(điều 170) được qui định trong Bộ luật hình sự năm 1999.
- Theo pháp luật dân sự: Căn cứ theo các qui định của BLDS năm 1995, Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989, chủ nhãn hiệu bị xâm phạm có quyền khởi
kiện tại Toà dân sự yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Việc ban hành BLDS và các văn bản cụ thể hoá, hướng dẫn thi hành BLDS và các văn
bản khác có liên quan đánh dấu bước phát triển khá mạnh mẽ của quá trình hoàn thiện pháp
luật nước ta về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung,về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
nói riêng, tạo cơ sở pháp lý ngày càng hoàn chỉnh và đầy đủ cho việc xác lập và bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. “Đến nay, hệ thống bảo hộ
sở hữu trí tuệ của nước ta gần như đã đạt được mục tiêu về tính ‘đầy đủ’. Hệ thống văn bản
pháp luật với các quy phạm cụ thể về cơ bản đã tương hợp với tập quán quốc tế, tạo cơ sở
pháp lý cần thiết để bảo hộ hầu hết các đối tượng sở hữu trí tuệ”6.
Bên cạnh việc pháp luật ngày càng hoàn thiện, những năm gần đây, việc quan tâm của
xã hội, của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công
nghiệp nói chung và về nhãn hiệu hàng hoá nói riêng ngày càng nhiều hơn. Việc đăng ký xác
lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Cục Sở hữu công nghiệp7: số đơn đăng ký
sáng chế và NHHH cũng như số bằng sáng chế, giấy chứng nhận đăng ký NHHH đã cấp hàng
năm tăng lên liên tục. Nếu như năm 1995 có 56 bằng sáng chế được cấp thì năm 2001 là 783
bằng. Số đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hàng năm là trên 1000 đến 1600 và số bằng độc
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quyền kiểu dáng công nghiệp hàng năm chiếm khoảng vài trăm đến 1000 bằng. Đặc biệt, lĩnh
vực NHHH thu hút được sự quan tâm của rất lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong 7 năm, từ 1995 đến 2001, Cục Sở hữu công nghiệp đã cấp trên 27.400 giấy chứng nhận
đăng ký NHHH. Riêng đối với các nhãn hiệu hàng hoá nước ngoài, ngoài số đơn đăng ký nộp

tại Cục và đã được cấp Giấy chứng nhận, trong những năm qua Cục Sở hữu công nghiệp đã
xem xét khoảng 55.000 đơn của các hãng, công ty nước ngoài yêu cầu bảo hộ NHHH tại Việt
Nam Thoả ước Madrid và Cục Sở hữu công nghiệp đã chấp nhận bảo hộ khoảng 50.000 nhãn
hiệu.
Do sự hoà nhập của nền kinh tế, hàng hoá dễ lưu thông từ quốc gia này sang quốc gia
khác cùng với sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế hàng hoá của các quốc gia đang diễn ra sôi
nổi đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra rằng để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ
hàng hoá cũng như đủ sức cạnh tranh với các loại hàng hoá cùng loại của nước ngoài tại thị
trường nước ngoài thì các doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục xác lập quyền đối với các
đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó chủ yếu là NHHH của mình tại các vùng lãnh thổ đó8.
Trong năm 2001, số NHHH đăng ký bảo hộ theo Thoả ước Madrid ra nước ngoài là 7 nhãn

6

Tiến sĩ Phạm Đình Chướng, Cục trưỏng Cục SHCN_Bộ KHCN&MT: Đảm bảo thực thi quyền Sở hữu công
nghiệp, Tạp chí hoạt động khoa học số 1/3003
7

Số liệu trích từ tạp chí “ Cục sở hữu công nghiệp, 20 năm xây dựng và phát triển” xuất bản năm 2002 của Cục
sở hữu công nghiệp.
8
Việc đăng ký NHHH ra nước ngoài Theo Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế NHHH được thực hiện thông
qua Cục sở hữu công nghiệp.

12


hiệu, trong năm 2002 đã có 31 nhãn hiệu đăng ký qua con đường này đến 52 quốc gia trên thế
giới9.
2. Vai trò của nhãn hiệu:

Thập niên 90 đã đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về nhãn hiệu. Trong nhiều
thập niên trước đó, tài sản của doanh nghiệp được xác định bao gồm các tài sản như trụ sở,
đất đai, nhà xưởng và các tài sản hữu hình khác. Chỉ trong thời gian gần đây chúng ta mới có
sự thừa nhận một giá trị tài sản khác cũng khá quan trọng, đó là giá trị của nhãn hiệu hàng
hoá. Giá trị này có thể nói là đối tượng tiềm năng của những dòng chảy tài chính khổng lồ. Sự
nhận biết nhãn hiệu, hình ảnh sự tín nhiệm và uy tín của doanh nghiệp, tất cả những điều này
được doanh nghiệp dày công xây dựng trong nhiều năm là những đảm bảo tốt nhất cho việc
thu lợi nhuận sau này. Vì thế đã biện hộ cho việc một số công ty mua lại nhãn hiệu của công
ty khác với giá rất cao là một điều hợp lý. Nhãn hiệu là một tài sản, nhãn hiệu càng nổi tiếng
thì tài sản ấy càng lớn, đến mức hàng ngàn hàng triệu lần món hàng mà nó đặt tên10. Tuy
nhiên, giá trị đó của tài sản nhãn hiệu không hề được chứng minh một cách cụ thể thông qua
số liệu được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, sổ sách doanh nghiệp.
Khi tung sản phẩm ra thị trường, thậm chí trước khi sản phẩm ra đời, doanh nghiệp
chọn cho hàng hoá, dịch vụ đó một nhãn hiệu hay được xem là đặt cho chúng một cái tên.
Ngoài mục đích nhằm phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với những sản phẩm cùng loại
của các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đó còn giao cho nhãn hiệu một trọng trách khá quan
trọng, đó là thu hút đại đa số khách hàng tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu đó của doanh
nghiệp và nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh cũng như những lợi ích khác mà doanh nghiệp
có thể đạt được. Phân tích về đặc trưng của nhãn hiệu, ta thấy NHHH có vai trò khá quan
trọng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng, cụ thể:
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1. Đối với người tiêu dùng (sau gọi là khách hàng):
Có thể nói, NHHH có vai trò là cầu nối giữa hàng hoá, dịch vụ với khách hàng. Để
thực hiện nhiệm vụ và vai trò của mình, sau một thời gian xuất hiện trên thị trường, nhãn hiệu
phải đảm bảo có các yếu tố sau: Sự biết đến nhãn hiệu; Chất lượng thấy được của hàng hoá
mang nhãn hiệu; Những liên kết của sản phẩm với nhãn hiệu; Các yếu tố khác.
- Sự biết đến nhãn hiệu: Một nhãn hiệu được nhìn thấy một cách rõ ràng, lời quảng
cáo có ý nghĩa sẽ giúp cho khách hàng nhận biết được sản phẩm ưa thích một cách nhanh
chóng. Bên cạnh đó, một nhãn hiệu được nhiều người biết đến sẽ trở nên cần thiết khi khách

hàng đã mất đi những điểm tham khảo truyền thống của mình. Đôi lúc họ phải phân vân, gặp
rắc rối khi không biết phải lựa chọn hàng hoá, dịch vụ nào cho phù hợp trong những hàng
hoá, dịch vụ cùng loại khá phong phú và cũng với những khẩu hiệu đảm bảo uy tín và chất
lượng như nhau. Một nhãn hiệu được mọi người sử dụng rộng rãi và có uy tín sẽ bổ sung
niềm tin khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm có nhãn hiệu đó.
- Chất lượng thấy được của sản phẩm mang nhãn hiệu: Sự cảm nhận của khách hàng
về chất lượng của hàng hoá, dịch vụ thông qua hình ảnh nhãn hiệu cũng đóng một vai trò khá
quan trọng tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng cũng như sự trung thành đối với nhãn
hiệu. Chất lượng thấy được là sự cảm nhận về chất lượng, về công dụng, về mức độ phục vụ
đem lại cho khách hàng, sự phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất, không có lỗi, khuyết tật của hàng
9

Báo khoa học và phát triển số 19, ngày 14/5/2003, tr 8
Tạp chí hoạt động khoa học số 4/2003

10

Mai Hoa : Chiến lược quản lý nhãn hiệu, NXB Thanh niên, 2000

13


hoá, dịch vụ đó. Điều này có thể được thể hiện trên nhãn của hàng hoá, trên các kênh quảng
cáo, uy tín của nhãn hiệu, khi khách hàng sử dụng thử hoặc thu nhận thông tin về nhãn hiệu
và sản phẩm từ khách hàng khác. Tuy nhiên sự cảm nhận về chất lượng sản phẩm chỉ mang
tính chất là nhận thức cảm tính do người tiêu dùng không thể biết hết, biết rõ những thông số
tiêu chuẩn của hàng hoá. Ví dụ như khi sử dụng dầu gội đầu CLEAR, người tiêu dùng có thể
thích vì nó dùng được chứ không thể biết Zippto là gì cũng như gấp đôi lượng này có thực sự
trị sạch gàu hơn hay không.
- Sự liên kết giữa sản phẩm với nhãn hiệu: Những đặc tính vật chất và tinh thần của

món hàng mới cùng với sự hỗ trợ đắc lực của quảng cáo sẽ tạo nên một ấn tượng ban đầu
trong đầu người tiêu dùng về hình ảnh nhãn hiệu, đây là một yếu tố thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm; nó tạo ra một hiện tượng tâm lý trong khách hàng do phản xạ liên kết một sản phẩm
với nhãn hiệu sản phẩm đó. Lúc đó người tiêu dùng sẽ có sự phân biệt và lựa chọn giữa hàng
hoá mà họ đã sử dụng và hàng hoá mới với những lời mời chào khá hấp dẫn và lôi cuốn hoặc
đúng thị hiếu tiêu dùng của đại đa số người tiêu dùng hiện nay. Nếu vẫn lựa chọn nhãn hiệu
đã dùng thì nhãn hiệu đã tạo cho khách hàng sự trung thành đối với nhãn hiệu đó. Liên kết
nhãn hiệu là bất cứ cái gì nối trí nhớ của khách hàng đến với nhãn hiệu một cách trực tiếp hay
gián tiếp. Có thể đưa ra một ví dụ, khi nói đến bột giặt tẩy thì ta sẽ nghĩ ngay đến OMO, nói
đến nước ngọt có gas thì người ta nghĩ ngay đến Coca Cola, . . .
Tóm lại, khi khách hàng
có được sự biết đến nhãn hiệu, thấy được chất lượng của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu,
có mối liên kết về nhãn hiệu đó khi có ý định mua hàng, NHHH có vai trò giúp khách hàng
hiểu và xử lý thông tin về sản phẩm, tin tưởng vào quyết định mua hàng hoá mang nhãn hiệu
đó của mình và thoả mãn khi dùng hàng hoá mang nhãn hiệu đó. Dần dần nếu việc sử dụng
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hoá đó thường xuyên, nhãn hiệu hàng hoá sẽ tạo ra sự
Trung
tâm đối
Học
liệuhiệu
ĐHtrong
Cần
@tiêu
Tàidùng.
liệuNếuhọc
tậpsản
vàphẩm
nghiên
cứu
trung thành

với nhãn
tâmThơ
trí người
chỉ mua
chỉ vì giá
chấp nhận được, chất lượng có thể chấp nhận được, bắt buộc phải mua vì không có cách lựa
chọn nào khác hay vì nhân tiện mua thì trong trường hợp này nhãn hiệu hàng hoá không có
giá trị gì cả. Nhưng ngược lại, nếu khách hàng mua cho được hay lựa chọn cho được dịch vụ
mà mình cần mặc dù giá nó cao hơn hàng hoá, dịch vụ khác, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ
đó có thể tìm thấy ở bất kỳ sản phẩm nào, tính năng của các sản phẩm khác cũng có thể đem
lại sự tiện lợi tương tự,... thì lúc này giá trị của nhãn hiệu hàng hoá gắn trên sản phẩm đó có
giá trị rất lớn. Điều này thể hiện sự trung thành khá cao của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu
hàng hoá.
2.2. Đối với doanh nghiệp:
Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sẽ là một rào cản rất lớn khi các
doanh nghiệp khác có ý định cạnh tranh với doanh nghiệp đang có nhãn hiệu được tin dùng.
Sự trung thành đối với nhãn hiệu có thể giảm khi sự chênh lệch giá giữa nhãn hiệu và đối thủ
cạnh tranh của chúng gia tăng nhưng sự gắn bó đối với nhãn hiệu không tan biến nhanh,
chúng vẫn có thể tồn tại trong một thời gian nhất định. Để có thể lôi kéo khách hàng của các
doanh nghiệp khác về phía thì doanh nghiệp đó phải tốn một khoảng tài chính khá lớn và thời
gian khá dài. Bởi vì, đại đa số người tiêu dùng thường chỉ dùng hàng hoá của những nhãn
hiệu quen thuộc, việc đổi nhãn hiệu khác, nhất là những nhãn hiệu của nhà sản xuất chiếm
lĩnh trong những ngành hàng như: thực phẩm, thức uống, trang phục, mỹ phẩm làm đẹp, bột
giặt,...đối với họ là một điều khó khăn và miễn cưỡng thậm chí có thể gây ra những hiệu ứng
về sức khoẻ. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phát sinh hiện tượng “nhái”
hay ăn cắp nhãn hiệu thay vì cạnh tranh bằng một nhãn hiệu mới.

14



Sự trung thành đối với nhãn hiệu của khách hàng sẽ giúp cho việc tiêu thụ, sử dụng
hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tăng lên nhờ một phần việc khách hàng giúp cho doanh
nghiệp quảng bá, lôi kéo khách hàng khác sử dụng sản phẩm mà họ đang tin dùng. Nhất là ở
các khu vực doanh nghiệp có ít cơ hội để quảng bá sản phẩm lên các phương tiện thông tin đại
chúng thì vấn đề quảng bá bằng truyền miệng tỏ ra có hiệu quả khá cao. Bởi lẽ, khách hàng
mới sẽ có được sự tự tin khi sử dụng thử và quyết định lựa chọn sản phẩm mang NHHH được
quảng cáo vì có được sự đảm bảo, một từ sản phẩm mang NHHH với các chức năng đã phân
tích trên, một từ số đông khách hàng sử dụng sản phẩm mang NHHH có hiện nay.
Nhãn hiệu uy tín sẽ giúp cho doanh nghiệp: tăng giá bán, tăng khả năng mở rộng nhãn
hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, tăng lợi thế cạnh tranh,…Một nhãn hiệu nổi tiếng,
có uy tín, hình ảnh của chất lượng vượt trội chứng minh cho việc chênh lệch giá giữa các
hàng hoá, dịch vụ là một điều hợp lý. Khi được nhiều người ưa thích và sử dụng rộng rãi hàng
hoá, dịch vụ mang NHHH đó, doanh nghiệp có thể mở thêm các đại lý, hàng hoá mang nhãn
hiệu được yêu thích có thể chiếm một khoảng không gian rộng rãi hơn trong kệ hàng,...
Nhãn hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp: Sau khi đã đăng ký với Nhà
nước, Doanh nghiệp có quyền sử dụng, quảng bá và khai thác mọi lợi ích từ nhãn hiệu của
mình như sang nhượng, cho thuê, hùn vốn, cấp quyền sử dụng và được pháp luật bảo vệ
chống lại mọi sự xâm phạm như sao chép, bắt chước, sử dụng trái phép nhãn hiệu. Các hãng,
các công ty, các nhà sản xuất trong và ngoài nước có ý định làm ăn nghiêm túc, lâu dài đều
cách đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp để được bảo đảm rằng sản phẩm
của họ khi xuất hiện trên thị trường sẽ không một ai được bắt chước theo kiểu dáng hoặc
mang nhãn hiệu của họ cho sản phẩm khác cùng loại. Hoạt động này được các hãng, công ty
nước ngoài tiến hành nhiều hơn các tổ chức, cá nhân trong nước.
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhãn hiệu hàng hoá là tài sản có giá trị đối với doanh nghiệp. Nhãn hiệu được coi là
một nguồn lực kinh tế vô hình. Tuy nhiên ở mức độ nào đó người ta đã định được giá trị hữu
hình của nó. Hãng Nokia trong năm 2002 đã đưa ra một con số giá trị nhãn hiệu: 30 tỷ đô la
còn nhãn hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới Coca Cola mang về cho hãng này 69,6 tỷ đô
la,11…

Hiện nay, phần đông các doanh nghiệp Việt Nam lại tỏ ra thiếu quan tâm đến việc xây
dựng và đầu tư cho nhãn hiệu. Theo cuộc khảo sát 500 doanh nghiệp về hiện trạng xây dựng
nhãn hiệu do Báo Sài Gòn tiếp thị cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng đây là
một việc quan trọng chỉ đứng sau việc phát triển sản phẩm mới. Họ ý thức được một nhãn
hiệu mạnh sẽ giúp cho việc phát triển sản phẩm tốt hơn. Uy tín và chất lượng sản phẩm là hai
yếu tố mà doanh nghiệp nghĩ đến đầu tiên khi tiến hành xây dựng và phát triển nhãn hiệu.
Nhưng một điều đáng ngại là có đến ½ trong số các doanh nghiệp không hề có bộ phận
chuyên trách nào về quảng cáo và quản lý nhãn hiệu. Có đến 20% trong số họ không hề đầu
từ chi phí cho việc xây dựng nhãn hiệu, trên 70% trong số các doanh nghiệp đầu tư dưới 5%
cho việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu. Trong khi đó các chiến lược nhãn hiệu của các tập
đoàn đa quốc gia khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam được xây dựng ngay từ khi lập kế
hoạch kinh doanh với kinh nghiệm và bí quyết riêng đồng thời được sự hỗ trợ bởi tiềm lực tài
chính khá mạnh mẽ12.
11
12

Thời báo tài chính Việt Nam, số 67, ngày 4/6/2003.
Võ Văn Quang : Thương hiệu và hội nhập , Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 17/10/2002

15


CHƯƠNG 2
BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ THEO QUI ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Mục 1: Khái niệm chung về nhãn hiệu hàng hoá (NHHH):
1. Định nghĩa:
NHHH là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh khác nhau. NHHH có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố
đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc11.

2. Đặc điểm:
Căn cứ vào định nghĩa về NHHH, ta thấy chúng có những đặc điểm sau:
2.1 NHHH là những dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ cùng loại của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
NHHH trước hết là những dấu hiệu được sử dụng nhằm phân biệt sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, giúp người mua nhận diện hàng hoá,
dịch vụ cần tìm trong số các hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh
khác. Những dấu hiệu này được sử dụng với mục đích chỉ rõ sự khác biệt về nguồn gốc xuất
xứ hàng hoá, dịch vụ đó, nguồn cung cấp hàng hoá, dịch vụ cùng với những đặc điểm, chất
lượng có thể. Ví dụ, cùng là một sản phẩm dầu gội đầu trị gàu nhưng sản phẩm mang nhãn
hiệu “CLEAR”
là của
côngĐH
ty Unilever-Việt
phẩm
“DEBON”
là do
công ty mỹ
Trung
tâm Học
liệu
Cần ThơNam
@ còn
Tàisảnliệu
học
tập và
nghiên
cứu
phẩm LG_Vina sản xuất.
NHHH có tính độc lập nhất định so với hàng hoá, dịch vụ mà nó đặt tên. Điều này thể

hiện ở yếu tố NHHH có thể được in trực tiếp lên sản phẩm như chữ nổi “LAVIE” in trên nắp
chai nước khoáng LAVIE, NHHH “DOVE” in trên sản phẩm xà bông tắm DOVE, hoặc nhãn
hiệu có thể tách rời với hàng hoá về mặt cơ học mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng,
thẩm mỹ của sản phẩm.
Những dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu phải có tính độc đáo và dễ nhận biết. Với
chức năng phân biệt một sản phẩm cụ thể với các sản phẩm khác, NHHH đó phải mang bản
sắc riêng và dễ nhận biết. NHHH không nhất thiết phải mới như yêu cầu đối với sáng chế
nhưng nó phải đảm bảo có những dấu hiệu riêng phân biệt với các NHHH khác và được thể
hiện trong một tổng thể khép kín. Các dấu hiệu được sử dụng có thể mới được sáng tạo hay
được cách điệu đến mức có thể phân biệt với từ ngữ, hình ảnh gốc. Các dấu hiệu đó được sắp
xếp một cách trật tự, logic trong một tổng thể thống nhất và có thể được nhìn thấy một cách rõ
nét và đầy đủ dù được phóng to hay thu nhỏ trong phạm vi tương ứng.
2.2. NHHH là những dấu hiệu có thể được thể hiện bằng từ ngữ hoặc hình ảnh
hoặc tổng hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc:

11

Điều 785, BLDS 1995

16


NHHH là những dấu hiệu, những dấu hiệu đó có thể là từ ngữ, có thể là hình ảnh, biểu
tượng, ký hiệu hay có thể là sự kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh tạo thành một tổng thể hài hoà
và độc đáo. Đây là các yếu tố cấu thành nên NHHH.
* NH từ ngữ: là NH chứa các từ ngữ, tên riêng, biệt hiệu, tên địa danh, chữ viết tắt tên
người, sự vật, hiện tượng,…Ví dụ: Việt Tiến, An Phước, VISO,…
Với phương châm vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ để có được những yếu tố sáng tạo
và mang bản sắc riêng độc đáo, từ ngữ được sử dụng làm nhãn hiệu không nhất thiết phải có
trong từ điển. Đây cũng chính là một rào cản cho hành vi xâm phạm nhãn hiệu với lý do từ

ngữ mà chủ nhãn hiệu đã sử dụng là từ ngữ đã được sử dụng rộng rãi. Ví dụ: SONY, BAY,
VEO, A&B. . . Tuy nhiên, đó phải là những từ ngữ phát âm được, dễ đọc và dễ nhớ. Việc phát
âm được không bắt buộc đối với toàn bộ nhãn hiệu mà nó có thể được hiểu là có thể phát âm
được theo từng ký tự. Những tên khó phát âm, khó nhớ, nhiều ký tự sẽ không phát huy được
hoặc sẽ làm suy giảm tuyên truyền, nhất là truyền miệng. Sau khi có thông tin về sản phẩm,
có thể bạn cũng muốn thưởng thức một loại nước ngọt có gas mới được tung ra thị trường với
tên là KIZT nhưng có lẽ bạn cũng hơi ngần ngại vì cũng sợ bị nhầm lẫn với cô gái trong
quảng cáo rằng bạn muốn “kiss”,…
NHHH là từ ngữ, nếu sử dụng tên riêng, biệt hiệu, tên địa danh thì việc sử dụng đó
không được trùng với tên riêng, tên địa danh, tên của tổ chức khác trừ trường hợp có sự đồng
ý của cơ quan, tổ chức, người có quyền. Trong trường hợp sử dụng tên riêng của mình hoặc
của người thứ ba để làm NHHH thì việc sử dụng đó sẽ được pháp luật về họ tên và pháp luật
về nhãn hiệu điều chỉnh. Theo qui định của pháp luật Việt Nam12, họ tên của một người là
quyền lợi về nhân thân của họ, được pháp luật bảo vệ, không thể chuyển nhượng được và
Trung
tâm bịHọc
liệubởiĐH
Thơ
@được
Tàisửliệu
tập hiệu,
và nghiên
cứu
cũng không
tiêu diệt
thờiCần
hiệu. Khi
họ tên
dụnghọc
làm nhãn

nó hoàn toàn
mất đi tính cá nhân, trở thành yếu tố vô hình của sản nghiệp thương mại của Doanh nghiệp
(khi đã được đăng ký) và chịu sự chi phối của các qui định về nhãn hiệu13. Từ ngữ được sử
dụng làm nhãn hiệu cũng không được gây dị ứng về ý nghĩa và về văn hoá đối với công
chúng hay các dân tộc trong và ngoài nước.
Nếu là từ ngữ có tính chất thông dụng, được cộng đồng hiểu như là từ chỉ tên gọi, tính
chất của sản phẩm, được sử dụng phổ biến hoặc được biết đến một cách rộng rãi thì sẽ không
được công nhận là nhãn hiệu. Ví dụ như nhãn hiệu “Frigidare - Electrolux”, “Cam Sành Vĩnh
Long”,...thì phần chữ Frigidare, Cam Sành sẽ không được bảo hộ và các phần chữ còn lại sẽ
được bảo hộ nếu đáp ứng theo các yêu cầu đã phân tích trên.
* Nhãn hiệu hình ảnh: là nhãn hiệu được tạo thành từ các hình vẽ, ảnh chụp, hoạ tiết
trang trí, hình người, cỏ cây, động vật,…được đặc trưng hoá hoặc cách điệu đến mức có thể
phân biệt với hình ảnh gốc và được công nhận là nhãn hiệu của hàng hoá đó.
NHHH được thể hiện bằng hình ảnh có tác dụng lôi kéo người tiêu dùng thông qua thị
giác. Các hình ảnh này có thể được tô vẽ, lồng ghép, sắp xếp theo ý tưởng sáng tạo của tác giả
và có thể đồng thời được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả. Nếu tác giả hình vẽ, biểu
tượng không đồng thời là chủ sở hữu nhãn hiệu thì những rắc rối có thể phát sinh: người sử
dụng hình vẽ, biểu tượng đó làm nhãn hiệu không thể khai thác nhãn hiệu nếu không được sự
cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đó. Việc khai thác này chỉ có thể được thực hiện
12
13

. Điều 28, Bộ luật dân sự Việt Nam 1995
Nguyễn Mạnh Bách: Tìm hiểu BLDS Việt Nam_Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đồng Nai, 2001

17


một cách hợp pháp thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm. Tuy nhiên, nếu
tác phẩm đó được tạo ra theo hợp đồng thuê thì theo luật: người thuê sẽ là chủ sở hữu tác

phẩm đó và có quyền sử dụng, khai thác chúng mà không cần có sự đồng ý của người được
thuê ( tác giả)14.
Nhãn hiệu hình ảnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhãn hiệu từ ngữ. Theo đó, chủ sở
hữu nhãn hiệu hình ảnh có thể khiếu nại một người khác sử dụng từ định nghĩa của nhãn hiệu
mình làm nhãn hiệu cho họ và ngược lại, chủ nhãn hiệu từ ngữ cũng có quyền tương tự. Bởi
vì việc sử dụng như vậy có thể làm người tiêu dùng nhầm lẫn hai nhãn hiệu này. Điển hình
như trường hợp biểu tượng “Trâu Vàng” và logo “chim hạc”, biểu tượng linh vật của
SeaGame 22, là nhãn hiệu độc quyền khai thác của công ty cổ phần phát triển bóng đá Việt
Nam (VFD). Hiện nay biểu tượng Trâu Vàng đang bị một số cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ
yếu ở Hà Nội sử dụng làm nhãn hiệu như “Karaoke Trâu Vàng” kèm theo hình ảnh trâu vàng
cầm micro hát15. Trong trường hợp này Công ty cổ phần phát triển bóng đá Việt Nam có thể
kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh đó do họ vi phạm điều 805, BLDS 1995.
* Nhãn hiệu kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh: được tạo nên từ việc sử dụng và sắp
xếp hài hoà cả hai dấu hiệu từ ngữ và hình ảnh, đây là loại nhãn hiệu được sử dụng phổ biến
nhất do ưu điểm tạo khả năng phân biệt cao của chúng. Việc vận dụng hợp lý các dấu hiệu từ
ngữ và hình ảnh, tạo nên một tổng thể thống nhất đảm bảo cả hai yếu tố dễ nhìn và dễ đọc sẽ
có tác dụng giúp người tiêu dùng từ nhận ra chúng một cách nhanh chóng và tạo được sự quen
thuộc nếu được nhìn thấy, nghe thấy nhiều lần.
2.3 NHHH có tính đặc trưng phân biệt với các nhãn hiệu khác của các sản phẩm
cùng loại.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tính đặc trưng có thể phân biệt của nhãn hiệu đối với các NHHH khác có thể có hay
không có phụ thuộc vào hai đặc điểm vừa phân tích ở phần trên. Để được bảo hộ, NHHH đó
phải đảm bảo các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu không được trùng hoặc không tương tự tới
mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu của các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự đồng thời phải
chỉ rõ ra được nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ, nguồn cung cấp hàng hoá dịch vụ mà
nó đặt tên.

Ở Việt Nam, những dấu hiệu chung không có khả năng phân biệt hoặc dấu hiệu dễ gây

nhầm lẫn cho người khác không được coi là NHHH, không được bảo hộ theo pháp luật Việt
Nam . Những dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu được công nhận là có khả năng phân biệt khi thoả
mãn các điều kiện tại điều 6, Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 và không thuộc trường hợp
pháp luật từ chối bảo hộ với danh nghĩa là NHHH.
3. Phân loại:
NHHH được chia một cách tương đối ra làm nhiều loại dựa trên các tiêu chí như căn
cứ vào các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu, chủ thể của nhãn hiệu, căn cứ vào đối tượng mà

14
15

Điều 753 & điều 756, BLDS Việt Nam 1995
Thông tin lấy từ báo Pháp luật TPCHM ngày 13.3.3002, tr 11

18


nhãn hiệu thể hiện hay căn cứ vào tiêu chuẩn đăng ký nhãn hiệu, cơ bản bao gồm các loại
nhãn hiệu sau16:
* Căn cứ vào dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu, ta có các loại nhãn hiệu: nhãn hiệu từ ngữ,
nhãn hiệu hình ảnh và nhãn hiệu kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh (đã trình bày ở phần trên).
* Căn cứ vào số lượng chủ sở hữu nhãn hiệu, ta có nhãn hiệu cá nhân và nhãn hiệu tập
thể. Nhãn hiệu cá nhân là nhãn hiệu do một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đăng ký để sử
dụng cho hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất hay phân phối. Ví dụ như nhãn hiệu Vinamilk,
An Phước, Sony…Còn nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu cho một nhóm hàng hoá, dịch vụ nào
đó được tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác (thường là trong cùng một khu
vực địa lý, gắn với các yếu tố xuất xứ, địa lý nhất định) cùng sử dụng, trong đó mỗi thành
viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định. Ví dụ như: Cam Sành
Vĩnh Long, nước mắm Phú Quốc, vải lụa Hà Đông,...Nhãn hiệu tập thể thường được đăng ký
dùng cho các sản phẩm giống nhau và cùng chủng loại vì các sản phẩm đó rất khó được đăng

ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho một chủ thể nào đó.
* Căn cứ vào sự trùng nhau hoặc tương tự nhau giữa các nhãn hiệu do cùng một chủ
thể đăng ký sử dụng, ta có nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu cá biệt. NHHH liên kết là các nhãn
hiệu hàng hoá tương tự nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các các sản phẩm,
dịch vụ cùng loại, tương tự với nhau hoặc có liên quan tới nhau, và các NHHH trùng nhau do
cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự với nhau hoặc có liên
quan tới nhau17. Ví dụ: nhãn hiệu ESSANCE là nhãn hiệu liên kết được sử dụng cho các loại
mỹ phẩm chăm sóc da như: sữa rửa mặt, dung dịch làm mềm và mát da, kem dưỡng da, phấn
trang điểm; các nhãn hiệu Sunsilk bồ kết, Sunsilk Aloe Vera, Sunsilk Hoa Cúc, Sunsilk Nhân
Trung
tâm Học
CầnDầu
Thơ
@Thủ
TàiÔ liệu
và nghiên
Sâm, Sunsilk
Thảo liệu
Dược ĐH
và Sunsilk
Xả Hà
là cáchọc
nhãn tập
hiệu hàng
hoá tương cứu
tự
nhau do hãng Unilever-Việt Nam đăng ký dùng cho các sản phẩm dầu gội và dầu xả. Nhãn
hiệu cá biệt là nhãn hiệu được sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ cụ thể. Mỗi loại có một nhãn
hiệu riêng, do đó một cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau có
thể có nhiều nhãn hiệu cá biệt. Ví dụ: Clear, Omo, P/S, Sunlight,...là các nhãn hiệu cá biệt của

hãng Unilever -Việt Nam; hoặc Dream, Super Dream, Future, Wave, ...của hãng Honda (
Nhật Bản).
* Căn cứ vào tiêu chí đăng ký bảo hộ, ta có NHHH phải đăng ký bảo hộ và NHHH
không phải đăng ký bảo hộ (theo khái niệm pháp lý gọi là NHHH nổi tiếng) Quyền đối với
nhãn hiệu, ở một số quốc gia, có thể phát sinh trên cơ sở sử dụng. Một số quốc gia thì ghi
nhận về quyền đối với nhãn hiệu thuộc về người thực hiện sớm hơn một trong hai việc: sử
dụng nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu theo qui định của luật. Ở đa số các quốc gia thì quyền
đối với nhãn hiệu chỉ phát sinh khi nhãn hiệu đó được đăng ký. Quyền đối với nhãn hiệu nổi
tiếng thuộc về người sử dụng và làm cho nhãn hiệu đó nổi tiếng18. Trong trường hợp này, chủ
NHHH không cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhưng vẫn được Nhà nước chấp nhận
bảo hộ theo các qui định về bảo hộ NHHH nổi tiếng khi có Quyết định công nhận NHHH nổi
tiếng. Bởi vì các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia điều không qui định chủ
16

Việc phân loại như trên chỉ mang tính chất tương đối do pháp luật chưa có qui định cụ thể xác định tiêu chí,
cách phân loại NHHH. Vì vậy, người viết căn cứ vào các đặc điểm, tính chất của NHHH đồng thời tham khảo
một số bài phân tích, bình luận có đề cập đến việc phân loại NHHH
17
Khoản 2,điều 1,Nghị định 06/CP sửa đổi Nghị định 63/CP
18
Lê Duy Tiến: Vấn đề sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, Tạp chí hoạt động khoa học số 4/2003, tr 19

19


sở hữu, nhà sản xuất phải đăng ký bảo hộ đối với NHHH nổi tiếng. Như vậy, đối với các
NHHH hàng hoá thông thường, để được bảo hộ thì chủ nhãn hiệu phải tiến hành thủ tục đăng
ký NHHH đó tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật. Sau một thời
gian nhất định, kể từ thời điểm NHHH được đăng ký bảo hộ, NHHH đó trở nên nổi tiếng và
được công nhận là NHHH nổi tiếng (dựa theo các tiêu chí về phạm vi không gian và thời gian

NHHH đó được sử dụng, về uy tín, danh tiếng của NH,...) thì vấn đề đăng ký NHHH nổi tiếng
hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ NH được công nhận là nổi tiếng đó.
Mục 2: Bảo hộ NHHH theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành:
1. Căn cứ phát sinh vấn đề bảo hộ. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu NHHH:
1.1 Căn cứ phát sinh vấn đề bảo hộ:
Khác với quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp trong đó có đối tượng là NHHH
không chỉ phát sinh bằng sự kiện tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp trên thực tế mà (quyền
đó) còn phải được xác lập trên cơ sở văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp theo các qui định đối với từng đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Như vậy để được
pháp luật bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu, chủ thể có quyền theo luật định phải tuân theo trình
tự thủ tục hành chính là gởi Đơn yêu cầu bảo hộ, yêu cầu công nhận NHHH nổi tiếng và được
ghi nhận hay chấp nhận bằng hình thức cấp Văn bằng bảo hộ hay Quyết định công nhận, chấp
nhận bảo hộ NHHH đó từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thời điểm xác lập quyền sở
hữu đối với NHHH được tính từ ngày cấp đến hết thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu hay Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế và công nhận NHHH
nổi tiếng. Ta có khái niệm:

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Văn bằng bảo hộ NHHH là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày
cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần,
mỗi lần 10 năm (điểm đ,khoản2, điều 9, NĐ 63/CP).
Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế, Quyết định công nhận nhãn
hiệu nổi tiếng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành là cơ sở xác nhận NHHH tương
ứng được Nhà nước bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ các đối tượng đó (điểm 3, khoản 6,
điều 1, NĐ 06/CP).
2.2. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ:
Theo điều 789, BLDS 1995 và điều 14, Nghị định 63/CP qui định: quyền nộp đơn yêu
cầu cấp Văn bằng bảo hộ NHHH thuộc về cá nhân, pháp nhân, người được những người có
quyền nộp đơn chuyển giao quyền, các chủ thể khác tiến hành hoạt động sản xuất, hoạt động

dịch vụ, hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
NHHH cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, tiến hành, phân phối trên thị
trường. Trong trường hợp chủ thể tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp nộp đơn yêu cầu
bảo hộ NHHH cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất thì phải
đảm bảo điều kiện người sản xuất không sử dụng NHHH đó cho sản phẩm tương ứng và
không phản đối việc nộp đơn trên.
Chủ thể có quyền nộp đơn có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện
sở hữu công nghiệp tiến hành việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ
tục có liên quan tại Cục Sở hữu công nghiệp (sau gọi tắt là Cục SHCN).

20


2. Trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu:
Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được qui định trong BLDS
1995, được cụ thể hoá tại Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính Phủ qui định chi
tiết về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 06/CP ngày 01/2/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 63/CP và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 3055/TT-SHCN ngày
31/10/1996 của Bộ KH_CN& MT hướng dẫn thi hành các qui định về thủ tục xác lập quyền
sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP.
Trình tự xác lập quyền đối với nhãn hiệu được tiến hành qua các giai đoạn nộp đơn và
thụ lý đơn, xét nghiệm hình thức và nội dung đơn, cấp Giấy chứng nhận đăng ký NHHH và
công bố Giấy chứng nhận trên công báo SHCN. Nội dung cụ thể:
Khi có đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ (sau gọi tắt là Đơn) được nộp trực tiếp tại
Cục SHCN hay qua đường bưu điện thì Cục SHCN sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ các tài liệu
trong đơn để xem có chấp nhận đơn hay không.
Sau khi tiếp nhận Đơn, Cục SHCN sẽ tiến hành kiểm tra Đơn về mặt hình thức xem
Đơn có đáp ứng các yêu cầu được xem là Đơn hợp lệ19. Nếu đơn hợp lệ thì Cục xác nhận
ngày nộp đơn hợp lệ, ngày ưu tiên. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày tiếp nhận Đơn, Cục
SHCN xét nghiệm Đơn về hình thức. Hết thời hạn này, Cục SHCN phải ra một trong hai văn

bản: thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, các thiếu sót (nếu có) và thời hạn (2 tháng) cho người
nộp đơn sửa chữa, bổ sung các thiếu sót đó; hay thông báo từ chối chấp nhận đơn và nêu rõ lý
do từ chối. Trong thời hạn xét nghiệm hình thức, người nộp đơn có thể chủ động sửa đổi, bổ
sung các tài liệu trong đơn nhưng không được mở rộng phạm vi bảo hộ và không được làm
thay đổi
bản chất
đối tượng
trong
đơn. @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung
tâm
Họccủaliệu
ĐH nêu
Cần
Thơ
Trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, Cục SHCN sẽ tiến
hành xét nghiệm nội dung đơn. Trong thời gian này người nộp đơn vẫn có thể chủ động hoặc
theo yêu cầu của Cục SHCN sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn và phải nộp lệ phí theo
qui định20. Kết thúc thời hạn theo qui định, Cục SHCN ra văn bản thông báo đồng ý cấp GCN
đăng ký nhãn hiệu hay từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với lý do kèm theo.
Nếu nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ và người nộp đơn đã đóng đủ lệ
phí theo qui định thì Cục SHCN ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng
hoá và tiến hành công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Đối với đối tượng là NHHH nổi tiếng: Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có văn
bản qui định cụ thể trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá nối tiếng. Tuy
nhiên, căn cứ vào khoản 8 và khoản 11 điều 1 Nghị định 06/CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 63/CP, ta có thể suy luận rằng trình tự, thủ tục tiến hành công nhận nhãn hiệu
hàng hoá nổi tiếng rất đơn giản mà không theo trình tự thủ tục như đối với đơn đăng ký
NHHH và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác. Pháp luật qui định Đơn yêu cầu cấp Văn
19


Đơn được xem là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hình thức qui định tại điểm 5 và điểm 8, TT3055/
TT_SHCN
20

Nếu Cục SHCN yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung tài liệu mà người đó không thực hiện mà không có lý
do chính đáng thì Đơn bị coi như rút bỏ; nếu người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung nội dung Đơn thì việc sửa
đổi, bổ sung đó không được làm thay đổi bản chất đối tượng nêu trong đơn và không được mở rộng phạm vi bảo
hộ nêu trong đơn (điểm 16.4, TT3055)

21


bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và NHHH được công nhận là
hợp lệ phải qua trình tự, thủ tục công bố Đơn trên công báo, xét nghiệm đơn về nội dung và
hình thức,…Trình tự, thủ tục này không áp dụng đối với Đơn yêu cầu công nhận NHHH nổi
tiếng. Khi nào chủ NHHH được coi là nổi tiếng có đủ các cơ sở để chắc chắn rằng nhãn hiệu
hàng hoá của mình đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn được công nhận là NHHH nổi tiếng thì
người đó có thể tiến hành nộp đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu công nhận
NHHH nổi tiếng. Bên cạnh các tài liệu cần phải có như đối với đơn yêu cầu đăng ký nhãn
hiệu hàng hoá khác, trong đơn yêu cầu công nhận NHHH nổi tiếng còn phải bao gồm các tài
liệu mà chủ nhãn hiệu có thể chứng minh NHHH đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn là NHHH
nổi tiếng. Nếu xem xét NHHH có đầy đủ các điều kiện theo luật định, cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền sẽ ra quyết định công nhận NHHH nổi tiếng cho NHHH đó.
3. Các quyền của chủ nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ, được công nhận là
NHHH nổi tiếng :
Văn bằng bảo hộ, Quyết định công nhận NHHH nổi tiếng có vai trò xác lập quyền sở
hữu nhãn hiệu của người được cấp, theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có các quyền như: độc
quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền chuyển giao nhãn hiệu cho người khác và quyền yêu cầu cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ mình khi có tranh chấp.

3.1. Quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu:
Độc quyền sử dụng NHHH có nghĩa là chủ NHHH có toàn quyền sử dụng NHHH của
mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với các qui định của pháp luật. Việc sử
dụng này bao gồm hành vi gắn nhãn hiệu trực tiếp lên hàng hoá hoặc các hình thức khác như
dán, đính,
lên hàng
hoặcCần
bao bìThơ
chứa đựng
hàngliệu
hoá; tiếp
và quảng
bá nhãn hiệu
Trung
tâmcàiHọc
liệuhoáĐH
@ Tài
họcthịtập
và nghiên
cứu
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các giấy tờ giao dịch, trên các áp phích quảng
cáo,...
Mặt khác, quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu còn thể hiện ở quyền của chủ nhãn hiệu
không cho phép bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác tiến hành các hoạt động có liên quan đến
việc sử dụng NHHH của mình đã được bảo hộ vào mục đích thương mại như: sản xuất, đưa
vào lưu thông, quảng bá nhằm giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm cùng loại mang nhãn hiệu
có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhãn hiệu mà chủ nhãn hiệu đã đăng ký.
Theo qui định của pháp luật Việt Nam, nếu NHHH được công nhận là NHHH nổi
tiếng thì quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu nổi tiếng đó còn được mở
rộng hơn. Quyền này thể hiện qua việc chủ nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng còn có quyền không

cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự với NHHH nổi tiếng
hoặc dấu hiệu dưới dạng phiên âm dịch nghĩa của NHHH nổi tiếng của mình cho các sản
phẩm, dịch vụ không cùng loại, không tương tự và không có liên quan gì đến hàng hoá, dịch
vụ nằm trong danh mục cùng loại hoặc tương tự đã đăng ký cho NHHH nổi tiếng đó ( khoản
24, Điều 1, Nghị định 06/CP).
Hạn chế : Quyền độc quyền sử dụng của chủ nhãn hiệu bị pháp luật hạn chế đối với
hành vi không sử dụng. Nghĩa là, chủ nhãn hiệu phải có nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu liên tục
và không được đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu quá 5 năm liền. Nếu không thực hiện nghĩa vụ
này thì quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt vào thời điểm Văn bằng bảo hộ bị
đình chỉ hiệu lực (khoản 2, điều 46, NĐ63/CP) .

22


3.2. Quyền chuyển giao nhãn hiệu cho người khác:
Bên cạnh quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu còn có quyền
chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng NHHH đã đăng ký hoặc đã được công nhận là
NHHH nổi tiếng cho người khác thông qua hợp đồng chuyển quyền sở hữu hoặc hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng, còn gọi là hợp đồng li_xăng (licence). Việc chuyển giao này có
thể được thực hiện khi chủ nhãn hiệu không có nhu cầu, chưa có yêu cầu sử dụng hoặc chỉ sử
dụng được nhãn hiệu trong phạm vi hạn chế về không gian hay vì lý do nào đó mà chủ nhãn
hiệu không thể tiếp tục sử dụng nhãn hiệu được.
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu NHHH (khoản 2, điều 796, BLDS 1995):
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu thực chất là một hợp đồng mua bán tài sản,
theo đó chủ nhãn hiệu có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên mua và nhận
tiền, còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận tài sản (hay nói đúng hơn là nhận quyền tài
sản). Hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được đăng ký tại Cục SHCN.
Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (hợp đồng Li-xăng 21): Hợp đồng
li-xăng nhãn hiệu là hợp đồng theo đó chủ nhãn hiệu cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu
trên sản phẩm do người đó sản xuất, phân phối và trong việc kinh doanh.

Hợp đồng li-xăng có thể có nhiều hình thức: nó có thể chỉ giới hạn trong một phạm vi
không gian, thời gian hay giới hạn trong một số mặt hàng nhất định; li-xăng có thể là li-xăng
độc quyền hay li-xăng không độc quyền. Li-xăng độc quyền (theo điều 821,BLDS) là li-xăng
theo đó bên được chuyển giao có toàn quyền sử dụng nhãn hiệu trong giới hạn đã qui định
trong hợp đồng, còn bên chuyển giao cam kết không độc lập khai thác đối tượng đó và không
được chuyển
giao li-xăng
tự cho Thơ
người thứ
Đâyliệu
là hình
thứctập
sử dụng
biến nhất
Trung
tâm Học
liệu tương
ĐH Cần
@ba.
Tài
học
và phổ
nghiên
cứu
do tính chất độc quyền phân phối sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong một phạm vi nhất định
của bên được chuyển giao. Li-xăng không độc quyền (theo điều 822, BLDS) là li-xăng theo
đó bên được chuyển giao được quyền sử dụng nhãn hiệu theo những điều kiện được ghi trong
hợp đồng li-xăng, bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng đồng thời có quyền chuyển giao
nhãn hiệu đó cho bên thứ ba cũng với những điều kiện tương tự.
Về hình thức, hợp đồng li-xăng nhãn hiệu phải được lập thành văn bản và phải được

đăng ký tại Cục SHCN. Về bản chất, hợp đồng li-xăng nhãn hiệu là hợp đồng cho thuê tài sản,
tuy nhiên khác với các loại hợp đồng cho thuê tài sản khác, bên thuê (bên được chuyển giao
trong hợp đồng li-xăng nhãn hiệu) bị hạn chế ở quyền không sử dụng. Bên được chuyển giao
li-xăng có nghĩa vụ phải sử dụng NHHH bởi vì NHHH không được sử dụng trong thời hạn 5
năm sẽ bị đình chỉ hiệu lực. Bên được chuyển giao phải khai thác nhãn hiệu theo các điều
kiện đã thoả thuận trong hợp đồng, bên chuyển giao có quyền kiểm tra việc thực hiện các điều
kiện này. Khi hết thời hạn hợp đồng, bên được chuyển giao phải ngưng ngay việc sử dụng nếu
không sẽ bị xem là xâm phạm độc quyền sử dụng nhãn hiệu của bên đã chuyển giao22.

21

Li-xăng là sự thoả thuận bằng văn bản, trên cơ sở đó cá nhân, tổ chức (còn gọi là bên giao) cho phép cá nhân,
tổ chức (còn gọi là bên được chuyển giao) được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ nhất định (lãnh thổ li-xăng) và
trong thời hạn nhất định đối tượng li-xăng đang thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của bên giao. Sự thoả
thuận đó được gọi là hợp đồng Li-xăng.
.
22
Tuy nhiên, một cách hợp lý có thể suy đoán rằng bên chuyển giao li-xăng phải cho bên được chuyển giao một
thời hạn hợp lý để xử lý hàng hoá còn tồn đọng

23


Hạn chế: để bảo vệ cho người được chuyển giao li-xăng, pháp luật qui định chủ
NHHH chỉ được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng NHHH của mình trong phạm vi
không gian và thời gian được pháp luật bảo hộ đồng thời đảm bảo việc chuyển giao không bị
bên thứ ba tranh chấp. Nếu có xảy ra tranh chấp thì chỉ bên giao chịu trách nhiệm giải quyết.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao nhãn hiệu không được gây nên sự nhầm lẫn về đặc tính hoặc
nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Việc chuyển giao nhãn hiệu nổi tiếng phải
đảm bảo duy trì uy tín, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ manh nhãn hiệu nổi tiếng đó và việc

chuyển giao nhãn hiệu liên kết chỉ được thực hiện đồng thời với tất cả các nhãn hiệu liên kết.
Ngoài ra, việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu còn được thực hiện thông qua hợp
đồng tặng, cho, thừa kế nhãn hiệu.
3.3. Quyền của chủ nhãn hiệu yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ
mình khi có tranh chấp:
Trong trường hợp quyền sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu có
quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm
dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại (điều 796, BLDS). Theo như qui định trên thì
chính chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký mới có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo thủ tục hành chính hay khởi kiện tại Tòa.
Nhưng trên thực tế, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng hợp pháp
nhãn hiệu thì ta có thể suy đoán hợp lý rằng quyền yêu cầu trên cũng có thể do người sử dụng
hợp pháp nhãn hiệu bị xâm phạm tiến hành thay vì phải chờ đợi việc làm này của chủ sở hữu
nhãn hiệu đó.
3.4. Hiệu
của Văn
hộ, Quyết
địnhliệu
cônghọc
nhận tập
NHHH
tiếng. Vấn
Trung tâm
Họclựcliệu
ĐHbằng
CầnbảoThơ
@ Tài
vànổi
nghiên
cứu

đề sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ NHHH:
a. Hiệu lực :
* Hiệu lực về thời gian:
Giấy chứng nhận đăng ký NHHH có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ
ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
Quyết định chấp nhận bảo hộ NHHH đăng ký quốc tế có hiệu lực kể từ ngày đăng ký
quốc tế được công bố trên Công báo NHHH quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đến hết
20 năm kể từ ngày đó và có thể được gia hạn thêm 20 năm.
Quyết định công nhận NHHH nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn
hiệu đó được công nhận là nổi tiếng ghi trong Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
* Hiệu lực về không gian:
Văn bằng bảo hộ NHHH được cấp theo pháp luật Việt Nam thì chỉ có hiệu lực trên
toàn lãnh thổ Việt Nam (theo khoản 1, điều 9, NĐ63/CP). Đây là qui định phù hợp với thông
lệ chung của pháp luật các quốc gia khác và pháp luật quốc tế. Nếu đăng ký bảo hộ quyền sở
hữu NHHH theo pháp luật quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ quốc gia đó và
chỉ có quốc gia đó mới có trách nhiệm bảo hộ. Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ này có ngoại lệ,
khi các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế (song phương hay đa phương) trong lĩnh
vực này thì phạm vi không gian bảo hộ NHHH có thể được mở rộng ra các nước là thành viên
tham gia ký kết Điều ước quốc tế đó.

24


b. Sửa đổi, duy trì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ:
Trong trường hợp có sự thay đổi về tên, địa chỉ của chủ Văn bằng bảo hộ NHHH; có
sự thay đổi một số chi tiết của nhãn hiệu nhưng không làm thay đổi căn bản nhãn hiệu đó;
giảm bớt một số sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm, dịch vụ ghi trong Văn bằng bảo hộ
nhãn hiệu, chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp đơn cho Cục SHCN yêu cầu sửa đổi các nội dung
nêu trên. Nếu yêu cầu đó là hợp lệ, Cục SHCN sẽ tiến hành sửa đổi, đăng bạ và công bố sự
thay đổi đó trên Công báo SHCN. Ngược lại, Cục SHCN sẽ từ chối và nêu rõ lý do từ chối

sửa đổi.
c. Đình chỉ, huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ:
Văn bằng bảo hộ có thể bị đình chỉ hay bị huỷ bỏ nếu có đơn yêu cầu tương ứng của
người thứ ba và thuộc trong các trường hợp qui định tại điều 28, điều 29, Nghị định 63/CP.
4. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu NHHH và biện pháp xử lý:
4.1. Các hành vi xâm phạm:
Căn cứ theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể là tại khoản 3 điều 34
Nghị định 63/CP, ta có thể phân loại hành vi xâm phạm NHHH thành các nhóm sau:
- Nhóm hành vi sử dụng NHHH được bảo hộ tại Việt Nam của người khác cho sản
phẩm do mình sản xuất, nhập khẩu, bán hoặc chào hàng các sản phẩm hàng hoá mang nhãn
hiệu được bảo hộ tại Việt Nam trên thị trường Việt Nam.
- Nhóm hành vi sử dụng NHHH tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHHH của người

Trung
tâmbảo
Học
liệu
Thơ
họctrêntập
cứu
khác được
hộ tại
ViệtĐH
NamCần
cho sản
phẩm@
do Tài
mình liệu
sản xuất,
cácvà

baonghiên
bì hàng hoá,
phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh, lưu thông, chào bán, nhập
khẩu, quảng cáo nhằm để bán hàng hoá mang nhãn hiệu tương tự tới mức gây nhầm lẫn với
NHHH được bảo hộ tại Việt Nam của người khác.
4.2. Các biện pháp xử lý:
a. Biện pháp hành chính:
Biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền đối với NHHH có thể
dựa trên cơ sở khiếu kiện của chủ NHHH bị xâm phạm hoặc bởi sự phát hiện của chính cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền thực thi bảo hộ quyền SHCN trong quá trình thực hiện chức
năng (hoạt động thanh tra, kiểm tra) của mình. Chủ NHHH bị xâm hại có thể yêu cầu Cục
SHCN xử lý dưới các hình thức: không cấp Văn bằng bảo hộ cho đơn vị yêu cầu đăng ký
nhãn hiệu có dấu hiệu qui phạm, đình chỉ hay thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký NHHH đã
cấp nếu chủ nhãn hiệu có chứng cứ chứng minh quyền của mình bị vi phạm; hoặc chủ nhãn
hiệu có thể khiếu kiện tại cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xử lý hành vi vi phạm. Biện pháp
xử lý vi phạm hành chính được thực hiện đối với các hành vi xâm phạm NHHH của người
khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt
trong trường hợp này bao gồm: Hải Quan, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành
SHCN, Uỷ ban nhân dân,...
Cơ sở pháp lý áp dụng xử phạt vi phạm hành chính về NHHH được căn cứ theo các
văn bản pháp luật hiện hành sau:
- Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 06/7/1995

25


×