Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP tội cướp tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA (2007 – 2011)

CƯỚP TÀI SẢN TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: TỘI

Giảng viên hướng dẫn:
TS.Phạm Văn Beo

Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Kim Yến
MSSV: 5075085
Lớp: Luật Tư Pháp 1-K33

Cần Thơ, Tháng 11 năm 2010


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2
5. Cơ cấu đề tài ....................................................................................................2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN ...................3
1.1 Khái quát chung về các tội xâm phạm sở hữu .............................................3

1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm sở hữu.......................................................3
1.1.2 Đặc điểm chung về các tội xâm phạm sở hữu .............................................4
1.1.3 Các yếu tố cấu thành của các tội xâm phạm sở hữu ....................................6
1.1.3.1 Mặt khách thể của các tội xâm phạm sở hữu............................................6
1.1.3.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu .........................................8
1.1.3.3 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu...........................................10
1.1.3.4 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu .............................................11
1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển những quy định về tội cướp tài
sản trong Luật hình sự Việt Nam .....................................................................12
1.2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về tội cướp tài sản từ thời kỳ phong
kiến đến trước cách mạng tháng tám 1945 .........................................................13
1.2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về tội cướp tài sản từ sau cách mạng
tháng tám 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 ...........................16
1.2.3 Quy định về tội cướp tài sản từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến
trước khi ra đời Bộ luật hình sự 1999 .................................................................19
1.2.4 Quy định về tội cướp tài sản từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
đến giai đoạn hiện nay .......................................................................................21
1.3 Khái quát về tội cướp tài sản .......................................................................22
1.3.1 Đặc điểm của cướp tài sản .........................................................................22
1.3.2 Phương thức, thủ đoạn của bọn cướp tài sản ............................................23
1.3.3 Nguyên nhân – điều kiện của tội cướp tài sản .........................................25
1.3.4 Hậu quả của tội cướp tài sản ......................................................................27
1.3.5 Ý nghĩa của việc quy định về tội cướp tài sản trong Bộ luật hình sự hiện
hành ....................................................................................................................28
1.4 Những quy định về tội cướp tài sản trong pháp luật hình sự của một số
nước trên thế giới ...............................................................................................29
1.4.1 Những quy định của pháp luật hình sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về tội
cướp tài sản .........................................................................................................30
1.4.2 Những quy định của pháp luật hình sự Nhật về tội cướp tài sản ...............31
1.4.3 Những quy định của pháp luật hình sự Trung Hoa về tội cướp tài sản ....31

CHƯƠNG II: TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN
HÀNH ................................................................................................................32
2.1 Định nghĩa về tội cướp tài sản ....................................................................32
2.2 Dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản ........................................................33
2.2.1 Khách thể của tội phạm .............................................................................33
2.2.2 Khách quan của tội phạm . ........................................................................35
2.2.3 Chủ quan của tội phạm ..............................................................................38
2.2.4 Chủ thể của tội phạm .................................................................................39
2.3 Hình phạt được áp dụng đối với tội cướp tài sản .......................................39


2.3.1 Cướp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự ...........40
2.3.2 Cướp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự ...........41
2.3.3 Cướp tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự ...........48
2.3.4 Cướp tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự ...........50
2.4 So sánh tội cướp tài sản với một số tội khác có liên quan trong Bộ luật
hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2010 ................................................51
2.4.1 So sánh tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản ...................................52
2.4.2 So sánh tội cướp tài sản với tội cướp giật tài sản ......................................54
2.4.3 Các trường hợp chuyển hóa tội phạm thành tội cướp tài sản ....................56
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG TỘI CƯỚP TÀI SẢN .......................................................................59
3.1 Thực trạng về tội cướp tài sản trong giai đoạn hiện nay ...........................59
3.1.1 Tình hình về tội cướp tài sản trong phạm vi cả nước ................................59
3.1.2 Thực trạng về tội cướp tài sản trên một số địa bàn nhất định ...................61
3.1.2.1 Thực trạng về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .....61
3.1.2.2 Thực trạng về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ ...........63
3.1.2.3 Thực trạng về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ...................64
3.1.3 Dự báo về tình hình tội cướp tài sản trong thời gian tới............................66
3.2 Những bất cập và nguyên nhân bất cập của tội cướp tài sản ...................67

3.2.1 Những bất cập về tội cướp tài sản trong quy định của Bộ luật hình sự ....67
3.2.2 Những bất cập của tội cướp tài sản trong quá trình áp dụng pháp luật ....70
3.2.5 Những bất cập khác của tội cướp tài sản ..................................................76
3.3 Một số giải pháp đề xuất..............................................................................81
3.3.1 Giải pháp về pháp luật hình sự .................................................................81
3.3.2 Giải pháp trong quá trình áp dụng pháp luật .............................................84
3.3.3 Một số giải pháp khác ...............................................................................86
KẾT LUẬN ........................................................................................................92


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI từ nắm 1986 đến nay mở đầu
cho công cuộc đổi mới ở đất nước ta. Những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội... sau 20 năm đổi mới không ngừng tăng trưởng và ổn định đã chứng tỏ
đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo đất nước đi
theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Việc xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những kết quả khả quan về nhiều
mặt.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của người dân
không ngừng được nâng cao đời sống cải thiện nhu cầu của mình. Song song với
việc nâng cao đời sống, người dân không ngừng tích lũy tài sản. Điển hình như việc
sắp sửa nhiều nữ trang, điện thoại, xe máy, máy tính xách tay…
Tuy nhiên, trong xã hội lại xuất hiện những phần tử lao động không chân

chính mà nhắm vào tài sản của người khác để chiếm đoạt một cách phi pháp. Đáng
chú ý trong giai đoạn hiện nay, nhiều vụ cướp taxi, xe máy và cướp tiệm vàng càng
gia tăng.
Bọn chúng thường để tấn công người lái xe chở khách nhằm chiếm đoạt
chiếc xe mô tô, ôtô và các tài sản khác, đồng thời chúng sử dụng luôn tài sản cướp
được làm phương tiện tẩu thoát khỏi hiện trường.
Tội phạm cướp tài sản là loại tội phạm nguy hiểm, không chỉ xâm hại đến
quyền sở hữu mà còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại. Thời
gian qua trên địa bàn nhiều tỉnh thành trên cả nước tội phạm cướp tài sản diễn biến
phức tạp. Nhiều vụ để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản chúng đã không từ một
thủ đoạn đê hèn nào, kể cả tước đoạt mạng sống của nạn nhân.
Tình hình trên đã gây tâm lý hoang mang trong xã hội và gây bất bình trong
nhân dân. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Thế nhưng vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên
sâu đối với lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.
Hiện nay, tình hình tội phạm ngày càng diễn ra phức tạp với chiều hướng
gia tăng gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Đặc biệt là những tội phạm giết
người cướp của, cướp taxi, cướp xe máy với thủ đoạn và phương thức man rợ.
Trước tình hình trên, đặt hồi chuông báo động cho toàn xã hội. Tuy nhiên, ý
thức giữ gìn tài sản của người dân chưa cao và những biện pháp đề phòng, cảnh
giác chưa được chú trọng một cách nghiêm túc.
Cho nên, người viết nghiên cứu vấn đề “Tội cướp tài sản trong luật hình
sự Việt Nam” nhằm đề ra giải pháp phòng chống về loại tội phạm này và qua đó
nâng cao nhận thức về pháp luật đối với những người có ý định phạm tội, cũng như
đối với người dân trong việc cảnh giác tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nói
riêng.

1.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


1

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Người viết nghiên cứu về tội cướp tài sản nhằm tìm hiểu những quy định
pháp luật về tội này trong Bộ luật hình sự. Bên cạnh đó, tìm hiểu những thủ đoạn,
phương thức hoạt động của bọn cướp tài sản.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động tội cướp tài sản từ đó nhận xét đánh giá
những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại để đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn được giới hạn trong các vấn đề lý
luận và thực tiễn trên phạm vi cả nước và một số địa bàn cụ thể
Trong giới hạn đề tài này, người viết sẽ nghiên cứu một số vấn đề lý luận
xung quanh các quy định về tội cướp tài sản.
Bên cạnh đó, khái quát sơ lược đặc điểm các cấu thành về các về các tội
xâm phạm sở hữu nói chung và tội cướp tài sản nói riêng.
Đồng thời, qua đó phản ánh thực trạng trong giai đoạn hiện nay và những
vướng mắc, bất cập về quy định pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Từ đó, rút ra giải pháp để khắc phục và hoàn thiện
về pháp luật quy định tội cướp tài sản.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Nhà nước và ngành Công an, Viện
kiểm sát và Tòa án về điều tra khám phá tội phạm.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp tổng kết thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu điển hình
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Cơ cấu đề tài
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, đề tài luận văn được cấu trúc bởi 3
chương:
Chương 1: Khái quát chung về tội cướp tài sản
Chương 2: Tội cướp tài sản trong Bộ luật hình sự hiện hành
Chương 3: Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản

2.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

2

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

CHƢƠNG I

KHÁT QUÁT CHUNG VỀ TỘI CƢỚP TÀI SẢN
1.1 Khái quát chung về các tội xâm phạm sở hữu
Tài sản là giá trị cơ bản của xã hội và là giá trị không thể thiếu của con
người trong mọi thời đại. Theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Tài sản
bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Kể từ khi tư hữu xuất hiện,
tài sản luôn là đối tượng để con người phấn đấu đạt tới. Bởi vì, nó là phương tiện để
thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Hai nhu cầu vật chất và tinh
thần suy cho cùng đều là nhu cầu cơ bản và thiết yếu trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày của con người.
Ngoài ra, tài sản còn là đối tượng của quyền tài sản. Quyền sở hữu tài sản là
quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình bao gồm các quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng, quyền định đoạt. Để có được quyền sở hữu tài sản, con người có
nhiều cách thức tìm kiếm khác nhau. Chẳng hạn qua lao động sản xuất, kinh doanh
hợp pháp… hành vi tìm kiếm này phải hợp pháp và phải được xã hội chấp nhận.
Mức độ chấp nhận hay không chấp nhận của con người đối với hành vi tìm kiếm
phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Chính vì thế, Nhà
nước ta đã dùng pháp luật để điều chỉnh hành vi này.
Tùy thuộc vào tính nguy hiểm của hành vi mà mỗi ngành luật đều có cách
thức điều khiển khác nhau (dân sự, hành chính, hình sự…). Những hành vi tìm kiếm
tài sản thể hiện tính nguy hiểm cao bị cho là tội phạm đều được luật hình sự điều
chỉnh.
1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm sở hữu
Ở Việt Nam, kể từ khi Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự 1985, tài sản của
Nhà nước, của tập thể và của công dân đều được bảo vệ hữu hiệu bằng các quy
phạm pháp luật hình sự. Bộ luật hình sự 1985 chia các hành vi xâm phạm sở hữu ra
thành hai nhóm: các hành vi xâm phạm sở hữu tài sản xã hội chủ nghĩa được quy
định tại Chương IV và các hành vi xâm phạm sở hữu của công dân quy định tại
Chương VI. Điều này xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong thời
kỳ lịch sử cụ thể đó đặc biệt chú trọng phát triển nền kinh tế quốc doanh cho nên
pháp luật ưu tiên bảo vệ tài sản chung của xã hội chủ nghĩa.

Dựa vào tình hình thực tế cụ thể, trên cơ sở Hiến pháp 1992 và chủ trương
của Nhà nước ta đã có sự điều chỉnh trong quan hệ xây dựng nền kinh tế trong thời
kỳ quá độ đó là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Bộ luật hình sự nhà nước ta
thừa nhận 7 hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp
luật, và đều được nhà nước bảo hộ, các hình thức sở hữu đan xen nhau. Cho nên rất
khó thậm chí là không thể phân biệt tách bạch được đối tượng xâm hại thuộc đối
tượng nào khi xử ký tội phạm nếu như trong bộ luật hình sự vẫn duy trì hai chương
với hai hình thức sở hữu là (Nhà nước và tập thể).
Xuất phát từ những yêu cầu trên, Bộ luật hình sự 1999 đã nhập hai chương
này thành một chương với tên gọi “ Các tội xâm phạm quyền sở hữu”. việc nhập hai
chương này không có ý nghĩa là Bộ luật hình sự 1999 đã đánh đồng các hình thức
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

3

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

sở hữu, bỏ qua định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quy định của Bộ luật hình sự
trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc xâm phạm tài sản của nhà nước bị coi
là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điểm i khoản 1 Điều
48).
Qua mười năm đưa Bộ luật hình sự 1999 vào thực thi, xã hội đã có nhiều
thay đổi, chuyển biến, nhiều loại tội phạm mới được hình thành đặc biệt trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, kinh doanh chứng khoán… nhưng chưa được quy định
trong Bộ luật. Song song đó, nhiều quy định khác không còn phù hợp với thực tiễn

xã hội như mức tiền vi phạm tối thiểu trong một số điều luật, mức hình phạt tử hình
trong một số điều luật. Cho nên, Bộ luật hình sự 1999 lần đầu tiên được sửa đổi , bổ
sung, bãi bỏ hoặc thay thế một số cụm từ, khoản, điều của Bộ luật hình sự.
Tuy thế, các tội phạm về xâm phạm sở hữu vẫn thuộc quy định tại Chương
XIV. Một số điều thuộc chương này được sửa đổi về hình thức. Song bản chất của
các tội phạm xâm phạm sở hữu có thể được hiểu như sau:
Các tội phạm xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, của tổ
chức, của cá nhân.
1.1.2 Đặc điểm chung về các tội xâm phạm sở hữu.
Tội phạm xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định tại chương XIV trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến chế độ sở hữu tài sản của
Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân1. Khái niệm tội xâm phạm sở hữu cũng bao
gồm các dấu hiệu chung về tội xâm phạm sở hữu. Gồm có:
Thứ nhất, các tội xâm phạm sở hữu là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đây
là đặc điểm cơ bản về dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm. Nó giúp phân biệt
giữa hành vi phạm tội và hành vi khác. Tính nguy hiểm cho xã hội ở đây thể hiện ở
việc gây ra thiệt hại hoặc tạo khả năng gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội mà
Luật hình sự bảo vệ. Và cụ thể ở đây là quyền sở hữu tài sản. Quan hệ xã hội này
được Luật hình sự bảo vệ thông qua việc quy định tội phạm và các hình phạt được
áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.
Thứ hai, hành vi xâm phạm đó phải được quy định trong Bộ luật hình sự.
Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự thì “Chỉ người nào phạm một tội đã được
Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Do vậy, các hành vi
nào được xem là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản thì chúng phải được quy định
tại Chương XIV “ Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự như: cướp tài sản;
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản; công nhiên
chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản; hủy hoại

1

Ths. Nguyễn Mai Bộ, Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi,
bổ sung năm 2009, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2010, tr.32

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

4

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài
sản của Nhà nước; vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
Thứ ba, tội xâm phạm sở hữu là hành vi do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện. Năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức hành
vi nguy hiểm cho xã hội của mình, khả năng điều khiển hành vi đó và khả năng
gánh lấy hậu quả pháp lý là trách nhiệm hình sự từ hành vi nguy hiểm do mình gây
ra. Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự được hợp thành từ hai yếu tố là năng lực
nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy
định của Bộ luật hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về mọi tội phạm. Tuy nhiên người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng phải chịu
trách nhiệm hình sự nếu phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do
cố ý.

Thứ tư, tội xâm phạm sở hữu là hành vi có yếu tố lỗi. Lỗi là thái độ bên
trong con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả
do hành vi đó gây ra. Một người chịu trách nhiệm hình sự không chỉ đơn thuần là đã
thực hiện hành vi nguy hiểm gây thiệt hại cho xã hội mà còn phải đã có lỗi khi thực
hiện hành vi đó. Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là cố ý phạm tội khi
nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi
đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả nó
xảy ra.
Còn vô ý phạm tội là người thực hiện hành vi phạm tội tuy thấy hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội.
Người phạm tội đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên
không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù điều kiện khác quan
buộc họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Đa số các tội xâm phạm sở hữu đều được thực hiện với lỗi cố ý. Ngoại lệ,
có hai hành vi được thực hiện với lỗi vô ý như tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến
tài sản.
Thứ năm, tội xâm phạm sở hữu là hành vi phải chịu hình phạt. Các hình
phạt được quy đinh tại Chương XIV Bộ luật hình sự hiện hành là cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Đối với hình phạt chính,
có 13 điều luật với 46 khoản quy định về tội phạm và 62 lượt hình phạt đối với các
tội xâm phạm sở hữu. Trong đó có 8 lượt hình phạt cải tạo không giam giữ; 45 lượt
hình phạt tù có thời hạn; 6 lượt hình phạt tù chung thân và 2 lượt hình phạt tử hình2.
Còn đối với hình phạt bổ sung, thì trong 13 điều chỉ hai điều không quy
định hình phạt bổ sung. Đó là Điều 141 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản
2


Ths. Nguyễn Mai Bộ, Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi,
bổ sung năm 2009, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2010, tr.31.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

5

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

và Điều 145 về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Với 11 điều luật quy
định tại Chương XIV của Bộ luật hiện hành thì có 23 lượt hình phạt bổ sung có thể
áp dụng đối với người phạm tội. Trong đó có 5 lượt hình phạt cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; 2 lượt hình phạt cấm cư trú; 2
lượt hình phạt quản chế; 4 lượt hình phạt tịch thu tài sản; 10 lượt hình phạt tiền3.
Nhìn chung, đa số các tội xâm phạm sở hữu đều mang tính chất chiếm đoạt.
Trong số 13 hành vi thuộc nhóm này thì đã có 8 hành vi mang tính chất chiếm đoạt.
So với Bộ luật hình sự 1999 thì những quy định mới về sửa đổi bổ sung 2009 của
Bộ luật này, về cơ bản không thay đổi về dấu hiệu phạm tội và các yếu tố cấu thành.
Trong 13 điều thì có 6 điều đã được sửa đổi, bổ sung chủ yếu về mức tiền vi phạm
và khung hình phạt.
Cụ thể như các tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo
chiếm đoạt tài sản; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được sửa đổi mức định
lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 1 các điều này từ “năm
trăm nghìn đồng” thành “hai triệu đồng”. Riêng đối với tội lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản thì cũng được sửa đổi cụm từ “một triệu đồng” thành “bốn triệu
đồng” tại khoản 1 và bỏ từ “trên” năm mươi triệu đồng tại điểm d khoản 2 cùng
điều. Còn đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản cũng được nâng mức định lượng tối
thiểu từ “năm triệu đồng” lên “mười triệu đồng”. Về khung hình phạt, chỉ duy nhất
đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu được bỏ hình
phạt tử hình tại khoản 4 và chỉ còn “hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
Các tội xâm phạm sở hữu đều thực hiện với lỗi cố ý ngoại trừ vài hành vi
phạm tội được thực hiện với lỗi vô ý. Hậu quả của tội phạm chủ yếu là gây thiệt hại
về tài sản. Vì vậy, mức độ thiệt hại về tài sản là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thuộc nhóm này. Cá biệt, có vài
hành vi phạm tội không những gây thiệt hại về tài sản mà còn gây thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, tự do và nhân phẩm của chủ sở hữu.
1.1.3 Các yếu tố cấu thành của các tội xâm phạm sở hữu.
Các yếu tố cấu thành tội phạm là dấu hiệu đặc trưng cho loại tội phạm cụ
thể được quy định trong Luật hình sự4. Đây cũng chính là mô hình pháp lý của tội
phạm.
Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ
quan do luật hình sự quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là
tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi
là tội phạm.
Cũng giống như những tội phạm khác, các tội xâm phạm sở hữu cũng được
cấu thành từ bốn yếu tố: khách thể, khách quan, chủ quan và chủ thể.
1.1.3.1 Mặt khách thể của các tội xâm phạm sở hữu.
Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội, bị tội phạm xâm
hại, trực hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị
3

Ths. Nguyễn Mai Bộ, Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi,
bổ sung năm 2009, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010, tr.32.
4

Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 1, 2007, tr.66

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

6

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

được Nhà nước (đại diện cho giai cấp thống trị) bảo vệ bằng các quy phạm pháp
luật hình sự5. Còn khách thể của các tội xâm phạm sở hữu là các quan hệ sở hữu về
tài sản được Luật hình sự bảo vệ. Quan hệ sở hữu này bao gồm các quyền sử dụng,
quyền định đoạt và quyền chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu. Trong đó, theo quy
định của Bộ luật dân sự 2005 thì quyền chiếm hữu là quyền chiếm giữ, nắm lấy tài
sản. Còn quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền đó.
Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản được gọi là quyền sử
dụng.
Các quan hệ xã hội nằm trong Chương xâm phạm sở hữu là những quan hệ
có cùng tính chất với nhau được một nhóm quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi
sự xâm hại. Nhóm quan hệ đó, được gọi chung là khách thể loại của tội xâm phạm
sở hữu. Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm phạm đến khách thể loại, cũng đều xâm
phạm đến một hoặc nhiều quan hệ xã hội trong một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
Khách thể loại có vai trò rất quan trọng về mặt pháp lý, nó là cơ sở để Bộ luật hình
sự xây dựng các chương trong phần các tội phạm.
Để bảo vệ quan hệ sở hữu này, Nhà nước quy định nhiều biện pháp khác
nhau như: biện pháp hành chính, biện pháp dân sự và biện pháp hình sự. Trong đó,

biện pháp hình sự là biện pháp nghiêm khắc nhất, với biện pháp này Nhà nước quy
định tội phạm và hình phạt đối với người có hành vi xâm phạm sở hữu của Nhà
nước, của cơ quan, tổ chức và của công dân.
Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu là tài sản bao gồm vật thể
nhất định như vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. Tất cả các hành vi làm
biến đổi tài sản một cách bất bình thường của tài sản một cách trái pháp luật đều là
những hành vi gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu. Sự làm biến đổi tình trạng này có
thể do hành vi khác nhau như chiếm đoạt, sử dụng, hủy hoại hoặc làm hư hỏng…
Tuy nhiên, tác động đến các đối tượng vật chất không phải lúc nào hành vi phạm tội
cũng gây ra hậu quả tiêu cực đối với vật chất đó mà có đôi khi tạo biến đổi tích cực.
Chẳng hạn, hành vi trộm cắp tài sản, kẻ trộm thường không gây hư hỏng cho đối
tượng tác động mà còn muốn làm tăng giá trị của vật chất đó lên.6
Tuy thế, không phải loại tài sản nào cũng thuộc đối tượng của tội xâm phạm
sở hữu mà là đối tượng của một số loại tội phạm khác. Ví dụ: hành vi trộm cắp dây
điện thoại đang sử dụng vừa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, vừa gây thiệt hại cho
an toàn thông tin liên lạc, vì đối tượng tác động ở đây là tài sản nhưng đồng thời
cũng là phương tiện thông tin liên lạc. Trong hai thiệt hại này, rõ ràng thiệt hại về
an toàn thông tin liên lạc quan trọng hơn, mang tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn.
Do đó, nó đã được tách ra khỏi phạm vi các tội xâm phạm sở hữu và được xếp vào
chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng với tội danh là phá
hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 Bộ luật hình
sự).
5

TS.Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung , Quyển 1, Nhà xuất bản chính
trị quốc gia 2010, tr.100
6
TS.Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, Quyển 1, Nhà xuất bản chính
trị quốc gia, 2010, tr.105


GVHD: TS. Phạm Văn Beo

7

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

Song song đó, các công trình, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên
lạc khác, các loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thật quân sự, tài nguyên… cũng
được xếp vào nhóm tội phạm khác mà không phải là nhóm tội xâm phạm sở hữu.
1.1.3.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp những gì biểu hiện ra bên ngoài
của thế giới khách quan. Đối với các tội xâm phạm sở hữu thì hành vi thể hiện ra
bên ngoài dưới những hình thức sau đây: cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên
chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm
để chiếm đoạt tài sản, sử dung trái phép, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản, thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, vô ý gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản.
Trong số các hành vi nêu trên, có một số hành vi được quy định là tội phạm
mà không cần các điều kiện khác. Chẳng hạn, hành vi cướp tài sản; bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản. Đây là những tội phạm có cấu thành hình
thức, nghĩa là về hành vi khách quan, các tội này chỉ bao gồm một yếu tố có hành vi
nguy hiểm cho xã hội mà không cần có hậu quả xảy ra và mối quan hệ giữa hậu quả
và hành vi phạm tội do tội phạm gây ra. Còn lại các hành vi xâm phạm sở hữu khác
chỉ bị coi là tội phạm khi có một trong các dấu hiệu sau đây:
Tài sản phải có giá trị nhất định. Chẳng hạn, tội công nhiên chiếm đoạt tài

sản (Điều 137); tội trộm cắp tài sản (Điều 138); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều
139); tội hủy hoại hoặc làm cố ý hư hỏng tài sản (Điều 143) thì chỉ bị coi là tội
phạm khi xâm phạm đến tài sản có giá trị từ hai triệu trở lên. Đối với tội lạm dụng
tín nhiệm tài sản (Điều 140) thì tài sản xâm phạm phải có giá trị từ bốn triệu trở lên
và tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141) là mười triệu trở lên. Tuy nhiên, đối
với những tội danh thực hiện với lỗi vô ý thì tài sản xâm phạm có giá trị cao, năm
mươi triệu trở lên mới xem là phạm tội điển hình như: tội thiếu trách nhiệm gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144); tội vô ý gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145).
Bên cạnh đó, gây hậu quả nghiêm trọng cũng là một trong những dấu hiệu
bắt buộc của một số loại tội phạm. Trong cấu thành tội phạm, không phải lúc nào
hậu quả cũng được phản ánh mà chỉ có cấu thành tội phạm vật chất mới được phản
ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản, như các tội: công nhiên chiếm đoạt tài sản,
trộm cắp tài sản lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,
hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Đây là trường hợp, người phạm tội
thực hiện hành vi làm biến đổi tình trạng bất thường của tài sản thông qua những
hành động như là: chiếm đoạt, hủy hoại, trộm cắp, lừa đảo, làm hư hỏng tài sản có
giá trị dưới mức truy cứu hình sự nhưng xác định được hậu quả do các hành vi này
gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì vẫn bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Tương tự, đối với một số tội phạm trên có cấu thành tội phạm vật chất thì
hành vi đó đã bị xử phạt hành chính mà còn phạm tội thì cũng được xem là dấu hiệu
thuộc về mặt khách quan. Có hai loại xử phạt hành chính mà còn vi phạm.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

8

SVTH: Phạm Thị Kim Yến



Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

Thứ nhất, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Nghĩa
là, trước đó đã có lần vi phạm và đã bị xử phạt hành chính, nhưng chưa hết thời hạn
được coi là chưa bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm. Trong số 13 tội xâm phạm
sở hữu thì có hai tội trực tiếp quy định dấu hiệu phạm tội là “đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Đó là tội sử dụng trái phép tài sản và tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Chẳng hạn, theo của khoản 1 Điều 142 quy định
“ Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm
mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì
bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến ba năm”.
Bên cạnh đó, có bốn tội gián tiếp quy định “đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm” là dấu hiệu định tội thông qua việc quy định dấu hiệu
“đã bị xử phạt hành chính về chiếm đoạt mà còn vi phạm”. Đó là các tội: công
nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản và lừa đảo
chiếm đoạt tài sản7. Ví dụ như theo khoản 1 Điều 139 quy định “người nào dùng
thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Hành vi chiếm đoạt tài sản của người
khác được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như vay, mượn, thuê
hoặc nhận tài sản từ người khác một cách hợp pháp rồi dùng thủ đoạn để gian dối,
lừa đảo hay bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.
Thứ hai, đã bị kết về tội khác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Tức

là người phạm tội đã bị kết án với một tội danh nhưng chưa hết thời hạn xóa án tích
thì lại tiếp tục phạm thêm một tội mới. Trong trường hợp này, tội danh bị truy cứu
là tội danh theo hành vi mới. Ví dụ như trường hợp người này đã bị kết án về tội
cướp giật tài sản nhưng chưa hết thời hạn bị coi là phạm tội thì lại có hành vi trộm
cắp tài sản, thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và sẽ xét xử theo tội
trộm cắp tài sản.
Đối với các trường hợp xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời
hạn đó, người bị xử lý bị coi là chưa bị xử lý có thời hạn là một năm. Theo quy định
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì trong trường hợp “cá nhân,
tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành
xong quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm
hành chính”8. Còn đối với trường hợp xóa án tích phải căn cứ theo từng trường hợp
theo quy định tại Chương IX của Bộ luật hình sự hiện hành.

7

Ths. Nguyễn Mai Bộ, Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi,
bổ sung năm 2009, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2010, tr.38
8
Điều 11, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm
2008, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2009

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

9

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp


Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

Nhìn chung, việc đánh giá về mặt khách quan, như thế nào là hành vi nguy
hiểm cho xã hội phải căn cứ vào tình hình phát tiển xã hội thực tế và yêu cầu đấu
tranh về phòng ngừa tội phạm. Chẳng hạn, trước đây nếu người nào lừa đảo tài sản
dưới hai triệu đồng được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và người thực hiện
hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên hiện nay hành vi này
có thể không bị coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu không gây ra hậu quả
nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, có hành vi trước đây chưa được coi là hành vi nguy hiểm cho
xã hội nhưng nay lại coi là nguy hiểm cho xã hội và được coi là tội phạm9. Điển
hình như hành vi sử dụng trái phép tài sản của công dân.
1.1.3.3 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu.
Hành vi của con người bao giờ cũng là sự thống nhất giữa những biểu hiện
bên ngoài thế giới khách quan và những nội dung tâm lý bên trong của chủ thể khi
thực hiện hành vi đó. Hoạt động định tội phải là sự kết hợp khách quan và chủ quan,
giữa hành vi biểu hiện và thái độ bên trong của người thực hiện hành vi. Mặt chủ
quan của tội xâm phạm sở hữu là thái độ tâm lý bên trong phản ánh trạng thái tâm
lý của chủ thể đối với hành vi xâm phạm sở hữu thực hiện thông qua ba yếu tố: lỗi,
động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Mỗi yếu tố có ý nghĩa khác nhau trong
việc thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng không phải tất cả các tội xâm phạm sở hữu
đều có dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ quan là các dấu hiệu nêu trên.
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra
hậu quả từ hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Trong đó, lỗi cố ý có thể được hiểu là “người phạm tội nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong
muốn hậu quả xảy ra” hay “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong

muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.10
Còn đối với lỗi vô ý là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra nguy hại
cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó có thể hoặc không xảy ra hoặc có thể ngăn
chặn được;
Người phạm tội có thể thấy trước hành vi của mình có thể gây nguy hại cho
xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”11.
Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu không có lỗi thì
không bị coi là hành vi tội phạm. Bộ luật hình sự có quy định một số trường hợp mà
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là không có lỗi thì không
phải là tội phạm. Điển hình như do sự kiện bất ngờ hay tình thế cấp thiết, phòng vệ
chính đáng. Ngoài ra, Bộ luật hình sự không quy định, nhưng về lý luận cũng như
thực tiễn xét xử có một số trường hợp tuy có hành vi gây thiệt hại cho lợi ích xã hội,
9

Đinh Văn Quế, Bình luận khoa hoc Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập 2, 2006, tr.10
Điều 9 Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
11
Điều 10 Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
10

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

10

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp


Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của công dân, nhưng cũng không bị coi là tội
phạm vì người thực hiện hành vi không có lỗi, như: tình trạng không thể khắc phục
được hậu quả, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, chấp hành chỉ thị,
quyết định hoặc mệnh lệnh, rủi ro trong nghề nghiệp hoặc trong sản xuất.12
Tuy nhiên, đối với các tội xâm phạm sở hữu thì trường hợp không có lỗi
rất ít xảy ra. Trong 13 tội thuộc chương này thì đã có 11 điều với lỗi cố ý, chỉ có hai
tội được thực hiện với lỗi vô ý là tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản của Nhà nước và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
Tất cả những hành động của con người không phải bộc phát một cách tự
nhiên mà luôn có những động cơ thúc đẩy. Tương tự, đối với người thực hiện hành
vi phạm tội thì động lực bên trong thúc đẩy con người thực hiện hành vi phạm tội
có thể hiểu là động cơ tinh thần của tội phạm được gọi là động cơ phạm tội. Chẳng
hạn, đối với tội trộm cắp tài sản có thể động cơ phạm tội là vì nghèo, thù ghét người
bị hại, hoặc lấy tài sản chia cho người nghèo khác mà có hành vi trộm cắp.
Động cơ phạm tội là dấu hiệu về mặt chủ quan vì nó là nguyên nhân tinh
thần của người phạm tội. Trong một số trường hợp thì động cơ phạm tội có ý nghĩa
xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, là căn cứ để phân biệt phạm
tội hay không phạm tội hay tội phạm này với tội phạm khác. Chẳng hạn, trong số
mười một tội xâm phạm sở hữu với lỗi cố ý thì chỉ có tội sử dụng trái phép tài sản
đòi hỏi dấu hiệu động cơ vì vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ quan của tội
phạm. Nếu hành vi sử dụng trái phép tài sản vì mục đích mang lại lợi ích cho Nhà
nước hay xã hội thì không cấu thành tội phạm.
Bên cạnh đó, động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong cấu thành tăng
nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung. Điển hình, như tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản, dấu hiệu động cơ được phản ánh trong cấu thành tăng nặng
trách nhiệm hình sự. Động cơ cá nhân ở đây “vì lý do công vụ của người bị hại”,
người phạm tội muốn trả thù nạn nhân.
Mọi hành vi phạm tội của con người đều nhằm tới mục đích nhất định. Và

mục đích phạm tội là điểm cuối cùng mà người phạm tội đặt ra cho hành vi phạm
tội phải đạt tới hay là kết quả mà kẻ phạm tội mong muốn đạt được. Và mục đích
chỉ đặt ra đối với những tội xâm phạm sở hữu thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Tuy
nhiên, dấu hiệu mục đích “chiếm đoạt tài sản” chỉ là yếu tố bắt buộc đối với tội
cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Ngoài ra,
nó còn được phản ánh trong cấu thành tăng nặng trách nhiệm hình sự như tội hủy
hoại tài sản với mục đích là “che giấu tội phạm khác” (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ
luật hình sự).
1.1.3.4 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu.
Luật hình sự Việt Nam xác định chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân
con người. Và cá nhân này đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng
không phải ai thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đều là tội phạm, mà chỉ

12

Đinh Văn Quế, Bình luận khoa hoc Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập 2, 2006, tr.24

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

11

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì mới trở thành chủ thể của tội
phạm.

Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người phải có đủ khả năng
nhận thức được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình và
có khả năng điều chỉnh theo hướng có lợi hay không có lợi về hành vi nguy hiểm đó
đối với xã hội. Tuy nhiên, luật không quy định như thế nào là người có khả năng
nhận thức và có khả năng điều khiển hành vi mà chỉ quy định trường hợp không có
năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 13 Bộ luật hình sự hiện hành quy định như sau:
“Người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc
bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người
này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”
Tuy nhiên, căn cứ vào lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã thừa nhận người
không có năng lực trách nhiệm hình sự khi mắc một trong các bệnh sau: bệnh tâm
thần kinh niên, bệnh loạn thần, bệnh suy ngốc và các bệnh gây rối loạn tinh thần
tạm thời. Như vậy, có thể loại trừ người ở trong tình trạng không đủ năng lực trách
nhiệm hình sự, còn lại là những người đã có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Song song đó, năng lực nhận thức về tính nguy hiểm của hành vi và khả
năng điều khiển hành vi của con người sẽ được hoàn thiện ở một giai đoạn nhất
định, tức là đạt được độ tuổi nhất định.
Ở nước ta, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và tham
khảo luật hình sự của một số nước trên thế giới. Vì vậy, tại Điều 12 Bộ luật hình sự
quy định
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm;
Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu cũng là chủ thể của tội phạm. Cho
nên, họ cũng phải đạt đến độ tuổi nhất định. Trong chương xâm phạm sở hữu có 10
tội phạm ít nghiêm trọng, 11 tội phạm rất nghiêm trọng, 13 tội phạm rất nghiêm
trọng và 12 tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Xét về độ tuổi, thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm xâm phạm sở hữu được quy định từ Điều 133 đến Điều 145 Bộ luật
hình sự hiện hành.
Ngoài ra, dấu hiệu chủ thể đặc biệt còn được phản ánh trong cấu thành tăng
nặng trách nhiệm hình sự điển hình trong các tội lứa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tải sản, tội sử dụng trái phép tài sản. Dấu hiệu chủ thể
đặc biệt được quy định trong các điểu này đều là các dấu hiệu liên quan đến chức vụ
và quyền hạn như lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt, để lừa đảo hay sử
dụng trái phép.
1.2 Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển những quy định về tội
cƣớp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

12

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

Dân tộc Việt Nam qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã để lại
nhiều di sản quý báu. Trong đó những kinh nghiệm về lập pháp hình sự là một trong
những di sản quý báu nhất, đầy tính sáng tạo và tính đa dạng phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện của dân tộc Việt Nam.
Các triều đại của Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã
không ngừng ban hành các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ và duy trì chế độ độc
lập, tự chủ và chống các chế độ thù địch. Điều này làm cơ sở khách quan khiến

pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng không ngừng được
hoàn thiện.
1.2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về tội cƣớp tài sản từ thời kỳ
phong kiến đến trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945
* Từ thời lập quốc đến thời nhà Hồ
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lịch sử dựng nước ta bắt đầu từ khi Kinh
Dương Vương xuất hiện kèm theo sự ra đời của nhà nước Văn Lang với chế độ
phong kiến sơ sài. Và đến khi Triệu Đà chiếm Âu Lạc lập nên triều đại mới cũng đã
ban hành luật mới để xác định quyền hành đặc thù của mình. Một nhà nước không
thể không có pháp luật dù dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, nhà nước ta từ thời
Hồng Bàng đến nhà Thục cũng phải có pháp luật. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Nhà
nước thời kỳ này còn gặp nhiều khó khăn bởi sự thiếu thốn các nguồn sử liệu. Vì
thế, pháp luật hình sự thời kỳ này vẫn còn mập mờ đối với chúng ta. Và có thể
khẳng định rằng: thời Hùng Vương chưa có luật thành văn. Một số mặt của xã hội
liên quan đến hình sự ở thời kỳ này có thể được điều chỉnh bằng tục lệ.
Và đến khi Triệu Đà chiếm Âu Lạc lập nên triều đại mới cũng đã ban hành
luật mới để xác định quyền hành đặc thù của mình. Một Nhà nước không thể không
có pháp luật dù dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, Nhà nước ta từ thời Hồng Bàng
đến nhà Thục cũng phải có pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật như thế nào thì sử liệu
không có một tia hé mở.
Đến khi Âu Lạc rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Hoa. Theo sử
liệu, sau khi lên ngôi Triệu Đà đem pháp luật nhà Tần áp dụng ở nước ta. Tuy
nhiên, trên thực tế, pháp luật của triều đại phương Bắc không thâm nhập vào được
nếp sống của dân Lạc Việt ta. Sau khi nước Nam Việt bị nhà hán thôn tính, đất Âu
Lạc lại tiếp tục lệ thuộc Trung Quốc. Và Bộ luật nhà Hán được áp dụng cho dân
Lạc Việt. Bộ luật này có 9 chương còn gọi là Cửu chương luật. Trong đó, có
Chương Tặc pháp nói về cướp.
Đến thời kỳ Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, xưng vương lập nên
nhà Ngô năm 939 rồi đến nhà Đinh và Tiền Lê vẫn chưa có sự đầu tư cho pháp luật
do phải đối phó với thế lực thù địch phương Bắc, và chủ yếu áp dụng pháp luật nhà

Đường
Thời nhà Lý (1010-1225) bắt đầu từ thời Lý Công Uẩn lên ngôi đến khi Lý
Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Theo sử liệu, Lý Thái Tông đã ban hành
bộ Hình thư, gồm 3 quyển nhằm tránh sự tùy tiện của các quan trong xét xử. Tránh
cho dân chúng bị xét xử oan. Hình thư do nhà Lý ban hành là Bộ luật đầu tiên trong
lịch sử dân tộc, là cái mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam và chế

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

13

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

định “Thập ác tội” cũng được công nhận trong bộ luật này. Trước và sau khi ban
hành Hình thư, nhà Lý cũng ban hành các văn bản luật lệ khác về hình sự. Điển
hình như:
Dưới đời vua Lý Thái Tông ban hành Lệnh xử phạt binh lính cướp của dân:
Tháng 4 năm Mậu Thìn (1028), khi cầm quân dẹp loạn ở Trường An, vua ra lệnh:
“Ai cướp bóc của dân thì chém”. Quân sĩ tuân theo nghiêm ngặt, dân tình một lòng
ủng hộ13.
Ngoài ra, tháng chạp năm Quý Mùi (1043), vua còn xuống chiếu rằng kẻ
nào ăn cướp lúa mạ và tài vật của dân, nếu đã lấy được rồi thì xử phạt 100 trượng;
nếu chưa lấy được mà có gây thương tích cho người thì bị xử tội lưu14.
So với các triều đại trước đây về mặt pháp luật thì dưới triều đại nhà Lý
pháp luật phát triển tột bật, với lòng nhân đạo và khoan dung bao la nhằm mục đích

cải tạo phạm nhân. Pháp luật thành văn lần đầu tiên được áp dụng thống nhất cả
nước và có phạm vi điều chỉnh rộng rãi tới nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XII, triều Lý bắt đầu đi vào con đường suy vong.
Đến năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng mình là Trần Cảnh và lập
ra triều đại mới. Khi vua Trần Thái Tông lên ngôi đã nghĩ ngay đến việc lập pháp
và cho khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa
đổi hình luật, lễ nghi. Tiếp đó, Bộ luật thứ hai được biên soạn dưới đời vua Trần Dụ
Tông có tên gôi Hình thư luật.
Lúc bây giờ, ngoài những tội thập ác theo truyền thống có thể bị xử tử, thì
tội cướp tài sản cũng có thể bị tử hình. Nhìn chung, pháp luật nhà Trần tương phản
với pháp luật nhà Lý giữa tính khoan dung bao la nhân đạo của nhà Lý và tính khắc
nghiệt, tàn bạo của pháp luật nhà Trần. Dưới triều đại nhà Trần đã xây dựng được 5
bộ luật quan trọng, trong đó có Hình thư luật và nhiều văn bản pháp luật có liên
quan khác điều chỉnh về hình sự.
Đến thời nhà Hồ chỉ tồn tại vỏn vẹn bảy năm kể từ khi Hồ Quý Ly cướp
ngôi nhà Trần. Xét về mặt lập pháp thời này nghiêm khắc hơn thời trước rất nhiều
với nhiều hình phạt đa dạng.
Nhìn chung, pháp luật hình sự nước ta thời kỳ nay đã từng bước hình thành
và phát triển. Dù bị giặc phương Bắc đô hộ trong một thời gian dài, nhưng luật hình
sự Việt nam vẫn giữ được bản sắc riêng của mình.

Thời nhà Lê sơ (Tiền Lê)
Nhà Lê trị vì gần bốn thế kỷ kể từ khi Lê Lợi dưới sự giúp sức của Nguyễn
Trãi đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi năm 1428. Sau khi lên ngôi, Lê
Thái Tổ rất coi trọng việc xây dựng pháp luật vì không có pháp luật thì sẽ loạn. Tuy
nhiên, đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoạt động lập pháp nói chung và hình sự nói
riêng được xem là đỉnh cao nhât từ trước cho đến thời điểm lúc bấy giờ, minh
chứng cho điều này là sự ra đời của Quốc triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng
Đức) vào năm 1483 và Hồng Đức thiện chính thư (văn bản có chứa một số quy
phạm pháp luật hình sự).

13

14

Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, tr.251
Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, tr.265

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

14

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

Trong số 673 điều luật quy định về tội phạm của bộ Quốc triều hình luật, có
144 điều quy định về hành vi phạm tội có chế tài tử hình (chiếm khoảng 21%)15.
Ngoài các hành vi phạm tội có thể bị xử tử như liên quan đến sự an nguy của xã tắc,
đến nhà vua và hoàng tộc thì một số hành vi phạm tội khác như giết người, hiếp
dâm, cướp tài sản… cũng có thể bị tử hình. Điển hình như Điều 426 của Quốc triều
hình luật quy định như sau:
“Những kẻ cướp thường (ban đêm cầm khí giới giết người lấy của) thủ
phạm xử chém, tòng phạm xử giảo, đền tang vật lấy cướp, điền sản bị sung công.
Cướp của còn giết người thì bị chiếm bêu đầu, tòng phạm xử chém, phải nộp bồi
thường nhân mạng và đền tiền tang vật gấp đôi trả, cho khổ chủ. Ai chứa chấp
cướp lâu ngày thì xử đồng tội”16.
Hình phạt về tội cướp thời này rất nghiêm khắc, cướp có khí giới thì bị

chém, cướp của mà còn giết người hay hiếm dâm thì đều bị chém bêu đầu. Ăn trộm
mà có cầm khí giới thì bị xử là tội ăn cướp. Nếu ai chứa chấp kẻ ăn cướp lâu ngày
thì cũng bị xử đồng tội cướp. Lúc bấy giờ, biết kẻ phạm tội cướp mà không tố giác
thì cũng người không tố giác bị xử đồ làm chủng binh điền.
Bên cạnh đó, luật Hồng Đức còn quy định điều khoản riêng cho những
người dân tộc thiểu số như Hán, Mường Thái, Thổ còn được gọi chung là người
Man Liêu về hành vi cướp tài sản. Chẳng hạn, như Điều 451 cụ thể như sau:
“Người Man liêu cướp giết lẫn nhau thì xử nhẹ hơn tội cướp, giết người
thường một bực. Cho phép họ được hòa giải nhau”
Cùng thực hiện một hành vi phạm tội cướp tài sản nhưng người Man Liêu
và người thường có sự khác biệt nhau về chế tài áp dụng. Tuy nhiên, người Man
Liêu ở các trấn mà cướp bóc dân chúng dọc biên giới thì vẫn xử theo tội cướp.
Quản giám biết mà dung túng thì vẫn xử đồng tội.
Vấn đề đồng phạm được đề cập trong tội cướp. Tuy nhiên, Bộ luật không
quy định về khái niệm đồng phạm mà chỉ nêu lên nguyên tắc trừng trị.
“Những kẻ cùng lập mưu đi cướp, nhưng khi đi thì không cướp được của
đem về chia nhau, người không đi này cũng lấy phần đi xử tội như cùng đi bị ăn
cướp, nếu không lấy phần chia thì xử lưu châu gần. Trước kia đã từng ăn cướp
nhưng khi đó không đi, thì dù không nhận thì vẫn xử như có đi ăn cướp”17
Bộ luật Hồng Đức được chia làm 6 quyển với 722 điều luật. Tong đó,
Chương Đạo tặc được nằm ở quyển IV của Lê Triều Hình luật gồm 54 điều. Tội
cướp tài sản được xếp vào trong Chương Đạo tặc, quy định khá cụ thể và chặt chẽ
về tội này. Trong 54 điều quy định trong Chương Đạo tặc thì có gần 18 điều quy
định liên quan đến tội cướp. Nhìn chung, hình luật dưới thời nhà Lê thể hiện tính
nghiêm khắc nhằm khiến mọi người phải triệt để tuân theo pháp luật nhưng vẫn
đảm bảo tính khoan dung nhân đạo và mang lại hiệu quả cao. Nét đặc sắc đó cũng
tạo nên nét riêng so với các triều đại phong kiến lúc bấy giờ.
15

TS.Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc

gia, 2010, tr.14
16
17

Lê triều hình luật, Nhà xuất bản văn hóa, tr.233
Lê triều hình luật, Nhà xuất bản văn hóa, tr.233

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

15

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam


Từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII đến thời kỳ nhà Nguyễn
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đất nước ngày càng hỗn loạn, chiến tranh
Trịnh Nguyễn kéo dài, tiếp theo nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy. Năm 1788, Quang
Trung chủ trương xây dựng bộ luật cho triều đại mới còn gọi là Bộ hình thư. Tuy
nhiên, Bộ hình thư này không còn nữa nhưng theo sử liệu thì Bộ luật này chủ yếu
dựa trên Bộ luật Hồng Đức triều Lê và luật nhà Thanh.
Đến thời kỳ nhà Nguyễn bắt đầu kể từ khi Nguyễn Ánh dẹp xong quân Tây
Sơn Nguyễn Huệ, lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long vào năm 1802. Sau đó, vua cho
soạn bộ luật với tên gọi là Hoàng Việt luật lệ áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Thế
nhưng, do thời gian gấp rút dù có tham khảo luật cũ, nhất là luật Hồng Đức, Bộ
Hoàng Việt luật lệ gần như là bản sao của bộ “Đại Thanh luật lệ” của Trung Quốc

từ nội dung đến hình thức.
Bộ Hoàng Việt luật lệ gồm 398 điều chia làm 22 quyển. Trong đó, phần
Mưu nghịch gồm có 28 điều gồm đạo tặc thượng và đạo tặc trung. Tội cướp thuộc
loại đạo tặc trung, và gồm cướp tù nhân và cướp đoạt giữa ban ngày. Tội cướp được
quy định tại Điều 237 có tên gọi là bạch trú sang đoạt hay có thể hiểu là sang đoạt
giữa ban ngày. Tại điều này định hai tội, nếu người hung hăng lấy của người khác
gọi là sang đoạt, nhưng nếu nhiều người cùng có thái độ hung hăng lấy tài sản của
một người thì gọi là cướp
“Phàm giữa ban ngày mà đi sang đoạt tiền của người ta, không kể tang vật
thì bị phạt 100 trượng, đồ ba năm. Tính số tang vật mà luận tội, hễ nặng thì phạt
thêm tội trộm cắp hai bực. Mút tội là 100 trượng, lưu 3000 dặm. làm người bị
thương, thủ lãnh thì bị chém giam chờ, kẻ a tùng, mỗi đứa giảm một bực so với thủ
lãnh, và bên cánh tay mặt xăm hai chữ SANG ĐOẠT.
Chờ người ta vô ý cướp lấy thì gọi là sang, dùng sức giằng co nhau lấy thì
gọi là đoạt. Tội sang đoạt ở gần lĩnh vực bạo trộm”18
Hay Điều 263 quy định như sau “…Cướp lấy của cải thì buộc theo luật
cướp của ban ngày, miễn xâm chữ, xử tội gian dối theo điều nặng. Mưu đồ kiếm lợi
thì xử theo đồ lại gian dối cướp đoạt thì xử theo gian dối cướp đoạt”
Tiêu chí dùng để phân biệt giữa sang đoạt và cướp ở đây chính là chủ thể
thực hiện ít hay nhiều người, hung hăng hay không hung hăng. Nhưng cũng không
hẳn là vậy trong mọi trường hợp, có khi ít người mà hung hăng thì vẫn gọi là cướp.
Ngược lại, có khi nhiều người mà ít hung hăng thì gọi là sang đoạt. Cho nên, căn cứ
vào tình hình thực tế phạm tội mà xác định hành vi đó là sang đoạt hay cướp bạo
chứ không phải căn cứ vào số lượng chủ thể.
Còn về hình phạt đối với hành vi cướp có thể đến mức phạt là tử hình, tội
cướp định hình phạt theo từng chủ thể, kẻ chủ mưu thủ lãnh cầm đầu thì bị giam
chờ chém, còn những kẻ theo sau kẻ chủ mưu cầm đầu được giảm một bực so với
thủ lãnh, căn cứ theo số tang vật đoạt được mà định tội.
Nhìn chung, so với luật triều Lê thì luật triều Nguyễn có phần nghiêm khắc
hơn. Điều này xuất phát từ việc luật nhà Nguyễn đã sao chép phần lớn nội dung luật

18

Nguyễn Quang Thắng, Lược khảo Hoàng Việt luật lệ, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2002,

tr.73

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

16

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

nhà Thanh trong khi đó luật nhà Thanh thì rất khắc nghiệt, tàn khốc. Trong số 353
điều quy định về tội phạm cụ thể, có 122 điều quy định hình phạt cao nhất là tử
hình. Đối với tội cướp tài sản cũng không ngoại lệ, hành vi cướp dựa vào mức độ
lỗi mà áp dụng hình phạt, với mức phạt cao nhất là tử hình dưới hình thức chém.
1.2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về tội cƣớp tài sản từ sau cách
mạng tháng tám 1945 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự 1985
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ phải đối
diện với bao khó khăn chồng chất. Thế nhưng, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các
văn bản pháp luật hình sự nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc trấn an tội phạm.
Việc bảo vệ tài sản, an ninh và xã hội đã được chính phủ đặc biệt chú trọng
đến. Cho nên, ngay từ khi mới thành lập chính quyền nhân dân, Chính phủ ra sắc
lệnh tạm thời cho phép áp dụng các luật lệ cũ trừ những quy định trái với tinh thần
độc lập và dân tộc. Tuy nhiên, về mặt bảo vệ tài sản của quốc gia, tính mạng và tài

sản của công dân thì luật cũ có nhiều khoản không thích hợp nên Chính phủ ban
hành một số sắc lệnh như trừng trị tội tham ô, tội tống tiền, bắt cóc, ám sát, tội đánh
bạc như Sắc lệnh số 27/SL, ngày 28-2-1946, Sắc lệnh số 223/SL ngày 27-11-1946,
Sắc lệnh số 168/SL ngày 14-4-1948. Bên cạnh đó, Chính phủ lại ra quyết nghị trừng
trị nặng bọn lưu manh chuyên sống bằng nghề trộm cướp. Theo Thông tư của Thủ
tướng chính phủ số 442/TTCP ngày 19/1/1955 về việc trừng trị một số tội phạm
thông thường. Trong đó quy định hành vi cướp cụ thể như sau:
“Cướp đường hay trộm có tổ chức, có vũ lực có dùng vũ khí để dọa nạt thì
bị phạt từ ba năm đến mười năm tù.
Cướp của mà có giết người thì có thể phạt đến tử hình.”19
Tuy nhiên, hình phạt áp dụng đối với tội này có thể tùy thuộc vào từng nơi
từng lúc có chủ trương trừng phạt cho đúng theo quy định. Hành vi cướp được xem
như một quy định nằm trong trộm cắp và thuộc về nhóm tội thông thường.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc
hoàn toàn được giải phóng còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai
thống trị. Ở miền bắc, Nhà nước tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật hình sự,
nhằm khẳng định việc chấm dứt việc áp dụng luật lệ của chế độ cũ và hoàn thiện
các quy định về tội phạm và hình phạt để có cơ sở xử lý các hành vi phạm tội.
Để bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế và
quốc phòng, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo đảm
giành thắng lợi hoàn toàn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và cho cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Song song đó, nhằm phát huy tinh thần làm chủ
tập thể của cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội và toàn thể nhân dân, đề cao đạo
đức xã hội chủ nghĩa và ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, động
viên mọi người ra sức đấu tranh chống những hành động xâm phạm tài sản đó. Nhà
nước đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa.
Pháp lệnh này được ban hành vào ngày 21/10/1970 gồm 25 điều. Trong đó,
quy định 16 loại tội phạm. Và tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định đầu
tiên tại chương tội phạm và hình phạt trong pháp lệnh này.
19


Thông tư của Thủ tướng Chính phủ Số 442/TTg, ngày 19/1/1955, về trừng trị một số tội phạm

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

17

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

“Kẻ nào dùng bạo lực để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù
từ năm năm đến mười lăm năm.
Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm
đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình:
- Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Có tổ chức;
- Dùng vũ khí hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Gây thương tích nặng hoặc làm chết người;
- Cướp một số lớn tài sản hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.”20
Bên cạnh đó để bảo hộ tài sản riêng của công dân, giữ gìn trật tự, trị an, bảo
đảm điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhằm đề cao đạo đức xã hội chủ nghĩa, chống
những hành động xâm phạm tài sản riêng của công dân. Nhà nước cũng đã ban
hành pháp lệnh trừng trị những tội xâm phạm đến tài sản riêng của công dân.
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân gồm 21
điều quy định 13 loại tội phạm. Giống như tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa, tội

cướp tài sản riêng của công dân được quy định đầu tiên tại chương tội phạm và hình
phạt của pháp lệnh cụ thể như sau:
“Kẻ nào dùng bạo lực để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân thì bị phạt
tù từ hai năm đến mười hai năm.
Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười năm đến
hai mươi năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình:
- Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Có tổ chức;
- Dùng vũ khí hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Gây thương tích nặng hoặc làm chết người;
- Cướp một số lớn tài sản hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.”21
Hành vi cướp trong hai pháp lệnh này được hiểu là hành vi dùng bạo lực
nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Chế tài được áp dụng đối với tội cướp tài sản xã
hội chủ nghĩa nặng hơn so với chế tài của tội cướp tài sản riêng của công dân vì tài
sản xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng, tuyệt đối không ai được xâm phạm. Tất cả mọi
người đều có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản đó. Tuy nhiên, hình phạt cao nhất
được áp dụng đối với hai tội này đều là tử hình.
Nguyên tắc trừng trị các tội xâm phạm tài sản là nghiêm trị bọn lưu manh
chuyên nghiệp, bọn tái phạm, bọn phạm tội có tổ chức, bọn lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để phạm tội, bọn gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại;
xử nhẹ hoặc miễn hình phạt cho những kẻ tự thú, thật thà hối cải, tố giác đồng bọn
hoặc tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Tóm lại, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản chủ nghĩa xã hội ngày
21/10/1970 và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày
20
21

Điều 4, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, ngày 21/10/1970
Điều 3, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản tài sản riêng của công dân, ngày


21/10/1970

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

18

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

21/10/1970 thể hiện sự tiến bộ về mặt lập pháp hình sự của nước ta. Cùng với pháp
lệnh được ban hành vào năm 1967, một hệ thống các tội phạm với đầy đủ các tên
gọi và các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định22, hàng loạt những quy định
về các tội phạm cụ thể được quy định một cách rõ ràng và chặt chẽ. Đồng thời, thể
hiện quyết tâm của Nhà nước ta nhằm trấn áp kẻ thù của chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
cơ sở vật chất của Nhà nước và của nhân dân. Bên cạnh đó, những quy định có tính
nguyên tắc trong các pháp lệnh là những cơ sở quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát
triển của pháp luật hình sự Việt Nam sau này.
1.2.3 Quy định về tội cƣớp tài sản từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1985
đến trƣớc khi ra đời Bộ luật hình sự 1999
Bộ luật hình sự năm 1985 là Bộ luật đầu tiên được pháp điển hóa kể từ khi
thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trước đó, phần lớn các văn bản để điều
chỉnh quan hệ pháp luật hình sự chủ yếu được ban hành dưới hình thức như sắc
lệnh, nghị định, nghị quyết của Hội đồng bộ trưởng và các văn bản này được bổ
sung bằng các quyết định, thông tư của Tòa án nhân dân tối cao.
Bộ luật này gồm 280 điều dựa trên khuôn mẫu pháp luật hình sự Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa khác tồn tại lúc bấy giờ. Bộ luật nổi bật với tính nghiêm

khắc: 13 trong 18 điều về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia bị áp
dụng hình phạt tử hình. Trong đó, có tội phản bội tổ quốc, tội phá hoại, tội cướp
máy bay, tội cướp và các tội khác nhằm lật đổ hoặc phá hoại chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Ngoài ra, còn có 16 điều quyết định hình phạt tử hình như các tội xâm
phạm cuộc sống, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người điển hình tội giết
người, tội hiếp dâm và cướp có vũ khí. Các tội xâm phạm đến sở hữu của nhà nước
trong đó có tội ăn cắp, tham ô tài sản Nhà nước, các tội xâm phạm sở hữu của công
dân
Trong đó, tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa đuợc quy định tại Điều 129 Bộ
luật hình sự năm 1985 như sau:
“Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự đuợc nhằm
chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
Có tổ chức, hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
Dùng vũ khí hoặc phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm khác;
Gây thương tích nặng, gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc gây chết người;
Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiên trọng khác;
Tái phạm nguy hiểm.”
Đây là một trong những tội phạm nguy hiểm nhất trong các loại tội xâm
phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa. Cho nên, đuợc nêu ở ngay đầu chương. Tội này
22

TS.Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, 2010, tr.31

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


19

SVTH: Phạm Thị Kim Yến


Luận văn tốt nghiệp

Tội cướp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam

cùng lúc xâm phạm đến hai khách thể quan trọng của xã hội là quan hệ nhân thân
(tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công) và quan hệ sở hữu.
Còn đối với tội cướp tài sản của công dân theo Điều 151 Bộ luật hình sự
1985 được quy định như sau:
“Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự đuợc nhằm
chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm
đến mười lăm;
Có tổ chức, hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm khác;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác;
Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiên trọng khác;
Phạm tội trong các trừơng hợp gây thương tích nặng, gây tổn hại nặng cho
sức khoẻ của người khác, gây chết người, tái phạm nguy hiểm hoặc trong trường
hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm,
tù chung thân hoặc tử hình.”
Cũng giống như tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa, tội này cũng đồng thời
xâm hại hai khách thể quan trọng của xã hội. Thông qua đó, tác động xấu đến trật tự
an toàn xã hội và trên thực tế lúc bấy giờ tội cướp tài sản của công dân đã xảy ra
nhiều hơn so với tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa.

Xét về các yếu tố cấu thành tội phạm, thì hai tội này tương đồng nhau về
khách thể, chủ quan, chủ thể và khách thể. Đều là những hành vi dùng thủ đoạn để
chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp.
Tuy nhiên, về hình phạt tội cướp tài sản của công dân có 3 khung hình phạt
và nhẹ hơn so với tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa, nhưng vẫn có mức hình phạt
cao nhất là tử hình như tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa vì đều xâm phạm nhân
thân.
Khung 1 phạt tù từ ba năm đến bảy năm đối với trường hợp phạm tội cướp
thông thường.
Khung 2 phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm đối với các trường hợp
phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp hoặc sử dụng vũ khí, phương tiện,
thủ đoạn nguy hiểm hay gây thương tích, tổn hại sức khoẻ cho người khác hay là
chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, gây hậu quả nguy hiểm.
Còn khung 3 phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình đối với các trường hợp gây thương tích nặng, chết người, tái phạm
nguy hiểm hoặc trong trường hợp đặc biệt nguy hiểm khác23.
Kể từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời cho đến trước khi ban hành Bộ
luật hình sự năm 1999, Bộ luật này đã trãi qua 4 lần sửa đổi, bổ sung. Chỉ sau 7 năm
khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đã có 3 lần sửa đổi, bổ sung (ngày 28/12/1989,
ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992) bởi vì Bộ luật hình sự ra đời trong điều kiện đất
23

Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, 1997, tr.237

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

20

SVTH: Phạm Thị Kim Yến



×