Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP hòa GIẢI TRONG tố TỤNG dân sự THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 35 (2009 – 2013)
Đề Tài:

HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền
Bộ môn Luật Hành Chính

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Mỹ Chi
MSSV: 5095594
Lớp: Tư Pháp 2 - K35

Cần Thơ, 11/2012



Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã tích lũy được
những kiến thức vô cùng quý giá và học hỏi được nhiều điều tốt đẹp từ quý Thầy,


Cô và các bạn trong trường. Tôi sẽ cố gắng sử dụng những vốn kiến thức này để
phục vụ quê hương, đất nước sau khi ra trường. Trước khi hoàn thành luận văn này
tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cha mẹ, anh chị em và những người thân thuộc luôn động viên tôi cố gắng
học tập.
Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là quý Thầy, Cô Khoa
Luật đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu xuyên suốt trong quá trình học
tập.
Quý Cô, Chú làm việc ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang đã giúp đỡ hoàn thành bảng số liệu.
Các bạn sinh viên trường Đại học Cần thơ đặc biệt là các bạn lớp Luật Tư
Pháp 2-K35 đã quan tâm giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực hết mình của bản
thân là nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô Huỳnh Thị Sinh Hiền. Cô đã giúp
tôi nhận thức đúng đắn hơn về nội dung cũng như phương hướng để phát triển đề tài
và hoàn thành đề tài tốt hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cô.
Chúc cô Huỳnh Thị Sinh Hiền và quý Thầy, Cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc và công
tác tốt.
Xin chân thành cảm ơn./.
Cần Thơ, ngày 22 tháng 12 năm 2012

Nguyễn Thị Mỹ Chi

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi


Luận Văn tốt nghiệp


Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


 ..........................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi



Luận Văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


 ..........................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .........................................................................................................Trang
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
5. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................... 2

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI
QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM .......................................................... 4
1.1. Những khái niệm liên quan ...................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm vụ án dân sự ...................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm hòa giải .............................................................................................. 7
1.1.3. Khái niệm sơ thẩm dân sự trong tố tụng dân sự ............................................... 9
1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của hòa giải trong vụ án dân sự sơ thẩm ............................ 10
1.2.1. Đặc điểm hòa giải trong vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam............................ 10
1.2.1.1. Hòa giải là một nguyên tắc trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm ......... 10
1.2.1.2 Hòa giải trong tố tụng dân sự là hoạt động do Thẩm phán tiến hành ....... 10
1.2.1.3 Hòa giải phải trên cơ sở tự định đoạt của các đương sự ........................... 11

1.2.2. Ý nghĩa của hòa giải ......................................................................................... 12
1.2.2.1. Đối với Tòa án ........................................................................................... 12
1.2.2.2. Đối với các đương sự ................................................................................ 13
1.2.2.3. Đối với trật tự xã hội ................................................................................. 13
1.3. Liên hệ pháp luật về hoạt động hòa giải của một số nƣớc trên thế giới .............. 13
1.3.1. Hòa giải ở Pháp ................................................................................................ 14
1.3.2. Hòa giải ở Úc .................................................................................................... 16

CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HÒA GIẢI TRONG VỤ
ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM ........................................................................................... 18
2.1. Nguyên tắc tiến hành hòa giải trong vụ án dân sự sơ thẩm ................................. 18
2.1.1. Hòa giải phải trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa các đương sự ............... 18
2.1.2. Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không trái pháp luật và đạo đức
xã hội... .............................................................................................................................. 19
2.2. Phạm vi các vụ việc mà Tòa án tiến hành hòa giải ................................................ 20
2.2.1. Những vụ án dân sự phải tiến hành hòa giải ................................................. 20

GVHD: ThS Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

2.2.2. Những vụ án dân sự không được hòa giải ....................................................... 20
2.2.2.1. Vụ án dân sự yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước ................................................................................................................................... 20
2.2.2.2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo

đức xã hội .......................................................................................................................... 23
2.2.3. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được ..................................... 24
2.2.3.1. Vụ án dân sự mà bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai
mà vẫn cố tình vắng mặt .................................................................................................... 24
2.2.3.2. Vụ án dân sự mà đương sự không thể tham gia hòa giải vì có lý do
chính đáng ......................................................................................................................... 25
2.2.3.3. Vụ án dân sự mà vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng
lực hành vi dân sự ............................................................................................................. 26
2.3. Các chủ thể tham gia phiên hào giải ....................................................................... 26
2.3.1. Chủ thể tiến hành hòa giải................................................................................ 26
2.3.2. Chủ thể tham gia hòa giải ................................................................................. 28
2.4. Thủ tục hòa giải trƣớc khi mở phiên tòa sơ thẩm ................................................. 29
2.4.1. Chuẩn bị trước phiên hòa giải ......................................................................... 29
2.4.1.1. Triệu tập đương sự .................................................................................... 29
2.4.2. Thủ tục tại phiên hòa giải................................................................................. 32
2.4.2.1. Nội dung của phiên hòa giải ..................................................................... 32
2.4.2.2. Trình tự phiên hòa giải .............................................................................. 32
2.4.2.3. Biên bản hòa giải ...................................................................................... 35
2.4.3. Các thủ tục cần thiết sau phiên hòa giải ......................................................... 37
2.4.3.1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự.......................... 37
2.4.3.2. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự ..... 41

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ HÒA GIẢI
TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM .................................... 44
3.1. Những kết quả đã đạt .............................................................................................. 44
3.2. Những tồn tại về hòa giải trong vụ án dân sự sơ thẩm ......................................... 45
3.2.1. Những tồn tại của quy định về hòa giải trong vụ án dân sự sơ thẩm ............. 45
3.2.1.1. Quy định hòa giải tại Điều 10 BLTTDS năm 2004 đối với việc dân sự .... 45
3.2.1.2. Quy định về nội dung thỏa thuận giữa các đương sự chưa phù hợp ........ 46
3.2.1.3. Chưa quy định rõ sự tham dự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của đương sự trong phiên hòa giải .......................................................................... 46

GVHD: ThS Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

3.2.1.4. Văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2004 về chế định hòa giải
chưa thống nhất ................................................................................................................. 47
3.2.2. Thực trạng của việc áp dụng pháp luật trong hòa giải vụ án dân sự sơ
thẩm .................................................................................................................................. 48
3.2.2.1. Một số Tòa án chưa xem trọng công tác hòa giải ..................................... 48
3.2.2.2. Một số Tòa án vẫn còn ghi nhận nội dung thỏa thuận trái quy định pháp
luật ..................................................................................................................................... 49
3.2.2.3. Không triệu tập người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia hòa
giải ..................................................................................................................................... 50
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong vụ án dân sự sơ
thẩm .................................................................................................................................. 51
3.3.1. Giải pháp về việc thực hiện pháp luật .............................................................. 51
3.3.1.1. Đối với Thẩm phán .................................................................................... 51
3.3.1.2. Tăng cường nhân lực và phát triển kỹ năng hòa giải cho Tòa án ............ 53
3.3.1.3. Về lâu dài cần để Hội thẩm nhân dân thay Thẩm phán trong hoạt động
hòa giải .............................................................................................................................. 54
3.3.2. Một số biện pháp về xây dựng pháp luật ......................................................... 55
3.3.2.1. Sửa đổi Điều 10 BLTTDS năm 2004 theo hướng Tòa án chỉ hòa giải
“vụ án dân sự” thay vì “vụ việc dân sự” .......................................................................... 56

3.3.2.2. Sửa đổi Điều 10 BLTTDS năm 2004 về nội dung thỏa thuận giữa các
đương sự ............................................................................................................................ 56
3.3.2.3. Cần quy định rõ sự tham dự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trong phiên hòa giải .......................................................................... 56
3.3.2.4. Cần có văn bản hướng dẫn thi hành hoàn thiện hơn ................................ 57
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: ThS Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa phương Đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng là có
tình có lý không muốn liên quan đến Tòa án, mọi tranh chấp nên được giải quyết
bằng con đường hòa giải không có kẻ thắng người thua. Vì vậy, trong dân gian đã
có câu “vô phúc đáo tụng đình”; song lại có câu “dĩ hòa di quý”. Do đó, hòa giải
đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, rất đáng khuyến khích để giải quyết những
mâu thuẫn tranh chấp trong đời sống xã hội. Hòa giải đã trở thành hoạt động tố
tụng có tính bắt buộc kể cả khi vụ việc được kiện tụng ra Tòa án. Thông qua hòa
giải, Tòa án giúp đỡ các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết vụ án phù hợp quy định của pháp luật, rút ngắn quá trình tố tụng, nâng cao
hiệu quả giải quyết các vụ án dân sự.
Với Sắc lệnh đầu tiên về hòa giải là Sắc lệnh 13 ngày 24/01/1946 Sắc

lệnh tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt
Nam Dân chủ cộng hòa. Kế thừa có chọn lọc các quy định của Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, hoàn thiện và sự phát triển đúng đắn của
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì không thể nào phủ nhận. Tuy nhiên, qua
thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 trong những năm qua cho thấy
một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự nói chung và của chế định hòa giải nói
riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Có những quy định còn thể hiện sự không
thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định chưa
phù hợp với thực tiễn áp dụng, chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách
hiểu khác nhau... điều này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự
nên cần được sửa đổi.
Đúc kết từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “Hòa
giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp” là cấp thiết và mang tính
thời sự. Đó cũng chính là lí do thúc đẩy người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài
luận văn này.
2. Phạm vi nghiên cứu
Theo pháp luật tố tụng dân sự thì hòa giải là giai đoạn trước khi mở
phiên tòa sơ thẩm, còn tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm Hội đồng xét xử chỉ
hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết hay không chứ không
tiến hành hòa giải. Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp
luật tố tụng dân sự về chế định hòa giải trong vụ án dân sự sơ thẩm. Cụ thể, người
viết sẽ nghiên cứu các Điều 180, 181, 182, 183, 184, 185, 185a, 186, 187, 188 Bộ
GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
1


Luận văn tốt nghiệp


Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và những quy định pháp luật
có liên quan để làm rõ chế định hòa giải trong tố tụng dân sự. Đồng thời, người
viết cũng so sánh với các quy định pháp luật trong các Pháp lệnh, so sánh với chế
định hòa giải của Pháp và Úc. Bên cạnh đó, người viết cũng nghiên cứu tình hình
thực trạng và giải pháp của chế định này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với mục đích nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về
lý luận, pháp lý và thực trạng về hòa giải trong tố tụng dân sự ở nước ta. Từ đó,
để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện lại các quy định của pháp luật về chế
định hòa giải, góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi cho các đương sự và giảm sai
phạm đối với những người tiến hành tố tụng. Đồng thời, còn đóng góp tích cực
vào tiến trình cải cách tư pháp trong thời gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài luận văn này, người viết đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau: phương pháp nghiên cứu trên tài liệu; phương pháp nghiên
cứu và phân tích luật viết; phương pháp sưu tầm số liệu thực tế và phương pháp
tổng hợp các thông tin thông qua các bài viết, các văn bản pháp luật có liên quan,
một số sách, các công trình nghiên cứu có giá trị và tạp chí chuyên ngành.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bố cục của đề tài gồm có ba
chương:
Chƣơng 1: Khái quát chung về hòa giải trong giải quyết vụ án dân
sự sơ thẩm.
Chƣơng 2: Pháp luật hiện hành về hòa giải trong giải quyết vụ án
dân sự sơ thẩm .
Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hòa giải
trong hòa giải vụ án dân sự sơ thẩm.
Vấn đề hòa giải trong tố tụng dân sự là một vấn đề khá phức tạp, nó đòi

hỏi người nghiên cứu cần có kiến thức sâu rộng cả về lý luận lẫn thực tiễn. Ngoài
ra, nó còn đòi hỏi người viết phải biết nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, những
thực trạng và vướng mắc còn gặp phải, để từ đó đề xuất giải pháp giải quyết. Là
một sinh viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu khoa học
mà thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như vốn kiến thức hiểu biết có giới
hạn. Vì vậy, luận văn có khả năng mắc phải những thiếu sót, khiếm khuyết nhất

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
2


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

định. Người viết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh giá, phê bình của
quý Thầy, Cô và bạn bè cũng như những người tham khảo.

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
3


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT VỤ
ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM
1.1. Những khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm vụ án dân sự
Hiện tại thì pháp luật tố tụng dân sự chưa có một quy định nào đưa ra
khái niệm hoặc giải thích “vụ án dân sự”. Khái niệm vụ án dân sự chỉ mới dừng
lại ở việc xây dựng bởi các nhà luật học, trong các giáo trình hoặc bài viết tham
khảo.
Theo Từ điển thuật ngữ pháp lý Việt Nam thì cụm từ “vụ án dân sự”
được hiểu là những vụ án dân sự phát sinh tại Tòa án nhân dân trong trường hợp
công dân, pháp nhân, tổ chức xã hội yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, của tập thể, nhà nước hay của người khác đang bị tranh chấp hoặc
vi phạm1.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện và Hồ Thị Nè cũng đưa ra khái niệm về vụ án
dân sự như sau: “Vụ án dân sự là vụ án phát sinh tại Tòa án nhân dân khi cá
nhân, pháp nhân khởi kiện hoặc Viện kiểm sát khởi tố yều cầu Tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của tập thể, của Nhà nước hoặc của người
khác bị vi phạm hoặc có tranh chấp2.
Tương tự khái niệm trên, giáo trình tố tụng dân sự Việt Nam cũng đưa ra
khái niệm về vụ án dân sự “Vụ án dân sự là vụ án phát sinh tại Tòa án, do cá
nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi
kiện, Viện kiểm sát khởi tố yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, của Nhà nước, của tập thể hay của người khác”3.
Các khái niệm đã được đề cập trong khoảng thời gian trước khi Bộ luật
tố tụng dân sự ban hành. Tuy nhiên, định nghĩa đó đã lạc hậu, do luật thay đổi.
Bởi theo quy định của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây
được gọi là BLTTDS năm 2004) thì có những quy định đã thay đổi làm cho các
khái niệm trước đây bị sai bao gồm: Viện kiểm sát không có chức năng khởi tố vụ
1


Luật sư 360: Từ điển thuật ngữ pháp lý,
[truy
cập ngày 13-9-2012].
2
Nguyễn Ngọc Điện và Hồ Thị Nè: Những điều cần biết trong Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân, 2001, tr.7.
3
Xem Giáo trình Tố tụng dân sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2003.

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
4


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

án dân sự mà theo quy định của BLTTDS năm 2004 thì “Viện kiểm sát nhân dân
kiểm sát viên tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu
cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật...”4. Đồng thời, chủ thể
được khởi kiện vụ án dân sự của BLTTDS năm 2004 rộng hơn những khái niêm
trên. Cụ thể được quy định tại Điều 161 BLTTDS năm 2004: “Cá nhân, cơ quan,
tổ chức, có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ
án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Ngoài ra, theo Điều 162 BLTTDS
năm 2004 thì cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ, công
đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở, cơ quan tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân

sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi
ích của Nhà nước. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2004 chỉ quy định “...các vụ án về
tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”5 gọi
chung là vụ án dân sự. Điều này, chỉ được liệt kê tại các Điều 25, 27, 29, 31 mà
không có một khái niệm rõ ràng trong BLTTDS năm 2004. Ngược lại, thì khái
niệm “việc dân sự” được quy định rõ ràng tại đoạn 2 Điều 311 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004. Chính việc không quy định rõ ràng “vụ án dân sự” nên dẫn đến
thực tiễn áp dụng không thống nhất gây khó khăn không chỉ cho người dân mà
còn cả cơ quan có thẩm quyền, bởi có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ
trên.
Để thật sự hiểu được bản chất của vụ án dân sự rõ hơn người viết đi sâu
vào phân tích quan điểm về vụ án dân sự mà hiện tại được xã hội đồng tình nhiều
nhất. Ngày nay, định nghĩa về vụ án dân sự có thể được định nghĩa như sau để
phù hợp với nội dung mới của quy định:
Vụ án dân sự là một vụ kiện dựa trên những tranh chấp phát sinh từ các
quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi
chung là tranh chấp dân sự) do cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua
người đại diện hợp pháp yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cơ quan Nhà nước, tập thể hoặc của người
khác.
Từ những định nghĩa trên ta có thể thấy vụ án dân sự có những đặc điểm
sau đây:

4
5

Khoản 1 Điều 21 Bộ luật tố tụng năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Điều 1 Bộ luật tố tụng năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền


SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
5


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

Một là, vụ án dân sự xuất phát từ tranh chấp dân sự mà một trong các bên
tranh chấp dân sự ấy phải có hành vi khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền và yêu
cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hai là, trong vụ án dân sự bắt buộc phải có từ hai chủ thể trở lên là
nguyên đơn và bị đơn, các bên phải có những mâu thuẫn, bất hòa về quyền và
nghĩa vụ dân sự mà tự họ không thể tự mình giải quyết được một phần hay toàn
bộ mâu thuẫn ấy nên họ đã khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải
quyết.
Ba là, việc giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm về thành phần
giải quyết bắt buộc phải có Hội thẩm nhân dân tham gia.
Theo quy định pháp luật hiện hành, vụ án dân sự bao gồm:
Thứ nhất, những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án (Điều 25 BLTTDS năm 2004).
Thứ hai, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án (Điều 27 BLTTDS năm 2004).
Thứ ba, những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án (Điều 29 BLTTDS năm 2004).
Thứ tư, những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án (Điều 31 BLTTDS năm 2004).
Nhưng trong thực tế việc nghiên cứu về Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành
thì cũng chính khái niệm “vụ án dân sự” lại có cách gọi khác là “vụ kiện dân sự”.

Vậy, “Vụ kiện dân sự được hiểu là các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh
từ các giao dịch dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, giữa các bên
đương sự hay chủ thể này khởi kiện để đòi hỏi chủ thể khác thực hiện mỗi nghĩa
vụ phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình đã
được Tòa án thụ lý để giải quyết theo thẩm quyền”6.
Vụ kiện dân sự là vụ kiện mà giữa các bên đương sự trong vụ việc đó có
những mâu thuẫn bất hòa về quyền và nghĩa vụ dân sự mà bản thân họ không thể
tự giải quyết được nên họ yêu cầu Tòa án giải quyết7.

6

Phan Hữu Thư: Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia, 2004, tr.
271.
7
Trương Thanh Hùng: Luật tố tụng dân sự, Khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ, (cập nhật, bổ sung năm
2012), tr. 2.

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
6


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp,
nhưng có yêu cầu công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương

mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án
công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động”8.
Qua hai khái niệm trên thì cho thấy vụ kiện có đơn khởi kiện thì trở
thành vụ án dân sự còn việc dân sự là phải có đơn yêu cầu. Bên cạnh đó, cho thấy
với cùng một vấn đề mà trên thực tế lại có nhiều quan điểm nhận xét, đánh giá
vấn đề và có cách gọi tên khác nhau. Nhưng xét kĩ thì thuật ngữ “vụ kiện dân sự”
và “vụ án dân sự” là hai thuật ngữ cùng đồng thời được sử dụng để chỉ những loại
vụ án tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu xét về nội
dung và bản chất, thì hai thuật ngữ trên có sự tương đồng. Chính vì vậy, người
viết sẽ thống nhất sử dụng thuật ngữ “vụ án dân sự” trong bài viết của mình và
cũng đúng với câu chữ của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định để phân tích
các nội dung về hoà giải trong vụ án dân sự.
Như vậy, điểm khác nhau giữa việc dân sự với vụ án dân sự là việc dân
sự không có tranh chấp giữa các bên đương sự và không có nguyên đơn, bị đơn.
Đồng thời, khi giải quyết việc dân sự thì Tòa án không mở phiên tòa mà chỉ mở
phiên họp và cũng không có Hội thẩm nhân dân tham gia trong phiên họp.
1.1.2. Khái niệm hòa giải
Để tìm hiểu khái niệm hòa giải trong tố tụng dân sự, trước tiên ta cần tìm
hiểu thuật ngữ “hòa giải”.
Theo Từ điển tiếng việt thì hòa giải là “thuyết phục các bên đồng ý chấm
dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa”9. Khái niệm này đề cập đến hành
động và mục đích của hòa giải nhưng chưa nêu được các yếu tố như bản chất, nội
dung và chủ thể của hòa giải.
Trong Từ điển pháp lý của Rothenberg, hòa giải (reconciliation) là “hành
vi thương lượng giữa các bên sau khi có tranh chấp, mỗi bên nhượng bộ một ít”10.
Định nghĩa của Rothenberg đã nêu được bản chất của hòa giải nhưng chưa nêu
được hành vi, vai trò trung gian của bên thứ ba trong hòa giải. Tuy nhiên, với
8


Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Viện ngôn ngữ, (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 17.
10
Rothenberg, R. Plain Language Dictionary of Law, Signet, 1996, tr. 410.
9

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
7


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

nghĩa trong Từ điển luật học của Black điều này đã được khắc phục. Hòa giải là
“sự can thiệp; sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung
gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục dàn xếp tranh chấp giữa họ”11.
Với ba khái niệm nêu trên cho thấy hòa giải có các yếu tố. Thứ nhất, là
phải có tranh chấp giữa hai bên. Thứ hai, là trong hòa giải các bên tranh chấp có
quyền quyết định và tự do định đoạt để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Thứ ba, là giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải phải có sự xuất
hiện của chủ thể thứ ba. Bên thứ ba đóng vai trò trung gian hỗ trợ và phân tích,
giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được. Đồng thời,
bên thứ ba cũng có thể đưa ra giải pháp để thuyết phục các bên. Nếu không có sự
tham gia của bên thứ ba thì quá trình này không gọi là hòa giải mà là thương
lượng giữa các bên. Trong tố tụng dân sự bên thứ ba này chính là Thẩm phán - đại
diện cho Tòa án.
Một quan điểm khác cũng cho rằng: “hòa giải là một biện pháp giải quyết

các tranh chấp, theo đó, với sự giúp đỡ của một bên thứ ba độc lập giữ vai trò
trung gian, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết tranh chấp phù hợp
với quy định pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội”12.
Khái niệm này được nhiều người thừa nhận hơn cả, bởi đã thể hiện được
bản chất, đặc điểm của hòa giải và vai trò của bên trung gian thứ ba trong hòa
giải: Hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp; chủ thể trung tâm của hòa
giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp tự thỏa thuận với nhau về việc
giải quyết tranh chấp; sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp do chính các bên
tranh chấp quyết định.
Như vậy, xem xét ở mức độ chung nhất thì “hòa giải là biện pháp giải
quyết tranh chấp, mà theo đó các bên trong quá trình thương lượng có sự tham gia
của bên thứ ba độc lập làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên tranh chấp
nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột, chấm dứt
các tranh chấp, bất hòa”13.
Hoạt động tố tụng dân sự là hoạt động của những người tiến hành tố tụng
và người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Theo Điều 1
BLTTDS năm 2004 thì quá trình tố tụng dân sự bao gồm việc khởi kiện, hòa giải,
11

Henry Campbell Black, Blacks Law Dictionary, 1990, tr. 152.
Trần văn Quảng: Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực
tiễn, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004.
13
Phạm Hữu Nghị: Hòa giải trong tố tụng dân sự, Tập chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2002, tr.42-47.
12

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
8



Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành bản án, quyết
định của Tòa án. Như vậy, về mặt hoạt động tố tụng, hòa giải cũng là một dạng
hoạt động do pháp luật quy định cho Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các bên
đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình và hướng dẫn động viên các đương
sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc đang có tranh chấp.
Vậy, về mặt pháp lý hòa giải được coi là chế định pháp luật, bao gồm
tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình hòa giải các vụ án dân sự. Theo chế định này, hòa giải là một nguyên tắc và
cũng là thủ tục giải quyết các vụ án dân sự do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các
đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án phù hợp với quy
định của pháp luật và đạo đức xã hội14. Các vấn đề liên quan tới hòa giải vụ án
dân sự sơ thẩm được pháp luật tố tụng dân sự quy định bao gồm: Nguyên tắc tiến
hành hòa giải, chủ thể hòa giải, phạm vi hòa giải và thủ tục tiến hành hòa giải.
1.1.3. Khái niệm sơ thẩm dân sự trong tố tụng dân sự
“Sơ thẩm”, theo Đại từ điển tiếng Việt là “xét xử lần đầu một vụ việc
thông thường ở Tòa án cấp thấp”15. Sơ thẩm dân sự được hiểu là một thủ tục xét
xử nên sơ thẩm không thể tách rời với thuật ngữ xét xử. Một hoạt động có đặc
trưng là chỉ do Tòa án tiến hành phù hợp chức năng, nhiệm vụ của các Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất được đảm nhiệm chức năng xét xử. Đồng thời, mọi
bản án do Tòa án tuyên đều phải qua xét xử sơ thẩm.
Do đó, tùy theo tính chất của các loại vụ việc phát sinh tại Tòa án mà có
sơ thẩm dân sự, sơ thẩm hình sự, sơ thẩm hành chính. Trong đó, sơ thẩm dân sự
dùng để chỉ hoạt động xét xử lần đầu đối với các vụ án dân sự. Pháp luật của đa
số các nước trên thế giới đều quan niệm vụ án dân sự là các tranh chấp, yêu cầu

phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng được Tòa án thụ lý giải
quyết (bao gồm: dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao
động). Do đó, theo cách giải thích này, sơ thẩm dân sự là việc Tòa án xét xử lần
đầu một vụ án dân sự. Tuy nhiên, dưới góp độ pháp lý, để giải quyết một vụ án
dân sự ở cấp sơ thẩm không phải mọi trường hợp Tòa án đều phải thực hiện việc
xét xử. Việc giải quyết vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm có thể trải qua các giai đoạn tố
tụng khác nhau như: khởi kiện, hòa giải, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm và thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Đặc biệt khi hòa giải
14

Bùi Đặng Huy: Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực tiễn và hướng hoàn thiện, Luận án thạc sỹ luật học,
Trường Đại học luật Hà Nội, 1996.
15
Nguyễn Như Ý: Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.1460.

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
9


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

thành thì vụ án sẽ kết thúc và vụ án sẽ không được xét xử. Đối với trường hợp
đình chỉ vụ án thì vụ án cũng kết thúc không xét xử nữa. Như vậy, hòa giải trong
tố tụng dân sự chỉ được tiến hành ở giai đoạn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, còn
tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm thì Hội đồng xét xử chỉ hỏi các đương sự có
thỏa thuận được với nhau về việc giải hay không chứ không có tiến hành hòa giải.

1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của hòa giải trong vụ án dân sự sơ thẩm
1.2.1. Đặc điểm hòa giải trong vụ án dân sự sơ thẩm ở Việt Nam
1.2.1.1. Hòa giải là một nguyên tắc trong giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm
Hoạt động giải quyết vụ án dân sự của Toà án phải tuân theo những
nguyên tắc do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Tại chương II “Những nguyên
tắc cơ bản” của BLTTDS năm 2004 có quy định về hoà giải trong tố tụng dân sự.
Theo đó hoà giải là trách nhiệm của Toà án nhằm giúp đỡ đương sự thoả thuận
với nhau. Khoản 1 Điều 180 của BLTTDS năm 2004 quy định “Trong thời gian
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải
hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 va Điều 182 của Bộ
luật này”. Vậy, hòa giải là thủ tục bắt buộc phải tiến hành trước khi mở phiên tòa
sơ thẩm, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải
được quy định tại Điều 181 BLTTDS năm 2004 và Điều 182 của BLTTDS năm
2004.
Hòa giải là nghĩa vụ của Tòa án được pháp luật tố tụng dân sự quy định
“Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải...”16. Việc hòa giải phải được Tòa án
thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, khi tiến hành hòa
giải thì Tòa án phải đảm bảo quyền tự định đoạt cho các đương sự. Đồng thời,
đây cũng là một quy tắc nếu không tuân theo thì việc hòa giải sẽ vi phạm pháp
luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
1.2.1.2. Hòa giải trong tố tụng dân sự là hoạt động do Thẩm phán tiến
hành
Trong hoạt động trung gian hòa giải, Thẩm phán xuất hiện không phải
với tư cách một bên tham gia hòa giải mà là người tổ chức, bố trí với tư cách là
người trung gian giúp cho các đương sự thương lượng, thỏa thuận với nhau. Với
vai trò của mình, Thẩm phán giải thích cho các đương sự hiểu được quyền, nghĩa
16

Điều 10 Bộ luật tố tung dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.


GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
10


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

vụ pháp lý có liên quan đến tranh chấp cần hòa giải. Kết quả hòa giải do Thẩm
phán tiến hành là những văn bản có tính chất pháp lý (biên bản hòa giải thành
hoặc không thành) là cơ sở để tiếp tục tiến trình tố tụng tiếp theo.
Sự có mặt của Thẩm phán trong hòa giải khẳng định vị trí trung gian của
Tòa án trong việc hòa giải các vụ án dân sự. Đặc điểm này là dấu hiệu để phân
biệt hòa giải trong tố tụng dân sự với hòa giải ngoài tố tụng dân sự và trường hợp
các đương sự tự thỏa thuận, cụ thể là:
Một là, trong tố tụng dân sự hòa giải do Thẩm phán chủ động tổ chức và
trực tiếp tham gia với vai trò giải thích, động viên các đương sự tự thỏa thuận.
Đồng thời, hòa giải phải tuân theo thủ tục được quy định trong luật tố tụng dân
sự. Còn hòa giải ngoài tố tụng là việc hòa giải không do Thẩm phán tiến hành mà
do các chủ thể khác như Ủy ban nhân dân, tổ hòa giải cơ sở thực hiện. Đồng thời,
hòa giải cơ sở tuân theo Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm
1998. Còn hòa giải do Thẩm phán tiến hành cũng khác trường hợp đương sự tự
thỏa thuận. Trường hợp đương sự tự thỏa thuận là việc các bên chủ động tự
thương lượng, thỏa thuận mà không có sự tham gia của Thẩm phán.
Hai là, kết quả hòa giải thành sẽ được Thẩm phán lập biên bản và ra
quyết định công nhận sự thỏa thuận về nội dung mà các đương sự thỏa thuận, nếu
các đương sự thỏa thuận được hết những tranh chấp mâu thuẫn kể cả phần án phí.

Còn trong trường hợp các bên tự hòa giải và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải
quyết thì Thẩm phán có thể ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Tuy
nhiên, nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự do Thẩm phán tiến hành có những
thuận lợi và bất lợi nhất định.
1.2.1.3. Hòa giải phải dựa trên cơ sở tự định đoạt của các đương sự
Cơ sở của hòa giải vụ án dân sự là quyền tự định đoạt của đương sự.
Theo khoản 2 Điều 5 BLTTDS năm 2004 quy định “Trong quá trình giải quyết vụ
việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi thỏa thuận các yêu cầu
của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và
đạo đức xã hội”. Nguyên tắc này thể hiện ở quy trình hòa giải, nếu các bên có sự
cưỡng ép thì tạo căn cứ để kháng nghị theo thủ tục của giám đốc thẩm. Đồng thời,
không được ép buộc bị đơn phải tham gia hòa giải nếu bị đơn không hòa giải thì
đưa vụ án ra xét xử. Bên cạnh đó, luật còn quy định cho các đương sự bảy ngày
để quyết định có chấp nhận hay rút lại sự định đoạt của mình rồi Thẩm phán mới
ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
11


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

Trong vụ án dân sự, các đương sự là chủ thể của các quan hệ về nội dung
có tranh chấp cần giải quyết nên có quyền thương lượng, điều đình với nhau giải
quyết tranh chấp. Tuy nhiên, sự định đoạt này phải xuất phát từ ý chí chủ quan, từ
sự tự nguyện của chính đương sự. Không ai, bằng bất kỳ hình thức nào có thể
cưỡng ép, bắt buộc đương sự thỏa thuận với nhau giải quyết những mâu thuẫn,

tranh chấp giữa họ. Tuy nhiên, sự tự định đoạt này của các đương sự không phải
là tuyệt đối mà phải tuân theo quy định của BLTTDS năm 2004. Bởi vì, sự tự
định đoạt của đương sự chỉ được Tòa án chấp nhận nếu đó là sự tự nguyện thực
sự của các đương sự. Đồng thời, “Nội dụng thỏa thuận giữa các đương sự không
được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội”17. Trái lại nếu các đương sự vi
phạm điều này thì không được Tòa án chấp nhận. Bên cạnh đó, không được dùng
quyền lực của Thẩm phán để đàn áp, ép buộc các đương sự tuân theo. Bởi vì, bản
chất của hòa giải nói chung cũng trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc.
1.2.2. Ý nghĩa của hòa giải
Hòa giải không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn đối với Tòa án, đối với bản
thân đương sự mà còn đối với trật tự xã hội.
1.2.2.1. Đối với Tòa án
Trong trường hợp hòa giải thành, Tòa án sẽ giảm bớt được nhiều thời
gian, công sức cho việc giải quyết vụ án. Đặc biệt nếu hòa giải thành trong thời
gian chuẩn bị xét xử thì Tòa án sẽ không phải mở phiên tòa sơ thẩm và không
phải tiến hành các thủ tục xét xử tiếp theo nhưng nếu hòa giải không thành có thể
sẽ phải thực hiện các thủ tục tiếp theo như xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm. Mặt khác, nếu làm tốt công tác hòa giải thì không chỉ số lượng vụ
án xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm giảm xuống mà số lượng án ở Tòa án cấp phúc
thẩm cũng giảm một cách rõ rệt, hệ quả là hiệu quả xét xử sẽ được nâng cao. Điều
này, không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
tăng cường uy tín của cơ quan xét xử nói riêng cũng như cơ quan nhà nước nói
chung.
Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án cũng có điều kiện nắm
vững nội dụng tranh chấp. Đồng thời, cũng hiểu được nguyện vọng của các
đương sự để có cách xét xử đúng với ý muốn của họ và pháp luật trong quá trình
giải quyết vụ án.

17


Điểm b khoản 2 Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
12


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

1.2.2.2. Đối với các đương sự
Hòa giải các vụ án dân sự giúp các đương sự hiểu biết và thông cảm với
nhau, góp phần khôi phục lại tình đoàn kết giữa họ, giúp họ giải quyết tranh chấp
với tinh thần cởi mở, giảm bớt mâu thuẫn, ngăn ngừa tội phạm có nguồn gốc từ
tranh chấp dân sự phát sinh. Trường hợp không hòa giải thành thì quá trình hòa
giải cũng giúp cho các đương sự ngồi lại với nhau, hiểu rõ hơn nguyên nhân tranh
chấp, được bày tỏ ý chí của mình. Từ đó, họ có thể phần nào tìm được tiếng nói
chung, hạn chế bớt mâu thuẫn.
Hòa giải góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các đương sự. Thông
qua việc Thẩm phán giải thích pháp luật trong phiên hòa giải, các đương sự sẽ
phần nào hiểu được quy định của pháp luật về vấn đề mà họ đang tranh chấp. Từ
đó, các bên có thể hiểu và tự quyết định về việc giải quyết tranh chấp, không trái
với quy định của pháp luật.
1.2.2.3. Đối với trật tự xã hội
Thông qua hòa giải nhiều tranh chấp đã được giải quyết mà không cần
phải mở phiên tòa xét xử. Hoặc nếu hòa giải không thành thì cũng giúp các bên
đương sự hiểu rõ hơn về mâu thuẫn, giúp kiềm chế mâu thuẫn. Như vậy, hòa giải
góp phần vào việc giữ gìn an ninh, trật tự, công bằng xã hội, làm cho mối quan hệ

xã hội phát triển không phải bằng mệnh lệnh mà bằng giáo dục thuyết phục và sự
cảm thông của các thành viên trong xã hội.
Mặt khác, hòa giải làm cho sự hiểu biết chính sách pháp luật của các
đương sự nói riêng và của người dân nói chung được nâng cao. Qua đó, góp phần
tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân.
1.3. Liên hệ pháp luật về hoạt động hòa giải một số nƣớc trên thế giới
Chế định hòa giải cũng là chế định pháp lý quan trọng trong tố tụng dân
sự của các quốc gia trên thế giới, cả mô hình tố tụng dân sự xét hỏi và thẩm vấn
đều có chế định pháp lý về hòa giải. Tuy nhiên, cách thức tiến hành, quy trình
điều chỉnh tầm quan trọng của hòa giải có sự khác nhau nhất định. Bài viết sẽ
tham khảo mô hình hòa giải của Pháp và Úc đây là hai mô hình đặc trưng cho thủ
tục tố tụng dân sự theo mô hình thẩm vấn và tranh tụng. Do đó, việc tham khảo,
những điểm hợp lý và tiến bộ của pháp luật nước ngoài về hòa giải là rất cần thiết.
Chọn lọc những yếu tố phù hợp với điều kiện của Việt Nam, kết hợp với những
quy định có tính truyền thống, nhằm hoàn thiện hơn nữa về chế định hòa giải
trong tố tụng dân sự Việt Nam.
GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
13


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

1.3.1. Hòa giải ở Pháp
Pháp là một quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển rất sớm, là đại diện
tiêu biểu cho hệ thống dân luật. Pháp luật của Pháp phát triển cả ở luật nội dung
và luật hình thức. Có nhiều Bộ luật của quốc gia này đã có từ rất sớm và có hiệu

lực đến ngày nay. Bộ luật tố tụng dân sự Pháp là một trong những số đó. Bộ luật
có 1507 điều luật được ban hành lần đầu tiên vào 1806 và liên tục được bổ sung,
sửa đổi nhiều lần cho đến ngày hôm nay.
Trong Luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp, các quy định về hòa giải
giữ một vị trí quan trọng. Hòa giải đã được xác định là một nguyên tắc trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự “Thẩm phán có trách nhiệm hòa giải giữa các bên
đương sự”18. Như vậy, tương tự như ở Việt Nam hòa giải trong tố tụng của Pháp
cũng là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, về
hình thức thì tại Điều 127 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định “Trong suốt quá
trình tố tụng, các bên có thể tự mình hòa giải với nhau hoặc theo sáng kiến của
thẩm phán”. Ngoài ra, hòa giải còn được tiến hành để giải quyết tất cả tranh chấp
trong quan hệ pháp luật nội dung. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật của Pháp
khi các bên thỏa thuận giải quyết được một phần nội dung tranh chấp thì Tòa án
vẫn lập biên bản ghi nhận sự thỏa thuận giải quyết một phần nội dung tranh chấp
đó. Điều này được quy định là “Nội dung việc thỏa thuận hòa giải, dù mới chỉ
thỏa thuận một phần, phải được ghi nhận trong một biên bản do Thẩm phán và
các bên đương sự cùng ký tên”19. Biên bản hòa giải có hiệu lực pháp luật. Với các
quy định khi các bên chỉ thỏa thuận được một phần nội dung tranh chấp thì phần
đó vẫn được pháp luật tôn trọng, và có hiệu lực thi hành.
Như vậy, đối với các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Pháp về hòa
giải thì theo người viết có những ưu điểm so với Bộ luật tố tụng dân sự của Việt
Nam. Bởi vì, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hòa giải thành khi các bên thỏa
thuận được tất cả nội dung của tranh chấp, bao gồm cả phần án phí các bên cũng
phải thỏa thuận. Khi các bên thỏa thuận được một phần nội dung tranh chấp thì sự
thỏa thuận này cũng không được thừa nhận. Đồng thời, theo quy định của pháp
Luật tố tụng Việt Nam thì biên bản hòa giải không có hiệu lực thi hành. Thỏa
thuận của các bên chỉ có hiệu lực thi hành khi Tòa án có quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự. Quy định này nhằm để cho các bên xem xét lại thỏa
thuận của mình tại phiên hòa giải. Ngược lại, để hạn chế khó khăn này thì pháp
18

19

Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp.
Điều 130 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp.

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
14


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

luật tố tụng dân sự Pháp thừa nhận biên bản hòa giải có hiệu lực thi hành cho dù
các bên chỉ thỏa thuận một phần nội dung tranh chấp. Bên cạnh đó, việc thừa
nhận các thỏa thuận này cũng góp phần giải quyết vụ án được diễn ra nhanh
chóng do nội dung tranh chấp đã được giải quyết một phần và thông qua thỏa
thuận này thì Toà án hiểu rõ hơn về nội dung của vụ án.
Đồng thời, quy định này cũng góp phần làm giảm áp lực công việc cho
Tòa án khi tiến hành hòa giải đến khi thỏa thuận các bên có hiệu lực. Đối với quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam thì Tòa án phải ra ba văn bản gồm biên
bản hòa giải và biên bản hòa giải thành20; quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự21. Ngược lại, theo Bộ luật tố tụng dân sự Pháp thì “Có thể cấp sao
trích biên bản hòa giải; Biên bản hòa giải có hiệu lực thi hành”22. Điều này cho
thấy việc thỏa thuận của các đương sự để có hiệu lực thi hành thì chỉ cần Tòa án
lập biên bản hòa giải.
Bên cạnh đó, “Việc hòa giải được tiến hành vào thời gian và địa điểm
thích hợp theo nhận định của Thẩm phán, trừ trường hợp pháp luật có quy định

riêng”23. Địa điểm có thể là tại Tòa án hoặc nơi khác nếu Thẩm phán thấy việc đó
là cần thiết, thuận lợi để tiến hành hòa giải. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật
có quy định thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải thì Thẩm phán phải tuân theo
quy định đó. Hòa giải không chỉ được tiến hành trước khi đưa vụ án ra xét xử, hòa
giải còn được tiến hành trong suốt quá trình tố tụng các bên cũng có thể tự hòa
giải hoặc theo sáng kiến của Thẩm phán. Tức là hòa giải được tiến hành trong bất
cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời, khi nghiên cứu các
điều luật của Bộ luật Pháp thì không có quy định những trường hợp không được
tiến hành hòa giải. Từ đó, cho thấy phạm vi hòa giải trong tố tụng dân sự của
Pháp rộng hơn, thủ tục đơn giản hơn.
Ngoài ra, Bộ luật tố tụng dân sự Pháp còn quy định trình tự, thủ tục hòa
giải trong một số trường hợp có những nét đặc thù riêng. Do đó, các quy đinh
riêng này giúp cho hoạt động hòa giải tiến hành thuận lợi và có hiệu quả hơn. Các
trường hợp đó bao gồm trường hợp Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê
mướn đất đai, cơ sở nông nghiệp và trường hợp ly hôn. Về cơ bản, hòa giải trong
các trường hợp này cũng giống như những quy định chung về hòa giải. Ngoài ra,
còn một số điểm riêng để hòa giải trong các trường hợp đặc thù này mang lại hiệu
20

Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
22
Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp.
23
Điều 128 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp.
21

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi

15


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

quả. Chẳng hạn, “Trong trường hợp khẩn cấp, Thẩm phán về hôn nhân và gia
đình có thể cho phép một bên vợ hoặc chồng, theo yêu cầu của họ, gửi giấy triệu
gọi bên kia ra Tòa vào một ngày ấn định để hòa giải”24. Điều này có nghĩa trong
trường hợp một bên vợ chồng yêu cầu ly hôn thì một bên có quyền gửi giấy yêu
cầu bên kia ra tòa vào một ngày ấn định để tiến hành hòa giải nếu có sự đồng ý
của Thẩm phán. Đồng thời, trong quy định các trường hợp cụ thể này thì thủ tục
tống đạt giấy tờ được quy định rõ ràng hơn. Quy định các trường hợp Lục Sự phải
gửi thư bảo đảm, thư thường và các giấy tờ kèm theo25.
Tóm lại, Pháp là quốc gia có hệ thống pháp Luật phát triển từ rất sớm và
có kỹ thuật lập pháp rất cao. Chế định hòa giải trong tố tụng dân sự được quy định
trong Bộ Luật tố tụng dân sự ban hành lần đầu 1806. Hệ thống pháp luật Việt
Nam cũng có ảnh hưởng nhiều từ Pháp do chúng ta bị Pháp đô hộ trong một thời
gian dài. Bởi vậy, để chế định hòa giải trong tố tụng dân sự Việt Nam hoàn hiện
hơn thì nhà làm luật cần tham khảo những quy định tiến bộ của Bộ luật tố tụng
dân sự Pháp.
1.3.2. Hòa giải ở Úc
Hòa giải được hình thành ở phương Đông rất sớm, đặc biệt là Việt Nam
và Trung quốc do chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng Tử nên xem việc “dĩ hòa di
quý” là điều cốt yếu26. Đồng thời, do nền kinh tế nhỏ lẻ đã giới hạn quyền kiện
tụng. Tuy nhiên, đối với triết lý phương Tây, đặc biệt các nước trong hệ thống
thông luật (common law) thì họ muốn mọi vấn đề được rõ ràng. Đặc biệt là kết
quả pháp lý “thắng-thua” rất được xem trọng. Điển hình là Úc, nước có hệ thống
pháp luật phát triển, tiêu biểu cho hệ thống pháp luật common law. Vì vậy, luật ở

nước này chủ yếu dựa vào các quy tắc được rút ra từ hoạt động xét xử thực tế,
phiên tòa là nơi quy định kết quả của vụ án. Do đó, khi có tranh chấp dân sự
người dân của họ không chú trọng hòa giải mà thiên về tính hiếu thắng và xem
phiên tòa như trận chiến để phân thắng thua rõ ràng. Tuy nhiên, việc kiện tụng
của người dân Úc ngày càng nhiều đã tạo một áp lực lớn cho Tòa án Úc. Đồng
thời, văn hóa kiện tụng của Úc và phiên tòa áp dụng mô hình tranh tụng làm cho
việc giải quyết vụ án bị trì hoãn, kéo dài thời gian và nhiều tốn kém. Từ đó, đã tạo
động lực để pháp luật Úc có xu hướng thay đổi phương thức xét xử, xem hòa giải
ngày càng có vai trò quan trọng. Gần đây Úc đã áp dụng chế định hòa giải như là
24

Điều 1109 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp.
Điều 1108 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp.
26
Nadja Alexander, above n 53, 335.
25

GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
16


Luận văn tốt nghiệp

Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực trạng và giải pháp

biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính chất thay thế27. Như vậy, hòa giải đã
trở thành một trong những cách giải quyết tranh chấp mà Úc đi theo. Hoà giải là
phương pháp để tăng cường sự hoà hợp lẫn nhau chứ không làm tăng thêm sự

căng thẳng, đối đầu giữa họ. Nước Úc ngày nay đã nhận ra rằng, cả hai đều thắng
là cánh giải quyết tốt nhất.
Gần đây Chính phủ Úc đã lập ra Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp
mang tính chất thay thế theo cấp quốc gia. Phương pháp hòa giải được sử dụng
như “một người giữ cửa” để ngăn chặn, giảm bớt gánh nặng cho Tòa án trong
hoạt động xét xử. Vì vậy, ở Úc các tranh chấp dân sự đa phần được giải quyết
theo hướng hòa giải ngoài Tòa án, đặc biệt là khi giải quyết các tranh chấp thương
mại. Tuy nhiên, nếu các bên không thoả thuận được cách giải quyết tranh chấp
theo các hướng trên, hai bên có thể kiện ra toà để xét xử. Trước khi xét xử, Toà án
vẫn có thể tiến hành hoà giải, trong các Toà án có một số Thẩm phán về hưu và
công chức Tòa án như Lục sự được tập huấn phương pháp hoà giải nên nhiều vụ
tranh chấp dù đã kiện ra toà vẫn được giải quyết bằng hoà giải. Một số Tòa án các
bang ở Úc thậm chí lập danh sách các hòa giải viên ngoài Tòa án, cộng tác với
Tòa án thực hiện hòa giải. Điều này, tránh cho việc Thẩm phán trực tiếp tiến hành
hòa giải và tránh tiêu cực trong quá trình hòa giải. Có thể đến đây, được sự phân
tích của các Thẩm phán về hưu, hoặc công chức khác trong Tòa án, các đương sự
mới nhận thấy được lợi ích của họ được bảo đảm khi hòa giải. Từ đó, cho thấy
mặc dù chế định hòa giải ở Úc được hình thành trễ nhưng nó vẫn chứa đựng
những yếu tố tích cực, khách quan.
Tóm lại, thông qua việc tham khảo pháp luật về hòa giải ở một số nước,
chúng ta có thể thấy rằng, pháp luật các nước quy định về hòa giải có những điểm
khác biệt nhất định so với pháp luật Việt Nam. Điều này, xuất phát từ truyền
thống văn hóa, pháp lý, điều kiện kinh tế xã hội của từng nước. Chúng ta có thể
học tập, áp dụng những mặt hợp lý từ pháp luật các nước để hoàn thiện hơn nữa
chế định hòa giải nói riêng, pháp luật tố tụng dân sự nói chung cho phù hợp với
thực tiễn phát triển và xây dựng đất nước.

27

Marilyn Warren, above n 42, 80.


GVHD: Th.S Huỳnh Thị Sinh Hiền

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Chi
17


×