Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP CHẾ ĐỊNH DI sản DÙNG vào VIỆC THỜ CÚNG TRONG bộ LUẬT dân sự năm 2005 lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.27 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
-----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2009 - 2013
ĐỀ TÀI

CHẾ ĐỊNH DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ
CÚNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Bộ môn: Luật Tư Pháp

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ngân
MSSV: 5095441
Lớp: Luật Hành Chính – k35

CẦN THƠ, 11/2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 2

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
1.1 Khái niệm về di sản dùng vào việc thờ cúng ......................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về di sản ............................................................................................ 4
1.1.2 Khái niệm về di sản dùng vào việc thờ cúng ..................................................... 7
1.2 Đặc điểm của di sản dùng vào việc thờ cúng ........................................................ 9
1.3 Ý nghĩa của di sản dùng vào việc thờ cúng ......................................................... 12
1.4 Lược sử hình thành về di sản dùng vào việc thờ cúng qua các thời kỳ ............ 13
1.4.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ........................................ 13
1.4.1.1 Pháp luật thời nhà Lê ............................................................................. 13
1.4.1.2 Pháp luật thời nhà Nguyễn ..................................................................... 14
1.4.1.3 Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc ................................................................. 15
1.4.2 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến trước khi có Pháp lệnh thừa kế năm 1990
............................................................................................................................. 17
1.5.3 Giai đoạn từ khi Pháp lệnh thừa kế 1990 có hiệu lực cho đến nay ............... 17
1.5 Mối liên hệ giữa di sản dùng vào việc thờ cúng với di sản thường và di tặng
............................................................................................................................. 18
1.5.1 Di sản dùng vào việc thờ cúng với di sản thường ........................................... 18
1.5.2 Di sản thờ cúng với di tặng .............................................................................. 19


CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
2.1 Tính chất pháp lý của di sản dùng vào việc thờ cúng ........................................ 22
2.1.1 Tính chất không thể chuyển nhượng .............................................................. 22
2.1.2 Tính chất không thể kê biên............................................................................. 25


2.2 Người lập di sản dùng vào việc thờ cúng ............................................................. 27
2.2.1 Điều kiện của người lập di sản dùng vào việc thờ cúng ................................. 27
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người lập di sản dùng vào việc thờ cúng ................. 30
2.2.2.1 Quyền của người lập di sản thờ cúng ..................................................... 30
2.2.2.2 Nghĩa vụ của người lập di sản dùng vào việc thờ cúng ......................... 34
2.3 Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng ..................................................... 35
2.3.1 Điều kiện của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng ......................... 35
2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng .......... 37
2.3.2.1 Quyền của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng ...................... 37
2.3.2.2 Nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng .................. 39
2.4 Người hưởng di sản dùng vào việc thờ cúng ....................................................... 40
2.4.1 Điều kiện của người hưởng di sản dùng vào việc thờ cúng ........................... 40
2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của người hưởng di sản dùng vào việc thờ cúng............ 41
2.4.2.1 Quyền của người hưởng di sản dùng vào việc thờ cúng ........................ 41
2.4.2.2 Nghĩa vụ của người hưởng di sản dùng vào việc thờ cúng .................... 42
2.5 Quyền lợi của chủ nợ có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng ............ 43
2.6 Hiệu lực của di sản dùng vào việc thờ cúng ........................................................ 45
2.6.1 Thời điểm phát sinh hiệu lực .......................................................................... 45
2.6.2 Thời điểm chấm dứt hiệu lực và hệ quả pháp lý ............................................ 45
2.6.2.1 Thời điểm chấm dứt hiệu lực .................................................................. 45
2.6.2.2 Hệ quả pháp lý........................................................................................ 47


CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ
DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng giải quyết tranh chấp di sản
dùng vào việc thờ cúng ........................................................................................ 50
3.1.1 Thuận lợi ............................................................................................................ 50
3.1.2 Khó khăn ............................................................................................................ 51
3.2 Kiến nghị hoàn thiện những vướng mắc về di sản dùng vào việc thờ cúng ..... 56
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện ngay trong từ ngữ, từ “toàn bộ di sản” trong
Khoản 2 Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2005 ................................................ 56
3.2.1.1 Hạn chế ................................................................................................... 56
3.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện .............................................................................. 57
3.2.2 Kiến nghị bổ sung thêm thời hiệu khởi kiện tranh chấp liên quan đến di
sản dùng vào việc thờ cúng tại Khoản 3 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 ..... 57
3.2.2.1 Hạn chế ................................................................................................... 57


3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện .............................................................................. 59
3.2.3 Về người lập di chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng ............................ 59
3.2.3.1 Hạn chế ................................................................................................... 59
3.2.3.2 Giải pháp hoàn thiện .............................................................................. 61
3.2.4 Về việc cắt giảm di sản dùng vào việc thờ cúng vượt mức ............................. 62
3.2.4.1 Hạn chế ................................................................................................... 62
3.2.4.2 Giải pháp hoàn thiện .............................................................................. 62

KẾT LUẬN ................................................................................................ 65


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân dân ta có truyền thống uống nước nhớ nguồn, con cái phải hiếu thảo, tôn
thờ ông bà, cha mẹ. Họ tôn trọng đấng sinh thành, người đã tạo ra họ, sau khi cha mẹ,
ông bà họ chết, họ tổ chức ma chay, và hàng năm đến ngày giỗ người chết thì họ tổ
chức cúng viếng, bày mâm cỗ dâng lên người chết “ăn uống” với hy vọng người chết
nơi suối vàng được no ấm. Chính vì thế, thông thường một người trước khi chết có để
lại di sản với di nguyện rằng sau này di sản này chỉ dùng để phục vụ cho việc thờ
cúng, người kế tự không được quyền bán hay tặng cho một ai khác. Từ đó hình thành
nên nề nếp trong hoạt động tín ngưỡng, đó là di sản dùng vào việc thờ cúng, là loại di
sản không được bán và cũng không được chia thừa kế. Vì vậy, hầu hết các gia đình
Việt Nam đều chú trọng đến việc thờ cúng, bằng cách dùng một số tài sản để lo việc
phụng tự. Các tài sản này có thể bao gồm nhiều loại với tên gọi khác nhau nhưng
chung quy đó là di sản dùng vào việc thờ cúng.
Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng là một chế định phổ biến của đời sống xã
hội nên từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, pháp luật thời kỳ phong kiến, thời
kỳ Pháp thuộc cũng có những quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng. Trong các bộ
luật được ban hành vào thời kỳ phong kiến và các Bộ luật cũ thời kỳ Pháp thuộc, di
sản thờ cúng là một chế định chiếm một vị trí không kém phần quan trọng trong các bộ
luật. Trong tiến trình đổi mới, nhà nước ta đã ban hành Bộ luật Dân sự đầu tiên năm
1995, vấn đề di sản thờ cúng trong Bộ luật này được quy định cụ thể hơn so với các
Bộ luật trước đây. Trong quá trình áp dụng Bộ luật Dân sự 1995 còn nhiều thiếu sót và
bất cập, cho nên nhà nước tiến hành sửa đổi, bổ sung và cho ra đời Bộ luật Dân sự năm
2005, nhưng vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng cũng không có gì thay đổi.
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu vấn đề về di sản dùng vào việc thờ cúng thì
ít có một công trình khoa học nghiên cứu. Nhưng trong khi chế định di sản dùng vào
việc thờ cúng là một vấn đề được nhiều người quan tâm và là một vấn đề cũng thường
xuyên xảy ra trong thực tế, nên cần điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống
một cách kịp thời và đảm bảo quyền lợi của người dân.

Tuy nhiên, quy định về di sản thờ cúng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005
còn rất chung chung mang tính định hướng trong quá trình áp dụng, thông qua một
điều luật chưa thể khái quát được hết những tình huống, những vấn đề vướng mắc
cũng như những thiếu sót gặp phải trong thực tế. Do đó, thông qua Điều 670 Bộ luật
Dân sự 2005 người viết chọn đề tài “Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong
Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn”, nhằm hoàn thiện hơn quy định của
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

1

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

pháp luật về di sản thờ cúng, giúp người đọc có một cách nhìn và cách hiểu khái quát
nhất về di sản thờ cúng theo tinh thần pháp luật Việt Nam, tạo tiền đề cho các quy định
sau này hoàn thiện hơn, tạo cơ sở pháp lý quan trọng mang tính nguyên tắc khi áp
dụng trong thực tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về chế định di
sản dùng vào việc thờ cúng, giúp cho người đọc hiểu một cách rõ ràng các quy định
của luật. Trên cơ sở đó, người viết chỉ ra những bất cập trong quy định của luật và đề
xuất một số giải pháp để hoàn thiện những quy định của luật về di sản dùng vào việc
thờ cúng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này người viết chỉ nghiên cứu một số quy định của luật về di sản dùng
vào việc thờ cúng, thực tiễn áp dụng và giải pháp tháo gở những vướng mắc trong
cách giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng khi áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự
Việt Nam năm 2005. Qua đó, người viết hy vọng sẽ góp phần bổ sung cũng như hoàn

thiện quy định của luật và áp dụng trong thực tế nhằm thể hiện truyền thống tốt đẹp
của con người Việt Nam đó là truyền thống nhớ về cội nguồn, thể hiện tấm lòng biết
ơn, hiếu thảo thông qua việc thờ cúng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu người viết sử dụng phương pháp phân tích, so sánh,
đối chiếu các điều luật nhằm có thể tìm ra những bất hợp lý, qua đó tác giả cũng đưa ra
quan điểm giải quyết hợp lý cho vấn đề. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu trên tài
liệu sách vở sưu tầm và tổng hợp các thông tin qua các bài viết, văn bản pháp luật có
liên quan, một số sách, báo, tạp chí, giáo trình mà người viết sử dụng trong quá trình
thực hiện đề tài này.
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm có ba chương:
 Chương 1: Khái quát chung về di sản dùng vào việc thờ cúng
Chương này chủ yếu trình bày các vấn đề cơ bản của di sản dùng vào việc thờ
cúng qua các thời kỳ lịch sử, về khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của di sản dùng vào
việc thờ cúng.
 Chương 2: Quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng
Tìm hiểu và làm rõ tính chất, quyền và nghĩa vụ của những chủ thể liên quan đến
di sản thờ cúng như người lập, người quản lý, người thụ hưởng di sản dùng vào việc
thờ cúng và chủ nợ liên quan đến di sản này.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

2

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn


 Chương 3: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện về di sản dùng vào việc thờ cúng
Phân tích tình hình thực tế trong việc áp dụng di sản thờ cúng khi xảy ra tranh
chấp, qua đó tìm ra những thiếu sót, bất cập của luật và đề ra kiến nghị hoàn thiện
nhằm hạn chế các vấn đề còn tồn tại đó.
Đề tài nghiên cứu về “Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật
Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn” là vấn đề khá rộng và phức tạp, đòi hỏi
người viết phải có kiến thức sâu rộng về lý luận và thực tiễn về vấn đề này. Bên cạnh
đó, đòi hỏi người viết phải nắm được vấn đề cốt lỗi những tồn tại và vướng mắc còn
gặp phải, để từ đó đề ra giải pháp hợp lý giải quyết vấn đề. Vì vậy, do kiến thức còn
hạn hẹp nên trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô để cho đề tài được phát triển tốt
hơn.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

3

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
1.1 Khái niệm về di sản dùng vào việc thờ cúng
1.1.1 Khái niệm về di sản
Theo quy luật tự nhiên, con người sinh ra nếu muốn tồn tại cần phải có những lợi
ích vật chất để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở…của mình. Để duy trì và phát triển cuộc
sống, con người ngày càng làm ra nhiều của cải, vật chất cho mình và cho xã hội. Tuy
nhiên, con người không như tài sản có thể tồn tại vĩnh cửu hoặc chuyển từ trạng thái

này sang trạng thái khác mà đến một lúc nào đó thì con người cũng sẽ chết đi. Khi họ
chết đi thì con cháu của họ sẽ kế thừa phần tài sản do họ để lại, mà con người gọi đó là
“di sản”.
Thuật ngữ “di sản” là một từ ghép Hán Việt được tách ra thành hai từ “di” và
“sản”. Trước hết từ “di” trong “Từ điển Tiếng Việt” 1 được hiểu ở khía cạnh sau:
- “Di” biểu hiện sự chuyển động ra khỏi vị trí nhất định thông qua sự tác động nào
đó lên vật thể để lại dấu vết nhất định.
- “Di” còn được hiểu là dời đi nơi khác, dời đi chỗ khác, thoát khỏi vị trí ban đầu,
biểu hiện của sự chuyển động từ nơi này đến nơi khác, từ điểm này đến điểm khác
trong không gian và thời gian.
- “Di” với nghĩa khác là sự truyền lại, lưu lại, để lại cho đời sau, thế hệ sau, người
đi sau. “Di” với nghĩa để lại lời dạy, lời dặn lại của một người trước khi chết, đó là di
huấn, di chúc.
Với các nghĩa trên đây, “di” có thể hiểu một cách chung nhất là sự dịch chuyển
sự vật, hiện tượng làm thay đổi vị trí của chúng trong không gian và thời gian. Sự thay
đổi vị trí của chúng bao giờ cũng thể hiện yếu tố trước và sau. Nó có thể diễn ra trong
thời gian rất ngắn như nét vẻ đầu tiên đến nét vẻ tiếp theo trong một bức tranh hoặc nó
được diễn ra trong một thời gian dài như thời cổ đại sang thời trung đại.
Từ “sản” được hiểu ở khía cạnh sau:
- Sinh ra, làm ra, tạo sản phẩm để sinh sống;
- Cái do con người làm ra là kết quả tự nhiên của quá trình lao động, sản xuất;
- Là từ dùng để chỉ gia tài, sự nghiệp mang tính tổng thể của những tài sản trong
một khối.
Vì thế, trong nhân dân, người ta thường sử dụng câu “sản nghiệp của ông cha để
lại”, “gia tài của cha mẹ để lại”.

1

Trung tâm từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.246 - 247.


GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

4

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

Với các nghĩa trên đây, “sản” được hiểu theo nghĩa chung nhất là tài sản hoặc
khối tài sản nằm trong sự chiếm hữu và sử dụng để mang lại lợi ích cho con người.
Từ “di” được ghép với từ “sản” thành di sản nhằm để chỉ của cải, gia tài, sản
nghiệp, cái mà đời trước để lại cho đời sau.
Trong Từ điển Tiếng Việt thì “di sản” được hiểu theo nghĩa là:
Tài sản của người chết để lại, hưởng di sản của cha mẹ để lại.
Cái của thời trước để lại bao gồm kế thừa di sản văn hóa, kinh tế; di sản pháp
luật; di sản về nghiên cứu khoa học…Chẳng hạn như di tích lịch sử, di vật lịch sử, bản
viết hoặc bản in của thời trước để lại, kể cả những tai họa, những tàn dư của đời trước,
đến cả những lời dặn dò, những lời răn dạy của một người trước khi chết cho con cháu.
Hiểu theo nghĩa thông thường thì di sản là tài sản của người chết để lại hoặc
những cái mà đời trước để lại cho đời sau bao gồm:
Các vật chất là các tài sản đáp ứng nhu cầu nào đó của con người;
Các giá trị tinh thần thuộc về đời sống nội tâm, những tư duy, ý tưởng, ý nghĩ
định hướng hoạt động cho con người.
Thuật ngữ di sản được dùng trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động của con người.
Chúng được phổ biến nhất là trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, pháp luật, khảo cổ học,
nghệ thuật, thẩm mỹ. Biểu hiện cụ thể của nó là các quy luật hoạt động kinh tế, các
phát minh khoa học, các văn bản pháp luật, các công trình kiến trúc điêu khắc, hội họa,
các công trình xây dựng, các tác phẩm văn học và các thắng cảnh khác.
Đối với cá nhân, sống trong cộng đồng dân cư của một quốc gia thì cá nhân là

chủ thể của mọi quan hệ xã hội. Ngoài việc con người tác động vào giới tự nhiên thì
giữa con người với con người lại có quan hệ với nhau trong mọi lĩnh vực cuộc sống xã
hội.
Theo C.Mác con người trước hết phải, ăn, mặc, ở, đi lại sau đó mới đến làm chính
trị, khoa học, nghệ thuật. Muốn hoạt động và tồn tại trong mọi lĩnh vực nào thì con
người cũng không tách khỏi cơ sở vật chất nhất định cũng như những yếu tố tinh thần,
những giá trị tinh thần gắn với mọi con người cụ thể. Có nghĩa họ sống, làm việc và
phát triển thì cần phải có những thứ tồn tại, làm việc và tham gia các hoạt động xã hội.
Về phương diện đạo đức, bổn phận của mọi người đối với gia đình, đối với con
cháu, đối với ông bà, cha, mẹ, và những người thân không chỉ được ghi nhớ và thực
hiện trong hiện tại mà cả trong tương lai. Với quan niệm này thì các thế hệ ông bà,
cha, mẹ, con cháu thấy được bổn phận phải thực hiện trách nhiệm về tinh thần cũng
như vật chất khi còn sống và cả khi chết đối với nhau. Khi còn sống họ cùng nhau gầy
dựng gia tài của gia đình để cùng chăm lo cuộc sống của nhau. Lúc chết, phần tài sản
chung trong đó cũng như tài sản riêng của họ để lại cho người thân trong gia đình,
trong dòng họ và cả những bạn bè đồng nghiệp. Ngược lại, những người còn sống
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

5

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

cũng xác định được bổn phận của mình đối với người đã chết, chẳng hạn như tự
nguyện thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.
Về phương diện kinh tế, gia tài của gia đình cần phải được tiếp tục phát triển và sử
dụng một cách liên tục. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, và khai thác lợi ích của
tài sản phải được dịch chuyển từ đời này sang đời khác do tính tuyệt đối và vĩnh viễn

của quyền sở hữu tạo ra. Tính sở hữu của quyền vĩnh viễn sở hữu được dịch chuyển từ
chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác chứng tỏ gia tài, sản nghiệp của thế hệ trước để
lại có giá trị kinh tế.
“Nếu cần chọn cho luật thừa kế một căn bản thì bổn phận đối với gia đình có thể
được coi căn bản vững chắc nhất. Vì nếu công nhận rằng người quá cố có bổn phận
đối với gia đình, vợ, con thì đã gián tiếp làm cho quyền sở hữu có một tác dụng có giá
trị kinh tế và khi đó thì căn bản đạo đức sẽ bao gồm cả căn bản kinh tế” 2.
Hoàn toàn hợp lý khi đưa ra kết luận này, vì rằng nếu một người không quan
niệm và không xác định trách nhiệm và bổn phận với người khác trong gia đình sau
khi họ chết thì không có ý thức tạo dựng nên sản nghiệp hoặc là có sản nghiệp, có gia
tài nhưng mục đích gầy dựng không phải là giành lại cho thế hệ nối tiếp. Lúc này lý
giải rằng không có di sản thừa kế để lại cho người thừa kế vì người quá cố không
muốn và không thực hiện bổn phận của mình, “thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của
người đã chết cho người còn sống”.
Từ thực tế sinh thời những gì mà họ có thì khi họ chết những thứ đó sẽ được để
lại cho người còn sống khác là một diễn biến hiển nhiên. Xét theo nghĩa rộng, thì di
sản của một người để lại bao gồm toàn giá trị vật chất và giá trị tinh thần cùng với các
nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại. Xét theo nghĩa hẹp, di sản là toàn bộ của cải
thuộc sản nghiệp của người chết để lại, trong đó bao gồm cả nghĩa vụ và tài sản được
Nhà nước bảo hộ về mặt pháp lý.
Từ những phân tích trên đây theo quy định tại Điều 634 của Bộ luật Dân sự 2005
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài
sản chung với người khác”.
Như vậy, luật quy định di sản phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết 3.

2

Nguyễn Mạnh Bách, Chế độ hôn sản và thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh,
năm 1995, tr. 126.
3


Tuy đối với những quyền về tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân người chết (tức là không di
chuyển cho người khác được), thì không phải là di sản thừa kế của người đó. Ví dụ: Các quyền được hưởng trợ
cấp thương tật, tiền tuất, trợ cấp vì túng thiếu sau khi ly hôn chỉ phải thực hiện khi người có nghĩa vụ còn sống.
Vì vậy, các người thừa kế không được hưởng loại tài sản gắn liền với nhân thân người chết, và cũng không phải
thực hiện nghĩa vụ tài sản đó.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

6

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

1.1.2 Khái niệm về di sản dùng vào việc thờ cúng
Theo quy định của thời thực dân - phong kiến thì di sản dùng vào việc thờ cúng
được hiểu như sau: “là phần động sản hay bất động sản trong gia tài dùng vào việc
cúng giỗ một người vợ hoặc một người chồng người ấy và việc cúng giỗ tổ tiên bên nội
người ấy”. Thông thường di sản thờ cúng được chuyển giao cho người nối dõi hay
được coi là nối dõi người chết để sử dụng thu hoa lợi dùng vào việc thờ cúng cho
người để lại hương hỏa và những người theo quan hệ huyết tộc của người đó. Phần tài
sản dùng vào việc thờ cúng không qúa 1/5 tổng giá trị tài sản của người để lại tài sản
đó. Di sản thờ cúng được coi như trường tồn, do vậy không thể chia thừa kế. Tuy
nhiên, di sản dùng vào việc thờ cúng có thể không trường tồn ngoài ý chí của cá nhân
do bị tiêu hủy hay di sản bị trưng dụng do hội đồng gia tộc quyết định hoặc theo quy
định của pháp luật. Trong luật cổ Việt Nam còn quy định trong trường hợp một người
vì không có con, cháu hoặc không có con trai thì việc thờ cúng vẫn được thực hiện
theo một trong hai hình thức xác lập, chuyển giao ruộng đất dùng vào việc thờ cúng

người đó sau khi qua đời được gọi là hậu điền và kỵ điền.
- Kỵ điền là một phần bất động sản được trích ra từ một khối tài sản của một người,
để cúng giỗ người đó, một thành viên nào đó trong gia đình hoặc một người bạn.
- Hậu điền là một phần bất động sản được tặng trong một chùa, một hội tôn giáo
hoặc một hiệp hội nào đó, một thôn, ấp, xóm, làng xã, để cúng viếng người đứng lập
hoặc một người thân thuộc của người đó vào những ngày nhất định trong năm.
Như vậy, theo quy định pháp luật dân sự, di sản dùng vào việc thờ cúng là một
vấn đề trong thừa kế mà thừa kế là một thực thể trong xã hội, con người không thể tồn
tại và phát triển nếu tách rời những cơ sở vật chất nhất định. Nói cách khác, con người
không thể sống và lao động khi không có tài sản để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu
trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Nếu tư liệu tiêu dùng là phương tiện sinh hoạt
cũng như trong sản xuất, kinh doanh thì tài sản nói chung là phương tiện sống của con
người. Khi sống, con người khai thác công dụng của tài sản để thỏa mãn cho nhu cầu
của mình, khi chết, tài sản của họ được dịch chuyển cho người còn sống. Người còn
sống phải có nghĩa vụ thực hiện đúng di nguyện đối với người đã chết.
Khi ta phân tích nghĩa của từ “thờ cúng”, ta hiểu thờ cúng là ý muốn nói đến việc
thờ cúng tổ tiên, mà “thờ cúng tổ tiên” được hiểu theo nghĩa chung là phong tục của
người Việt Nam đã có từ rất xa xưa và lâu đời, nó thể hiện cái thiêng liêng và tôn
nghiêm của con cháu tỏ lòng biết ơn, tôn trọng công sinh thành dưỡng dục, con người
có nguồn cội, tổ tông sâu sắc đến thế hệ cha ông đã sinh ra mình khi họ đã chết. Vì
vậy, đối với di sản dùng vào việc thờ cúng có những quy ước rất chặt chẽ của gia đình,
dòng tộc, đồng thời nhà nước cũng có những quy định pháp luật cụ thể công nhận và
bảo vệ quyền của cá nhân được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

7

SVTH: Nguyễn Thị Ngân



Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

Do trong tục lệ, luật cổ Việt Nam quan tâm đến vấn đề di sản thờ cúng nên khi
Pháp lệnh về thừa kế năm 1990 được ban hành thì vấn đề về di sản thờ cúng tiếp tục
được quy định tại Điều 21: “Nếu người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ
cúng thì di sản đó được coi như di sản chưa chia”. Tuy nhiên, dù có để lại di sản dùng
vào việc thờ cúng thì theo nguyên tắc nếu di sản khác của người chết để lại không bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản đó với người khác thì di sản
dùng vào việc thờ cúng phải được coi là di sản chưa chia và cũng phải đưa vào khối tài
sản thanh toán nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Bên cạnh đó, khi việc thờ cúng
không được thể hiện trong di chúc thì những người thừa kế không trích ra phần di sản
thờ cúng, trừ khi các đồng thừa kế thỏa thuận cắt ra một phần trong khối di sản thừa kế
của người để lại di sản để chia thừa kế. Chính vì vậy, để điều chỉnh các quan hệ phát
sinh trong đời sống một cách kịp thời và đảm bảo quyền lợi của người dân, nhất là
trong xã hội hiện nay, vấn đề di sản thờ cúng càng cần phải quan tâm bởi không ít
người có tài sản trước khi chết không chỉ để lại di sản để chia thừa kế mà còn để lại di
sản để dùng vào việc thờ cúng.
Vì lẽ đó, Bộ Luật Dân sự năm 2005 vẫn tiếp tục quy định vấn đề về di sản thờ
cúng. Theo quy định tại Điều 670 “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một
phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và
giao cho một người đã chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu
người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của
những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc
thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ
cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần
di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số
những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”.
Vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng là sự thể hiện ý chí của người có di sản về

việc để lại một phần di sản trong khối tài sản của mình chuyển giao cho người quản lý
di sản thông qua di chúc hoặc do những người thừa kế cử ra để dùng vào việc thờ
cúng.
Ví dụ: Ông A có tổng số tài sản 800 triệu đồng với 2000 m2 đất. Trước khi ông A
chết, ông lập di chúc để lại cho bà B là vợ ông 300 triệu đồng, con ông là C 300 triệu
đồng và D là 200 triệu đồng, còn lại 2000 m2 đất giao lại cho D quản lý để dùng vào
việc thờ cúng ông bà, tổ tiên hàng năm.
Mặc dù, Nhà nước tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của
nhân dân, nhưng Khoản 2 Điều 670 Bộ luật Dân sự 2005 cũng có quy định hạn chế
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

8

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

quyền của người để lại di sản khi lập di chúc đối với tài sản dùng cho việc thờ cúng.
Đó là trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán các nghĩa vụ
tài sản của người đó khi còn sống, thì không thể dành một phần di sản dùng vào việc
thờ cúng, mà phần di sản được chỉ định để thực hiện việc thờ cúng này trước hết được
dùng để thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản.
Qua phân tích ở trên, có vẻ như ta thấy khái niệm di sản dùng vào việc thờ cúng
là người lập di chúc dành một phần tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng. Vấn
đề ở đây, ai được quyền lập di chúc để dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng?
Phần di sản thờ cúng được định lượng như thế nào thì luật không quy định cụ thể, mà
chỉ thể hiện qua từ “một phần”. Ai được quyền quản lý di sản thờ cúng? Và trong
trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì do ai cử ra?...Rõ
ràng, chỉ dựa vào từ ngữ trong điều luật ta không thể hiểu hết vấn đề về di sản dùng

vào việc thờ cúng bởi lẽ bất kì sự vật hay hiện tượng nào cũng cần phải đi sâu vào tìm
hiểu đặc điểm, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng ấy mới hiểu được vấn đề.
1.2 Đặc điểm của di sản dùng vào việc thờ cúng
Điều 670 Bộ luật Dân sự quy định như sau: “Trong trường hợp người lập di chúc
có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia
thừa kế và giao cho một người đã chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ
cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa
thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản
dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ
cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần
di sản dùng để thờ cúng thuộc người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những
người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ
tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.
Nhìn vào điều luật toát lên rõ ràng một số đặc điểm cơ bản của di sản dùng vào
việc thờ cúng:
Thứ nhất, di sản dùng vào việc thờ cúng là một phần tài sản của người chết để lại
trong di chúc “người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”
của mình dùng vào việc thờ cúng. Phần di sản này được xác định khi người lập di chúc
còn sống có quyền sở hữu tài sản của mình một cách độc lập và tự mình chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của riêng mình mà không bị ràng buộc vào ý chí của
người khác và tuân theo pháp luật.
Thứ hai, tuy có sự dịch chuyển tài sản thông qua di chúc nhưng người quản lý cũng
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

9

SVTH: Nguyễn Thị Ngân



Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

như những người thừa kế không có quyền sở hữu loại tài sản này, có nghĩa là chỉ dịch
chuyển tài sản cho người thừa kế nhưng người thừa kế này không có quyền sở hữu tài
sản như di sản thừa kế theo di chúc, đồng thời di sản này là di sản không chia thừa kế
dù cho bất kỳ ai có yêu cầu, nó ra đời chỉ phục vụ cho mục đích thờ cúng chớ không
phải phục vụ cho một lợi ích nào khác, ngay cả lợi ích của người quản lý di sản.
Thứ ba, người quản lý di sản thờ cúng chỉ duy nhất do được chỉ định trong nội dung
di chúc hoặc do những người thừa kế theo di chúc cử ra. Và quyền quyết định cử
người quản lý di sản thờ cúng là người lập di chúc hoặc những người thừa kế theo di
chúc.
Thứ tư, do di sản thờ cúng là một phần của di sản thừa kế, nên chế định di sản thờ
cúng được di chuyển gần giống như di sản thừa kế, đó là di chuyển theo di chúc của
người để lại di sản, mà sự chuyển dịch tài sản thờ cúng được thể hiện qua di chúc là
một hành vi pháp lý đơn phương và việc dịch chuyển di sản cho người quản lý chỉ xảy
ra khi người để lại di sản chết.
Thứ năm, là tài sản được xác định theo Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 “vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Thứ sáu, được một người quản lý tiếp nhận việc quản lý với điều kiện người này
phải “bảo quản di sản, không được bán, trao đổi tặng cho cầm cố hay thế chấp và
định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng
ý bằng văn bản” Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2005. Người quản lý hay di sản thờ
cúng đều có một điểm nữa là được người lập di chúc chỉ định hoặc những đồng người
thừa kế thỏa thuận cử ra (Điều 638 khoản 1 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Thứ bảy, tài sản dùng vào việc thờ cúng về mặt nguyên tắc không phải dùng vào
việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người để lại di chúc, trừ trường hợp toàn bộ di sản
thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản thì phần di sản
dùng vào việc thờ cúng được đem ra để thực hiện nghĩa vụ còn lại của người này.

Bản chất của việc lập di chúc để lại di sản thờ cúng, tuy đơn phương thể hiện ý
chí của người lập di chúc nhưng di sản thờ cúng vẫn phải bị chi phối bởi những
nguyên tắc cơ bản của việc thiết lập các giao dịch dân sự được quy định trong Bộ luật
Dân sự. Trong đó có các nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết. Tức là quyền tự do cam
kết trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự về di sản thờ cúng được pháp luật bảo
đảm, nếu di sản thờ cúng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với
đạo đức xã hội. Trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ về di sản thờ cúng nói
riêng, các bên phải hoàn toàn tự nguyện không bên nào áp đặt cấm đoán, cưỡng ép, đe
dọa, ngăn cản bên nào 4.
4

Xem Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

10

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

Ngoài ra, việc lập di sản thờ cúng phải thỏa nguyên tắc tôn trọng lợi ích hợp pháp
của người khác, tuy đơn phương thể hiện ý chí của người lập di chúc hay của người
đang quản lý di sản thờ cúng nhưng việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự về
di sản thờ cúng không được xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công dân, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác 5. Vấn đề này được cụ thể hóa tại một số điều luật
đáng chú ý liên quan đến di sản thờ cúng như quyền tự do của người lập di chúc (Điều
646 và Điều 648 Bộ luật Dân sự 2005), quyền tự do định đoạt đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình (Điều 195 và Điều 197 Bộ luật Dân sự 2005), nghĩa vụ tôn

trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác khi thực hiện quyền sở hữu (Điều 163
Bộ luật Dân sự năm 2005).
Dù việc lập di chúc để lại di sản thờ cúng là một giao dịch dân sự đơn phương thể
hiện ý chí của người chết là trường hợp của di chúc và có những điểm tương đồng với
thừa kế theo di chúc bởi sự dịch chuyển quyền sở hữu, nhưng ở đây, di sản thờ cúng
để lại thì bất kể người quản lý di sản thờ cúng hay những người thừa kế cũng không có
quyền sở hữu tài sản này và việc chuyển dịch này chỉ xảy ra sau khi người lập di chúc
chết nhưng di sản thờ cúng không phải là thừa kế theo di chúc bởi vì:
Thừa kế theo di chúc là dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống
theo quyết định của người đó trước khi chết. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc
là chỉ định một người hoặc nhiều người thừa kế trong di chúc và cho họ hưởng một
phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Nếu trong di chúc có nhiều người, mỗi người
được hưởng bao nhiêu tùy theo ý chí của người có tài sản. Người có tài sản thể hiện ý
chí của mình. Song song đó, cũng như quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc,
người lập di chúc để lại di sản thờ cúng muốn định đoạt một phần tài sản của mình vào
việc thờ cúng và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc.
Nhưng theo nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế, kể từ thời điểm mở thừa kế thì
toàn bộ tài sản, quyền tài sản, nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại được chuyển
dịch cho người thừa kế.
Theo nguyên tắc đó, kể từ thời điểm mở thừa kế nghĩa vụ tài sản của người chết
được chuyển dịch cho người thừa kế theo di chúc. Tuy di sản thờ cúng được phát sinh
từ di chúc, di sản thờ cúng là một phần di sản của người lập di chúc để lại theo ý chí
định đoạt của người lập di chúc nhưng di sản thờ cúng và thừa kế theo di chúc khác ở
chỗ người quản lý di sản không phải chủ sở hữu của di sản thờ cúng. Do đó, ta có thể
khẳng định di sản dùng vào việc thờ cúng và thừa kế theo di chúc là hai trường hợp
khác nhau của chế định thừa kế.

5

Xem Điều 10 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công

cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

11

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

Mặc khác, bản chất của di sản thờ cúng không phải là hợp đồng ủy quyền như
quy định tại Điều 581 Bộ luật Dân sự năm 2005, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh
theo ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định. Bên cạnh đó, người được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng 6. Người được ủy quyền có nghĩa vụ quyết định tài sản mà người để lại di chúc
thỏa thuận trong hợp đồng, và người này có quyền định đoạt đối với tài sản trong mọi
trường hợp, nhưng ở đây đối với di sản thờ cúng thì người quản lý di sản thờ cúng
không có quyền định đoạt di sản thờ cúng trong mọi trường hợp, trừ khi có sự đồng ý
của những người thừa kế.
1.3 Ý nghĩa của di sản dùng vào việc thờ cúng
Trong bất kỳ chế độ xã hội nào vấn đề thừa kế luôn có một vị trí quan trọng trong
các chế định thừa kế, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân.
Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống mọi
cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi nhà nước đều có xu thuế chính trị khác nhau,
nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến
pháp 7.
Xuất phát từ tầm quan trọng là đối tượng được chuyển dịch trong quan hệ thừa
kế, di sản thừa kế là yếu tố đầu tiên cần được xác định để xem xét các yếu tố tiếp sau

trong quan hệ để lại và nhận di sản thừa kế. Thật vậy, do di sản thờ cúng là một phần
trong khối di sản thừa kế và đã tồn tại rất lâu đời và được thừa nhận trong cả tục lệ,
luật cổ, luật cận đại và luật hiện hành ở Việt Nam, việc thờ cúng của ông bà là một nếp
sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn kính đối với người đã chết.
Giáo dục người xung quanh kính trọng những người bậc trên đã chết và nhớ công ơn
của họ, nó đã đi sâu vào trong tâm thức nguồn góc của mỗi con người Việt Nam chúng
ta, nó không phải là một thứ tôn giáo mà nó là nền tảng của đạo đức con người Việt
Nam, không có gì thay đổi được. Vì vậy, sau khi di sản đưa vào thờ cúng một cách
hợp pháp thì nó được tôn trọng một cách tuyệt đối và việc khai thác chúng chỉ nhằm
mục đích phục vụ cho lợi ích và hoạt động của việc thờ cúng mà thôi chứ không nhằm
mục đích trục lợi nào khác.
Chính vì điều đó, Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định được xem như là
sự thừa nhận của luật đối với tục lệ, và chính vì nó có một vị trí không nhỏ đối với nền
văn hóa dân tộc Việt Nam nên pháp luật đưa nó vào điều chỉnh một điều hợp lý, thừa
nhận sự tồn tại của di sản thờ cúng xem như nhà nước thừa nhận sự tồn tại của đạo
6
7

Xem Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận quyền thừa kế của công dân trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung

năm 2001) tại Điều 58.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

12

SVTH: Nguyễn Thị Ngân



Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

nghĩa tôn thờ ông bà và đây là nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam nói riêng và các
nước phương Đông nói chung.
Khi thực hiện di nguyện của người chết thì một người nào đó trong số những
người thừa kế phải có nhiệm vụ tiếp nhận việc thờ cúng, mà việc tiếp nhận việc thờ
cúng không phải là một vấn đề nhỏ của người quản lý di sản thờ cúng, vì bản thân
người quản lý di sản đó phải thực hiện yêu cầu của những người thừa kế. Ví dụ: phải
thực hiện lể giỗ cho một ai đó được đề ra trong yêu cầu; thực hiện việc tu bổ, sửa chữa
nơi thờ tự như thế nào? Với những yêu cầu đó thì người tiếp nhận di sản thờ cúng
không thể nào có đủ tài sản để đáp ứng và như vậy càng ngày người tiếp nhận việc thờ
cúng sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt tài sản riêng của mình, đến một lúc nào đó thì sẽ
không ai dám tiếp nhận việc thờ cúng tổ tiên.
Như vậy, cần có một chế độ riêng cho ai tiếp nhận di sản thờ cúng. Đó là cần giao
cho họ một tài sản nào đó trong di sản thừa kế để họ khai thác, quản lý và phục vụ trở
lại cho việc thờ cúng tổ tiên. Như vậy, công dân có quyền tự do tín ngưỡng, những nơi
thờ tự của các tín ngưỡng được pháp luật bảo hộ 8. Vì vậy, người lập di chúc có thể để
lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ định trong di chúc người quản lý và
sử dụng phần di sản đó vào mục đích thờ cúng. Do phong tục, tập quán nên người
được giao quản lý di sản thờ cúng thường là một trong số những người thuộc diện thừa
kế theo pháp luật.
Với ý nghĩa sâu sắc như vậy, ta cần phải tìm hiểu rõ hơn pháp luật quy định như
thế nào về di sản thờ cúng. Mặc khác, không chỉ dừng lại ở việc phân tích làm rõ quy
định của pháp luật hiện hành về di sản thờ cúng mà điều trước tiên còn cần phải tìm
hiểu một cách tổng quan pháp luật Việt Nam, lược sử quá trình hình thành vấn đề về di
sản thờ cúng để hiểu một cách đúng nhất theo tinh thần của luật về vấn đề này, cũng
như ý nghĩa của nó trong thực tiễn xã hội từ xưa đến nay.
1.4 Lược sử hình thành về di sản dùng vào việc thờ cúng qua các thời kỳ
1.4.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
1.4.1.1 Pháp luật thời nhà Lê

Có thể khẳng định di sản thừa kế ở thời kỳ này là đất đai. Vì khi quy định về
quyền sở hữu, Quốc Triều Hình luật rất chú trọng đến quyền sở hữu ruộng đất nhất là
vấn đề điền thổ. Rất nhiều điều khoản chỉ đề cập đến điền thổ mà không đề cập đến tài
sản nào khác (Điều 373 đến Điều 377). Trong cuốn “Hồng Đức thiện chính thư” xuất
bản tại Sài Gòn năm 1959, Giáo sư Vũ Văn Mẫu cho rằng: “Điều này cũng dễ hiểu vì
một nền kinh tế trọng nông thì chỉ có điền thổ mới được coi là yếu tố tư bản chính yếu,
các động sản khác chỉ là những vật ít có giá trị”. Ngoài ra, tài sản của gia đình phong
8

Xem Điều 70 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

13

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

kiến Việt Nam còn bao gồm những thứ khác như vàng, bạc, nhà cửa, vải lụa, thóc gạo,
đồ sứ, gia súc, gia cầm, thuyền bè…Những tài sản này được coi là “của nổi” chủ yếu
để phục vụ tế tự và khi chủ sở hữu tài sản chết cũng được coi là di sản thờ cúng.
Theo Điều 390 Quốc Triều Hình luật thì cha mẹ nhiều tuổi về già phải có trách
nhiệm lo làm chúc thư để lại tài sản cho con cái quy định này nhằm tránh sự tranh
chấp về sau. Vì thế trước khi cha mẹ mất mà có để lại chúc thư sau khi trích lại số
ruộng đất làm hương hỏa di sản thừa kế phải được chia theo đúng như ý nguyện của
người để lại di sản. Di sản thờ cúng có tính chất đặc biệt là để thờ cúng chứ không
dùng để chia thừa kế nên trước khi chia thừa kế trích 1/20 số lượng ruộng hương hỏa
(thờ cúng cha mẹ, tổ tiên) phần ruộng này về nguyên tắc được giao cho người con trai

trưởng. Nếu con trai trưởng chết thì giao cho cháu trai trưởng (cháu đích tôn). Nếu con
trai trưởng chết trước mà chưa có con thì đất này giao cho con thứ. Trường hợp gia
đình không có con trai thì ruộng hương hỏa có thể giao cho con gái trưởng (Điều 388,
389, 390, 391 Quốc triều Hình luật). Trong trường hợp cha, mẹ chết mà không để lại
di chúc thì khi phân chia di sản anh, chị, em cũng có thể thỏa thuận về việc trích một
phần khối tài sản cho cha, mẹ để lại để lập thành di sản thờ cúng.
Như vậy, Bộ Quốc Triều Hình Luật quy định một số điều về vấn đề ruộng đất
hương hỏa, chứng tỏ thời kỳ này đã có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề di sản dùng vào
việc thờ cúng.
1.4.1.2 Pháp luật thời nhà Nguyễn
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Gia Long đã giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng mà luật
pháp là một trong những vấn đề được ông đặc biệt quan tâm. Bởi vì, đây là sự đòi hỏi
tất yếu trước điều kiện kinh tế, chính trị thời bấy giờ. Năm 1811, Gia Long sai đinh
thần soạn một bộ luật của nhà nước mới. Bộ luật được soạn thảo xong năm 1812 và
đến năm 1815, Bộ luật chính thức được ban hành mang tên gọi “Hoàng Triều luật lệ”.
Sau đó có tên gọi thông dụng “Hoàng Việt luật lệ”. Đây là một trong những Bộ luật
lớn của chế độ phong kiến Việt Nam, trong đó chứa đựng những điều luật lại vừa chứa
đựng những điều lệ.
Nếu Quốc Triều Hình luật không quy định thành chương, mục cụ thể riêng biệt
của từng chế định thì Hoàng Việt luật lệ được chia thành 22 quyển, các điều luật được
chia thành 6 loại tương đương với việc phân chia công việc nhà nước thành 6 ngành do
6 bộ phụ trách ở triều đình. Hoàng Việt luật lệ điều chỉnh các đối tượng khác nhau nên
có thể coi nó như một bộ luật tổng hợp của nhiều (dân - hình - bộ - binh - công - lễ)
thuộc mọi lĩnh vực của mọi đời sống xã hội. Về dân luật được quy định thành 66 điều,
từ Điều 73 đến Điều 136 về các vấn đề cụ thể: việc dân - ruộng, nhà - hôn nhân - hạn
thuế - cho vay tiền. Nếu pháp luật thời Lê quan tâm đến phản ánh phong tục, tập quán
ở mức độ nào đó và một vấn đề phổ biến, quan trọng trong đời sống dân sự của dân
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

14


SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

như vấn đề khế ước, văn tự, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế, chúc thư, quyền sở
hữu và trách nhiệm dân sự thì Hoàng Việt luật lệ lại chú ý rất ít đến những vấn đề này.
Hoàng Việt luật lệ chỉ quan tâm đến thuế, định phu, bán trộm ruộng, chia gia tài, hôn
nhân nam nữ mà thôi, hay nói cách khác, Hoàng Việt luật lệ đặc biệt chú trọng đến
luật thuế, phục dịch của dân đinh để nhằm bóc lột, duy trì và cũng cố chế độ tư hữu
ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến và việc bảo vệ kho tàng tài chính nhà nước.
Bộ Hoàng Việt luật lệ có quy định về thừa kế tự sản tức là thừa kế tài sản dùng để
thờ tự, thờ cúng tổ tiên. Trong Hoàng Việt luật lệ, việc chỉ định người thừa kế tự sản
cũng được pháp luật quy định (giống Bộ Quốc Triều hình luật) chứ không theo ý chí
của người để lại di chúc. Việc quy định người thừa kế tự sản được pháp luật quy định
theo trình tự ưu tiên: trưởng tử là dòng đích, nếu trưởng tử chết thì cháu đích tôn thay
cha thừa phụng để thờ cúng tổ tiên; con kể dòng đích; con dòng nhánh; lập đích tử
trong nhiều mục tương đương nếu không có con trai; nếu trong thân tộc thuộc không
có người đáng được thừa kế tự sản thì con gái được thừa kế. Trong trường hợp di sản
không có người thừa hưởng thì mức này là 3/10 di sản, đội khung ở 3000 quan tiền
hoặc 30 mẫu ruộng, còn nếu như di sản có giá trị không đáng kể thì có thể dành trọn
vào việc thờ cúng. Phần lớn ở pháp luật nhà Nguyễn quy định về di sản dùng vào việc
thờ cúng ít được quan tâm hơn, nhưng có điều nó được quy định ít khắc khe hơn ở
pháp luật nhà Lê lúc bấy giờ.
1.4.1.3 Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc
So với pháp luật triều Lê và pháp luật triều Nguyễn thì di sản dùng vào việc thờ
cúng ở thời kỳ này được quy định một cách chi tiết hơn quy định tại hai bộ luật: Bộ
Dân luật Bắc kỳ năm 1931 và Bộ Dân luật Trung Kỳ 1936.
Do chế định di sản thờ cúng là phần tài sản nằm trong di sản thừa kế mà thừa kế

là quá trình dịch chuyển di sản từ người chết cho người còn sống. Nếu quá trình dịch
chuyển này được thực hiện dựa trên ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc mà
họ để lại sẽ được gọi là thừa kế theo di chúc. Vì thế, khi một người trước khi chết
muốn để lại di sản thờ cúng cho người thừa kế quản lý để thờ cúng, và dịch chuyển
loại di sản này thì phải thông qua di chúc.
Nói đến di chúc, ở nước ta vấn đề di chúc cũng đã có quy định cụ thể từ Bộ Dân
luật Bắc kỳ, Bộ Dân luật Trung Kỳ không quy định di chúc miệng, chỉ quy định di
chúc viết gọi là chúc thư. Người lập chúc thư phải là người đã thành niên (đủ hai mươi
mốt tuổi). Người chưa thành niên từ đủ mười tám tuổi, đã kết hôn và đã có nhà riêng
khác nhà cha mẹ thì đương nhiên có quyền tự lập (Điều 261 Bộ Dân luật Bắc kỳ gọi là
thoát quyền và có quyền lập chúc thư).
Người lập chúc thư có quyền định đoạt toàn bộ tài sản của mình sau khi chết cho

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

15

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

bất cứ ai, không phải dành lại một phần tài sản cho người thừa kế theo pháp luật.
Người lập chúc thư có thể, truất quyền thừa kế của các người thừa kế theo pháp luật
nhưng không thể hưởng dụng suốt đời của người vợ chính (vợ cả) đối với tài sản riêng
của chồng, tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của mình sau khi chết (người
lập chúc thư qua đời). Việc truất quyền thừa kế của người thừa kế theo pháp luật phải
được thể hiện minh bạch bằng văn bản lập tại phòng công chứng hoặc có chứng thực.
Người lập chúc thư phải giữ quyền lợi cho người vợ chính là quyền được hưởng
dụng suốt đời tài sản riêng của chồng, tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của

chồng sau khi qua đời. Nếu người lập chúc thư là người thừa tự (người hưởng hương
hỏa) thì phải chao của hương hỏa cho người thừa tự kế tiếp để lưu truyền việc phụng
tự (thờ cúng) tổ tiên.
Chúc thư phải làm thành văn bản, hoặc do viên quản lý văn khế làm ra hoặc có
công chứng thị thực. Chúc thư không có viên chứng thị thực phải do người lập chúc
thư viết lấy và ký tên. Nếu người lập chúc thư đọc để người khác viết thay thì phải có
ít nhất hai người đã thành niên làm chứng. Người làm chứng thường là lý trưởng tại
nơi trú quán của người lập chúc thư, nếu ở xa không về nơi trú quán được thì chúc thư
ấy phải có sự chứng kiến của lý trưởng nơi hiện ở của người lập chúc thư 9.
Chúc thư có viên chức thị thực phải do chính người lập chúc thư viết ra hoặc đọc
cho người khác viết hộ trước mặt lý trưởng (một chức dịch ở xã thời Pháp thuộc). Nơi
cư trú của người lập chúc thư và ít ra phải có hai người làm chứng đã thành niên (đủ
hai mươi mốt tuổi). Các người làm chứng phải chọn ngoài những người được thừa kế.
Chúc thư phải đề ngày, tháng, năm lập chúc thư, phải ghi họ, tên, tuổi và chỗ ở của
người lập chúc thư, người viết hộ chúc thư, những người làm chứng. Chúc thư làm
xong phải do lý trưởng đọc to cho mọi người nghe, do người lập chúc thư, người viết
hộ chúc thư, các người chứng và lý trưởng cùng ký tên vào chúc thư.
Từ hai loại di chúc trên ở thời kỳ này, người có tài sản có thể lập hương hỏa dùng
để thờ cúng. Tài sản để hương hỏa có thể là động sản, có thể là bất động sản sinh lời.
Việc lập hương hỏa có thể làm ngay vào chúc thư hoặc biên vào giấy chia gia tài hoặc
lập thành giấy tờ riêng. Theo luật thời kỳ này, hương hỏa là 1/5 điền sản. Hương hỏa
được giao cho tôn trưởng quản lý dùng vào việc phụng tự và hương hỏa chỉ là một
phần nhỏ điền sản của người chết để lại cho con cháu để sử dụng, thu hoa lợi dùng vào
việc thờ cúng. Ngoài ra, luật còn quy định kỵ điền và hậu điền nhằm quy định quyền
và nghĩa vụ của người hưởng hương hỏa. Nhìn chung, thì Bộ luật Bắc kỳ năm 1931 và
Bộ luật Trung kỳ năm 1936 trong thời kỳ này về di sản dùng vào việc thờ cúng cũng
hết sức tỉ mĩ và chặt chẽ.
9

Bộ Tư Pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ VI đến

thời Pháp thuộc, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 137.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

16

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

1.4.2 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến trước khi có Pháp lệnh thừa kế năm 1990
Sau khi giành độc lập dân tộc, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
vào tháng 8 năm 1945, nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, phức tạp về mọi
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bởi vậy, ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 90/SL và Sắc lệnh 97/SL vào ngày 22 tháng 5 năm 1950
về việc thừa nhận các quy định luật lệ hiện hành ở Bắc - Trung - Nam cho đến khi ban
hành những Bộ luật duy nhất của toàn quốc, nếu “những luật lệ ấy không trái với
nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam chính thể dân chủ cộng hòa”. Mặc dù, các quy
định về di sản thờ cúng trong hai Sắc lệnh này còn ít nhưng đó cũng là quy định tiến
bộ, phá vở tính cổ hủ, lỗi thời trong các quy định về di sản thờ cúng trước đó. Và đồng
thời, hai Sắc lệnh này đã gián tiếp khẳng định di sản thờ cúng chỉ bao gồm tài sản chứ
không bao gồm các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Ngày 27 tháng 7 năm 1981 Thông tư 81 của Tòa án nhân dân tối cao được ban
hành, thì được hướng dẫn cụ thể về vấn đề di sản thờ cúng. Nhận thấy ở giai đoạn này
di sản thờ cúng không được quy định nhiều mà chỉ được quy định trong sắc lệnh và chỉ
hướng dẫn trong thông tư mà không được quy định rõ ràng và có giá trị pháp lý cao.
1.5.3 Giai đoạn từ khi Pháp lệnh thừa kế 1990 có hiệu lực cho đến nay
Ngày 30/8/1990, Pháp lệnh thừa kế được ban hành, di sản thờ cúng được quy
định tại Điều 21 “Nếu người lập di chúc có để di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản

đó được coi như di sản chưa chia. Khi việc thờ cúng không được thực hiện theo di
chúc thì những người thừa kế của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền
hưởng di sản đó”. Và Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội Đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về thừa kế, theo
Thông tư này đã hướng dẫn như sau: “Nếu người lập di chúc có để di sản dùng vào
việc thờ cúng thì di sản đó được coi như di sản chưa chia. Nếu thời hiệu khởi kiện về
thừa kế đang còn mà việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì di sản dùng
vào việc thờ cúng do những người thừa kế theo pháp luật được hưởng. Nếu thời hiệu
khởi kiện về thừa kế đã hết mà việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc, thì
người nào trong số những người thừa kế theo pháp luật đang quản lý hợp pháp di sản
đó được hưởng di sản đó; nếu người đang quản lý hợp pháp di sản dùng vào việc thờ
cúng không phải là người thừa kế theo pháp luật, thì người thừa kế theo quy định tại
Điều 25 của Pháp lệnh thừa kế mà đang còn sống vào thời điểm xảy ra tranh chấp về
di sản đó được hưởng”. Nhìn chung, Pháp lệnh thừa kế 1990 và Thông tư 81 quy định
về di sản dùng vào việc thờ cúng cũng chưa cụ thể và rõ ràng.
Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ra đời, vừa đánh dấu một bước phát
triển mới trong sự phát triển nền pháp luật nước nhà, vừa thể chế hóa Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản việt Nam về đổi mới hoàn thiện
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

17

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

đất nước. Do đó vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng cũng được Hiến pháp quy định
tại Điều 70 “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng”.
Đến khi Bộ luật Dân sự 1995 và kế đến là Bộ luật Dân sự 2005 ra đời, thì cũng

không thay đổi các chế định của di sản dùng vào việc thờ cúng. Hầu hết các điều luật
về hương hỏa, kỵ điền, hậu điền trong Dân luật Bắc - Trung kỳ đều được loại bỏ còn
chỉ một điều luật duy nhất quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, chảy
qua quá trình lịch sử lâu dài trong xã hội phong kiến, vấn đề về di sản thờ cúng được
xem như là một chế định lớn trong dân luật, và sự tồn tại của nó góp phần không nhỏ
cho xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Mặc dù, vấn đề di sản thờ cúng xuất hiện rất sớm
trong quá trình lịch sử Việt Nam và được pháp luật cũng như nhiều người dân quan
tâm đến, nhưng trong xã hội hiện nay đa số các gia đình Việt Nam đều ít xuất hiện loại
di sản dùng vào việc thờ cúng, và đúng như vậy, đến thời điểm hiện nay thì vấn đề này
chỉ được luật quy định duy nhất tại Điều 670 Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành năm
2005 về di sản dùng vào việc thờ cúng.
Như đã nêu trên, vấn đề về di sản thờ cúng là được phát triển gắn liền với quá
trình lịch sử và để hiểu sâu hơn về quy định của luật hiện hành về di sản thờ cúng như
thế nào? Trước khi làm rõ vấn đề này, nên tìm hiểu mối liên hệ giữa di sản thờ cúng
với di sản thường (di sản chia thừa kế) và với di tặng, qua đây có thể tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt giữa các loại di sản này với nhau.
1.5 Mối liên hệ giữa di sản dùng vào việc thờ cúng với di sản thường và di tặng
1.5.1 Di sản dùng vào việc thờ cúng với di sản thường
Di sản thường có thể hiểu là phần còn lại của di sản thừa kế, phần tài sản này sau
khi trừ đi phần di sản thờ cúng, di tặng (nếu có trong di chúc), phần di sản không phụ
thuộc vào nội dung di chúc và thanh toán xong nghĩa vụ tài sản của người chết thì mới
được chia thừa kế (có thể chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật). Từ đó, có thể
khẳng định di sản thờ cúng và di sản chia thừa kế là một phần trong khối di sản thừa
kế do người chết để lại.
Di sản thường là loại di sản có thể chia thừa kế theo di chúc hoặc chia theo pháp
luật và khi di sản dịch chuyển cho người thừa kế thì di sản đó thuộc quyền sở hữu của
người thừa kế, lúc này người hưởng di sản có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
phần tài sản mà mình được hưởng, còn di sản thờ cúng là sau khi dịch chuyển cho
người quản lý thì không thuộc quyền sở hữu của ai cả và không được chia thừa kế,
người quản lý không được tự ý dùng di sản thờ cúng vào bất cứ lợi ích gì mà không có

sự đồng ý của những người thừa kế.
Di sản chia thừa kế chỉ được xác định sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài
sản và các chi phí liên quan đến di sản, thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại
Điều 683 Bộ luật Dân sự 2005 gồm: “Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

18

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

tiền cấp dưỡng còn thiếu; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động;
tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các khoản nợ khác đối với nhà nước; tiền phạt; các
khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; chi phí cho việc bảo
quản di sản; các chi phí khác”. Còn di sản thờ cúng, thì không được thanh toán nghĩa
vụ tài sản của người chết.
Mặc dù, di sản chia thừa kế và di sản thờ cúng có điểm khác nhau nhưng cả hai
cùng thuộc một phần trong khối di sản thừa kế thì cũng có mối liên hệ cũng như những
điểm tương đồng nhau. Vì di sản chia thừa kế sau khi thanh toán các khoản nợ và chi
phí liên quan, mà các khoản nợ và các khoản chi phí này liên quan đến thừa kế lớn hơn
hoặc tổng những di sản thừa kế của người chết để lại thì sẽ không còn di sản chia thừa
kế và di sản dùng vào việc thờ cúng. Về nguyên tắc thì di sản thờ cúng, thì không được
thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết, nhưng trong trường hợp toàn bộ di sản của
người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ thì không dùng di sản vào việc thờ
cúng, có nghĩa là sau khi sử dụng di sản chia thừa kế để chia thừa kế mà không đủ để
thanh toán phần nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thì lúc này di sản thờ cúng phải
đem thanh toán nghĩa vụ của người chết và đương nhiên không được dành một phần di
sản dùng vào việc thờ cúng.

Trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật mất năng lực thanh toán thì người
có di sản có thể cứu lấy di sản khỏi sự kê biên của các chủ nợ của người thừa kế bằng
cách lập gần như toàn bộ gần như khối tài sản của mình thành di sản thờ cúng 10.
Nhưng di sản thờ cúng còn bị giảm bớt do sự do sự “có mặt” của người thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc. Vì người này theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân
sự 2005 được hưởng kỷ phần 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật trong
trường hợp toàn bộ di sản được chia theo pháp luật, chứ không phải chia trên di sản
còn lại sau khi trừ đi phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Cũng có quan điểm cho rằng
một phần có nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng ½ theo đại lượng số học 11. Nhưng thực tế thì di
sản thờ cúng có thể bị cắt giảm nếu người lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản dành
cho thờ cúng. Vì người lập di chúc chỉ được trích một phần di sản dùng cho thờ cúng,
“một phần” thì không phải là tất cả.
1.5.2 Di sản thờ cúng với di tặng
Cũng như đã phân tích ở trên về mối liên hệ giữa di sản dùng vào việc thờ cúng
với di sản thường (di sản chia thừa kế) thì di tặng cũng là một phần trong khối di sản
thừa kế mà người chết để lại. Theo đó, di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản di tặng
10

Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, năm
1999, tr. 229.
11

Phùng Trung Lập, Di sản dùng vào việc thờ cúng trong mối liên hệ với di sản thừa kế, Tạp chí luật học số 1,
năm 2001, Hà Nội.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

19

SVTH: Nguyễn Thị Ngân



Chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 - Lý luận và thực tiễn

phải được lập trong di chúc, nếu không thì xem như không có loại di sản này.
Theo quy định Điều 671 Bộ luật Dân sự 2005 “Di tặng là việc người lập di chúc
dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải ghi rõ trong di chúc”.
Điều luật cho thấy, cả hai đều thể hiện tâm nguyện và sự tôn kính đối với người chết
nhưng vấn đề đặt ra, trong trường hợp phần tài sản không đủ thanh toán nghĩa vụ tài
sản của người để lại di sản là cần phải lấy phần di sản thờ cúng hoặc di tặng thì ý nghĩa
gần như nhau. Vì có quan điểm cho rằng, do tính chất đặc biệt của di sản thờ cúng là
sự biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên còn di tặng được hiểu là một
phần tài sản mà người lập di chúc di tặng cho người khác với ý nghĩa kĩ niệm 12. Nếu
xếp di sản thờ cúng ngang quyền với di tặng thì đồng nghĩa với việc “hy sinh truyền
thống cổ xưa vì lợi ích của quyền tự do cá nhân”13. Chính vì vậy, trong trường hợp
này, ta phải dùng phần di sản dành cho di tặng để thanh toán nghĩa vụ trước, nếu
không đủ thì mới dùng đến di sản thờ cúng.
Ý kiến khác lại cho rằng, phải dùng di sản vào việc thờ cúng để thanh toán nghĩa
vụ trước, nếu không đủ mới dùng đến phần di sản di tặng để thanh toán nghĩa vụ tài
sản đối với người chết, bởi vì, tài sản dành cho di tặng thường có ý nghĩa đặc biệt với
người di tặng cũng như người được di tặng. Đồng thời, việc để lại di tặng nhằm mục
đích để kỉ niệm, lưu dấu một mối quan hệ tốt đẹp thân thiết giữa người di tặng với
người được di tặng.
Dung hòa cả hai ý kiến trên, ý kiến thứ ba cho rằng, trong trường hợp trên nên
dùng cả di sản thờ cúng và di tặng để thanh toán nghĩa vụ tài sản đối với người chết.
Việc cắt giảm hai phần di sản này để thực hiện nghĩa vụ tài sản sẽ thực hiện theo tỷ
lệ14. Ta cho rằng, ý kiến này là hợp lý hơn cả. Bởi theo quy định tại Điều 670 và 671
Bộ luật Dân sự 2005 thì hai loại di sản này có địa vị pháp lý tương đối “cân bằng”
nhau. Vì, với từ ngữ được quy định ngay trong điều luật thì cơ sở để dùng hai loại di
sản này, để thanh toán nghĩa vụ về tài sản đối với người chết đều là “toàn bộ di sản

của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó”. Thế nên, trong
trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của
người đó thì phải dùng cả di tặng cũng như di sản dùng vào việc thờ cúng để thanh
toán.

12

Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, năm 2004, tr. 496.

13

Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,
năm 2001, tr. 243.
14

Bùi Thị Lan Hương, Thông tin pháp luật dân sự, Di tặng theo quy định tại Điều 671 Bộ luật Dân sự,

-s%E1%BB%B1/, [truy cập ngày 26/8/2012].

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

20

SVTH: Nguyễn Thị Ngân


×