Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP THI HÀNH án HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
---*****---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa 2008 – 2012
Đề tài:

THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH
QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Diệp Thành Nguyên
Bộ môn: Luật Hành chính

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Đèo
MSSV: 5085796
Lớp: Luật Tư pháp 1

Cần Thơ, tháng 5 năm 2012


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
*****
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài........................................................................... 3

5. Kết cấu của luận văn........................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH ......... 4
1.1 Một số khái niệm ............................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm thi hành án............................................................................... 4
1.1.2 Khái niệm thi hành án hành chính ............................................................ 5
1.2 Vị trí và ý nghĩa của việc thi hành án hành chính ............................................... 6
1.2.1 Vị trí của việc thi hành án hành chính....................................................... 6
1.2.2 Ý nghĩa của việc thi hành án hành chính................................................... 7
1.3 Khái niệm vụ án hành chính............................................................................... 7
1.3.1 Khái niệm vụ án hành chính ..................................................................... 7
1.3.2 Đặc điểm của vụ án hành chính ................................................................ 9
1.4 Sơ lược về Tài phán hành chính ở nước ta....................................................... 10
1.5 Hệ thống tổ chức của cơ quan thi hành án ....................................................... 12
1.5.1 Hệ thống tổ chức của cơ quan thi hành án............................................... 12
1.5.2 So sánh giữa thi hành án hành chính với thi hành án dân sự ................... 14


CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN
HÀNH CHÍNH................................................................................................. 18
2.1 Những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành ....... 18
2.1.1 Những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi
hành....................................................................................................... 18
2.1.2 Thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định Hành chính của Tòa
án quy định trong Luật Thi hành án dân sự 2008.................................... 23
2.2 Yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án, trách nhiệm thực hiện
yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án và thẩm quyền của cơ
quan ra quyết định trong thi hành án................................................................. 25
2.2.1 Yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án..................................... 25
2.2.2 Trách nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa

án........................................................................................................... 26
2.2.3 Thẩm quyền của cơ quan ra quyết định trong thi hành án....................... 27
2.3 Thi hành bản án, quyết định của Tòa án........................................................... 29
2.3.1 Giải thích bản án, quyết định của Tòa án ............................................... 29
2.3.2 Thi hành bản án, quyết định của Tòa án ................................................. 30
2.4 Cưỡng chế thi hành án ..................................................................................... 35
2.4.1 Khái niệm cưỡng chế thi hành án ........................................................... 35
2.4.2 Căn cứ cưỡng chế thi hành án và biện pháp cưỡng chế thi hành án ........ 36
2.5 Hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án ...................................................... 40
2.6 Xác minh điều kiện thi hành bản án, quyết định của Tòa án............................. 42
2.7 Phí thi hành án – Chi phí cưỡng chế thi hành án .............................................. 43
2.8 Quản lý nhà nước về thi hành án...................................................................... 46
2.9 Kiểm sát và xử lý vi phạm trong thi hành án.................................................... 47
2.9.1 Kiểm sát việc thi hành án hành chính ..................................................... 47


2.9.2 Xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính........................................... 47

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH Ở MỘT
SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP........................................ 50
3.1 Thực trạng thi hành án hành chính ở một số tỉnh, thành phố ............................ 50
3.1.1 Thực trạng thi hành án hành chính ở một số tỉnh, thành phố .................. 50
3.1.2 Nguyên nhân của thực trạng thi hành án hành chính ở một số tỉnh,
thành phố ............................................................................................... 61
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính............... 62
3.2.1 Hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về tố tụng hành
chính..........................................................................................................
3.2.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán
bộ .......................................................................................................... 63
3.2.3 Giải thích, tư vấn pháp luật nâng cao trình độ pháp luật cho người

dân khi tham gia tố tụng......................................................................... 63
3.2.4 Thực hiện tốt công tác thông tin công khai trong quá trình tố tụng
hành chính ............................................................................................. 64
3.2.5 Một số giải pháp khác ............................................................................ 64

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án là một hoạt động tư pháp quan trọng của Nhà nước, nhằm
đưa các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật ra thi hành trong
thực tế. Điều 136 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định:
“Các bản án, quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải
được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ
trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan
phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Hoạt động thi hành án nói chung và hoạt động
thi hành án hành chính nói riêng trực tiếp góp phần giữ vững pháp chế xã hội
chủ nghĩa, giữ vững kỷ cương phép nước, đảm bảo công bằng, thực thi công lý
và củng cố lòng tin của nhân dân vào chế độ.
Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh việc xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân
và vì dân, vai trò của công tác thi hành án hành chính càng có vị trí vô cùng
quan trọng trong hệ thông tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp Việt Nam.
Từ chổ tổ chức thi hành án chỉ do Thừa phát lại, Ban tư pháp xã (giai đoạn năm
1945 – 1950), Thẩm phán huyện (giai đoạn năm 1950 – 1959); nhân viên thi
hành án, chấp hành viên đặc tại các Toà án địa phương (giai đoạn năm 1960 –

1993) thực hiện, đến nay, chúng ta có một hệ thống các cơ quan thi hành án
được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, chưa kể hệ thống thi
hành án trong quân đội.
Ở nước ta, Toà Hành chính được thành lập và đi vào hoạt động kể từ
ngày 01/7/1996.
Qua thực tiễn nhiều năm hoạt động kể từ khi Toà Hành chính được
thành lập, người dân đã quen với Toà Hành chính nhưng số lượng án hành
chính mà Toà án thụ lý, giải quyết những năm qua không nhiều nhưng án bị
sửa, huỷ lại cao và thực tiễn đã phát sinh nhiều vướng mắc mà pháp luật không
có quy đinh để diều chỉnh những vướng mắc đó. Minh chứng cho điều đó là về

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

1

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
hoạt động thi hành án hành chính vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để dù
đã có Luật tố tụng hành chính năm 2010. Bên cạnh đó, trong hệ thông pháp luật
hiện nay, pháp luật về thi hành án chỉ mang tính tương đối khi áp dụng trong
thực tế, trong khi đó, những ngàng luật chủ đạo như dân sự đã có Luật thi hành
án dân sự năm 2008, Luật thi hành án hình sự năm 2010, thế nhưng vẫn chưa
xây dựng được Luật thi hành án hành chính.
Cho đến nay đối với thi hành án hành chính, phần tài sản trong bản án,
quyết định hành chính của Toà án được thi hành bởi Luật thi hành án dân sự
năm 20081. Luật chỉ mới quy định cho cơ quan thi hành án dân sự thi hành án
về phần tài sản mà không quy định về vấn đề thi hành những phần khác trong
bản án, quyết định hành chính, ví dụ như: bản án, quyết định huỷ quyết định

hành chính trái pháp luật. Trong khi đó, quyết định hành chính, hành vi hành
chính traí pháp luật mới là đối tượng mà người tham tham gia tố tụng muốn
hướng đến và kết quả xét xử án hành chính là chế tài như thế nào đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính đó. Do đó, bản án, quyết định của Toà án
tuyên huỷ quyết định hành chính trái pháp luật đó phải được thi hành triệt để
thì mới giải quyết dứt diểm vấn đề về quyền và lợi ích của những người trong
vụ án. Vậy nếu như có bản án, quyết định của Toà án tuyên huỷ quyết định
hành chính trái pháp luật thì sau đó sẻ được thi hành như thế nào? Cơ quan nào
có thẩm quyền tổ chức thi hành án ?
Trên thực tế thì không ít những bản án, quyết định của Toà án tuyên huỷ
quyết định hành chính trái pháp luật của các cơ quan hành chính vẫn không
được các cơ quan hành chính ra quyết định hành chính đó thi hành. Trước
những đòi hỏi thực tế phát sinh khách quan đó thì việc xây dựng và hoàn chỉnh
những quy định về thi hành án hành chính là rất cần thiết. Muốn có một cơ chế
quản lý và điều hành bộ máy Nhà nước thật sự có hiệu quả thì đòi hỏi phải có
một hệ thống quản lý thật sự khoa học và linh hoạt, nhưng trước hết phải hoàn
thiện những quy định của pháp luật về hành chính Nhà nước, bởi lẻ, hành chính
là gắn với xây dựng và quản lý bộ máy Nhà nước, bộ máy Nhà nước có thật sự
1

Điều 1 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

2

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn

vững mạnh thì kéo theo hệ thống pháp luật phải hoàn thiện dể điều hành xã hội,
và ngược lại.
Và những lý luận thực tế cũng như những cơ sở pháp lý sẻ được người
viết đưa vào phân tích để nhằm làm rỏ sự quan trọng của hoạt động thi hành án
hành chính đối với toàn bộ hoạt động tư pháp nói chung và đối với hệ thống
pháp luật cũng như đối với việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trước tình hình những quy định về thi hành án hành chính còn quy định
chưa hoàn chỉnh, cụ thể dẩn đến những khó khăn nhất định cho cơ quan tổ chức
thi hành án cũng như gây khó khăn cho người được thi hành án và người thi
hành án trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Toà án.
Do đó, đề tài được nghiên cứu nhằm hướng tới làm sáng tỏ vấn đề về
những quy định hiện hành về thi hành án hành chính, giúp người đọc hiểu được
phần nào những quy định về thi hành án hành chính để quản lý và tham gia vào
mối quan hệ pháp luật hành chính đạt hiệu quả, góp phần giải quyết những bất
cập trong thi hành án hành chính.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, người viết chủ yếu xoay quanh
việc đưa ra những lý luận thực tiễn và tìm hiểu những quy định pháp lý hiện
hành về việc thi hành án hành chính. Bên cạnh đó, người viết cũng liên hệ
những quy định trước đó về pháp luật hành chính để đối chiếu và rút ra những
mặt tích cực và hạn chế của pháp luật quy định về tố tụng hành chính.
Mặc khác, trong nội dung đề tài, người viết cũng tìm hiểu thực tế việc
thi hành án hành chính ở một số tỉnh, thành phố, đưa ra những thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án
hành chính trong hoạt động tư pháp nói chung hiện nay. Tuy nhiên, trong nội
dung của đề tài, người viết chỉ có thể nêu lên một số nội dung cơ bản về những

quy định hiện hành về thi hành án hành chính để nâng cao hiểu biết về pháp
GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

3

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
luật nói chung và pháp luật về thi hành án hành chính nói riêng cho người đọc
nhằm để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình hội
nhập và phát triễn.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà
nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng và kết
hợp các phương pháp cụ thể như: tổng hợp, so sánh, nhận định và phân tích,
phương pháp hệ thống kết hợp lý luận thực tiễn cùng cơ sở pháp lý hiện hành
quy định… để làm rỏ vấn đề đặt ra trong nội dung đề tài.

5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm có: Lời nói đầu, ba chương, Kết luận và Danh
mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: Lý luận chung về thi hành án hành chính.
Chương 2: Quy định của pháp luật về thi hành án hành chính.
Chương 3: Thực tiễn thi hành án hành chính ở một số tỉnh, thành phố
trong cả nước và một số giải pháp.


GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

4

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn

CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm thi hành án
Một bản án, quyết định của Toà án dù có được xét xử nghiêm minh đến
đâu, công việc hoà giải dù có được làm tốt đến đâu, song nếu không được thi
hành hoặc không thi hành đầy đủ thì bản án, quyết định đó vẫn chưa mang tính
hiện thực vì nó chưa thật sự đi vào đời sống xã hội. Để đảm bảo tính hiệu lực
của bản án, quyết định của Toà án đi vào thực tế trong đời sống xã hội, Điều
136 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: “Các bản án,
quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan
nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi
công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành”.
Từ năm 1993 khi hệ thống cơ quan Thi hành án được tách khỏi Toà án
thì nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Toà án được chuyển giao cho
cơ quan Thi hành án. Trong thực tế không phải khi nào các đương sự cũng tự
nguyện thực hiện các nghĩa vụ của mình, trong nhiều trường hợp do nguyên
nhân chủ quan mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện nghĩa
vụ của mình. Do đó, Nhà nước phải có những quy định pháp luật để đảm bảo
các phán quyết của Tòa án được thực thi trong xã hội.

Mỗi quyết định chính xác của bản án sẻ tác động trực tiếp đến trước hết
là quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bên cạnh đó tác động đến quá trình
thi hành án của cơ quan thi hành án. Vì để thi hành được bản án thì cơ quan thi
hành án phải dựa vào bản án, quyết định của Tòa án. Mặc khác, phải có những
quy định cụ thể trình tự của một quá trình thi hành án. Song chỉ vậy thôi thì
chưa đủ, để đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trong

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

5

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
trường hợp mà người phải thi hành án không chịu thi hành án thì cần có một cơ
chế đủ mạnh để bắt buộc người phải thi hành án thi hành bản án, quyết định
của Tòa án. Do đó, những quy định về cưỡng chế trong thi hành án là cơ chế
được xem là dự phòng để đảm bảo cho bản án được thi hành trong trường hợp
người phải thi hành án không thuộc diện tự giác thi hành.
Vậy, thi hành án là tổng hợp các hành vi pháp lý thi hành thành một giai
đoạn độc lập của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên
quan. Đây là
giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có
liên quan của vụ án, trong đó các bản án, quyết định của Toà án được đưa ra
thi hành.2

1.1.2 Khái niện thi hành án hành chính
Theo quy tại Điều136 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001:
“Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải

được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ
trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan
phải

nghiêm

chỉnh

thi

hành”.

Trong tiến trình thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước thì việc phát hiện,
xét xử các vụ án của Toà án mới là bước đầu còn kết quả của tiến trình này
phải được đánh giá bằng việc các quyết định của Toà án có được thực hiện trên
thực tế hay không và nó được thực hiện đến đâu. Pháp luật của một nước chỉ có
ý nghĩa khi những quyết định của Toà án được thực hiện một cách triệt để.
Thi hành án là một trong những hoạt động tư pháp của Nhà nước, nhằm
đảm bảo thi hành các bản án, quyết định của Toà án và các quyết định khác
theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ quan niệm thi hành án thì ta có thể
hiểu: “ Thi hành án hành chính là hoạt động của Nhà nước nhằm đưa ra và

2

Trương Thanh Hùng, Tập bài giảng Luật Tố tụng dân sự 2 năm 2009, Giảng viên khoa Luật, Trường
Đại học Cần Thơ, Trang 89.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

6


SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
đảm bảo thi hành các bản án, quyết định của Toà án về lỉnh vực hành chính và
các quyết định khác của Toà án theo quy định của pháp luật.”
“Cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp
hành bản án, quyết định của Tòa án hành chính. Thủ trưởng cơ quan Nhà nước
cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành
chính, trong trường hợp cần thiết có quyền bược phải chấp hành quyết định
của Tòa án về vụ án hành chính; các quy định về tài sản, quyền tài sản trong
bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành theo Pháp
lệnh Thi hành án dân sự 2004”3. Tuy nhiên từ thực tiễn thi hành án theo quy
định của Pháp lệnh này cho thấy, công tác quản lý Nhà nước về thi hành án vẫn
còn rất chung chung, chưa có quy định cụ thể về thi hành án hành chính và
hướng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong quá trình tiến hành thi hành các vụ
án hành chính.
Cùng với những bước tiến trong thủ tục, điều kiện khởi kiện, Luật Tố
tụng hành chính hiện hành có những quy định về cơ chế bảo đảm thi hành các
bản án, quyết định hành chính. Theo quy định của Luật thì cơ chế bảo đảm thi
hành án hành chính đã được thiết lập khá chặt chẽ như trong trường hợp:
“người khởi kiện bị thua thì cơ quan đã ban hành quyết định hành chính bị
kiện sẻ tổ chức thi hành quyết định hành chính và tổ chức việc thi hành việc
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính của mình theo quy định của pháp
luật; việc theo dõi, đôn đốc thi hành án hành chính được giao cho cơ quan Thi
hành án dân sự4; quy định rõ vai trò chỉ đạo thi hành án của cấp trên trực tiếp
đối với người phải thi hành án và vai trò kiểm sát việc thi hành án hành chính
của Viện kiểm sát.5


3

Điều 74 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006.
Pháp lệnh đã hết hiệu lực.
4
Xem Điều 244 Luật Thi hành án hành chính năm 2010 (Khoản 3 và 4).
5
Xem Điều 248 Luật Thi hành án hành chính năm 2010.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

7

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn

1.2 Vị trí và ý nghĩa việc thi hành án hành chính
1.2.1 Vị trí của việc thi hành án hành chính
Trong bất kì một ngành luật tố tung nào, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự,
tố tụng kinh tế... thì giai đoạn thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình
tố tụng.Và đối với tố tụng hành chính thì giai đoạn thi hành án là giai đoạn vô
cùng đặc biệt. Bởi lẻ, đối với vụ án hành chính thì người thi hành án có thể là
cơ quan Nhà nước, chủ thể đặc biệt, đăc trưng riêng của ngành luật tố tụng
hành chính. Trong gian đoạn này, bản án, quyết định của Toà án được đưa ra
thi hành, để đảm bảo tính hiệu lực của bản án, quyết định được thực hiện trong
thực tế . Vì vậy, việc xét xử vụ án có đúng pháp luật đến đâu vụ án cũng không
thể hoàn tất triệt để nếu không được thi hành bản án mà Toà án tuyên. Nếu
không có việc thi hành bản án, quyết định của Toà án thì quá trình tố tụng

không thể kết thúc. Hơn nữa, thi hành án còn có ý nghĩa pháp lý quan trọng, vì
nó thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật mà còn thể hiện tính quyền uy, uy
tín của Toà án, của Nhà nước. Bởi khi tuyên án, Toà án nhân danh Nhà nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để tuyên án cũng như xét xử. Do đó, nếu
nhân danh Nhà nước để tuyên án mà không được thi hành thì chẳng khác nào
có nói mà không có làm, uy tín và chế độ xã hội của Nhà nước sẻ mất lòng tin
ở nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội và ổn định chính trị.
Với vị trí là giai đoạn cuối cùng, độc lập của quá trình bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó các bản án, quyết định của Toà án
được đưa ra thi hành. Thi hành án là giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan của vụ án.
Như vậy, để đảm bảo cho việc bản án, quyết định của Toà án được thực
thi trong thực tế khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
của người khởi kiện hoạt động thi hành án đóng vai trò quan trọng, làm cơ sở
cho việc kết thúc quá trình tố tụng, cơ sở đánh giá hoạt động tố tụng đạt hiệu
quả cao.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

8

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
Tuy nhiên, việc phân định những giai đoạn tố tụng của một vụ án hành
chính chỉ mang tính tương đối. Thực tế áp dụng, tính tối ưu của quy định pháp
luật không được thực hiện triệt để. Và trên thực tế thì việc thi hành án hành
chính đang là nổi lo vô cùng lớn trong hoạt động tố tụng hành chính.


1.2.2 Ý nghĩa của việc thi hành án
Với vai trò là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án,
hoạt động thi hành án trực tiếp tác động đến những đối tượng cụ thể, đụng
chạm đến quyền, lợi ích của họ. Vì vậy việc tổ chức thi hành án không chỉ đơn
thuần là một công việc mang tính chuyên môn, nghiệp vụ mà còn thể hiện tính
quyền lực của Nhà nước. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án
là yếu tố tất yếu khách quan trọng hoạt động của Nhà nước và là nguyên tắc
Hiến định, chỉ đạo toàn bộ tổ chức hoạt động thi hành án. Thi hành án là một
giai đoạn trong quá trình tố tụng, sau khi giải quyết các vụ án, Toà án ra bản án,
quyết định công nhận các quan hệ pháp lý; các sự kiện có ý nghĩa pháp lý hoặc
buộc người phải thi hành án có nghĩa vụ phải làm một việc hoặc không làm
một việc, một lợi ích của người được thi hành án, và như vậy thi hành án mang
ý nghĩa quan trọng cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà
pháp luật quy định.

1.3 Khái niệm vụ án hành chính
1.3.1 Khái niệm vụ án hành chính
Ở nước ta, các quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận một
cách khá đầy đủ và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận các quyền
cơ bản của công dân Việt Nam như: các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá và
các quyền tự do cá nhân khác.6 Theo đó Hiến định ghi nhận: “Công dân có
quyền khiếu nại, quyền tố cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những
việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải
6

Chương V – Các quyền cơ bản của công dân - Hiến pháp Việt Nam năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên


9

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy
định.”7
Tuy nhiên nếu chỉ là những chế định, quy phạm pháp luật được quy định
trong luật nội dung để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thôi thì
các quyền này không thể áp dụng được. Để cho các quyền này được thực hiện
trên thực tế thì cần có các ngành luật hình thức bên cạnh các ngành luật nội
dung như: tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng lao
động... quy định các hình thức, trình tự thủ tục để giải quyết các tranh chấp xảy
ra trong thực tế. Một trong các cách thức, trình tự thủ tục đó là: Cá nhân, cơ
quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
Đối với khiếu nại, việc giải quyết khiếu nại được thực hiện bởi những
chủ thể là cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
Nhà nước đã ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính
hoặc cấp trên trực tiếp của các chủ thể này. Trong khi đó, thẩm quyền giải
quyết khiếu kiện là thẩm quyền của Tòa Hành chính Tòa án nhân dân tối cao –
với cơ chế giải quyết bởi Tòa án, chủ thể độc lập với cả hai bên: người khởi
kiện (người dân) và người bị kiện (cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan nhà nước).
Tại Điều 18 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm
1996 được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006 quy định: “đối với các
quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần,

nếu không có ai khởi kiện, thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hành chính
và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ.” Nhưng kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2011,
khi Luật Tố tụng hành chính năm 2010 có hiệu lực thì Viện kiểm sát không còn
quyền khởi tố nữa mà chỉ còn quyền kiến nghị cho Uỷ ban xã, phường, thị trấn
nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện.8

7
8

Điều 74 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001.
Khoản 3 Điều 23 Luật Tố tụng hành chính năm 2010.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

10

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
Vậy, “vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại Toà Hành chính có thẩm
quyền do cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức khởi kiện ra trước Tòa án yêu
cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” 9
Như vậy, thông qua quá trình xét xử, Tòa Hành chính không làm nhiệm
vụ xác định tội danh và áp dụng khung hình phạt, không xác định quyền dân
sự, quyền sở hữu tài sản của công dân trong tranh chấp dân sự, không xác định
tính hợp pháp của hợp đồng kinh tế trong vụ kiện kinh tế. Tòa Hành chính chỉ
xác định tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của
cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Do đó,
khái niệm “ra tòa” hay “hầu tòa” tại Tòa án tư pháp như được hiểu từ trước đến

nay cũng phải được hiểu khác đối với Tòa án hành chính.
Từ khái niệm trên, ta thấy vụ án hành chính phát sinh khi có hai điều
kiện sau:
- Có việc khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc Viện kiểm sát
kiến nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú làm giám hộ khởi kiện.
Đó là những quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền
vàn lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự mà không có ai khởi kiện, và của công dân nói chung.
- Đơn khởi kiện phải được Toà án thụ lý.
Trong hai điều kiện này, việc khởi kiện là điều kiện cần, còn việc thụ lý
đơn của Toà án là điều kiện đủ. Có việc khởi kiện nhưng Toà án không thụ lý
đơn thì không phát sinh vụ án hành chính.

1.3.2 Đặc điểm của vụ án hành chính
Tuy đều là những quan hệ pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội, đều
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật, nhưng vụ án hành chính khác với các vụ án dân sự, kinh tế, lao động
ở một vài đặc điểm sau đây:
9

Ths Diệp Thành Nguyên, tài liệu hướng dẫn học tập Luật Tố tụng hành chính năm 2011, giảng viên
khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ. Trang 12.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

11

SVTH: Trần Thị Đèo



Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
Thứ nhất, đối tượng tranh chấp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp
của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Quyền tài sản hay quyền nhân
thân không phải là đối tượng trực tiếp của tranh chấp hành chính.
Thứ hai, người bị kiện trong vụ án hành chính là cơ quan Nhà nước
(hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước) mà chủ yếu là cơ quan
hành chính Nhà nước, còn người khởi kiện luôn là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị
tác động bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Cũng từ những đặc
điểm này mà các bên trong vụ án hành chính được gọi là người khởi kiện,
người bị kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuỳ từng vụ án cụ
thể mà tư cách tham gia tố tụng của họ được xác định.
Thứ ba, theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính hiện hành thì vụ án hành chính chỉ phát sinh sau khi đã qua thủ tục khiếu
nại hành chính, thủ tục “tiền tố tụng”, có nghĩa là, vụ án hành chính không bao
giờ phát sinh tại Toà án mà trước đó không có việc khiếu nại theo thủ tục hành
chính10. Nhưng đến ngày 1 tháng 7 năm 2011, ngày Luật Tố tụng hành chính
2010 có hiệu lực thì thủ tục khiếu nại trong giai đoạn tiền tố tụng đã không còn
bắt buộc nữa mà thu hẹp phạm vi chỉ còn áp dụng đối với hai loại khiếu kiện:
Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và danh sách cử
tri bầu cử đai biểu Hội đồng nhân dân;
Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh;
Còn những quyết định khác thì Luật có quy định: “cá nhân, cơ quan, tổ
chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật luật.” 11
Như vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể nộp đơn để khiếu kiện trực tiếp
lên Toà án có thẩm quyền nếu xét thấy có sai phạm trong quản lý hành chính
mà không cần bắt buộc trước đó phải có khiếu nại với cơ quan Nhà nước hoặc
người có quyền trong cơ quan Nhà nước trừ hai loại khiếu nại trên.
10

11

Điều 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006.
Điều 5 Luật Tố tụng hành chính năm 2010.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

12

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn

1.4 Sơ lược về Tài phán hành chính ở nước ta
Ở nước ta, hình thức kiểm tra từ bên trong hệ thống cơ quan hành chính là
chủ yếu và kéo dài nhiều thập kỉ. Tuy nhiên, ở nước ta cũng sớm xuất hiện một
hình thức kiểm tra từ bên ngoài (từ khi có Sắc lệnh 04 về bầu cử Hội đồng nhân
dân năm 1957), đó là việc tòa án có thể giải quyết khiếu kiện về danh sách cử
tri nếu người khiếu kiện không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan lập danh
sách cử tri. Sau đó năm 1989 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã
trao cho tòa dân sự thẩm quyền xét xử cả các tranh chấp về lập danh sách cử
tri, hộ tịch, lao động… Đó là một số tranh chấp hành chính liên quan chặt chẽ
đến các quyền cơ bản của công dân, được giải quyết theo trình tự tư pháp dân
sự. Tuy nhiên, tòa án hầu như rất ít giải quyết các loại tranh chấp này.
Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, ở nước ta, khái niệm tài phán hành
chính đã được bàn nhiều và người ta thấy không thể không thiết lập một cơ
quan chuyên xét xử, giải quyết các tranh chấp hành chính bởi đó là hình thức
phán xét theo thủ tục tư pháp, sẽ chặt chẽ, công khai, từ bên ngoài các cơ quan
quản lý hành chính, do vậy sẽ bảo đảm đánh giá khách quan hơn tính hợp pháp

của các phán xét quyết định, hành vi quản lý bị khiếu kiện, có thêm một trình
tự giải quyết các tranh chấp hành chính ngày càng tăng nhanh của thực tiễn
“mở cửa”.
Thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đang đặ ra phải thiết
lập cơ quan tài phán hành chính và trao quyền cho thiết chế này để hoàn thiện
chế định khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Trật tự giải quyết khiếu nại, tố cáo theo pháp luật hiện hành là trật tự
theo đó công dân yêu cầu chính cơ quan hành chính ban hành quyết định hành
chính bất hợp pháp phải sửa đổi hạơc bãi bỏquyết định đó hay yêu cầu cơ quan
hành chính gây ra tổn hại phải bồi thường cho mình. Công dân, nếu không
đồng ý với cơ quan ra quyết định giải quyết khiếu tố, có quyền khiếu nại lên cơ
quan hành chính cấp trên trực tiếp xem xét lại quyết định của cơ quan cấp dưới.
Từ tháng 5/1993 Thủ tướng giao cho Thanh tra Nhà nước phối hợp với
Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao nghiên
GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

13

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
cứu, soạn thảo dự án pháp luật về tài phán hành chính. Thực tế ở nước ta việc
xét xử một vài tranh chấp hành chính bởi tòa án nhân dân (theo trình tự tư
pháp) đã xuất hiện từ năm 1957. Đến tháng 3/1995 Chính phủ đã trình Quốc
hội dự án luật tổ chức tòa án hành chính, cơ quan xét xử công khai, thủ tục chặt
chẽ…
Năm 1996, Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi đã đánh dấu mốc lớn,
đó là sự hình thành các tòa hành chính và việc xét xử các vụ án hành chính
trong tòa án nhân dân, một thiết chế thể hiện sự mở rộng dân chủ bảo vệ hữu

hiệu quyền hợp pháp của công dân trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công
dân.
Trên cơ sở đó, ngày 21/5/1996 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, giao cho Toà án nhân dân
thẩm quyền giải quyết một số khiếu kiện hành chính (Pháp lệnh đã qua hai lần
sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006).
Như vậy, kể từ ngày 01/7/1996, ngày Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật tổ chức Toà án
nhân dân năm 1992 có hiệu lực, cùng với việc thành lập Toà Hành chính
chuyên trách trong Toà án nhân dân để thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ án
hành chính.
Tuy nhiên, các tòa hành chính chỉ được giới hạn, xét xử đối với quyết
định, hành vi hành chính cá biệt đụng chạm tới người dân, chứ chưa phán xét
tính hợp pháp của các văn bản pháp quy của cơ quan hành chính chưa thực sự
đảm bảo công lý hành chính, ngay cả các quyết định, hành vi hành chính cá
biệt cũng không phải tất cả đều thuộc thẩm quyền của tòa án, hoặc được tòa án
thụ lý, xét xử, khi bị khiếu kiện.
Cùng với tiến trình cải cách thủ tục hành chính, Luật Tố tụng hành chính
được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2010, có hiệu lực
từ ngày 1/7/2011. Luật quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

14

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
chính; trình tự thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành

chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính…12
Như vậy, ở Việt Nam đã có cơ quan tài phán hành chính, đó là Tòa hành
chính, xét xử theo trình tự tư pháp các khiếu kiện hành chính. Bước đột phá để
đảm bảo công lý hành chính.
Khiếu nại là một quyền hiến định, được quy định tại Điều 74 của Hiến
pháp năm 1992. Quyền này được quy định chi tiết trong Luật khiếu nại, tố cáo
năm 1998, sửa đổi, bổ sung 2004, 2005. Trước Luật khiếu nại, tố cáo đã có
Pháp lệnh quy định việc xét xử và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân
ngày 27/11/1981; Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 7/5/1991.
Khác với quyền khiếu nại, quyền khiếu kiện được quy định muộn hơn, gắn liền
với sự ra đời của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996,
sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006. Trước khi Luật Tố tụng hành chính năm
2010 được ban hành thì Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất ghi
nhận và hướng dẫn quyền khiếu kiện. Điều này cho thấy, chưa có sự thống nhất
trong việc nhình nhận hai loại quyền này trong khi nó cùng song hành bảo vệ
lợi ích người dân và hướng đến hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý
Nhà nước.
Việc giải quyết đúng đắn, kịp thời các khiếu nại hành chính của công
dân chính là một biện pháp thiết thực nhằm góp phần bảo đảm quyền của công
dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, và đây cũng là sự thể hiện bản chất
của Nnhà nước ta – Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

1.5. Hệ thống tổ chức của cơ quan thi hành án
1.5.1 Hệ thống tổ chức của cơ quan thi hành án
Thi hành án có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và
trong quá trình giải quyết vụ án nói riêng làm cho bản án, quyết định của Toà
án thật sự có giá trị trên thực tế. Hoạt động thi hành án là công đoạn cúi cùng,
đảm bảo cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần đảm bảo
12


Điều 1 Luật Tố tụng hành chính năm 2010.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

15

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

 Hệ thống tổ chức của cơ quan thi hành án được quy định như sau:13
Tổng cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp, giúp Bộ trưởng thưc hiện chức
năng quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự, hành chính, hình sự; chỉ đạo
hướng dẩn, tổ chức thi hành án theo thẩm quyền.
Tổng cục thi hành án có Cục quản lý thi hành án dân sự, Cục quản lý thi
hành án hành chính, Cục quản lý thi hành án traị giam, Cục quản lý thi hành án
hình sự ngoài phạt tù và các đơn vị khác.
Tổng cục thi hành án có Tổng cục trưởng, các phó Tổng cục trưởng và
một số chức danh khác do Chính phủ quy định;
Cục thi hành án Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
Cục thi hành án tỉnh) là cơ quan thuộc Tổng cục thi hành án, quản lý và trực
tiếp thi hành án ở địa phương theo thẩm quyền.
Cục thi hành án cấp tỉnh có Phòng thi hành ansdaan sự, Phòng thi hành
án hành chính, Phòng quản lý thi hành án hình sự ngoài phạt tù và các bộ phận
khác.
Chi cục thi hành án huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là chi cục
thi hành án cấp huyện) là cơ quan thuộc cục thi hành án cấp tỉnh, quản lý công

tác thi hành án trên địa bàn và trực tiếp thi hành án theo thẩm quyền.
Cục thi hành án cấp huyện có Đội thi hành án dân sự, Đội thi hành án
liên xã phường, Đội thi hành án hành chính, Đội quản lý thi hành án hình sự
ngoài phạt tiền và các bộ phận khác.
Chi cục thi hành án cấp huyện có Chi Cục trưởng, Đội trưởng, các Phó
Đội trưởng, Chấp hành viên và một số chức danh khác theo quy định.

13

Điều 20 Luật thi hành án dân sự năm 2008.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

16

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
Cục thi hành án quân sự thuộc Bộ Quốc phòng giúp Bộ trưởng thực hiên
chức năng quản lý Nhà nước về thi hành bản án, quyết định của Toà án quân sự
và tổ chức thi hành án theo thẩm quyền.
Cục thi hành án quân sự có Phòng thi hành án quản lý thi hành án dân
sự, Phòng quản lý trại giam, Phòng quản lý thi hành án hình sự ngoài phạt tù.
Cục thi hành án quân sự có Cục trưởng, các Phó Cục trưởng, Trưởng phòng,
các Phó Trưởng phòng và một số chức danh khác do chính phủ quy định.
Phòng thi hành án cấp quân khu tư lệnh quân khu thực hiện quản lý nhà
nước về thi hành bản án, quyết định của toà án quân sự thuộC địa bàn quân khu
trực tiếp thi hành án theo thẩm quyền.
Phòng thi hành án cấp quân khu có Đội thi hành án, Đội quản lý thi hành

án hình sự ngoài phạt tù.Có trưởng phòng, Đội trưởng, các Phó Đội trưởng,
Chấp hành viên và một số chức năng theo quy định.
Chính phủ quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền
hạn của hệ thống cơ quan thi hành án, căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.14
Trước hết phải khẳng định cơ quan thi hành án là cơ quan có nhiệm vụ
thi hành những bản án, quyết định của Tòa án và của cơ quan khác theo quy
định của pháp luật. Việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thi hành
án có ý nghĩa khẳng định rõ cơ quan thi hành án là cơ quan gì trong hệ thống
các cơ quan của Nhà nước, giống như khi nói đến Tòa án luật khẳng định ngay
đó là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay cơ
quan Kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố và giám sát các hoạt động tư
pháp theo quy định của pháp luật.
Các quy định là căn cứ để trước hết các cơ quan thi hành án nhận thức
đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ cũng như tầm quan trọng của mình, không
lệ thuộc, không ỷ lại cơ quan khác trong hoạt động thi hành án. Mặc khác, nó
tạo đà cho người dân hiểu biết về vị thế của cơ quan thi hành án, để khi người
14

Điều 20 Luật thi hành án dân sự năm 2008.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

17

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
dân có quyền lợi không được thi hành theo bản án của Tòa án, họ nghĩ ngay

đến cơ quan thi hành án, giống như có tranh chấp cần giải quyết, họ đưa đơn ra
Tòa án.
Đây là cách tạo dần sự độc lập của cơ quan thi hành án nhưng không có
nghĩa là sự tách rời khỏi các cơ quan khác. Cơ quan thi hành án vẫn là một bộ
phận của cơ quan Nhà nước, tuân thủ quy định về tổ chức và hoạt động của các
cơ quan Nhà nước.

1.5.2 So sánh giữa thi hành án hành chính với thi hành
án dân sự
Bất kì một bản án, quyết định nào của Tòa án nhất thiết phải được thi
hành. Bởi nó thể hiện có logic của quá trình tố tụng của một ngành luật. Đồng
thời, khi phán quyết, Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam để tuyên án, do đó, thi hành bản án, quyết định của Tòa án không chỉ đơn
thuần là để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn thể hiện
sự uy tín, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với lời nói của
mình khi thể hiện qua bản án, quyết định của Tòa án. Đó là mục đích cốt lổi
của việc thi hành án. Công tác thi hành án nói lên nền pháp luật đó có sự
nghiêm minh hay không, có hoàn thiện hay không.
Tuy nhiên đó chỉ là mục đích chung của việc thi hành án. Đối với từng
ngành luật cụ thể trong hệ thống pháp luật thì thi hành án cũng có những mục
đích khác nhau của từng ngành luật, ngoài những mục đích chung nhất định mà
pháp luật muốn hướng đến. Từ đó mà giữa thi hành án hành chính với thi hành
án dân sự cũng không khỏi có những điểm khác nhau bên cạnh những điểm
tương đồng:
 Sự giống nhau:
Tuy phạm vi điều chỉnh giữa quan hệ pháp dân sự và quan hệ pháp luật
hành chính có nhiều điểm khác nhau nhưng đã là những ngành luật trong hệ
thống pháp luật điều chỉnh những quan hệ pháp luật của quốc gia nên cơ bản có
nhiều điểm chung như: phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án,


GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

18

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
quyết định của Tòa án; đảm bảo sự kết hợp tương trợ thi hành án giữa các
ngành luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của của công dân (cá nhân, cơ quan,
tổ chức); đảm bảo sự giám sát, kiểm sát hoạt động thi hành án; đảm bảo nguyên
tắc pháp chế XHCN...
Đặc biệt giữa thi hành án dân sự và thi hành án hành chính thì về thi
hành bản án, quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính
của Tòa án được thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự.
Kể từ ngày 01/7/2011 khi Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành
thì việc thi hành án hành chính có cụ thể hơn trách nhiệm của cơ quan thi hành
án dân sự, song vẫn cần lưu ý là cơ quan thi hành án dân sự chỉ thụ lý và ra
quyết định thi hành án đối với phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án
hành chính như hiện nay. Đối với phần không phải là tài sản, thì cơ quan thi
hành án có trách nhiệm đôn đốc theo quy định tại các Điều 243, 244 và 245
Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
 Sự khác nhau:
Tuy có những điểm giống nhau nhưng giữa thi hành án hành chính với
thi hành án dân sự cũng có sự khác nhau nhất định ở những đặc điểm sau đây:
- Về chủ thể:
+ Đối với thi hành án hành chính: Chủ thể tham gia trong quan hệ pháp
luật hành chính một bên phải là cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước. Quan hệ pháp luật có một bên
mang quyền lực Nhà nước. Đó là nét đặc trưng cơ bản mà chỉ riêng quan hệ

pháp luật hành chính mới có để phân biệt giữa quan hệ pháp luật hành chính
với quan hệ pháp luật dân sự, hình sự và các quan hệ pháp luật khác. Do đó,
chủ thể phải thi hành án hoặc được thi hành án có thể là cơ quan hành chính
Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước.. Tùy
từng vụ án cụ thể mà vị trí tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức và cơ
quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

19

SVTH: Trần Thị Đèo


Thi hành án hành chính - Quy định và thực tiễn
chính Nhà nước được xác định cụ thể. Từ đó vị trí người phải thi hành án,
người được thi hành án có thể thay đổi.
+ Đối với thi hành án dân sự: Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự
là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận là đặc trưng của
quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự rất gần gủi với đời sống xã
hội, dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể tham gia mà quan hệ pháp luật được
xác lập. Do đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể là người phải thi hành án hoặc
người được thi hành án tùy từng trường hợp cụ thể.
- Về đối tượng được thi hành án:
+ Đối với thi hành án hành chính: Những bản án, quyết định của Tòa án
về vụ án hành chính được thi hành:15
“Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực
pháp luật.
Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.

Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án.
Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng thẩm phán của Tòa án
nhân dân tối cao quy định tại Đều 240 của Luật này.
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án mặc dù có
bị khiếu nại, khiến nghị”.
+ Đối với thi hành án dân sự: Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008
quy định bản án, quyết định được thi hành:16
“Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật Thi hành án dân sự
bao gồm:
Bản án, quyết định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật:

15
16

Điều 241 Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên

20

SVTH: Trần Thị Đèo


×