Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG CÁC CHẾ ĐỊNH MINH OAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ: THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.45 KB, 26 trang )

BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG CÁC CHẾ ĐỊNH MINH OAN TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ: THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC
Phạm Thu Trang
*
Phạm Thị Vân Khánh
**
1. Nhận thức chung về bảo vệ quyền con người bằng chế định minh oan
trong tố tụng hình sự
Quyền con người là một khái niệm pháp lý quan trọng, không chỉ được ghi
nhận trong các tuyên ngôn, luật, Hiến pháp của nhiều nước, mà nó còn là vấn đề
quan tâm của toàn thế giới. Lần đầu tiên khái niệm nhân quyền chuyển trạng thái từ
“quyền tự nhiên” sang “quyền pháp lý” - quyền do pháp luật của Nhà nước quy
định là vào thế kỷ XVII – XVIII, khi cách mạng tư sản giành thắng lợi. Các quyền
tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm
1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789. Bản Tuyên
ngôn độc lập của Mỹ đã khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những
quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và trong
bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp: “Người ta sinh ra tự do và
bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Sau đó, cộng đồng quốc tế cùng nhau thiết lập bản Hiến chương Liên Hiệp
Quốc năm 1945 với mục đích: “duy trì hòa bình và an ninh thế giới, tin tưởng vào
những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa
nam và nữ, và ở quyền bình đẳng giữa nước lớn và nước nhỏ”. Chính từ đây, quyền
con người được đặt trên nền tảng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật quốc tế hiện
đại, trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Chỉ ba năm sau khi Liên
Hiệp Quốc được thành lập, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua bản Tuyên
ngôn Thế giới về nhân quyền năm 1948 thực sự mở ra một kỷ nguyên mới cho
những cam kết và hoạt động quốc tế trong việc đảm bảo các quyền và tự do cơ bản
của con người. Ngay lời nói đầu của bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm
1948, thì quyền con người đối với quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc phải: “là


*
Thạc sỹ, Viện Thông tin Khoa học xã hội - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
**
Sinh viên Khóa 2006 -2010 Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
mục tiêu chung cho tất cả các dân tộc và các quốc gia phấn đầu đạt tới, tôn trọng
các quyền và tự do cơ bản của con người, đồng thời tôn trọng và đảm bảo việc tuân
thủ một cách nghiêm chỉnh và hữu hiệu chúng”.
Bên cạnh bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 còn có một loạt
các văn bản chính trị pháp lý khác như Công ước về quyền chính trị của phụ nữ
(12/1953), Công ước quốc tế về quyền trẻ em (1989), Công ước về thủ tiêu mọi
hình thức phân biệt chủng tộc (1963-1965) tạo nên hệ thống thống nhất về quyền
con người trên phương diện pháp luật quốc tế, là những chuẩn mực chung góp phần
bảo vệ quyền và đảm bảo thực hiện quyền trên Thế giới. Các quốc gia đã cam kết
tham gia Công ước, tích cực thực hiện bằng cách nội luật hóa các công ước đó vào
hệ thống pháp luật quốc gia.
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh là một trong số rất ít người Việt Nam tiếp
cận sớm nhất và sâu rộng nhất vấn đề quyền con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người là sự kế thừa và kết tinh tư tưởng nhân văn truyền thống của dân
tộc và tư tưởng quyền tiến bộ của nhân loại. Người đã nêu lên tư tưởng về quyền
con người với một ý nghĩa phổ quát: “Người ta sinh ra và mãi mãi tự do và bình
đẳng về quyền. Các quyền ấy là: tự do, tư hữu, an ninh và chống áp bức” [17, tr.
240]
1
. Theo Người, con người có vị trí và vai trò quan trọng bậc nhất trong xã hội:
“Vô luận việc gì đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế
cả”. Một quan điểm nổi bật, vẫn được coi là đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người đó là sự kết hợp giữa quyền con người và chủ quyền quốc gia,
quyền tự quyết của dân tộc. Hiến pháp nhà nước ta năm 1992 ở Điều 50 đã ghi
nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân

và được quy định trong Hiến pháp và luật”.
Như vậy, các Hiến pháp của nước ta từ Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959,
Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đều quy định các quyền con người, quyền và
nghĩa vụ của công dân theo hướng ngày càng mở rộng và phát triển không những cả
về nội dung, số lượng điều khoản mà cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó cũng
ngày càng mở rộng.
1
Từ đây và tiếp sau này chúng tôi quy ước: Trong ngoặc vuông, số thứ nhất (trước dấu phẩy) chỉ tên tài
liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, sau dấu phẩy, số thứ hai , chỉ trang của tài liệu. Trong quá trình
trích dẫn, đôi khi chỉ xuất hiện 1 chữ số thì đó là tên tài liệu được trích dẫn trong danh mục tài liệu tham
khảo
Đặc biệt khi đất nước ta đang chuyển đổi thì quá trình dân chủ hóa mọi mặt
của đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người ngày càng được Đảng và nhà nước ta
quan tâm nhằm xây dựng một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng
một nhà nước pháp quyền, một xã hội dân chủ thực sự của dân, do dân và vì dân.
Đúng như Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: “Nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền
tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Do đó, bảo vệ các quyền con người là mục tiêu lớn nhất của nhà nước ta mà
Bộ luật tố tụng hình sự là công cụ sắc bén để thực hiện mục tiêu đó. Bộ luật tố tụng
hình sự đưa nội dung bảo vệ quyền con người lên làm nguyên tắc cơ bản trong luật.
Trong đó, mục đích trước tiên và chủ yếu của việc bảo vệ quyền con người là xử lý
công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi sự vi phạm pháp luật từ phía các cơ
quan tiến hành tố tụng. Các vi phạm này được biểu hiện bằng việc bắt, giam giữ
người trái pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội. Do đó, nó đã
xâm phạm đến quyền công dân mà cụ thể là quyền được bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm này đều bị xử lý theo
pháp luật. Trong khi đó, hành vi xâm phạm này lại do cơ quan tiến hành tố tụng gây

ra - người mà nhân danh công lý, nhân danh pháp luật để đảm bảo các quyền có lợi
nhất cho công dân. Vì vậy, trong những trường hợp này cách duy nhất để khôi phục
lại quyền con người là minh oan cho người bị oan mà trách nhiệm minh oan không
thể là một cơ quan nào khác mà chính là cơ quan đã gây ra oan cho họ - cơ quan
tiến hành tố tụng. Các cơ quan này phải có nghĩa vụ thu thập, đánh giá những chứng
cứ để làm sáng tỏ sự vô tội của những người bị oan. Các bị can, bị cáo có quyền
nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Đồng thời các cơ quan tiến
hành tố tụng phải có những biện pháp để không những khôi phục danh dự nhân
phẩm cho người bị oan mà còn phải bù đắp những thiệt hại mà họ phải chịu trong
những ngày bị oan.
Như thế, phần nào làm giảm bớt những mất mát mà họ phải gánh chịu suốt
thời gian bị oan, lấy lại uy tín của người dân vào pháp luật. Vì vậy, minh oan là hình
thức “lấy công chuộc tội” của cơ quan tiến hành tố tụng khi đã làm oan người vô
tội. Mặt khác, đó cũng là phương thức để người bị oan tự bảo vệ quyền con người
của mình khi bị xâm phạm. Nói cách khác, minh oan là một hình thức của bảo vệ
quyền con người.
2. Ý nghĩa của bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm của chế
định minh oan trong tố tụng hình sự
Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và công cuộc cải cách tư
pháp ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền
con người bằng quy phạm của chế định minh oan trong tố tụng hình sự có ý nghĩa
to lớn và quan trọng trên các bình diện sau đây:
* Về mặt thực tiễn: Thực tế hiện nay ở Việt Nam tình trạng làm oan người
vô tội trong các vụ án hình sự chiếm tỷ lệ cao gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Từ
sau khi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chính thức có hiệu lực, cùng với Nghị quyết
388 và thông tư 01, vấn đề minh oan và bồi thường thiệt hại cho người bị oan đã đạt
được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, những trường hợp được minh oan và bồi
thường thiệt hại thực tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ, còn khá nhiều những trường hợp bị oan
nhưng cho đến nay vẫn chưa được minh oan hoặc không được minh oan. Mặt khác,
việc thỏa thuận đền bù thiệt hại cho người bị oan cũng không phải dễ dàng. Do đó,

quy định về minh oan dưới góc độ bảo vệ quyền con người sẽ hạn chế được oan, sai
khi tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, hạn
chế được sự tùy tiện, độc đoán, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
vụ của một bộ phận quan chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp của công dân trong lĩnh
vực tư pháp hình sự, đồng thời giáo dục cho các cán bộ của các cơ quan ngày nay ý
thức tôn trọng pháp luật và bảo vệ các quyền và tự do của con người như là giá trị
xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung trong nhà nước pháp quyền. Mặt khác
thể hiện được chính sách nhân đạo của pháp luật, tính minh bạch, công bằng của
hoạt động tư pháp trước công dân.
* Về mặt lập pháp: Để đảm bảo khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của
người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự có hiệu quả hơn, nâng cao trách nhiệm
của người có thẩm quyền trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự, ngày 17/3/2003 Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành Nghị
quyết 388 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Từ thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do
cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra cho
thấy, các quy định về trách nhiệm bồi thường chỉ là sự phát triển một cách đơn giản
từ chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của bộ luật dân sự. Do vậy, cần luật
hóa các quy định của Nghị quyết 388 thành nội dung quan trọng của luật trách
nhiệm bồi thường của nhà nước. Vì thế, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Quốc hội đã
ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực từ ngày
01/01/2010. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã phần nào quán triệt các
quy định của Hiến pháp và pháp luật về sự tôn trọng và bảo hộ các quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, bảo vệ quyền con người.
Tuy nhiên. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước còn những hạn chế
nhất định khi quy định về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố
tụng hình sự do hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Vì
vậy, tìm hiểu quy định về chế định minh oan trong tố tụng hình sự với việc nâng

cao hơn nữa việc bảo vệ quyền con người đã góp phần thể hiện tính nhân đạo, tiến
bộ của pháp luật tố tụng hình sự nước ta trong chương trình hoàn thiện hệ thống
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhất là hoàn thiện hơn nữa Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước với mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích của người bị oan,
người bị thiệt hại do hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình
sự gây ra một cách có hiệu quả nhất.
3. Thực tiễn bảo vệ quyền con người thông qua các chế định minh oan
trong tố tụng hình sự
Vấn đề minh oan đã được các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta quy
định một cách khá cụ thể dưới góc độ bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, việc các
cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng những văn bản ấy như thế nào, việc thực hiện các
văn bản pháp luật trong thực tiễn đã thực sự hiệu quả hay chưa thì vẫn là vấn đề cần
phải bàn.
Nước ta vừa được Quốc hội ban hành Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của Nhà nước nhưng luật này lại có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Vì thế, chưa có số
liệu về tình hình minh oan từ khi luật này có hiệu lực. Hơn nữa, Luật trách nhiệm
bồi thường của nhà nước được luật hóa từ các nội dung của Nghị quyết 388 và
Thông tư 01, do đó chương này chủ yếu tìm hiểu về tình hình minh oan của các cơ
quan tiến hành tố tụng trước khi có Nghị quyết 388 và sau khi có Nghị quyết 388
dưới góc độ bảo vệ quyền con người
3.1. Tình hình minh oan của các cơ quan tiến hành tố tụng trước khi có
Nghị quyết 388
Trước khi có Nghị quyết 388 thì trong Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự và
các Chỉ thị, Thông tư của Đảng đã quy định: “Cơ quan đã làm oan phải khôi phục
danh dự, quyền lợi và bồi thường cho người bị thiệt hại”. Nhưng những quy định
này chỉ mang tính nguyên tắc, chưa quy định một cách cụ thể trình tự, thủ tục, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan, do đó, hầu hết việc minh oan cho
người bị oan ít khi xảy ra cho dù có những căn cứ pháp lý cho rằng người đó không
phạm tội.
Theo số liệu thống kê, năm 1989, các cơ quan điều tra toàn quốc đã kết thúc

điều tra và đề nghị truy tố 27847 vụ (74%), Viện kiểm sát truy tố 20908 vụ (75%),
đình chỉ 4805 vụ (17%). Trong số vụ án bị đình chỉ, có 440 người không phạm tội
(chiếm 0,7% số người bị khởi tố [42, tr. 3]
Đến năm 1998, sau 10 năm Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực theo số liệu
thống kê thì Viện kiểm sát cả nước đã thụ lý 71672 vụ án, cơ quan điều tra kết thúc
điều tra và đề nghị truy tố 56290 vụ (chiếm 75,5%). Viện kiểm sát truy tố 50780 vụ
(chiếm 90,27%), đình chỉ 2716 vụ (chiếm 4,8%), trong đó có 531 người không
phạm tội và chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự [43]
Trong hoạt động xét xử của Tòa án, năm 2000, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã
hủy 344 bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại (chiếm 4,08%). Các tòa phúc thẩm của
Tòa án nhân dân tối cao đã hủy 127 vụ (chiếm 1,1%), cấp Giám đốc thẩm hủy 21 bản
án để điều tra, xét xử lại và kết quả đã tuyên vô tội đối với 8 vụ [3]
Bảng 1: Năm 2001, Tòa các cấp đã tuyên 68 người không phạm tội
Tòa các cấp Tuyên không phạm tội/người Tỷ lệ (%)
- Tòa sơ thẩm 31 45,5%
- Tòa phúc thẩm 31 45,5%
- Tòa giám đốc thẩm 6 9%
Bảng 2: Năm 2002, Tòa án các cấp đã tuyên vô tội cho 47 người
Tòa các cấp Tuyên không phạm tội/người Tỷ lệ (%)
- Tòa sơ thẩm 35 74,5%
- Tòa phúc thẩm 11 23,5%
- Tòa giám đốc thẩm 1 2%
Như vậy, qua số liệu trên thấy rằng, số người bị oan qua từng năm ngày càng
giảm. Nhưng việc bồi thường thiệt hại cho những người bị oan trong giai đoạn này
lại kém hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này là chưa có văn bản pháp luật quy
định một cách cụ thể những trường hợp nào được bồi thường, cơ quan nào phải chịu
trách nhiệm bồi thường, thủ tục bồi thường ra sao. Vì vậy, thường có hiện tượng các
cơ quan đùn đẩy nhau hoặc không nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của người
bị oan hay nhận đơn nhưng không giải quyết. Do đó, dẫn đến tình trạng người bị
oan không được khôi phục danh dự, không được bồi thường thiệt hại, họ phải chịu

những mất mát không những về vật chất mà cả về tinh thần. Đặc biệt, làm mất lòng
tin của người dân vào pháp luật.
Vậy, trước khi có Nghị quyết 388 thì việc minh oan của các cơ quan tiến
hành tố tụng diễn ra 1 cách kém hiệu quả. Chứng tỏ rằng, việc bảo vệ quyền và lợi
ích cho người bị oan trong giai đoạn này chưa được quan tâm một cách đúng mức,
làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước trước người dân.
3.2. Tình hình minh oan của các cơ quan tiến hành tố tụng từ khi có Nghị
quyết 388 và Thông tư 01.
Từ khi có Nghị quyết 388, công việc rà soát các trường hợp bị oan diễn ra
chặt chẽ hơn, nhằm chủ động nắm được số người bị oan để giải quyết kịp thời khi
họ có đơn yêu cầu bồi thường.
Đến tháng 9/2004, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành 3 đợt tổng rà
soát, phát hiện 171 người bị oan, sai do các cơ quan thuộc ngành kiểm sát gây ra.
Cụ thể, 69 người thuộc trách nhiệm của cơ quan kiểm sát cấp tỉnh, 102 người người
do cơ quan kiểm sát cấp quận, huyện gây nên. [37]
Năm 2007, Viện kiểm sát đình chỉ 44 bị can do không có tội, 44 bị can bị
truy tố nhưng tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội, Viện kiểm sát đã kháng
nghị phúc thẩm theo hướng có tội. Hiện tòa phúc thẩm tuyên có tội 15 người, không
có tội là 16 người và 13 người chưa xét xử phúc thẩm. [25]
Theo Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Khuất Văn Nga cho
biết, năm 2009, Viện kiểm sát đã trả 2191 hồ sơ vụ án cho cơ quan điểu tra để
điều tra bổ sung (chiếm 3,5% số vụ phải xử lý, giảm 1,5% so với năm 2008). Tòa
án trả 2692 hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung (chiếm 4% số
vụ thụ lý, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2008), đình chỉ điều tra 104 bị can do
không phạm tội, trong đó cơ quan điều tra đình chỉ 67 bị can, Viện kiểm sát đình
chỉ 37 bị can
Nhận thấy, một vụ án có oan, sai đến khi tuyên vô tội cho người bị oan
thường có trách nhiệm của cả 3 cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Pháp luật quy định, cơ quan nào gây oan, sai sau cùng là cơ quan có trách nhiệm
khôi phục danh dự và bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Việc quy định thu về 1

mối như thế đã phần nào giảm bớt được sự đùn đẩy trách nhiệm minh oan của các
cơ quan. Do đó, ngay sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 388,
các ngành tư pháp đã khẩn trương triển khai việc rà soát, xác định và thực hiện việc
bồi thường cho người bị oan thuộc trách nhiệm của ngành mình.
Theo báo cáo của ngành công an năm 2005 thì công an các cấp đã tiếp nhận
61 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, qua phân loại đã chuyển Viện kiểm sát nhân
dân giải quyết 21 đơn. Trong số 40 trường hợp thuộc trách nhiệm của công an nhân
dân thì có 6 trường hợp thuộc diện được bồi thường và 34 trường hợp không được
bồi thường theo Nghị quyết 388. Những trường hợp này chủ yếu xảy ra trước khi có
Nghị quyết 388. Hầu hết các trường hợp được bồi thường thuộc trách nhiệm của
công an nhân dân đều được giải quyết thông qua thương lượng với đương sự (đạt tỷ
lệ 83%) [15]
Đối với Viện kiểm sát thì trong số 171 người bị oan, sai kể từ khi Nghị
quyết 388 có hiệu lực đến tháng 9/2004 đã có 17 người gửi đơn yêu cầu bồi
thường, ngành Kiểm sát đã khôi phục danh dự và bồi thường trên 20 triệu đồng
cho 5 người bị oan. Trong đó, 2 trường hợp đã xin lỗi, khôi phục danh dự nhưng
chưa bồi thường vì chưa thương lượng được do người bị oan đưa ra mức bồi
thường quá cao [37].
Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đến năm 2006 thì Viện
kiểm sát nhân dân các cấp tiếp nhận và xác định được 111 đơn yêu cầu bồi thường
của người bị oan để xem xét bồi thường, trong đó: 33 người do cơ quan điều tra
quyết định đình chỉ điều tra; 48 người do Viện kiểm sát quyết định đình chỉ vụ án;
30 người do Viện kiểm sát truy tố, Tòa án sơ thẩm tuyên bố không phạm tội. Trong
số 111 người bị oan, Viện kiểm sát các cấp đã tiến hành thương lượng với 78 người
(đạt tỷ lệ 71%) trong đó: đã hoàn tất bồi thường được 62 người với tổng số tiền là
1.698.568.824đ. Có 6 trường hợp thương lượng thành nhưng người bị oan rút yêu
cầu bồi thường vật chất và 6 trường hợp đã thương lượng nhưng không thành, họ đã
khởi kiện ra tòa và Tòa án đã xét xử theo đơn của 5 người, Tòa án quyết định Viện
kiểm sát bồi thường 95.741.390đ, cả 5 người đều kháng cáo và Tòa phúc thẩm đã
xét xử phúc thẩm 4 người và quyết định mức bồi thường là 82.250.717 đ. Còn 4

trường hợp thương lượng nhưng không thành, người bị oan chưa khởi kiện ra tòa.
Hiện tại, còn 33 trường hợp Viện kiểm sát các cấp đang tiếp tục giải quyết bằng
thương lượng. [15]
Đến nay, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã tiếp nhận 138 đơn yêu cầu bồi
thường thiệt hại, trên cơ sở tổng rà soát số người bị oan, đã giải quyết 110 trường
hợp với tổng số tiền là trên 5 tỷ đồng. Hiện tại, còn 28 trường hợp đang trong quá
trình giải quyết xem xét. [36].
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân năm 2005, ngành Tòa án đã nhận được 69
đơn yêu cầu bồi thường mà đương sự cho rằng đã bị kết án oán. Tòa án các cấp đã
tiến hành phân loại và thụ lý, giải quyết được 66 đơn thuộc trách nhiệm bồi thường
của Tòa án và đa số các trường hợp bị kết án oan trước ngày có Nghị quyết 388, chỉ
có 4 trường hợp xảy ra sau khi ban hành Nghị quyết 388. Các Tòa án đã tiến hành
thương lượng thành đối với 33 trường hợp (đạt tỷ lệ 50%), còn lại là thương lượng
không thành hoặc đang tiến hành thương lượng. Các Tòa án đã thụ lý để giải quyết
theo pháp luật tố tụng đối với 16 đơn kiện của người bị oan do thương lượng không
thành với các cơ quan có thẩm quyền tố tụng đã làm oan. Các Tòa án đã xét xử theo
thủ tục sơ thẩm 8 vụ (trong đó 3 vụ thuộc trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm
sát, 3 vụ thuộc trách nhiệm bồi thường của Tòa án, 1 vụ thuộc trách nhiệm bồi
thường của ngành công an), và đã xét xử phúc thẩm 3 vụ do có kháng cáo. Đối với
những trường hợp bồi thường thuộc trách nhiệm tòa án thì sau thương lượng thành
hoặc khi bản án có hiệu lực pháp luật, các Tòa án đã tiến hành chi trả tiền bồi
thường cho các đương sự theo đúng quyết định trong bản án [15]
Năm 2006, các Tòa án đã nhận 27 đơn yêu cầu bồi thường của người bị kết
án oan từ trước năm 2000. Trong đó, 21 trường hợp đã được tổ chức xin lỗi công
khai, đăng cải chính trên báo và bồi thường 5,3 tỷ đồng. Ngành đã thụ lý 11 vụ án
dân sự người bị oan khởi kiện các cơ quan tiến hành tố tụng về bồi thường theo
Nghị quyết 388, 8 vụ trong số này đã được đưa ra xét xử [35].
Nhìn chung, việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho người bị oan được thực
hiện kịp thời theo thời hạn quy định tại điều 15 của Nghị quyết 388. Ngay sau khi
nhận được hồ sơ bồi thường do Công an, Viện kiểm sát, Tòa án các địa phương gửi

đến, các cơ quan tư pháp Trung ương đã khẩn trương kiểm tra, nếu xác định đúng là
trường hợp bị oan đều lập hồ sơ đề nghị ngay Bộ tài chính cấp kinh phí bồi thường.
Tuy nhiên, cũng còn có một số trường hợp, việc chi trả tiền cho người bị oan còn
chậm do Công an, Viện kiểm sát, Tòa án địa phương làm chưa đầy đủ và đúng thủ
tục giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan theo quy định của Nghị quyết
388 và Thông tư 01.
Còn việc khôi phục danh dự cho người bị oan, được các ngành Tư pháp tiến
hành trang trọng. Công khai xin lỗi tại hội trường Ủy ban nhân dân xã, phường nơi
người bị oan cư trú hoặc tại hội trường nơi người bị oan công tác; các buổi công
khai xin lỗi đều có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ
dân phố nơi người bị oan cư trú, đại diện cơ quan nơi người bị oan làm việc, trước
sự tham gia của cán bộ và nhân dân, của các cơ quan thông tấn, báo chí. Công an,
Viện kiểm sát, Tòa án các địa phương đã cử những đồng chí lãnh đạo có uy tín, có
kinh nghiệm để công khai xin lỗi người bị oan; đồng thời có sự phối hợp tốt với
chính quyền, tổ chức Đảng và các đoàn thể nơi người bị oan cư trú, làm việc để
động viên người bị oan, bước đầu tạo ra sự thông cảm, bớt đi mặc cảm của họ;
được dư luận nhân dân đồng tình với đường lối, chính sách ưu việt của Đảng và
Nhà nước ta.
Đúng như trong báo cáo giám sát số 1350/UBPL 11 ngày 24 tháng 10 năm
2005 của UBPL-QH khóa 11 đã ghi nhận: “Sau khi người bị oan đã có yêu cầu bồi
thường và các cơ quan có trách nhiệm đã xác định đúng họ là những người bị oan
thuộc diện được bồi thường theo Nghị quyết 388, các cơ quan Công an, Viện kiểm
sát, Tòa án đã nghiêm túc thực hiện việc khôi phục danh dự cho người bị oan, cụ
thể là Cơ quan Công an đã tổ chức xin lỗi công khai theo yêu cầu của 2 người bị
oan. Viện kiểm sát nhân dân đã tổ chức xin lỗi công khai theo yêu cầu của 23 người
bị oan, còn 18 người bị oan không yêu cầu xin lỗi, mà chỉ yêu cầu bồi thường về vật
chất. Tòa án nhân dân cũng đã tổ chức xin lỗi công khai người bị oan và cải chính
trên các báo Trung ương và địa phương theo quy định của Pháp luật. Các buổi công
khai xin lỗi được tổ chức trang trọng, thể hiện sự cầu thị, thẳng thắn nhận trách
nhiệm của các cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Tại các buổi công khai xin lỗi

người bị oan đều có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ

×