Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP HÌNH THỨC hợp ĐỒNG dân sự – lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 123 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
---  ---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 33: 2007 - 2011

HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ – LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S Tăng Thanh Phương

Huỳnh Thế Anh

Bộ môn: Luật Tư Pháp

MSSV: 5075164
Lớp: Luật Tư Pháp 2 - K33

Cần Thơ,04/2011


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
---   -- ..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm….


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
---   -- ..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm….


MỤC LỤC
Lời nói đầu ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1.1. Lịch sử phát triển của pháp luật về hợp đồng dân sự .........................................5
1.1.1.Trong luật La Mã ...............................................................................................5
1.1.2.Trong luật cổ Việt Nam......................................................................................7
1.1.2.1.Thời nhà Lê ...............................................................................................7
1.1.2.2. Thời nhà Nguyễn......................................................................................8
1.1.3.Trong luật cận đại Việt Nam ..............................................................................9
1.1.4 Trong luật Việt Nam hiện đại .............................................................................10
1.1.4.1 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến những năm 1980.......................................10
1.1.4.2.Giai đoạn từ những năm 1980 đến nay ......................................................11
1.2.Khái quát về hình thức hợp đồng..........................................................................13
1.3.Hình thức hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. ..............................15
1.3.1. Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995. ....................16
1.3.2. Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 .....................17
1.4.Hình thức hợp đồng theo quy định của một số quốc gia. .....................................18
1.4.1.Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp...............................19
1.4.2. Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự Đức ...............................20
1.4.3. Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự Hoa Kỳ .........................20
1.4.4. Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự Liên Bang Nga ..............21
1.5.Tầm quan trọng của các quy định về hình thức hợp đồng ..................................22
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG
2.1.Các loại hình thức của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam hiện hành................26
2.1.1.Hình thức hợp đồng bằng lời nói và hành vi cụ thể.............................................26


2.1.1.1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói .............................................................26
2.1.1.2. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể..................................................27
2.1.1.3. Gía trị chứng cứ của hình thức hợp đồng bằng lời nói, hành vi ................28
2.1.2.Hình thức hợp đồng bằng văn bản ...................................................................30
2.1.2.1.Hình thức bằng văn bản thông thường có chữ ký của các bên....................31

2.1.2.2.Hình thức bằng văn bản có công chứng, chứng thực. .................................32
2.1.2.3. Hình thức bằng văn bản có đăng ký ..........................................................36
2.1.2.4. Hình thức bằng văn bản xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền .........37
2.1.3.Hình thức hợp đồng thông qua phương tiện điện tử............................................38
2.1.3.1.Khái niệm về hình thức hợp đồng thông qua phương tiện điện tử ..............39
2.1.4.2.Quy định của pháp luật về giá trị chứng cứ của hợp đồng thông qua
phương tiện điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu ..........................................................40
2.1.4.3.Phân biệt hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống..............................42
2.1.5.Hợp đồng theo mẫu ............................................................................................44
2.2.Mối liên hệ giữa hình thức hợp đồng dân sự với thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng ..............................................................................................................................45
2.2.1.Khái niệm về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và tầm quan trọng của việc
xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng .................................................................45
2.2.2.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ưng thuận .................................................47
2.2.3.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thực tại.....................................................50
2.2.4.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trọng thức.................................................51
2.2.4.1.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập bằng văn bản không
phải công chứng, chứng thực và không phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền ..........52
2.2.4.2 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập bằng văn bản phải
công chứng, chứng thực và phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. ...........................53
2.2.5.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập bằng nhiều hình thức. ..........55
2.3.Sự vô hiệu của hợp đồng do không tuân thủ quy định về hình thức ...................57
2.3.1Khái niệm về hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu .........57


2.3.2.Sự vô hiệu của hợp đồng do vi phạm quy định về hình thức theo quy định của
Bộ luật dân sự năm 2005................................................................................................58
2.3.2.1.Hợp đồng vi phạm quy định về hình thức .................................................58
2.3.2.2.Hợp đồng vi phạm quy định nội dung lẫn hình thức. ................................64
2.3.3.Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về

hình thức........................................................................................................................67
2.3.4.Thời hạn nhất định do Tòa án ấn định để các bên lập lại hợp đồng theo đúng
hình thức quy định .........................................................................................................69
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ HƯỚNG HOÀN
THIỆN
3.1Thực tiễn áp dụng quy định về hình thức hợp đồng bằng lời nói, hành vi cụ
thể. ...............................................................................................................................72
3.2. Thực tiễn áp dụng quy định hình thức hợp đồng bằng văn bản.........................75
3.2.1. Hợp đồng bằng văn bản có đăng ký..................................................................75
3.2.2.Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực..........................................76
3.2.3. Hợp đồng theo mẫu ..........................................................................................82
3.2.4.Các mẫu hợp đồng do Nhà nước ban hành .......................................................84
3.3. . Thực tiễn áp dụng quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được
xác lập bằng văn bản phải được công chứng, chứng thực và phải thực hiện thủ
tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ....................................................85
3.4. Thực tiễn áp dụng quy định về hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về
hình thức ......................................................................................................................89
3.5.Thực tiễn quy định buộc thực hiện đúng hình thức hợp đồng trong một thời
hạn khi có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức ..93
Kết luận ........................................................................................................................98
Phụ lục


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu để các bên tham gia giao
kết hợp đồng xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu
cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và cả trong sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình hội nhập

kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, mở rộng giao thương đến nhiều loại chủ thể
và thành phần kinh tế thì hợp đồng dân sự ngày càng đóng vai trò quan trọng trọng
việc phát triển nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù pháp luật về hợp đồng có phát
triển đến đâu chăng nữa, thì sự tồn tại của hợp đồng không thể nào tách rời khỏi hình
thức hợp đồng. Hình thức là yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, là phương tiện
để diễn đạt ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng, là một trong những căn cứ để xác
định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, và là bằng chứng khách quan chứng minh
cho sự tồn tại hợp đồng… Với ý nghĩa đó mà hình thức hợp đồng được quy định và
khẳng định vai trò ở hầu hết pháp luật của các quốc gia. Pháp luật hợp đồng ở nước ta
hiện hành, yếu tố hình thức hợp đồng ngày càng được khẳng định và hoàn thiện cùng
với sự phát triển của chế định hợp đồng dân sự. Nhận thức đúng về mức độ ảnh hưởng
của hình thức hợp đồng đối với quan hệ pháp luật hợp đồng có ý nghĩa quan trọng
trong việc xây dựng các qui định pháp luật về hình thức hợp đồng, các quy định về
hợp đồng vi phạm quy định về hình thức, cũng như tạo cơ sở lý luận để giải thích và
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về hình thức hợp đồng. Xuất
phát từ những lý do đó, người viết chọn đề tài “Hình thức hợp đồng dân sự – lý luận
và thực tiễn” để tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam hiện hành với mong muốn góp phần hoàn thiện các vấn đề về lý luận và thực tiễn
đối với các quy định về hình thức hợp đồng dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Hình thức hợp đồng có là yếu tố pháp lý quan trọng không thể thiếu được của
hợp đồng, có vai trò quan trọng trong việc diễn đạt và công bố ý chí của các bên khi
tham gia giao kết hợp đồng, là phương thức để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng, và
là một trong những căn cứ để xác lập thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Cho đến
thời điểm hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bên cạnh Bộ luật dân sự năm
2005 thì còn có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác
nhau quy định về hình thức hợp đồng. Nhưng nhìn chung, những quy phạm pháp luật
điều chỉnh về vấn đề “hình thức hợp đồng dân sự” vẫn còn khá tản mạn và rời rạc,
nhiều quy định còn thiếu thống nhất làm cho việc áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó



khăn, bất cập. Đề tài mà người viết nghiên cứu tuy không phải là đề tài mới, trước đó
đã có nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn còn rất chung chung, mơ hồ.
Nhưng trong đề tài của mình, người viết sẽ đi sâu vào từng vấn đề liên quan đến hình
thức của hợp đồng
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu:
Đề tài “Hình thức hợp đồng dân sự – lý luận và thực tiễn” của người viết có đối
tượng là các loại hình thức hợp đồng như hình thức hợp đồng bằng lời nói, bằng hành
vi cụ thể hay bằng văn bản; hình thức hợp đồng là bằng chứng khách quan chứng minh
cho sự tồn tại hợp đồng; mối liên hệ giữa hình thức hợp đồng và thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng; hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức hợp đồng bắt buộc.
Trong đề tài, người viết đi vào tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp
luật hiện hành về hình thức hợp đồng và các vấn đề có liên quan đến hình thức hợp
đồng. Tuy nhiên, trong đề tài này người viết đặc biệt chú trọng đến hình thức hợp đồng
bằng văn bản và các vấn đề liên quan đến hình thức này, bởi nó được xem là chuẩn
mực về hình thức hợp đồng trong các giao dịch dân sự, thương mại hiện nay.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là là làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và
thực tiễn về hình thức hợp đồng trong các giao dịch dân sự. Trên cơ sở đó, người viết
đề ra các phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần giải
quyết các tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng, tạo điều kiện cho các quan hệ
hợp đồng được phát triển lành mạnh.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Hình thức hợp đồng dân sự – lý luận và
thực tiễn”, người viết tập trung tìm hiểu và phân tích những vấn đề về các loại hình
thức hợp đồng dân sự, mối liên hệ giữa hình thức hợp đồng và thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng và trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức của
hợp đồng dựa trên những cơ sở pháp lý trong lĩnh vực dân sự. Trong quá trình nghiên
cứu, người viết dựa vào những quy định về hình thức hợp đồng trong các hợp đồng
dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 1995 (đã
hết hiệu lực), Luật Đất đai năm 2003, Luật Nhà ở năm 2005, Luật Thương mại năm

2005, Luật Công chứng năm 2006, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định số
79/2007/NĐ-CP về chứng thực bản sao, chữ ký, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29
tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày
24/07/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí
điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết số 01/2003/NĐ-CP ngày 16/04/2003


hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn
nhân gia đình…
5. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm tìm hiểu và hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất, người viết đã sử dụng
một vài phương pháp để làm công tác phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như sau:
- Phương pháp phân tích nghiên cứu luật viết dùng để tìm hiểu các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành.
- Phương pháp phân tích chứng minh, so sánh, đối chiếu, vận dụng các quy định
của pháp luật tố tụng dân sự về quá trình khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thương
mại.
- Phương pháp tổng hợp thống kê, sử dụng các trang web để tìm kiếm và sưu
tầm tài liệu đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà nghiên cứu, các tạp chí chuyên
ngành về vấn đề nghiên cứu và những vấn đề có liên quan nhằm bổ sung kiến thức về
mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật để tìm ra những vướng mắc trong việc áp
dụng pháp luật ở lĩnh vực nghiên cứu.
6. Kết quả nghiên cứu:
Thông qua quá trình nghiên cứu từ những quy định chung chung về hình thức
hợp đồng cho đến những nội dung cụ thể và liên quan đến vấn đề đã chọn, đồng thời
có xem xét đến thực tiễn áp dụng pháp luật, người viết dự kiến kết quả có thể đạt được
là tìm ra và giải quyết những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật góp phần
hoàn thiện pháp luật về hình thức hợp đồng, tạo hành lang pháp lý an toàn, thông
thoáng cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng dân sự.
7. Bố cục của đề tài:

Đề tài nghiên cứu về “Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn” bao
gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của đề tài được chia
làm ba chương như sau:
- Chương một: Khái quát chung về hình thức hợp đồng dân sự
- Chương hai: Quy định của pháp luật hiện hành về hình thức hợp đồng dân sự
- Chương ba: Thực tiễn áp dụng pháp luật và hướng hoàn thiện pháp luật về
hình thức hợp đồng dân sự


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Trước khi đi vào nội dung chủ yếu của đề tài, người viết nêu lên những vấn đề
chung nhất để có một cái nhìn khái quát về đề tài. Do đó, chương này người viết đi vào
phân tích, làm rõ những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài. Đồng thời người viết
cũng phân tích các quy định về hình thức hợp đồng của một số nước trên thế giới, qua


đó nêu lên tầm quan trọng của các quy định về hình thức hợp đồng trong pháp luật dân
sự.
1.1. Lịch sử phát triển của pháp luật về hợp đồng dân sự
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý cổ điển, có bề dày lịch sử phát
triển lâu đời nhất ngay từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xã hội,
hình thành trao đổi hàng hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng
trong việc điều tiết các quan hệ tài sản. Tuy nhiên, khi mới xuất hiện nó không có tên
gọi là “hợp đồng” như hiện nay. Hợp đồng là sự khái quát của hình thức giao lưu
phong phú giữa con người với nhau nên đòi hỏi phải có các chuẩn mực để định hướng
cách xử sự của các bên. Xã hội ngày càng phát triển vị trí, vai trò của chế định hợp
đồng ngày càng được xác định trong mọi hệ thống pháp luật, đòi hỏi phải luôn hoàn
thiện, phát triển chế định hợp đồng.
Tùy thuộc vào tình hình xã hội, kinh tế, chính trị mà hợp đồng và hình thức hợp

đồng cũng mang những sắc thái riêng. Để hiểu rõ hơn, người viết sẽ khái quát tiến
trình phát triển của hợp đồng và hình thức hợp đồng qua từng thời kỳ lịch sử của nó.
1.1.1. Trong luật La Mã
Hệ thống pháp luật La Mã được hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Đây là
hình thức pháp luật hoàn chỉnh nhất của nhà nước chiếm hữu nô lệ. Nó là nguồn tri
thức chung của nhân loại. Những qui định của luật La Mã về chế định hợp đồng đã đặt
nền móng vững chắc, cùng với thời gian nó đã có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến hầu hết pháp luật dân sự của đa số các nước trên thế giới trong quá trình xây dựng
luật dân sự hiện đại. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn của
luật La Mã. Việc tìm hiểu các quy định về chế định hợp đồng, đặc biệt là về hình thức
hợp đồng trong luật La Mã giúp cho người viết hiểu thêm về nguồn gốc của pháp luật
Việt Nam.
Theo quy định của luật La Mã thì hợp đồng được coi là phương tiện chủ yếu
làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ. Pháp luật về hợp đồng trong hệ thống pháp luật La Mã
được phân định thành hai hệ thống hợp đồng, đó là giao ước và khế ước.
+ Giao ước là những thỏa thuận làm phát sinh những hệ quả nhưng không được
pháp luật bảo hộ bằng phương thức kiện. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã
hội dần dần một số giao ước được pháp luật bảo hộ trong các trường hợp riêng biệt
như các giao ước được quan tòa bảo hộ như giao ước bổ sung cho khế ước, giao ước
với chủ nhà trọ, chủ nhà băng….


+ Khế ước là những thỏa thuận được pháp luật bảo hộ thông qua các hình thức
thực hiện, những thỏa thuận được coi là khế ước, được pháp luật ghi nhận các bên
không có quyền coi những “thỏa thuận” nào là khế ước mà chỉ những thỏa thuận được
pháp luật thừa nhận, quy định mới được coi là khế ước.
Về hình thức hợp đồng, Luật La Mã quy định các hình thức hợp đồng miệng và
hợp đồng viết. Hợp đồng miệng là những hợp đồng phát sinh nghĩa vụ sau khi các bên
đã tuyên bố những câu nhất định. Hợp đồng miệng được thực hiện dưới hai dạng, đó là
dạng câu hỏi - trả lời và dạng thề.

+ Thứ nhất, dạng câu hỏi và trả lời – chủ nợ đặt câu hỏi và con nợ trả lời câu
hỏi phù hợp với câu hỏi đó thì hợp đồng được tạo lập và phát sinh nghĩa vụ của các
bên, ví dụ chủ nợ hỏi “anh hứa trả tôi 10 đồng tiền vàng chứ?” con nợ trả lời “tôi hứa”.
Những câu hỏi và trả lời được thể hiện dưới công thức nhất định và phải có sự trùng
hợp giữa câu hỏi và trả lời. Nếu không có sự trùng hợp thì nghĩa vụ không được tạo
lập. Đối với các hợp đồng được tạo lập thông qua việc hỏi đáp phải được thông qua
chính người có nghĩa vụ, không được thông qua người đại diện, trong đó mỗi bên thực
hiện các nghĩa vụ riêng lẽ một bên có quyền một bên có nghĩa vụ tương ứng.
+ Thứ hai, hợp đồng miệng được thực hiện dưới dạng thề. Dạng thề có sử dụng
cân lường – vật biểu tượng cho công lý, chủ yếu áp dụng cho các hợp đồng vay. Chủ
nợ, con nợ đều cầm những vật đó và thề trước những người làm chứng cam kết sẽ thực
hiện đúng nghĩa vụ.
Hợp đồng viết là những hợp đồng được xác lập thông qua hình thức văn bản
(litteras – pit obligatio). Nghĩa vụ phát sinh từ văn bản như thư từ, tài liệu… Vào thời
kỳ cộng hòa, hình thức được thiết lập thông qua các quyển sổ thu – chi mà công dân
La Mã sử dụng. Thực chất đây là nghĩa vụ tồn tại phát sinh từ những căn cứ khác nhau
(mua bán,cho vay…) trong đó được ghi lại các khoản nợ. Đây là chứng cứ để chủ nợ
khởi kiện con nợ vì cũng là chứng cứ chứng minh quyền tài sản của mình. Vào thời kỳ
cổ điển, hình thức hợp đồng dạng sổ thu – chi dần dần được thay thế bằng giấy ghi
nhận nợ, hình thức này chính xác, thuận tiện hơn. Hình thức này cũng có hai dạng:
+ Dạng thứ nhất là có một người thứ ba ghi nhận sự kiện: “ai đó nợ ai đó bao
nhiêu”, hình thức này có người làm chứng – những người làm chứng ký vào giấy vay
nợ. Người ghi nhận sự kiện cũng ký tên vào.
+ Dạng thứ hai là chính chủ nợ ghi nhận sự kiện. Sau đó con nợ ký vào giấy
vay nợ, ví dụ như “tôi là…. cho... vay khoản tiền là…” hoặc con nợ tự mình xác nhận
nợ và ký vào giấy nhận nợ, ví dụ như “tôi là… nợ của ai…khoản tiền là…”.


Dù xã hội lúc bấy giờ còn rất sơ khai nhưng pháp luật thời kỳ này có bước phát
triển vượt bậc, đặt nền móng cho chế định hợp đồng ngày nay, pháp luật lúc báy giờ

đã ghi nhận hình thức hợp đồng. Ở Việt Nam, quá trình phát triển của chế định hợp
đồng cũng ngày càng phát triển với xu hướng ngày càng nâng cao vai trò, vị trí của nó
trong hệ thống pháp luật.
1.1.2. Trong luật cổ Việt Nam
1.1.2.1. Thời nhà Lê
Thời Lê là một trong những thời kỳ có vị trí đặc biệt trong lịch sử hình thành và
phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Đây là thời kỳ đất nước ổn định, phát
triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị. Hoạt động lập pháp dưới
thời Lê rất được coi trọng. Đây là thời kỳ mà luật pháp Việt Nam đạt được nhiều thành
tựu quan trọng và giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.
Bộ Quốc triều Hình Luật (hay còn gọi là luật Hồng Đức) ra đời có giá trị cao nhất,
đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong hệ thống pháp luật. Bộ luật ra đời trên cơ
sở sưu tầm, soạn thảo, bổ sung những luật lệ đã ban hành từ nhiều năm trước. Bộ luật
được đánh giá cao không chỉ vì có quy mô lớn, nội dung phong phú mà còn có giá trị
tư tưởng mang tính dân tộc, nhân đạo và tiến bộ.
Trong Quốc triều Hình luật không sử dụng khái niệm hợp đồng hay văn khế,
mà thường dùng các khái niệm cụ thể như bán, cho, cầm…và có tính khái quát hơn
khái niệm văn khế. Mặc dù không có định nghĩa về các khái niệm nêu trên trong bộ
luật nhưng tư tưởng “thỏa thuận”, “thuận mua vừa bán” đã được thể hiện rất rõ. Đây là
một trong những tư tưởng tiến bộ cho đến tận ngày nay.
Quốc triều Hình luật quy định, các bên không cần lập văn bản đối với những
khế ước đơn giản, có giá trị tài sản thấp hoặc ít quan trọng, ví dụ như mua bán lương
thực, thực phẩm với số lượng ít hoặc vay một khoản tiền nhỏ trong một thời gian ngắn.
Trong một số trường hợp Quốc triều Hình luật quy định về hình thức đối với những
khế ước có giá trị tài sản tương đối lớn, không phân biệt động sản hay bất động sản, ví
dụ như nhà ở, ruộng vườn, trâu bò… Văn tự là bằng chứng chứng minh khi xãy ra
tranh chấp (Điều 366 Quốc triều Hình luật). Bộ luật quy định các bên chỉ lập một bản
và do một bên giữ. Đây là quy định không hợp lý và công bằng, thiếu khách quan sẽ
dẫn đến trường hợp một bên lợi dụng quy định này cố ý hủy văn tự hay khi văn tự bị
mất, hư hỏng tự nhiên thì sẽ rất khó khăn cho việc chứng minh, quyền và nghĩa vụ của

các bên không được đảm bảo.
Trong trường hợp giao kết khế ước với người không biết chữ, bộ luật quy định
trong trường hợp này có thể nhờ người đại thư hay đại tả viết thay. Việc viết thay văn


tự phải có người chứng kiến để đảm bảo khách quan, đúng nội dung đã thỏa thuận.Sau
đó người đại thư hay người đại tả và người làm chứng phải ký vào văn tự. Quốc triều
Hình luật rất chú trọng đến yếu tố đảm bảo tính khách quan,công minh nên đã khẳng
định vai trò của người đại tả và người làm chứng. Người chứng kiến có nhiệm vụ công
nhận tính xác thực trong văn tự mà người đại tả đã viết thay cho người giao kết hợp
đồng nhưng không biết chữ. Ngoài ra pháp luật còn quy định chặt chẽ trách nhiệm của
mỗi người khi quy phạm nghĩa vụ của mình. Nếu làm văn tự giả mạo và sửa chữa văn
tự thì người chủ và người viết thay đều phải tội đồ làm lính chuồng voi, còn người làm
chứng thì bị giáng xuống hai bậc. Trong trường hợp việc giả mạo có kèm theo sự tranh
giành tài sản thì người chủ và người viết thay phải bồi thường gấp đôi số tài sản tranh
chấp, còn người làm chứng thì phải bồi thừơng một phần ba (Điều 543 Quốc triều
Hình luật).
1.1.2.2. Thời nhà Nguyễn
Thời nhà Nguyễn là thời đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, tồn tại từ năm
1802 đến 1945. Sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long đã ra chỉ dụ cho các quan
đại thần xem xét lại luật Hồng Đức và luật Đại Thanh để soạn thảo một bộ luật thích
hợp. Năm 1812 bộ Hoàng Việt luật lệ ( hay còn gọi là Bộ luật Gia Long) được ban
hành. Cũng như trong Quốc triều Hình luật, Hoàng Việt luật lệ không sử dụng khái
niệm hợp đồng hay khế ước mà thường sử dụng các khái niệm cụ thể như mua bán,
vay nợ, thuê… Hình thức của khế ước, trong Bộ luật Gia Long không có quy định nào
về hình thức của khế ước. Nhưng về nguyên tắc và thực tế thì các bên có thể lựa chọn
hình thức của khế ước. Trong thực tế, đối với những vật có giá trị như ruộng đất, nhà
ở, trâu bò… hoặc là một số tiền lớn thì các các bên thường lập thành một văn bản để
làm chứng và do người trái chủ giữ. Các bên ký vào văn tự hoặc điểm chỉ trong trường
hợp không biết chữ.

1.1.3. Trong luật cận đại Việt Nam
Dưới thời Pháp thuộc nước ta bị chia cắt thành các vùng lãnh thổ có chế độ
chính trị khác nhau: Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là đất bảo
hộ, ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng là nhượng địa của Pháp. Tương ứng
các chế độ chính trị khác nhau, các bộ luật riêng biệt cũng được ban hành cho mỗi
vùng lãnh thổ. Hầu hết các bộ luật này chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật pháp lý phương
Tây về nội dung cũng như hình thức.
Tại Nam Kỳ, đây là vùng đất thuộc địa của Pháp, quyền lập pháp nằm trong tay
người Pháp và được thực hiện bằng sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Sắc lệnh ngày
3/10/1883 đã cho ra đời Bộ Dân luật giản yếu. Cả về bố cục lẫn nội dung Bộ Dân luật


giản yếu theo đúng Bộ Dân luật Pháp. Bộ luật này không có đề cập đến vấn đề về hợp
đồng cũng như về hình thức của hợp đồng. Bộ Dân luật giản yếu này còn được áp
dụng cả ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp nhận thấy rằng pháp luật của nhà nước phong kiến
Việt Nam đã được thi hành một cách nề nếp, vững chắc nên chỉ dựa vào đó mà thay
đổi cho phù hợp với sự thống trị của chúng. Nổi bật trong hệ thống pháp luật trong giai
đoạn này là Bộ Dân luật Bắc Kỳ. Mặc dù kế thừa từ Bộ luật Dân sự Napoleon của
Pháp (1804) và Bộ Dân luật Thụy Sĩ (1912) nhưng Bộ Dân luật Bắc Kỳ đã có những
quy định đặc thù phản ánh các phong tục tập quán truyền thống của người Việt Nam,
kỹ thuật lập pháp tinh vi, cách thể hiện nôm na, dễ hiểu. Bộ Dân luật Bắc Kỳ gồm có
1455 điều, chia thành một thiên sơ bộ và bốn quyển. Các điều khoản về chế định hợp
đồng được quy định tại quyển thứ hai, ba và quyển thứ tư.
Tại Trung Kỳ, các quy định về pháp luật dân sự tuân theo Bộ Hoàng Việt Trung
Kỳ hộ luật. Đây là bộ luật sao chép của Bộ Dân luật Bắc Kỳ nhưng có sửa đổi, bổ sung
một số điều.
Khác với Quốc triều Hình luật và Bộ luật Gia Long, Bộ Dân luật Bắc Kỳ và
Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật đã đưa ra khái niệm pháp lý về khế ước (Điều 664 Bộ
Dân luật Bắc Kỳ và Điều 680 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật). Khế ước là một hiệp ước

của một hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để
làm hay không làm cái gì. Thông qua khái niệm này thì ta thấy khế ước thực chất là sự
thỏa thuận giữa ít nhất hai người để xác lập quyền và nghĩa vụ của người này đối với
người khác và ngược lại. Từ đó tài sản được chuyển giao từ người này sang người
khác, một việc được thực hiện hoặc không được thực hiện.
Về hình thức của khế ước được quy định cụ thể trong một số khế ước thông
dụng lúc bấy giờ. Một trong những khế ước thông dụng lúc bấy giờ là khế ước sinh
thời tặng dữ (Điều 684 – 867 Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Điều 95 - 994 Hoàng Việt Trung
Kỳ hộ luật). Sinh thời tặng dữ là một khế ước do bên tặng chủ bỏ đứt ngay một tài sản
để cho bên người thụ tặng nhận lấy. Pháp luật thời này quy định việc tặng dữ tài sản là
bất động sản phải lập thành văn bản (gọi là khế ước tặng dữ) có chứng nhận của viên
chức thị thực trước mặt của người thụ tặng và người thụ tặng phải đồng ý mới có hiệu
lực. Việc tặng dữ là động sản hoặc tiền bạc không đòi hỏi phải có hình thức nhất định,
việc trao tay cũng được coi là xong. Tuy nhiên các bên cũng có thể thỏa thuận lập
thành văn bản để làm bằng chứng có chứng nhận của viên chức thị thực, quy định này
nhằm bảo vệ quyền lợi của người thụ tặng. Các loại khế ước khác như khế ước mãi
mại, khế ước thuê cố vật, khế ước thuê nhân công, khế ước vận tải…


1.1.4. Trong luật Việt Nam hiện đại
1.1.4.1. Giai đoạn từ sau năm 1945 đến những năm 1980
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nhưng Nhà
nước non trẻ chỉ thực hiện chủ quyền trên lãnh thổ trong một thời gian ngắn, quân đội
viễn chinh Pháp theo chân quân Anh giải giáp quân Nhật bại trận đã tiếp tục trở lại
chiếm đóng nước ta. Do đó chính quyền Việt Nam đã phải lui về chiến khu thực hiện
một cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong thời gian này, nước ta không có
điều kiện để xây dựng luật pháp nên ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban
hành sắc lệnh số 90/SL giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam kỳ cho
đến khi ban hành những bộ luật mới áp dụng trên toàn quốc. Phù hợp với quy định của

sắc lệnh này Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ (1883), Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931) và Bộ
Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật (1936) vẫn có hiệu lực thi hành. Nhìn chung trong giai
đoạn này chế định hợp đồng không có điểm gì nổi bật.
1.1.4.2.Giai đoạn từ những năm 1980 đến nay
Cuộc đấu tranh của quân dân ta giành chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đã toàn
thắng với sự thống nhất bắc nam, nối liền một dãy (30/04/1975), nước ta bắt đầu
thực hiện công cuộc đổi mới, chú trọng đến việc xây dựng hệ thống pháp luật. Công
cuộc đổi mới hệ thống pháp luật để chuyển đổi cơ chế, tạo hành lang thông thoáng
để phát huy quyền tự chủ, quyền tự do kinh doanh của các chủ thể được bắt đầu bằng
việc đổi mới chế định hợp đồng. Một loạt văn bản về hợp đồng hoặc liên quan chủ
yếu đến hợp đồng đã được ban hành trong thời gian này. Văn bản pháp luật quan
trọng đầu tiên được ban hành là pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 28/09/1989. Đây
là văn bản đầu tiên của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về
hợp đồng, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong sự định hướng nền kinh tế từ tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ
nghĩa. Tuy phạm vi áp dụng của pháp lệnh này hạn hẹp, có nhiều khuyết điểm, chỉ
giới hạn đối với các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân,
giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh nhưng pháp lệnh này đã có nhiều
điểm tiến bộ vượt bậc so với các văn bản pháp lệnh trước đó. Pháp lệnh đã đưa ra
khái niệm về hợp đồng kinh tế và hình thức của hợp đồng kinh tế. Theo pháp lệnh thì
“Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký
kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với
sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế


hoạch của mình”1. Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch:
công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. Hợp đồng kinh tế được coi là đã
hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản hoặc từ khi
các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thỏa thuận về tất cả những điều

khoản chủ yếu của hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với từng
loại hợp đồng kinh tế2.
Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các quan hệ hợp đồng dân sự trong điều kiện
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu
thông hàng hóa, ngày 26/03/1991 nhà nước ta đã ban hành pháp lệnh hợp dồng dân
sự, có hiệu lực ngày 01/07/1991. Theo quy định của pháp lệnh thì hợp đồng dân sự là
sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không
làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm
đáp ứng nhu cầu, sinh hoạt, tiêu dùng3. Hình thức hợp đồng dân sự theo quy định
Pháp lệnh này có hai loại miệng hoặc bằng văn bản. Đối với các loại hợp đồng mà
pháp luật có quy định phải lập thành văn bản, có đăng ký hoặc chứng thực của cơ
quan công chứng nhà nước thì phải tuân theo quy định đó.
Tất cả các pháp lệnh và văn bản có liên quan về hợp đồ đồng kinh tế và hợp
đồng dân sự đều hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/1996 sau khi Bộ luật Dân sự
1995 có hiệu lực thi hành. Bộ luật được thông qua vào ngày 28/10/1995 Quốc hội
khóa IX, kỳ họp lần thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/1996. Đây là bộ luật
Dân sự đầu tiên của Việt Nam được ban hành sau khi thống nhất đất nước, là thành
tựu lớn nhất của mười năm xây dựng hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại.
Trong hệ thống pháp luật của nước ta, Bộ luật Dân sự giữ một vị trí quan trọng, chỉ
sau Hiến pháp 1992. Có thể nói, sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995 là một bước
tiến quan trọng trong việc xác định và cụ thể hóa Hiến pháp 1992 về quyền cơ bản
của con người trong lĩnh vực dân sự. Bộ luật Dân sự năm 1995 qua 10 năm thi hành
về cơ bản đã đi vào đời sống xã hội, phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang
pháp lý cho các giao dịch dân sự, tạo chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các
chủ thể khi tham gia các giao dịch dân sự, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ xã
hội, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia. Trong giai đoạn này, pháp
luật hiện hành phân hợp đồng thành ba loại chủ yếu: hợp đồng dân sự chịu sự điều
chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 1995; hợp đồng kinh tế do Pháp lệnh Hợp đồng kinh
tế và Luật Thương mại điều chỉnh và hợp đồng lao động. Sự phân biệt trên đã dẫn

1

Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 25/09/1989.
Điều 11 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 25/09/1989.
3
Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (01/07/19910
2


đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan, giải quyết
tranh chấp về hợp đồng xãy ra. Bộ luật năm 1995 quy định hợp đồng dân sự có thể
được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Hình thức hợp
đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Tuy có nhiều ưu điểm
nổi bật nhưng sau nhiều năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 1995 đã bộc lộ nhiều hạn
chế, bất cập: một số quy định không phù hợp với thực tế xã hội, lạc hậu so với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới, còn tồn tại nhiều quy định không
rõ ràng, thiếu cụ thể, chồng chéo với các văn bản pháp luật khác co liên quan…,
trong số đó có quy định về hình thức của hợp đồng dân sự. Sự ra đời của Bộ luật Dân
sự năm 2005 là tất yếu và cần thiết, đáp ứng yêu cầu của xã hội lúc bấy giờ và trong
tương lai.
Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006 trên cơ sở kế thừa những nguyên tắc và nội dung của
Bộ luật Dân sự năm 1995. Về hình thức hợp đồng, Bộ luật Dân sự năm 2005 sửa đổi
theo hướng các bên có được lựa chọn hình thức hợp đồng, ví dụ bằng lời nói, hành vi
cụ thể, bằng văn bản hoặc bằng phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ
liệu… Việc lựa chọn hình thức hợp đồng bị loại trừ trong trường hợp pháp luật có
quy định về một hình thức cụ thể bắt buộc. Bộ luật năm 2005 quy định các hình thức
hợp đồng theo hướng đa dạng hơn để phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong các giao dịch dân sự hiện nay và tương lai.
1.2. Khái niệm về hình thức hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự4. Hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự nhưng một giao dịch
dân sự có thể không phải là hợp đồng, ví dụ như di chúc là một giao dịch dân sự nhưng
không phải hợp đồng mà là hành vi pháp lý đơn phương. Bản chất chung của tất cả các
loại hợp đồng là sự thỏa thuận của ít nhất hai bên tham gia giao kết hợp đồng, ví dụ
như hợp đồng mua bán tài sản thì đó là sự thỏa thuận giữa bên bán tài sản và bên mua
tài sản… Đặc điểm chung của tất cả các hợp đồng là sự bày tỏ ý chí và đi đến thống
nhất ý chí của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, tức là muốn có sự giao kết hợp
đồng phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên trong việc làm phát sinh những quyền
và nghĩa vụ nhất định. Muốn có sự thỏa thuận, các chủ thể tham gia phải bày tỏ ý chí
của mình dưới một hình thức nhất định, qua đó các bên có thể nhận biết được ý chí của
nhau nhằm bàn bạc đi đến sự thống nhất ý chí. Từ sự thỏa thuận thống nhất ý chí đó,
các bên thiết lập nên quyền và nghĩa vụ tương ứng để đạt được mục đích mà các bên
mong muốn.
4

Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005.


Trong quá trình đàm phán, thỏa thuận để ký kết hợp đồng, mỗi chủ thể đều có ý
chí của mình. Khi ý chí của các bên có sự trùng hợp thì coi như là đã có sự thỏa thuận
và hợp đồng được ký kết. Sự thỏa thuận của các bên được thể hiện bằng những hình
thức khác nhau tùy thuộc vào ý chí của họ: có thể bằng lời nói, có thể bằng hành vi cụ
thể hoặc có thể bằng văn bản. Các hình thức thể hiện ý chí đó được gọi là hình thức
hợp đồng.
Như vậy, hình thức hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới một
cách thức nhất định của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự. Trong sự đa
dạng của các hợp đồng dân sự, pháp luật thừa nhận các hợp đồng dân sự có thể được
thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng lời nói là hình thức các bên tham

gia giao kết hợp đồng cùng gặp gỡ trao đổi trực tiếp, thỏa thuận với nhau về nội dung
của hợp đồng. Đối với hình thức này thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các
bên đã thỏa thuận xong về các nội dung của hợp đồng. Ví dụ như: A có 1 chiếc tivi
hiệu LG 21 inch muốn bán, B là hàng xóm của A muốn mua lại chiếc tivi đó, A và B
thỏa thuận với nhau bằng miệng rằng B sẽ mua lại chiếc tivi đó với giá 2 triệu đồng,
địa điểm nhận hàng là chiều hôm đó tại nhà của A, và A cũng đồng ý.
+ Hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng hành vi cụ thể là hình thức các
bên tham gia giao kết hợp đồng bằng hành vi của mình bày tỏ ý chí nhằm tạo ra các
quan hệ hợp đồng dân sự, các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mặc nhiên thừa nhận
những hành vi đó đối với nhau. Ví dụ: A đi vào siêu thị X lấy một chai rượu với giá
niêm yết là 1,5 triệu đồng trên quầy trưng bày hàng hóa của siêu thị và đến quầy tính
tiền để thanh toán. Bằng hành vi lấy chai rượu và thanh toán số tiền mua nó của A và
hành vi thu tiền mà A trả của nhân viên siêu thị, A và siêu thị đó đã giao kết một hợp
đồng mua bán hàng hóa.
+ Hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản là hình thức các bên
tham gia giao kết hợp đồng dân sự lập văn bản thỏa thuận các điều khoản của hợp
đồng và cùng ký tên vào văn bản đó. Hình thức bằng văn bản là chuẩn mực về hình
thức hợp đồng trong các giao dịch về dân sự, thương mại hiện nay. Về nguyên tắc, thời
điểm giao kết hợp đồng được thể hiện bằng hình thức văn bản là thời điểm bên sau
cùng ký tên vào văn bản. Tùy từng loại hợp đồng mà pháp luật có yêu cầu cao hơn
hình thức bằng văn bản thông thường như hình thức bằng văn bản có công chứng,
chứng thực, đăng ký hoặc xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Độ tin cậy của các hợp đồng dân sự được bắt đầu từ thấp đến cao theo trật tự
trên, hình thức của các giao dịch do các bên lựa chọn để xác lập hợp đồng là tùy thuộc


vào sự thỏa thuận, tính chất của hợp đồng, độ tin cậy của các bên. Trong một số hợp
đồng chuyên biệt, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm trật tự xã hội, pháp luật quy định hình
thức bắt buộc đối với loại hợp đồng dân sự đó thì các bên phải tuân theo.


1.3. Hình thức hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam
Trong sự đa dạng của các giao lưu dân sự mà pháp luật thừa nhận hợp đồng dân
sự có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tùy theo tính chất của đối tượng
hợp đồng và nhu cầu quản lý của nhà nước mà pháp luật dân sự có những yêu cầu
khác nhau về hình thức hợp đồng.
Bộ luật Dân sự năm 1995 trước đây cũng như Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện
hành quy định hình thức hợp đồng dân sự rất phong phú, đa dạng: có thể bằng lời nói
hoặc bằng văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy định này của Bộ luật Dân sự là sự kết hợp hài hòa giữa phong tục tập quán khi
giao kết hợp đồng với nguyên tắc pháp lý hiện đại. Đối với những hợp đồng mà pháp
luật quy định bắt buộc phải tuân theo một hình thức nhất định là phải bằng văn bản và
có công chứng, chứng thực thì các bên thì các bên phải tuân theo hình thức đó.
Tuy hình thức hợp đồng dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ
luật Dân sự 2005 có nhiều điểm giống nhau nhưng Bộ luật Dân sự 2005 vẫn có nhiều
ưu điểm, tiến bộ hơn so với Bộ luật năm 1995, cụ thể như sau:
Điều 400 Hình thức hợp đồng dân sự Điều 401 Hình thức hợp đồng dân sự
năm 1995
năm 2005

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao
kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy
định đối với loại hợp đồng đó phải được
giao kết bằng một hình thức nhất định.

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao
kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật
không quy định loại hợp dồngđó phải
được giao kết bằng một hình thưc nhất

Khi các bên thoả thuận giao kết hợp định.
đồng bằng hình thức nhất định, thì
hợp đồng được coi là đã giao kết khi
2. Trong trường hợp pháp luật có
đã tuân theo hình thức đó.
quy định hợp đồng phải được thể hiện
2- Trong trường hợp pháp luật có quy
bằng văn bản có công chứng hoặc
định hợp đồng phải được thể hiện bằng


văn bản, phải được chứng nhận của chứng thực, phải đăng ký hoặc xin
Công chứng nhà nước, chứng thực, đăng phép thì phải tuân theo các quy định
ký hoặc xin phép, thì phải tuân theo các đó.
quy định này.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong
trường hợp có vi phạm về hình thức,
trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.

1.3.1. Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 thì hợp đồng dân sự có thể được giao
kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Hình thức hợp đồng được quy định
ở nhiều điều luật khác nhau, không chỉ ở Điều 400 mà còn tại Điều 133 ở mục giao
dịch dân sự của Bộ luật Dân sự 19955. Bởi vì hợp đồng dân sự là một dạng của giao
dịch dân sự6, có thể nói hợp đồng dân sự cũng là một giao dịch dân sự nhưng không
phải giao dich dân sự nào cũng là hợp đồng dân sự. Điểm đáng chú ý ở đây là Bộ luật
năm 1995 ở quy định hình thức bằng văn bản của hợp đồng, hình thức này chỉ mới
dừng lại ở loại được thể hiện trên giấy (viết tay hoặc đánh máy), có thể chia ra làm hai

loại là văn bản thông thường và văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Hình thức hợp đồng là một trong bốn điều kiện tạo nên tính hợp pháp của hợp
đồng, nếu hợp đồng không thỏa mãn quy định về hình thức, hợp đồng đương nhiên bị
vô hiệu, các bên có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố bất cứ lúc nào. Bộ luật năm 1995
coi sự vi phạm điều kiện về hình thức là nghiêm trọng, giống như vi phạm vào những
điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hay do giả tạo, khoản 2 Điều 145 Bộ luật
Dân sự năm 1995 quy định “Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 137,
Điều 138 và Điều 139 của Bộ luật này, thì thời gian yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch
vô hiệu không hạn chế”. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 dẫn đến sự khó
khăn cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hình thức hợp

5

Điều 133. Hình thức giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải
được Công chứng nhà nước chứng nhận, được chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép, thì phải tuân theo các
quy định đó.
6

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự.


đồng, nhất là các tranh chấp về đất đai, nhà ở. Bởi có nhiều giao dịch dân sự liên quan
đến việc chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà người thực hiện việc
chuyển quyền chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực tế ở giai đoạn này các
giao dịch về đất đai, nhà ở thường chỉ bằng văn bản có chữ ký của hai bên giao dịch
mà không được lập theo đúng hình thức luật định. Và đến khi giá trị quyền sử dụng đất
lên cao, người chuyển quyền sử dụng đất lợi dụng quy định này của Bộ luật năm 1995
để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng này vô hiệu do không tuân thủ đúng hình thức.

Thực tế, có nhiều hợp đồng về đất đai, nhà ở đã được thực hiện trong một thời gian
dài, đất đai, nhà ở đã thay đổi, người nhận chuyển nhượng đất đã trồng trọt trên đất,
xây nhà trên đất đó, người mua nhà đã sửa chữa, xây mới lại căn nhà đó nên khi Tòa
án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu thì hậu quả của việc tuyên bố đó rất khó được giải
quyết. Tòa án khó có thể yêu cầu các bên phải trao trả cho nhau những gì đã nhận,
khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi thực hiện giao dịch theo quy định của
pháp luật. Quy định này đi ngược lại với nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận của các bên trong hợp đồng dân sự, thể hiện sự can thiệp quá sâu và không cần
thiết của Nhà nước vào các quan hệ tư, dễ dẫn đến trường hợp Nhà nước không đảm
bảo được lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể. Có thể nói đây là một trong những
điểm hạn chế của Bộ luật Dân sự năm 1995.
1.3.2. Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005
So với Bộ luật năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 có nhiều ưu điểm vượt trội
hơn hẳn, ngoài việc bớt bỏ các câu chữ, ý thừa như ở đoạn 2 khoản 1 Điều 400 Bộ luật
Dân sự năm 1995 “ Khi các bên thoả thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất
định, thì hợp đồng được coi là đã giao kết khi đã tuân theo hình thức đó”. Bộ luật năm
2005 có một số điểm tiến bộ, cụ thể là ở quy định về loại hình thức bằng văn bản của
hợp đồng. Bộ luật năm 1995 chỉ mới dừng lại ở hình thức văn bản được thể hiện trên
giấy. Tuy nhiên do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ các hợp đồng
dân sự không chỉ dừng lại ở việc các chủ thể gặp gỡ trực tiếp để trao đổi rồi cùng ký
kết vào hợp đồng hay gởi văn bản qua bưu điện để đề nghị đối tác ký kết hợp đồng,
các bên còn có thể hợp đồng dân sự thông qua phương tiện thông tin điện tử dưới hình
thức thông điệp dữ liệu như thư điện tử, điện tín, điện báo, fax… Việc giao kết bằng
hình thức này vừa tiết kiệm thời gian mà các chủ thể lại có thể cùng nhau trao đổi về
hợp đồng không khác gì gặp gỡ trực tiếp trao đổi. Vì vậy mà Bộ luật Dân sự năm 2005
cụ thể là tại Điều 124 đã ghi nhận hình thức hình thức của giao dịch dân sự nói chung,
hợp đồng dân sự nói riêng bằng phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu,
hình thức này có giá trị như hình thức bằng văn bản của hợp đồng. Ta có thể thấy, với
Bộ luật năm 2005, quyền “tự do cho các bên về hình thức hợp đồng được khẳng định



và nâng cao, không chỉ bằng cách mở rộng khái niệm “văn bản” để các bên tham gia
giao kết hợp đồng có thêm quyền lựa chọn như đã phân tích trên, mà theo quy định
của pháp luật dân sự hiện hành thì một số hợp đồng trước kia chịu sự điều chỉnh của
Bộ luật dân sự năm 1995, phải tuân thủ một hình thức nhất định thì ngày nay không
phải lập dưới hình thức này nữa. Chẳng hạn, theo bộ luật Dân sự 1995: “Việc chuyển
giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng văn bản”7. Theo quy định này thì “hình thức
chuyển giao nghĩa vụ phải được lập thành văn bản, không thể hiện bằng lời nói”8
nhưng theo Bộ luật Dân sự năm 2005, “việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể
hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói”9
Điểm khác thứ hai là theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 thì ‘‘Hợp
đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác’’. Theo quy định này thì hình thức của hợp đồng dân sự chỉ là
điệu kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có quy định. Nghĩa là,
khi một hợp đồng vi phạm quy định mà pháp luật có quy định, hợp đồng này không
đương nhiên vô hiệu, nó vẫn có giá trị đối với các bên trong hợp đồng, vẫn làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trừ khi pháp luật có quy định hợp
đồng này vô hiệu. Thời gian yêu cầu tòa án tuyên bố đối với các hợp đồng vi phạm về
mặt hình thức trong trường hợp pháp luật có quy định là 2 năm, kể từ ngày giao dịch
dân sự được xác lập10, quá thời hạn này đương sự mới yêu cầu tuyên bố vô hiệu thì tòa
án không giải quyết.
1.4. Hình thức hợp đồng theo quy định ở một số quốc gia
Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, là phương tiện để
diễn đạt ý chí của các bên cũng như chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Các quốc gia
trên thế giới đều không phủ nhận vai trò và ảnh hưởng của hình thức hợp đồng. Hình
thức hợp đồng được được thừa nhận và quy định trong pháp luật của hết các quốc gia,
nhưng cách thức thể hiện và vai trò của yếu tố này trong pháp luật hợp đồng ở các
quốc gia là không hoàn toàn giống nhau. Trong phần này người viết đi vào phân tích,
so sánh sơ lược các quy định về hình thức hợp đồng dân sự ở các quốc gia như Pháp,
Đức, Hoa Kỳ, Liên Bang Nga… để từ đó thấy được ưu, khuyết điểm của pháp luật

Việt Nam, mở rộng tầm nhìn và có một quan niệm đúng đắn hơn về quy định nay….
1.4.1. Hình thức hợp đồng theo quy định Bộ luật Dân sự Pháp

7

Điều 322 Bộ luật dân sự năm 1995.
Nguyễn Đức Giao và Trần Huyền Nga, 400 câu giải đáp về Bộ luật dân sự Việt Nam, nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh, 2002, tr. 158.
9
Khoản 1 Điều 316 Bộ luật dân sự năm 2005.
10
Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2005.
8


Pháp là quốc gia theo hệ thống pháp luật Pháp – Latinh hay còn gọi là
continental law, chịu ảnh hưởng của luật La Mã. Ở những quốc gia theo hệ thống pháp
luật này thi coi tự do ký kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản. Sự thỏa thuận thể hiện ý
chí chung của các bên đã là điều kiện đủ để hình thành nên hợp đồng, cho dù chúng
được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào. Những quốc gia theo hệ thống pháp luật này
thường rất coi trọng “chữ tín”, khi đã cam kết điều gì thì tự giác thực hiện. Hợp đồng
không bị vô hiệu khi có vi phạm về hình thức.
Bộ Dân luật do Napoleong ban hành năm 1804 đã gây ảnh hưởng rất lớn đối
với một số quốc gia Âu – Mỹ và Á Đông. Cho đến ngày nay, bộ luật này vẫn được các
luật gia Pháp coi như là một kiểu mẫu về lối hành văn giản dị, dễ hiểu và chính xác.
Bộ Dân luật Pháp đề cao nguyên tắc bình đẳng, và tự do cá nhân. Theo quy định của
Bộ luật dân sự Pháp, hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn bốn điều kiện sau11 :
+ Các bên giao kết hợp đồng tự nguyện;
+ Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng;
+ Đối tượng của hợp đồng phải xác định;

+Căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp.
Hợp đồng dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự Pháp có thể được thể hiện
dưới dạng lời nói, hành vi pháp lý, hoặc bằng văn bản. Đối với hình thức văn bản pháp
luật Pháp quy định “Trong trường hợp hành vi pháp lý phải được thể hiện bằng văn
bản mới có hiệu lực, thì văn bản đó có thể được lập và lưu trữ dưới hình thức điện tử
theo những điều kiện quy định tại Điều 1316 – 1 và Điều 1316 – 4. Trong trường hợp
phải bằng văn bản công chứng, thì văn bản đó có thể được lập và lưu giữ dưới hình
thức điện tử theo những điều kiện quy định tại Điều 1317…”12
Pháp luật của Pháp coi trọng chức năng chứng cứ của hình thức văn bản hơn là
căn cứ để xác định hiệu lực của hợp đồng, tức là thực hiện chức năng chứng cứ. Cụ thể
là Bộ luật Dân sự Pháp đã dành cả một mục để nói về “chứng cứ bằng văn bản” (Mục
I, Chương VI - Chứng cứ về các nghĩa vụ và chứng cứ về việc đã thực hiên nghĩa vụ).
Không tuân thủ hình thức văn bản do luật định không dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng
mà chỉ làm cho việc chứng minh sự tồn tại của hợp đồng trở nên khó khăn hơn, hay
nói cách khác là xác định hiệu lực của hợp đồng trở nên khó khăn.
1.4.2. Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự Đức

11
12

Điều 1108 Bộ luật dân sự Pháp
Điều 1108 – 1 Bộ luật dân sự Pháp


Cũng như Pháp, Đức cũng là quốc gia theo hệ thống pháp luật Pháp – Latinh.
Thế nhưng, Pháp luật của Đức dường như khắt khe hơn pháp luật của Pháp khi quy
định hình thức của hợp đồng. Có thể nói rằng, pháp luật của Đức coi việc tuân thủ hình
thức văn bản do luật định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Không tuân thủ hình
thức văn bản có thể dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng. Pháp luật của Đức đưa ra yêu cầu
đầu tiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để nhằm bảo vệ những

người không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ, hạn chế phương
pháp chứng cứ... Quy định về hình thức của hợp đồng dân sự Đức giống với quy định
của Bộ luật Dân sự năm 1995 của Việt Nam, phủ nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện
giao kết hợp đồng của các bên. Theo quy định trước đây của Việt Nam thì hình thức
hợp đồng là một trong bốn điều kiện tạo nên tính hợp pháp của hợp đồng, nếu hợp
đồng không thỏa mãn điều kiện về hình thức thì hợp đồng bị coi là đương nhiên vô
hiệu, các bên có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thực
tiễn xét xử ở Đức cho thấy, quy định về hình thức bắt buộc của hợp đồng không được
áp dụng một cách máy móc mà tuỳ thuộc vào hành vi của các bên. Trong thực tiễn giải
quyết tranh chấp liên quan đến mua bán bất động sản, toà án Đức thường xem xét hành
vi của các bên có phù hợp với nguyên tắc thiện chí hay không xuất phát từ những điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể.
1.4.3 Hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Những quốc gia theo hệ
thống pháp luật này đều coi trọng luật bất thành văn, và nhất là án lệ. Luật án lệ Hoa
Kỳ thừa nhận bất kỳ văn bản nào, dù có tên gọi là hợp đồng hay không nếu văn bản đó
thỏa mãn các điều kiện: có thể xác định đối tượng của hợp đồng; đủ để thấy hợp đồng
được thiết lập giữa các bên; các điều khoản chủ yếu của hợp đồng được thể hiện tương
đối rõ. Cũng theo pháp luật Hoa Kỳ, đối với hợp đồng được lập thành văn bản, không
nhất thiết các bên phải ký đầy đủ vào bản hợp đồng. Hợp đồng có thể có chữ ký của
một bên, bên mà sau này sẽ bị kiện. Luật của các bang cũng thừa nhận các hình thức
khác nhau của chữ ký: chữ ký, dấu hiệu,hình ảnh, con tem, con dấu hoặc các hình thức
khác. Đây là điểm khác biệt giữa pháp luật Hoa Kỳ với các nước khác. Pháp luật của
Hoa Kỳ quy định một số trường hợp mà hợp đồng phải lập thành văn bản: hợp đồng
mua bán hàng hóa có giá trị 500 USD trở lên; hợp đồng liên quan đến tài sản cá nhân
có giá trị từ 5000USD trở lên; hợp đồng đại diện… nếu không tuân thủ hình thức văn
bản thì hợp đồng vẫn có thể có giá trị pháp lý nhưng các bên khó có thể bảo về được
quyền lợi của mình tại toà, bởi lẽ không có chứng cứ. Từ năm 1982 trong pháp luật
Hoa Kỳ hình thành nguyên tắc: hợp đồng về chuyển quyền sở hữu đối với đất đai vi
phạm yêu cầu về hình thức có thể không bị coi vô hiệu, nếu nguyên đơn có đầy đủ cơ



×