Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP CHỨNG cứ và THU THẬP CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG dân sự – lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.57 KB, 92 trang )

Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 33 (2007 - 2011)
Đề tài:
CHỨNG CỨ VÀ THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:
Trương Thanh Hùng

Sinh viên thực hiện:
Lê Phước Sang
Lớp: Tư pháp 3 - K33
MSSV: 5075218

Cần Thơ, 4/ 2011

GVHD. Trương Thanh Hùng

1

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

GVHD. Trương Thanh Hùng

2

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

................................................................................................................................

GVHD. Trương Thanh Hùng

3

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu về đề tài...........................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................................................2

4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................................................3
6. Bố cục của đề tài...................................................................................................................3

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨNG CỨ
1.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................................4
1.2. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................................7
1.2.1. Khái niệm tố tụng dân sự............................................................................................7
1.2.2. Khái niệm vụ việc dân sự..........................................................................................10
1.2.3. Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự................................................................11
1.2.4. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự...............................................................13
1.3. Lược sử hình thành các chế định về chứng cứ.............................................................15
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1989........................................................................................15
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005......................................................................18
1.4. Thuộc tính (hay đặc điểm) của chứng cứ......................................................................20
1.4.1. Tính khách quan của chứng cứ................................................................................20
1.4.2. Tính liên quan của chứng cứ....................................................................................21
1.4.3. Tính hợp pháp của chứng cứ....................................................................................22
1.5. Phân loại chứng cứ..........................................................................................................25
1.5.1. Chứng cứ theo người và chứng cứ theo vật.............................................................25
1.5.2. Chứng cứ gốc và chứng cứ được sao chép lại, thuật lại.........................................26
1.5.3. Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp................................................................27
1.6. Ý nghĩa của khái niệm chứng cứ...................................................................................29

CHƯƠNG 2
CHỨNG CỨ VÀ VIỆC THU THẬP CHỨNG CỨ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT

GVHD. Trương Thanh Hùng


4

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn
TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004
2.1. Nguồn của chứng cứ.......................................................................................................31
2.1.1. Chứng cứ có nguồn từ vật và tài liệu.......................................................................32
2.1.1.1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được......................................................32
2.1.1.2. Các vật chứng.......................................................................................................33
2.1.1.3. Kết luận giám định...............................................................................................34
2.1.1.4. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ................................................................35
2.1.1.5. Kết quả định giá tài sản........................................................................................36
2.1.2. Chứng cứ có nguồn từ con người.............................................................................36
2.1.2.1. Lời khai của đương sự, người làm chứng.............................................................36
2.1.2.2. Tập quán...............................................................................................................37
2.2. Việc cung cấp chứng cứ của đương sự trong tố tụng dân sự......................................39
2.2.1. Lý do cung cấp chứng cứ của đương sự..................................................................39
2.2.2. Cách thức giao nộp chứng cứ của đương sự cho Tòa án.......................................41
2.2.3. Hậu quả của việc không đưa ra được chứng cứ của đương sự..............................43
2.3. Việc thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự...........................................44
2.3.1. Điều kiện để Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ..................................................44
2.3.2. Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án.........................................................45
2.3.2.1. Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng.......................................................46
2.3.2.2. Trưng cầu giám định............................................................................................49
2.3.2.3. Quyết định định giá tài sản..................................................................................50
2.3.2.4. Xem xét, thẩm định tại chỗ...................................................................................52
2.3.2.5. Ủy thác thu thập chứng cứ...................................................................................54
2.3.2.6. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn

được hoặc các hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự............................54
2.4. Các vấn đề khác liên quan đến chứng cứ.....................................................................56
2.4.1. Bảo quản, bảo vệ chứng cứ.......................................................................................56
2.4.2. Đánh giá chứng cứ....................................................................................................57
2.4.3. Sử dụng và công bố chứng cứ..................................................................................59

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ CHỨNG CỨ
VÀ THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.1. Thực trạng việc thu thập chứng cứ để chứng minh của đương sự.............................61

GVHD. Trương Thanh Hùng

5

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn
3.2. Thực trạng việc giao nộp chứng cứ cho Tòa án của đương sự...................................64
3.3. Thực trạng việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự..............................................................................................67
3.4. Thực tiễn việc định giá tài sản trong tố tụng dân sự...................................................72
3.5. Thực tiễn việc giám định trong tố tụng dân sự............................................................74
3.6. Thực trạng của việc ủy thác thu thập chứng cứ...........................................................76
3.7. Thực trạng của việc xem xét, thẩm định tại chỗ..........................................................79
3.8. Thực trạng việc xử lý hành vi vi phạm.........................................................................80

KẾT LUẬN.........................................................................................................................83


GVHD. Trương Thanh Hùng

6

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình tố tụng kéo dài từ khi Tòa án thụ lý vụ việc cho đến khi có phán quyết
giải quyết hoặc chấm dứt theo yêu cầu của đương sự. Trong đó, hoạt động chứng minh
là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất mà các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng
hướng tới. Hoạt động này là cơ sở để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình cũng như là căn cứ để Tòa án có thể đưa ra các phán quyết của mình. Có thể nói,
mục đích của hoạt động tố tụng là chứng minh và bản án, quyết định của Tòa án chính
là kết quả cuối cùng của quá trình đó. Tuy nhiên, để quá trình chứng minh có thể đạt
được hiệu quả thuyết phục thì điều kiện tiên quyết, điều kiện tiền đề của quá trình là
phải có chứng cứ để làm căn cứ cho quá trình chứng minh đó.
Do đó, nếu không có chứng cứ, thì đương sự không thể chứng minh cho yêu cầu
hay phản đối của mình, còn Tòa án thì cũng không có cơ sở để giải quyết vụ việc được
chính xác, khách quan theo đúng bản chất của sự việc, ảnh hưởng đến kết quả cuối
cùng của quá trình tố tụng. Vì lẽ đó, chứng cứ ra đời là một điều kiện tất yếu, hiển
nhiên trong lịch sử tố tụng ở hầu hết các nước. Bởi thế, chứng cứ trong tố tụng nói
chung và tố tụng dân sự nói riêng, đã và đang ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án. Nó là căn cứ duy nhất để chứng
minh cho các yêu cầu hay phản đối của đương sự và cũng là căn cứ giúp cho Tòa án
giải quyết vụ việc được chính xác, có được một bản án, một quyết định hợp lý, hợp
tình, làm mọi người phải “tâm phục khẩu phục” đối với việc xét xử của Tòa án.

Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, Bộ luật tố tụng dân sự đã dành riêng một
Chương (Chương VII: Chứng minh và chứng cứ) để đề cập đến chế định này. Thể hiện
sự thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của chứng cứ trong quá trình tố tụng. Tuy
nhiên, ngành Luật tố tụng dân sự ở nước ta cũng là một ngành luật còn khá non trẻ,
kinh nghiệm lập pháp còn thiếu. Cho nên, trong quá trình thực hiện thì những quy định
này cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế trong bối cảnh các quan hệ xã hội lại phát sinh
và thay đổi một cách nhanh chóng nên đã gây không ít khó khăn cho việc sử dụng
chứng cứ của đương sự trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như quá
trình áp dụng để giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án. Đây là một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tồn động các vụ việc dân sự tại Tòa án ngày càng
nhiều, thiếu tính minh bạch và thiếu khách quan còn phổ biến thể hiện qua việc Tòa án
cấp trên hủy, sửa bản án hay quyết định của các Tòa án cấp dưới với số lượng lớn.

GVHD. Trương Thanh Hùng

7

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã đi vào nghiên cứu, tìm hiểu và
đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, các quy định của Nhà nước qua từng
thời kỳ về chế định chứng cứ để xây dựng nên đề tài “Chứng cứ và thu thập chứng
cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn” với mong muốn góp phần hoàn
thiện các quy định của pháp luật đối với chế định quan trong này.
2. Tình hình nghiên cứu về đề tài
Chứng cứ là một chế định đã xuất hiện từ lâu trong lĩnh vực tố tụng nhưng đối
với lĩnh vực Tố tụng dân sự ở nước ta thì chế định này vẫn còn khá non trẻ so với các

chế định khác. Trong những năm gần đây, có một số bài viết, công trình liên quan như
“Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” của tác giả Hoàng Ngọc Thỉnh (Tạp
chí Luật học số 3/2004), “Chứng cứ và nghệ thuật chứng minh trong các vụ án dân sư,
kinh doanh thương mại” của luật sư Hồ Ngọc Diệp (nhà xuất bản Phương Đông năm
2007). Trong hai tác phẩm này, các tác giả cũng có đề cập đến khái niệm chứng cứ
cũng như các đặc điểm của chứng cứ nhưng chủ yếu là đề cập đến cách thức sử dụng
chứng cứ để chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự. Bài viết “ Xác định và
đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự” của tác
giả Lê Song Hành (Tạp chí kiểm sát số 15/2005) cũng chỉ đề cập đến việc tiếp nhận
chứng cứ của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong Tạp chí
kiểm sát số 24/2010 có đăng bài viết “Thu thập chứng cứ và trách nhiệm chứng minh
trong tố tụng dân sự – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Tưởng Duy
Lượng cũng chỉ đề cập đến định nghĩa của chứng cứ và trách nhiệm cũng như những
khó khăn trong việc cung cấp chứng của đương sự trong tố tụng dân sự.
Chế định chứng cứ và việc thu thập chứng cứ của đương sự và Tòa án trong tố
tụng dân sự là rất quan trọng, nhưng cho đến nay các công trình nghiên cứu sâu về vấn
là rất hạn chế. Mặc dù các công trình nghiên cứu trong thời gian qua là những công
trình nhìn nhận về vấn đề ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau nhưng đây cũng là cơ
sở tham khảo quan trọng để tác giả có thể hoàn thành tốt phần nghiên cứu của mình.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chứng cứ và thu thập chứng cứ là một trong những vấn đề quan trọng trong quá
trình chứng minh. Tuy nhiên, trong quá trình chứng minh đó không chỉ có việc xác
định và thu thập chứng cứ mà còn rất nhiều vấn đề đáng quan tâm như: Việc phải kiểm
tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ... cho nên, trong phạm vi còn hạn chế về kỹ năng,
kinh nghiệm nghiên cứu cũng như thời gian được cho phép tác giả không có tham
GVHD. Trương Thanh Hùng

8

SVTH. Lê Phước Sang



Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

vọng nghiên cứu tổng thể các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề chứng cứ
nói chung. Cho nên, đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài được xác định là những
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong
quá trình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Vì chứng cứ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bản thân của các đương sự và
ngay cả Tòa án. Nên việc nhận thức đúng đắn về chứng cứ cũng như việc thu thập
chứng cứ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ có hiệu quả
trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Giải quyết tốt vấn
đề chứng cứ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án xét xử được khách quan, đúng pháp
luật, bảo vệ được quyền và lợi ích cho đương sự. Cho nên, từ sự phân tích những khái
niệm cơ bản liên quan đến chứng cứ, đề tài hướng đến giải quyết tính thực tế của vấn
đề. Chỉ rõ vai trò cực kì quan trọng của chế định chứng cứ trong tố tụng nói chung và
tố tụng dân sự nói riêng. Từ đó khái quát những mặt được và những mặt còn hạn chế
của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 để có thể đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu như: Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp nghiên
cứu lịch sử, phân tích, so sánh, diễn dịch, quy nạp, tham khảo sách, báo, tạp chí, tin
tức trên internet và vận dụng kiến thức đã học.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài mục lục, lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm ba chương:
Chương 1. Khái quát chung về chứng cứ.
Chương 2. Chứng cứ và thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004.

Chương 3. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện về chứng cứ và thu thập
chứng cứ trong tố tụng dân sự.

GVHD. Trương Thanh Hùng

9

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨNG CỨ
Để có thể làm việc tốt với một đối tượng nào đó, trước hết ta phải nhận thức
được đối tượng, những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng đó cũng như những đối
tượng có liên quan. Vì vậy, ở chương này - chương mở đầu cho đề tài, chủ yếu tác giả
tìm hiểu những khái niệm cơ bản như: Tố tụng dân sự, vụ việc dân sự, đương sự trong
tố tụng dân sự và chứng cứ, cũng như các đặc điểm của chứng cứ và cách phân loại
chứng cứ, làm tiền đề để hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về chứng cứ. Việc
đưa ra chính xác khái niệm chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận vì nó là
cơ sở để giải quyết một loạt các vấn đề liên quan như các đặc điểm của chứng cứ, các
cách thức thu thập chứng cứ, kiểm tra và đánh giá chứng cứ… cũng như trong thực
tiễn xét xử để đưa ra các quyết định giải quyết đúng đắn, khách quan vụ việc.
1.1. Cơ sở lý luận
Trong lịch sử triết học, vấn đề con người có thể nhận thức được thế giới hay
không, bao giờ cũng là đối tượng đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm thì cho rằng: “Thế giới xung quanh là thần bí, con
người không thể nhận thức được”. Quan điểm này được thể hiện dưới thuyết hoài nghi
luận và thuyết bất khả tri luận.

Thuyết hoài nghi luận nghi ngờ sự tồn tại của thế giới khách quan, phủ nhận khả
năng nhận thức thế giới vật chất của con người, đưa sự nghi ngờ trở thành một nguyên
tắc, phương pháp nghiên cứu để xem xét mọi hiện tượng trong xã hội. Còn thuyết bất
khả tri luận thì cho rằng, thế giới là không thể nhận thức được, lý trí của con người có
tính chất hạn chế và ngoài giới hạn của cảm giác, con người không biết gì nữa1.
Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật cho rằng: “Nhận thức là sự
phản ảnh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người”. Bằng luận điểm này, chủ
nghĩa duy vật thừa nhận thế giới khách quan tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý
thức của con người và là nguồn gốc duy nhất của nhận thức. Chính triết học Mác –
Lênin đã lý giải một cách khoa học bản chất của nhận thức, bác bỏ triết học duy tâm
nói chung, thuyết hoài nghi luận và thuyết bất khả tri luận nói riêng. Các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chứng minh được rằng, con người có thể nhận thức
1

Trần Quang Tiệp (2009): Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 7 – 8.

GVHD. Trương Thanh Hùng

10

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

được thế giới khách quan và các quy luật của nó, trên thế giới không có sự vật, hiện
tượng mà con người không thể nhận thức được, mà chỉ có sự vật, hiện tượng chưa
nhận thức được, nhưng con người sẽ nhận thức được.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi sự nhận thức của con người là một quá trình

phức tạp, mâu thuẫn, luôn luôn phát triển trong lịch sử, từ không biết đến biết, từ
không biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn, từ nhận thức các hiện tượng đến nhận thức bản
chất của thế giới khách quan, các quan hệ mang tính quy luật ở bên trong các sự vật,
hiện tượng. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin còn là những người đầu tiên
trong lịch sử triết học đưa quan điểm thực tiễn vào lý luận nhận thức, từ đó thực hiện
bước chuyển biến cách mạng trong lý luận này. Theo triết học Mác – Lênin, thực tiễn
là cơ sở và động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý.
Lênin đã khẳng định vai trò của thực tiễn trong lý luận nhận thức: “Quan điểm về đời
sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”2.
Triết học Mác – Lênin còn chỉ ra con đường biện chứng của sự nhận thức chân
lý, đó là con đường nhận thức tất yếu của loài người. Nhiệm vụ của nhận thức là đạt
đến chân lý, nghĩa là đạt đến sự phản ánh đúng đắn những sự vật, hiện tượng của tự
nhiên, xã hội tồn tại bên ngoài, độc lập với ý thức và sự phản ánh đó đã được thực tiễn
kiểm nghiệm. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi chân lý là chủ quan, chủ nghĩa duy
vật khẳng định tính khách quan của chân lý, công nhận sự tồn tại thực tế của thế giới
khách quan và sự phản ảnh của thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Nội
dung mà chân lý khách quan phản ảnh thuộc về thế giới khách quan, tồn tại độc lập,
không phụ thuộc vào con người, do đó không thể có chân lý chủ quan.
Theo Ăngghen: “Tư duy của con người vừa tối cao vừa không tối cao, nhận thức
và năng khiếu nhận thức của con người vừa có hạn vừa vô hạn. Xét theo bản tính, xứ
mệnh, khả năng và mục đích lịch sử cuối cùng của nó thì tư duy của con người là tối
cao và vô hạn; xét theo sự thực hiện cá biệt và theo thời gian hoạt động nhất định nào
đó, thì tư duy của con người là không tối cao và có hạn” 3. Đúng như vậy, chân lý được
hình thành và phát triển từng bước, phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể của
chủ thể trong hoạt động thực tiễn, hoạt động nhận thức ngày càng phản ánh sâu sắc
hơn, đầy đủ hơn hiện thực khách quan. Do đó, chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có
tính tương đối, đây là tính biện chứng của chân lý.
2

Trần Quang Tiệp (2009): Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà

Nội, tr. 9.
3
Trần Quang Tiệp (2009): Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 11.

GVHD. Trương Thanh Hùng

11

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

Chân lý tuyệt đối là tri thức hoàn toàn đầy đủ, toàn diện và chính xác về thế giới
khách quan mà nó phản ánh. Còn chân lý tương đối là tri thức phản ánh đúng thế giới
khách quan nhưng chưa toàn diện, chưa bao quát hết mọi mặt của hiện thực. Về
nguyên tắc, con người có thể đạt đến chân lý tuyệt đối, vì trong thế giới khách quan,
không sự vật, hiện tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức được. Khả
năng đó của con người trong quá trình phát triển là vô hạn. Sứ mệnh và mục đích của
nhận thức là không chỉ giải thích thế giới mà còn để cải tạo thế giới, chừng nào còn
con người, còn xã hội thì mục đích đó vẫn còn. Mặt khác, nhận thức của con người là
không toàn năng và có giới hạn, bởi vì mức độ thâm nhập vào bản chất của thế giới
khách quan thường bị giới hạn bởi điều kiện, hoàn cảnh, trình độ của họ trong từng
giai đoạn lịch sử cụ thể. Đó là tính tương đối và tuyệt đối của nhận thức đồng thời
cũng là tính tương đối và tuyệt đối của chân lý.
Chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại
lẫn nhau, chúng đều là chân lý khách quan, chỉ khác nhau về mức độ đầy đủ, toàn diện
trong sự phản ánh hiện thực khách quan. Một mặt, chân lý tuyệt đối là các tổng số
chân lý tương đối, mặt khác, trong mỗi chân lý tương đối bao giờ cũng có những yếu

tố của chân lý tuyệt đối, chân lý tương đối là những bậc thang trên con đường nhận
thức chân lý tuyệt đối. Lênin đã khẳng định: “Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng
số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối là những phản ánh
tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập với nhân loại, những phản ánh ấy
ngày càng trở nên chính xác hơn, mỗi chân lý khoa học dù là có tính tương đối vẫn
chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối”4.
Quan niệm đúng đắn về sự thống nhất biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân
lý tương đối của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho phép chúng ta khắc phục những
khuynh hướng sai lầm trong nhận thức luận. Nếu không thấy được tính tương đối
trong sự phát triển của chân lý thì sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều và ngược lại không
thừa nhận tính tuyệt đối của chân lý sẽ rơi vào chủ nghĩa tương đối. Theo quan điểm
của chủ nghĩa duy vật biện chứng “chân lý là cụ thể, tính cụ thể của chân lý được quy
định bởi tính cụ thể của khách thể nhận thức trong sự vận động và phát triển”5.
Trong lĩnh vực tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng, tất cả những sự
kiện, tình tiết liên quan đến vụ việc (tức những tranh chấp, sự việc nhất định) bao giờ
4

Trần Quang Tiệp (2009): Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 12.
5
Trần Quang Tiệp (2009): Chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 12 - 13.

GVHD. Trương Thanh Hùng

12

SVTH. Lê Phước Sang



Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

cũng để lại những dấu vết trong thế giới vật chất mà có thể quy thành hai nhóm sau
đây: Nhóm dấu vết phi vật chất và nhóm dấu vết vật chất. Tuy nhiên cho dù nằm ở
dạng nào thì những dấu vết đó đều phản ánh những sự kiện, tình tiết trong vụ việc. Sự
phản ánh đó có thể là trực tiếp nhưng cũng có thể phải từ những dấu vết đó qua nhiều
khâu trung gian nữa (quá trình nhận thức) thì mới xác định được những tình tiết trong
vụ việc. Những dấu vết là sự phản ảnh từng mặt riêng lẽ của sự thật về vụ việc. Chính
vì vậy, Tòa án cũng như những người tố tụng khác phải dựa vào những dấu vết còn lại
trong thế giới khách quan, biểu hiện bằng những đồ vật, tài liệu, nhận thức của con
người để làm sáng tỏ sự thật về vụ việc.
Mục đích của hoạt động tố tụng là phải đạt đến chân lý, nghĩa là đạt được tri thức
có nội dung phù hợp với sự thật khách quan của vụ việc. Do bị giới hạn bởi những
điều kiện khách quan lẫn chủ quan nên chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại của tính
tương đối trong hoạt động nhận thức của con người về sự thật khách quan của vụ việc
mà không được phủ nhận chúng. Tất nhiên, Tòa án với vai trò, nhiệm vụ của mình
phải có trách nhiệm nhận thức đúng đắn vai trò của chân lý tương đối và tuyệt đối
trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ việc một cách khách quan và chính xác để có
được một bản án, một quyết định hợp lý, hợp tình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, bảo vệ sự ổn định của xã hội và xa hơn là sự tồn vong của đất nước.
Bởi vậy, chân lý ở đây phải là sự thống nhất biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và
chân lý tương đối. Từ sự phân tích ở trên, có thể kết luận: Cơ sở lý luận của chứng cứ
trong tố tụng dân sự là lý luận nhận thức của triết học Mác – Lênin, tức là xuất phát từ
sự thừa nhận khả năng của con người trong việc nhận thức thế giới khách quan.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm tố tụng dân sự
Trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét giải quyết vụ án và thi
hành án được hiểu là “tố tụng dân sự”6. Được ghép từ danh từ “tố tụng” là thưa kiện tại
Tòa án nói chung7, có nguồn gốc từ tiếng la tinh procedure có nghĩa là tiến bước, gợi
nên một cách thức cần thiết phải thực hiện để đạt được mục đích. “Tố tụng” thường

được sử dụng một cách lẫn lộn với danh từ “thủ tục” bởi tính chất định trước buộc phải
tuân theo trong một việc nhất định. Mặc dù cũng dùng để chỉ một cách thức tiến hành
bắt buộc nhưng danh từ “thủ tục” bao hàm trong nó ý nghĩa rộng hơn trên nhiều mặt
6
7

Từ điển luật học (2006), NXB. Tư pháp, Hà Nội, tr. 785.
Đại từ điển tiếng Việt (1999), NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 1664.

GVHD. Trương Thanh Hùng

13

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

vượt ra ngoài nghĩa của trình tự giải quyết vụ việc tại Tòa án như: Thủ tục đi xuất khẩu
lao động, thủ tục hải quan, thủ tục nhập học….
Tố tụng khác biệt hẳn với thủ tục ở chỗ, nó được dùng một cách triệt để và chỉ
xuất hiện ở trong các trình tự tại cơ quan tư pháp. Đồng thời gợi ra một cách nhìn nhận
trong đó có sự tranh tụng – mâu thuẫn yêu cầu tài phán. Ở nước ta, trong một thời gian
dài danh từ “thủ tục” đã được sử dụng thay cho danh từ “tố tụng” như: Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự (năm 1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế (năm 1994) hay Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (năm
1996) đã không thể hiện rõ được bản chất của hoạt động tư pháp. Cho nên, Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004 đã sử dụng triệt để danh từ “tố tụng” và thống nhất các thủ tục
giải quyết thành một trình tự tố tụng chung.
Thứ hai là danh từ “dân sự” - civil đôi khi được dùng tương đồng với danh từ

prive – lĩnh vực luật tư, bởi bản chất thỏa thuận, bình đẳng của các bên trong việc xác
lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ. Theo quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004 về phạm vi áp dụng tại Điều 1 thì “Bộ luật tố tụng dân sự quy định
những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án
giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa
án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân
sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án” thì danh từ “dân sự”
trong “tố tụng dân sự” đang được dùng như một bộ phận của lĩnh vực luật tư.
Việc sử dụng cụm từ “tố tụng dân sự” khi xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự còn
mang đến một thắc mắc từ phía các Đại biểu Quốc hội bởi sự hoài nghi về tính hiệu
quả của luật “ba trong một” liệu có đáp ứng được yêu cầu hay không khi đối tượng
điều chỉnh rộng trong hoàn cảnh các Tòa án vẫn được chia thành Tòa dân sự, Tòa kinh
tế, Tòa lao động sẽ dễ gây nhầm lẫn khi các Tòa kinh tế, lao động lại áp dụng theo thủ
tục tố tụng dân sự8. Tuy nhiên, có thể thấy việc sử dụng cụm từ “tố tụng dân sự” là sát
nghĩa và có tính triệt để hơn cả trong giai đoạn hiện nay. Bởi ba nguyên nhân:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam không phân chia thành công pháp và tư
pháp như một số nước trên thế giới mà đây chỉ là vấn đề lý luận của các nhà nghiên
cứu pháp luật. Nếu định nghĩa dựa trên sự thừa nhận không chính thức sẽ gây khó
8

Báo cáo số 01/ BC-TA của Tòa án nhân dân tối cao ngày 05/01/2007.

GVHD. Trương Thanh Hùng

14

SVTH. Lê Phước Sang



Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

khăn cho việc tiếp cận một ngành luật thực định của người dân. Vì vậy, cần thiết phải
định nghĩa rõ ràng dựa trên sự thừa nhận chính thức về vị trí cũng như vai trò của
ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, việc định nghĩa với cụm từ “tố tụng dân sự” một mặt phản ánh được
tính chất “nệ thức” - nghĩa là phụ thuộc yếu tố hình thức, thủ tục trong hoạt động giải
quyết vụ việc dân sự, bảo đảm hạn chế tính độc đoán của các Thẩm phán cũng như
giúp các chủ thể tham gia có thể bảo vệ được mình thông qua những quy định mang
tính chất thủ tục bắt buộc. Mặt khác phản ánh được đối tượng điều chỉnh về mặt nội
dung của ngành luật hình thức tổng hợp này là các ngành luật mang yếu tố riêng tư
giữa các bên đương sự không có sự tham gia của Nhà nước ở một bên chủ thể nào và
gợi lên được tính tranh tụng, đối lập một cách bình đẳng giữa các bên đương sự.
Thứ ba, hiệu quả mang lại từ tố tụng không phải là ở việc tạo ra nhiều thủ tục
khác nhau mà nằm ở việc giải quyết nhanh chóng, chính xác, khách quan vụ việc,
giảm thiểu được gánh nặng về cơ cấu tổ chức cũng như trong cách thức áp dụng pháp
luật. Khi đối tượng điều chỉnh là thống nhất về mặt bản chất thì có thể quy nạp chúng
về một thủ tục chung để giải quyết không cần thiết phải có nhiều thủ tục khác nhau.
Hiệu quả của tố tụng dân sự trong những năm qua đã chứng minh cụ thể cho điều đó.
Bởi vậy, tố tụng dân sự có thể được hiểu dưới góc độ pháp lý là một ngành luật tố
tụng cụ thể còn dưới góc độ thực tiễn là những hình thức thực tiễn do các chủ thể tham
gia vào quá trình tố tụng tiến hành. Cho nên, có thể định nghĩa “tố tụng dân sự” ở hai
góc độ pháp lý và thực tiễn như sau:
Dưới góc độ pháp lý: Tố tụng dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ
việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động tại Tòa án. Đảm bảo
sự nhanh chóng, chính xác trong quá trình giải quyết và thi hành án, đặt ra các chế tài
bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân.
Dưới góc độ thực tiễn: Tố tụng dân sự là một quy trình, thủ tục do pháp luật quy

định mà tất cả các chủ thể tiến hành cũng như tham gia tố tụng bắt buộc phải tuân theo
nhằm giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ việc dân sự và thi hành án, bảo vệ quyền
và lợi ích của Nhà nước và công dân.

GVHD. Trương Thanh Hùng

15

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

1.2.2. Khái niệm vụ việc dân sự
Để đảm bảo sự ổn định của xã hội, tạo sự tin tưởng của người dân về một chế độ,
một Nhà nước thì trước tiên quyền và lợi ích của người dân phải được chính Nhà nước
đó đảm bảo khỏi sự xâm hại của những chủ thể khác một cách triệt để. Ở nước ta, các
quyền cơ bản của công dân được pháp luật quy định một cách khá đầy đủ 9, mặt khác,
với phương châm “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” Nhà nước ta đã tạo
mọi điều kiện cho công dân được tham gia thật sự vào công việc quản lý nhà nước,
quản lý xã hội bởi Đảng và Nhà nước đã chủ trương “lấy việc phát huy nguồn lực con
người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của xã hội”10.
Với chủ trương luôn mở rộng quyền và lợi ích của công dân đồng thời cũng có
những biện pháp nhằm bảo đảm cho các quyền và lợi ích đó được thực hiện, Nhà nước
ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật quy định cụ thể các quyền cơ bản của
công dân, nội dung, thể thức, cơ chế thực hiện, trình tự bảo vệ khi quyền công dân bị
xâm phạm.... Bởi vậy, song song với quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thì quyền
khởi kiện vụ án, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự là một phương tiện
quan trọng để các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình chống lại những
hành vi vi phạm pháp luật, cho nên một trong những biện pháp bảo đảm hữu hiệu là

quy định “cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải
quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình hoặc của người khác”11.
Để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp, đồng thời, để tạo thuận lợi cho
việc xét xử của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, cơ
quan, tổ chức trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại,
lao động. Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tố
tụng, quy định cụ thể những nguyên tắc, những thủ tục tiến hành khởi kiện và giải
quyết vụ kiện như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (năm 1989), Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (năm 1994), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
tranh chấp lao động (năm 1996). Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, các văn bản trên
cũng đã bộc lộ nhiều thiếu xót, hơn nữa, để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi luật
nội dung cũng như luật hình thức (Luật tố tụng) phải có sự tương thích của pháp luật
trong nước với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết hoặc gia nhập.
9

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001), Chương V.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), NXB. Chính trị quốc qia, Hà Nội, tr. 85.
11
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Điều 4.
10

GVHD. Trương Thanh Hùng

16

SVTH. Lê Phước Sang



Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

Vì vậy, tại kì hợp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự ngày 15/6/2004, có hiệu lực từ ngày
01/01/2005. Đây là một bước thành công trong hoạt động lập pháp của nước ta, Bộ
luật đã quy định một thủ tục chung về việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân
sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và đồng thời nó cũng quy
định những điểm đặc thù cho mỗi loại việc một cách hợp lý. Trong đó có phân chia
thành hai loại thủ tục đó là trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về
tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động gọi chung
là vụ kiện dân sự; và trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết các yêu cầu về dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động gọi chung là việc dân sự. Về
hoạt động tố tụng, Điều 3 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định rõ: “Mọi hoạt động tố
tụng dân sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan,
tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này” với những quy định
trên thì Tòa án cũng như các cơ quan khác có liên quan phải giải quyết các yêu cầu của
công dân khi quyền, lợi ích của họ bị xâm phạm một cách kịp thời và đúng pháp luật,
và khi ấy tại Tòa án sẽ xuất hiện vụ việc dân sự.
Bởi vậy, vụ việc dân sự là việc phát sinh tại Tòa án do cá nhân, pháp nhân, tổ
chức xã hội yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước,
của tập thể hay của người khác. Nói cách khác, vụ việc dân sự là tất cả các tranh chấp,
các yêu cầu phát sinh từ pháp luật nội dung theo quy định và thuộc thẩm quyền giải
quyết về dân sự của Tòa án nhân dân.
1.2.3. Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự
Trong các vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa án, có một số người tham gia tố tụng
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự tham gia với mục đích là bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước
trong lĩnh vực được giao phụ trách, họ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hoạt động
tố tụng của họ có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ tố tụng.
Những người tham gia tố tụng này được gọi là đương sự trong vụ việc dân sự.

Việc giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án là do nhu cầu giải quyết các quan hệ
pháp luật nội dung giữa các đương sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể, cho nên các đương sự là một thành phần chủ yếu của vụ việc dân sự. Không có
đương sự thì không thể có vụ việc dân sự tại Tòa án. Mặt khác, đương sự cũng chính là
chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung được Tòa án giải quyết. Trong vụ việc dân sự,

GVHD. Trương Thanh Hùng

17

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

đương sự có quyền tự định đoạt quyền lợi của chính mình khi tham gia quan hệ pháp
luật tố tụng dân sự (Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). Do đó, hoạt động của
các đương sự có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng. Đương
sự trong vụ việc dân sự bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu, người bị yêu
cầu và người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự.
Nguyên đơn trong vụ kiện dân sự và người yêu cầu trong việc dân sự là người có
quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nhưng đồng thời cũng là người khởi kiện
hoặc được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện thay; người yêu cầu để yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích của họ. Tuy cũng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình như các đương sự khác nhưng việc tham gia tố tụng của
nguyên đơn và người yêu cầu mang tính chủ động hơn các đương sự khác. Trong tố
tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn và người yêu cầu có thể dẫn đến việc
làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng. Theo quy định tại Điều 162 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004: Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác bao gồm: Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ

em, Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp
Luật hôn nhân gia đình quy định; Công đoàn cấp trên của công đoàn cấp cơ sở có
quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể người lao động; Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng,
lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Bị đơn trong vụ kiện dân sự và người bị yêu cầu trong việc dân sự là người tham
gia tố tụng để trả lời về việc kiện, trả lời về các yêu cầu do nguyên đơn hay bị cá nhân,
cơ quan, tổ chức khác khởi kiện, do người yêu cầu yêu cầu theo quy định của pháp luật
khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, người yêu cầu bị người đó
xâm hại. Việc tham gia vào vụ việc dân sự của bị đơn, người bị yêu cầu mang tính chất
bắt buộc chứ không chủ động như nguyên đơn. Do bị nguyên đơn, người yêu cầu hoặc
người đại diện của họ khởi kiện, yêu cầu Tòa án nên bị đơn, người bị yêu cầu buộc
phải tham gia tố tụng để trả lời về vụ việc. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng dân sự của bị
đơn, người bị yêu cầu cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự là người tham gia
tố tụng vào vụ kiện dân sự, việc dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, người
yêu cầu và người bị yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người có
quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự không khởi kiện hay yêu cầu như
GVHD. Trương Thanh Hùng

18

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

nguyên đơn, người yêu cầu, không bị khởi kiện hay bị yêu cầu như bị đơn, người bị
yêu cầu mà là người tham gia tố tụng khi vụ việc đã xuất hiện giữa nguyên đơn và bị

đơn, giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Việc tham gia tố tụng của họ trong vụ việc dân sự là do họ có quyền và nghĩa vụ liên
quan đến vụ việc. Trong đó, quyền đòi bồi hoàn giữa các đương sự là một trong những
căn cứ chủ yếu để người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, như quyền
của chủ phương tiện đối với người láy xe của họ trong trường hợp chủ phương tiện
phải bồi thường cho người bị hại do người láy xe gây ra; quyền của các cơ quan nhà
nước đối với cán bộ, công chức trong trường hợp các cơ quan này đã bồi thường cho
người bị thiệt hại do những hành vi trái pháp luật của những người này gây ra....
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự bao gồm: Người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn, người yêu
cầu, người bị yêu cầu; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không
độc lập với nguyên đơn hoặc bị đơn, người yêu cầu hoặc người bị yêu cầu, do quyền
lợi, nghĩa vụ của họ phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn, người yêu cầu hoặc người
bị yêu cầu. Trong quá trình tố tụng, việc tham gia tố tụng của người có quyền và nghĩa
vụ liên quan trong vụ việc dân sự có thể do họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự
khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án.
Tóm lại, đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà
nước thuộc lĩnh vực mình quản lý.
1.2.4. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự
Để giải quyết vụ việc dân sự một cách khách quan, hợp lý, hợp tình, đúng với
bản chất vốn có của sự việc, tạo sự tin tưởng của người dân vào chức năng xét xử của
Tòa án, thì việc nhận thức được chân lý khách quan của vụ việc là nhiệm vụ của Tòa
án, của những người tiến hành tố tụng. Muốn được như vậy thì phải làm sáng tỏ những
tình tiết liên quan đến vụ việc. Để làm được việc đó, không còn cách nào khác là phải
nhận thức được chứng cứ của vụ việc dân sự, việc nhận thức đúng đắn về chứng cứ có
ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác xét xử của Tòa án, vì nó là cơ sở để chứng
minh cho các yêu cầu hay phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp, là căn cứ
để Tòa án ra phán quyết giải quyết vụ việc dân sự.
Là một chế định quan trọng nên khái niệm chứng cứ được luật tố tụng nhiều

nước trên thế giới đề cập đến. Cá biệt còn có một số nước xây dựng luật về chứng cứ

GVHD. Trương Thanh Hùng

19

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

để thể hiện sự quan trọng của chế định này. Luật tố tụng dân sự Nhật Bản định nghĩa:
“Chứng cứ là một tài liệu thông qua đó một tình tiết được Tòa án công nhận và là một
tư liệu, cơ sở thông qua đó Tòa án được thuyết phục là một tình tiết có tồn tại hay
không” hoặc theo Điều 401 Luật chứng cứ của Mỹ thì “Chứng cứ là những gì hàm
chứa trong nó sự tồn tại của bất cứ sự thật nào mà bản thân sự hàm chứa đó ảnh hưởng
tới việc xác định được một hành động hơn hoặc kém hơn”.
Tất cả các sự vật hiện tượng xảy ra trong thực tế đều được thể hiện dưới những
hình thức nhất định và có liên quan mật thiết với nhau. Xuất phát từ bản chất của thế
giới vật chất: Vật chất khi đã được sinh ra thì không bao giờ mất đi, nó chỉ chuyển hóa
từ dạng này sang dạng khác. Do đó, khi một hành vi được thực hiện, một sự kiện xảy
ra, bao giờ cũng để lại những dấu vết nhất định trong thế giới vật chất hoặc trong trí
nhớ của những người chứng kiến. Với đặc điểm này, bằng khả năng nhận thức của
mình, con người có thể khám phá, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
Trong các vụ việc dân sự được Tòa án giải quyết, có rất nhiều tình tiết, sự kiện
mà quan hệ pháp luật giữa các bên đương sự phụ thuộc vào nó, trong mối liên quan
chung và qua lại giữa các tình tiết, sự kiện, không có tình tiết, sự kiện nào xảy ra trong
thực tế lại không có mối quan hệ với các tình tiết, sự kiện khác, không tình tiết, sự kiện
nào xảy ra lại không để lại tin tức, dấu vết. Tin tức, dấu vết của một tình tiết, sự kiện
có thể được ghi lại trong trí nhớ của những người trực tiếp chứng kiến tình tiết, sự kiện

đó hoặc để lại dấu vết trên các tài liệu, đồ vật nhất định trong thế giới vật chất.
Chứng cứ có thể là những tin tức, dấu vết liên quan đến các tình tiết, sự kiện
được Tòa án sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ việc. Song để mọi người có thể nhận
thức được thì chúng phải được ghi lại, phản ánh lại dưới những hình thức cụ thể như
bản hợp đồng, bản di chúc.... Từ điều này, trên thực tế có những cách hiểu chứng cứ
trong vụ việc dân sự là những phương tiện phản ánh lại chúng. Như vậy, ở đây đã coi
chứng cứ là cả những phương tiện phản ánh nên chúng mà dựa vào đó Tòa án xác định
các tình tiết của vụ việc dân sự và những phương tiện phục vụ cho việc xác định
những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Nghĩa là chứng cứ bao gồm cả sự kiện có
thật là phương tiện của chứng minh. Nhưng nếu suy cho cùng, những phương tiện đó
chẳng qua chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của chứng cứ. Để giải quyết được vụ
việc dân sự, Tóa án phải căn cứ vào những tin tức, dấu vết về các tình tiết, sự kiện của
vụ việc dân sự được phản ánh trong các phương tiện đó nên nó mới là chứng cứ.
Mặt khác, trên thực tế, thuật ngữ “chứng cứ” và “bằng chứng” được sử dụng như

GVHD. Trương Thanh Hùng

20

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

nhau nhưng thực chất chúng là hai khái niệm khác nhau. Chứng cứ thì được dùng làm
căn cứ để Tòa án xác định các yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự có đúng
hay không. Trong khi đó, bằng chứng là cái mà chủ thể đưa ra dùng để chứng tỏ yêu
cầu hay phản đối của mình là đúng. Cho nên, bằng chứng chỉ là phương tiện để các
đương sự dựa vào đó để chứng minh cho yêu cầu hay phản đối của họ nên cần phải có
sự kiểm tra của Tòa án về tính đúng đắn của bằng chứng đó.

Trong tố tụng dân sự, những tin tức, dấu vết về các tình tiết, sự kiện của vụ việc
dân sự được thể hiện dưới những hình thức nhất định do Tòa án sử dụng dùng làm cơ
sở để giải quyết vụ việc dân sự được gọi là chứng cứ. Do vậy, nếu hiểu theo nghĩa
chung, chứng cứ là cái có thật mà căn cứ vào đó để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
Tuy vậy, trong các hoạt động tố tụng như: Cung cấp, giao nộp, thu thập, xem xét, đánh
giá và sử dụng chứng cứ thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.
Để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn thì các hoạt động tố tụng
này phải được pháp luật quy định một cách đầy đủ và chặt chẽ.
Từ đó, có thể định nghĩa chứng cứ theo Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự, cá nhân, cơ quan,
tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục
do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản
đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác
cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”.
1.3. Lược sử hình thành các chế định về chứng cứ
Pháp luật là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng được hình thành trên cơ sở
hạ tầng xã hội tương ứng. Pháp luật luôn là công cụ hữu hiệu nhất để giúp giai cấp
thống trị thực hiện quyền làm chủ của mình, định hướng và duy trì sự ổn định của xã
hội. Vì vậy, qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau với sự hình thành, tồn tại và suy vong
của nhiều chế độ chính trị khác nhau thì bản chất của Nhà nước và Pháp luật là khác
nhau nên các quy định của pháp luật nói chung và những quy định của pháp luật về
chứng cứ nói riêng cũng không giống nhau.
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1989
Năm 1884, thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta, chấm dứt thời kì thuần
phong kiến ở nước ta chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Chế độ phong kiến
đi qua nhưng vẫn để lại những dấu ấn đậm nét về hoạt động lập pháp với nhiều Bộ luật
GVHD. Trương Thanh Hùng

21


SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

khác nhau, có quy mô và độ hoàn thiện nhất định. Trong các văn bản pháp luật thời kì
này phải kể đến ba Bộ luật là: Quốc triều hình luật (nhà Lê thế kỷ XV), Quốc triều
khám tụng điều lệ (thế kỷ XV – XVIII), Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long). Do ảnh
hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến nên các Bộ luật này mang tính chất hà khắc,
các chế tài áp dụng mang tính chất hình sự là chủ yếu. Các vấn đề về dân sự nói chung
và chứng cứ trong dân sự nói riêng cũng ít được quan tâm.
Tại các Điều 664, 665, 666, 667, 668, 669, 670... của Quốc triều hình luật cũng
chỉ đề cập đến chứng cứ trong lĩnh vực hình sự mà không có quy định về chứng cứ
trong dân sự. Lần đầu tiên trong Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ quy định: “Những
người kiện tụng có đơn cáo trạng khiếu nại về: Ruộng đất không xuất trình văn khế,
cưới xin không sính lễ, treo hỏi, tài sản không có trúc thư, tiền nợ không có văn tự,
đánh nhau không có biên bản thương tích, án mạng không có nghiệm án, trộm cướp
không có tang vật, cờ bạc không có tang chứng, ức hiếp không phải là người hiền quý
danh vọng thì các nha môn không được khám tụng. Nếu nhận bừa thì gom xét sự việc
trước sau luận bác đi”. Trong tập V Bộ Hoàng Việt luật lệ có quy định “phàm đơn gửi
Tòa án chỉ cho phép một đơn thưa một việc, thưa việc phạm tội thật có bằng chứng.
Thừa thẩm quan lúc xử kiện cung chứng đã xác thực mà có 1, 2 người không đến hầu
tòa thì không liên quan đến bản án”. Đây là hai quy định được áp dụng phổ biến khi có
việc thưa kiện. Nó được áp dụng rộng rãi khi giải quyết các vấn đề kiện tụng thuộc cả
luật hình sự, dân sự và hôn nhân gia đình.
Đến thời Pháp thuộc, bằng hai bản thỏa ước ngày 05/06/1882 cắt đứt miền Nam
bao gồm 6 tỉnh để sát nhập vào lãnh thổ Pháp gọi là Nam kỳ, thỏa ước ngày
06/06/1884 biến miền Bắc và miền Trung thành lãnh thổ bảo hộ của Pháp và đạo dụ
năm 1898 của Hoàng đế Đồng Khánh nhượng 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng
và Đà Nẵng thành đất nhượng địa cho Pháp, Việt Nam chính thức bị thực dân Pháp đô

hộ. Khi đến nước ta chúng thiết lập một chế độ đô hộ hà khắc nhằm bóc lộ và vơ vét
của cải, đặc biệt là thông qua hai cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô lớn. Nhằm phục
vụ cho mưu đồ của mình chúng thay đổi nước ta thành một nước thực dân nửa phong
kiến. Việc đầu tiên là ban hành các Bộ luật nhằm ổn định tình hình trong nước, thiết
lập sự đô hộ của thực dân đối với nước ta. Liên quan đến hoạt động tố tụng dân sự,
trong giai đoạn này chúng ban hành một số Bộ luật khác nhau như Bộ dân sự tố tụng
Nam kỳ năm 1910, Bộ dân sự tố tụng Bắc kỳ năm 1917, Bắc kỳ pháp viện biên chế
năm 1921, Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Bắc kỳ năm 1921, Bộ hộ sự và thương sự
Trung kỳ năm 1942... Các Bộ luật này mang tư tưởng phong kiến và dựa trên khuôn
mẫu của Bộ luật dân sự Pháp 1807. Trong giai đoạn này, quyền con người, quyền công
GVHD. Trương Thanh Hùng

22

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

dân không được để ý đến, các quy định tố tụng chủ yếu là tạo điều kiện cho hoạt động
bóc lột của thực dân nên các vấn đề về chứng cứ cũng không được quan tâm nhằm duy
trì sự bất bình đẳng trong xã hội bấy giờ.
Năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ đầu tiên ở khu
vực Đông Nam Á được thành lập. Đánh dấu sự thay đổi toàn diện về mọi mặt trong
đời sống xã hội. Trong lĩnh vực tố tụng, ngày 10/10/1945 Nhà nước ta đã ban hành Sắc
lệnh số 47/SL cho tạm thời giữ các luật lệ hiện hành của chế độ cũ mà không trái với
bản chất của Nhà nước cách mạng. Tuy nhiên, sắc lệnh trên chỉ đề cập đến việc cho áp
dụng các quy phạm pháp luật nội dung của chế độ cũ mà không đề cập đến việc có cho
tiếp tục áp dụng các quy định về hoạt động tố tụng hay không. Tiếp theo đó, Nhà nước
ta đã ban hành nhiều quy định khác nhau liên quan đến hoạt động tố tụng dân sự ở

nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức
các Tòa án và các ngạch Thẩm phán, Sắc lệnh 15/SL ngày 17/4/1946 quy định về thẩm
quyền của Tòa án các cấp, Sắc lệnh 112/SL ngày 28/6/1946 bổ xung Sắc lệnh số 15,
Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và Luật tố tụng, Sắc lệnh
159/SL ngày 07/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn... thể hiện sự quan tâm của Nhà
nước ta đến vấn đề tố tụng dân sự. Tại Thông tư số 2386 – NCPL ngày 19/12/1961 của
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Trong bản án sơ thẩm phải chỉ ra: Nguyên đơn
yêu cầu giải quyết những vấn đề cụ thể gì và nêu ra những bằng chứng gì làm căn cứ,
ý kiến của bị đơn đối với những lời thỉnh cầu của nguyên đơn, có chấp nhận hay
không lời thỉnh cầu đó hoặc chỉ chấp nhận đến mức nào thôi, dẫn những bằng chứng gì
làm căn cứ cho những ý kiến đó. Khi đương sự có yêu cầu giải quyết thì buộc phải dẫn
ra những chứng cứ bảo vệ cho yêu cầu của mình, nguyên đơn phải nêu rõ những vấn
đề yêu cầu, bị đơn phải nêu rõ mình có chấp nhận hay không hoặc chấp nhận yêu cầu
của nguyên đơn đến mức nào và cũng có nghĩa vụ dẫn chứng”.
Theo đề án năm 1964 của Tòa án nhân dân tối cao về chuyển hướng tổ chức các
Tòa án địa phương có hướng dẫn: “Trong các vụ kiện về dân sự, các bên đương sự có
trách nhiệm chứng minh các yêu cầu của mình và đề xuất các chứng cứ. Nếu các
chứng cứ do các bên đương sự xuất trình chưa đầy đủ thì Tòa án sẽ yêu cầu họ xuất
trình các chứng cứ bổ xung...” và “các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người dự sự) có
quyền đề xuất những yêu cầu và có nhiệm vụ trình bày những chứng cứ, lý lẻ để
chứng minh những yêu cầu và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình”. Đương sự có
quyền và nghĩa vụ xuất trình chứng cứ. Tòa án sẽ yêu cầu, hướng dẫn họ xuất trình
chứng cứ trong trường hợp chứng cứ chưa đầy đủ. Đương sự nào có yêu cầu thì có
trách nhiệm chứng minh cho yêu cầu đó.
GVHD. Trương Thanh Hùng

23

SVTH. Lê Phước Sang



Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

Tại Thông tư số 06 – TATC ngày 25/2/1974 hướng dẫn điều tra trong tố tụng dân
sự quy định “các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, và người dự sự) có quyền đề xuất
những yêu cầu và bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình... trong điều kiện hiện
nay, trình độ hiểu biết pháp luật và trình độ văn hóa của đại đa số các đương sự còn
thấp, các đơn kiện và lời trình bày của họ không rõ ràng và đầy đủ, cho nên các Tòa án
phải tích cực giúp đỡ cho các đương sự hiểu rõ những quyền lợi hợp pháp của họ để
họ có thể đề xuất được những yêu cầu và giúp cho họ biết đề xuất những chứng cứ để
chứng minh”. Theo Thông tư số 96 – NC/PL ngày 08/02/1977 của Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn: “Để bảo vệ quyền lợi của mình các đương sự có nhiệm vụ đề xuất
chứng cứ nhưng Tòa án nhân dân không được phép chỉ dựa vào lời khai của đương sự
và những giấy tờ mà họ xuất trình làm căn cứ cho việc xét xử mà phải dùng mọi biện
pháp cần thiết để làm sáng tỏ sự thật”. Mặc dù đương sự có quyền đề xuất những
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình nhưng Tòa án với vị trí là cơ quan xét xử
không được thiên vị bất cứ bên nào mà phải xem xét một cách toàn diện cũng như tìm
mọi biện pháp để có thể làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của các bên trong quá trình tố tụng.
Tóm lại, giai đoạn này đi qua mà không có sự tiến bộ nào của pháp luật liên quan
đến chế định chứng cứ. Các quy định về chứng cứ được quy định một cách tản mạng
và đều được quy định trong các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, sự ra đời của Thông tư
số 06 – TATC ngày 25/02/1974 và Thông tư số 96 – NC/PL ngày 08/02/1977 tuy
không đưa ra được khái niệm chứng cứ cũng như các vấn đề khác liên quan đến chứng
cứ nhưng đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của hoạt động lập pháp ở nước
ta về chế định chứng cứ trong tố tụng dân sự.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005
Năm 1989 được đánh dấu bằng sự ra đời của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự và Pháp lệnh thi hành án dân sự đã tạo bước phát triển mới của pháp luật
dân sự Việt Nam. Đây là các văn bản pháp luật tố tụng dân sự đầu tiên được Nhà nước

ta ban hành quy định các vấn đề về tố tụng dân sự có hiệu lực cao. Tiếp theo đó là
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Đây là ba pháp lệnh tiền thân của Bộ luật tố
tụng dân sự hiện nay, nó đã bước đầu khắc phục được tính chất tản mạn của các quy
phạm pháp luật, thu trình tự giải quyết các vụ việc về một văn bản thống nhất và có giá
trị pháp lý cao. Tuy nhiên, ba pháp lệnh này lại mang tính chất chung chung định
hướng, các quy định còn chưa thực sự rõ ràng, vẫn chưa thể thống nhất các vụ việc
GVHD. Trương Thanh Hùng

24

SVTH. Lê Phước Sang


Đề tài: Chứng cứ và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự – Lý luận và thực tiễn

dân sự về một trình tự thủ tục chung gây khó khăn cho đương sự và Tòa án.
Về vấn đề chứng cứ, nguồn chứng cứ cũng như cách xác định chứng cứ trong các
vụ việc dân sự được quy định trong ba pháp lệnh này còn chưa nhiều và còn tản mạn
chủ yếu chỉ ở dạng nguyên tắc mà chưa có quy định cụ thể. Tại Điều 3 Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự có quy định: “Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Tòa án có nhiệm vụ xem xét mọi tình tiết của vụ án
và khi cần thiết có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án
được chính xác”, đồng thời cũng quy định cách thức xử lý đối với chứng cứ bị tố cáo
là giả mạo (Điều 40 của Pháp lệnh):
“1- Đương sự đưa ra bằng chứng bị tố cáo là giả mạo được rút lại bằng chứng đó;
nếu đương sự không rút mà bằng chứng đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải
quyết vụ án thì Tòa án trưng cầu giám định. Người đưa ra bằng chứng giả mạo phải
chịu phí tổn giám định đó, nhưng nếu bằng chứng đó không phải là giả mạo thì đương
sự đã tố cáo phải chịu phí tổn giám định.

2- Nếu việc giả mạo bằng chứng có dấu hiệu của tội phạm thì Tòa án chuyển
bằng chứng giả mạo và các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét việc truy
cứu trách nhiệm hình sự”.
Tại Điều 35 Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế quy định việc xác minh, thu
thập chứng cứ của Tòa án như sau:
“Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tiến hành
hoặc ủy thác cho Tòa án khác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ
các tình tiết của vụ án.
Tòa án được ủy thác có nhiệm vụ thực hiện ngay sự ủy thác và thông báo kết quả
cho Tòa án đã ủy thác.
Việc xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm:
a) Yêu cầu đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ hoặc trình bày về những vấn đề
cần thiết;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, cá nhân cung cấp bằng chứng có
ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án;
c) Yêu cầu người làm chứng trình bày về những vấn đề cần thiết;
GVHD. Trương Thanh Hùng

25

SVTH. Lê Phước Sang


×