Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA vợ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH của LUẬT hôn NHÂN và GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.01 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 30 (2004 – 2008)

ðề tài

QUYỀN BÌNH ðẲNG GIỮA VỢ CHỒNG THEO
QUY ðỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ðÌNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.s ðOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP

NGUYỄN THỊ CẨM VÂN
MSSV: 5044015
Lớp: Luật Tư pháp - K30

Cần thơ, tháng 5/2008


MỤC LỤC
Trang
Lời nói ñầu ................................................................................................................1
Chương 1: Những vấn ñề chung về quyền bình ñẳng giữa vợ chồng ...........................3
1.1 Sơ lược quan hệ vợ chồng qua các thời kỳ ........................................................3


1.1.1 Chế ñộ Cộng sản nguyên thủy .............................................................3
1.1.2 Chế ñộ Chiếm hữu nô lệ......................................................................4
1.1.3 Chế ñộ Phong kiến ..............................................................................5
1.1.4 Chế ñộ Xã hội chủ nghĩa .....................................................................7
1.2 Sự cần thiết ban hành các quy ñịnh về quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong
Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam năm 2000............................................................9
1.2.1 Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, ñường lối của ðảng và Nhà
nước.............................................................................................................................9
1.2.2 Khắc phục tình trạng phân biệt ñối xử với phụ nữ và góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật hôn nhân và gia ñình............................................................10
1.2.3 Tiếp tục khẳng ñịnh quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu
bình ñẳng giới, hội nhập khu vực và quốc tế ..............................................................14
Chương 2: Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia
ñình Việt Nam hiện hành ...........................................................................................16
2.1 Khái niệm về nghĩa vụ và quyền của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia ñình
Việt Nam ...................................................................................................................17
2.2 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân .................................20
2.2.1 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong quan hệ nhân than..................20
2.2.1.1 Tình nghĩa vợ chồng ....................................................................20
2.2.1.2 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong việc thực hiện quyền cha mẹ
ñối với con .................................................................................................................22
2.2.1.3 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong việc yêu cầu ly hôn ..........24
2.2.1.4 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong việc ñại diện cho nhau trước
pháp luật ....................................................................................................................25


2.2.1.5 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong việc lựa chọn nơi cư trú ...26
2.2.1.6 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong việc lựa chọn nghề nghiệp,
học tập và tham gia các hoạt ñộng kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ......................27
2.2.1.7 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong việc tôn trọng quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo của nhau ....................................................................................28
2.2.1.8 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong việc tôn trọng danh dự, nhân
phẩm, uy tín của nhau ...............................................................................................29
2.2.2 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng xét ở khía cạnh quan hệ tài sản .......31
2.2.2.1 Tài sản chung ..............................................................................31
2.2.2.2 Tài sản riêng ................................................................................35
2.3 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng khi hôn nhân chấm dứt do ly hôn .................36
2.3.1 Thanh toán tài sản khi ly hôn.............................................................37
2.3.2 Quyền bình ñẳng trong vai trò ñối với con ........................................40
Chương 3: Những tồn tại vướng mắt trong thực tế và hướng hoàn thiện về quyền bình
ñẳng giữa vợ chồng....................................................................................................42
3.1 Thực trạng ......................................................................................................42
3.1.1 Vấn ñề tài sản .........................................................................................43
3.1.2 Vấn ñề nhân thân....................................................................................44
3.2 Hướng hoàn thiện ...........................................................................................50
Kết luận ....................................................................................................................54
Tài liệu tham khảo


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

LỜI NÓI ðẦU
Trong ñời sống, sinh hoạt vợ chồng ít nhiều gì cũng bị các phong tục, tập quán
chi phối và ăn sâu, bám rễ vào trong nhận thức. Bên cạnh những phong tục, tập quán
tốt ñẹp, tồn tại không ít những hủ tục lạc hậu, cản trở tiến bộ xã hội. Sinh thời Hồ Chủ
Tịch rất chú trọng ñến lĩnh vực hôn nhân và gia ñình. ðể khẳng ñịnh quyết tâm, tại Sắc
Lệnh số 97 năm 1950 Bác ghi nhận việc xóa bỏ tập tục phong kiến lỗi thời, nâng cao
quyền bình ñẳng giữa vợ chồng. Mặc khác ñể giải quyết vấn ñề nan giải này, Luật hôn
nhân và gia ñình năm 1959, Luật hôn nhân và gia ñình năm 1986, Luật hôn nhân và
gia ñình năm 2000 lần lượt ra ñời nhằm hướng con người nhận thức ñúng ñắn về vị thế

của mình trong gia ñình. Tuy nhiên, cho ñến nay vấn ñề này vẫn chưa giành ñược sự
quan tâm ñúng mức của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, kể cả những người ñã và
ñang nghiên cứu về gia ñình.
Gần ñây, vấn ñề bất bình ñẳng giữa vợ chồng thường ñược ñề cập rải rác trong
một số bài báo, một số phóng sự ñăng tải trên các phương tiện thông tin ñại chúng và
thường nhấn mạnh ñến các khía cạnh bạo hành gia ñình, nạn nhân thông thường là
những người cam chịu, nhẫn nhục ñể tránh tiếng xấu về ñạo ñức cho người bạn ñời.
Vợ chồng có vị trí rất quan trọng, là môi trường bảo tồn nền văn hóa truyền thống, là
cái noi hình thành nhân cách con người, giúp cho thế hệ tương lai của ñất nước phát
triển và hoàn thiện về thể chất, trí tuệ tinh thần chuẩn bị hành trang hòa nhập vào cộng
ñồng xã hội. Nhìn về góc ñộ pháp lý, ñảm bảo tốt quyền bình ñẳng giữa vợ chồng
trong xã hội Việt Nam là muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam ñang trong tiến trình hội
nhập với khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, nghiên cứu về quyền bình ñẳng giữa vợ chồng không
chỉ là một ñòi hỏi thực tế mà còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong tiến trình hội
nhập. Và dĩ nhiên, nghiên cứu về quyền bình ñẳng giữa vợ chồng không phải chỉ nhằm
phê phán, chỉ trích hay lên án mà còn mong muốn phơi bày bức tranh tổng quát về gia
ñình trong xã hội Việt Nam. Mặt khác, thông qua việc phản ánh ý kiến và thăm dò dư
luận, bức tranh quyền bình ñẳng giữa vợ chồng còn nhấn mạnh thêm một ý nghĩa khác
là việc cũng cố và bảo vệ ñộ bền vững của gia ñình ñòi hỏi phải có sự nhất quán về
quyền bình ñẳng trong lý thuyết và trên thực tế. Với mong muốn góp phần tìm ra giải
pháp hoàn thiện nhằm triệt tiêu xã hội ñầy dẫy bất công ñã thoi thúc tác giả tìm ñến
“quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt
Nam hiện hành”.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 1

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân



Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

Do nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên tác giả chỉ tập trung xoay quanh nghiên cứu
những quy ñịnh cơ bản về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng ñể thiết lập nên quyền bình
ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của luật. Trên cơ sở ñó luận văn ñưa ra một số kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 trong toàn
xã hội Việt Nam.
ðề tài ñược xây dựng dựa trên phương pháp duy vật biện chứng cùng với sự
tìm tòi, thống kê, phân tích, so sánh và ñặc biệt là sự thâm nhập thực tế của tác giả.
Mặc dù ñược sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn nhưng do ñây là một ñề tài
mới nên khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nhất ñịnh, tác giả mong nhận ñược sự
ñóng góp của quý thầy cô cùng bạn bè ñể luận văn ñược hoàn thiện hơn.
Bố cục của luận văn chia là 3 chương:
Chương 1: Những vấn ñề chung về quyền bình ñẳng giữa vợ chồng.
Chương 2: Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và
gia ñình Việt Nam hiện hành.
Chương 3: Những tồn tại vướng mắc trong thực tế và hướng hoàn thiện về
quyền bình ñẳng giữa vợ chồng.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 2

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ðẲNG GIỮA VỢ CHỒNG
1.1 Sơ lược quan hệ vợ chồng qua các thời kỳ
ðể hướng ñến hôn nhân bình ñẳng như ngày hôm nay, ñất nước Việt Nam ñã
phải trải qua một chặng ñường lịch sử lâu dài với biết bao thử thách. Sự thật này
không ai phủ nhận. Tuy nhiên, ñể hiểu nó một cách tường tận thì quả thật không dễ
chút nào.
1.1.1 Chế ñộ Cộng sản nguyên thủy
ðể tiện nghiên cứu hôn nhân, chúng ta hãy nhìn từ hình thái thấp nhất, cổ xưa
nhất của lịch sử xã hội loài người. Khi con người mới chỉ bắt ñầu tách ra khỏi thiên
nhiên, chưa sản xuất ra một thứ gì cả mà chỉ hái lượm những thức ăn sẵn có của thiên
nhiên và vì thế chưa có sự phân công lao ñộng trong xã hội. Lúc bấy giờ không có hôn
nhân, không có gia ñình và bộ lạc như là một ñơn vị duy nhất không tách rời của xã
hội nguyên thủy. ðặc ñiểm của giai ñoạn này là quan hệ tính giao bừa bãi, nghĩa là
quan hệ mà trong ñó mỗi một người ñàn bà là của mọi người ñàn ông và mỗi người
ñàn ông là của mọi người ñàn bà.
Từ trạng thái nguyên thủy ñó trong bước tiếp theo của lịch sử ñã phát triển
những hình thái hôn nhân và gia ñình ñầu tiên, hôn nhân và gia ñình không như bây
giờ chúng ta thấy mà là chế ñộ quần hôn. Ở ñây các ông chồng không sống với các bà
vợ. Họ sống và làm việc trong gia ñình mẹ ñẻ và không có quyền gì ñối với tài sản
trong gia ñình của các bà vợ. Rõ ràng trong chế ñộ quần hôn không thể xác ñịnh ñược
người cha. Vì thế con sinh ra chỉ theo họ mẹ mà không theo họ cha.
Việc tồn tại hình thức quần hôn không thể xem như một hiện tượng ngẫu nhiên
trong lịch sử mà nó có cơ sở kinh tế vững vàng trong hiện thực xã hội.
Chúng ta biết rằng, cơ sở kinh tế của chế ñộ quần hôn là kinh tế gia ñình tập
thể. Trong nền kinh tế ấy người phụ nữ chiếm một ñịa vị quan trọng quyết ñịnh, bởi vì
lúc ñó người ñàn ông chỉ săn bắn, hái lượm và thu nhập ñược rất ít. Hơn nữa, là lao
ñộng chính trong nền kinh tế tương ñối ổn ñịnh xung quanh khu vực gia ñình, người
phụ nữ lại có vị trí vinh dự trong thị tộc, là thành viên của những người ñứng ñầu thị

tộc, ñịa vị của người phụ nữ trong thị tộc lúc ñó là ñộc lập và vững vàng, tính chất thị
tộc lúc này là thị tộc mẫu quyền.
Do ý thức xã hội của con người về hôn nhân phát triển, người phụ nữ lúc này
nhận thức sự gắn bó với người chồng và muốn chỉ phụ thuộc một người ñàn ông mà

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 3

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

thôi. Vì vậy các cặp vợ chồng tách ra thành những ñôi riêng rẽ và hình thành một hình
thái hôn nhân mới ñược gọi là hôn nhân cặp ñôi hay hôn nhân ñối ngẫu.
Tuy vậy, hôn nhân ñối ngẫu trong ñiều kiện chế ñộ thị tộc không thể vững bền
ñược, nó rất dễ bị người vợ hoặc người chồng phá vỡ do không có cơ sở pháp lý và
những cơ sở tình cảm ràng buộc. Con cái do hôn nhân ñó vẫn thuộc về thị tộc mẹ như
trước. Sỡ dĩ như vậy là do kinh tế vẫn thuộc về thị tộc cũ mà không thuộc về gia ñình
ñối ngẫu. Nói cách khác, gia ñình ñối ngẫu hiện tại vẫn chưa phải là một ñơn vị kinh tế
ñộc lập với thị tộc. Nó chỉ là một ñơn vị hôn phối, một cặp vợ chồng, còn thị tộc vẫn là
một ñơn vị kinh tế toàn bộ.1
1.1.2 Chế ñộ Chiếm hữu nô lệ
Hôn nhân một vợ một chồng là hình thức hôn nhân cao hơn, mới hơn và bền
vững hơn hôn nhân ñối ngẫu, nó phát sinh trong xã hội khi ñạt ñược những ñiều kiện
kinh tế xã hội cần thiết.
Về lao ñộng, mức ñộ phân công lao ñộng và chuyên môn hoá cao, làm cho năng
suất lao ñộng phát triển tới mức có của cải dư thừa ñể riêng cho mình.
Với việc chiếm giữ tài sản dư thừa làm của riêng, gia ñình ñối ngẫu dần dần ñối

lập mình với thị tộc, trở thành ñơn vị kinh tế ñộc lập - gia ñình một vợ một chồng ra
ñời.
Trong gia ñình này người chồng bắt ñầu nắm vị trí thống trị, vợ và các con của
họ ở vào thế bị trị và thực tế ñó là tài sản của người chồng. Có ñược vị trí ñó là do lúc
này người chồng làm những nghề nghiệp ñưa lại hiệu suất và thu nhập cao hơn như:
chăn nuôi, trồng trọt, tiểu thủ công, săn bắn…còn người vợ chỉ làm những công việc
nội trợ, nuôi con trong nhà, không làm ra của cải vật chất cho gia ñình nên bị phụ
thuộc.
Chế ñộ hôn nhân một vợ một chồng cho phép xác ñịnh ñược người cha ñẻ của
các con trong gia ñình mà trong các hình thức hôn nhân trước ñó chưa xác ñịnh ñược.
Người chồng nảy ra xu hướng lợi dụng ñịa vị vững vàng hơn ấy ñể thay ñổi trật tự
thừa kế cổ truyền ñặng làm lợi cho con cháu mình. Vì vậy cần xóa bỏ chế ñộ huyết tộc
theo mẫu quyền, xây dựng huyết tộc theo họ cha và quyền thừa kế theo cha ñược xác
lập.
Giai ñoạn này thị tộc bắt ñầu tan rã trước tư tưởng tư hữu ñang phát triển, thị
tộc phải nhường chỗ cho gia ñình cá thể.
1

Giáo trình Luật hôn nhân và gia ñình, Trường ðại học Luật Hà Nội, NXB-CAND, 2002, tr 10.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 4

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

Chế ñộ thị tộc không giai cấp với sự xuất hiện của gia ñình một vợ một chồng

ñã chuyển sang chế ñộ tư hữu và có giai cấp. Cuộc cách mạng này ñã xảy ra ngay từ
trong gia ñình.
Kết quả của việc ñánh chiếm các bộ lạc láng giềng dẫn ñến xuất hiện nô lệ.
Những tù binh nô lệ ñã rất có lợi cho lao ñộng. Ngay từ ñầu, nô lệ ñã làm cho chế ñộ
một vợ một chồng chỉ ñối với ñàn bà chứ không phải ñối với ñàn ông. Sự xuất hiện
của phụ nữ nô lệ thuộc về người ñàn ông cả thể xác lẫn tâm hồn, chế ñộ một vợ một
chồng mang một sắc thái giả tạo và bất công. Thậm chí trong nhà, người ñàn ông cũng
nắm lấy quyền cai quản, còn người ñàn bà thì bị mất cái vị trí vinh dự của họ, bị nô
dịch, bị biến thành nô lệ ñể giải trí cho ñàn ông, thành một công cụ sinh ñẻ ñơn thuần.
Trong tất cả các giai cấp chủ ñộng trong lịch sử, nghĩa là trong tất cả các giai
cấp thống trị thì việc kết hôn vẫn như trước, kể từ khi có hôn nhân ñối ngẫu, nghĩa là
một việc có tính toán lợi nhuận, do cha mẹ thu xếp. Dù là hôn nhân theo các nước ñạo
thiên chúa, hay tin lành, dù là ở Pháp, hay ở ðức thì hôn nhân ñều dựa trên ñịa vị giai
cấp của ñôi bên, và vì vậy hôn nhân bao giờ cũng vẫn là hôn nhân có tính toán.2 Chính
vì không xuất phát từ tình yêu nên hôn nhân ở ñây thường không mang lại hạnh phúc,
ñặc biệt thân phận của người vợ chẳng khác nào những hạn gái mua vui, nếu có khác
chăng cũng chỉ là người vợ ở ñây không ñem thân mình ra bán mỗi lần như người nữ
công nhân làm thuê bán lao ñộng của mình mà là bán mãi mãi như người nô lệ. Rõ
ràng, hôn nhân và gia ñình cá thể và các biến thể của nó trong các xã hội có giai cấp
ñối kháng không phải là sự liên kết tình cảm mà là sự liên kết dựa trên cơ sở tài sản.
Mọi sự bất bình thường của chế ñộ hôn nhân ñó là người bạn ñường mãi mãi của nó.
1.1.3 Chế ñộ phong kiến
Xuất phát từ sự tôn thờ và duy trì chế ñộ ñẳng cấp, trọng nam khinh nữ trong xã
hội phong kiến mà chế ñộ một vợ một chồng bị biến dạng.
Sau khi thoát khỏi ách Bắc thuộc hơn 1000 năm, giành lại nền ñộc lập, tự chủ,
dân Việt còn chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc. Quan ñiểm “nam tôn nữ
ty”, “trọng nam khinh nữ” và hiện tượng một chồng nhiều vợ ñã trở thành phổ biến
trong xã hội ta.
Hôn nhân thực hiện theo nguyên tắc “không tự nguyện, một chồng nhiều vợ, vợ
chồng không bình ñẳng”. ðó là áp dụng ñường lối theo mẫu chung Nho giáo của

phong kiến phương ñông. Do quan niệm “chồng chúa vợ tôi” mà nghĩa vụ của người

2

Giáo trình Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam, Trường ðại học Luật Hà Nội, NXB-CAND, 2002, tr 17.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

vợ nhiều hơn chồng, trong khi ñó quyền thì chẳng ñược bao nhiêu. ðiều này ñược ghi
nhận một cách cụ thể trong Quốc triều hình luật.
- Vợ phải chung thủy với chồng
- Vợ phải phục tùng chồng và chịu sự dạy dỗ của chồng. Vợ không ñược tố cáo
chồng, ông bà, cha mẹ chồng.
-

Vợ phải ñể tang chồng như ñể tang cha mẹ.

Trong quan hệ vợ chồng, từ thái ñộ coi rẻ phụ nữ (xếp ñàn bà và hạn tiểu nhân
vào cùng hạn người khó dạy), Nho giáo chủ trương người phụ nữ phải theo cái ñạo lý
tam tòng: ở nhà theo cha, có chồng theo chồng, chồng chết theo con trai; do ñó người
ñàn bà suốt ñời bị lệ thuộc vào người ñàn ông. Và như vậy cũng không thể tự do, chủ
ñộng trong việc hôn nhân của mình. Cô con gái, ngay trước lúc về nhà chồng, ñã ñược
mẹ dặn: “con về nhà của con (tức về nhà chồng) thì nên kính nhường, giữ mình cho

khéo, ñừng trái ý chồng (vãng nhi nhữ gia, tất kính, tất giới, vô vi phu tử - Mạnh Tử)”
và cũng từ quan ñiểm bất bình ñẳng nam nữ, Nho giáo chủ trương người ñàn ông có
thể có nhiều vợ, còn người ñàn bà thì không thể có hai chồng. Chồng chết cũng phải ở
vậy. ði lấy chồng khác là thất tiết (ñánh mất tiết hạnh của mình). Những người ñàn bà
góa, nghèo khổ, không nơi nương tựa, cũng không nên ñi bước nữa vì ñói chết là việc
rất nhỏ, thất tiết mới là việc lớn.3
Riêng về quan hệ tài sản, cổ luật Việt Nam ít có ñiều luật quy ñịnh. Tình hình
này cũng giống pháp luật Trung Quốc, Nhật Bản, Cao ly lúc bấy giờ. Bởi vì quyền,
nghĩa vụ khác gần như ñã ñược xếp ñặt sẵn trong lễ nghĩa Nho giáo, người chồng là
chủ gia ñình, có quyền quản lý toàn bộ tài sản của gia ñình coi như một khối tài sản
chung, không phân biệt là do vợ chồng cùng làm ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc của
riêng bên nhà chồng hay của riêng bên nhà vợ ñem về. Tuy nhiên, theo Quốc triều thư
khế thể thức, trong các mẫu văn khế bán ñất, cầm cố, chuyển ñổi ruộng ñất ñều phải có
chồng, vợ cùng ñiểm chỉ. Và thực tế trong các văn tự bán ruộng ñất làm dưới triều Lê
còn di lưu lại, ta thường thấy hai vợ chồng cùng ñứng tên bán. Trong thời gian giá thú,
tất cả các tài sản, không phân biệt nguồn gốc và bản chất, ñều hợp thành một khối do
người chồng quản trị và sử dụng theo nhu cầu của gia ñình và trong thực tế với sự
cộng tác của người vợ.4
Nhìn chung, qua các chế ñịnh về hôn nhân, người phụ nữ Việt Nam cũng như
người phụ nữ phương ðông, luôn luôn phải chịu khép mình trong khuôn khổ gò bó
3

&

4

Pháp luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam xưa và nay, NXB Trẻ, 2000, Tr 81 – 96.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp


Trang 6

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

của quan ñiểm và lễ nghĩa phong kiến khắc khe. Song, trong luật nhà Lê, có một số
ñiều luật sáng tạo nhằm tạo ñiều kiện cho người phụ nữ ñược chủ ñộng ít nhiều trong
việc kết hôn, trong thời gian chung sống với chồng và trong việc ly hôn; về mặt nhân
thân cũng như về tài sản. Luật nhà Lê nâng ñỡ người vợ ñể họ có ñiều kiện vươn ñến
sự bình ñẳng với chồng, trong cái khuôn mẫu chung của xã hội “trọng nam khinh nữ”.
ðến thời nhà Nguyễn, vì pháp luật nhà Nguyễn không có ñiều nào quy ñịnh về
tài sản vợ chồng nên phải theo ñường lối lễ nghĩa chung, nghĩa là vợ và các con không
có tài sản riêng và không có quyền tham gia ñịnh ñoạt ñối với tài sản gia ñình. Án lệ từ
cuối thế kỷ XIX cho ñến năm 1945 thường chấp nhận quan niệm này.
Thực tế lịch sử thế giới ñã chững minh rằng dù ở phương ðông hay phương
Tây thì hôn nhân và gia ñình xây dựng trên nền tảng ñạo ñức phong kiến ñều là trọng
nam khinh nữ, bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng, hôn nhân theo ñẳng cấp ñòi
hỏi phải môn ñăng hộ ñối, bảo vệ và duy trì tông tộc phong kiến.
1.1.4 Chế ñộ xã hội chủ nghĩa
Ph.Ăngghen phê phán gay gắt gia ñình tư sản. Mặt khác ông bâng khuâng về
gia ñình tương lai tức là xã hội chủ nghĩa sẽ như thế nào khi mà ñã mất ñi những
nguyên nhân kinh tế, cái mà ñã ñẻ ra gia ñình ấy (chế ñộ tư hữu, một xã hội nhuốm
ñầy màu sắc tiền bạc và tài sản). Liệu gia ñình một vợ một chồng có mất ñi không, khi
không còn những nguyên nhân kinh tế ấy nữa, nghĩa là sau cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Chế ñộ ñó chẳng những sẽ không mất ñi mà trái lại chỉ ñến lúc bấy giờ nó mới
thực sự ñược thực hiện toàn vẹn. Với việc các tư liệu sản xuất biến thành tài sản xã
hội, thì chế ñộ lao ñộng làm thuê của giai cấp vô sản cũng sẽ mất ñi, và tình trạng một
số phụ nữ - con số này có thể thống kê ñược - cần phải bán mình vì ñồng tiền, cũng

theo ñó mà mất ñi. Tệ nạn mãi dâm sẽ mất ñi, và chế ñộ một vợ một chồng không
những không bị suy tàn, mà cuối cùng lại trở thành hiện thực, ngay cả ñối với ñàn ông
nữa. Lúc nào một thế hệ ñàn ông không bao giờ phải dùng tiền hoặc dùng những
phương tiện quyền lực xã hội nào khác ñể mua người ñàn bà, và thế hệ một người ñàn
bà không bao giờ phải hiến mình cho ñàn ông vì một lý do nào khác ngoài tình yêu
chân chính, hoặc phải từ chối không dám hiến mình cho người yêu vì sợ những hậu
quả kinh tế của sự hiến thân ñó.
Dưới chủ nghĩa xã hội, hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu chân chính. Hôn
nhân là bước phát triển tất yếu của tình yêu, sự luyến ái giữa ñôi nam, nữ. Hôn nhân
dựa trên tình yêu là hôn nhân một vợ một chồng. Ăngghen ñã nêu rõ: Bản chất của
tình yêu là không thể chia sẽ ñược - mặc dù trong thời ñại chúng ta, cái tính không
chia sẽ ñược ấy chỉ ñược thực hiện triệt ñể về phía người ñàn bà mà thôi. Cho nên hôn
GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

nhân dựa trên tình yêu giữa nam, nữ; do ngay bản chất của nó là hôn nhân một vợ một
chồng.
Hôn nhân phải ñược tự do thực hiện trên cơ sở tự nguyện bình ñẳng. Ăngghen
ñã viết: Bất cứ cuộc cuộc hôn nhân nào không dựa trên tình thương yêu lẫn nhau và
trên thỏa thuận thật sự tự do giữa hai vợ chồng ñều là vô ñạo ñức cả. Nếu chỉ riêng hôn
nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới là hợp ñạo ñức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong tình
yêu ñược duy trì mới là hợp ñạo ñức mà thôi. Nếu tình yêu ñã hoàn toàn phai nhạt
hoặc bị một tình yêu say ñắm mới át ñi, thì ly hôn sẽ là ñiều hay cho cả ñôi bên cũng
như cho xã hội. “Một trong những quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong

sự nghiệp ñấu tranh cho tự do, hạnh phúc của con người là xây dựng và củng cố mối
quan hệ hôn nhân - gia ñình tiến bộ. Người nói “thuận vợ thuận chồng, tát bể ðông
cũng cạn”. Muốn thuận vợ thuận chồng thì lấy nhau phải thực sự yêu thương nhau.
Người rất quan tâm ñến quyền bình ñẳng giữa vợ chồng và việc thực hiện nghiêm
chỉnh Luật Hôn nhân và gia ñình. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn trực
tiếp chỉ ñạo việc xây dựng các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia ñình. Người cũng
rất quan tâm ñến việc bảo ñảm cho pháp luật ñược nghiêm chỉnh tuân theo. Người ñã
viết trên báo nhân dân: Nói chung thì ñồng bào ta ñều làm theo ñúng pháp luật, nhưng
vẫn còn một số người làm sai. Thí dụ: Khinh rẻ phụ nữ và dã man nhất là thói ñánh vợ
vẫn còn trong một số cán bộ và nhân dân”.5
Như vậy, dưới chế ñộ chủ nghĩa xã hội Nhà nước tạo những ñiều kiện kinh tế,
xã hội, văn hóa và pháp luật ñể thực hiện chế ñộ hôn nhân một vợ một chồng. Vì ñây
là mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vị trí của người phụ nữ ñược tôn trọng, họ có
những quyền ngang với nam giới, không còn ở ñịa vị phụ thuộc, nên trong quan hệ
hôn nhân, họ ñược tự do ñể quyết ñịnh, không ai có quyền ép buộc.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa hôn nhân và gia ñình ñã trở thành mối quan tâm
của xã hội. Nhà nước dùng luật pháp ñiều chỉnh các quan hệ về hôn nhân phát triển
theo hướng phù hợp với lợi ích của mỗi công dân, Nhà nước sử dụng Luật hôn nhân và
gia ñình như một phương tiện ñể xây dựng các quan hệ xã hội mới, nền văn hoá mới
và con người mới phù hợp với bản chất xã hôi chủ nghĩa.

5

Pháp luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam xưa và nay, NXB Trẻ, 2000, Tr 159.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 8


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

1.2 Sự cần thiết ban hành các quy ñịnh về quyền bình ñẳng giữa vợ chồng
trong Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam năm 2000
1.2.1 Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, ñường lối của ðảng và Nhà nước
Bình ñẳng giới nói chung, bình ñẳng giữa vợ chồng nói riêng là một trong
những mục tiêu lớn của ðảng và Nhà nước ta, luôn ñược khẳng ñịnh trong các văn
kiện của ðảng và Hiến pháp qua các thời kỳ. Quan ñiểm này ñã ñược xác ñịnh ngay
trong cương lĩnh ñầu tiên của ðảng.
Sau khi ðảng cộng sản Việt Nam ra ñời (3/2/1930), trong chương trình hành
ñộng của ðảng cộng sản Việt Nam vào tháng 6 năm 1932 ñã ñề ra yêu cầu ñấu tranh
ñòi ñào thảy hết các pháp luật và tục lệ hũ bại làm cho ñàn bà không ñược bình ñẳng
với ñàn ông, bỏ chế ñộ áp bức của chồng ñối với vợ, cấm tục lấy nhiều vợ. Quyền ñàn
bà ñược giữ con mình khi ly dị.
Như vậy, nhiệm vụ cấp bách trong giai ñoạn này là xóa bỏ chế ñộ hôn nhân
phong kiến lạc hậu.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 10 tháng 10 năm 1945 Chủ
Tịch Hồ Chí Minh ñã ký Sắc lệnh cho phép tạm thời áp dụng luật pháp của chế ñộ cũ ở
3 miền ñất nước trong khi chờ ban hành luật pháp của Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, với ñiều kiện không ñược trái với nguyên tắc dân chủ và chính thể dân chủ
cộng hòa. Do ñó, ñương nhiên luật pháp hôn nhân và gia ñình của chế ñộ cũ cũng
ñược tạm thời áp dụng. Tuy nhiên, do giặc Pháp tái chiếm ñất nước ta, nên toàn dân ñã
lao vào cuộc chiến ñấu bảo vệ tổ quốc ñánh ñuổi ngoại xâm nên cũng ít quan tâm ñến
việc ban hành Luật hôn nhân và gia ñình mới.
Năm 1946 Hiến pháp ñầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
ñời ñã ghi nhận quyền bình ñẳng giữa nam và nữ về mọi mặt (ðiều 9 Hiến pháp
1946). Sự ra ñời của Hiến pháp là cơ sở pháp lý ñể ñấu tranh xóa bỏ chế ñộ hôn nhân

gia ñình phong kiến, xây dựng một chế ñộ hôn nhân gia ñình mới dân chủ và tiến bộ
hơn. Nhưng mãi ñến 1950 Nhà nước ta mới ban hành 2 Sắc lệnh ñầu tiên sửa ñổi một
số quy ñịnh về hôn nhân và gia ñình của chế ñộ cũ. ðó là Sắc lệnh số 97/SL ngày
22/5/1950 và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950. Trong ñó có ghi nhận việc xóa bỏ
sự bất bình ñẳng trong gia ñình, quy ñịnh người ñàn bà có chồng có ñủ năng lực thực
hiện mọi hành vi dân sự, không cần phải ñược chồng cho phép như trước nữa.
ðồng thời bảo vệ quyền lợi của phụ nữ ñang mang thai bằng quy ñịnh: nếu
người vợ ñang mang thai thì có thể yêu cầu Tòa án hoãn ñến sau kỳ sinh nở mới xử
việc ly hôn.
GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

Có thể nói, sự ra ñời của hai Sắc lệnh nêu trên ñã góp phần ñáng kể vào việc
xóa bỏ chế ñộ hôn nhân và gia ñình phong kiến, giải phóng phụ nữ, tạo ñiều kiện cho
phụ nữ ñược ngang hàng với nam giới, thống nhất áp dụng các quy ñịnh về hôn nhân
và gia ñình trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, hai Sắc lệnh trên ñã thể
hiện nhiều hạn chế như chưa xóa bỏ tận gốc và toàn diện chế ñộ hôn nhân và gia ñình
phong kiến (chưa thể hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, cấm người vợ góa
ñược tái giá hay người vợ sau khi ly hôn phải ñợi 300 ngày mới có quyền kết hôn với
người khác). Chính những hạn chế nêu trên ñã ñặt ra yêu cầu phải xây dựng pháp luật
hôn nhân và gia ñình mới phù hợp với tình hình phát triển của xã hội lúc bấy giờ.
ðể tổ chức thực hiện các chủ trương của ðảng và Nhà nước, Quốc hội ñã ban
hành nhiều văn bản pháp luật quy ñịnh về quyền bình ñẳng giữa vợ chồng. Với sự
quan tâm sâu sắc ñó ba Luật hôn nhân và gia ñình năm 1959, Luật hôn nhân và gia

ñình năm 1986, Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 lần lượt ñược ban hành. Sự ra ñời
của Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 là bước ngoặc quan trọng của ðảng và Nhà
nước trong sự nghiệp xây dựng chế ñộ hôn nhân bình ñẳng, tiến bộ.
1.2.2 Khắc phục tình trạng phân biệt ñối xử với phụ nữ và góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật hôn nhân và gia ñình
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc ñịa nửa
phong kiến, nên chế ñộ hôn nhân và gia ñình là công cụ pháp lý của Nhà nước thực
dân phong kiến ñược ban hành dựa trên những phong tục, tập quán lạc hậu của xã hội
phong kiến nhằm mục ñích cũng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp ñịa chủ, phong kiến.
Chế ñộ hôn nhân lúc bấy giờ vẫn là tục cho phép lấy nhiều vợ, duy trì mối quan hệ bất
bình ñẳng giữa vợ và chồng và dĩ nhiên lúc này cũng chẳng có Hiến pháp hay Luật
hôn nhân và gia ñình ñể bênh vực thân phận người vợ.
Luật hôn nhân và gia ñình năm 1959
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nhưng ñất nước ta tạm thời bị
chia cắt làm hai miền.
Ở miền Bắc ñược giải phóng nên bắt ñầu bước vào thời kỳ quá ñộ tiến lên chủ
nghĩa xã hội. ðể ñáp ứng tình hình phát triển của miền Bắc lúc bấy giờ, dựa trên sự ra
ñời của Hiến pháp 1959. ðiều 24 Hiến pháp 1959 quy ñịnh “phụ nữ nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa có quyền bình ñẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội và gia ñình. Luật hôn nhân và gia ñình ñầu tiên ñược Quốc hội
thông qua ngày 29/12/1959 và ñược Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 13/01/60.
Trong ñó chương I ghi nhận nguyên tắc chung:

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 10

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân



Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

- Nhà nước bảo ñảm việc thực hiện ñầy ñủ chế ñộ hôn nhân tự do và tiến bộ,
một vợ một chồng, nam nữ bình ñẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm
xây dựng những gia ñình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận, mọi người thương yêu
ñoàn kết giúp ñỡ nhau tiến bộ (ðiều 1 LHN & Gð 1959).
- Xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế ñộ hôn nhân phong kiến cưỡng ép,
trọng nam khinh nữ, coi rẽ quyền lợi của con cái (ðiều 2 LHN & Gð 1959).
- Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong
việc cưới hỏi, ñánh ñập hoặc ngược ñãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ (ðiều 3 LHN & Gð 1959).
Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia ñình còn dành riêng 5 ñiều ñể quy ñịnh cụ thể
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng:
- Trong gia ñình, vợ chồng ñều bình ñẳng về mọi mặt (ðiều 12 LHN & Gð
1959).
- Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, săn sóc nhau, giúp ñỡ nhau tiến
bộ, nuôi dạy con cái, lao ñộng sản xuất, xây dựng gia ñình hòa thuận, hạnh phúc (ðiều
13 LHN & Gð 1959).
- Vợ và chồng ñều có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, tự do hoạt ñộng chính
trị, văn hóa và xã hội (ðiều 14 LHN & Gð 1959).
- Vợ và chồng ñều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau ñối với
tài sản có trước và sau khi cưới (ðiều 15 LHN & Gð 1959).
- Khi một bên chết trước, nếu tài sản của vợ chồng cần chia, thì chia như sau:
Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự ñóng góp về công sức của mỗi bên, vào
tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia ñình. Lao ñộng trong gia ñình ñược kể
như lao ñộng sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi
ích của việc sản xuất. Vợ chồng ñều có quyền thừa kế tài sản của nhau.
Như vậy, Luật hôn nhân và gia ñình năm 1959 ñã khẳng ñịnh bản chất của pháp
luật nước ta phục vụ lợi ích của nhân dân lao ñộng, xóa bỏ ñược những quan niệm,
phong tục, tập quán cũ do ảnh hưởng của chế ñộ phong kiến.
Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia ñình năm 1959 chỉ ñược thực thi ở miền Bắc,

còn ở miền Nam do vẫn dưới sự cai trị của chế ñộ Mỹ - Ngụy Sài Gòn và sự thống trị
của Ngô ðình Diệm. Dưới thời Ngô ðình Diệm có Luật gia ñình ngày 2/1/1959, Sắc
lệnh 15/64 ngày 23/7/1964 và Bộ Dân luật ngày 20/12/1972 của chính quyền Ngụy Sài
Gòn. Cả ba văn bản pháp luật này ñều ñã quy ñịnh bãi bỏ chế ñộ ña thê. Song, vẫn bảo
vệ quyền gia trưởng, thực hiện nguyên tắc bất bình ñẳng giữa vợ chồng, người vợ hoàn

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

toàn phụ thuộc chồng, người vợ chỉ ñược hành xử nghề nghiệp riêng biệt trừ khi chồng
phản kháng (ðiều 142 Bộ Dân luật 1972).
Do ñó, chế ñộ hôn nhân và gia ñình ở miền Nam nước ta trước ngày giải phóng
là chế ñộ hôn nhân gia ñình phong kiến, tư sản nên những quy ñịnh của nó chỉ nhằm
bảo vệ lợi ích của giai cấp ñịa chủ phong kiến, tư sản.
Luật hôn nhân và gia ñình 1986
Sau thắng lợi lịch sử 30/4/1975 giải phóng miềm Nam, nước ta chuyển sang
một giai ñoạn mới, giai ñoạn cả nước ñộc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. ðất nước
thống nhất ñòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật thống nhất ñể áp dụng trong cả
nước. Chính việc yêu cầu này, ngày 2/7/1976 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ nhất ñã ra Nghị quyết về tổ chức và hoạt ñộng của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khi chưa có Hiến pháp mới, phải
hoạt ñộng trên cơ sở Hiến pháp 1959. Thi hành Nghị quyết của Quốc hội, ngày
25/3/1977 Hội ñồng Chính phủ ñã ra Nghị quyết 76/CP quy ñịnh về việc thực hiện
pháp luật thống nhất trên cả nước, trong ñó có Luật hôn nhân và gia ñình 1959. Ngày

18/12/1980 Quốc hội ñã thông qua bản Hiến pháp mới của Nhà nước ta, là nền tảng
cho bước phát triển mới của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam. Hiến pháp lần này
ñã dành 4 ñiều ñể quy ñịnh về các nguyên tắc của chế ñộ hôn nhân và gia ñình mới.
Sự ra ñời của Luật hôn nhân và gia ñình 1959 ñã ñạt ñược những thành tựu to
lớn, góp phần ñáng kể trong việc xóa bỏ những tàn tích lạc hậu của chế ñộ hôn nhân
và gia ñình phong kiến, những ảnh hưởng phóng ñãng, lãng mạn của chế ñộ tư bản.
Tuy nhiên do tình hình kinh tế, chính trị và xã hội nước ta có nhiều thay ñổi; hơn nữa
Luật hôn nhân và gia ñình 1959 chưa thể hiện ñược ñầy ñủ phong tục tập quán của
miền Nam, nên Luật hôn nhân và gia ñình 1959 cần ñược sửa ñổi sao cho phù hợp với
cả nước. ðó là những ñộng lực thúc ñẩy sự ra ñời của Luật hôn nhân và gia ñình 1986
thông qua ngày 29/12/1986. Trong ñó có dành riêng một chương ñể ñề cập ñến quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng.
- Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia ñình (ðiều
10 LHN & Gð 1986)
- Vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau, yêu thương quý trọng, giúp ñỡ
nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện sinh ñẻ có kế hoạch. Chồng có những nghĩa vụ tạo
ñiều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ (ðiều 11 LHN & Gð 1986).
- Vợ, chồng có quyền tự do chọn nghề nghiệp chính ñáng, tham gia các công
tác chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội (ðiều 12 LHN & Gð 1986).
GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 12

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

- Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục,
tập quán (ðiều 13 LHN & Gð 1986).

- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập về nghề
nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản
mà vợ chồng ñược thừa kế chung hoặc ñược tặng cho chung (ðiều 14 LHN & Gð
1986).
- Tài sản chung ñược sử dụng ñể bảo ñảm những nhu cầu chung của gia ñình.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau ñối với tài sản chung. Việc mua bán, ñổi,
cho, vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệ ñến tài sản mà có giá trị lớn thì
phải ñược sự thỏa thuận của vợ, chồng (ðiều 15 LHN & Gð 1986).
So với Luật hôn nhân và gia ñình 1959, Luật hôn nhân và gia ñình 1986 ñã quy
ñịnh chi tiết thêm và cụ thể hóa hơn chế ñộ hôn nhân và gia ñình. Xóa bỏ hoàn toàn
những tàn dư lạc hậu của chế ñộ hôn nhân thời phong kiến, ảnh hưởng của chế ñộ tư
bản, góp phần giải phóng phụ nữ.
Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000
Mặc dù Luật hôn nhân và gia ñình năm 1986 ñược ñánh giá cao, vì ñã khẳng
ñịnh ñược vị trí của người vợ trong gia ñình. Tuy nhiên nó chưa thật sự vững vàng, chỉ
mới là bước khởi ñầu cho sự nghiệp thống nhất ñất nước và giải phóng phụ nữ. Cho
nên ñể ñáp ứng với tình hình thực tế về kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị mới Luật hôn
nhân và gia ñình năm 2000 ra ñời.
So với Luật hôn nhân và gia ñình năm 1986, Luật hôn nhân và gia ñình năm
2000 ñã quy ñịnh cụ thể thêm nhiều vấn ñề mà trong Luật hôn nhân và gia ñình 1986
không ghi hoặc chưa ñược cụ thể hóa.
Vợ chồng bình ñẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt
trong gia ñình (ðiều 19 LHN & Gð 2000).
Như vậy, cụm từ “vợ chồng bình ñẳng” là quy ñịnh tiến bộ vượt trội mà Luật
hôn nhân và gia ñình năm 1986 chưa ñề cập ñến.
Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy
ñịnh tiến bộ của Luật hôn nhân và gia ñình năm 1986, khẳng ñịnh vai trò của người vợ
trong ñời sống sinh hoạt vợ chồng, xây dựng gia ñình bình ñẳng, tránh ảnh hưởng tiêu
cực theo lối sống thực dụng là mặt trái của nền kinh tế thị trường ñối với quan hệ vợ
chồng. Các quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 bảo ñảm bình ñẳng vợ

chồng, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt (ðiều 19 LHN & Gð

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

2000), bình ñẳng ñối với tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của mỗi người
(ðiều 27 - ðiều 33 LHN & Gð 2000), bình ñẳng về các quyền nhân thân (ðiều 18
LHN & Gð 2000). Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 ñã góp phần xây dựng, cũng
cố gia ñình Việt Nam, phát huy những giá trị ñạo ñức truyền thống tốt ñẹp của dân tộc,
từng bước xoá bỏ những tập tục lạc hậu, chống những ảnh hưởng xấu, tàn tích của chế
ñộ hôn nhân và gia ñình phong kiến.
1.2.3 Tiếp tục khẳng ñịnh quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu
bình ñẳng giới, hội nhập khu vực và quốc tế.
Như chúng ta biết, vừa qua Việt Nam ñã trở thành thành viên chính thức của tổ
chức thương mại thế giới WTO, ñồng thời là thành viên không thường trực của Hội
ñồng bảo an Liên Hợp Quốc. Những thách thức ñó ñòi hỏi Việt Nam phải ñẩy mạnh ñể
theo kịp tiến trình hội nhập. Và dĩ nhiên không chỉ riêng lĩnh vực chính trị mà còn phát
triển cả khía cạnh hôn nhân gia ñình. Vì hiện nay Việt Nam ñã tham gia một số công
ước của Liên Hợp Quốc, ñặc biệt là công uớc của Liên Hợp Quốc và pháp luật Việt
Nam về xoá bỏ phân biệt ñối xử với phụ nữ (CEDAW) ñược toàn thể xã hội nổ lực
thực hiện. Cho nên vấn ñề bình ñẳng vợ chồng càng có ý nghĩa quan trọng khi nước ta
ñang bước vào giai ñoạn mới của tiến trình ñổi mới, khi chúng ta thực hiện mục tiêu
mở rộng giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Công ước CEDAW ñã dành ðiều 16 ñể ñề cập quyền bình ñẳng của phụ nữ

trong lĩnh vực hôn nhân gia ñình với mục ñích xoá bỏ mọi sự phân biệt ñối xử với phụ
nữ. Ngoài ra công ước CEDAW khuyến nghị các nước thành viên ñưa ra và thực hiện
các biện pháp nhằm ñẩy mạnh trên thực tế sự bình ñẳng nam nữ, xoá bỏ sự phân biệt
ñối xử với phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực và ðiều 16 ñặc biệt chú trọng ñến quan hệ
hôn nhân và gia ñình. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thành viên ñã bảo lưu ðiều 16 vì coi
quan hệ hôn nhân và gia ñình là vùng riêng tư mà Nhà nước không nên hoặc cũng
chưa ñiều chỉnh ñược, ñó chính là các quốc gia chịu sự tác ñộng mạnh mẽ nhất của hệ
tư tưởng truyền thống, hệ thống tôn giáo hay các phong tục, tập quán mang nặng ñịnh
kiến giới và bất bình ñẳng vợ chồng. Trong lĩnh vực này Việt Nam ñã ñưa ra một số
biện pháp có tính chất chiến lược cũng như những biện pháp ñặc biệt tạm thời nhằm
chống lại ñịnh kiến giới ñối với người vợ và bảo vệ họ. Quy ñịnh quyền bình ñẳng vợ
chồng thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc xoá bỏ mọi hình thức ñối xử tệ bạc
ñối với thân phận của người vợ, là câu trả lời ñầy ñủ nhất về các khuyến nghị của Uỷ
ban CEDAW với Việt Nam trong việc thực hiện công ước CEDAW.6
6

Công ước của Liên Hiệp Quốc và Pháp luật Việt Nam về xóa bỏ phân biệt ñối xử với phụ nữ, NXB Chính trị
QGHN, 2004, Tr 356.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 14

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

Việc xây dựng các quy ñịnh về quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong Luật hôn
nhân và gia ñình năm 2000 góp phần khẳng ñịnh với thế giới là vấn ñề quyền con

người ở Việt Nam ñược tôn trọng ñầy ñủ, ñặc biệt trong lúc Việt Nam là nước chủ nhà
ñăng cai hội nghị APEC vào năm 2006 mà vấn ñề bình ñẳng cũng là một vấn ñề ñược
APEC quan tâm.
Tóm lại, việc ban hành chế ñịnh quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong Luật hôn
nhân và gia ñình năm 2000 là cần thiết, khẳng ñịnh tính ưu việt của chế ñộ xã hội chủ
nghĩa, sự quan tâm của ðảng và Nhà nước trong tiến trình hội nhập. ðồng thời khẳng
ñịnh quyết tâm của Việt Nam trong vấn ñề hội nhập khu vực và quốc tế.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

CHƯƠNG 2

QUYỀN BÌNH ðẲNG GIỮA VỢ CHỒNG THEO QUY ðỊNH CỦA LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ðÌNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH
ðể khởi ñầu cho hành trình hôn nhân, trước tiên nam và nữ phải trải qua một
nghi thức mà pháp luật về hôn nhân và gia ñình gọi là ñăng ký kết hôn. ðể thỏa mãn
ñiều kiện kết hôn, tại ðiều 9 Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 ñã quy ñịnh cụ thể.
Trong ñó tại ðiều 9 khoản 2 ghi nhận “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết
ñịnh, không bên nào ñược ép buộc, lừa dối bên nào; không ai ñược cưỡng ép hoặc cản
trở”. Theo ñó, cả nam lẫn nữ ñều có ñược quyền tự lựa chọn người ñể bước vào hôn
nhân, tự do quyết ñịnh chuyện hôn nhân và hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện và ñây
cũng là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của Luật hôn nhân và gia ñình năm 1959, Luật
hôn nhân và gia ñình năm 1986 và Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 nhằm xóa bỏ

hoàn toàn chế ñộ hôn nhân cưỡng ép dưới thời phong kiến và xây dựng chế ñộ hôn
nhân gia ñình mới xã hội chủ nghĩa “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,
vợ chồng bình ñẳng” (ðiều 2 Luật hôn nhân gia ñình năm 2000).
Không có hôn nhân khi không có sự tự nguyện và cuộc sống gia ñình chỉ thật
sự hạnh phúc khi ñược xây dựng trên cơ sở hòa hợp và tự nguyện của hai bên nam nữ.
Sự cưỡng ép, cản trở từ phía gia ñình, xã hội ñều không thể mang lại hạnh phúc trong
quan hệ vợ chồng. Các ñiều luật ñều thể hiện sự tôn trọng tình yêu nam nữ, coi sự tự
nguyện, bình ñẳng trong tình yêu nam nữ là nền tảng của hôn nhân.
Nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân ñược ghi nhận trong rất nhiều văn bản
chứ không chỉ trong Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000.
- Xử lý dân sự: Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn trong trường hợp hôn nhân
vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ có quyền tự mình yêu cầu Tòa án
hoặc ñề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Xử lý hành chính: Theo ñiểm a và ñiểm c ðiều 7 Nghị ñịnh số 87/2001/Nð CP “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50000 ñồng ñến 200000 ñồng ñối với các hành vi
sau ñây: cưỡng ép hoặc cản trở người khác kết hôn, ly hôn bằng cách hành hạ, ngược
ñãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ ñoạn khác; cản trở người khác kết hôn, cản trở
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược ñãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách
của cải hoặc bằng thủ ñoạn khác.
- Xử lý hình sự: ðiều 146 BLHS năm 1999 quy ñịnh “người nào cưỡng ép
người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy
trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược ñãi, uy hiếp tinh

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 16

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành


thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ ñoạn khác ñã bị xử phạt hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ ñến 3 năm hoặc phạt
tù từ 3 tháng ñến 3 năm”.
Ngoài ra ðiều 12 Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 chỉ ñịnh nơi ñăng ký kết
hôn là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn.
Nếu trước kia quan hệ vợ chồng chỉ ñược thiết lập từ tiệc cưới thì nay thủ tục ñăng ký
kết hôn ñược bổ sung trong Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000. ðây là ñiểm tiến bộ
của Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 so với Luật hôn nhân và gia ñình năm 1986.
Trong khung cảnh của luật thực ñịnh, việc ñăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền là ñiều kiện ñể quan hệ hôn nhân ñược pháp luật thừa nhận. Do ñó, bằng
chứng duy nhất về hôn nhân là giấy chứng nhận ñăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm
quyền cấp. “Nam, nữ không ñăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng
thì không ñược pháp luật công nhận là vợ chồng” (ðiều 11 khoản 1 Luật hôn nhân và
gia ñình năm 2000). Như vậy, giấy chứng nhận kết hôn là căn cứ ñể vợ hoặc chồng có
ñược quyền tranh tụng trước pháp luật ñể chống lại hành vi mà Luật hôn nhân và gia
ñình cho là xấu xa của người bạn ñời. Rõ ràng tư tưởng lạc hậu “trai năm thê bảy
thiếp” không còn hiện hữu mà thay vào ñó là gia ñình một vợ một chồng, vợ chồng
bình ñẳng, yêu thương và tiến bộ.
2.1 Khái niệm về nghĩa vụ và quyền của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia
ñình Việt Nam7.
Sự kiện kết hôn ñã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung
của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các nghĩa vụ và quyền về nhân thân
và các nghĩa vụ và quyền về tài sản, trong ñó có nghĩa vụ và quyền về nhân thân là nội
dung chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Các nghĩa vụ và quyền này ñược pháp luật bảo
hộ.
Xuất phát từ mục ñích của việc xác lập quan hệ hôn nhân (Vợ chồng) dưới chế
ñộ ta là nhằm xây dựng gia ñình no ấm, bình ñẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Do ñó, Luật hôn nhân và gia ñình khi ñiều chỉnh các quan hệ vợ chồng ñã dựa trên các
nguyên tắc tiến bộ - bình ñẳng. Các nguyên tắc ñó thể hiện rõ nét trong các nghĩa vụ

và quyền về nhân thân và về tài sản giữa vợ chồng. ðây là ñiểm khác biệt cơ bản nhất,
thể hiện sự tiến bộ của chế ñộ hôn nhân và gia ñình mới xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta trước cách mạng tháng Tám (1945), pháp luật của Nhà nước thực
dân phong kiến ñiều chỉnh quan hệ giữa vợ và chồng thể hiện sự bất bình ñẳng. Pháp
7

Giáo trình Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam, Trường ðại học Luật Hà Nội, NXB-CAND, 2006, Tr 127.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 17

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

luật thời kỳ ñó quan tâm bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng mà không quan
tâm bảo vệ quyền lợi của người vợ. Trong gia ñình, người vợ luôn phải phụ thuộc vào
chồng và phục tùng chồng. Thuyết “tam tòng, tứ ñức” và quan niệm “thuyền theo lái,
gái theo chồng” ñã phản ánh một cách ñầy ñủ và rõ nét sự bất bình ñẳng ñó. Người
ñàn bà khi lấy chồng phải có bổn phận ở chung với chồng, muốn làm nghề gì phải
ñược chồng cho phép, nếu chồng không cho phép thì phải ñược Chánh tòa sở tại giải
trừ sự phản ñối của chồng.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra ñời.
Hiến pháp ñầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946) ñã khẳng ñịnh quyền
bình ñẳng giữa nam và nữ. ðiều 9 Hiến pháp quy ñịnh: ðàn bà ngang quyền với ñàn
ông về mọi phương diện. ðây là cơ sở pháp lý ñầu tiên khẳng ñịnh quyền bình ñẳng
giữa nam và nữ và cũng chính là cơ sở pháp lý xác nhận quyền bình ñẳng giữa vợ
chồng. Trong quá trình phát triển của xã hội và sự lớn mạnh của ñất nước, hệ thống

pháp luật của Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện nhằm xây dựng và cũng cố chế ñộ xã
hội văn minh, hiện ñại và phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân lao ñộng.
Nghĩa vụ và quyền của vợ chồng ñược pháp luật hôn nhân và gia ñình quy ñịnh
xuất phát từ những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ñã ñược ghi nhận trong
Hiến pháp - ñạo luật cơ bản của Nhà nước ta. Với tư cách là công dân, vợ chồng có
ñầy ñủ các quyền và nghĩa vụ này. Bên cạnh ñó, vợ chồng còn có các quyền và nghĩa
vụ với nhau, với gia ñình và xã hội.
Nghĩa vụ và quyền của vợ chồng bao gồm nghĩa vụ và quyền về nhân thân và
nghĩa vụ và quyền về tài sản. Thực hiện những quyền và nghĩa vụ ñó là nhằm bảo ñảm
thỏa mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất trong ñời sống vợ chồng, bảo ñảm lợi
ích chung của gia ñình và xã hội. Nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng
mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng gắn liền với bản thân vợ
chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Những nghĩa vụ và quyền này xuất phát từ những
chuẩn mực ñạo ñức, cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và
chồng. Như vậy, các nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng vốn ñã nảy sinh
từ trước, ñược coi như nghĩa vụ về ñạo ñức và sau này ñược pháp luật quy ñịnh nên
trở thành nghĩa vụ pháp lý. Nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng gắn liền
với nhân thân của vợ chồng mà không thể chuyển giao cho người khác. Chỉ với tư
cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các quyền và nghĩa vụ ñó mà thôi.
Nội dung của nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng là những lợi ích
tinh thần, tình cảm, không mang nội dung kinh tế và cũng không phụ thuộc vào yếu tố
tài sản. Các nghĩa vụ và quyền ñó bao gồm cả tình yêu, sự hòa thuận, sự tôn trọng lẫn
GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành


nhau, việc xử sự trong gia ñình, quan hệ ñối với cha mẹ, các con và những thành viên
trong gia ñình. Việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ chồng
nhằm bảo ñảm thỏa mãn nhu cầu tình cảm trong ñời sống vợ chồng. Vì vậy, khi ñiều
chỉnh những quan hệ ñó phải kết hợp giữa các quy ñịnh của pháp luật với những quy
tắc ñạo ñức và lẽ sống trong xã hội. Các quy ñịnh của pháp luật về nghĩa vụ và quyền
nhân thân giữa vợ và chồng chỉ là những nghĩa vụ và quyền cơ bản. Trong thực tế, vợ
chồng thực hiện các nghĩa vụ và quyền nhân thân với nhau ña dạng và phong phú hơn
nhiều. ðiều ñó hoàn toàn phù hợp bởi pháp luật không thể ñiều chỉnh toàn diện hết
mọi mối quan hệ trong xã hội.
Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân còn có
các quyền và nghĩa vụ về tài sản.
Quyền và nghĩa vụ về tài sản vợ chồng ñóng vai trò hết sức quan trọng trong
ñời sống gia ñình, mang những nét ñặc trưng gắn liền với nhân thân của vợ chồng.
Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng bao gồm quyền sở hữu tài sản, quyền và
nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế tài sản. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ
chồng là cơ sở kinh tế bảo ñảm cho gia ñình thực hiện tốt các chức năng xã hội. Các
quyền và nghĩa vụ ñó còn nhằm ñáp ứng nhu cầu vật chất của vợ chồng, bảo ñảm cho
vợ chồng thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân với nhau và thực hiện tốt
các quyền và nghĩa vụ ñối với con cái.
Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng ñược quy ñịnh tại chương III ðiều 18 ñến
ðiều 33 Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000. Thông qua các ñiều luật ñó cho thấy hệ
thống pháp luật của Nhà nước ta ñã khẳng ñịnh quyền bình ñẳng của vợ chồng về
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Nhưng “bình ñẳng về mặt pháp luật vẫn chưa
phải là bình ñẳng trong thực tế ñời sống”. Vì vậy, khi Nhà nước ta ñã thừa nhận quyền
bình ñẳng của vợ chồng thì tất yếu cũng ñặt ra nhiều biện pháp ñể tạo ñiều kiện cho
quyền bình ñẳng ñó trở thành hiện thực. Hiện nay, Nhà nước ta ñã có nhiều chính sách
và biện pháp bảo ñảm cho phụ nữ ñược tham gia vào các công việc xã hội, tham gia
vào các nhà máy, công sở và tham gia vào hoạt ñộng quản lý nhà nước như: tăng
cường mạng lưới dịch vụ, mở rộng hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, quy ñịnh cụ thể về chế

ñộ lao ñộng nữ… Tất cả các biện pháp trên có vai trò rất lớn trong việc tạo ñiều kiện
thuận lợi cho phụ nữ ñược bình ñẳng với nam giới. Bởi vì, muốn triệt ñể giải phóng
phụ nữ, muốn cho họ thật sự bình ñẳng với nam giới, thì phải có nền kinh tế chung
của xã hội, phải ñể cho phụ nữ tham gia lao ñộng sản xuất chung. ðồng thời, các biện
pháp ñó có vai trò quan trọng trong việc tạo ñiều kiện cho cả vợ và chồng sử dụng ñầy

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

ñủ nhất các quyền của họ, bảo ñảm quyền bình ñẳng thực sự trong quan hệ hôn nhân
và gia ñình.
2.2 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
2.2.1 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong quan hệ nhân thân
Trước cách mạng tháng Tám (1945), luật pháp phong kiến và chế ñộ thực dân
ñề cao quyền gia trưởng của người chồng, duy trì sự bất bình ñẳng và coi rẻ người phụ
nữ. Khi lấy chồng, người phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn vào chồng “Thuyền theo lái, gái
theo chồng”, toàn tâm, toàn ý theo mệnh lệnh của người chồng, thậm chí là cả con trai
ñể tuân thủ theo ñức tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu và phu tử tòng tử”.
Người phụ nữ thời ñó khi ñã lấy chồng muốn ñi ñâu, làm gì phải xin ý kiến chồng.
Ngay khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, ðảng và Nhà nước ta ñã
chú trọng tới vấn ñề bình ñẳng giới cũng như bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Bình
ñẳng các quyền về nhân thân là vấn ñề quan trọng cần ñề cập.
ðiều 19 LHN & Gð 2000 quy ñịnh: “vợ chồng bình ñẳng với nhau, có nghĩa
vụ và quyền hạn ngang nhau về mọi mặt trong gia ñình”. Trên cơ sở quy ñịnh về

quyền bình ñẳng giữa nam và nữ, Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 khẳng ñịnh
quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong gia ñình. Quyền bình ñẳng ñó thể hiện trong
việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc và quyết ñịnh về các vấn ñề liên quan ñến ñời sống,
sinh hoạt chung của gia ñình. Quy ñịnh này cũng hoàn toàn phù hợp với ðiều 40
BLDSVN 2005. ðể góp phần hoàn thiện tinh thần này của luật, Nghị ñịnh số
32/2002/Nð - CP của Chính phủ cũng ghi nhận vấn ñề bình ñẳng vợ chồng ñối với
các dân tộc thiểu số. Trong gia ñình, vợ và chồng bình ñẳng với nhau, có quyền và
nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt. ðồng thời, các dân tộc có quan hệ gia ñình theo chế
ñộ phụ hệ hay mẫu hệ với các phong tục tập quán không ñảm bảo quyền bình ñẳng vợ
chồng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành
viên, các Già làng, Trưởng bản, các vị Chức sắc tôn giáo vận ñộng, thuyết phục người
dân từng bước xóa bỏ sự bất bình ñẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ gia ñình, bảo
ñảm vợ, chồng có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt theo quy ñịnh của
Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000. ðiều này khẳng ñịnh ðảng và Nhà nước cũng
như Chính phủ rất chú trọng ñến quyền bình ñẳng vợ chồng, áp dụng thống nhất Luật
hôn nhân và gia ñình năm 2000 trên tất cả các vùng miền ñất nước.
2.2.1.1 Tình nghĩa vợ chồng
Tư tưởng “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng” vẫn còn
len lõi vào suy nghĩ của một số người. Cho nên trong quan hệ vợ chồng, hành vi ngoại
GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 20

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

tình rất dễ xảy ra ở phía người chồng. Song, ở khía cạnh khác lại cần thấy tâm lý và
cách xử sự nhún nhường, nhẫn nhục ñã trói buộc chính người vợ, làm cho người

chồng thiếu hoặc không tôn trọng vợ, dẫn ñến việc người chồng có thể vẫn tiếp tục
hành vi ngoại tình. ðể triệt tiêu tận gốc tàn tích phong kiến lỗi thời bất công với người
vợ, Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 quy ñịnh “vợ chồng chung thủy, thương yêu,
quý trọng, chăm sóc, giúp ñỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia ñình no ấm, bình ñẳng,
tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”. ðây là ñiểm tiến bộ so với Luật hôn nhân và gia ñình
năm 1959 và Luật hôn nhân và gia ñình năm 1986. ðồng thời khẳng ñịnh truyền thống
ñạo ñức tốt ñẹp của dân tộc ta về quan hệ hôn nhân.
Mục ñích của hôn nhân dưới chế ñộ xã hội chủ nghĩa là xây dựng gia ñình no
ấm, bình ñẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. ðể hôn nhân ñạt ñược mục ñích ñó thì
ñiều cơ bản là hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương nhau, chung thủy
với nhau, quý trọng, chăm sóc giúp ñỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Ví dụ: Khi A và B kết hôn với nhau, dù trước kia A là một chàng trai hào hoa,
bay bướm nhưng khi ñã xác lập mối quan hệ vợ chồng với B thì A phải có bổn phận
chung thủy và thương yêu B. Và về phía B cũng vậy, cả hai vợ chồng ñều phải có
nghĩa vụ quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
Cơ sở xác lập quan hệ vợ chồng là tình yêu thương giữa nam và nữ. Khi nam
nữ yêu thương nhau, hiểu nhau, thông cảm cho nhau… thì họ quyết ñịnh xác lập quan
hệ hôn nhân và trở thành vợ chồng của nhau. Khi ñã trở thành vợ chồng, tình cảm yêu
thương ñó vẫn ñược duy trì trong suốt thời kỳ hôn nhân. ðó không chỉ ñòi hỏi về pháp
luật mà còn là yêu cầu về ñạo ñức. Bởi vì, “nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình
yêu mới là hợp ñạo ñức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong ñó tình yêu ñược duy trì
mới là hợp ñạo ñức mà thôi”. Và cũng xuất phát từ tình yêu thương ấy mà vợ chồng
giữ lòng chung thủy với nhau, tình cảm của họ trước sau như một. Chính hai yếu tố ñó
ñã giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và là cơ sở ñể duy trì quan hệ hôn nhân
bền vững.
Sự quý trọng chăm sóc, giúp ñỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi, cách
xử sự và thái ñộ của họ ñối với nhau. ðó là sự yêu mến, tôn trọng nhau, giữ gìn danh
dự, uy tín, nhân phẩm, lắng nghe ý kiến của nhau, quan tâm, ñộng viên lẫn nhau, tạo
ñiều kiện thuận lợi ñể vợ và chồng phát huy khả năng của bản thân, thực hiện tốt hoạt
ñộng nghề nghiệp và nhiệm vụ ñối với gia ñình và xã hội. Vợ chồng phải tạo ñiều kiện

cho nhau trong việc học tập, nâng cao trình ñộ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ. Cấm
mọi hành vi ngược ñãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của vợ, chồng.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng theo quy ñịnh của Luật hôn nhân và gia ñình Việt Nam hiện hành

ðặc biệt, vợ chồng cùng phải có ý thức chăm lo cho gia ñình, ñảm bảo cho gia
ñình tồn tại và phát triển theo ñúng mục tiêu mà ðảng và Nhà nước ta ñã ñề ra và ñã
ñược thể chế hóa trong ðiều 18 Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000 là gia ñình “no
ấm, bình ñẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.
Hôn nhân là cơ sở của gia ñình, gia ñình là tế bào của xã hội. Sự tồn tại hôn
nhân hạnh phúc, bền vững tạo ñiều kiện cho sự phát triển hưng thịnh của xã hội. ðể
hôn nhân bền vững thì ñiều cơ bản nhất là vợ chồng phải thương yêu nhau, chung thủy
với nhau, quý trọng, chăm sóc giúp ñỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Vợ chồng phải cùng
nhau lao ñộng, cùng chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia ñình. Tình yêu thương, lòng
chung thủy giữa vợ và chồng là yếu tố quan trọng ñể ñảm bảo sự tồn tại bền vững của
hôn nhân.
Vợ, chồng quý trọng nhau, chăm sóc giúp ñỡ nhau, cùng xây dựng gia ñình
không chỉ là nghĩa vụ về pháp lý mà còn là nghĩa vụ ñạo ñức. Quy ñịnh trên một mặt
khẳng ñịnh quyền bình ñẳng của vợ chồng, mặt khác là ngăn chặn hành vi ñánh ñập,
xâm phạm thân thể nhân phẩm của nhau giữa vợ và chồng, hành vi quan hệ ngoài hôn
nhân giữa những người có vợ, có chồng. ðây là những hiện tượng còn xảy ra gây ảnh
hưởng xấu tới quyền lợi của vợ chồng, của gia ñình và xã hội và là nguyên nhân chủ
yếu dẫn ñến ly hôn hiện nay.

Vợ chồng chung thủy, yêu thương, quý trọng lẫn nhau, cùng nhau ra sức chăm
lo xây dựng gia ñình no ấm, bình ñẳng là mục tiêu của cuộc hôn nhân chân chính mà
ñôi bên nam nữ mong muốn ñạt ñến khi kết hôn với nhau.
2.2.1.2 Quyền bình ñẳng giữa vợ chồng trong việc thực hiện quyền cha mẹ
ñối với con.
Quyền ñược làm cha mẹ
Quyền ñược làm cha mẹ là một quyền nhân thân quan trọng của con người, gắn
liền với từng người và ñược pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo ñiều kiện ñể vợ chồng
cùng thực hiện quyền ñó. Quyền làm cha mẹ gắn liền với những thiên chức tự nhiên
của vợ và chồng, ñặc biệt là quyền mang thai, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ là một
chức năng không thể thay thế ñược của người phụ nữ. Thiên chức ñó của người mẹ
luôn ñược pháp luật thừa nhận và bảo vệ vì nó ảnh hưởng ñến nòi giống của dân tộc
và nhân loại.8 Bên cạnh ñó, quyền làm cha của người chồng cũng có ý nghĩa quan
trọng không kém. Quyền bình ñẳng trong vai trò làm cha mẹ tại ðiều 11 khoản 2 của
dự thảo Luật nêu rõ về bình ñẳng giới có ñề cập “vợ ñẻ, chồng ñược nghĩ, nếu cặp vợ
8

Tạp chí Luật học số 3/2006, tr 56.

GVHD: Ths. ðoàn Thị Phương Diệp

Trang 22

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Vân


×