Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP LY THÂN cái NHÌN dưới góc độ LUẬT học, THỰC TIỄN và HƯỚNG đề XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.76 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP

Luận văn tốt nghiệp
Khóa 35 (2009 – 2013)

Đề tài: LY THÂN
CÁI NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HỌC,
THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT
Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trần Thị Thúy
MSSV: 5095473
Lớp: LK0965A2

Cần Thơ, 5/2013


LỜI CẢM ƠN
Người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Tất cả các quý thầy cô đã giảng dạy cho Người viết trong suốt khóa học tại Khoa
Luật _ Trường Đại học Cần thơ. Thầy cô đã cung cấp cho Người viết nhiều kiến thức cơ
bản và hữu ích, chúng là nền tảng quan trọng để Người viết hoàn thành tốt luận văn này.
Đặc biệt, Người viết xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Mỹ Linh cô là người hướng dẫn
luận văn cho Người viết. Trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn luận văn, cô đã tận tình
quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ cũng như cung cấp nhiều kiến thức cơ bản và chuyên ngành để


người viết có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù Người viết đã có nhiều nổ lực để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, do
trình độ nghiên cứu chưa cao và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báo của quý thầy cô và
các bạn.
Cần thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thúy


NHẬN XÉT CỦA CÔ HƯỚNG DẪN


...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................

...................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN


...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................


Mục lục
Trang
MỤC LỤC………………………………………………………………………1
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..3

1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………......4
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………4
3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..5
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….5
5.Những điểm mới cửa luận văn……………………………………………….5
6. Bố cục đề tài…………………………………………………………………..6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY THÂN, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH LY
THÂN……………………………………………………………………………7
1.1 Khái quát chung về ly thân………………………………………………...7
1.1.1 Khái niệm ly thân………………………………………………….......7
1.1.2 Đặc điểm ly thân……………………………………………………….9
1.1.3 Ý nghĩa của ly thân……………………………………………….......11
1.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triễn của chế định ly thân ở Việt Nam
và một số quốc gia khác trên thế giới…………………………...............13
1.2.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của chế định ly thân ở Việt
Nam…………………………………………………………………...........13
1.2.1.1 Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 (miền Nam Việt Nam )….13
1.2.1.2 Việt Nam giai đoạn sau năm 1975……………………………..19
1.2.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của chế định ly thân ở một số
quốc gia trên thế giới……………………………………………………21
1.2.2.1 Ở quốc gia Pháp…………………………………………………21
1.2.2.2 Ở quốc gia Philippines…………………………………………..23
1.2.2.3 Ở quốc gia Australia……………………………………………..24

Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LY THÂN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT
HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH LY THÂN………………………………26
2.1 Quy định của pháp luật hiện nay về chế định ly thân…………………...26
2.2 Thực tiễn của vấn đề ly thân hiện nay……………………………………28
2.2.1 Mặt tích cực của ly thân……………………………………………..29

2.2.2 Mặt tiêu cực của ly thân……………………………………………..29
2.3 Nguyên nhân xảy ra những thực trạng nêu trên…………………………30
2.4 Những bất cập trong giai đoạn ly thân và hướng đề xuất……………….31


2.4.1 Những bất về tình trạng hôn nhân trong giai đoạn ly thân và hướng đề
xuất……………..................................................................................31
2.4.1.1 Bất cập về tình trạng hôn nhân trong giai đoạn ly thân……..31
2.4.1.2 Đề xuất cho những bất cập về tình trạng hôn nhân trong giai đoạn ly
thân nêu trên……………………………………………………………33
2.4.2 Bất cập về việc phân chia tài sản chung, riêng trong giai đoạn ly thân và
hướng đề xuất……………………………………………………………….35
2.4.2.1 Những bất cập về việc phân chia tài sản chung, riêng trong giai đoạn ly
thân…………………………………………………………………….35
2.4.2.2 Đề xuất cho những bất cập về việc phân chia tài sản chung, riêng trong
giai đoạn ly thân………………………………………………………….36
2.4.3 Bất cập về quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dạy con cái, cấp dưỡng cho con
trong giai đoạn ly thân và hướng đề xuất…………………………….38
2.4.3.1 Bất cập về quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dạy con cái, cấp dưỡng cho
con trong giai đoạn ly thân………………………………………….38
2.3.3.2 Hướng đề xuất cho những bất cập về quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dạy
con cái, cấp dưỡng trong giai đoạn ly thân……………………….......40
2.4.4 Bất cập về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong một số giao dịch dân sự và hướng
đề xuất trong giai đoạn ly thân…………………………………………41
2.4.4.1 Những bất cập về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong một số giao dịch dân
sự………………………………………………………………………41
2.4.4.2 Đề xuất cho những bất cập về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong một số giao
dịch dân sự……………………………………………………………...43
2.4.5 Bất cập về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong giai đoạn ly thân và hướng
đề xuất…………………………………………………………………...44

2.4.5.1 Bất cập về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong giai đoạn ly
thân……………………………………………………………………………....44
2.4.5.2 Đề xuất cho những bất cập về quyền bất khả xâm phạm trong giai đoạn ly
thân...........................................................................................................46
2.4.6 Đề xuất nên xem xét yếu tố lỗi trong giai đoạn ly thân là một căn cứ cho ly
hôn……………………………………………………………………….46
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..48
Tài liệu tham khảo


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi mới bắt đầu yêu thương nhau có lẽ ai cũng mong lúc thành vợ chồng sẽ được
sống bên nhau trăm năm hạnh phúc cho đến ngày răng long đầu bạc xã hội cũng mong
muốn như vậy, và nhà nước cũng mong như vậy. Mục đích của pháp luật, nhà nước là
nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững.
Song trong thực tế cuộc sống vợ chồng nào cũng không tránh khỏi sự mâu thuẫn
va chạm, từng bước họ phải điều chỉnh sự bất đồng cho hòa hợp với nhau, nhưng cũng có
lắm khi sự mâu thuẫn, rạn nứt vẫn tồn tại và phát triển, đến độ phải tan vỡ. Một người
hay cả hai bên đều thấy không còn có thể tiếp tục sống chung với nhau được nữa, có
người mới chung sống được vài ngày, vài tháng đã đến tình trạng này, cũng có những cặp
vợ chồng đã sống với nhau hằng mấy năm mới xảy ra tới tình trạng rạn nứt tình cảm gia
đình. Lúc đó thì phải nhờ đến luật pháp can thiệp.
Ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình lần đầu tiên đã được ban hành năm
1959, áp dụng cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Sau ngày thống nhất đất nước luật này đã
được thay thế bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, trải qua 15 năm thực hiện, Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần rất lớn trong việc xóa bỏ những phong tục
tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, tuy nhiên cùng với sự phát triển của cuộc sống

kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn đầu mới hội nhập quốc tế Luật Hôn nhân và
gia đình năm 1986 đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, do vậy ngày 09-6-2000, Quốc hội
khóa X kỳ họp thứ 7 đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực ngày
01-01-2001, thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Hôn nhân không phải lúc nào cũng êm đẹp, thực hiện đúng với mục đích của hôn
nhân là “hạnh phúc, bền vững”. Khi hôn nhân không mang lại hạnh phúc, cuộc sống
chung không thể kéo dài, thì vợ hoặc chồng được phép ly hôn để chấm dứt mối quan hệ
hôn nhân không mang lại hạnh phúc. Như vậy ly hôn là sự cắt đứt toàn bộ, từ chỗ vợ
chồng họ không còn quyền và nghĩa vụ đối với nhau nữa. Từ trước đến nay luật pháp của
nhà nước cách mạng xã hội chủ nghĩa liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Sắc
lệnh số 159-SL ngày 17-11-1959, luật ngày 29-12-1959 và luật ngày 29-12-1986,…) chỉ
có một giải pháp duy nhất ấy, chính là ly hôn.
Lâu nay xã hội hay suy nghĩ một cách giản đơn về sự bảo đảm tự do trong hôn
nhân, nếu giữa vợ và chồng thực sự không còn tình yêu thì quyết định cho ly hôn, khi ly
hôn rồi, nếu muốn sống trở lại với nhau thì đăng ký kết hôn như ban đầu, lúc còn chung
sống, luật pháp cho phép tự mỗi người vợ, chồng có quyền tự do chọn chỗ ở, chọn nghề
nghiệp, muốn ở chung thì ở nếu không muốn thì ra ở riêng, tài sản chung vẫn có thể phân

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

1

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

chia ra khi còn là vợ chồng,…Vậy thì quan hệ vợ chồng quá cởi mở, rộng rãi thuận tiện
hơn, thì cần chi phải có chế định ly thân nữa.
Song thực tế cuộc sống, việc tự giải quyết sống ly thân giữa vợ và chồng vẫn

thường xuyên xảy ra, mà không được pháp luật điều chỉnh rõ ràng về quyền và nghĩa vụ
của hai bên. Việc ly thân còn nhiều điều phức tạp, mà nếu không có pháp luật quy định
cụ thể, rõ ràng thì dễ gây ra khó khăn cho cả hai và cho xã hội. Chẳng hạn như vợ chồng
được tự do sống chung hay riêng nhưng nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục, chăm sóc con cái
ai lo? Việc tự ý sống riêng ra như vậy về mặt pháp lý sẽ có hiệu lực như thế nào đồi với
người thứ ba? Tài sản mỗi người tạo lập trong lúc sống riêng là tài sản chung hay riêng?
Nghĩa vụ giao ước, nợ nần với người khác trong lúc ấy là nghĩa vụ chung của cả hai hay
chỉ của người kết ước mà thôi? V.v…
Từ những vần đề bức xúc, bất cập nêu trên người viết chọn đề tài “ Ly thân – cái
nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất ”. Với đề tài này người viết nghiên
cứu về chế định ly thân, tầm quan trọng của chế định ly thân mà rất cần được pháp luật
công nhận và điều chỉnh. Hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình hiện vẫn còn một số chỗ
cần hoàn thiện, trong đó cần phải có thêm chế định ly thân. Về mặt pháp lý cũng như về
xã hội, ly thân còn là giải pháp hạn chế bớt tình trạng ly hôn – một hiện tượng bất bình
thường trong xã hội. Từ đó người viết đưa ra hướng đề xuất những giải pháp góp phần
hoàn thiện pháp luật nói chung, Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Như đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài, trong xã hội hiện đại, ly thân đang là
giải pháp được nhiều cặp vợ chồng chọn lựa như là một cách "ly hôn thử" trước khi cùng
nhau đưa ra giải pháp tốt nhất cho cuộc hôn nhân của mình. Vì rất nhiều lý do như tuổi
tác đã cao, không muốn con cái thiếu cha hay thiếu mẹ, ảnh hưởng đến địa vị đang có,
tôn giáo … nhiều cặp vợ chồng không ly hôn mà chọn giải pháp ly thân. Vì pháp luật
không quy định nên ly thân được xem là chuyện riêng và thuộc quyền quyết định của mỗi
cặp vợ chồng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, liên quan đến ly thân lại có rất nhiều, bất
cập, bức xúc cần được pháp luật điều chỉnh và giải quyết. Mục tiêu cuối cùng của người
viết muốn hướng đến là dựa trên cơ sở phân tích những bất cập trong giai đoạn ly thân
mà pháp luật chưa điều chỉnh đến, từ đó người viết đưa ra hướng đề xuất những giải pháp
góp phần hoàn thiện pháp luật nói chung, Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu đề tài người viết nghiên cứu những lý luận chung về giai

đoạn ly thân quan hệ hôn nhân từ đó người viết xây dựng khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa
của giai đoạn ly thân, tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ về giai đoạn ly thân từ đó
khẳng định tất yếu và cần thiết pháp luật nên có quy định cụ thể về giai đoạn ly thân
trong mối quan hệ gia đình.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

2

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

Bên cạnh đó người viết còn nghiên cứu sâu về thực trạng những bất cập đang tồn
tại về một số quyền và nghĩa vụ trong giai đoạn ly thân. Từ đó đưa ra một số giải pháp
cho những bất cập nêu trên đồng thời nêu một số kiến nghị đề xuất bổ sung các quy định
trong Luật Hôn nhân và gia đình nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các quyền và
nghĩa vụ trong giai đoạn ly thân.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết đã sử dụng một số biện pháp nghiên
cứu cơ bản. Đầu tiên, để có tư liệu cho việc nghiên cứu, người viết đã sử dụng biệt pháp
sưu tầm, tìm kiếm tài liệu, phân loại tài liệu, tham khảo các thông tin tạp chí để chọn lọc,
sắp xếp, cơ cấu cho phù hợp vào nội dung từng chương tiếp đó, trong quá trình viết cũng
sử dụng các biện pháp liệt kê, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau,
đồng thời để tạo ra sự dễ dàng cho người đọc trong việc tiếp cận luận văn người viết cũng
đã sử dụng các biện pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để phân tích, chứng minh hay giải
thích vấn đề, và để luận văn mang tính khách quan, thực tế, người viết còn dựa trên cơ sở
thực tiễn của đời sống từ các nguồn thông tin trên website, tạp chí, sách báo,… tất cả các
phương pháp trên được trình bày đan xen trong luận văn, tùy từng nội dung mà áp dụng
phương pháp cho phù hợp để tạo ra sự hài hòa, cân đối mạch lạc trong từng vấn đề của

luận văn.
5. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ
thống về ly thân trong mối quan hệ hôn nhân. Với đề tài “Ly thân – cái nhìn dưới góc độ
luật học, thực tiễn và hướng đề xuất” luận văn có những điểm mới sau đây:
Xây dựng và phân tích khái niệm ly thân, từ trước đến nay trong khoa học pháp
lý nói chung và Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng. Ở nước ta chưa có một khái niệm
thống nhất về ly thân trong thời ky hôn nhân. Nhận thấy tầm quan trọng của việc cần có
một khái niệm cụ thể, để có cách hiểu thống nhất về ly thân nên người viết góp ý đã xây
dựng khái niệm ly thân.
Phân tích sự cần thiết pháp luật phải có quy định về ly thân trong mối quan hệ
hôn nhân. Các đặc điểm, ý nghĩa của ly thân trong mối quan hệ hôn nhân đối với sự ổn
định, phát triển của gia đình và xã hội.
Qua những phân tích thực tiễn về tình trạng hôn nhân trong xu thế xã hội phát
triễn như hiện nay và thấy những bất cập của ly thân khi pháp luật không điều chỉnh từ đó
người viết chỉ ra những bất cập hiện đang tồn tại và đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm
hoàn thiện pháp luật nói chung, Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng.
6. Bố cục đề tài
Đề tài “Ly thân - cái nhìn duới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất” được
kết cấu gồm:
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

3

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất





Lời mở đầu
Phần nội dung gồm hai chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận chung về ly thân, lịch sử hình thành và phát triễn của chế
định ly thân
Chương này người viết tìm hiểu khái niệm ly thân, đặc điểm, ý nghĩa và lịch sử
hình thành, quá trình phát triển của ly thân ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
Chương 2. Quy định pháp luật về ly thân, thực tiễn và hướng đề xuất hoàn thiện chế
định ly thân
Quy định của pháp luật về ly thân, thực trạng khi không có quy định pháp luật
điều chỉnh vế chế định ly thân, người viết ở chương này còn đề xuất một số giải pháp cho
những bất cập nêu trên để góp phần hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình.



Phần kết luận
Danh mục tham khảo

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

4

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY THÂN, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH LY THÂN
1.1 Khái quát chung về ly thân
1.1.1 Khái niệm ly thân
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, hôn nhân là hiện tượng xã hội, mang
tính giai cấp sâu sắc. Vì vậy, khi nghiên cứu “hiện tượng xã hội” này, chúng ta cần xem
xét toàn diện trong quá trình phát sinh, tồn tại và chấm dứt quan hệ hôn nhân. Bình
thường hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng. Bởi vì, nó được xây dựng trên
cơ sở tình yêu chân chính của hai bên nam nữ nhằm gắn bó và thỏa mãn những tình cảm
trong đời sống gia đình bền vững và hạnh phúc. Tính chất suốt đời của hôn nhân là điều
mong muốn của hai vợ chồng, của Nhà nước và xã hội. Hôn nhân và gia đình còn là mối
quan tâm lớn của toàn xã hội, vì gia đình chính là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp và
văn minh. Vì vậy, nó luôn là mục tiêu chung xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta khi
xây dựng pháp luật nói chung và Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng.
Cũng như nhiều khía cạnh khác của xã hội, hôn nhân và gia đình là hiện tượng xã
hội luôn vận động và chịu tác động có tính chất quyết định của các điều kiện kinh tế xã
hội. Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với lối sống
hiện đại có ít nhiều ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân gia đình khi trong thời gian
chung sống, giữa vợ và chồng không tránh khỏi phát sinh những mâu thuẫn trầm trọng,
mục đích hôn nhân không đạt được và cả hai vợ chồng không thể tiếp tục cuộc sống
chung được nữa thì pháp luật quy định cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng việc
giải quyết cho ly hôn. Tuy nhiên hiện nay ngoài biện pháp ly hôn nói trên thì có rất nhiều
cặp vợ chồng trong tình trạng hôn nhân không hạnh phúc mục đích hôn nhân không đạt
được, họ tìm đến biện pháp ly thân như một biện pháp “ly hôn thử” trước khi đưa ra biện
pháp tốt nhất cho cuộc hôn nhân của mình.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành nói chung và Luật Hôn nhân và gia đình nói
riêng thì hiện nay hoàn toàn không có chế định về ly thân vì luật không có quy định nên
không có một định nghĩa nào chính xác về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào
đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly

thân.
Theo cách hiểu thông thường ly thân là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là
không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng, mục đích của ly thân là giảm thiểu
những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng, hoặc tránh những chuyện đáng
tiếc xảy ra. Đồng thời cũng có thể để các bên có thời gian ăn năn hối cải khắc phục lỗi
lầm, sữa đổi tính tình, tha thứ cho nhau để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

5

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời sống ly thân,
các bên có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con cái và tải sản.
Thực tiễn khoa học Luật Hôn nhân và gia đình của một số quốc gia khác trên thế
giới như pháp luật của quốc gia Pháp thì chế định ly thân được hiểu “Ly thân là sự giảm
độ gắn kết quan hệ vợ chồng, theo đó, hệ quả quan trọng nhất là sự hủy bỏ nghĩa vụ
chung sống giữa vợ và chồng, trong khi những nghĩa vụ khác như nghĩa vụ chung thủy,
nghĩa vụ tương trợ giúp đỡ nhau vẫn phải được duy trì giữa hai vợ chồng việc ly hôn
theo quy định của pháp luật Pháp, do tòa án ra quyết định trên cơ sở những căn cứ và
điều kiện giống như căn cứ và điều kiện ly hôn, vợ chồng ly thân do lỗi của một bên hoặc
ly thân do cuộc sống chung đã hoàn toàn chấm dứt”.
Ngoài ra pháp luật Pháp còn có khái niệm ly thân thực tế “Ly thân thực tế là tình
trạng xảy ra trong thực tiễn, khi hai vợ chồng đã tự quyết định sống hoàn toàn riêng biệt
mà không có quyết định của tòa án, vì ly thân thực tế không phải là chế định được quy
định trong pháp luật nên không phát sinh bất cứ hệ quả pháp lý nào giữa hai vợ chồng.
Tuy nhiên nếu như trong thực tế vợ chồng đã thực sự sống riêng biệt liên tục từ hai năm

trởi lên thì tình huống này được coi là một căn cứ để xem xét khi một trong hai bên yêu
cầu tòa án cho ly hôn ” 1
Còn ở Anh quốc thì ly thân (separation, separate) được hiểu “Ly thân giữa vợ
chồng là đình chỉ quyền và nghĩa vụ sống chung chỉ còn để lại nghĩa vụ trung thành và
không thể kết lập cuộc hôn nhân mới. Sự ly thân có thể là ly thân tư pháp (judicial
separation) hay ly thân thuận ý (voluntarg separation ) ly thân này được thực hiện bởi
chứng thư ly thân (separation deed). Chứng thư ly thân hợp thức hóa sự hiện hữu phân
cách giữa vợ và chồng có thể có các quy định liên quan đến tiền trợi cấp cho người vợ,
trong trường hợp ly thân tư pháp và bảo dưỡng con cái. Sự ly thân tư pháp có thể được
tuyên do đơn xin của người chồng hay người vợ nhầm một kỳ hạn nhất định hay vô hạn
định trong tất cả các trường hợp mà sự ly hôn sẽ được thỏa thuận, với điều kiện là bên
đương sự không có một lỗi lầm nào để bị trách cứ” 2
Tiếp cận dưới góc độ pháp lý cho thấy rằng, chế định ly thân đã tồn tại rất lâu ở
các nước trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, miền Nam trước năm 1975 cũng đã từng có
quy định về chế định này nhưng hiện nay thì chế định ly thân không được thừa nhận, tuy
nhiên với xu hướng chung hiện nay ly thân được coi là một biện pháp hữu hiệu cho
những cặp vợ chồng có xảy ra mâu thuẫn mà họ chưa muốn ly hôn, cần có thời gian suy
nghĩ lại mối quan hệ hôn nhân của mình thì ly thân là biện pháp được những cặp vợ
chồng này chấp nhận lựa chọn.

1
2

Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp_việt, nhà sản xuất bản từ điển Bách khoa, tr828
Từ điển pháp luật Anh _Việt (Legal dictionary English _Vietnamese), nhà sản xuất khoa học xã hội, tr 370

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

6


SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

Từ những lý luận chung đó người viết có đề xuất cho định nghĩa về ly thân rằng:
Ly thân là chấm dứt mối quan hệ chung sống giữa vợ và chồng, mà không làm mất đi
nghĩa vụ của vợ và chồng đối với các hành vi dân sự khác, trong thời gian quy định của
pháp luật, do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của
cả hai vợ chồng.
1.1.2 Đặc điểm của ly thân
Trước khi tìm hiểu sâu về chế định ly thân, chúng ta cần tiếp cận những đặc điểm
của ly thân là gì. Từ việc phân tích, làm rõ các đặc điểm của chế định ly thân, giúp chúng
ta có đánh giá tổng quát sự đặc thù của chế định này. Qua việc tìm hiểu các khái niệm về
ly thân cũng như qua tìm hiểu sách báo tài liệu liên quan có thể thấy ly thân có những đặc
điểm sau:
Trong ly thân không có yếu tố lỗi: Ly thân hiện nay là một hiện tượng xã hội
phức tạp vì nó liên quan không những tới lợi ích của vợ, chồng mà còn liên quan đến lợi
ích của con cái, những người thân và lợi ích của xã hội. Khi thấy mục đích hôn nhân
không đạt được, mâu thuẫn giữa cuộc sống vợ chồng không thể hòa giải thì họ tìm đến ly
thân như một biện pháp nhìn nhận lại mối quan hệ hôn nhân của họ trước khi đi đến
quyết định ly hôn, chấm dứt mối quan hệ hôn nhân. Trong ly thân cũng không có yếu tố
lỗi của các bên mà đây chỉ là sự công nhận về mối quan hệ vợ chồng đang xảy ra những
mâu thuẫn. Nếu sau một thời gian chung sống, tình yêu không những không được vun
vén mà còn bị mài mòn và sự mài mòn đó không thể cứu chữa thì cuộc hôn nhân coi như
thất bại.
Trong nhiều trường hợp, sự vi phạm nghĩa vụ hỗ trợ của vợ và chồng có thể dẫn
đến chế tài theo yêu cầu của vợ hoặc chồng. Song, đó chì là những chế tài độc lập và
không thể được ghi nhận trong quá trình giải quyết ly thân. Nói đúng hơn, ly thân là một
giai đoạn đang trên bờ vực thẳm của hôn nhân, mà hai bên vợ chồng đều phải chịu trách

nhiệm do không vun đắp được tình cảm gia đình để duy trì cuộc hôn nhân bình thường.
Trách nhiệm của vợ, chồng tuy không ngang nhau, nhưng việc quy kết trách nhiệm chỉ
mang tính chất đạo đức và không dẫn tới những biện pháp chế tài của pháp luật, đặc biệt
là không có chế tài mang tính chất tài sản.
Tự nguyện và không cưỡng ép: Cũng giống như yêu cầu đầu tiên của kết hôn là
phải đảm bảo yếu tố tự nguyện và không cưỡng ép, khi hai bên nam nữ tiến đến hôn nhân
thì phải bài tỏ ý chí của mình mong muốn được xác lập quan hệ vợ chồng, hai bên nam
nữ thể hiện rằng họ hoàn toàn mong muốn được kết hôn với nhau. Nam nữ kết hôn là
mong muốn được gắn bó với nhau trong quan hệ vợ chồng và cùng nhau xây dựng gia
đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 1) vì vậy sự tự nguyện của
nam nữ trong việc kết hôn là điều kiện đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý và đồng
thời cũng là cơ sở xây dựng gia đình bền vững. Tuy nhiên trong cuộc sống hôn nhân diễn
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

7

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

ra rất phức tạp không phải lúc nào cũng đạt được mục đích của hôn nhân. Khi thấy cuộc
sống hôn nhân không mang lại hạnh phúc, những mâu thuẫn của vợ, chồng xảy ra ngày
một gay gắt, cần có một khoảng thời gian riêng để cả hai suy ngẫm lại mối quan hệ hôn
nhân của mình, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ly thân như là biện pháp tốt nhất mà những cặp vợ chồng này tìm đến, nên khi
đã lựa chọn biện pháp ly thân thì chắc rằng vợ, chồng đều tự nguyện và thực hiện theo ý
chí của bản thân mình, và bày tỏ ý chí của mình là muốn được ly thân để có thời gian suy
nghĩ lại mối quan hệ hôn nhân, cho nhau cơ hội thay đổi tính tình, tránh làm đổ vỡ gia
đình, nên không ai được cưỡng ép bên còn lại phải ly thân, hay nói cách khác khi ly thân

đó là sự lựa chọn tự nguyện của cả hai bên, vợ và chồng.
Là quyền nhân thân không chuyển giao cho người khác: Pháp luật dân sự thừa
nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển dịch
cho chủ thể khác, trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Điều 24 Bộ
luật dân sự “Quyền nhân thân được pháp luật quy định trong Bộ luật này là quyền dân
sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác”. Do vậy về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể chuyển dịch quyền
nhân thân cho chủ thể khác được, ví dụ như: người này không thể đổi họ tên người khác
hoặc ngược lại cũng không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền tự do đi lại
của mình và mình nhận quyền tự do kết hôn của người khác và cũng không ai thực hiện
quyền ly thân cho người khác được. Hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa một nam và
một nữ, dựa trên tình yêu chân chính. Thế nhưng giữa vợ chồng khi thấy cuộc sống hôn
nhân gia đình của mình không còn hạnh phúc, có những mâu thuẫn xảy ra thì vợ, chồng
là những người có quyền chọn giải pháp ly thân, để cho nhau thời gian nhìn nhận lại sự
việc, cũng cho nhau cơ hội sửa chữa lỗi lầm cứu vãn tình trạng hôn nhân của gia đình
mình, không một ai có thể thực hiện thay vợ hoặc chồng quyền quyết định này, vì đây
được coi là một quyền nhân thân không thể chuyển giao cho một chủ thể nào khác, hay
nói cách khác chỉ có vợ, chồng mới là những người có quyền lựa chọn ly thân ngoài ra
không có một ai khác thay thế họ làm điều này, và cũng không được ủy quyền cho người
khác thay mình thực hiện quyền ly thân.
Ly thân chỉ chấm dứt một số nghĩa vụ trong hôn nhân: Nếu ly hôn là việc chấm
dứt quan hệ vợ chồng khi hai người còn sống do một bên yêu cầu hoặc do hai bên thuận
tình, được tòa án nhân dân công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định
thuận tình ly hôn. Hay nói cách khác: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước
pháp luật. Khác so với ly hôn, ly thân chỉ chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ vợ chồng
mà thôi chứ không chấm dứt hết các quyền và nghĩa vụ hôn nhân như khi ly hôn. Ví dụ
như: Khi ly thân nghĩa vụ chung sống như vợ chồng không còn nữa, không còn chịu sự
ràng buột về sinh hoạt riêng tư của cá nhân vợ chồng, khi cuộc sông hôn nhân không còn
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


8

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

mang lại hạnh phúc, có nhiều mâu thuẫn xảy ra, làm cho tình trạng hôn nhân ngày càng
xấu đi, chính vì thế vợ chồng cần có thời gian riêng để nhìn nhận lại mối quan hệ hôn
nhân đang trên bờ vực thẳm để cho nhau cơ hội nhìn lại lỗi lầm một lần nữa tạo cơ hội
hàn gắn lại tình cảm gia đình. Chính vì điều trên trong giai đoạn ly thân vợ hoặc chồng có
thể sống chung nhà, hoặc sống riêng nhưng không chung phòng, vợ chồng không còn
nghĩa vụ chung sống như vợ chồng như trong giai đoạn hôn nhân ban đầu.
Tuy nhiên một số nghĩa vụ khác vẫn còn trong giai đoạn này như, nghĩa vụ chung
thủy vợ chồng vẫn còn, trong giai đoạn ly thân vợ hoặc chồng không có quyền kết hôn
với người mới, hay quan hệ như vợ chồng với người thứ ba, nghĩa vụ chung thủy vẫn
được duy trì mà một trong hai bên không được vi phạm, nghĩa vụ tiếp theo vẫn được duy
trì trong giai đoạn ly thân là cùng nhau chăm sóc nuôi dạy con cái, mặc dù vợ, chồng
không còn sống chung một nhà nhưng nghĩa vụ cùng nhau nuôi dạy và chăm sóc con
chung vẫn là nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, khi gia đình không còn hạnh phúc, sẽ mang
lại hậu quả nặng nề vế tinh thần cho con cái, chính vì lẽ trên dù trong giai đoạn ly thân
nhưng quan hệ hôn nhân vẫn còn nên vợ hoặc chồng vẫn phải trực tiếp nuôi dạy con cái.
1.1.3 Ý nghĩa của ly thân
Thực tiễn đời sống hiện nay cho thấy, ly thân là một hiện tượng xã hội tất yếu.
Trên thế giới, ly thân là một giải pháp, pháp lý được nhiều nước ghi nhận, với các mục
đích như là một biện pháp giải quyết mâu thuẫn vợ chồng ngoài biện pháp cuối cùng là
chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn; tạo căn cứ pháp lý điều chỉnh về nhân thân, tài sản và
con trong khi hôn nhân chưa chấm dứt về mặt pháp luật; đảm bảo sự minh bạch, công
khai trong các giao dịch dân sự. Ở những nước có chế định ly thân, khi ly thân hai vợ
chồng nhất thiết phải ở riêng và muốn đoàn tụ lại phải xin phép tòa án.

Ở nước ta tuy chế định ly thân vẫn chưa được pháp luật công nhận, nhưng trên
thực tế, trong xã hội phát triển thì ly thân đang là giải pháp có xu hướng được nhiều cặp
vợ chồng lựa chọn như là một cách “ly hôn thử” trước khi cùng nhau đưa ra giải pháp tốt
nhất cho cuộc sống hôn nhân không mang lại hạnh phúc, cuộc sống chung không thể kéo
dài của mình. Do chế định ly thân ở nước ta vẫn chưa được chấp nhận nên ý nghĩa ly thân
ở nước ta cũng có những ý nghĩa nhất định của nó như.
Một thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cho biết, theo thống kê, có tới hơn 90%
các cuộc ly hôn trải qua giai đoạn ly thân, 60% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ,
trong đó 70% ly hôn khi vừa mới kết hôn3 . Rất nhiều cặp vợ chồng khi quyết định ly hôn
thường bị "sĩ diện cá nhân" chi phối, nên sau đó cảm thấy việc chia tay của mình là quá
vội vàng, thủ tục ly hôn nhanh khiến họ không có thời gian để kiểm nghiệm xem quyết
định của mình là đúng hay sai, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Vì thế chế định
3

Phương Thảo: Băn khoăn ly thân “ngoài vòng pháp luật”…
/>
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

9

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

ly thân được coi như một là phương thức giúp vợ chồng có thêm thời gian nhìn nhận lại
mối quan hệ hôn nhân, giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ chồng, để
cho các bên có thời gian suy ngẫm, nhìn nhận lại bản thân để hướng tới sự hòa hợp, đoàn
tụ. Khác với ly hôn, ly thân là giai đoạn “quá độ”, giúp vợ chồng có thời gian suy nghĩ để
chọn đúng hướng giải quyết cuộc hôn nhân đang rạn nứt.

Mặt khác không ích những cặp vợ chồng không chọn giải pháp ly hôn cho cuộc
hôn nhân không hạnh phúc của mình, vì gia đình thuộc trường hợp theo đạo thiên chúa
giáo, theo giáo lý thiên chúa thì” những gì chúa đã công nhận thì người đời không được
thay đổi”, nước ta không ít gia đình theo đạo thiên chúa giáo chình vì lý do trên mà
những gia đình này khi rơi vào tình trạng cuộc sống hôn nhân không mang lại mục đích
hạnh phúc, không thể kéo dài thời gian chung sống họ lựa chọn giải pháp ly thân như sự
giải thoát cho nhau. Điều này cũng cho thấy ly thân đã giải quyết được vấn đề này khi mà
luật hôn nhân và gia đình hiện tại chưa điều chỉnh đến.
Việc ly thân ở Việt Nam hiện nay là do các cặp vợ chồng tự đặt ra, trên cơ sở khi
không yêu thương nhau nữa thì một bên sẽ bỏ ra ở riêng, để tránh hàng ngày phải trông
thấy nhau. Trong khi đó, thực tế giải quyết việc ly hôn ở các tòa lại thường căn cứ vào
tình tiết hai người đã sống ly thân một thời gian dài, xem đó là thể hiện của việc mâu
thuẫn không giải quyết được và cho hai bên ly hôn. Ở đây có một sự mâu thuẫn lớn: Chế
định ly thân không có trong Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng khi xét xử, Tòa án lại
công nhận tình trạng ly thân và dùng làm căn cứ để cho ly hôn. Hay nói cách khác tuy
pháp Luật Hôn nhân và gia đình không thừa nhân ly thân nhưng đây lại được xem là một
căn cứ quan trong khi xem xét đến việc cho ly hôn, được quy định tại Nghị quyết số
02/2000/NQ – HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000, quy định “Ly thân như là một căn cứ chứng minh tình trạng chung sống của
vợ chồng không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.Và đây là căn cứ quan
trọng để tòa án xem xét cho vợ chồng ly hôn” 4.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích khái quát chung về chế định ly thân. Từ khái
niệm, đặc điểm, ý nghĩa về chế định ly thân cho thấy rằng việc nên ghi nhận chế định ly
thân trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng là tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống,
xã hội ngày một phát triển như nước ta.
1.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triễn của chế định ly thân ở Việt Nam
và một số quốc gia khác trên thế giới
1.2.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của chế định ly thân ở Việt
Nam
1.2.1.1 Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 (miền Nam Việt Nam )

4

Mục 8 điểm a.2 Nghị quyết số 02/2000/NQ –HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn luật hôn nhân và gia
đình năm 2000

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

10

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

Giai đoạn trước cách mạng tháng tám năm 1945
Hôn nhân là đầu mối của gia đình, gia đình là tế bào của xã hội, pháp luật hôn
nhân và gia đình đã xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người ngay từ lúc còn là tục lệ
chưa thành văn.
Chế độ hôn nhân và gia đình nước ta đã hình thành từ buổi ban sơ của dân tộc và
từng bước phát triển cho đến ngày nay. Qua mấy ngàn năm lịch sử, chế độ hôn nhân và
gia đình Việt Nam vẫn còn lưu giữ nhiều nét đặc thù dân tộc, đồng thời không ngừng
thay đổi cùng với ảnh hưởng qua giao lưu với các nền văn hóa khác. Pháp Luật Hôn nhân
và gia đình nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong dòng lịch sử pháp quyền dân
tộc nên cũng theo quy luật này. Nó thể hiện bản sắc dân tộc đồng thời từng bước tiếp thu
có chọn lọc, cách tổ chức đời sống hôn nhân và gia đình các nước tiên tiến trên thế giới
và hiện nay còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Vào năm 1858 thực dân Pháp mở đầu xâm lược nước ta, qua các hòa ước bại trận
do triều đình Huế ký với Pháp vào các năm 1862, 1874, 1883 và 1884, nước ta hoàn toàn
lệ thuộc vào Pháp. Nam kỳ ( Cochinchine) là xứ thuộc địa được coi là lãnh thổ của nước
Pháp và Bắc kỳ (Tonlcin) và Trung kỳ (Anman) là xứ bảo hộ của Pháp cả ba kỳ đều nằm

trong Liên Bang Đông Dương (Indochine) thuộc Pháp.
Đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lúc đầu Pháp vẫn cho áp dụng pháp luật
của triều Nguyễn và phong tục tập quán bản xứ sau khi nắm giữ được toàn bộ lãnh thổ
nước ta, chính quyền thực dân lần lượt cho ra đời pháp luật mới từng bước thay đổi nếp
sống cổ truyền của dân tộc ta. Chế độ hôn nhân và gia đình thay đổi vừa thể hiện xu
hướng Âu hóa theo kiểu Pháp vừa cố duy trì tập tục lỗi thời của người Việt Nam.
Từ đó, ba bộ luật dân sự lần lượt ra đời ở ba kỳ: Ở Nam kỳ và ba nhượng địa ( Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) có bộ Dân luật giản yếu ( Précis de la législation civile
anmaite) là một sắc lệnh của tổng thống Pháp ngày 03-10-1883, ban hành ngày 26-318845 . Đây là bộ luật về hình thức giống hệ quyển thứ nhất của bộ Dân luật Pháp năm
1864, về nội dung nó rất thiếu sót không có quy định nào về tài sản vợ chồng, thừa kế,…
nhưng lại có quy định về chế định ly thân, cho nên khi thực hiện nhiều trường hợp về hôn
nhân và gia đình vẫn phải vận dụng đến tục lệ, bộ luật Hồng Đức, bộ luật Gia Long,… Ở
Bắc kỳ có bộ Dân luật Bắc ( tên chính thức là Bộ Dân luật thi hành tại các tòa Nam án
Bắc kỳ) ban hành ngày 30-3-1931. Bộ luật này gồm có 4 quyển 1455 điều, trong đó có
các vấn đề về hôn nhân và gia đình được quy định tại quyển thứ nhất ( tập trung từ Điều
68 đến Điều 461). Ở Trung kỳ có bộ Dân luật Trung ( tên chính thức là Hoàng Việt
Trung kỳ hộ luật) gồm 5 quyển 1709 điều được ban hành trong nhiều năm ( từ năm 19565

Người ta vẫn quen gọi đây là bộ Dân luật giản yếu năm 1883 (Précisde 1883). Và việc ban hành bộ luật này đã
được quy định tại điều 3 sắc lệnh ngày 3-10-1883 về quốc tịch và trú quán.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

11

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất


1939) bộ luật này có nội dung gần giống như bộ Dân luật Bắc, chỉ có thay đổi nhỏ so với
bộ Dân luật giản yếu áp dụng miền Nam và ba thành phố lớn, Dân luật Bắc và Dân luật
Trung gắn với phong tục tập quán của người Việt Nam hơn so với Dân luật giản yếu.
Dưới thời Pháp thuộc một chế định mới là chế định ly thân bước đầu được hình
thành bên cạnh ly hôn. Ly thân được hiểu là hai vợ chồng không sống chung như lúc ban
đầu, lúc này quan hệ hôn nhân giữa hai người vẫn còn về mặt pháp lý họ vẫn còn là vợ
chồng, vẫn còn quyền và nghĩa vụ vợ chồng đối với nhau, trừ nghĩa vụ đồng cư được
hiểu là sống chung một nhà. Ly thân như một giải pháp quá độ, một giai đoạn thử thách
cuối cùng trước khi đi tới ly hôn.
Trong bộ Dân luật giản yếu có quy định: “Trong trường hợp có thể xin ly hôn
được thì vợ, chồng cũng có thể xin ly thân được. Đơn này sẽ được thẩm cứu và xử như vụ
ly hôn. Sau này, cũng có thể căn cứ vào những duyên cớ đã nại ra để xin ly thân mà khởi
tố xin ly hôn”6.
Qua đây cho thấy chế định ly thân đã được pháp luật thừa nhận và được quy định
từ rất sớm, cụ thể là trong bộ Dân luật giản yếu năm 1884 áp dụng cho miền Nam và ba
thành phố lớn ( Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) Việt Nam, đây được xem là chế định mới,
và tiến bộ trong lịch sử Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Khác so hẳn với bộ Dân luật giản yếu, bộ Dân luật Bắc và bộ Dân luật Trung
không có điều nào quy định về ly thân. Tuy nhiên chế định ly thân cũng dần được xác lập
qua các án lệ. Toà án xử cho hai vợ chồng được ở riêng ( biệt cư) trong trường hợp họ
không thể sống chung với nhau được nữa, đồng thời giải quyết cả về việc nuôi dưỡng,
chăm sóc con và cấp dưỡng cho vợ,...
Từ những quy định của ba bộ Dân luật nêu trên cho thấy chế định ly thân là một
chế định mới mẻ so với pháp luật và tục lệ cổ xưa của người Việt Nam mà từ khi có bộ
Dân luật giản yếu ra đời. Chế định ly thân là một chế định quan trọng được pháp luật
Pháp thừa nhận và quy định từ rất lâu trong bộ luật dân sự nước Pháp, do miền Nam ảnh
hưởng lớn đến nếp sống thực dân Pháp nên khi ban hành luật cũng không tránh khỏi bị
ảnh hưởng đến pháp luật Pháp, chế định ly thân lần đầu tiên được quy định song song với
chế định ly hôn trong bộ Dân luật giản yếu áp dụng cho miền Nam, trong khi đó ở hai bộ
luật ở hai miền Bắc và Trung kỳ thì không quy định về chế định ly thân vì hai bộ luật trên

còn mang nhiều tục lệ, pháp luật xưa của người Việt Nam gần gủi với người Việt hơn so
với bộ luật ban hành ở miền Nam, tuy nhiên dù không được thừa nhận chính thống trong
luật như ở bộ Dân luật giản yếu nhưng dần dần chế định ly thân cũng được thừa nhận
bằng cách xác lập qua các án lệ. Tòa án cho phép vợ chồng ở riêng khi thấy không thể
sống chung với nhau được nữa, đồng thời giải quyết về tài sản cũng như nghĩa vụ cấp

6

Dân luật giản yếu

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

12

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

dưỡng. Điều này cho thấy chế định ly thân đã có và được pháp luật công nhận từ rất lâu
trong pháp Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Giai đoạn sau cách mạng tháng tám năm 1945.
Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, ở vùng tạm chiến, tuy thực dân Pháp liên
tiếp thay đổi bộ máy cầm quyền từ “giải pháp Nam kỳ tự trị”7 đến “giải pháp Bảo Đại”8
nhưng về mặt pháp luật, nhất là luật dân sự ( trong đó có các chế định về hôn nhân và gia
đình) vẫn không có gì thay đổi. Các bộ Dân luật giản yếu, Dân luật Bắc, Dân luật Trung
được tiếp tục thi hành ở vùng tạm chiến và ở miềm Nam. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ
năm 1954 đất nước chia cắt thành hai miền, với hai chính quyền riêng: ( miền Bắc) Việt
Nam dân chủ cộng hòa, ( miền Nam) chính phủ Việt Nam cộng hòa với hai chế độ khác
nhau, năm 1959 ở nước ta có hai bộ luật về hôn nhân và gia đình cùng được ban hành đó

là Luật Hôn nhân và gia đình của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở ( miền
Bắc) và Luật 1/59 về gia đình chính phủ Việt Nam cộng hòa ở ( miền Nam).
Đối với miền Nam ở lĩnh vực hôn nhân và gia đình bắt đầu từ năm 1959 qua Luật
Gia Đình ngày 02-01-1959. Tính đến ngày 30-4-1975 pháp luật hôn nhân và gia đình ở
miền Nam được quy định lần lượt trong các đạo luật sau đây:

Luật gia đình ( số 1/59) ngày 02-01-1959 ( thời Ngô Đình Diệm)

Sắc luật số 15/64 ngày 23-7-1964 quy định giá thú, tả hệ và tài sản cộng đồng (
thời Nguyễn Khánh)

Bộ Dân luật ban hành do Sắc luật số 028/TT/SLU ngày 20/12/1972 ( thời Nguyễn
Văn Thiệu) quy định hôn nhân và gia đình chung với các chế định dân sự khác.
Luật 1/59 gồm 135 điều quy định về hôn thú, chế độ tài sản vợ chồng, sự ly thân,
sự ngoại hôn, con chính thức, con ngoại hôn, sự lập con nuôi. Nội dung của luật này có
nhiều chế định giống Dân luật Bắc và bộ Dân luật của nước Pháp ( codecivil).
Văn bản pháp luật này chính thức bãi bỏ chế định hôn nhân một chồng nhiều vợ,
đồng thời đề ra một số quy định xa lạ đối với tập quán, phong tục Việt Nam như cấm vợ
chồng ly hôn nhưng cho phép ly thân, định ra những biện pháp xử phạt khắt khe đối với
các trường hợp vi phạm nghĩa vụ vợ chồng.

7

“Giải pháp Nam kỳ tự trị” Lần lượt với các thủ tướng:
- Nguyễn văn Thinh (07-5-1946 _ 09-11-1946)
- Lê Văn Hoạch (15-11-1946 _ 29-9-1947)
- Nguyễn Văn xuân (01-10-1947 _ 02-6-1948)
8

“Giải pháp Bảo Đại” Do Bảo Đại làm Quốc trưởng với các thủ tướng sau:

- Bảo Đại kiêm nhiệm (01-7-1948 _ 21-01 1950)
- Nguyễn Phan Long (21-01-1950 – 06-5-1950)
- Trần Văn hữu (06-5-1950 _ 06-6-1950)
- Nguyễn Văn Tâm (06-6-1952 _11-01-1954)
- Bửu Lộc (11-01-1954 _ 06-01-1954)
- Ngô Đình Diệm (06-7-1954 _ 26-10-1955).

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

13

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

Theo quan điểm của các nhà làm luật lúc bấy giờ, gia đình bị tan vỡ hoàn toàn do
sự ly hôn, ly hôn sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề về tinh thần cho con cái, cho người thân và
xã hội, cho nên để khuyến khích và tán trợ sự thuần nhất của gia đình “ luật gia đình cấm
ly hôn và hiện tượng vợ chồng ruồng bỏ nhau. Tuy nhiên trong vài trường hợp đặc biệt
tổng thống có quyền quyết định cho phép ly hôn, thay vào biện pháp ly hôn luật cho phép
ly thân”.
Ly thân khác ly hôn, vì khi ly thân quan hệ vợ chồng vẫn còn tồn tại hai bên vẫn
phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ vợ chồng chỉ trừ nghĩa vụ đồng cư là sống chung với
nhau, nghĩa là họ được tòa án cho phép ở riêng. Luật Gia Đình quy định vợ hay chồng có
thể xin ly thân khi có một trong ba duyên cớ sau đây: “ 1. phạm gian bất cự tại nơi nào; 2.
ngược đãi hay bạo hành; 3. điểm nhục thậm từ”9. Sau khi hòa giải ba làn vẫn không thành
thì tòa án sẽ xử cho ly thân. Bản án ly thân không chấm dứt chế độ tài sản chung, tòa án
sẽ quy định giao tài sản chung cho một người quản lý”.
Nếu Dân luật giản yếu năm 1884 thừa nhận chế định ly thân song song với chế

định ly hôn, trong trường hợp ai muốn ly hôn thì xin ly hôn còn ai muốn ly thân thì xin ly
thân và căn cứ cho ly thân cũng tương tự như căn cứ cho ly hôn, nhưng đến Luật Gia
Đình năm 1959 thì chế định ly thân đã thay thế chế định ly hôn, luật chỉ cho phép ly thân
không cho phép ly hôn trừ một số trường hợp đặc biệt mà tổng thống mới có quyền xem
xét cho ly hôn, thực tế việc cấm ly hôn giai đoạn này đã thể hiện triết lý thiên chúa giáo
mà giới cầm quyền ở miền Nam lúc bấy giờ chịu ảnh hưởng rất sâu sắc theo giáo lý thiên
chúa “ việc gì chúa đã công nhận thì người đời không có quyền thay đổi”.
Ngày 23-7-1964 Sắc luật 15/64 đã thay thế Luật 1/59 trong sắc luật này có nhiều
điểm thông thoáng hơn được coi có nhiều tiến bộ hơn so với luật gia đình 1/59 trong đó
tiêu biểu là những quy định về chế định ly thân có ý nghĩa quan trọng và sâu sắc nhất.
Khác so với Luật 1/59 chỉ cho ly thân mà cấm ly hôn, sắc Luật 15/64 cho phép cả việc ly
hôn và ly thân theo yêu cầu của vợ, chồng.
Theo Sắc luật 15/64, ly thân là vợ chồng sống riêng biệt trong thời gian ly thân
họ vẫn còn nghĩa vụ vợ chồng với nhau. Tuy nhiên họ có chỗ ở và tài sản được phân chia
riêng biệt là giải quyết việc nuôi dưỡng con cái như các vụ ly hôn, nếu sau khi ly thân vợ,
chồng tái hợp, đoàn tụ lại với nhau thì sự ly thân cũng coi như đã chấm dứt. Việc ly thân
chì được tòa án thụ lý giải quyết đối với những cặp vợ chồng có thời gian hôn nhân là 2
năm, lý do xin ly thân cũng giống như ly hôn là: “1. vì một người ngoại tình; 2. vì một
người bị kết án trọng hình vì thường tội; 3. vì sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ, là
cho không thể nào sống chung với nhau được nữa; 4. vì một người mất tích; 5. vì một
người bỏ phế gia đình”10. Tòa án giải quyết đơn xin ly thân hai lần mỗi lần cách nhau ba
9
10

Điều 56 Luật 1/59
Điều 63 Sắc Luật 15/64

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

14


SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

tháng nếu hòa giải không thành tòa án xét cho ly thân, sau ba năm có thể xin hoán cải án
ly thân thành ly hôn. Người có lỗi trong việc ly hôn phải chịu mọi án phí hoán cải. Nếu
hai bên đều có lỗi thì mỗi bên chịu phân nửa án phí.
Nhìn chung Sắc luật 15/64 quy định về chế định ly thân khá rõ ràng hơn so với
Luật 1/59, trong sắc luật có quy định điều kiên để được tóa án thụ lý đơn xin ly thân, để
được cho ly thân điều đầu tiên là cặp vợ chông phải có thời gian hôn nhân là hai năm, và
còn có quy định lý do để xin ly thân như đã liệt kê ở trên, qua Sắc luật 15/64 cho thấy chế
định ly thân có tầm quan trong rất lớn trong thời kỳ này, và mang một ý nghĩa quan
trọng, sâu sắc.
Xã hội không ngừng vận động, thay đổi và phát triển, pháp luật cũng không nằm
ngoài vòng quy luật đó. Năm 1972 miền Nam tiếp tục cho ra đời một bộ luật mới là bộ
Dân luật năm 1972 ngày 20-12-1972 để phù hợp với xã hội lúc bây giờ, bộ Dân luật này
gồm có 5 quyển 1500 điều, trong đó có quy định vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia
đình được quy định trong quyển thứ nhất, tập trung từ thiên thứ 5 đến thiên thứ 9 (từ điều
99 đến điều 361), liên quan đến hôn nhân và gia đình trong đó có chế định ly thân. Ly
thân được quy định trong bộ Dân luật này như sau: “Ly thân là vợ chồng có thể thuận
tình ly thân nếu hôn thú đã được lập trên 2 năm và không quá 20 năm, vợ chồng có thể
xin ly hôn hoặc ly thân trong các trường hợp sau đây: vì sự ngoại tình của một bên; vì
một bên bị kết án trọng hình vì thường tội; bì bị ngược đãi, bạo hành nhục mạ không thể
ăn ở với nhau được nữa”11 . Thủ tục và hậu quả của việc ly thân cũng tương tự Luật 1/59
và Sắc luật 15/64. Nhìn chung bộ Dân luật năm 1972 quy định về chế định ly thân dựa
trên tinh thần thừa kế của Luật 1/59 và Sắc luật 15/64 chứ không có thay đổi gì đáng kể.
Nếu như ở miền Nam Việt Nam chế định ly thân được pháp luật công nhận và
phát triển thành một chế định trong Luật Hôn nhân và gia đình tại rất nhiều bộ luật đã lần

lượt được thay đổi như: Bộ Dân luật giản yếu năm 1884, bộ Luật Gia Đình 1/59 năm
1959, sắc Luật 15/64 năm 1964, bộ Dân luật năm 1972. Thì ở miền Bắc và miền Trung
nước ta vẫn không thừa nhận chế định ly thân, năm 1884 bộ Dân luật Bắc, và bộ Dân luật
Trung không có một điều khoản nào quy định chế định này. Tuy nhiên chế định ly thân
vẫn thừa nhận bằng cách xác lập qua các án lệ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đất nước bị chia cắt thành hai miền
Nam, Bắc, với hai chính quyền riêng, (miền Bắc) Việt Nam dân chủ cộng hòa, (miền
Nam) chính phủ Việt Nam cộng hòa với hai chế độ khác nhau. Từ đó pháp luật Nhà nước
cách mạng xã hội chủ nghĩa liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình như: Sắc luật số
159-SL ngày 17-11-1950, luật ngày 29-12-1959, chỉ có một giải pháp cho việc chấm dứt
mối quan hệ hôn nhân đó là ly hôn, luật không thừa nhận chế định ly thân như pháp luật
ở miền Nam.
11

Điều 170 Bộ Dân luật

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

15

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

1.2.1.2 Việt Nam giai đoạn sau năm 1975
Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa áp
dụng thống nhất trên toàn quốc. Xuất phát từ những yêu cầu đó, hội đồng Chính phủ ban
hành Nghị quyết số 76/CP ngày 25-3-1977, quy định việc thi hành thống nhất luật hôn

nhân và gia đình trong phạm vi cả nước. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 chính thức
thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình của chế độ Sài Gòn và áp dụng tại niềm Nam cho
đến thời điểm đó. Hiến pháp năm 1980 ra đời ngày 18-12-1980 cũng đã quy định những
nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình qua các điều 38, 47, 63, 64.
Thời kỳ này pháp luật nước ta đã phát triển hơn một bước, việc thực hiện Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 tuy đã tạo ra chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của
người dân nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Những hạn chế cùng với những thay đổi
của đất nước ta giai đoạn này chính là nguyên nhân của sự ra đời của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 1986.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 trên cơ sở kế thừa và phát triển của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã chính thức
được Quốc hội thông qua ngày 29-12-1986, gồm 10 chương 57 điều. Tuy được đánh giá
là có tiến bộ hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 nhưng Luật Hôn nhôn và
gia đình năm 1986 cũng trên tinh thần kế thừa Luật Gia Đình năm 1959 nên Luật Hôn
nhân và gia đình năm 1986 cũng bỏ qua chế định ly thân, trong luật không có một điều
luật nào quy đình về việc này. Điều này cho thấy Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta
không tiếp thu và công nhận chế định ly thân trong luật gia đình của chế độ Sài gòn được
quy định trong Luật Gia đình 1/59 hay Sắc luật 15/64.
Tuy Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có nhiều điểm tiến bộ hơn so với Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 nhưng do được soạn thảo trong hoàn cảnh đất nước còn
nhiều khó khăn, đời sống kinh tế xã hội chưa được ổn định nên còn những điểm chưa rõ
ràng khó áp dụng trên thực tế nên việc ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là
việc làm hoàn toàn cần thiết. Việc xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhằm
hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, đảm bảo các quy định trong luật với các
văn bản pháp luật có liên quan, khắc phục những thiếu sót mà Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1986 đã mắc phải.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, được Quốc hội khóa X, kỳ hợp thứ 7 chính
thức thông qua ngày 09-6-2000 có hiệu lực từ ngày 01-01-2001 gồm 13 chương 110 điều.
Cũng giống như Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 cũng không thừa nhận chế định ly thân, nhưng trên thực tế thì ly thân được các tòa

án xem đó như là một căn cứ xét thấy tình trạng hôn nhân không hạnh phúc, đời sống hôn
nhân không thể kéo dài mà cho ly hôn, cụ thể được quy định tại Nghị quyết số
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

16

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

02/2000/NQ- HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000, tại mục 8 điểm a.2 của Nghị quyết này quy định “Để có cơ sở nhận định đời
sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại
tại điểm a.1 mục 8 này, nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần,
nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau,
hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ nhận định
rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài”. Như vậy tuy luật không thừa nhận
ly thân nhưng trên thực tế ly thân được xem là một căn cứ xem xét cho ly hôn. Năm 2000
vấn đề ly thân đã được đưa vào dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1986 nhưng không được Quốc hội thông qua.
Trong xã hội hiện đại, ly thân đang là giải pháp được nhiều cặp vợ chồng chọn
lựa như là một cách "ly hôn thử" trước khi cùng nhau đưa ra giải pháp tốt nhất cho cuộc
hôn nhân của mình, nhưng điều đáng nói là tuy ly thân đang là một xu hướng trong xã
hội nhưng pháp luật lại không có một quy định nào điều chỉnh đến, nên tại cuộc họp Ban
soạn thảo sửa đổi bổ sung một số điều Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 do Bộ tư
pháp tổ chức mới đây có nhiều ý kiến cho rằng hiện cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó
khăn trong việc giải quyết các vụ liên quan đến ly thân, bởi hiện tại Luật Hôn nhân và gia
đình chưa có quy định nào về vấn đề này, nên ly thân hiện đang được đưa vào dự thảo
nên đưa chế định ly thân vào luật hay không.

Nhìn chung qua quá trình hình thành và phát triển của chế định ly thân cho ta
thấy chế định ly thân lần đầu tiên được quy định trong bộ Dân luật giản yếu năm 1884, và
phát triển dần qua các bộ luật như: bộ Luật Gia đình 1/59, Sắc luật 15/64, hay bộ Dân
luật 1972 tuy nhiên chỉ được áp dụng cho miền Nam Việt Nam giai đoạn trước năm
1975, sau năm 1975 thống nhất đất nước chế định ly thân đã bị bãi bỏ trong các bộ Luật
Hôn nhân và gia đình nước ta, từ đó đến nay pháp Luật Hôn nhân và gia đình nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn không có chế định ly thân, mà mới đây chế
định này chỉ mới được đưa vào dự thảo luật sửa đổi bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 mà thôi.
1.2.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của chế định ly thân ở một
số quốc gia trên thế giới
1.2.2.1 Ở quốc gia Pháp
Bộ Luật Dân sự Pháp ra đời năm 1804 và sau đó đã có những cải cách nhất định.
Trước đây, miền Nam nước Pháp chịu ảnh hưởng của luật La tinh, miền Bắc thì chịu ảnh
hưởng của luật truyền thống. Do đó, Pháp muốn thống nhất tất cả các luật rời rạc lại
thành một bộ luật thống nhất và năm 1790 Pháp đã quyết định xây dựng một bộ luật dân
sự thống nhất. Từ 1790 - 1804 đã có 3 dự thảo được đưa ra. Dự thảo đầu tiên có 695 điều
chia 2 phần: con người và tài sản. Dự thảo 3 có 3 phần: con người, tài sản và nghĩa vụ.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

17

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

Tuy nhiên, cả hai dự thảo này không được thông qua. Đến năm 1804 Hoàng đế Napoleon
thành lập Ban soạn thảo gồm 4 luật gia: 2 người từ miền bắc và 2 người từ miền nam. Ủy
ban này đã soạn thảo và đã thống nhất các vấn đề mà lâu nay còn nhiều tranh luận. Năm

1804 Bộ Luật Dân Sự Pháp đã ra đời, gồm có 2283 điều khoản gồm: con người, tài sản,
sở hữu và được thông qua vào ngày 21-3-1804 từ khi có hiệu lực vào năm 1804 Bộ luật
dân sự Pháp được chia thành ba quyển, cụ thể là:

Livre 1: Des personnes (cá nhân)

Livre 2: Des biens et des différentes modifications (tài sản và những thay đổi về sở
hữu)

Livre 3: Des différentes manières dont on acquiert la propriété (các phương thức
xác lập quyền sở hữu, những quy định chung )12
Theo Bộ Luật Dân Sự Pháp cũng có quy định về chế định ly thân rất rõ ràng tại
quyển thứ nhất. Cá nhân, thiên VI, chương IV ly thân được quy định (từ điều 296 đến
điều 309) trong đó: mục một quy định về các trường hợp ly thân và thủ tục ly thân (từ
điều 296 đến điều 298), mục hai quy định hệ quả pháp lý của việc ly thân (từ điều 299
đến điều 304), mục ba quy định về việc chấm dứt ly thân ( từ điều 305 đến điều 309).13
Theo quy định việc ly thân có thể được giải quyết theo yêu cầu cả một trong hai
vợ chồng trong những điều kiện tương tự như trong ly hôn, người vợ hoặc chồng bị yêu
cầu ly hôn có thể nộp đơn yêu cầu phản tố xin giải quyết cho ly thân tuy nhiên nếu xét
thấy có căn cứ cho ly hôn thì thẩm phán sẽ giải quyết cho ly hôn và ngược lại người vợ
hoặc chồng bị yêu cầu ly thân có quyền yêu cầu phản tố xin ly hôn. Mặc khác ly thân
không làm chấm dứt nghĩa vụ vợ chồng mà chỉ làm chấm dứt nghĩa vụ chung sống giữa
vợ và chồng mà thôi, điều này có nghĩa một trong hai bên vợ và chồng không được phép
kết hôn mới, dù không còn chung sống với nhau nhưng vẫn phải giữ nghĩa vụ chung thủy
với nhau. Khi ly thân tài sản bắt buộc phải được tách riêng ra, việc cấp dưỡng được quy
dịnh như khi ly hôn,…
Nhìn chung chế định ly thân ở pháp được Pháp luật thừa nhận và được quy định
trong pháp luật dân sự pháp từ rất sớm và cho đến ngày nay chế định này vẫn được giữ
và phát triển theo bộ lịch sử của bộ luật Dân sự. Ở Pháp ly thân được hầu hết các cặp vợ
chồng lựa chọn khi mối quan hệ hôn nhân của họ gặp vấn đề, ly thân như một biện pháp

giúp những cặp vợ chồng này có thời gian suy nghĩ lại cho nhau cơ hội hàn gắn tránh tình
trạng vội vàng khi quyết định ly hôn.
Mặc khác Pháp là một quốc gia có số dân theo đạo thiên chúa giáo rất đông,
những cặp gia đình theo đạo thiên chúa giáo khi kết hôn thì dù cuộc hôn nhân không
mang lại hạnh phúc, đời sống hôn nhân đối với họ chỉ là sự ràng buột, gây đau khổ cho
12
13

/>Bộ luật Dân sự Pháp ( nhà xuất bản tư pháp)

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

18

SVTH: Trần Thị Thúy


Ly thân – cai nhìn dưới góc độ luật học, thực tiễn và hướng đề xuất

nhau thì vẫn không được phép ly hôn vì theo giáo lý thiên chúa “những gì chúa công
nhận thì người đời không được thay đổi” chình vì thế khi không ly hôn được những
trường hợp này chọn giải pháp ly thân như là sự giải thoát cho nhau mà pháp luật cho
phép và điều chỉnh những hệ quả như ly hôn, hay nói cách khác ở Pháp ly hôn và ly thân
là hai chế định được quy định song song những ai ly hôn dược thì chọn giải pháp ly hôn
còn những trường hợp nào không ly hôn được thì xin ly thân.
1.2.2.2 Ở quốc gia Philippines
Năm 1987, Tổng thống Corazon Cojuangco Aquino theo lện số 209 vào ngày
06-7-1987 đã ban hành thành luật Luật Gia Đình năm 1987, được dự định để thay thế
cuốn I của Bộ luật dân sự liên quan đến hôn nhân và gia đình. Bộ Luật Gia Đình đã bắt
đầu từ năm 1979 và được soạn thảo bởi hai ủy ban liên tiếp, lần đầu tiên được trụ trì bởi

Thẩm phán của tòa án tối cao Flerida Ruth Romero, và lần thứ hai dưới sự chủ trì của cựu
Thẩm phán của Tòa án tối cao JBL Reyes.
Bộ Luật Gia Đình bao gồm các điều luật quy định về mối quan hệ hôn nhân và
gia đình như các định nghĩa và các vật dụng cần thiết cho hôn nhân, tài sản vợ chồng, các
quy định về chế định ly thân,… Bộ Luật Gia Đình năm 1987 được đánh dấu là bước phát
triển trong lịch sử luật pháp hôn nhân và gia đình của philippines.
Cùng với thánh địa Vatican, Philippines đã trở thành quốc đảo mà ở đó những
cặp vợ chồng dù có chán nhau đến mấy cũng không được phép ly hôn. Hiện nay, 80%
trong số dân 90 triệu người của Philippines đều theo đạo Công giáo.14 Cùng với sự ảnh
hưởng rất lớn từ giáo lý thiên chúa “ những gì chúa đã thừa nhận thì người đời không
được phép thay đổi” nên trong Công giáo của Philippines cấm kỵ một điều là các cặp vợ
chồng không được phép ly hôn dù cuộc hôn nhân có tồi tệ đến đâu đi nữa, vì thế trong
luật pháp tại quốc đảo này cũng tồn tại điều luật trên.
Song tuy luật không tồn tại chế định ly hôn nhưng luật có quy định về ly thân, ly
thân như là một điều luật thay thế cho ly hôn để giải quyết vấn đề hôn nhân như là ly hôn.
Trong luật gia đình quy định cụ thể về quyền cũng như nghĩa vụ của vợ và chồng khi ly
thân, khi được giải quyết cho ly thân thì đồng thời cũng được tòa án giải quyết về tài sản;
nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dạy, chăm con cái,…
Khác hơn so với các chế định ly thân ở một số quốc trên thế giới, chế định ly
thân ở Philippines như là một biện pháp thay thế hoàn toàn cho việc ly hôn. Sau này mãi
đến 1997 thì ly hôn ở Philipines mới cho phép ly hôn, tuy nhiên chế định này cũng không
được ghi nhận qua điều luật nào trong luật hôn nhân và gia đình. Đây cũng được xem là
bước thay đổi mang tính lịch sử về mối quan hệ hôn nhân và gia đình ở quốc gia này,
14

Hải Hiền (Theo Huanqiu), Lạ lùng luật cấm ly hôn ở Philippines, />
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

19


SVTH: Trần Thị Thúy


×