Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP CHỨNG cứ và vấn đề CHỨNG MINH TRONG LUẬT tố TỤNG dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.08 KB, 90 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

*********

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHOÁ 35 (2009-2013)
ĐỀ TÀI:

CHỨNG CỨ VÀ VẤN ĐỀ CHỨNG MINH
TRONG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TRƢƠNG THANH HÙNG

TRƢƠNG VĂN PHƢỢNG

Bộ môn: Luật tƣ pháp

MSSV: 5095644
Lớp: Tƣ Pháp 3-k35

Cần Thơ, tháng 5 năm 2013
2013
1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN


…………
 ...................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

2


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
…………
 ...................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

3


LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp học kỳ 2 năm 2012-2013, ngƣời
viết xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô của Đại Học Cần Thơ nói chung và thầy
cô Khoa luật nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời viết học tập cũng nhƣ
trong thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt, ngƣời viết xin chân thành gửi lời cảm ơn và lời chức sức khỏe đến

Thầy Trƣơng Thanh Hùng. Thầy đã hƣớng dẫn tận tình, định hƣớng cho ngƣời viết
trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời ngƣời viết xin gửi lời chúc sức khỏe
đến quý thầy, cô khoa luật, Trƣờng Đại Học Cần Thơ, chúc các thầy, cô luôn có nhiều
sức khỏe để tiếp bƣớc trên con đƣờng trồng ngƣời.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Trƣơng Văn Phƣợng

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ............................................................... 2
6. Những điểm mới của luận văn ............................................................................ 3
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 3
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ VÀ
CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái quát chung về chứng cứ .......................................................................... 4
1.1.1. Định nghĩa về chứng cứ ........................................................................... 4
1.1.2 .Đặc điểm của chứng cứ ............................................................................ 5
1.1.2.1. Tính khách quan của chứng cứ .......................................................... 5
1.1.2.2. Tính liên quan của chứng cứ ............................................................. 6

1.1.2.3. Tính hợp pháp của chứng cứ.............................................................. 6
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong thu thập chứng cứ ...................................... 7
1.1.3.1. Nguyên tắc cung cấp và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự ....... 7
1.1.3.2. Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền ..................................................................................................... 8
1.1.3.3. Nghĩa vụ chứng minh ......................................................................... 8
1.1.4. Phân loại chứng cứ ................................................................................. 10
1.1.5. Nguồn của chứng cứ và vấn đề xác định chứng cứ ............................... 11
1.1.5.1. Nguồn của chứng cứ ........................................................................ 11
1.1.5.2. Các vấn đề về xác định chứng cứ ..................................................... 12
1.2. Khái quát chung về chứng minh.................................................................... 14
5


1.2.1. Khái niện chung về chứng minh............................................................. 14
1.2.2. Đối tượng chứng minh trong tố tụng dân sự .......................................... 16
1.2.3. Những trường hợp không cần phải chứng minh ................................... 17
1.2.4. Chủ thể của hoạt động chứng minh ....................................................... 19
1.2.5. Các phương tiện chứng minh ................................................................. 21
1.2.6. Quá trình chứng minh ............................................................................ 21
1.3. Lƣợc sử hình thành về chế định chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân
sự ............................................................................................................................ 22
1.3.1.Giai đoạn từ 1945 đến 1989 ..................................................................... 22
1.3.2.Giai đoạn từ 1989 đến 2004 ..................................................................... 24
1.3.3.Giai đoạn từ 2004 đến nay ....................................................................... 25
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG PHÁP LÝ CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
VỀ CHỨNG CỨ VÀ VẤN ĐỀ CHỨNG MINH
2.1. Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự...................................... 27
2.1.1. Những biện pháp thu thập chứng cứ ...................................................... 27

2.1.1.1. Lấy lời khai của đương sự người làm chứng .................................... 28
2.1.1.2. Đối chất giữa đương sự với nhau, giữa đương sự với người
làm chứng ................................................................................................... 29
2.1.1.3. Trưng cầu giám định........................................................................ 30
2.1.1.4. Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản .............. 31
2.1.1.5. Xem xét thẩm định tại chỗ ................................................................ 32
2.1.1.6. Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ .................................. 30
2.1.1.7. Yêu cầu các nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe
được, nhìn được hoặc hiện vật khác lên quan đến việc giải quyết vụ việc dân
sự ................................................................................................................. 33
2.1.2. Những trường hợp Tòa án tự mình thu thập chứng cứ ......................... 33
2.1.3. Các biện pháp sau khi thu thập chứng cứ .............................................. 35
2.1.3.1. Bảo quản chứng cứ .......................................................................... 35
2.1.3.2. Đánh giá chứng cứ .......................................................................... 35
2.1.3.3. Công bố và sử dụng chứng cứ .......................................................... 35
6


2.1.3.4. Bảo vệ chứng cứ .............................................................................. 35
2.2. Cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về vấn đề
chứng minh, chứng cứ .......................................................................................... 36
2.2.1. Chủ thể thực hiện hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự ............ 36
2.2.1.1. Nguyên đơn...................................................................................... 36
2.2.1.2. Bị đơn .............................................................................................. 38
2.2.1.3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan............................................. 38
2.2.2. Chủ thể đảm bảo cho việc thực hiện vấn đề chứng minh trong tố tụng
dân sự ............................................................................................................... 39
2.2.2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng................................................................ 39
2.2.2.2. Người tiến hành tố tụng ................................................................... 43
2.3. Vai trò chứng minh của đƣơng sự qua các giai đoạn xét xử ........................ 44

2.3.1. Thời điểm thực hiện vai trò chứng minh của các đương sự ................... 44
2.3.1.1. Thời điểm phát sinh vai trò chứng minh ........................................... 44
2.3.1.2. Thời điểm chấm dứt vai trò chứng minh ........................................... 45
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự qua các giai đoạn xét
xử ...................................................................................................................... 46
2.3.2.1. Giai đoạn thụ lí vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử .......................... 46
2.3.2.2. Giai đoạn xét xử sơ thẩm ................................................................. 48
2.3.2.3. Giai đoạn xét xử phúc thẩm ............................................................. 50
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH
CHỨNG CỨ VÀ VAI TRÒ CHỨNG MINH
TRONG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chứng cứ và vấn đề chứng
minh ....................................................................................................................... 52
3.1.1. Thuận lợi................................................................................................. 52
3.1.2. Khó khăn ................................................................................................. 54
3.1.3. Những hạn chế khi áp dụng các quy định về chứng cứ và vấn đề chứng
minh .................................................................................................................. 56
3.1.4. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên ........................................................ 60
7


3.2. Đề xuất hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh trong luật tố tụng
dân sự..................................................................................................................... 61
3.2.1. Định hướng chung .................................................................................. 61
3.2.1.1. Tạo điều kiện tối đa cho đương sự tiếp cận, thu thập chứng cứ phục
vụ quá trình chứng minh............................................................................... 62
3.2.1.2. Đảm bảo sự công bằng giữa các đương sự trong hoạt động chứng
minh ............................................................................................................. 62
3.2.1.3. Đảm bảo sự phối hợp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc cung

cấp chứng cứ cho đương sự ......................................................................... 63
3.2.1.4. Mở rộng tranh luận tại phiên tòa ..................................................... 63
3.2.1.5. Tăng cường vai trò của Thẩm Phán trong việc tiến hành thu thập
chứng cứ, xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án ................................................... 64
3.2.1.6. Chính sách hỗ trợ pháp lý ................................................................ 66
3.2.1.7. Quan tâm đến vấn đề tài chính cho đương sự .................................. 66
3.2.2. Đề xuất hoàn thiện chế định chứng cứ và vai trò của việc chứng minh
trong tố tụng dân sự.......................................................................................... 67
3.2.2.1. Giải pháp về mặt lý luận .................................................................. 67
3.2.2.2. giải pháp về mặt thực tiễn nhằm thực hiện tốt chế định chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng dân sự .................................................................. 75
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự thƣờng kéo dài từ khi Toà án thụ
lý cho đến khi có phán quyết của Toà án. Khi tìm hiểu vụ việc dân sự và đƣa ra
phƣơng hƣớng giải quyết cho các vụ việc dân sự đó thì vấn đề thu thập chứng cứ là
vấn đề cơ bản nhất, là vấn đề trung tâm và rất quan trọng. Dựa vào chứng cứ mà các
8


đƣơng sự có cơ sở xác đáng chứng minh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; các cơ
quan tiến hành tố tụng có đủ hay không đủ điều kiện để xác định tình tiết của vụ việc
dân sự đúng, đủ, chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân và bảo vệ
pháp luật. Vì vậy, việc nhận định chứng cứ có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động
chứng minh của tố tụng dân sự. Có thể nói, mọi hoạt động trong quá trình chứng minh
chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc
và kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ. Trong quá trình giải quyết các vụ
việc dân sự thì hoạt động chứng minh lại là một trong những hoạt động cơ bản xuyên

suốt trong quá trình giải quyết vụ việc, là cơ sở để đƣơng sự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình cũng, là căn cứ để Toà án đƣa ra phán quyết cuối cùng. Có thể nói,
mục đích của hoạt động tố tụng là chứng minh và bản án, quyết định của Toà án chính
là kết quả cuối cùng của quá trình chứng minh đó. Từ khi bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 có hiệu lực đã hƣớng tới việc hoàn thiện và chú trọng hơn đến chế định chứng cứ
và vấn đề chứng minh trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm khác
nhau, nhiều cách hiểu khác nhau thậm chí trái ngƣợc nhau về chứng cứ và chứng
minh. Trong thực tiễn công tác xét xử ở mỗi Toà án, Viện kiểm sát lại có cách vận
dụng, đánh giá về nguồn, xác định chứng cứ và vấn đề chứng minh còn khác nhau.
Điều này dẫn đến trong cùng một vụ án, cùng một loại chứng cứ, có chung cơ sở
chứng minh mà mỗi Toà án, viện kiểm sát lại đƣa ra quan điểm nhìn nhận trái ngƣợc
nhau, điều đó gây ra nhiều khó khăn trong việc sử dụng, đánh giá chứng cứ làm ảnh
hƣởng không nhỏ trong việc giả quyết vụ án.
Từ thực trạng trên, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Chứng cứ và vấn đề
chứng minh trong luật tố tụng dân sự” là việc làm cần thiết có ý nghĩa quan trọng về
cả lý luận và thực tiễn góp phần làm rõ hơn các quy định của pháp luật nhằm hoàn
thiện chế định chúng cứ và vấn đề chứng minh trong tố tụng dân sự.

2. Tình hình nghiên cứu.
Chứng cứ và chứng minh là vấn đề trung tâm và quan trọng của tố tụng dân sự.
Có thể nói mọi hoạt động của quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng
cứ, mọi giai đoạn của tốt tụng dân sự mở ra, kết thúc và kết quả phần lớn đều phụ
thuộc vào chứng cứ. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhƣ:
“Chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật tố tụng dân sự” của tác giả
Nguyễn Công Bình, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 02 năm 2004;
“Một vài suy nghĩ về chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự” của tác giả Tƣởng
Duy Lƣợng, Tạp chí Toà án số 20, tháng 12 năm 2004;
9



“Vai trò chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự” của tác giả Thiềm
Văn Ty, Sinh viên luật tƣ pháp 2 - k35;
Đây cũng là thuận lợi để tác giả tham khảo, nhƣng cũng là khó khăn khi nghiên
cứu và trình bày luận văn.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Với phạm vi của một luận văn cử nhân luật học tác giả chƣa có đủ điều kiện
nghiên cứu hết các vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tất cả các vụ việc dân sự
theo phạm vi điều chỉnh của bộ luật tố tụng dân sự, vì vậy tác giả chỉ nghiên cứu
chuyên sâu về chứng cứ và chứng minh trong phạm vi vụ án dân sự truyền thống (dân
sự và hôn nhân gia đình). Trên cơ sở đó đề ra giải pháp cơ bản nhằm làm hoàn thiện
hơn chế định chứng cứ và vấn đề chứng minh trong luật tố tụng dân sự.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.
Luận văn đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – lê nin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và một số phƣơng pháp cụ thể nhƣ: Lịch sử phân tích, so sánh,
chứng minh, tổng hợp và phƣơng pháp xã hội, phƣơng pháp khảo sát thăm dò…
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
5.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chứng
cứ và chứng minh và đánh giá thực trạng pháp luật về đề chứng cứ và chứng minh
trong điều kiện hiện nay; luận văn đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp
luật về chế định chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.

5.2. Nhiệm vụ
Từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đƣa ra những vấn đề cơ bản nhất, giúp cho việc nhận thức một
cách rõ nét về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
- Từ việc nghiên cứu những hạn chế, bất cập, vƣớng mắc trong thực tiễn đề xuất
những kiến nghị trong việc hoàn thiện các quy định về chứng cứ.
6. Những điểm mới của luận văn.
- Xây dựng khái niệm khoa học về chứng cứ và khái niệm chứng minh trong tố

tụng dân sự.
- Chỉ ra những đặc trƣng của chứng cứ trong tố tụng dân sự.
10


- Chỉ ra những bất cập của luật thực định và những vƣớng mắc về chứng cứ và
chứng minh trong thực tiễn cần phải giả quyết và nêu những ý kiến cho việc hoàn
thiện pháp luật về vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân
sự. Trong chƣơng này ngƣời viết đƣa ra những khái niệm có liên quan, quá trình hình
thành chế định chứng cứ và vấn đề chứng minh qua các thời kỳ và đƣa ra những vấn
đề về cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm trả lời cho câu hỏi tại sao phải nghiên cứu chế
định chứng cứ và vấn đề chứng minh trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề chứng cứ và chứng
minh. Trong chƣơng này ngƣời viết phân tích những quy định của Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004 và các văn bản có liên quan đến chế định chứng cứ và vấn đề chứng
minh trong Tố tụng dân sự.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và phướng hướng hoàn thiện chế định chứng cứ
và chứng minh trong tố tụng dân sự. Trong chƣơng này thông qua công tác thực tiễn
áp dụng ngƣời viết phân tích những định hƣớng chung nhằm hoàn thiện thêm chế định
chứng cứ và vấn đề chứng minh. Qua tìm hiểu, ngƣời viết mạnh dạn đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện chế định chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Tố tụng dân
sự.

11



CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG
MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Kể từ khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực thi hành đã quy định
quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh chủ yếu trong việc giải quyết vụ án
dân sự là của đƣơng sự. Việc đƣơng sự tự mình cung cấp chứng cứ và chứng minh
đóng vai trò rất quan trong trong quá trình giải quyết vu án. Tuy nhiên, việc các quy
định của pháp luật vẫn còn một số hạn chế và thực tiễn áp dụng cũng vấp phải một số
khó khăn nhất định. Việc nghiên cứu chế định chứng cứ và vấn đè chứng minh trong
luật tố tụng dân sự là rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do vậy,
trƣớc khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chế định chứng minh và chứng cứ
cần thiết phải có cái nhìn chung về vai trò của chứng cứ cũng nhƣ vai trò của việc
chứng minh trong tố tụng dân sự. Dƣới đây là một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò
của chứng cứ và việc chứng minh nhằm làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.
1.1. Khái quát chung về chứng cứ
1.1.1. Định nghĩa về chứng cứ
Chứng cứ là vấn đề trung tâm và quan trọng của tố tụng dân sự. Có thể nói, mọi
hoạt động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai
đoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc và kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng
cứ. Có thể nói, chứng cứ là phần quan trong, lớn nhất để chúng minh vụ việc dân sự.
Dựa vào chứng cứ mà các đƣơng sự có cơ sở xác đáng chứng minh bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của mình; các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ hay không đủ điều kiện để xác
định tình tiết của vụ việc dân sự đúng, đủ, chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
cho công dân và bảo vệ pháp luật. Vì vậy, việc nhận định chứng cứ có vai trò quan
trọng nhất trong hoạt động chứng minh của tố tụng dân sự, từ đó giúp việc hoạt động
đúng đắn về hoạt động nhận thức.
Cơ sở về lý luận: Quan điểm vật chất sinh ra không bao giờ mất đi, mà nó chỉ
chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác và mọi sự vật, hiên tƣợng có mối liên hệ phổ
biến. Từ đó, các tài liệu, sự kiện, hiện vật đƣợc coi là chứng cứ cũng là một dạng vật
chất, nó phản ánh vào đầu óc con ngƣời và lƣu lại trong đầu óc trí nhớ.

12


Do vậy, nếu đƣơng sự muốn chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm hại, phải cung cấp cho Toà án và cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền những
chứng cứ mà Bộ luật Tố tụng dân sự coi đó là một trong những nguồn của chứng cứ.
Để làm rõ sự thật khách quan khi thụ lý vụ việc dân sự, Toà án phải làm sáng tỏ những
tình tiết liên quan đến vụ kiện nhƣ: Việc xác lập quyền nghĩa vụ trên cơ sở nào? Các
đƣơng sự đã cung cấp đƣợc những chứng cứ gì? Và có khả năng thu thập thêm đƣợc
một số chứng cứ gì khác?. Từ đó, Toà án sẽ tiếp nhận vụ việc và thực hiện tất cả các
biện pháp để nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện, chính xác, đúng đắn các loại nguồn của
chứng cứ mà pháp luật có quy định để có cơ sở giải quyết khách quan, đúng đắn vụ
việc dân sự.
Có nhiều định nghĩa về chứng cứ của một số nƣớc trên thế giới: Trong Bộ luật
Tố tụng dân sự của Liên Bang Nga có quy định: “Chứng cứ trong tố tụng dân sự là
những sự thật khách quan và theo đó mà Toà án có cơ sở để giải quyết các vụ án dân
sự”1; hay Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản định nghĩa: “Chứng cứ là một tư liệu thông
qua đó một tình tiết được Toà án công nhận và là một tư liệu, cơ sở thông qua đó Toà
án được thuyết phục là một tình tiết nhất định tồn tại hay không”2. Về nội hàm của
khái niệm chứng cứ của một số nƣớc trên tựu chung là khẳng định: Chứng cứ là sự
thật khách quan.
Ở Việt Nam, khái niệm chứng cứ đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở tiếp thu có
chọn lọc những quan điểm khoa học về chứng cứ trong pháp luật tố tụng dân sự ở các
nƣớc, đó là xuất phát từ thực tế khách quan của bản thân chứng cứ không lệ thuộc vào
ý thức con ngƣời; đánh giá chứng cứ trong mối liên hệ biện chứng, mỗi chứng cứ đề
có nguồn gốc dẫn đến sự hình thành nên nó, sự tồn tại của chứng cứ luôn ở dạng động,
liên quan đến nhau. Từ đó, Bộ luật Tố Tụng dân sự Việt Nam định nghĩa về chứng cứ
nhƣ sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được

theo trình tự thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dung làm căn cứ để xác
định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không
cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giả quyết đúng đắn vụ việc dân sự
(Điều 81 Bộ luật Tố Tụng dân sự).
1.1.2. Đặc điểm cửa chứng cứ
1.1.2.1. Tính khách quan của chứng cứ

1
2

. Luật tố tụng dân sự Liên Bang Nga 2005, Ts. Bùi Ngọc Khánh , Trang 178.
. Luật tố tụng dân sự Nhật bản. Bản dịch của: Nông Xuân Trƣờng - VKH kiểm sát, VKSNDTC, Trang 254.

13


Chứng cứ trƣớc hết là những gì có thật, là những tài liệu, sự kiện, tồn tại khách
quan, phản ánh trung thực không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con ngƣời. Tính
khách quan đòi hỏi bản thân các nguồn thông tin này phải có thật, không phụ thuộc
vào khả năng con ngƣời có nhận biết chúng hay không. Tính khách quan còn thể hiện
ở chỗ những gì là suy đoán, tƣởng tƣợng, không có thật thì không phải là chứng cứ.
Tính khách quan bắt đầu từ thời điểm chứng cứ đƣợc sinh ra. Đƣơng sự và các cơ quan
tiến hành tố tụng không tạo ra chứng cứ vì nhƣ vậy tính khách quan sẽ không còn, do
đó không thể coi là chứng cứ. Con ngƣời phát hiện tìm kiếm và thu thập chứng cứ, con
ngƣời nghiên cứu và đánh giá để sử dụng nó.
1.1.2.2. Tính liên quan của chứng cứ
Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005: “Tính liên quan là sự
liên hệ, dính dáng nhau ở một hay một số tính chất” 3.
Tính liên quan trong vụ việc dân sự được hiểu là các tình tiết, sự kiện có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ việc dân sự mà Toà án đang giải quyết.

Chứng cứ là những sự kiện, tình tiết, tài liệu tồn tại khách quan và có liên quan
đến vụ việc mà Toà án cần giải quyết. Bộ luật Tố tụng dân sự VIệt Nam quy định cụ
thể các loại nguồn của chứng cứ, tuy nhiên Toà án phải chọn lọc và đánh giá những gì
có thật liên quan đến vụ việc mà thôi. Tính liên quan của chứng cứ có thể là trực tiếp
hoặc gián tiếp. Mối quan hệ trực tiếp là mối quan hệ dựa vào đó có thể xác định đƣợc
ngay những tình tiết, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự xem đây là tình tiết, sự
kiện không cần phải chứng minh. Mối liên hệ gián tiếp là qua khâu trung gian mới tìm
đƣợc tình tiết, sự kiện. Tuy nhiên, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp thì cũng phải có
mối quan hệ nội tại, có mối quan hệ nhân quả. Từ việc đánh giá rõ tình tiết liên quan,
Toà án có thể xác định đúng chứng cứ cần sử dụng để giải quyết đúng đắn vụ việc dân
sự mà không xảy ra trƣờng hợp thừa, hoặc không đầy đủ chứng cứ.
1.1.2.3. Tính hợp pháp của chứng cứ
Tính hợp pháp của chứng cứ đƣợc thể hiện ở chỗ các tình tiết, sự kiện phải
đƣợc thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo thủ tục luật định, có nhƣ
vậy mới đảm bảo giá trị của chứng cứ. Trƣớc hết, chứng cứ phải đƣợc pháp luật thừa
nhận, các tình tiết, sự kiện chỉ đƣợc coi là chứng cứ khi mà pháp luật dân sự quy định
nó là một trong các nguồn của chứng cứ. Vật chứng phải luôn là vật gốc có tính đặc
định, liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý, nếu sao chép, táo hiện lại
vật chứng thì không đƣợc coi là vật chứng. Vì vậy, Toà án không chỉ thu thập theo
đúng trình tự mà phải bảo quản, giữ gìn, đánh giá chứng cứ một cách đầy đủ, toàn diện
3

. Từ điểm tiếng việt nhà xuất bản giáo dục 2005, Gs. Hoàng Phê, Trang 786

14


để đảm bảo đúng đắn tính hợp pháp của chứng cứ. Tính hợp pháp của chứng cứ đƣợc
xác định cụ thể:
- Phải là một trong các nguồn hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy

định.
- Phải từ phƣơng tiện chứng minh hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự
quy định.
-

Phải đƣợc công bố công khai theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Phải đƣợc thu thập, cung cấp theo pháp luật Tố tụng dân sự
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong thu thập chứng cứ
1.1.3.1. Nguyên tắc cung cấp và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự
Mỗi vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa án thƣờng chứa đựng những mâu thuẫn
nhất định giữa các bên đƣơng sự nên rất phức tạp. Xuất phát từ nguyên tắc tự định
đoạt trong tố tụng dân sự, đƣơng sự có có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để làm cơ sở
chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp hoặc đƣa ra chứng chứng
cứ để phản đối yêu cầu của bên kia. Cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và
nghĩa vụ của đƣơng sự. Theo Điều 6 luật 65/2011/QH12 của Quốc hội thì: “Các
đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu
cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ, chứng minh như đương sự”.
Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm hoạt động cung cấp, thu
thập, đánh giá chứng cứ và hoạt động chỉ ra các căn cứ hợp pháp để làm cho mọi
ngƣời nhận thức đúng vụ việc. chủ thể chứng minh bao gồm cả đƣơng sự và chủ thể
khác tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Sở dĩ pháp luật quy định nghĩa
vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đƣơng sự vì họ là ngƣời đƣa ra yêu cầu khởi kiện
nên họ phải có trách nhiệm chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình, họ phải thực
hiện đầy đủ, đúng các quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình đã đƣợc pháp luật quy
định. Hơn nữa, vụ án dân sự phát sinh chủ yếu là do có sự tranh chấp về quyền và lợi
ích giữa các đƣơng sự với nhau, do đó họ biết rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh ra
vụ án. Vì vậy, họ là ngƣời có điều kiện cung cấp cho Tòa án các chứng cứ của vụ án.

Đƣơng sự có quyền cung cấp chứng cứ trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải
quyết vụ án, Tòa án có trách nhiệm hƣớng dẫn các đƣơng sự cung cấp chứng cứ, và
tiếp nhận mọi giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ án, các vật chứng do đƣơng sự cung
cấp.

15


1.1.3.2. Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền
Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ là biện pháp thu thập
chứng cứ bảo đảm cho Tòa án có đủ chứng cứ giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Tuy
vậy, do quy định của pháp luật tố tụng dân sự Tòa án cũng chỉ tiến hành biện pháp này
khi đƣơng sự đã yêu cầu các nhân, cơ quan, Tổ chức lƣu giữ chứng cứ không đƣợc đáp
ứng. Điều này đƣợc quy định tại Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự: “Cá nhân, cơ quan, tổ
chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ
chứng cứ cho đương sự, Tòa án trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu
giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự. Trong trường hợp không cung cấp được thì
phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án biết và nêu rõ lý do của việc
không cung cấp được chứng cứ”. Để đảm bảo cho đƣơng sự có thể thực hiện đƣợc
quyền và nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ thì cần có sự hỗ trợ từ phía cá
nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan. Đặc biệt là cá nhân, cơ quan, tổ chức lƣu giữ tài liệu,
hiện vật. Có thể ví dụ nhƣ: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất…
Trong trƣờng hợp, Tòa án đang thụ lý hồ sơ vụ án thực hiện yêu cầu cá nhân,
cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ theo khoản 2 Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự sẽ có
hai khả năng xảy ra:
Thứ nhất, là cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lƣu giữ chứng cứ trực tiếp
chuyển giao, cung cấp chứng cứ cho Tòa án sẽ phải thực hiện bằng biên bản giao
nhận, cung cấp chứng cứ. Việc xem xét chứng nhận chứng cứ sẽ đƣợc thực hiện nhƣ

đối với trƣờng hợp đƣơng sự giao chứng cứ cho Tòa án.
Thứ hai, là cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lƣu giữ chứng cứ gián tiếp
chuyển giao, cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án.
Ví dụ: Cần xác định tin tức của ngƣời đang ở nƣớc ngoài, Tòa án có thể yêu cầu
Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ lao động thƣơng binh xã hội, hoặc Bộ ngoại giao cung cấp tin
tức liên quan. Hoặc có trƣờng hợp Thẩm phán yêu cầu sở Tài nguyên - Môi trƣờng và
nhà đất thành phố Cân Thơ cho biết nguồn gốc nhà - đất có chuyển dịch quyền sử
dụng, sử hữu đƣợc hay không?. Các chủ thể đƣợc yêu cầu trong thời hạn mƣời lăm
ngày, kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời
những chứng cứ đang quản lý lƣu giữ.
1.1.3.3. Nghĩa vụ chứng minh
16


Các đƣơng sự có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp hoặc họ là
ngƣời đƣa ra yêu cầu, khiếu nại, họ là ngƣời biết rõ nguyên nhân, điều kiên phát sinh
tranh chấp. Vì vậy, họ có trách nhiệm làm sáng tỏ vấn đề, chứng tỏ cho Tòa án và
những ngƣời tham gia tố tụng khác thấy đƣợc sự đúng đắn trong yêu cầu của mình,
đồng chứng minh rằng bị đơn phải có nghĩa vụ đối với yêu cầu của mình. Trong suốt
quá trình tố tụng bên nguyên đơn và bên bị đơn liên tục trao đổi với nhau những chứng
cứ, lý lẽ căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình
trƣớc Tòa án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Theo quy định tại
Điều 79 luật 65/2011/QH12 của Quốc hội : “Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho
Tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, là hợp pháp”. Đƣơng sự
đối với yêu cầu của ngƣời khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích
công cộng, lợi ích Nhà nƣớc hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của ngƣời khác thì phải đƣa ra chứng cứ để chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ.
Đƣơng sự có đầy đủ chứng cứ và chứng minh đƣợc yêu cầu của mình là đúng, là hợp
pháp thì đƣợc Tòa án chấp nhận. Trái lại, đƣơng sự không có đầy đủ chứng cứ và

không chứng minh đƣợc yêu cầu của mình thì Tòa án không chấp nhận và đƣơng sự
còn phải chịu hậu quả bất lợi khác do không có đủ chứng cứ để chứng minh.
Pháp luật tố tụng dân sự đặt ra nghĩa vụ chứng minh cho đƣơng sự vì quan hệ
dân sự là quan hệ riêng tƣ của các bên, do các bên tự quyết định, tự giải quyết là chủ
yếu và chỉ khi các bên không tự giải quyết đƣợc thì họ cũng tự quyết định xem có yêu
cầu Tòa án hỗ trợ hay không. Khi Tòa án tham gia vào giải quyết vụ việc thì Tòa án
cũng chỉ là trọng tài, không thể làm thay, chứng minh thay cho đƣơng sự với những
yêu cầu của họ. Trong một só vụ án, đƣơng sự không hiểu đây là nghĩa vụ chứng minh
của mình cho nên không những không cung cấp chứng cứ mà còn không hợp tác với
Tòa án khi Tòa án thu thập chứng cứ. Khi tham gia tố tụng các đƣơng sự phải tích cực
thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình mà không đƣợc ỷ lại cho các chủ thể khác.
Trái lại, nếu đƣơng sự không tự mình thực hiện nghĩa vụ chứng minh đẫn đến tình
trạng có những tình tiết của vụ việc không đƣợc làm rõ và sẽ dẫn đến hậu quả cho
đƣơng sự.
Ngoài đƣơng sự, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác cũng có nghĩa vụ chứng minh. Tuy không
có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc nhƣ đƣơng sự nhƣng cá nhân, cơ quan, tổ chức
này cũng đƣa ra yêu cầu, do đó cũng có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là
có căn cứ và hợp pháp.

17


Theo khoản 4 Điều 79 luật 65/2011/QH12 của Quốc hội thì: “đương sự có
nghiã vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không
đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc chứng minh không được hoặc
chứng minh không đầy đủ”. Thực chất, có thể hiểu là sự giải quyết vụ việc mà bất lợi
cho một bên đƣơng sự, bên đó có nghĩa vụ chứng minh mà không chứng minh đƣợc.
Vì vậy, hậu quả chỉ phát sinh trong trƣờng hợp đƣơng sự có khả năng thực hiện nghĩa
vụ chứng minh nhƣng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ

nghĩa vụ của họ. Trƣờng hợp, đƣơng sự không có lỗi do điều kiện khách quan thì
không phải chịu hậu quả của việc không chứng minh đƣợc. Đối với những chủ thể
chứng minh khác của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự,
Tòa án… có nghĩa vụ chứng minh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ chứng minh của mình thì cũng phải chịu trách nhiệm về việc không chứng
minh đƣợc tùy theo lỗi của họ. Ngƣời đại diện của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đƣơng sự phải chịu trách nhiệm với đƣơng sự; Tòa án phải chịu
trách nhiệm trƣớc pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự.
1.1.4. Phân loại chứng cứ
Trên thực tế, chứng cứ thƣờng đƣợc phân thành các loại khác nhau.
Thứ nhất, dựa vào những tình tiết, sự kiện tồn tại trong thế giới vật chất chứng
cứ đƣợc tồn tại dƣới hai dạng sau:
- Các dấu vết phi vật chất liên quan đến các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự
đƣợc phản ánh vào đầu óc con ngƣời, từ đó con ngƣời ghi lại, chụp lại và phản ánh có
ý thức lại chính nó.
- Các dấu vết vật chứng là vật chất.
Thứ hai, dựa vào nguồn gốc chứng cứ đƣợc chia thành chứng cứ theo ngƣời và
chứng cứ theo vật:
- Chứng cứ theo ngƣời là những chứng cứ đƣợc rút ra từ con ngƣời nhƣ: lời
khai của đƣơng sự, nhân chứng, kết luận giám định.
- Chứng cứ theo vật là những chứng cứ đƣợc rút ra từ các vật khác nhau của
thế giới vật chất gọi chung là vật chứng (Vật chứng là vật hoặc tài liệu chứa đựng
những thông tin thực tế về sự việc và tình tiết của vụ việc dân sự. Những thông tin
thực tế đƣợc thể hiện thông qua những kí hiệu (kí tự) và biểu đạt những ý nghĩa, ý
tƣởng nhất định. Sự biểu đạt ý nghĩa, ý tƣởng gắn liền với những con ngƣời là tác giả
của nó.

18



Thứ ba, dựa theo tính chất hình thành thì chứng cứ đƣợc chia thành hai loại là
chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại:
- Chứng cứ gốc là sự kiện thực tế đầu tiên về sự kiện cần chứng minh.
- Chứng cứ thuật lại là chứng cứ đƣợc sao chép lại từ những chứng cứ khác. Nó
đƣợc hình thành, phản ánh không phải do tác động trực tiếp cửa những tình tiết sự kiện
cần phải chứng minh đến nguồn chứng cứ mà tác động qua một khâu trung gian nhất
định.
Thứ tư, dựa theo hình thức liên hệ giữa thông tin thực tế với những tình tiết cần
phải chứng minh thì chứng cứ đƣợc chia thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián
tiếp:
- Chứng cứ trực tiếp là những chứng cứ mà dựa vào đó Toà án rút ra đƣợc một
kết luận xác thực là có hay không có nhƣng tình tiết làm căn cứ giải quyết vụ án.
- Chứng cứ gián tiếp là những chứng cứ mà dựa vào đó Toà án không rút ra
đƣợc một kết luận xác thực mà rút ra đƣợc nhiều giả thiết, những giả thiết này so sánh,
đối chiếu với những chứng cứ khác mới rút ra đƣợc một kết luận xác thực.
1.1.5. Khái niệm nguồn của chứng cứ và vấn đề xác định chứng cứ
1.1.5.1. nguồn của chứng cứ
Nguồn của chứng cứ trong tố tụng dân sự là nguồn đƣợc thu thập, cung cấp
theo trình tự Bộ luật Tố tụng dân sự và đƣợc liệt kê tại Điều 82 bộ luật Tố tụng dân sự
thì đƣợc coi là nguồn. Bởi vậy, nếu không có nguồn chứng cứ sẽ không chứng minh
làm sáng tỏ để giải quyết vụ việc dân sự.
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì nguồn của chứng cứ bao gồm: “các tài
liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự, lời khai
của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập
quán; kết quả giám định tài sản, thẩm định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật
có quy định”4. Có thể hiểu nguồn của chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ, nó tồn tai
hai loại nguồn chủ yếu là nguồn vật và nguồn tài liệu. Nguồn chứng cứ và phƣơng tiện
chứng minh là hai khái niệm khác nhau; nhƣng thực tế lại thƣờng đƣợc hiểu chung. Vì
một số trƣờng hợp các phƣơng tiện chứng minh cũng chính là cái có thể rút ra các tin
tức về vụ việc dân sự nhƣ vật chứng, tài liệu chứa đựng chứng cứ tức cũng là nguồn

của chứng cứ.
Toà án chỉ có thể thu thập các nguồn chứng cứ, từ đó rút ra các chứng cứ. Bất kì
các loại chứng cứ nào cũng phải nằm trong một loại nguồn chứng cứ nhất định; nhƣng
4

. Điều 82 luật 65/2011/QH12 của Quốc hội

19


không có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào đó thì nhất định trong đó sẽ
chứa đựng chứng cứ, vì vậy sẽ phạm sai lầm trong đánh giá, sử dụng.
Theo pháp luật Việt Nam ban hành, nguồn của chứng cứ đƣợc quy định tại
Điều 82 luật 65/2011/QH12 của Quốc hội, theo Điều luật này thì nguồn chứng cứ
đƣợc thu thập từ các loại nguồn sau đây:
- Các tài liệu nghe đƣợc, đọc đƣợc, nhìn đƣợc
- Các vật chứng
- Lời khai của đƣơng sự
- Lời khai ngƣời làm chứng
- Kết quả giám định
- Biện bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ
- Tập quán
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
- Các nguồn khác do pháp luật quy định
1.1.5.1. Các vấn đề về xác định chứng cứ
- Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được
Các tài liệu đó phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp
pháp hoặc do tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Các tài liệu nghe đƣợc phải
xuất trình kèm theo văn bản xác định xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản và sự liên
quan tới cuộc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu nay có thể là băng ghi âm, đĩa ghi hình,

phim ảnh nếu đƣơng sự không xuất trình đƣợc các văn bản nêu trên thì tài liệu nghe,
đọc, nhìn đƣợc mà đƣơng sự giao nộp không thể đƣợc coi là chứng cứ.
- Các vật chứng
Các vật chứng phải là vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự, nếu không phải là
hiện vật gốc nhƣng phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó. Do vậy, vật chứng luôn
phải có tính đặc định liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý. Vì vậy,
Toà án không chỉ thu thập vật chứng theo trình tự luật định mà phải bảo quản, giữ gìn
để đảm bảo giá trị đặc tính của vật chứng. Nếu đƣơng sự cung cấp vật chứng, thẩm
phán phải lập biên bản miêu tả chi tiết hình thức cũng nhƣ đặc tính lý hoá của sự vật,
đặc biệt dấu vết đƣợc thể hiện trên vật chứng đó. Đối với vật không thể di chuyên
đƣợc thì phải xem xét tại chỗ; vật mau hỏng phải xem xét kịp thờivà phản ánh đầy đủ
trong quá trình xem xét nhƣ ghi biên bản, chụp hình, ghi hình để lƣu.
20


- Lời khai đương sự
Đƣơng sự là ngƣời có quyền lợi và lợi ích gắn liềm với vụ việc dân sự, họ tham
gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật đang có tranh chấp hay giả quyết của mình tại Toà
án. Lời khai của đƣơng sự dựa trên trí nhớ và sự kiện, tình tiết nên thƣờng mang tính
chủ quan. Tâm lý trong lời khai của đƣơng sự thƣờng thiên về bảo vệ cái quyền lợi cá
nhân, nên xem xét yếu tố này để Toà án thận trọng khi đánh giá.
Lời khai của đƣơng sự có thể bằng văn bản hay ghi âm, ghi hình theo đúng
trình tự và ký tên của mình. Lƣu ý tuổi của đƣơng sự khi lấy lời khai.
- Lời khai người làm chứng
Ngƣời làm chứng là ngƣời biết rõ những thông tin liên quan đến vụ kiện nhƣng
lại không có quyền lợi trong vụ việc đó, vì vậy lời khai của ngƣời làm chứng thƣờng
thể hiện yếu tố khách quan hơn. Có thể do một số yếu tố nào đó nhƣ bị dụ dỗ, bị mua
chuộc, bị đe doạ, bị hành hung mà đƣa ra những lời khai sai lệch, thiếu chính xác. Lời
khai của ngƣời làm chứng theo quy định phải đƣợc ghi bằng văn bản hoặc ghi âm, ghi
hình, nhƣng phải kí tên xác nhận. Ngƣời làm chứng phải đủ 18 tuổi, có đủ năng lực

hành vi dân sự; nếu bị hạn chế hoặc mất năng lự hành vi dân sự phải có ngƣời đại diện.
- Kết luận giám định
Trong quá trình giả quyết vụ việc dân sự, nếu cần sự kết luận của cơ quan
chuyên môn để làm sáng tỏ một tình tiết, sự kiện nào đó. Theo yêu cầu của một bên
đƣơng sự hoặc theo sự thoả thuận của các bên đƣơng sự, Thẩm phán ra quyết định
trƣng cầu giám định. Kết luận giám định chính xác có tầm quan trọng rất lớn, thậm chí
có nhiều vụ kiện có thể quyết định toàn bộ vụ án. Ví dụ, vụ kiện tranh chấp về thừa kế.
Bản di chúc bị tố cáo là giả mạo, nếu kết luận của cơ quan giám định tƣ pháp là giả
hay không, nó quyết định toàn bộ vụ án. Bởi vậy, các kết luận giám định có thể đƣợc
giám định lại, giám định bổ sung ở các cơ quan giám định khác.
- Biên bản ghi kết quả giám định tại chỗ
Kết quả xem xết thẩm định tại chỗ, nếu việc thẩm định đƣợc tiến hành theo
đúng thủ tục do pháp luật quy định và phải có chữ kí của các thành viên tham gia thẩm
định. Cụ thể Toà án đến tận nơi có sự việc để làm việc cùng có đại diện của cơ quan sở
tại có thẩm quyền. Toà án phải báo cho đƣơng sự biết trƣớc để họ chứng kiến việc
xem xét, thẩm định.
- Tập quán
Tập quán là thói quen đã đƣợc thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất
và đƣợc công chúng thừa nhận. Đối với một tập quán đƣợc coi là chứng cứ trong một
21


vụ án cụ thể thì thẩm phán phải yêu cầu đƣơng sự trình bày rõ nguồn gốc của tập quán
đó và chứng minh tập quán đó bằng cách ghi nhận nó bằng văn bản thể hiện việc cả
cộng đồng dân cƣ nơi có tập quán đó thừa nhận, nhƣ xác nhận vào văn bản cả cộng
đồng dân cƣ và đƣợc chứng thực cũng nhƣ xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi
có tập quán đó thừa nhận.
Thực chất, phong tục, tập quán chỉ là cơ sở để đánh giá chứng cứ. Bởi lẽ nó
không có giới hạn cụ thể, rạch ròi ở một mức độ nào đó nó có tính ƣớc lệ và suy đoán.
Ví dụ, ở một cộng đồng dân cƣ, tính cục bộ tại địa phƣơng đó đẫn đến vì giúp cho một

cá nhân nào đó mà cộng đồng dân cƣ có thể ký và xác thực vào văn bản mà việc này
vẫn không trái với đạo đức xã hội. Tóm lại, về cơ bản, tập quán không đƣợc trái với
các nguyên tắc của pháp luật và đạo đức xã hội và đƣơng nhiên tập quán đó chƣa đƣợc
khái quát cụ thể trong luật.
- Kết quả giám định tài sản, thẩm định giá tài sản
Định giá có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vu án. Định giá có thể do
đƣơng sự yêu cầu, hay Toà án nhận thấy cần định giá. Kết quả định giá là nguồn của
chứng cứ nên việc định giá do Hội đồng định giá đƣợc lập thành văn bản và thực hiện
theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Khi đinh giá tài sản, Hội đồng định giá
tiến hành định giá riêng từng tài sản. Để xác định đúng giá trị tài sản của vụ việc dân
sự phải căn cứ vào mức độ phổ biến giá cả thị trƣờng địa phƣơng tại thời điểm định
giá mà có vật, tài sản cần định giá.

1.2. Khái quát chung về chứng minh
1.2.1. Khái niệm chung về chứng minh
Theo từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản giáo dục, trang 178: “Chứng minh là
dung lý lẽ, suy luận, bằng chứng để chỉ rõ điều gì đó đúng hay không đúng”5.
Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng , trang 192: “Chứng minh là làm cho
thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc băng lý lẽ”6.
Mỗi vụ việc dân sự phát sinh tại Toà án thƣờng chứa đựng những mâu thuẫn
nhất định giữa các bên đƣơng sự nên rất phức tạp. Để giải quyết đƣợc sự việc dân sự
thì mọi vấn đề của vụ việc dân sự dù ai nêu ra cũng phải đƣợc là rõ trƣớc khi Toà án
quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Ví dụ, trong vụ án Thừa kế yêu cầu chia di sản
theo di chúc thì là rõ có di chúc không? ngƣời viết di chúc chết chƣa?, Di chúc có hợp
pháp hay không?.
5

. Gs. Hoàng Phê, Từ điển tiếng việt nhà xuất bản giáo dục 2005, Trang 178.

6


. Hoàng Viết Xô - chủ biên, Từ điển tiếng việt, nhà xuất bản Tuổi trẻ, Trang 192.

22


Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Toà án
nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng
không chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự việc của vụ việc dân sự mà còn thể
hiện ở chỗ phải làm cho mọi ngƣời thấy là có thật, là đúng với thực tế. Do đó, các
phƣơng thức đƣợc các chủ thể chứng minh sử dụng để chứng minh rất đa dạng. Nhƣng
để thực hiện đƣợc mục đích, nhiệm vụ của chứng minh, các chủ thể chứng minh bao
giờ cũng phải chỉ ra đƣợc tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc
dân sự.
Quá trình chứng minh đƣợc diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân
sự. Hoạt động chứng minh trong quá trình Toà án giả quyết vụ việc dân sự bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng. Trong đó, hoạt động cung cấp, thu
thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại phiên toà của các củ thể là chủ yếu mang
tính quyết định:
- Cung cấp chứng cứ: Là nghĩa vụ chủ yếu là do đƣơng sự giao nộp cho Toà án,
đƣơng sự muốn là rõ đƣợc yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ là có căn cứ hợp pháp
thì trách nhiệm của họ là phải cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Toà án để chứng minh.
Việc cung cấp chứng cứ còn có thể do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp.
- Thu thập chứng cứ là trách nhiệm của các đƣơng sự, hoặc một số trƣờng hợp
Toà án thu thập. Việc thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ để chứng minh trong
giải quyết vụ việc dân sự phải đúng hạn, nhanh chóng và kịp thời.
- Nghiên cứu cứu và đánh giá là giai đoạn cuối cùng của hoạt động chứng minh.
Nó là một quá trình logic nhằm xác định giá trị chứng minh và phù hợp của các chứng
cứ - sự phù hợp của chứng cứ ở đây là sự phù hợp giữa những tình tiết, sự kiện đã thu
thập đƣợc với thực tế khách quan. Thông qua nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, Toà

án hình thành các đối tƣợng chứng minh và sắp xếp các sự kiện theo một trình tự nhất
định. Việc suy đoán chứng cứ có thể đƣợc sử dụng trong quá trình đánh giá chứng cứ,
nhƣng việc suy đoán này phải dựa trên các chứng cứ khác hoặc trên tổng thể các
chứng cứ có trong hồ sơ chứ không đƣợc theo nhận thức chủ quan của ngƣời đánh giá.
Chứng minh trong tố tụng dân sự có ý nghĩa làm rõ, xác định các sự kiện, tình
tiết của vụ việc dân sự, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Chứng minh
là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự. Thông qua
hoạt động chứng minh, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chủ thể khác thấy rõ các
tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự đƣợc giải quyết. Đối với các đƣơng sự, chứng
minh là vấn đề rất quan trọng để các đƣơng sự làm rõ quyền, lợi ích hợp pháp của họ,
trên cơ sở đó thuyết phục Toà án bảo vệ. Trƣớc Toà án, nếu đƣơng sự không chứng
23


minh đƣợc sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của
họ sẽ không đƣợc Toà án bảo vệ. Trên thực tế, Toà án có thể sai lầm trong việc xác
định, đánh giá chứng cứ, không làm sáng tỏ đƣợc các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân
sự. Điều đó dẫn đến việc giải quyết vụ việc dân sự không đúng với sự thật và làm cho
đƣơng sự không đƣợc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Chứng minh không chỉ
có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự của Toà án, mà còn có ý
nghĩa bảo đảm cho đƣơng sự bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để giải
quyết bất kỳ một vụ việc dân sự thì đều phải làm rõ những sự việc, tình tiết về cơ bản
trƣớc khi Toà án tiến hành giải quyết. Mà thực chất của hoạt động chứng minh phần
lớn bao gồm việc cung cấp chứng cứ của đƣơng sự và việc Toà án xem xét toàn bộ hệ
thống văn bản, tài liệu liên quan đƣợc áp dụng nhằm có cơ sở giải quyết vụ việc, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân và Nhà nƣớc.
Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể theo
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự mà theo đó việc làm rõ các sự kiện, tình tiết
của vụ việc là cần thiết, trong đó bao gồm cả hoạt động áp dụng luật của Toà án đối
với vụ việc dân sự cụ thể cần giải quyết.

1.2.2. Đối tượng chứng minh trong tố tụng dân sự
Trong Từ điển tiếng Việt Nhà xuất bản giáo dục, trang 274: Đối tƣợng đƣợc
hiểu là “cái mà người ta nhằm tới để tìm hiểu, hành động”7.
Từ điển tiếng Việt Nhà xuất bản Trẻ, trang 328: “Đối tượng là người, vật, hiện
tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ và hành động”8
Đối tƣợng chứng minh là những tình tiết những vấn đề cần phải chứng minh,
cần phải thu thập chứng cứ để làm rõ trong một vụ việc dân sự và dùng nó làm cơ sở
cho việc giải quyết vụ kiện dân sự. Trong lý luận chứng cứ, những căn cứ dùng để
chứng minh (chứng cứ) đƣợc coi là phƣơng tiện chứng minh, còn mục tiêu, đối tƣợng
mà nó phải làm rõ là đối tƣợng chứng minh. Nói cách khác, đối tƣợng chứng minh là
mục đích, còn chứng cứ là phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích đó.Trong tố tụng dân sự,
đối tƣợng chứng minh là một vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hƣởng xuyên suốt quá
trình giải quyết vụ việc. Do đó, khi giải quyết vụ việc dân sự, Toà án phải xác định
đƣợc tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan, những tình tiết này là đối tƣợng chứng minh
trong tố tụng dân sự.
Tóm lại, đối tượng chứng minh trong tố tụng dân sự là tổng hợp những sự
kiện pháp lý mà toà án cần phải làm rõ để làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn

7

. Từ điển tiếng Việt Nhà xuất bản giáo dục 2005, Gs. Hoàng Phê, Trang 274.
Từ điển tiếng Việt Nhà xuất bản Trẻ, Hoàng Viết Xô- chủ biên, Trang 328.

8

24


vụ việc dân sự. Nhũng tình tiết, sự kiện này càn phải làm sáng tỏ trong quá trình tố
tụng dân sự.

Các quan hệ pháp luật trong các vụ việc dân sự rất đa dạng nên các tình tiết, sự
kiện cần phải xác định trong các vụ việc dân sự cụ thể cũng rất phong phú. Do đó,
trong quá trình giải quyết vụ việc phải xác định đƣợc những tình tiết, sự kiện nào cần
phải chứng minh; những tình tiết, sự kiện nào không cần phải chứng minh. Để xác
định đƣợc đối tƣợng chứng minh của mỗi vụ việc, Toà án phải dựa vào những yêu cầu
hay phản đối của đƣơng sự, đƣơng sự dựa và tình tiết nào để có yêu cầu hay phản đối
yêu cầu. Nói cách khác, đối tƣợng chứng minh là bao gồm những tình tiết, sự kiện
khẳng định của bên có yêu cầu và tình tiết, sự kiện đó có tính phủ định của bên phản
lại yêu cầu liên quan đến vụ việc dân sự cần xác định trong việc giải quyết vụ việc dân
sự.
1.2.3. Những trường hợp không cần phải chứng minh
Chƣớng minh là để xác định sự thật của vụ việc dân sự nên mọi tình tiết, sự
kiện lên quan đến vụ việc dân sự đều phải chứng minh, trong tố tụng dân sự, đƣơng sự
phải đƣa ra các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp. Đƣơng sự
phản đối yêu cầu của ngƣời khác đối với mình thì phải chứng minh sự phản đối đó là
có căn cứ và phải đƣa ra đƣợc chứng cứ để chứng minh. Cá nhân, cơ quan, tổ chức
khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nƣớc hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cuả ngƣời khác phải đƣa ra chứng cứ để chứng minh cho
việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ pháp luật và hợp pháp. Tuy nhiên, căn
cứ vào tính chất, đặc điểm của một số loại tình tiết, sự kiện thì chúng có thể đƣợc Tòa
án sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự mà không phải chứng minh.
Tại Điều 80 (luật 65/2011/QH12 của Quốc Hội ) quy định nhƣ sau:
“Điều 80. Những tình tiết sự kiện không phải chứng minh
1. Những tình tiết sự kiện sau đây không phải chứng minh:
a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đề biết và được Toà án thừa nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án
đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có
hiệu lực pháp luật;
c) những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực
hợp pháp.

2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên
đương sự kia đưa ra thì bên dương sự đó không phải chứng minh.
25


×