Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP QUẢN lý NHÀ nước về KHÁM CHỮA BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.06 KB, 79 trang )

z
Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 34 (2008 -2012)

Đề tài:

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHÁM CHỮA BỆNH

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Huỳnh Thị Sinh Hiền

Phạm Ngọc Ánh
MSSV: 5085864
Lớp: Luật Tƣ pháp 1- K34

Cần Thơ, tháng 5/2012


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. Trang 1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHÁM CHỮA BỆNH .............................................................. 3
1.1 Cơ sở lý luận chung về khám chữa bệnh ............................................................ 3
1.1.1 Khái quát chung về khám chữa bệnh.......................................................... 3
1.1.2 Tính tất yếu của sự hình thành và phát triển hoạt động khám chữa bệnh.6
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh ........................... 7
1.1.4 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về khám chữa bệnh......... 9
1.2 Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh ................................ 13
1.2.1 Khái quát chung quản lý nhà nước về khám chữa bệnh .......................... 13
1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước đối với công tác khám chữa bệnh.................... 14
1.2.3 Cơ quan quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ....................................... 14
1.2.4 Yêu cầu đối với quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ............................ 18
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHÁM CHỮA BỆNH ...... 21
2.1 Xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh...21
2.1.1 Xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám chữa
bệnh ................................................................................................................................ 21
2.1.2 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về khám chữa bệnh .................. 22
2.2 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khám chữa bệnh ......................................... 24
2.3 Quản lý chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...26
2.3.1 Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ........................................... 26
2.3.2 Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ........................................... 35
2.4 Thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính về khám chữa bệnh ............................ 39
2.4.1 Thanh tra hoạt động khám chữa bệnh ..................................................... 39
2.4.2 Xử phạt vi phạm hành chính về khám chữa bệnh..................................... 41
2.5 Quản lý nguồn lực trong khám chữa bệnh ............................................................ 44
2.5.1 Quản lý nguồn nhân lực ............................................................................ 44
2.5.2 Quản lý việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong khám
chữa bệnh ....................................................................................................................... 45
2.6 Thực hiện hợp tác quốc tế về khám chữa bệnh ..................................................... 46



Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHÁM CHỮA BỆNH –
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP .............................................................................. 48
3.1 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh hiện nay ................................. 48
3.1.1 Kết quả đạt được ....................................................................................... 48
3.1.2 Những tồn tại ............................................................................................. 52
3.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh ............ 61
3.2.1 Cơ chế, chính sách, pháp luật về khám chữa bệnh và việc tổ chức thực
hiện của các cơ quan chức năng chưa hợp lý ............................................................... 61
3.2.2 Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối
với công tác khám chữa bệnh ........................................................................................ 62
3.2.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về khám chữa bệnh
chưa được quan tâm đúng mức ..................................................................................... 62
3.2.4 Nhân lực quản lý công tác khám chữa bệnh còn thiếu, yếu về số lượng
cũng như chất lượng .................................................................................................. 63
3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về khám chữa
bệnh hiện nay ................................................................................................................. 63
3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo cơ sở pháp lý thống nhất,
phù hợp với thực tiễn hoạt động khám chữa bệnh ........................................................ 63
3.3.2 Tăng cường công tác quản lý thông qua việc thanh tra, kiểm tra và xử lý
nghiêm các vi phạm về khám chữa bệnh ....................................................................... 64
3.3.3 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật
về khám chữa bệnh ......................................................................................................... 65
3.3.4 Nhanh chóng khắc phục những bất cập tồn tại của đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ............................................................ 66
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 68


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh



Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
LỜI NÓI ĐẦU
-----1. Lý do chọn đề tài
Ngƣời có sức khỏe có 100 ƣớc muốn, ngƣời không có sức khỏe chỉ có một ƣớc
muốn duy nhất là sức khỏe. Đó là câu ngạn ngữ Nga nổi tiếng đƣợc nhiều ngƣời biết
đến. Do đó, quan niệm sức khỏe là vốn quý nhất của con ngƣời luôn đúng trong mọi
thời đại, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã trở thành vấn đề cốt lõi của quốc gia, trực
tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong
những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm từ khâu phòng bệnh đến chữa
bệnh, hoàn thành sứ mạng chăm lo sức khỏe nhân dân. Cụ thể, các nguồn lực cho y tế
ngày càng mạnh, chỉ số sức khỏe nhân dân không ngừng cải thiện, nhiều căn bệnh
hiểm nghèo dần đƣợc đẩy lùi, nền y học Việt Nam đã có vị thế trên trƣờng quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì công tác khám chữa bệnh còn bộc lộ
một số hạn chế nhất định mà nguyên nhân phải kể đến là sự yếu kém trong công tác
quản lý của nhà nƣớc về khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, sự phát triển của xã hội kéo
theo sự ô nhiễm môi trƣờng, báo động về an ninh lƣơng thực, an toàn thực phẩm và
cảnh báo về hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu… luôn là mối đe dọa đến sức khỏe
con ngƣời làm cho diễn biến bệnh tật ngày càng phức tạp. Chính vì vậy, nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh là một việc làm cấp bách hiện nay góp
phần đáng kể cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Với mục đích đó mà ngƣời viết chọn đề tài “Quản lý Nhà nƣớc về khám chữa
bệnh” dƣới sự hƣớng dẫn của Cô Huỳnh Thị Sinh Hiền - Giảng viên Bộ môn Luật
Hành Chính, Khoa Luật, Trƣờng Đại học Cần Thơ làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh là một chủ đề nóng bỏng hiện nay đƣợc
các nhà quản lý cũng nhƣ các chủ thể tham gia hoạt động khám chữa bệnh quan
tâm. Do đó, có không ít bài viết trên các báo, tạp chí bình luận vấn đề này. Tuy

nhiên, nhìn chung, việc nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
vẫn còn tản mạn ở những khía cạnh, nội dung nhất định mà chƣa có một công trình
nào nghiên cứu nó một cách trực diện và có hệ thống. Vì vậy, vẫn còn rất nhiều vấn
đề lý luận và thực tiễn từ nó, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu ở một phạm vi, cấp độ
thích hợp hơn.

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 1

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
3. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh để thấy
đƣợc những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những bất cập, tồn tại của công tác quản lý
nhà nƣớc về khám chữa bệnh. Từ đó có một vài đề xuất giúp công tác quản lý nhà
nƣớc về khám chữa bệnh ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần chăm sóc sức khỏe
ngƣời dân Việt Nam để đất nƣớc phát triển.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, ngƣời viết tập trung nghiên cứu những vấn đề
xoay quanh hoạt động quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh theo những quy định
của pháp luật Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về
khám chữa bệnh bao gồm kết quả đạt đƣợc, tồn tại cũng nhƣ tìm ra những nguyên
nhân dẫn đến tồn tại đó. Từ đó ngƣời viết kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, các phƣơng pháp sƣu tầm tài liệu, phân
tích - thống kê, kết hợp lý luận với thực tiễn, so sánh, đánh giá, tổng hợp… đƣợc

phối hợp sử dụng để làm rõ nội dung đề tài, cũng nhƣ những vấn đề còn bất cập trên
thực tế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận chung về khám chữa bệnh và quản lý nhà nƣớc về khám
chữa bệnh.
Chƣơng 2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh.
Chƣơng 3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh - nguyên nhân và giải
pháp.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhƣng do hạn chế nhiều về
kiến thức, về thời gian…nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Do đó, rất
mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài này
đƣợc hoàn thiện hơn.

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 2

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHÁM CHỮA BỆNH

1.1 Cơ sở lý luận chung về khám chữa bệnh
1.1.1 Khái quát chung về khám chữa bệnh
1.1.1.1 Lược sử khái niệm về bệnh qua các thời kì

Muốn tiến hành tốt công tác phòng, khám và chữa bệnh, ngƣời thầy thuốc cần
có một khái niệm đúng về bệnh. Vậy bệnh là gì ? Câu hỏi này đã đƣợc đặt ra kể từ
khi loài ngƣời có mặt trên trái đất này. Khái niệm về bệnh đƣợc xây dựng dần trong
quá trình phát triển của nền y học và là kết quả của cuộc đấu tranh liên tục, quyết liệt
giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong bệnh lý học. Quan niệm về bản
chất của bệnh luôn luôn thay đổi, tuỳ theo đà phát triển của khoa học nói chung và
nền y học nói riêng trong từng thời đại.
Trong thời kì nguyên thủy, do khoa học chƣa phát triển, con ngƣời bất lực trƣớc
sức mạnh của thiên nhiên, họ cho rằng bệnh là sự trừng phạt của các thế lực siêu
nhiên (ma, thánh, trời…). Vì vậy, ngƣời nguyên thủy chữa bệnh bằng cách dƣng cúng
các lễ vật để cầu xin hoặc dùng bùa,… Tuy nhiên, thời gian này ngƣời nguyên thủy
cũng đã biết dùng thảo dƣợc để chữa một số bệnh. Đến thời kì cổ đại xuất hiện nhiều
quan điểm khác nhau về bệnh, y học Trung Quốc cho rằng bệnh là do rối loạn âm
dƣơng, có thay đổi quy luật tƣơng sinh, tƣơng khắc của ngũ hành; y học Ai Cập quan
niệm rằng sự sống là do chất khí, và hô hấp là do thu chất khí vào cơ thể, khi chất khí
trong sạch thì khỏe mạnh, chất khí dơ bẩn thì sinh ốm đau, bệnh tật.
Thời kì trung cổ là thời kì mà xã hội trì trệ, thoái hóa, u tối do tôn giáo và phong
kiến đã kìm hãm mọi phát triển khoa học. Y học nằm trong tay các thầy dòng, cha cố
nên quan niệm bệnh là sự trừng phạt của đấng tối cao đối với những tội lỗi mà con
ngƣời đã gây ra. Thời phục hƣng (thế kỉ XVI – XVII) xã hội thoát khỏi thần quyền, y
học cùng với các ngành khoa học khác nhƣ thiên văn học, toán học… đã đem đến cho
y học quan niệm khác về bệnh, bệnh là một rối loạn hóa học trong cơ thể. Thế kỉ
XVIII – XIX là thời kì phát triển của y học hiện đại với sự xuất hiện của nhiều quan
niệm về bệnh dựa trên các học thuyết nổi tiếng nhƣ học thuyết bệnh lý tế bào của
Wirchow (nguyên nhân của bệnh là tổn thƣơng ở tế bào) và học thuyết rối loạn hằng
định nội môi của Claud Benard (bệnh là do rối loạn hoặc tan vỡ cơ chế điều hòa của
cơ thể sống trƣớc sự thay đổi của ngoại cảnh). Thế kỉ XX là thế kỉ của điện tử, của
các chất cao phân tử, của sinh học. Vì thế khái niệm về bệnh cũng rất khác nhau
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền


Trang 3

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
nhƣng khái niệm về sự sống nói chung và bệnh nói riêng cũng chƣa có gì mới so với
các thế kỉ trƣớc.
Khái niệm bệnh hiện nay đƣợc hiểu qua khái niệm về sức khỏe. Theo định nghĩa
của WHO: “Sức khỏe là tình trạng thoải mái về tinh thần, thể chất và giao tiếp xã
hội”. Dƣới góc độ y học, các nhà y học quan niệm rằng: “Sức khỏe là sự lành lặn của
cơ thể về cấu trúc và chức năng, cũng nhƣ khả năng điều hòa, giữ cân bằng nội môi,
phù hợp và thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh”.
Từ đó các nhà y học định nghĩa về bệnh nhƣ sau: “Bệnh là bất kì sự sai lệch
hoặc tổn thƣơng nào về cấu trúc và chức năng của bất kì cơ quan, bộ phận, hệ thống
nào của cơ thể biểu hiện bằng một triệu chứng đặc hiệu giúp cho thầy thuốc có thể
chuẩn đoán xác định và chuẩn đoán phân biệt, mặc dù nhiều khi chƣa rõ nguyên
nhân, bệnh lý học và tiên lƣợng”.1
1.1.1.2 Khái niệm khám bệnh
Khám bệnh là một khâu quan trọng vì nó quyết định khá nhiều cho sự thành
công hay thất bại của công tác chữa bệnh: công tác khám bệnh có làm đƣợc tốt mới
phát hiện đƣợc đúng và đầy đủ các triệu chứng để có thể làm đƣợc một chẩn đoán
thật chính xác và đầy đủ, rồi từ đó mới định đƣợc tiên lƣợng, cách điều trị và phòng
bệnh cho đúng đắn.
Quy trình thực hiện khám bệnh bắt đầu là hỏi, nhìn, sờ, gõ, nghe trong Y học
hiện đại (Tây y) hoặc Tứ chẩn là Vọng chẩn (nhìn), Văn chẩn (nghe), Vấn chẩn (hỏi)
và Thiết chẩn (sờ nắn, bắt mạch) trong Y học cổ truyền. Một khi đã có chẩn đoán sơ
bộ từ việc thăm khám lâm sàng nói trên, bác sĩ có thể quyết định điều trị ngay hoặc
đề nghị một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ
chẩn đoán. Các xét nghiệm cận lâm sàng thƣờng đƣợc dùng trong chẩn đoán là huyết

học, sinh hóa, hình ảnh học, vi sinh vật học, tế bào học, giải phẫu bệnh, thăm dò chức
năng và có thể là các xét nghiệm cao cấp hơn nhƣ di truyền học. Các tƣ liệu về lâm
sàng và cận lâm sàng đƣợc lƣu giữ trong bệnh án của ngƣời bệnh góp phần vào chẩn
đoán và theo dõi điều trị.2
Nhƣ vậy, hiểu một cách đơn giản: khám bệnh là việc xem xét tình trạng cơ thể
ngƣời bệnh để nghiên cứu triệu chứng mà đoán bệnh và định cách điều trị. Khám
bệnh liên quan trực tiếp đến sức khỏe, vốn quý nhất của con ngƣời nên công tác khám
bệnh mang đặc điểm đặc thù sau đây:
1

Từ điển y học Dorlands 2000.

2

Từ điển bách khoa toàn thƣ Việt Nam.

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 4

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
Khám bệnh là một công tác khoa học: ngoài kiến thức y học mà tất cả các thầy
thuốc bắt buộc phải có đầy đủ, còn phải có một quan niệm biện chứng con ngƣời là
một khối thống nhất trong đó mỗi bộ phận đều có liên quan hữu cơ với nhau, vì thế
không chỉ khám đơn độc bộ phận có bệnh mà luôn luôn phải khám toàn bộ cơ thể.
Khám bệnh là một công tác kỹ thuật: khám bệnh phải theo đúng quy tắc khám
và kỹ thuật khám mới phát hiện đƣợc đúng triệu chứng (ví dụ: khi nghe các tiếng

không bình thƣờng ở tim, ở phổi, khi sờ lá lách hoặc gan mấp mé bờ sƣờn, hoặc khi
gõ phản xạ gân…)
Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh thì khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền
sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng,
thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phƣơng pháp điều trị phù hợp đã đƣợc
công nhận.3
Ngày nay mặc dù sự tiến bộ và phát triển của các phƣơng pháp cận lâm sàng,
vai trò của khám bệnh lâm sàng vẫn quan trọng vì nó cho hƣớng chẩn đoán để từ đó
có các chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, tránh tình trạng làm tràn
lan hoặc ngƣợc lại không làm những xét nghiệm cần thiết.
1.1.2.3 Khái niệm chữa bệnh
Hiểu một cách đầy đủ nhất, chữa bệnh là phƣơng pháp điều trị khỏi bệnh hoặc
làm giảm bớt đau đớn, khó chịu cho ngƣời bệnh. Có nhiều phƣơng pháp chữa bệnh
nhƣ: chữa bằng thuốc, bằng ăn uống, bằng tâm lí, vật lí, châm cứu, nƣớc khoáng, bùn
khoáng, lao động, thể dục,… Tại Việt Nam, Y học cổ truyền dân tộc giữ một vị trí
quan trọng cùng với y học hiện đại trong chữa bệnh, đặc biệt trong điều trị các bệnh
mạn tính, cho các đối tƣợng ngƣời cao tuổi, trẻ em, …
Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh: chữa bệnh là việc sử dụng phƣơng pháp
chuyên môn kỹ thuật đã đƣợc công nhận và thuốc đã đƣợc phép lƣu hành để cấp cứu,
điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho ngƣời bệnh.4
Nhƣ vậy, theo cách giải thích của Luật thì chữa bệnh có phạm vi hẹp hơn so với
cách hiểu trên thực tế. Chỉ những phƣơng pháp và thuốc nào đã đƣợc cơ quan có
thẩm quyền công nhận, cho phép lƣu hành mới đƣợc sử dụng vào mục đích chữa
bệnh. Việc quy định nhƣ vậy giúp Nhà nƣớc thuận lợi hơn trong công tác quản lý và
trên hết nhằm đảm bảo cho sự an toàn ngƣời bệnh. Tuy nhiên cách giải thích của Luật
nhƣ vậy dễ gây ra mâu thuẫn, đó là cũng có trƣờng hợp một ngƣời có bài thuốc chữa
3

Khoản 1 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009


4

Khoản 2 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 5

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
bệnh rất công hiệu nhƣng họ chỉ chữa bệnh vì mục đích nhân đạo, không nhằm lợi
nhuận nên không đăng kí hành nghề, và phƣơng pháp cũng nhƣ thuốc của họ cũng
chƣa đƣợc cơ quan có thẩm quyền công nhận, cấp phép. Nếu theo cách giải thích của
luật thì không thể gọi đây là chữa bệnh đƣợc và cũng không có chuyện xử phạt về
hành vi khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề… Đây là điểm hạn chế về
mặt từ ngữ rất phổ biến trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ở
nƣớc ta nói chung. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình, ngƣời viết phân
tích hoạt động chữa bệnh theo cách hiểu trên thực tế, nhƣ vậy sẽ đem đến cho ngƣời
đọc cách nhìn tổng quát hơn và hiểu đúng hơn về hoạt động này.
1.1.2 Tính tất yếu của sự hình thành và phát triển hoạt động khám chữa bệnh
Con ngƣời không những sống trong môi trƣờng tự nhiên mà còn sống trong môi
trƣờng xã hội do loài ngƣời tạo ra. Vì vậy, con ngƣời bị tác động tác của rất nhiều yếu
tố của môi trƣờng bên trong và bên ngoài, tự nhiên và xã hội. Dƣới sự tác động đó
tùy vào thể trạng, sự thích nghi của mỗi ngƣời mà có hay không có tình trạng bệnh tật
xảy ra.
Đã từ lâu, con ngƣời đã nhận thức đƣợc qui luật diễn biến tình trạng sức khỏe
trải qua các giai đoạn khác nhau: khỏe mạnh, ốm đau, tàn tật, tử vong. Trong những
hoàn cảnh nhất định, nhiều ngƣời có thể hy sinh sự sống của mình vì ngƣời khác, vì

cộng đồng, cũng có những ngƣời tự tìm đến cái chết do bệnh tâm thần hoặc bế tắc
trong cuộc sống nhƣng về cơ bản, con ngƣời tham sống sợ chết. Một khi bị ốm đau,
tai nạn, rủi ro… dù nhẹ hay nặng đều cũng có ảnh hƣởng đến tinh thần ngƣời bệnh,
các hiện tƣợng tâm lý bị ảnh hƣởng do đó ngƣời bệnh thƣờng lo âu, buồn phiền, nhân
cách bị thay đổi, trở nên khó tính… Tuy bệnh diễn ra trong cơ thể ngƣời bệnh nhƣng
ngƣời bệnh lại không hiểu nguyên nhân cũng nhƣ cách điều trị nên cần sự hỗ trợ của
ngƣời khác - ngƣời am hiểu về bệnh đang diễn ra trong cơ thể họ và có khả năng cứu
sống họ, giúp họ phục hồi sức khỏe nhƣ cũ, không bị di chứng gây nên tàn tật...
Chính nhu cầu cần đƣợc chăm sóc sức khỏe nhƣ thế dẫn đến sự ra đời của ngành y tế
và những ngƣời chuyên làm công tác khám chữa bệnh.
Trong tình hình kinh tế - xã hội và nền khoa học kỹ thuật càng phát triển thì
bệnh tật cũng ngày gia tăng. Một trong những nguyên nhân chính là do thức ăn của
con ngƣời ngày càng xa rời tự nhiên nhƣ sử dụng hoá chất, chất kích thích, chất phụ
gia trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp trong thực phẩm hàng ngày, nhất là đối với ngành chế
biến thịt, kỹ nghệ chăn nuôi gia súc với nhiều mục đích kinh tế khác nhau đã đƣa đến
cho nhân loại nhiều chứng bệnh nan y, bệnh ung thƣ... gia tăng ngày càng khốc liệt.
Bên cạnh đó là những tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng, thay đổi khí hậu toàn cầu, đã
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 6

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
gián tiếp gây các thiên tai, đại họa, đại dịch cho con ngƣời. Do đó, lĩnh vực y tế nói
chung, khám chữa bệnh nói riêng ngày càng khẳng định đƣợc tầm quan trọng của
mình trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thông qua sự quan tâm của Đảng
và Nhà nƣớc ta, hoạt động khám chữa bệnh ngày càng phát triển và góp phần đáng kể
vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh
Khám chữa bệnh là một hoạt động xã hội diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi từ những
quốc gia lạc hậu, nghèo nàn đến những quốc gia hiện đại, có nền kinh tế phát triển…
Vì vậy, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động này khác nhau ở những quốc gia khác
nhau trong từng thời điểm khác nhau. Việc nhận thức đầy đủ các nhân tố ảnh hƣởng
đến hoạt động khám chữa bệnh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý nhà
nƣớc đối với khám chữa bệnh. Đây là cơ sở để nhà nƣớc thực hiện những biện pháp
thích hợp để công tác quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh ngày càng phát triển,
phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của nhân dân. Có thể nêu một vài nhân tố sau:
1.1.3.1 Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về khám
chữa bệnh
Đây là nhân tố có tính chất quyết định, bao trùm lên các nhân tố còn lại. Thật
vậy, hoạt động khám chữa bệnh ở một quốc gia phải đƣợc Nhà nƣớc định hƣớng,
quản lý cho phù hợp với thực tiễn đất nƣớc. Bằng các công cụ quản lý nhƣ chủ
trƣơng, chính sách pháp luật... Nhà nƣớc sẽ tác động lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt
đƣợc mục tiêu quản lý đã đề ra. Vì vậy, các chính sách, pháp luật về khám chữa bệnh
đúng đắn, phù hợp với các quy luật khách quan cũng nhƣ điều kiện, hoàn cảnh thực tế
của đất nƣớc sẽ đƣợc mọi ngƣời ủng hộ, dễ dàng triển khai trên thực tế làm cho hoạt
động này ngày càng phát triển và khi đó công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực
khám chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn.
1.1.3.2 Cơ cấu, diễn biến bệnh tật trong cộng đồng; tiến bộ khoa học kĩ thuật về y
tế
Cơ cấu, diễn biến bệnh tật luôn biến đổi theo thời gian và theo tình hình phát
triển của đất nƣớc. Việc xác định cơ cấu, diễn biến bệnh tật sẽ là cơ sở khoa học giúp
cho công tác phòng bệnh, xây dựng kế hoạch cấp cứu và điều trị để giúp hạ thấp tối
đa tần suất mắc bệnh và tỉ lệ tử vong. Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật mang đến y học
những thành tựu rực rỡ, giúp con ngƣời chuẩn đoán chính xác bệnh và điều trị hiệu
quả hơn. Một quốc gia có cơ cấu, diễn biến bệnh tật phức tạp, khoa học kĩ thuật y tế
lạc hậu sẽ là gánh nặng cho ngành y tế, ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế đất nƣớc.
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền


Trang 7

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
1.1.3.3 Đặc điểm địa lí, dân cư
Đây là yếu tố quan trọng quyết định tới việc bố trí mạng lƣới cơ sở khám chữa
bệnh ở một địa phƣơng hay khu vực nào đó. Những vùng có điều kiện địa lí thuận lợi,
mật độ dân số cao thƣờng đƣợc đầu tƣ xây dựng mạng lƣới cơ sở khám chữa bệnh
nhiều hơn, hiện đại hơn nên ngƣời dân đƣợc chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, bệnh tật
cũng sẽ tốt hơn. Cũng vì lý do này khiến cho một số vùng ít đƣợc đầu tƣ về y tế nên
khi có nhu cầu ngƣời dân phải đi đến các cơ sở khám chữa bệnh ở xa hiện đại hơn
gây phiền hà, tốn kém, nếu không có điều kiện họ đành chấp nhận sống chung với
bệnh tật.
1.1.3.4 Nguồn lực y tế
Nguồn lực y tế nói chung khám chữa bệnh nói riêng bao gồm nhân lực, kinh phí
đầu tƣ y tế, cơ sở vật chất (bao gồm cả thuốc) phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho
hoạt động chăm sóc sức khỏe. Việc xác định vai trò của các nguồn lực y tế có ý nghĩa
quan trọng, trên cơ sở đó có các biện pháp quản lý phù hợp nhằm củng cố, phát huy
vai trò các nguồn lực phục vụ cho y tế đƣợc tốt hơn.
Nguồn nhân lực (hay nguồn lực con ngƣời) là một nguồn lực quan trọng bên
cạnh các nguồn lực khác (tài chính, khoa học – công nghệ, tài nguyên thiên nhiên),
luôn cần thiết cho mọi sự phát triển. Không nhƣ các ngành, lĩnh vực khác muốn phát
triển nhanh phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, ngành y hoạt động dựa vào con ngƣời là
chính, con ngƣời đóng vai trò chủ chốt từ khâu phòng bệnh đến khám chữa bệnh.
Ngành y tế của một quốc gia muốn phát triển thì phải chú trọng đầu tƣ nguồn nhân
lực y tế không chỉ ở số lƣợng, trình độ chuyên môn mà ở cả đạo đức nghề nghiệp.
Nguồn nhân lực y tế thiếu một trong các yếu tố vừa kể sẽ ảnh hƣởng rất lớn toàn bộ

hoạt động y tế trong đó có hoạt động khám chữa bệnh.
1.1.4 Quan điểm, chính sách của Đảng và cơ sở pháp lý về khám chữa bệnh
1.1.4.1 Quan điểm, chính sách của Đảng về khám chữa bệnh
Khám chữa bệnh là một lĩnh vực trọng tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Vì vậy, việc nghiên cứu quan điểm của Đảng về chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân sẽ góp phần giúp chúng ta có điều kiện hiểu rõ hơn về lĩnh vực khám chữa
bệnh.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin về con ngƣời, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh ngƣời sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - rất coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, con ngƣời là vị trí trung tâm của mọi hoạt động
và quyền đƣợc sống là quyền cao nhất của con ngƣời. Khi đƣợc sống thì sức khỏe là
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 8

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
yếu tố quan trọng nhất, nếu không có sức khỏe thì chẳng làm đƣợc gì. Chính vì vậy
mà Ngƣời dạy chúng ta: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nƣớc nhà, gây đời sống mới,
việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công". Ðó chính là tƣ tƣởng nhân văn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của sức khỏe và vị trí của công tác chăm sóc sức
khỏe.
Có một điều mà chúng ta cần nhận thức sâu sắc, đó là ngay khi cách mạng còn
nhiều khó khăn, gian khổ, đời sống của nhân dân còn gian nan, nhƣng Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã rất coi trọng vai trò của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ngƣời
cho rằng: "Sạch sẽ thì ít ốm đau. Sức khỏe thì làm đƣợc việc, làm đƣợc việc thì có
ăn". Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy: Chăm sóc sức khỏe cũng góp
phần tạo ra của cải xã hội chứ không phải là một công việc chỉ tiêu tốn của cải xã hội.
Các quan điểm của Hồ Chủ Tịch đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta vận dụng xuyên

suốt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân qua các thời kỳ cách mạng khác
nhau. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời đánh dấu một sự thay đổi lớn cho dân tộc Việt Nam, các quyền cơ bản của công
dân đƣợc thừa nhận trong Hiến pháp năm 1946 nhƣng đáng tiếc lại không quy định
cho công dân quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe, tiếp cận dịch vụ y tế.
Hiến pháp năm 1959 là văn bản pháp lý đầu tiên thừa nhận quyền đƣợc hƣởng
dịch vụ y tế nhƣng nhìn chung vẫn chƣa đầy đủ, chỉ mới thừa nhận cho ngƣời lao
động còn các đối tƣợng khác thì chƣa quy định. Tiếp thu những hạn chế đó, tại Nghị
quyết Đại hội Đảng lao động Việt Nam lần thứ III (1960) đã khẳng định: “Con ngƣời
là vốn quí nhất của XHCN. Bảo vệ và bồi dƣỡng sức khỏe của con ngƣời là nghĩa vụ
và mục tiêu cao quí của ngành y tế…”. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lao động
Việt Nam lần thứ IV (1976) khẳng định: “Bảo vệ và tăng cƣờng sức khỏe của nhân
dân là một vấn đề rất quan trọng, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ XHCN.
Đó là mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta, là trách nhiệm cao quí của Đảng và Nhà
nƣớc”.
Vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đổi mới toàn diện. Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, và nhân tố con ngƣời đƣợc đánh giá là
nhân tố quyết định cho sự nghiệp đổi mới. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt
Nam lần thứ VI (1986) khẳng định “Sức khỏe nhân dân, tƣơng lai của giống nòi là
mối quan tâm thƣờng xuyên của Đảng và Nhà nƣớc ta, là trách nhiệm của các ngành,
các đoàn thể…”. Từ đó về sau, qua các kì Đại hội, Đảng luôn nhất quán quan điểm
coi trọng sức khỏe con ngƣời và có những định hƣớng nhất định phù hợp với thực tế,
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 9

SVTH: Phạm Ngọc Ánh



Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
các Nghị quyết nêu rõ trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho nhân dân là của các ngành,
các cấp và toàn thể xã hội.
Bên cạnh các Nghị quyết của Đại hội Đảng phải kể đến Chỉ thị số 06-CT/TW
ngày 22/01/2002 của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng khóa IX về Củng cố và hoàn thiện
mạng lƣới y tế cơ sở. Chỉ thị đƣa ra những giải pháp tích cực cho y tế nƣớc ta lúc bấy
giờ nhƣ củng cố tổ chức, đổi mới phƣơng thức hoạt động y tế cơ sở; tăng cƣờng cán
bộ và trang thiết bị cho y tế cơ sở…
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Nghị
quyết đã khẳng định một trong những chính sách quan trọng của Đảng trong lĩnh vực
xã hội là: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những
chính sách ƣu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc. Đầu tƣ cho lĩnh vực này là đầu
tƣ phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”. Trên cơ sở đó, Nghị quyết đề ra
các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho công tác y tế trong tình hình mới.
Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết 46 và Chỉ thị 06, ngày 01
tháng 4 năm 2009, Bộ Chính trị đã tổ chức hội nghị để tổng kết thành quả đạt đƣợc
cũng nhƣ những hạn chế và ban hành Kết luận số 43-KL/TW. Trong kết luận, Bộ
Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể
chính trị - xã hội và toàn xã hội tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ và tích
cực hơn nữa các quan điểm của Đảng về công tác y tế, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu đã đƣợc đề ra trong Nghị quyết 46-NQ/TW.
1.1.4.2 Cơ sở pháp lý về khám chữa bệnh
Để thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng trong lĩnh vực khám chữa bệnh,
thời gian qua Nhà nƣớc ta đã ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật để
điều chỉnh hoạt động này. Cụ thể nhƣ sau:
Chế độ chăm sóc sức khỏe đƣợc chính thức thừa nhận trong Hiến pháp năm
1959 và tiếp tục đƣợc thừa nhận ở các bản Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001). Hiện nay, quyền đƣợc hƣởng chế độ bảo vệ sức khoẻ
đƣợc quy định tại Điều 61, Hiến pháp 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) “Công dân

có quyền đƣợc hƣởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. Nhà nƣớc quy định chế độ viện phí,
chế độ miễn, giảm viện phí”. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Nhà nƣớc ta đã
ban hành Luật Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989. Đây là đạo luật đầu tiên điều
chỉnh công tác y tế của nƣớc ta, đã tạo cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho mọi hoạt
động của ngành y tế nói riêng và của toàn xã hội nói chung trong sự nghiệp chăm sóc,
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 10

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế
hiện nay, trƣớc những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống pháp
luật về y tế ở nƣớc ta đã không ngừng đƣợc hoàn thiện. Đa số các nội dung cơ bản
của Luật đã không còn phù hợp và đã đƣợc thay thế bằng các Luật, pháp lệnh mới
chuyên sâu về từng vấn đề. Về vấn đề khám bệnh chữa bệnh đã đƣợc quy định tại các
luật, pháp lệnh chuyên sâu nhƣ: Pháp lệnh Hành nghề y, dƣợc tƣ nhân ngày
25/02/2003 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quy định về hành nghề y tƣ nhân (nay đã
hết hiệu lực); Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời và hiến, lấy xác ngày
29/11/2006. Đặc biệt Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009 ra đời đã thể chế

hóa các quy định trong hoạt động khám chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý khá
đầy đủ cho hoạt động khám chữa bệnh của các tổ chức, cá nhân, góp phần vào sự
phát triển của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, là một dấu ấn quan
trọng trong lịch sử ngành y tế. Nhiều văn bản hƣớng dẫn cũng đã đƣợc ban hành góp
phần đƣa quy định của luật vào thực tiễn: Nghị định 87/2011/NĐ-CP quy định chi tiết
và hƣớng dẫn thi hành một số điều Luật khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định
102/2011/NĐ-CP quy định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám, chữa bệnh đối với

cơ sở y tế, Nghị định 96/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về
khám bệnh, chữa bệnh, Thông tƣ 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hƣớng dẫn
cấp chứng chỉ hành nghề đối với ngƣời hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Có thể kể đến một văn bản quan trọng của Quốc hội
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân là Nghị quyết 18/2008/QH12 về đẩy
mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lƣợng chăm sóc
sức khỏe nhân dân. Nghị quyết ra đời một lần nữa khẳng định rằng Đảng và Nhà
nƣớc ta luôn chú trọng sức khoẻ con ngƣời trong quá trình đổi mới. Trong Nghị
quyết, Quốc hội đã giao cho Chính phủ một số nhiệm vụ cơ bản nhằm đẩy mạnh thực
hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Một điều đặc biệt là ngày nay quan điểm, chính sách của Đảng về khám chữa
bệnh đƣợc quy định rõ tại Điều 4 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Đây là cơ sở pháp
lý quan trọng để nhà nƣớc ta tiếp tục triển khai trong các văn bản dƣới luật, góp phần
đƣa chính sách của Đảng đi vào thực tế và nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh
nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chính
sách gồm các nội dung cơ bản sau:
- Ƣu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản
của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với ngƣời có
công với cách mạng, trẻ em, ngƣời nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 11

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn.
- Tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với ngƣời hành nghề tại
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dƣới, từ vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội không khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ
chức, cá nhân đầu tƣ phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
- Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám
bệnh, chữa bệnh.
- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.
Việc tìm hiểu quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc cho ta
thấy rõ công tác khám chữa bệnh ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm nhiều hơn của
các cấp, các ngành và toàn xã hội, tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu của nhà nƣớc,
từng bƣớc nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
1.2 Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
1.2.1 Khái quát chung quản lý nhà nước về khám chữa bệnh
Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động
dựa trên những quy luật khách quan nhằm đạt đƣợc những mục tiêu và yêu cầu nhất
định.
Cùng với sự ra đời của nhà nƣớc và pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử thì
quản lý nhà nƣớc cũng đƣợc hình thành và giữ vai trò tất yếu cho sự tiếp tục phát
triển của xã hội đến ngày nay. Từ khi xuất hiện thì phần lớn các công việc của xã hội
do nhà nƣớc quản lý, nhà nƣớc điều chỉnh các quan hệ xã hội đƣợc xem là quan trọng
và cần thiết. Phù hợp với quan niệm nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc đƣợc hiểu theo hai
nghĩa rộng và hẹp.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nƣớc là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ
máy nhà nƣớc đối với xã hội và hành vi con ngƣời, nghĩa là bao hàm cả sự tác động,
tổ chức của quyền lực nhà nƣớc trên các phƣơng diện lập pháp, hành pháp và tƣ
pháp;

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 12

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
Còn theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc đồng nghĩa với quản lý hành chính nhà
nƣớc, đƣợc xem là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà
nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời theo pháp luật
nhằm đạt đƣợc những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc.
Quản lý là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, xã hội phát triển
càng cao thì vai trò của việc quản lý ngày càng quan trọng và có sự hoàn thiện hơn
phù hợp với thực tiễn, phạm vi quản lý ngày càng lớn và nội dung ngày càng đa dạng,
phức tạp. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khám chữa bệnh là một hoạt động rất phổ
biến và ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng đã và đang phát sinh
nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần phải giải quyết. Để duy trì và phát triển hoạt động
này đạt đƣợc mục tiêu và yêu cầu nhất định thì vai trò quản lý nhà nƣớc của các cơ
quan nhà nƣớc là rất quan trọng.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh là việc Nhà nƣớc thực hiện
quyền quản lý nhà nƣớc của mình chủ yếu bằng các quy định của pháp luật để điều
chỉnh toàn bộ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, nhằm duy trì và phát triển hoạt động
này đạt đƣợc mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.
1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước đối với công tác khám chữa bệnh
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của ngƣời dân đƣợc cải thiện,
dân số cũng không ngừng tăng, cơ cấu bệnh tật thay đổi (các bệnh không nhiễm
trùng, tai nạn, thƣơng tích,…tăng nhanh, nhiều dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện).
Trƣớc đòi hỏi ngày càng cao nhƣ vậy, ngành y tế cần huy động mọi tiềm năng trí tuệ
và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội.

Trong khi đó, khu vực y tế nhà nƣớc ngày càng trở nên bất cập trong việc đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân về số lƣợng và chất lƣợng. Thực hiện chủ
trƣơng nền kinh tế nhiều thành phần, Nhà nƣớc ta đã cho phép y tế tƣ nhân tham gia
ngày càng nhiều trong lĩnh vực khám chữa bệnh để chia sẻ gánh nặng với y tế Nhà
nƣớc. Đây là một kênh đầy tiềm năng về vốn cho y tế cần đƣợc khai thác nhƣng trên
thực tế cũng đã phát sinh nhiều bất cập. Do vậy, vai trò của Nhà nƣớc trong lĩnh vực
y tế không còn đơn thuần nhƣ trƣớc kia (duy nhất cung cấp và quản lý dịch vụ chăm
sóc sức khỏe) mà chuyển dần sang mảng điều tiết, giám sát họat động của cả hệ thống
y tế. Nhà nƣớc có đầy đủ những công cụ, kĩ thuật và đội ngũ nhân lực sẽ từng bƣớc
khắc phục đƣợc những hạn chế, phát huy đƣợc những thế mạnh, nhằm đảm bảo mọi
hoạt động khám chữa bệnh phát triển phù hợp với định hƣớng của Đảng, pháp luật

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 13

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
của Nhà nƣớc, góp phần phát huy nguồn lực con ngƣời, xây dựng một đất nƣớc giàu
có, vững mạnh.
1.2.3 Cơ quan quản lý nhà nước về khám chữa bệnh
Theo quy định Điều 5, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì cơ quan quản
lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh ở nƣớc ta hiện nay bao gồm các cơ quan sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về khám
bệnh, chữa bệnh trong phạm vi cả nƣớc.
Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện
và hƣớng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm

quyền quản lý theo quy định của Luật khám chữa bệnh và phù hợp với điều kiện thực
tế của quân đội.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nƣớc về khám bệnh, chữa bệnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là
cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nƣớc về
khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phƣơng.
Nhƣ vậy, có thể chia các cơ quan quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh thành
hai nhóm: nhóm cơ quan quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh ở trung ƣơng và nhóm
cơ qua quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh ở địa phƣơng. Để công tác quản lý nhà
nƣớc về hoạt động khám chữa bệnh đạt đƣợc hiệu quả cao thì trƣớc hết các cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý phải thực hiện tốt những nhiệm vụ và quyền hạn của
mình đã đƣợc pháp luật quy định. Cụ thể nhƣ sau:
1.2.3.1 Cơ quan quản lý cấp trung ương

 Chính phủ
Thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh trong
phạm vi cả nƣớc, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc xây dựng và trình
Quốc hội các dự án luật về khám chữa bệnh, ban hành theo thẩm quyền các Nghị
định hƣớng dẫn thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh, chính sách quản lý về hoạt
động khám chữa bệnh và các văn bản cụ thể hóa công tác quản lý nhà nƣớc, phê
duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám chữa bệnh.

 Bộ Y tế
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 14

SVTH: Phạm Ngọc Ánh



Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà
nƣớc về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng;
khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y pháp y tâm
thần; y dƣợc cổ truyền; dƣợc; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y
tế; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; quản lý các dịch
vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ.5
Đối với lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế có chức năng quản lý nhà nƣớc
và chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trong phạm vi cả nƣớc theo luật định, nhiệm vụ
, quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 5, Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, Bộ Y tế
có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh;
chiến lƣợc phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Chỉ đạo hƣớng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lƣợc phát triển, quy hoạch hệ thống
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Quản lý việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động;
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về ngƣời hành nghề và cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
khám bệnh, chữa bệnh;
- Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực; hƣớng
dẫn việc luân phiên ngƣời hành nghề; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh; thừa nhận chứng chỉ
hành nghề giữa các nƣớc, hƣớng dẫn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, hợp tác
chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật và phƣơng pháp chữa bệnh mới.
Có thể nhận thấy, quy định trên đã thể hiện đƣợc vai trò quan trọng của Bộ Y tế

khi thực hiện thống nhất quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh, là đầu tàu trong việc
chủ trì xây dựng và đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và định hƣớng phát triển hoạt động
khám chữa bệnh để tham mƣu cho Chính phủ, cũng nhƣ xây dựng khung pháp lý
5

Điều 1, Nghị định 187/2007/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y
tế

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 15

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
thuận lợi cho công tác quản lý nhà nƣớc khi ban hành các văn bản quy định cụ thể về
quản lý khám chữa bệnh.

 Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng là cơ quan của Chính phủ, quản lý và điều hành quân đội nhân
dân Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc,
phòng thủ quốc gia. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ đƣợc
quy định trong Nghị định 30/2004/CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng. Tuy
nhiên, khi ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Quốc hội đã quy định cho Bộ
trƣởng Bộ Quốc phòng thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với
ngƣời làm tại cơ sở khám chữa bệnh (khoản 3 Điều 26) và cấp, cấp lại, điều chỉnh,
thu hồi giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám chữa bệnh trong quân đội (khoản 3
Điều 45). Việc quy định nhƣ vậy có thể không phù hợp với quy định về quản lý

ngành, lĩnh vực và cũng không thống nhất khi Bộ trƣởng các bộ, ngành khác cũng có
cơ sở khám chữa bệnh lại không có thẩm quyền này. Tuy nhiên, xét thấy những vấn
đề liên quan đến quốc phòng cần có cơ chế quản lý đặc thù, phù hợp để đảm bảo bí
mật nhà nƣớc, an ninh quốc gia nên đã Quốc hội đã giao cho Bộ trƣởng Bộ Quốc
phòng thẩm quyền này. Do tính chất đặc thù của lĩnh vực quốc phòng nên ngƣời viết
không có điều kiện tìm hiểu rõ các quy định về khám chữa bệnh trong quân đội. Vì
vậy trong luận văn này ngƣời viết chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về
quản lý nhà nƣớc đối với cơ sở, ngƣời hành nghề khám chữa bệnh trong cả nƣớc (trừ
cơ sở, ngƣời hành nghề thuộc quân đội).

 Các Bộ ngành có liên quan
Ngoài vai trò quản lý chủ đạo của Bộ Y tế, trên thực tế các Bộ ngành khác cũng
đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động khám chữa bệnh.
Khi quy định chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức tại các cơ
sở y tế công lập, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế xây
dựng quy định và triển khai thực hiện quy định trên thực tế; khi quy định khung giá
các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì Bộ Tài chính phối hợp Bộ Y tế để xây dựng;
Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề; Bảo
hiểm xã hội phối hợp với Bộ Y tế để thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế...

 Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là Cục quản lý chuyên ngành, thuộc Bộ Y tế,
giúp Bộ trƣởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác khám
GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 16

SVTH: Phạm Ngọc Ánh



Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
bệnh, chữa bệnh, điều dƣỡng, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp
y, giám định pháp y tâm thần trong cả nƣớc. Cục quản lý khám, chữa bệnh đƣợc
thành lập trên cơ sở Vụ Điều trị - Bộ Y tế theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BYT ngày
22/4/2008. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục đƣợc quy định tại Điều 2, Quyết định số
18/2008/QĐ-BYT và các điều khoản thi hành của các văn bản hƣớng dẫn khác.
1.2.3.2 Cơ quan quản lý cấp địa phương

 Uỷ ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động
khám chữa bệnh tại địa phƣơng theo sự phân cấp của Chính phủ. Hiện nay, chƣa có
văn bản thống nhất các quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân
dân các cấp trong hoạt động khám chữa bệnh. Việc quy định rõ nhiệm vụ và quyền
hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác quản lý hoạt động khám chữa bệnh
là rất quan trọng. Bởi vì, khi nhiệm vụ và quyền hạn đã đƣợc phân công một cách rõ
ràng và cụ thể thì sẽ thuận lợi trong công tác quản lý từ đó tạo hiệu quả quản lý cao
hơn.

 Sở Y tế
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có nhiệm vụ
tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực
khám chữa bệnh. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế đƣợc quy định trong Nghị định
số 171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định tổ chức cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tại các điều khoản thi hành của
các văn bản hƣớng dẫn khác ứng với từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở đó, Ủy ban
nhân dân các tỉnh ban hành quy định về nhiệm vụ và quyền hạn cho Sở Y tế phù hợp
với tình hình địa phƣơng do mình quản lý.

 Phòng Y tế

Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, có nhiệm
vụ tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nƣớc về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh vực trong đó có
lĩnh vực khám chữa bệnh. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên
môn nghiệp vụ của Sở Y tế.

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 17

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
Trên đây là hệ thống các cơ quan chính phụ trách công tác quản lý nhà nƣớc về
khám chữa bệnh, ngoài ra tùy theo tình hình từng địa phƣơng, từng hoạt động cụ thể
mà có sự phân công tham gia của các cơ quan ban ngành, lĩnh vực khác.
1.2.4 Yêu cầu đối với quản lý nhà nước về khám chữa bệnh
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc kể trên khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực phụ
trách phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1.2.4.1 Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khám chữa bệnh chủ yếu thông
qua các quy định của pháp luật
Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng nhiều công cụ quản lý khác
nhau nhƣ: chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,… nhƣng công cụ chủ yếu là
pháp luật. Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu đƣợc của một nhà nuớc. Từ
xƣa đến nay, nhà nƣớc nào cũng luôn thực hiện quyền cai trị của mình truớc hết bằng
pháp luật, dùng pháp luật tác động vào ý chí con ngƣời để điều chỉnh hành vi của con
nguời.
Pháp luật về hoạt động khám chữa bệnh đƣợc hiểu là hệ thống các quy phạm

pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các thủ thể tham gia trong hoạt động khám
chữa bệnh với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động này. Với tƣ
cách là công cụ đắc lực trong việc quản lý nhà nƣớc về hoạt động khám chữa bệnh,
thông qua pháp luật về khám chữa bệnh nhà nƣớc xác định rõ mục đích và nội dung
quản lý nhà nƣớc về hoạt động khám chữa bệnh, xác định địa vị pháp lý của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân tham gia trong hoạt động khám chữa bệnh, quy định cụ thể
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này. Mặt khác, bằng pháp luật nhà nƣớc thiết lập
một hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động khám chữa bệnh từ Trung ƣơng
đến địa phƣơng, quy định cơ cấu, chức năng phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn cho
các cơ quan này, tạo hành lang pháp lý thuận lợi giúp cho công tác quản lý đối với
hoạt động khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, pháp luật cũng là công
cụ tạo điều kiện cho các công cụ quản lý khác, các chế độ, chính sách của Nhà nuớc
đuợc thực hiện có hiệu quả hơn.
1.2.4.2 Quản lý nhà nước phải có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch
rõ ràng
Trong quản lý, việc đề ra mục tiêu đƣợc coi là chức năng đầu tiên và cơ bản.
Mục tiêu quản lý là căn cứ để các chủ thể quản lý đƣa ra những tác động thích hợp
với những hình thức và phƣơng pháp phù hợp. Để đạt mục tiêu mà Đảng đề ra, các cơ

GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 18

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


Luận văn tốt nghiệp: Quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh
quan quản lý nhà nƣớc cần phải xây dựng chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn và tổ chức thực hiện.
1.2.4.3 Phải chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà

nước
Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tƣợng mà cơ quan quản lý đề ra các
biện pháp thích hợp để giải quyết các tình huống phát sinh một cách có hiệu quả.
Tính chủ động và sáng tạo thể hiện qua hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà
nƣớc về khám chữa bệnh. Tuy nhiên, chủ động sáng tạo không đƣợc vƣợt ra ngoài
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật nhà nƣớc.
1.2.4.4 Quản lý nhà nước phải bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức,
hoạt động
Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng một bộ máy cơ quan nhà nƣớc - đây là hệ thống
cơ quan nhiều về số lƣợng, biên chế; phức tạp về cơ cấu tổ chức; đa dạng về chức
năng, nhiệm vụ cũng nhƣ phƣơng pháp hoạt động; có cơ sở vật chất to lớn, có đối
tƣợng quản lý đông đảo, đa dạng. Để bộ máy nhà nƣớc hoạt động có hiệu quả thì thì
hoạt động quản lý nhà nƣớc phải thực hiện thƣờng xuyên, không đƣợc làm theo lối
phong trào, chiến dịch. Tính ổn định nhằm để đảm bảo các hoạt động không bị gián
đoạn trong bất kì tình huống chính trị - xã hội nào, nhƣ lƣu trữ hồ sơ, giấy tờ.
1.2.4.5 Quản lý nhà nước bảo đảm không mang tính vụ lợi
Một đặc điểm của quản lý nhà nƣớc lấy việc phục vụ lợi ích công làm động cơ
và mục đích hoạt động. Khám chữa bệnh là một hoạt động xã hội đem lại lợi ích lớn
lao cho con ngƣời (sức khỏe). Đây là một hoạt động rất phổ biến huy động nguồn
nhân lực cũng nhƣ tài chính rất lớn nên nhà nƣớc không thể nào ôm đồm, tự giải
quyết tất cả mọi vấn đề. Do đó, nhà nƣớc với vai trò điều hành, giám sát và quản lý
các chủ thể khác nhau của xã hội sẽ phục vụ tốt hơn các nhu cầu chính đáng của nhân
dân. Nhƣ vậy, nhà nƣớc đã gián tiếp phục vụ lợi ích của nhân dân (quản lý hoạt động
khám chữa bệnh) nên nhà nƣớc khi thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình không đƣợc
lấy thù lao, càng không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi nhuận. Cán bộ quản lý nhà
nƣớc phải đảm bảo “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tƣ”.
Tóm lại, việc tìm hiểu các cơ sở lý luận về khám chữa bệnh cũng nhƣ các vấn đề
liên quan tới quản lý nhà nƣớc về khám chữa bệnh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng
quan hơn về hoạt động khám chữa bệnh. Đồng thời trên cơ sở đó chúng ta có cái nhìn


GVHD: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Trang 19

SVTH: Phạm Ngọc Ánh


×