Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG mại BẰNG hội ĐỒNG TRỌNG tài DO các bên THÀNH lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.28 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 31 - NIÊN KHÓA 2005-2009

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG
HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI DO CÁC BÊN THÀNH LẬP
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Dương Kim Thế Nguyên

Cần Thơ, 11/2008

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hồng Ý
MSSV: 5055029
Lớp: Tư pháp 1 – K31


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
[\
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI............................ 1
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 3

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .......................................................................... 3
CHƯƠNG 1: ......................................................................................................... 4
KHÁI QUÁT VỀ HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI DO CÁC BÊN THÀNH LẬP.. 4
1.1. CÁC HÌNH THỨC TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI ............................................................................................ 4
1.1.1. Trọng tài Ad – hoc...................................................................................... 4
1.1.2. Trọng tài thường trực ................................................................................ 6
1.1.3.Đánh giá ưu điểm và hạn chế của hình thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài Ad – hoc so với hình thức trọng tài thường trực................................... 9
1.1.3.1.Ưu điểm ..................................................................................................... 9
1.1.3.2. Hạn chế ................................................................................................... 10
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRỌNG TÀI AD – HOC TRONG LUẬT
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
VIỆT NAM ............................................................................................................. 11
1.2.1. Lịch sử phát triển của trọng tài Ad – hoc theo pháp luật Việt Nam ... 11
1.2.2. Điều kiện cần thiết để trọng tài Ad – hoc có thể hoạt động hiệu quả.. 14
1.2.2.1. Ý chí các bên tranh chấp ...................................................................... 14
1.2.2.2. Trọng tài viên đủ điều kiện và khả năng giải quyết tranh chấp ....... 15
1.2.2.3. Cơ chế hỗ trợ của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động trọng tài.... 16
CHƯƠNG 2: ....................................................................................................... 18
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG HỘI ĐỒNG TRỌNG
TÀI DO CÁC BÊN THÀNH LẬP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .............. 18
2.1. THỎA THUẬN VÀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI AD – HOC... 18
2.1.1 Thỏa thuận trọng tài Ad – hoc ................................................................. 18
2.1.2. Thẩm quyền của trọng tài Ad – hoc ....................................................... 22
2.2. TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG
TRỌNG TÀI AD – HOC ....................................................................................... 23
2.2.1. Nguyên đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ của bị đơn.............................. 23
2.2.2. Thành lập Hội đồng trọng tài.................................................................. 24
2.2.3. Chuẩn bị giải quyết tranh chấp............................................................... 26

2.2.4. Hòa giải...................................................................................................... 27


2.2.5. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài ...... 28
2.3. CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN TRONG QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG . 30
2.4. HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI....................................... 34
CHƯƠNG 3: ....................................................................................................... 36
NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ
HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
BẰNG HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI DO CÁC BÊN THÀNH LẬP...................... 36
3.1. NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
BẰNG HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI DO CÁC BÊN THÀNH LẬP Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY .............................................................................................................. 36
3.1.1. Hạn chế về giới hạn thẩm quyền giải quyết của trọng tài .................... 37
3.1.2. Hạn chế về quyền hạn của Hội đồng trọng tài Ad – hoc trong quá trình
giải quyết tranh chấp ............................................................................................. 39
3.1.3. Hạn chế về hiệu lực của quyết định trọng tài ........................................ 39
3.1.4. Hạn chế do đội ngũ trọng tài viên ........................................................... 40
3.1.5. Hạn chế do sự hiểu biết và thói quen của doanh nghiệp ...................... 41
3.2. HƯỚNG HOÀN THIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TrungTHƯƠNG
tâm HọcMẠI
liệuBẰNG
ĐH Cần
Thơ @
Tài liệu
tập và
nghiên
HỘI ĐỒNG

TRỌNG
TÀIhọc
DO CÁC
BÊN
THÀNHcứu
LẬP.......................................................................................................................... 42
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về Hội đồng trọng tài do các
bên thành lập .......................................................................................................... 42
3.2.1.1. Mở rộng thẩm quyền của trọng tài Ad – hoc...................................... 43
3.2.1.2. Quy định chi tiết hơn quyền hạn của Hội đồng trọng tài trong giải
quyết tranh chấp .................................................................................................... 44
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế thi hành các quy định của pháp luật về Hội đồng
trọng tài do các bên thành lập............................................................................... 45
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng của đội ngũ trọng tài viên ................................. 45
3.2.2.2. Phổ biến pháp luật về trọng tài Ad – hoc ............................................ 47
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 50


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thế kỷ XXI là thế kỷ của hòa bình, thế kỷ của khoa học kỹ thuật, thế kỷ của
sự phát triển mọi mặt của các quốc gia… Mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay đều
chú trọng vào việc phát triển đất nước về mọi phương diện như chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật v.v…Theo như các nhà nghiên cứu đã
từng nhận xét thì người nào nắm giữ tiềm lực về kinh tế thì sẽ nắm giữ tiềm lực về
chính trị. Các quốc gia cũng nằm trong quy luật đó. Việc chú trọng phát triển kinh
tế, nhằm nâng cao vị thế quốc tế được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Để kinh tế có
điều kiện phát triển, mỗi quốc gia có những chính sách riêng phù hợp với đất nước

và thực tiễn phát triển. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ
thuật, nguồn lực con người, các chính sách khuyến khích kinh tế thì các quy định
của pháp luật về phát triển kinh tế cũng là điều quan trọng được các doanh nghiệp
trong và ngoài mỗi quốc gia tìm hiểu trước khi tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Trong môi trường kinh tế đa dạng và phức tạp, các nhà kinh doanh khi tham
gia quan hệ thương mại trong mối quan hệ vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với mục
Trungđích
tâmthuHọc
liệu
ĐHtốiCần
Thơ @
Tàiviệc
liệutranh
họcchấp
tập trong
và nghiên
về lợi
nhuận
đa. Chính
vì thế,
quá trìnhcứu
kinh
doanh là điều không thể tránh khỏi. Cùng với sự phát triển và mở rộng các quan hệ
kinh tế quốc tế, những tranh chấp phát sinh từ những quan hệ này cũng tăng nhanh,
với nội dung ngày càng phức tạp. Do đó, việc có các phương thức giải quyết tranh
chấp trong kinh doanh là một tất yếu khách quan, với mục đích bảo vệ quyền lợi
của các bên tranh chấp cũng như nhằm ổn định và giữ vững nền kinh tế. Tương ứng
với sự đa dạng về hình thức và nội dung của các tranh chấp, các biện pháp giải
quyết tranh chấp cũng rất đa dạng với những đặc trưng riêng. Bên cạnh việc giải

quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải, thương lượng hay Tòa án,
thì trọng tài do các bên thành lập – một trong hai loại hình được luật thừa nhận –
cũng là một biện pháp lựa chọn rất phổ biến để giải quyết tranh chấp trong thời buổi
kinh tế thị trường như hiện nay.
Ở nước ta hiện nay, mặc dù loại hình trọng tài thương mại do các bên thành
lập đã xuất hiện khá lâu thông qua việc được quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không quan tâm đến loại hình
trọng tài này trong vấn đề giải quyết tranh chấp. Trong quá trình hội nhập kinh tế
thế giới, so với sự chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài trong vấn đề
giải quyết tranh chấp thì dường như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ bước
GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 1


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

những bước đi chập chững. Bằng chứng đó là những vụ kiện giữa doanh nghiệp
Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài hay vụ Vietnam Airlines thua kiện ở Pháp.
Mặc dù đã bước vào xu thế hội nhập nhưng khả năng của các doanh nghiệp Việt
Nam vẫn chưa đáp ứng được xu thế phát triển kinh tế, đặc biệt là kiến thức về giải
quyết tranh chấp. Số vụ tranh chấp ngày càng tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn sử
dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp cũ, không phù hợp với yêu cầu nhanh
chóng, linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, việc giải
quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài do các bên thành lập ở nước ta còn
nhiều điều bất cập. Cơ chế dành cho loại hình này vẫn chưa được hoàn thiện. Đặc
biệt, các doanh nghiệp có vẻ như không hề biết đến loại hình trọng tài do các bên tự
thành lập. Đây là loại hình trọng tài khá mới mẻ ở Việt Nam với những ưu điểm

như ít tốn kém, nhanh chóng, mềm dẻo, linh hoạt, bí mật, tính tự định đoạt cao…
Từ những lý do trên và thấy được những ưu điểm nổi bật của loại hình trọng tài này
so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác mà người viết đã chọn đề tài
“Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành
lập” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm hướng tới mục đích nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề
Trungliên
tâm
Học
ĐHquyết
Cầntranh
Thơ
@thương
Tài liệu
tậpđồng
và nghiên
cứu
quan
đến liệu
việc giải
chấp
mại học
bằng Hội
trọng tài do
các
bên thành lập, bao gồm: những vấn đề lý luận về trọng tài do các bên thành lập;
đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về loại hình trọng tài này;
tìm hiểu các vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của luật; từ đó đề
xuất hướng hoàn thiện, giải quyết những vướng mắc đó. Việc giải quyết các vướng

mắc trong quá trình áp dụng luật sẽ tạo điều kiện cho loại hình trọng tài do các bên
thành lập trở thành một giải pháp tối ưu để giải quyết các tranh chấp thương mại
thông qua việc giúp các doanh nghiệp hiểu rõ những quy định của pháp luật về vấn
đề này, đồng thời thấy được những ưu điểm nổi bật của phương thức giải quyết
tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập so với phương thức giải
quyết tranh chấp bằng Trung tâm trọng tài. Từ đó tăng khả năng lựa chọn cho các
doanh nghiệp, giúp họ tận dụng tối đa những ưu điểm đó để đạt được mục đích, lợi
nhuận cao nhất trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Dựa vào những mục đích nêu trên, đề tài sẽ đi vào nghiên cứu tất cả những
vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài
do các bên thành lập ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ lúc loại hình trọng tài
này xuất hiện cho đến nay.

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 2


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp cụ
thể sau: phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp lịch sử…, trên cơ sở thực tiễn
việc áp dụng các quy định của pháp luật và hoạt động của loại hình trọng tài do các
bên thành lập trong thực tế để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn. Luận văn
còn đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương
thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập.
4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Mở đầu
Chương 1: Khái quát về Hội đồng trọng tài do các bên thành lập.
Chương 2: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các
bên thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật và hướng
hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các
bên thành lập.
Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với sự nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn

Trungcủa
tâm
liệu ĐH
Thơ
thầyHọc
cô, nhưng
do sựCần
hạn chế
về @
thờiTài
gianliệu
thực học
hiện, tập
nguồnvà
tàinghiên
liệu thamcứu
khảo

và khả năng tổng hợp phân tích tài liệu nên luận văn không thể tránh khỏi những sai
sót. Kính mong được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ
Dương Kim Thế Nguyên, sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn bè đã
tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp về đề tài “Giải quyết
tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập”.

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 3


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI
DO CÁC BÊN THÀNH LẬP
1.1. CÁC HÌNH THỨC TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI
Trong hoạt động thương mại, tranh chấp giữa các bên có thể phát sinh vào bất
kỳ thời điểm nào. Việc giải quyết các tranh chấp đó được hiểu là việc áp dụng cách
thức, phương pháp để loại trừ những vấn đề không thống nhất giữa các bên tham
gia hoạt đông thương mại. Việc giải quyết các tranh chấp trong thương mại giúp
cho hoạt động thương mại được tiến hành bình thường và lợi ích chính đáng của các
bên được bảo vệ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên thì cách thức và phương
pháp giải quyết tranh chấp phải được lựa chọn áp dụng và tiến hành trên cơ sở phù
hợp với quy định của pháp luật, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của
các bên.
Trọng tài là một trong các phương pháp giải quyết tranh chấp được các doanh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nghiệp quan tâm trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt
động của trọng tài viên với tư cách là một bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các
xung đột bằng cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải
thực hiện.
Tùy thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế xã hội, tập quán pháp luật của mỗi
quốc gia mà quy mô và mô hình tổ chức trọng tài trên thế giới cũng khá đa dạng với
những tên gọi không giống nhau. Trọng tài có thể được phân thành các loại khác
nhau căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như: cấp độ quan hệ, tính chất quốc tế của vụ
việc, thời gian hoạt động, sự quản lý của các quốc gia. Ở đây, chúng ta phân loại
trọng tài căn cứ vào thời gian hoạt động (1) , gồm có trọng tài thường trực (còn gọi là
Trung tâm trọng tài hay trọng tài quy chế) và trọng tài theo vụ việc (còn gọi là Hội
đồng trọng tài do các bên thành lập hay trọng tài Ad – hoc).
1.1.1. Trọng tài Ad – hoc

(1)

TS. Nguyễn Trung Tín, “Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại Việt Nam”, NXB
Tư pháp, 2005, trang 16.

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 4


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

Trọng tài Ad – hoc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận

thành lập để giải quyết tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại
khi tranh chấp đó được giải quyết xong.
Như vậy, trọng tài Ad - hoc là loại hình trọng tài không có cơ quan thường
trực, do các bên tranh chấp lập ra để giải quyết vấn đề mà họ yêu cầu. Đây cũng là
hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất, được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế
giới. Pháp luật về trọng tài của các nước trên thế giới đều ghi nhận sự tồn tại của
hình thức trọng tài này. Tuy quy định của các nước về hình thức trọng tài này ở
mức độ sâu rộng khác nhau nhưng chúng đều có chung những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và
chấm dứt hoạt động khi tranh chấp đã được giải quyết.
Khi giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận ngay trong hợp đồng về hình
thức giải quyết tranh chấp có thể phát sinh là Hội đồng trọng tài do các bên thành
lập. Điều này không có nghĩa là ngay lúc đó, Hội đồng trọng tài đã được thành lập
mà chỉ khi nào có tranh chấp xảy ra, theo như thỏa thuận, các bên có thể cùng lựa
chọn một trọng tài viên duy nhất hoặc mỗi bên chọn một trọng tài viên, sau đó hai
trọng tài viên đã được chọn sẽ cùng chọn ra một trọng tài viên làm Chủ tịch Hội
đồng trọng tài. Khi quá trình chọn trọng tài viên hoàn tất thì tranh chấp sẽ được giải
Trungquyết
tâmbằng
HọcHội
liệu
ĐH
Cần
Thơ
@ thành
Tài liệu
đồng
trọng
tài do
các bên

lập. học tập và nghiên cứu
Thứ hai: Trọng tài Ad – hoc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy
điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng.
Do chỉ được thành lập khi có tranh chấp xảy ra nên trọng tài Ad – hoc không
có trụ sở thường trực và lịch hoạt động cụ thể, cũng không phải chịu sự giám sát
điều hành của bất kỳ cá nhân tổ chức nào trong quá trình giải quyết tranh chấp (trừ
trường hợp thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trọng
tài). Khi lựa chọn trọng tài Ad – hoc, các bên được tự do lựa chọn trọng tài viên để
giải quyết tranh chấp, kể cả trọng tài viên nước ngoài.
Thứ ba: Trọng tài Ad – hoc không có quy tắc tố tụng riêng mà được các bên
tranh chấp thỏa thuận xây dựng. Tuy nhiên, để tránh lãng phí thời gian, các bên
tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào hoặc
một quy tắc tố tụng của một trung tâm trọng tài nào đó.
Như vậy, đặc điểm cơ bản của trọng tài Ad – hoc không chỉ ở chỗ là không có
trụ sở và không hình thành bộ máy ổn định mà còn không thống nhất lệ thuộc một
cách ổn định vào bất kỳ một quy tắc xét xử nào. Về nguyên tắc, các bên tham gia
không bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý về tố tụng, chừng nào nguyên tắc
khách quan được bảo đảm. Theo phương thức trọng tài Ad – hoc, quyền lựa chọn
GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 5


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

trọng tài viên của các bên đương sự hoặc của người thứ ba là hoàn toàn tự do mà
không bị giới hạn vào danh sách trọng tài viên có sẵn nào đó. Đồng thời, các bên
đương sự có toàn quyền trong việc xác lập quy chế tố tụng về tổ chức Hội đồng

trọng tài, quá trình tố tụng v.v…
Trọng tài Ad – hoc là hình thức tổ chức đơn giản, khá linh hoạt và mềm dẻo
về phương thức hoạt động. Nói chung, nó phù hợp với những tranh chấp ít tình tiết
phức tạp, có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và nhất là các bên tranh chấp có kiến
thức và hiểu biết về pháp luật cũng như có kinh nghiệm tranh tụng. Tuy vậy, trên
thực tế, số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết thông qua hình thức trọng tài
này không nhiều. Riêng ở Việt Nam vẫn chưa có trường hợp giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài Ad – hoc trong thực tiễn.
1.1.2. Trọng tài thường trực
Trọng tài thường trực là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức
trọng tài do các trọng tài viên sáng lập ra để giải quyết tranh chấp thương mại, sẵn
sàng giải quyết ngay khi được yêu cầu.Trọng tài thường trực có tổ chức, trụ sở ổn
định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng, có hội đồng
thường trực làm công tác xét xử một cách thường xuyên và mang tính chuyên
nghiệp.
Trung tâmTrọng
Họctàiliệu
ĐH trực
Cầnlà Thơ
@ Tài
vàvànghiên
thường
hình thức
trungliệu
gianhọc
giữa tập
tòa án
trọng tài cứu
Ad –
hoc. Trọng tài thường trực giống trọng tài Ad – hoc ở khả năng lựa chọn trọng tài

viên, tuy có hạn chế hơn. Mặt khác, đặc điểm tố tụng của trọng tài thường trực là
quy chế tố tụng chặt chẽ nên trong tố tụng trọng tài thường trực, các bên đương sự
buộc phải tuân theo các quy chế xét xử của trung tâm trọng tài.
Phần lớn các tổ chức trọng tài được thành lập bên cạnh phòng thương mại của
các nước. Phương thức hoạt động của trọng tài thường trực là tiến hành xét xử theo
quy tắc tụng của họ đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử của tổ chức
này. Các trung tâm trọng tài có các đặc trưng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, hoạt động mang
tính nghề nghiệp thường xuyên, không nằm trong hệ thống cơ quan Nhà nước
nhưng vẫn luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước. Điều đó có nghĩa là,
trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài cần có sự hỗ trợ rất lớn từ Nhà nước
mà cụ thể là sự hỗ trợ từ phía Tòa án để có thể thực hiện chức năng giải quyết tranh
chấp của mình một cách tốt nhất. Ngoài ra, một trong những nội dung quan trọng
trong việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động trọng tài là việc phê chuẩn điều
lệ của tổ chức, hoạt động trọng tài cũng như quy định về tiêu chuẩn trọng tài viên.
Nhìn chung, các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài
GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 6


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

viên sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hoạt động của trung
tâm trọng tài không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước mà dựa
trên cơ sở tự cân đối thu chi, áp dụng nguyên tắc tự hạch toán, dựa trên uy tín là chủ
yếu. Do không nằm trong bộ máy Nhà nước nên trọng tài thương mại không mang
tính quyền lực Nhà nước. Phán quyết của trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng

trọng tài không nhân danh quyền lực Nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập
ra quyết định. Các trung tâm trọng tài là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp. Do
vậy, nó có tư cách pháp nhân và tồn tại độc lập với các trung tâm trọng tài khác
Thứ hai: Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất thống nhất và chặt
chẽ. Trọng tài thường trực nói chung có cơ cấu tổ chức tương đối phức tạp bao gồm
bộ phận thường trực (còn gọi bộ máy giúp việc) và các hội đồng trọng tài (được
thành lập khi có vụ việc yêu cầu giải quyết). Theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại
Việt Nam năm 2003, cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có Ban điều hành
và các trọng tài viên. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một
hoặc các Phó Chủ tịch và có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch trung tâm trọng tài cử.
Bên cạnh Ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh
sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Các trọng tài viên tham gia vào giải
quyết tranh chấp khi được chọn hoặc được chỉ định.
Trung tâmThứ
Học
ĐH Cần
Thơ
Tài liệu
học
cứu
ba: liệu
Mỗi trung
tâm trọng
tài @
tự quyết
định về
lĩnhtập
vực và
hoạtnghiên
động và có

quy
tắc tố tụng riêng. Là một tổ chức phi chính phủ, các trung tâm trọng tài tồn tại độc
lập vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau. Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ
riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ
chức, hoạt động của trung tâm trọng tài trên cơ sở không trái pháp luật quốc gia và
phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay, bản quy tắc trọng tài UNCITRAL do Ủy ban về luật thương mại
quốc tế của Liên Hợp Quốc (thông qua năm 1976) hay bản quy tắc trọng trọng tài
của Phòng thương mại quốc tế (ICC) có hiệu lực từ năm 1988 và một số công ước
quốc tế có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài
quốc tế có uy tín (London, Brussell…) thường được coi là cơ sở, khuôn mẫu cho
việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài.
Thứ tư: Hoạt động xét xử của trọng tài thường trực được tiến hành bởi trọng
tài viên của trung tâm. Trọng tài viên của trung tâm trọng tài gồm các chuyên gia có
nhiều kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của trung tâm trọng tài. Đại
đa số là các luật gia trong các lĩnh vực đó, nhưng cũng gồm cả các nhà kinh tế, kỹ
thuật…

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 7


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

Các nhà tư bản cho phép danh sách trọng tài viên còn gồm những chuyên gia
thuộc nhiều quốc tịch khác nhau được tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế
trong tổ chức trọng tài quốc tế của mình. Do đó, các bên tranh chấp được tự do lựa

chọn trọng tài viên ở trong và ngoài danh sách trọng tài viên của tổ chức trọng tài
được các bên lựa chọn. Tự do lựa chọn trọng tài viên đối với các bên tranh chấp, kể
cả trọng tài nước ngoài là xu hướng phổ biến ở nhiều nước láng giềng của nước ta
cũng như nhiều nước phát triển.
Ưu điểm của trọng tài thường trực là có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có cơ chế
giám sát quá trình tố tụng trọng tài cũng như giám sát việc thực hiện tố tụng trọng
tài. Một ưu điểm nữa của trọng tài thường trực là có kinh nghiệm thực tiễn trong các
vụ giải quyết tranh chấp trước đó. Dựa trên những kinh nghiệm này mà các trung
tâm trọng tài có thể giúp các bên chỉ định các trọng tài viên có trình độ chuyên môn
và kinh nghiệm thực tế thích hợp tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp. Ngoài
ra, trọng tài thường trực còn có các nhân viên chuyên nghiệp luôn giúp đỡ các bên
trong quá trình tố tụng.
Tuy nhiên, trọng tài thường trực cũng có những hạn chế riêng. Mỗi tổ chức
trọng tài đều có quy tắc tố tụng riêng và không phải tổ chức trọng tài thường trực
nào cũng đảm bảo quyền tự do chọn lựa của các bên. Có những tổ chức trọng tài
Trungcho
tâm
Học
Cần
Thơ
liệucũng
họcnhư
tậpchọn
vàtrọng
nghiên
cứu
phép
các liệu
bên tựĐH
do lựa

chọn
hình@
thứcTài
tố tụng
tài viên,

những tổ chức trọng tài giới hạn việc chọn trọng tài viên trong danh sách trọng tài
viên của trung tâm và tiến hành tố tụng theo thủ tục tố tụng của trung tâm trọng tài.
Tuy vậy, mỗi tổ chức trọng tài thường trực đều có điều lệ riêng nên có điều kiện
thay đổi, bổ sung, hoàn thiện để ngày càng thích ứng với những điều kiện và đòi hỏi
của thực tiễn. Hơn nữa, để tăng cường khả năng cạnh tranh, ngoài việc hạ thấp biểu
phí, các tổ chức trọng tài đều cố gắng cải tiến để rút ngắn thời gian tố tụng và đưa
vào danh sách trọng tài viên những người có uy tín, hiểu biết rộng và giàu kinh
nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp. Đây chính là một trong những yếu tố
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trọng tài, làm cho hình
thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng chiếm ưu thế, hấp dẫn giới kinh
doanh nhiều hơn.
Trên bình diện quốc tế có ba hội lớn nhất chuyên giải quyết các tranh chấp
thương mại đó là Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA), Tòa trọng tài quốc tế thuộc
Phòng thương mại quốc tế (ICC) và Tòa trọng tài quốc tế Luân Đôn (LCIA). Ngoài
ra còn có nhiều trung tâm trọng tài của nhiều nước trên thế giới, ví dụ Phòng thương
mại Xtockholm (SCC), vùng ven Thái Bình Dương có những trung tâm trọng tài tại
Vancouver (Canada), Melbourne và Sydney (Ôxtrâylia), Hong Kong, San Francisco
GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 8



Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

và Los Angeles (Hoa Kỳ). Riêng ở Việt Nam hiện nay có 7 trung tâm trọng tài, cụ
thể là: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Trung tâm trọng tài thương
mại Hà Nội, Trung tâm thương mại quốc tế Á Châu, Trung tâm trọng tài thương
mại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ, Trung tâm
trọng tài kinh tế Bắc Giang và Trung tâm trọng tài thương mại Bình Dương.
1.1.3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của hình thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài Ad – hoc so với hình thức trọng tài thường trực
1.1.3.1. Ưu điểm
Trọng tài Ad – hoc có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và ít
tốn kém bởi vì trọng tài Ad – hoc vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh
chấp. Tùy vào sự thỏa thuận của các bên tranh chấp mà quy trình thủ tục tố tụng sẽ
diễn ra trong thời gian nhất định, không kéo dài và chi phí giải quyết tranh chấp
cũng do Hội đồng trọng tài – đại diện ý chí cho các bên – đưa ra một cách hợp lý
căn cứ vào điều kiện các bên.
Hình thức trọng tài Ad – hoc ít tốn kém hơn vì các bên chỉ phải trả phí trọng
tài cho các trọng tài viên theo thỏa thuận chứ không phải chịu phí điều hành như
quy định ở trung tâm trọng tài. Chi phí đó được quy định hợp lý căn cứ vào khả
năng và điều kiện của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, ưu điểm này có thể trở thành
Trungmột
tâm
liệutrọng
ĐHtàiCần
@Hội
Tài
liệu
học
vàbên
nghiên

cứu
hạnHọc
chế của
Ad – Thơ
hoc khi
đồng
trọng
tài tập
do các
thành lập
đưa
ra mức phí quá cao. Vì vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên thường có
khuynh hướng lựa chọn trọng tài vụ việc để tránh chi phí phụ và những trì hoãn có
thể liên quan đến việc áp dụng quy tắc của một số tổ chức trọng tài thường trực.
Khi lựa chọn trọng tài Ad – hoc, các bên không bị ràng buộc bởi thời hạn,
trình tự tố tụng như trong trọng tài thường trực. Các bên có quyền tự do lựa chọn
quy tắc tố tụng của bất kỳ trung tâm trọng tài nào mà các bên nhận thấy thích hợp.
Hội đồng trọng tài sẽ tiến hành giải quyết vụ tranh chấp theo thời gian và trình tự
thủ tục mà các bên tranh chấp đã thỏa thuận. Các bên cũng có thể tự thỏa thuận đưa
ra các quy tắc tố tụng đơn giản, linh hoạt cho phép rút ngắn quá trình đưa ra phán
quyết, giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp được nhanh chóng. Trong khi đó,
đối với hình thức trọng tài thường trực thì các bên chịu ràng buộc bởi quy tắc tố
tụng của chính trung tâm trọng tài mà các bên đã lựa chọn. Các quy tắc tố tụng của
các bên thỏa thuận đưa ra có thể là một quy tắc tố tụng cụ thể nào đó, hay là sự lựa
chọn, tổng hợp các ưu điểm của các quy tắc tố tụng mà họ tham khảo, dù ở hình
thức nào đi nữa thì quy tắc đó cũng là sự thỏa thuận rất kỹ lưỡng về những vấn đề
cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp, đảm bảo cho quá trình được diễn ra
suôn sẻ và thuận lợi.
GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên


SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 9


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

Các bên có quyền tự do chọn trọng tài viên mà không phụ thuộc vào danh
sách trọng tài viên của một trung tâm trọng tài nào đó. Như vậy, các bên tranh chấp
có thể lựa chọn những người mà họ tin tưởng, có kinh nghiệm trong việc giải quyết
tranh chấp. Trong khi đó, đối với hình thức trọng tài thường trực thì các bên phải
chọn trọng tài viên có tên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài để
giải quyết tranh chấp. Điều đó là một bất lợi khi người mà các bên muốn lựa chọn
không có trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Việc mở rộng sự
lựa chọn trọng tài viên của các bên tranh chấp là một ưu điểm nhằm bảo đảm ý chí
của họ được thực hiện một cách triệt để, chỉ những người được các bên tranh chấp
nhận xét là có khả năng và họ thật sự tin tưởng mới được giao trách nhiệm quan
trọng đó.
Trọng tài Ad – hoc được thực hiện mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào của cơ
quan trọng tài mà nó chủ yếu dựa trên thỏa thuận chi tiết của các bên về thủ tục
trọng tài (1) , điều đó làm cho quá trình giải quyết tranh chấp được thực hiện nhanh
chóng, linh hoạt. Hội đồng trọng tài do các bên thành lập sẽ dựa vào các chứng cứ,
tài liệu, dựa vào điều kiện thực tế để giải quyết tranh chấp theo như quy tắc tố tụng
mà các bên đã lựa chọn, mà không chịu sự chỉ đạo, hỗ trợ về cách thức, thủ tục giải
quyết tranh chấp.

Trung tâm1.1.3.2.
Học Hạn
liệu chế
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Ngoài những ưu điểm nêu trên, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Ad –
hoc cũng có những hạn chế so với việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường
trực.
Trên thực tế, cơ chế giám sát việc thực hiện hoạt động tố tụng của trọng tài Ad
– hoc không chặt chẽ bằng trọng tài thường trực. Hoạt động của trọng tài thường
trực luôn được giám sát và được sự giúp đỡ của trung tâm trọng tài. Trong khi đó,
hoạt động của trọng tài Ad – hoc lại không chịu sự giám sát của bất kỳ trung tâm
trọng tài hay tổ chức, cơ quan nào về việc tiến hành tố tụng và giải quyết tranh chấp
của các trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào các trọng tài viên tiến
hành tố tụng như thế nào và liệu họ có thể kiểm soát được toàn bộ quá trình tố tụng.
Cả trọng tài viên và các bên sẽ không có cơ hội yêu cầu sự ủng hộ và trợ giúp đặc
biệt từ một tổ chức trọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh sự kiện không
dự kiến trước và trong trường hợp các trọng tài viên không thể giải quyết được vụ
việc. Sự giúp đỡ và ủng hộ duy nhất mà các bên có thể nhận được là từ Tòa án. Tuy
nhiên, sự giúp đỡ này phụ thuộc vào thời hạn do pháp luật quy định. Điều này đã
(1)

Nguyễn Hồng Tuyến, “Về những điểm mới của Pháp lệnh trọng tài thương mại”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật số 4/2003, trang 49-54.

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 10


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập


phần nào làm hạn chế ưu điểm về sự linh hoạt trong giải quyết tranh chấp của trọng
tài Ad – hoc.
Sau khi giải quyết xong tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ tự giải tán. Những
hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có được trong quá trình giải quyết tranh chấp sẽ được lưu
trữ tại Tòa án. Điều đó dẫn đến sự khó khăn khi có khiếu nại về thẩm quyền của
trọng tài, thỏa thuận trọng tài hay phán quyết trọng tài.
Là một trong hai loại hình trọng tài luôn được nhắc đến song song, trọng tài
Ad – hoc cũng có nhược điểm giống với trọng tài thường trực, đó là khả năng thi
hành các quyết định trọng tài chưa được bảo đảm, thống nhất giữa các văn bản pháp
luật. Xét dưới góc độ lý luận, mục tiêu mà các bên tranh chấp lựa chọn hình thức
trọng tài là mong muốn đạt được nhanh chóng một quyết định giải quyết cũng như
hiệu lực ràng buộc của quyết định đối với các bên tranh chấp. Bằng phương pháp
này, họ hi vọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ một cách tốt nhất.
Nhưng kết quả không theo ý muốn của họ, khi quyết định trọng tài không được thi
hành, có nghĩa là mục tiêu của họ không đạt được, đã tạo nên tâm lý lo ngại, mất sự
tin tưởng của các nhà kinh doanh đối với phương pháp này.
1.2.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRỌNG TÀI AD – HOC TRONG
LUẬT VIỆT NAM
Trung tâm1.2.1.
Học Lịch
liệu sử
ĐH
Cần
Thơ
@ Tài
tậppháp
và nghiên
phát
triển

của trọng
tàiliệu
Ad –học
hoc theo
luật Việtcứu
Nam
Trọng tài Ad – hoc là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất, được sử dụng
rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Dưới khía cạnh lịch sử, trọng tài Ad – hoc ra đời
trước trọng tài thường trực. “Lịch sử phát triển của các biện pháp giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài từ đơn giản đến phức tạp… trọng tài vụ việc ra đời trước trọng
tài thường trực” (1) . Nói một cách khác, trọng tài thường trực là bước phát triển tiếp
theo của trọng tài Ad – hoc. Mỗi hình thức trọng tài có những ưu điểm và nhược
điểm riêng. Sự hiện diện của hình thức trọng tài Ad – hoc sẽ tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho các nhà kinh doanh có quyền tự do lựa chọn, bảo đảm cho họ có được độ
an toàn hơn khi đưa tranh chấp ra trọng tài.
Pháp luật về trọng tài của nhiều nước đều ghi nhận sự tồn tại của hình thức
trọng tài này. Với những ưu thế nhất định, loại hình trọng tài Ad – hoc được lựa
chọn sử dụng tại nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Thế nhưng, ở
Việt Nam, trọng tài Ad – hoc dường như còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với
các doanh nghiệp. Ngay cả trong các văn bản quy phạm pháp luật, trọng tài Ad –

(1)

Trần Hữu Huỳnh, “Các tổ chức trọng tài với việc xây dựng Pháp lệnh trọng tài Việt Nam”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, 2001, số 2, trang 53-55.

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý


Trang 11


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

hoc cũng chỉ được quy định chính thức trong những năm gần đây, khi nền kinh tế
Việt Nam đã đi vào quỹ đạo của kinh tế thế giới.
Trong nghị định 116/CP ngày 5 tháng 9 năm 1994 về tổ chức và hoạt động
của Trung tâm trọng tài kinh tế, trọng tài Ad – hoc không được đề cập mà chỉ quy
định một loại trọng tài duy nhất là trọng tài thường trực (Trung tâm trọng tài).
Nguyên nhân của vấn đề này là do nhu cầu giải quyết tranh chấp của các nhà kinh
doanh lúc bấy giờ. Trong giai đoạn này, khi có tranh chấp, theo thói quen họ thường
giải quyết bằng con đường Tòa án. Mặt khác, cách tiếp cận của các nhà kinh doanh
trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường còn chậm nên họ chưa thấy được những
ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, đặc biệt
là trọng tài Ad - hoc.
Sự xuất hiện của loại hình trọng tài Ad - hoc đã được đề cập trong một số văn
bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong thời gian trước đây, đặc biệt là trong
lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Điều 24 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996
(sửa đổi, bổ sung năm 2000) nêu rõ, các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng
hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh cũng như các tranh chấp giữa các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh với các tổ chức kinh tế Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua
Trungthương
tâm Học
ĐH Trong
Cần Thơ
học tập
cứu
lượngliệu

hòa giải.
trường@
hợpTài
cácliệu
bên không
hòa và
giải nghiên
được, theo
quy
định tại Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000 của Chính phủ, các bên
tranh chấp có thể thỏa thuận một trong các phương thức sau đây:
• Tòa án Việt Nam
• Trọng tài Việt Nam hoặc trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế
• Trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập.
Tranh chấp giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau hoặc giữa
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải
quyết tại tổ chức trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phát sinh từ hợp đồng BOT, BTO, BT; tranh chấp giữa doanh nghiệp
BOT với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết theo phương thức do các
bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng phù hợp với quy định của Chính phủ về đầu tư
theo hợp đồng BOT, BTO, BT. Và theo quy định tại Nghị định số 62/1998/NĐ-CP
ngày 15/08/1998 và Nghị định số 02/1999/NĐ-CP ngày 27/01/1999 của Chính phủ,
các tranh chấp nêu trên được giải quyết cụ thể như sau:
- Các tranh chấp phát sinh giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với nhà
đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp BOT trong quá trình thực hiện hợp đồng
GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý


Trang 12


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

BOT, BTO và BT và các hợp đồng bảo lãnh việc thực hiện các cam kết về nghĩa vụ
tài chính, về việc bán nguyên liệu, mua sản phẩm, dịch vụ để thực hiện dự án của
doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp đồng này, trước hết cũng được giải quyết
thông qua thương lượng, hòa giải, các bên có thể đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết
tại Hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập.
- Các tranh chấp phát sinh giữa các bên trong doanh nghiệp BOT trong quá
trình thực hiện hợp đồng được giải quyết như đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
- Các tranh chấp phát sinh giữa doanh nghiệp BOT với tổ chức, cá nhân nước
ngoài trong quá trình thực hiện dự án, các tranh chấp phát sinh giữa doanh nghiệp
BOT với các tổ chức kinh tế Việt Nam tham gia thực hiện dự án được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, nếu vụ
tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, các bên có thể đưa
vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành
lập hoặc trọng tài được thành lập và hoạt động ở một nước thứ ba.
Như vậy, hình thức trọng tài Ad – hoc đã ra đời ở Việt Nam cách đây 10 năm
và tiếp theo đó, cơ chế dành cho nó đã được xây dựng trong Pháp lệnh trọng tài
thương mại năm 2003. Điều 19 của Pháp lệnh quy định: “Các bên có quyền lựa
Trungchọn
tâmTrung
Họctâm
liệu
ĐHtàiCần
Thơ
@trọng

Tài tài
liệu
tập
và lập
nghiên
trọng
hoặc Hội
đồng
do học
các bên
thành
để giải cứu
quyết
vụ tranh chấp theo quy định về tố tụng trọng tài của pháp lệnh này”. Như vậy, chỉ
khi có tranh chấp thì các bên mới lập Hội đồng trọng tài. Việc quy định trọng tài Ad
– hoc vừa tôn trọng ý chí của các bên, vừa đảm bảo quyền cho các bên lựa chọn
hình thức giải quyết tranh chấp. Các văn bản quy phạm pháp luật trước đây chỉ đề
cập đến trọng tài Ad – hoc như một phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên
có thể lựa chọn. Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 đã tiếp tục thừa nhận
điều đó, đồng thời quy định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài Ad – hoc như thành lập Hội đồng trọng tài, quy định về trọng tài
viên…
Tiếp tục chuỗi quy định về trọng tài Ad - hoc, một số văn bản quy phạm pháp
luật khác cũng quy định về hình thức trọng tài này là một trong những phương thức
mà các bên có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp. Việc xuất hiện khá sớm và
được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật sẽ là điều kiện thuận lợi cho
nhiều doanh nghiệp lựa chọn trọng tài Ad – hoc để giải quyết tranh chấp của mình.
Quy định về loại hình trọng tài mới này trong Pháp lệnh trọng tài năm 2003 đã
tạo nên sự thống nhất khi áp dụng các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Theo quy định của Công ước NewYork 1958 về công nhận và thi hành các quyết

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 13


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

định của trọng tài nước ngoài thì các quyết định của trọng tài được áp dụng cho việc
công nhận và thi hành không chỉ bao gồm những quyết định do các Hội đồng trọng
tài thường trực được các bên giao vụ việc để giải quyết tuyên mà còn bao gồm
những quyết định do các trọng tài viên chỉ định cho từng vụ việc tuyên. Và tại điều
73 Chương I Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng có quy định về các
bên có quyền lựa chọn: “Bất kỳ quy tắc trọng tài nào đã được quốc tế công nhận kể
cả Quy tắc của UNCITRAL ngày 15 tháng 12 năm 1976”.
1.2.2. Điều kiện cần thiết để trọng tài Ad – hoc có thể hoạt động hiệu quả
Như trên đã phân tích, trọng tài Ad – hoc đã xuất hiện khá sớm khi nước ta
bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới. Song cho đến nay, loại hình trọng tài này vẫn chưa
được các doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Trong giai đoạn hiện nay,
để trọng tài Ad – hoc có thể được các doanh nghiệp lựa chọn như một trong các
biện pháp giải quyết tranh chấp, thì cần có những điều kiện nhất định. Đó là những
điều kiện khách quan, chủ quan cần thiết để trọng tài Ad – hoc có thể hoạt động
hiệu quả.
1.2.2.1. Ý chí các bên tranh chấp
Các tranh chấp trong hoạt động đầu tư, hơp tác kinh doanh thường có giá trị
tài sản lớn và liên quan đến lợi ích của nhiều người. Việc giải quyết tranh chấp
Trungkhông
tâm kịp
Học

ĐHảnhCần
Thơ
và nghiên
cứu
thờiliệu
có thể
hưởng
trực@
tiếpTài
đếnliệu
hoạt học
động tập
sản xuất,
kinh doanh
của
các bên liên quan. Trên thực tế, nhiều tranh chấp có giá trị lớn không được giải
quyết đúng đắn, kịp thời đã kéo theo những hậu quả xấu như đình đốn sản xuất,
ngưng trệ công việc kinh doanh, thậm chí doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ nần,
có nguy cơ bị phá sản.
Vì thế, các bên tranh chấp đều mong muốn bảo vệ và khôi phục một cách có
hiệu quả quyền và lợi ích kinh tế hợp pháp, chính đáng của mình, đồng thời vẫn giữ
được mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài, bền vững với các đối tác, giữ được uy
tín, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mình trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Với mục đích như vậy, các doanh nghiệp thường tìm đến hình thức trọng tài. Đặc
biệt, đối với hình thức trọng tài Ad – hoc, quyền tự do thỏa thuận của các bên tranh
chấp được thể hiện rất rõ qua việc tự do lựa chọn trọng tài viên, quy tắc tố tụng, địa
điểm, thời gian tố tụng...
Ý chí của các bên tranh chấp có thể được xem là điều kiện cần thiết quan
trọng nhất để trọng tài Ad – hoc có thể hoạt động hiệu quả. Khi đã lựa chọn hình
thức trọng tài Ad – hoc, điều đó có nghĩa là các bên mong muốn được giải quyết

tranh chấp của mình chỉ bằng trọng tài viên do chính mình lựa chọn, bằng quy tắc tố
tụng mà chính mình chấp nhận cùng với mọi yếu tố đã được hai bên thỏa thuận phù
GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 14


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

hợp với điều kiện, khả năng của mỗi bên. Và với mong muốn như vậy thì các bên
tranh chấp phải tiến hành thỏa thuận như thế nào để hình thức trọng tài Ad – hoc
được áp dụng và hoạt động có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu các bên không thiện
chí hoặc không có tinh thần hợp tác thì hoạt động của trọng tài Ad – hoc sẽ kém
hiệu quả hơn so với trọng tài thường trực.
Khi lựa chọn trọng tài Ad – hoc, các bên nên thỏa thuận chi tiết, cụ thể về mọi
điều liên quan đến việc lập Hội đồng trọng tài và giải quyết tranh chấp, chú ý đến
những yếu tố có thể làm thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Những điều đó có thể là thỏa
thuận về số lượng và thành phần của Hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng, nội dung
tranh chấp… Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên tham gia phải chủ động
thực hiện các thủ tục của quy trình tố tụng một cách trung thực và nghiêm túc theo
yêu cầu của Hội đồng trọng tài. Và một điều quan trọng nữa đó là, sau khi tranh
chấp được giải quyết thì các bên phải thi hành phán quyết trọng tài một cách tự
nguyện và nhanh chóng.
Ý chí của các bên bắt đầu từ lúc thỏa thuận lựa chọn trọng tài Ad – hoc, trong
quá trình giải quyết tranh chấp, đến khi thực hiện phán quyết trọng tài đều phải
hướng đến việc giải quyết thành công các tranh chấp bởi một Hội đồng trọng tài
cùng với những điều kiện do chính các bên lựa chọn. Có như vậy, hình thức trọng
Trungtàitâm

liệucóĐH
Cầnhoạt
Thơ
@cóTài
họcthành
tập và
cứu
Ad –Học
hoc mới
thể được
động
hiệuliệu
quả nhất,
côngnghiên
nhất.
1.2.2.2. Trọng tài viên đủ điều kiện và khả năng giải quyết tranh chấp
Trọng tài viên chính là nhân vật trung tâm của hoạt động trọng tài, là người
quyết định toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp. Kết quả giải quyết vụ tranh chấp
kinh tế có đúng đắn, công bằng hay không… phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất
của chính đội ngũ trọng tài viên. Trọng tài viên thường là người có uy tín, hiểu biết
sâu về lĩnh vực kinh tế, thương mại và pháp luật. Họ làm trọng tài viên với tư cách
kiêm nhiệm, chủ yếu là được hưởng thù lao theo vụ việc tham gia giải quyết.
Vấn đề trọng tài viên ở một số nước quy định theo hướng bất kỳ thể nhân nào
cũng có thể làm trọng tài viên chỉ cần đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự.
Đó là những quy định rất thông thoáng! Tuy nhiên, một số nước khác lại quy định
cụ thể về vấn đề này. Theo pháp luật Việt Nam, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm
2003 quy định bất kỳ ai, nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 12 và được các bên chỉ
định, đều có thể làm trọng tài viên. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam,
Nhà nước cho phép chọn các “quan tòa tư” từ trong nhân dân, đại diện cho công
bằng, cho trí tuệ để phán xét các tranh chấp thương mại mà không cần phải có thủ

tục Nhà nước kiểm tra, cấp thẻ trọng tài viên như trước đây. Đây là một bước nữa
cụ thể hóa phương châm của Đảng và Nhà nước ta là “dân biết, dân bàn, dân làm,
GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 15


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

dân kiểm tra”. Điều này đem lại hai cái lợi: thứ nhất, tạo điều kiện để doanh nghiệp
được tự do lựa chọn những chuyên gia ưu tú nhất (theo cách đánh giá của họ và
phải chịu trách nhiệm về sự đánh giá đó); thứ hai, giúp cho việc giải quyết tranh
chấp được thực hiện một cách nhanh chóng, phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh cái được
rất lớn này, cũng cần lưu ý những điều phải tránh. Trọng tài là tổ chức do các bên
tranh chấp thành lập, do đó, rất nhiều điều phụ thuộc vào sự hiểu biết, kinh nghiệm
của các bên, kể cả việc lựa chọn trọng tài viên. Ngoài ra, do trọng tài là lĩnh vực
tương đối mới tại Việt Nam, những nhà chuyên môn, các luật gia có thể rất tinh
thông về các lĩnh vực tranh chấp mà họ sẽ phải giải quyết nhưng chưa hẳn đã tinh
thông trong tố tụng trọng tài. Điều này dễ gây rủi ro cho các quyết định trọng tài vì
nếu vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài, quyết định trọng tài sẽ bị Tòa án hủy. Ngoài
ra, sự độc lập, vô tư, khách quan là một nghĩa vụ có ý nghĩa tuyệt đối dành cho
những ai làm trọng tài viên, vì nếu trọng tài viên không độc lập, vô tư, khách quan,
quyết định trọng tài của họ có thể bị Tòa án hủy (1) .
Như vậy, để có thể trở thành trọng tài viên, cá nhân phải đáp ứng những tiêu
chuẩn do pháp luật của mỗi nước quy định về kiến thức, trình độ, đạo đức… Và để
thành lập nên một Hội đồng trọng tài thì sự am hiểu, có kinh nghiệm trong các lĩnh
vực tranh chấp, tinh thông thủ tục tố tụng trọng tài, độc lập, vô tư, khách quan là
Trungnhững

tâm tiêu
Học
ĐH
@chọn
Tài trọng
liệu tài
học
tập và nghiên cứu
chíliệu
để các
bênCần
tranh Thơ
chấp lựa
viên.
1.2.2.3. Cơ chế hỗ trợ của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động trọng tài
Trọng tài thương mại là một tổ chức phi Chính phủ nên không mang tính
quyền lực Nhà nước. Trong quá trình tiến hành công việc giải quyết tranh chấp,
trọng tài thương mại hoạt động dựa vào chính mình là chủ yếu. Bên cạnh đó, cơ
quan Nhà nước chỉ giám sát và có cơ chế hỗ trợ trong một số trường hợp mà pháp
luật quy định.
Đối với loại hình trọng tài thường trực, nó hoạt động dưới hình thức là các
trung tâm trọng tài, có trụ sở, có điều lệ, có quy tắc tố tụng riêng…Vì thế cho nên,
trong quá trình các trọng tài viên của trung tâm trọng tài thực hiện công việc giải
quyết tranh chấp của mình, họ có thể được hỗ trợ bởi chính trung tâm trọng tài đó
khi có vấn đề khó khăn xảy ra. Đối với loại hình trọng tài này thì sự hỗ trợ của Tòa
án chỉ tiến hành trong một vài trường hợp nhất định. Không giống như trọng tài
thường trực, trọng tài Ad – hoc là một hội đồng gồm các trọng tài viên bất kỳ do các
bên lựa chọn. Nó không phụ thuộc vào bất kỳ một trung tâm trọng tài nào. Điều đó
là một lợi thế đặc biệt của loại hình trọng tài Ad – hoc. Nhưng cũng chính điều đó
(1)


Trần Hữu Huỳnh, “Pháp lệnh trọng tài thương mại những thử thách phía trước”, Nghiên cứu lập pháp số
4 tháng 4/2003, trang 61-66.

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 16


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

lại đặt ra câu hỏi: “Vậy tổ chức hay cá nhân nào sẽ hỗ trợ trọng tài Ad – hoc khi gặp
vấn đề khó khăn trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp?”. Câu trả lời chính là Tòa
án.
Trọng tài là một thiết chế giải quyết tranh chấp mà trên thế giới được biết đến
như là “thay thế” cho Tòa án. Chính vì vậy, mỗi trọng tài viên dù có kinh nghiệm
hay trình độ đến đâu khi đảm nhận một vụ việc trọng tài cũng phải cân nhắc tới vị
trí, vai trò của trọng tài trong hệ thống tổng thể các thiết chế tài phán, đặc biệt là
trong mối quan hệ với Tòa án trong điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Mối
quan hệ giữa trọng tài (một thiết chế tài phán tư) và Tòa án (một thiết chế tài phán
công) là mối quan hệ hết sức đặc biệt. Mối quan hệ đó có thể nói diễn ra xuyên suốt
quá trình giải quyết tranh chấp của trọng tài Ad – hoc. Đó là sự hỗ trợ của Tòa án
đối với hoạt động trọng tài theo những điều kiện mà pháp luật quy định.
Sự hỗ trợ của Tòa án ở nước ta đối với trọng tài Ad – hoc trong quá trình giải
quyết tranh chấp được quy định cụ thể và mở rộng hơn so với trọng tài thường trực.
Thỏa thuận trọng tài của các bên đã loại trừ thẩm quyền xét xử của Tòa án. Nhưng
hoạt động trọng tài cần có sự hỗ trợ và đôi khi cả sự can thiệp của Tòa án. Bởi vì, là
một chế định tài phán tư, trong quá trình hoạt động trọng tài không có quyền lực

Nhà nước để ra các quyết định có hiệu lực thi hành trực tiếp, ngoại trừ phán quyết
Trungtrọng
tâmtàiHọc
liệu
Thơ
Tàinhận
liệuhòa
học
vàNhưng
nghiên
(không
bị ĐH
hủy) Cần
và quyết
định@
công
giảitập
thành.
mặt cứu
khác,
sự can thiệp của Tòa án cũng cần được giới hạn để trọng tài có thể thực hiện chức
năng tài phán một cách độc lập. Dưới góc độ pháp lý, tuy là hai biện pháp tài phán
khác nhau nhưng vì có cùng một chức năng là xét xử để đạt tới một mục đích chung
là giữ ổn định trật tự pháp luật trong kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của các bên
nên trọng tài và Tòa án không thể tồn tại cách biệt nhau.
Tóm lại, có thể nói rằng nếu không có sự hỗ trợ của Tòa án, thì trọng tài Ad –
hoc sẽ không thể hoàn thành vai trò của mình. Điều này sẽ làm mất đi phần nào đó
sự đa dạng của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, làm cản trở sự
phát triển kinh tế của đất nước, không tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh cho
các nhà kinh doanh, làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm trong quá trình

kinh doanh của mình. Vì vậy, để phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra một môi
trường pháp lý đồng bộ trong lĩnh vực kinh doanh tất yếu phải có cơ chế hỗ trợ của
Tòa án trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, hủy, cho thi hành quyết
định trọng tài và các trường hợp luật định khác đảm bảo cho quá trình giải quyết
tranh chấp của trọng tài Ad – hoc được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 17


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

CHƯƠNG 2:
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG
HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI DO CÁC BÊN THÀNH LẬP
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1. THỎA THUẬN VÀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI AD – HOC
2.1.1 Thỏa thuận trọng tài Ad – hoc
Trong nền kinh tế thị trường, việc lựa chọn các phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại phụ thuộc vào ý chí của các bên đương sự. Đối với trọng tài, bất
kỳ một tranh chấp nào thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài chỉ được giải quyết
bằng phương thức này nếu như các bên có thỏa thuận. Là một trong hai hình thức
trọng tài được quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, trọng tài
Ad – hoc cũng không có thẩm quyền đương nhiên như Tòa án mà để trọng tài có
thẩm quyền, các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Các bên có quyền lựa chọn trọng
tài viên bất kỳ, được lựa chọn quy tắc tố tụng để giải quyết. Điều đó có nghĩa là nếu
không có thoả thuận trọng tài Ad – hoc thì không thể có việc giải quyết bằng trọng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tài Ad - hoc.
Thỏa thuận trọng tài Ad – hoc là hình thức pháp lý trong đó các chủ thể của
các quan hệ kinh tế khẳng định việc các bên nhất trí đưa các tranh chấp đã hoặc có
thể phát sinh giữa họ ra giải quyết tại một Hội đồng trọng tài gồm các trọng tài viên
bất kỳ do họ lựa chọn. Trong trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng
con đường trọng tài, thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thỏa thuận
trọng tài là nội dung đầu tiên trong trình tự, thủ tục trọng tài. Nó đóng vai trò nền
tảng tạo cơ sở xác lập cả một quá trình trọng tài mà các bên phải tuân thủ một khi
tranh chấp phát sinh. Nó được xem như là một nguyên tắc để giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi
xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài” (Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh trọng
tài thương mại 2003). Khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại quy định:
“Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài
các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”.
Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 bảo đảm gần như tối đa quyền thỏa thuận
của các bên theo nguyên tắc “nếu các bên không thỏa thuận thì pháp luật mới quy
định”. Đây là nguyên tắc chủ đạo chi phối gần như toàn bộ nội dung các điều khoản
trong pháp lệnh. Theo nguyên tắc này thì các bên đương sự có quyền tự do lựa chọn
GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 18


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

hình thức tổ chức trọng tài (Điều 19), chọn quy tắc tố tụng trọng tài, địa điểm trọng
tài (Điều 23). Hơn thế nữa, đối với các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên

còn có quyền thỏa thuận chọn tố tụng trọng tài của một tổ chức trong nước hoặc
quốc tế mà cụ thể là có thể chọn trọng tài viên là người nước ngoài, địa điểm xét xử
ở nước ngoài, tiếng nước ngoài dùng trong tố tụng.
Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau:
• Các bên thỏa thuận có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
• Thể hiện ý chí các bên;
• Thể hiện dưới hình thức bằng văn bản;
• Nội dung thỏa thuận không trái pháp luật và trật tự công cộng
Như vậy, thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Các hình thức thỏa
thuận qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện
ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp đó bằng trọng tài Ad – hoc đều được coi
là thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài Ad – hoc có thể là một điều khoản của
hợp đồng hoặc là một văn bản riêng biệt. Trên thực tế, thỏa thuận về trọng tài thông
thường được thể hiện đơn giản dưới một điều khoản trọng tài và đưa vào hợp đồng
thương mại (như hợp đồng mua bán hàng hóa, mua bán bản quyền, vận chuyển).
Thoả thuận trọng tài có thể được các bên xác lập, thoả thuận ngay cả khi đã có tranh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chấp phát sinh chứ không chỉ từ khi ký kết hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài tồn tại
độc lập với hợp đồng, ngay cả trường hợp là một điều khoản của hợp đồng.
Giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa điều khoản trọng tài và hợp đồng, các quy
định về trọng tài trước đây ở Việt Nam đều không đề cập đến. Luật về trọng tài của
nhiều nước trên thế giới đều xác định mối quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp
đồng là “một hợp đồng trong một hợp đồng” (1) . Điều khoản trọng tài có ý nghĩa đặc
biệt ngay so với các điều khoản khác: điều khoản trọng tài sẽ không bị tự động vô
hiệu ngay cả khi hợp đồng chính vô hiệu. Khi đã có một điều khoản trọng tài thì chỉ
có Hội đồng trọng tài mới có thẩm quyền xem xét tính hiệu lực của hợp đồng.
Chúng ta không nên lẫn lộn điều khoản trọng tài với hợp đồng chính mà nó dẫn
chiếu tới. Bởi đây là hai loại thỏa thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau:
điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có
tranh chấp phát sinh giữa các bên còn hợp đồng chính quy định quyền và nghĩa vụ

của các bên. Thông thường, điều khoản trọng tài có mức độ độc lập nhất định đối
với hợp đồng chính. Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô hiệu của

(1)

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
“50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc”, Hà Nội 2002, trang 22.

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 19


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

hợp đồng chính. Hay nói một cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể
ảnh hưởng tới tiến trình tố tụng bằng trọng tài.
Cùng với quan điểm này Điều 11 Pháp lệnh trọng tài thương mại quy định:
“Điều khoản độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô
hiệu của hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài”.
Như vậy việc xét xử một vụ kiện vẫn được tiến hành kể cả khi một trong các bên
tranh chấp cho rằng hợp đồng chính vô hiệu. Thỏa thuận trọng tài không có giá trị
ràng buộc các bên khi nó không có hoặc hết hiệu lực, không thể thi hành hoặc
không thể áp dụng được.
Pháp lệnh ghi nhận tại Điều 10 những trường hợp thỏa thuận trọng tài bị coi là
vô hiệu sau đây:
1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại
khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh trọng tài thương mại.

Pháp lệnh trọng tài thương mại quy định hoạt động thương mại là việc thực
hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký
gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính,
ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng
Trungđường
tâm hàng
Học không
liệu ĐH
Cần
@sắt,
Tàiđường
liệu bộ
học
và nghiên
cứu
đường
biển,Thơ
đường
và tập
các hành
vi thương
mại
khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh
vực như hôn nhân gia đình, thừa kế, quyền sở hữu, bồi thường ngoài hợp đồng… là
các tranh chấp không thuộc hoạt động thương mại. Do đó, mặc dù các bên tranh
chấp đã có thỏa thuận trọng tài phù hợp với các điều kiện mà luật quy định nhưng
không thuộc các hoạt động được xem là hoạt động thương mại theo Pháp lệnh trọng
tài thương mại thì thỏa thuận đó cũng bị coi là vô hiệu.
2. Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định

của pháp luật.
Trường hợp người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền cũng là một
trong những trường hợp mà thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu. Ví du, một Giám
đốc là đại diện của công ty lương thực theo quy định của pháp luật, ký hợp đồng với
đại diện hợp pháp của một công ty xây dựng. Khi tranh chấp về hợp đồng trên phát
sinh, một nhân viên của công ty lương thực không được ủy quyền đã ký thỏa thuận
trọng tài với đại diện có thẩm quyền của công ty xây dựng về việc đưa tranh chấp
đó ra trọng tài giải quyết. Trong trường hợp này, mặc dù hợp đồng chính được ký
kết bởi những người có thẩm quyền đại diện cho hai công ty nhưng người ký thỏa

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 20


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập

thuận trọng tài lại không có thẩm quyền nên thỏa thuận trọng tài cũng bị coi là vô
hiệu.
3. Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ.
Lý do vô hiệu trong trường hợp này có tác động đến cả điều khoản thỏa thuận
trọng tài và hợp đồng chính. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người
chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên (1) . Người thành niên có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự và người hạn chế
năng lực hành vi dân sự (2) . Như vậy, một người chưa đủ 18 tuổi ký thỏa thuận trọng
tài với một đại diện hợp pháp của một pháp nhân theo đúng các quy định khác của
pháp luật, thì thỏa thuận đó cũng bị coi là vô hiệu do người ký kết thỏa thuận trọng

tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
4. Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng
tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các
bên không có thoả thuận bổ sung.
Theo quy định tại khoản này, có các trường hợp làm cho thỏa thuận trọng tài
vô hiệu, đó là: thỏa thuận trọng tài không quy định đối tượng tranh chấp; thỏa thuận
trọng tài quy định không rõ đối tượng tranh chấp; thỏa thuận trọng tài không quy
Trungđịnh
tâmhoặc
Học
Cần
Thơ
Tàitàiliệu
họcquyền
tập và
quyliệu
địnhĐH
không
rõ tổ
chức@
trọng
có thẩm
giảinghiên
quyết vụcứu
tranh
(3)
chấp . Trường hợp thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ
đối tượng tranh chấp thì không thể xác định được tranh chấp nào giữa các bên được
đưa ra trọng tài, bởi vì có thể xảy ra các tranh chấp khác giữa các bên. Vì vậy, trong
trường hợp này, thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng

tài không quy định hoặc quy định không rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải
quyết vụ tranh chấp, nếu các bên không có thỏa thuận bổ sung thì không thể xác
định được ý chí thực của các bên là chọn tổ chức trọng tài cụ thể nào (trọng tài sự
vụ hay trọng tài thường trực). Như vậy, thỏa thuận trọng tài cũng bị coi là vô hiệu.
Còn nếu thỏa thuận trọng tài quy định không rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải
quyết vụ tranh chấp song qua thỏa thuận trọng tài đó có thể xác định được ý chí
thực của các bên về việc chọn một trọng tài cụ thể xác định thì khi đó thỏa thuận
trọng tài không thể bị coi là vô hiệu.
5. Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp
lệnh trọng tài thương mại.
(1)

Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2005.
(3)
TS. Nguyễn Trung Tín, “Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại Việt Nam”,
NXB Tư pháp, 2005.
(2)

GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ý

Trang 21


×