Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THI HÀNH án dân sự và các BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 123 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khóa 30 (2004 - 2008)
ĐỀ TÀI: THI

HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CÁC BIỆN PHÁP
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Giảng viên hướng dẫn:
Trương Thanh Hùng

Sinh viên thực hiện:
Trần Minh Trí
MSSV: 5044076
Lớp: Luật Thương Mại
Khóa: 30

Cần Thơ, tháng 05/2008


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................


............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Trung............................................................................................................................................
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày.....tháng .....năm 2008


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: THI HÀNH ÁN DÂN SỰ........................................................ 3

1. Một số vấn đề cơ bản về thi hành án dân sự.................................................... 3
1.1 Khái niệm chung về thi hành án dân sự..................................................... 3
1.1.1 Thi hành án là gì? .............................................................................. 3
1.1.2 Thi hành án dân sự là gì? .................................................................. 3
1.2 Phạm vi hoạt động của thi hành án dân sự ................................................ 4
1.3 Đặc điểm của hoạt động thi hành án dân sự .............................................. 5
1.4 Các nguyên tắc cơ bản của thi hành án dân sự .......................................... 6
1.5 Xã hội hoá hoạt động thi hành án .................................................................. 8
1.6 Lịch sử hình thành và phát triển của thi hành án dân sự ........................... 8
2. Cơ quan thi hành án dân sự và Cơ quan quản lý thi hành án dân sự ........ 11
2.1 Cơ quan thi hành án dân sự...................................................................... 11
2.1.1 Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ............................................... 12
2.1.2 Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện............................................ 13
2.1.3 Thi hành án quân khu và tương đương ........................................... 14
2.2 Cơ quan quản lý thi hành án dân sự......................................................... 15
3. Chấp hành viên, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ...................................... 16
3.1 Chấp hành viên ........................................................................................ 16
Trung tâm Học
liệuniệm
ĐHChấp
Cầnhành
Thơ
@..............................................................
Tài liệu học tập và nghiên 16
cứu
3.1.1 Khái
viên
3.1.2 Tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành
viên. ......................................................................................................... .17
3.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên...................................... 18

3.2 Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ............................................................ 20
3.2.1 Thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan thi hành án...................................................................... 21
3.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ........... 22
4. Thủ tục thi hành án dân sự ............................................................................. 23
4.1 Quyền yêu cầu thi hành án....................................................................... 23
4.2 Cấp bản án, quyết định của Toà án; gửi và giải thích bản án, quyết định
của Toà án ...................................................................................................... 28
4.2.1 Cấp bản án, quyết định của Toà án ............................................... 28
4.2.2 Gửi và giải thích bản án, quyết định của Toà án........................... 28
4.3 Nhận bản án, quyết định; nhận đơn yêu cầu thi hành án ........................ 29
4.3.1 Nhận bản án, quyết định.................................................................. 29
4.3.2 Nhận đơn yêu cầu thi hành án ......................................................... 29
4.4 Phí thi hành án ......................................................................................... 29
4.5 Ra quyết định thi hành án ........................................................................ 32
4.5.1 Thẩm quyền ra quyết định thi hành án............................................ 33
4.5.2 Chủ động ra quyết định thi hành án ................................................ 34
4.5.3 Ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu ................................... 34


4.6 Uỷ thác thi hành án dân sự....................................................................... 34
4.6.1 Nguyên tắc ủy thác thi hành án ....................................................... 35
4.6.2 Thẩm quyền ra quyết định ủy thác thi hành án ............................... 35
4.6.3 Thủ tục ủy thác thi hành án ............................................................. 36
4.7 Hoãn thi hành án ...................................................................................... 38
4.8 Tạm đình chỉ thi hành án ......................................................................... 40
4.9 Đình chỉ thi hành án................................................................................. 42
4.10 Trả lại đơn yêu cầu thi hành án và kết thúc việc thi hành án ................ 43
4.11 Những vấn đề khác liên quan đến thủ tục thi hành án........................... 44
4.11.1 Những vụ việc chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã đôn đốc

thi hành ..................................................................................................... 44
4.11.2 Miễn, giảm thi hành án đối với khoản án phí, tiền phạt................ 45
4.11.3 Xử lý tài sản đã tịch thu và tiêu hủy vật chứng............................. 47
4.11.4 Tự nguyện thi hành hành án và quyền thỏa thuận của đương sự.. 48
CHƯƠNG II: CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .......................... 49
1. Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thi hành án dân sự ............................... 49
1.1 khái niệm.................................................................................................. 49
1.2 Nguyên tắc cưỡng chế thi hành án........................................................... 49
1.3 Các biện pháp cưỡng chế thi hành án ...................................................... 50
1.4 Lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án ....................................................... 50
2.Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền ............................................................. 51
2.1 Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi
hành
án ...........................................................................................................
Trung tâm
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên 51
cứu
2.2 Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án ......................................... 52
2.3 Biện pháp kê biên tài sản ........................................................................ 53
2.3.1 Kê biên tài sản ................................................................................. 53
2.3.2 Tài sản không được kê biên ............................................................ 55
2.3.3 Những yêu cầu đặt ra khi kê biên tài sản ........................................ 56
2.3.4 Định giá tài sản đã kê biên .............................................................. 61
2.3.5 Giao tài sản để thi hành án .............................................................. 63
2.3.6 Bảo quản tài sản kê biên.................................................................. 63
2.3.7 Bán tài sản đã kê biên ..................................................................... 64
2.3.8 Những quy định mới về kê biên tài sản theo quy định của Dự thảo
Luật thi hành án dân sự .......................................................................................... 68
2.4 Thứ tự thanh toán tiền thi hành án .......................................................... 70

3. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao vật hoặc giao nhà, chuyển quyền sử
dụng đất................................................................................................................. 73
3.1 Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao vật ..................................................... 73
3.2 Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất.................74
3.2.1 Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao nhà.......................................................74
3.2.2 Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất........................75
4. Cưỡng chế đối với quyền sở hữu trí tuệ......................................................... 76
4.1 Kê biên quyền sở hữu trí tuệ.................................................................................76


4.2 Định giá quyền sở hữu trí tuệ ...............................................................................76
4.3 Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ..........................................................................76
5. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc làm hoặc không được làm công việc
nhất định ............................................................................................................... 77
5.1 Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc làm công việc nhất định theo bản án,
quyết định của Toà án .................................................................................... 77
5.2 Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được làm công việc nhất định theo
bản án, quyết định của Toà án ....................................................................... 77
5.3 Cưỡng chế giao con cho người được nuôi dưỡng ................................... 77
5.4 Cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc............................ 78
6. Chi phí cưỡng chế thi hành án ....................................................................... 78
7. Kháng nghị, khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự................................... 80
7.1 Kháng nghị về thi hành án dân sự............................................................ 80
7.2 Khiếu nại về thi hành án dân sự............................................................... 83
7.3 Tố cáo về thi hành án dân sự ................................................................... 86
8. Xử lý vi phạm.................................................................................................... 87
8.1 Hành vi và mức phạt vi phạm hành chính ............................................... 88
8.2 Thẩm quyền xử phạt vi phạm .................................................................. 89
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ,


NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP............................................................ 90
1. Thực tiễn công tác thi hành án dân sự:.......................................................... 90
2. Nguyên nhân:.................................................................................................... 94
2.1Học
Nguyên
nhân
chủCần
quan ............................................................................
Trung tâm
liệu
ĐH
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên 94
cứu
2.2 Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 96
3. Giải pháp khắc phục thực trạng thi hành án dân sự hiện nay ................... 99

KẾT LUẬN................................................................................................ 106


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự thảo Luật thi hành án dân sự.
2. Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004.
3. Bộ Luật dân sự năm 2004.
4. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
5. Luật phá sản năm 2004
6. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
7. Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 14 tháng 01 năm 2004.
8. Pháp lệnh Phí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 08 năm 2001.
9. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.
10. Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2004 của Chính Phủ về kê

biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án.

Trung11.tâm
liệu
ĐH Cần Thơ
Tài 6liệu
và nghiên
cứu
NghịHọc
định số
57/2002/NĐ-CP
ngày @
03 tháng
nămhọc
2002 tập
của Chính
phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí
12. Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/03/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
13. Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/09/2004 của Chính phủ quy định về thủ
tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.
14. Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ về Cơ
quan quản lý thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm
công tác thi hành án dân sự;
15. Thông tư số 43/2006/TTLT-BTC-BTP Ngày 19/05/2006 của Bộ tài chính, Bộ Tư
pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án.



16. Thông tư số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC ngày
17/6/2005 hướng dẫn việc miễn, giảm án phí, tiền phạt cho người phải thi hành án.
17. Thông tư số 05/2002/TT.BTP ngày 27/02/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chuyển
giao một số vụ việc trong thi hành án dân sự cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
đôn đốc thi hành
18. Quyết định số1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17 Tháng 08 năm 2004 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng
Nhà nước
19. Quyết định số 51/2002/QĐ-BTP ngày 27/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về
việc ban hành chuẩn mực đạo đức của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án dân sự.
50/2005/ND-CP.
20. Quyết định số 02/2006/QĐ-BTP ngày 14/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy
định về Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự
Quyết
địnhliệu
số 170/2005/QĐ-TTg
của Thủ
phủ cứu
về
Trung21.tâm
Học
ĐH Cần Thơngày
@ 08/07/2005
Tài liệu học
tậptướng
và Chính
nghiên
việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010.
22. Trương Thanh Hùng - Tập bài giảng Luật tố tụng dân sự - Khoa luật Đại học Cần Thơ -


23. Th.S Đinh Thị Mai Phương, Bình luận pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004,
NXB Tư Pháp.
24. Nguyễn Thanh Thủy, Lê Tuấn Sơn, Người dân với Cơ quan thi hành án, NXB Tư
Pháp.
25.
26.
27.
28.
29.
30.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

LỜI NÓI ĐẦU
"Một bản án, quyết định của Tòa án dù có được xét xử nghiêm minh đến
đâu, công việc hòa giải dù có được làm tốt đến đâu, song nếu không được thi
hành hoặc thi hành không đầy đủ, thì bản án, quyết định đó vẫn chưa mang tính
hiện thực vì nó chưa thưc sự đi vào thực tế trong đời sống xã hội"1.
Vâng! một bản án, hay quyết định của Tòa án nếu không được thi hành
hoặc thi hành không nghiêm chỉnh thì nó sẽ không còn ý nghĩa. Khi Tòa án đưa
ra các phán quyết về một vụ kiện hay một vụ án cụ thể thì quyền và lợi ích cũng
như nghĩa vụ của các đương sự vẫn là những điều còn nằm trên giấy. Để các
phán quyết đó trở thành hiện thực đòi hỏi sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa
vụ. Trong trường hợp họ không tự nguyện thi hành thì cần có quyền lực Nhà

nước để buộc họ phải thi hành những phán quyết đó. Quá trình Cơ quan thi hành
án dân sự tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực
pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân chính là quá trình thi hành án dân sự. Do đó, thi hành án dân sự là một khâu
cuối cùng trong quá trình tố tụng nên nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thực hóa các bản án, quyết định của Tòa án. Với mục đích đó, hoạt động thi hành
án dân sự chính là thước đo tính thực tế, tính công bằng, tính hiệu lực của các
bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước. Ngoài ra, thi hành án dân sự
còn là cơ sở khẳng định vai trò, uy tín của các cơ quan Nhà nước, là biện pháp và
cơ chế đảm bảo của Nhà nước đối với sự bình đẳng quyền của các chủ thể trước
pháp luật; đảm bảo các quyền con người, quyền công dân, củng cố lòng tin của
nhân dân.

Xét thấy công tác thi hành án dân sự có vai trò và ý nghĩa quan trọng
như thế nên em chọn đề tài: "Thi hành án dân sự và các biện pháp cưỡng chế thi
hành án dân sự" cho luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình. Khi thực hiện đề
tài này, người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu với
kết cấu nội dung đề tài như sau:
Lời nói đầu
Chương I: Thi hành án dân sự
Chương II: Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
1

Trang 89 - Tập bài giảng Luật tố tụng dân sự - Khoa luật Đại học Cần Thơ - GV:Trương Thanh Hùng

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

Chương III: Thực tiễn công tác thi hành án dân sự, nguyên nhân và giải
pháp.
Kết luận
Hiện nay, tuy hệ thống tổ chức các Cơ quan thi hành án dân sự đã được
hình thành trong cả nước, công tác thi hành án dân sự đã được triển khai và hoạt
động có hiệu quả bước đầu, làm giảm đáng kể số lượng án tồn đọng, nhưng nhìn
chung, công tác thi hành án dân sự còn chưa ngang tầm, còn có nhiều vấn đề bức
xúc, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Thực tế đó càng thúc đẩy em
chọn lĩnh vực thi hành án dân sự làm đề tài nghiên cứu khoa học. Người nghiên
cứu hy vọng luận văn tốt nghiệp của mình góp phần tìm ra giải pháp để khắc
phục những hạn chế của thực trạng công tác thi hành án dân sự hiện nay.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 2


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....


CHƯƠNG I

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1. Một số vấn đề cơ bản về thi hành án dân sự
1.1 Khái niệm chung về thi hành án dân sự
1.1.1 Thi hành án là gì?
Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi
hành của Tòa án được thực hiện. Nếu như kết quả của hoạt động xét xử là đưa ra
các phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để
xem xét các tình tiết đã xãy ra, thì kết quả của thi hành án là làm cho các phán
quyết đó được thực hiện trên thực tế.
Ví dụ: khi xét xử một tranh chấp dân sự, Tòa án ra bản án tuyên buộc ông A
phải trả bà B 20 triệu đồng. Bằng bản án, quyết định này, Tòa án thừa nhận
quyền của bà B là được ông A trả cho 20 triệu đồng và tuyên buộc nghĩa vụ của
ông A là phải trả cho bà B 20 triệu đồng. Tuy nhiên, trên thực tế thì bà B vẫn
chưa được nhận tiền, ông A vẫn chưa giao tiền. Nếu ông A tự nguyện mang tiền

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trả cho bà B và bà B nhận tiền, thì phán quyết đó đã được thực hiện. Nhưng nếu
ông A không tự nguyện nộp tiền, hoặc không có tiền mặt nhưng có tài sản khác
thì lúc đó cần phải sử dụng biện pháp cưỡng chế của Cơ quan thi hành án để
buộc ông A trả cho bà B 20 triệu đồng tiền mặt hoặc phải bán tài sản của ông A

để thu hồi 20 triệu đồng tiền mặt trả cho bà B. Đó chính là hoạt động thi hành án.
Ví dụ khác: khi xét xử một vụ án hình sự, Tòa án kết luận ông X phạm tội buôn
bán ma túy và tuyên phạt ông X 10 năm tù. Để buộc ông X thực sự chịu sự giam
giữ và cải tạo thì phải đưa ông X vào trại giam (nhà tù) và quản lý giáo dục theo
chế độ của trại giam.
Như vậy, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi Tòa án đã có phán quyết

giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các chế tài xử phạt các hành
vi phạm tội.
1.1.2 Thi hành án dân sự là gì?
Xét từ mục đích của công tác thi hành án là tổ chức các bản án, quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật, thi hành án là một khâu, giai đoạn sau xét xử.
Việc đạt được công lý, công bằng qua hoạt động xét xử sẽ phát huy vai trò của
Tòa án khi những bản án, quyết định được tổ chức thi hành. Vì vậy, có quan
GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 3


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

điểm cho rằng thi hành án dân sự là hoạt động tư pháp. Ở góc độ hình thức, các
trình tự thủ tục tổ chức thi hành án thể hiện những đặc điểm của hoạt động hành
chính.
Vậy, với các quy định của pháp luật hiện hành, thi hành án dân sự là quá
trình Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự
của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân.
1.2 Phạm vi hoạt động của thi hành án dân sự.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động thi hành án dân sự được
xác định ở phạm vi thi hành các bản án, quyết định mang tính “dân sự” của Toà
án nhằm thực thi quyền lực Nhà nước, đảm bảo các quyền con người, quyền
công dân như: quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quyền nhân thân, quyền lao
động… Theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh thi hành án dân sự 20042, các

loại bản án, quyết định dân sự được Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành
bao gồm:
- Bản án, quyết định của Toà án về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế.
- BảnHọc
án, quyết
sự của
Toà@
án Tài
nước liệu
ngoài,học
quyếttập
địnhvà
củanghiên
Trọng tài cứu
Trung tâm
liệu định
ĐHdân
Cần
Thơ
nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
- Quyết định về dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy
thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí trong bản án, quyết định của Toà án về
hình sự.
- Quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Toà án về hành chính.
- Quyết định tuyên bố phá sản.
- Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam.
- Bản án, quyết định khác do pháp luật quy định.
Điều 2 Pháp lệnh 2004 (1) quy định cụ thể những bản án, quyết định nêu trên đã
có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành:
- Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không

bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
- Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm.
2

Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 14 tháng 01 năm 2004

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 4


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

- Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án
- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài
nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
- Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam có hiệu lực thi hành.
Với mục đích đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, đảm bảo
cho việc xét xử và thi hành án, Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 còn quy định
những bản án, quyết định tuy chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được Cơ quan thi
hành án dân sự tổ chức thi hành ngay, đó là:
- Bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm về cấp dưỡng, trả lương, trả công
lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi
thường về tính mạng, sức khoẻ, nhận người lao động trở lại làm việc.
Phạm vi các bản án, quyết định của Toà án được tổ chức thi hành nêu trên là
cơ sở pháp lý cho Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án, các đương sự
và những người liên quan thực hiện các quyền của mình trong quá trình thi hành

án.
1.3 Đặc điểm của hoạt động thi hành án dân sự.

Trung tâm Thi
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hành án dân sự là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước nhằm bảo
đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định của Toà án. Các chủ thể liên
quan phải tôn trọng các bản án quyết định của Toà án, phối hợp, nghiêm chỉnh
thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình để bảo vệ pháp chế, quyền làm chủ của
nhân dân, bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể, tài sản,
danh dự, nhân phẩm của công dân.
Hoạt động thi hành án dân sự phải tuân thủ những trình tự thủ tục chặt chẽ
được pháp luật quy định. Đó là những trình tự xác minh, ra quyết định thi hành
án, thuyết phục tự nguyện thi hành án, cưỡng chế thi hành án… Việc tuân thủ các
trình tự này bảo đảm tính dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân, làm cho kết quả
của hoạt động thi hành án dân sự được thực thi có hiệu quả. Sự vi phạm các
nguyên tắc, trình tự thủ tục về thi hành án dân sự được pháp luật quy định trong
đa số trường hợp đều dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là đặc điểm kết tinh được thừa nhận
trong xã hội dân chủ, có tính định hướng xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của
Cơ quan tư pháp nói chung và Cơ quan thi hành án dân sự nói riêng. Nguyên tắc
GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 5


Luận văn tốt nghiệp:


Thi hành án dân sự và các biện pháp....

này xuất phát từ tính chất khó khăn phức tạp của hoạt động thi hành án dân sự và
yêu cầu hoạt động đó phải đạt đến độ chính xác cao nhất, đòi hỏi những cán bộ
thi hành án phải am hiểu pháp luật, có tinh thần trách nhiệm và phải có ý thức
phòng tránh những tác động tiêu cực để đảm bảo sự công bằng, dân chủ nghiêm
minh trong hoạt động thi hành án dân sự.
Những đặc điểm nêu trên của hoạt động thi hành án dân sự đòi hỏi đội ngũ
chấp hành viên, cán bộ, công chức thi hành án phải là những người tiên phong
trong việc chấp hành pháp luật, thực thi pháp luật trong đời sống xã hội, luôn
nâng cao ý thức pháp luật trong thực thi nhiệm vụ để góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, đặc biệt là trong điều kiện
cải cách tư pháp hiện nay.
1.4 Các nguyên tắc cơ bản của thi hành án dân sự.
- Nguyên tắc pháp chế: nguyên tắc này đòi hỏi các quy định của pháp luật về thi
hành án dân sự phải được tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất, đồng
bộ, trong toàn bộ công tác tổ chức và hoạt động thi hành án của các Cơ quan
quản lý thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, công
chức thi hành án và những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Nguyên tắc dân chủ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân:
nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình tổ chức thi hành án, Cơ quan thi hành án
cần tiến hành các trình tự, thủ tục một cách dân chủ nhằm khuyến khích, động
viên, những chủ thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ, tôn trọng quyền tự định
đoạt, thoả thuận của các đương sự trong quá trình thi hành án dân sự. Vì vậy, quá
trình thi hành án dân sự phải bảo đảm tính công khai, minh bách, rõ ràng, phải có
những hình thức phù hợp để những người liên quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp.

- Nguyên tắc nhân đạo: nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động thi hành án dân sự
đòi hỏi phải bảo vệ có hiệu quả, hài hoà các lợi ích của đương sự, tôn trọng nhân
phẩm và vinh dự của cá nhân. Nguyên tắc này đòi hỏi Cơ quan thi hành án phải
chú ý đến các quyền kinh tế, dân sự, văn hoá… của con người.
Ví dụ: khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản để bảo đảm cho việc
thi hành án, pháp luật chỉ cho phép kê biên những tài sản đủ để thi hành án và
thanh toán chi phí về thi hành án chứ không kê biên tất cả tài sản của người bị kê
biên; Cơ quan thi hành án không được kê biên những tài sản cần thiết tối thiểu

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 6


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

cho cuộc sống hằng ngày của người phải thi hành án và gia đình như: lương thực,
thuốc men, công cụ lao động, quần áo, đồ dùng thờ cúng thông thường.
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Hiến pháp ghi nhận mọi công dân
đều bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, hoạt động thi hành án dân sự phải bảo
đảm sự bình đẳng quyền công dân. Sự bình đẳng đòi hỏi trong quá trình tổ chức
thi hành án dân sự không có sự phân biệt giữa các chủ thể về giới tính, địa vị xã
hội, thành phần giai cấp, dân tộc, trình độ văn hoá và bình đẳng về tư cách chủ
thể là người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ
liên quan.
- Nguyên tắc kết hợp thuyết phục với cưỡng chế: tổ chức thi hành án dân sự ở
góc độ nào đó là việc Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ các

quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, cùng với sự tôn trọng ý chí của đương
sự, Cơ quan thi hành án phải có sự kết hợp thuyết phục, cưỡng chế. Thuyết phục
là tiền đề, cưỡng chế chỉ áp dụng khi đương sự không tự nguyện. Sự tự nguyện
thi hành án là một trong những yếu tố quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động thi hành án, tránh được những chi phí không cần thiết. Chính vì vậy,
pháp luật có những quy định về việc khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành
án vàHọc
mổi biện
thi hành
phảiliệu
thực học
hiện theo
điều kiện, cứu
Trung tâm
liệupháp
ĐHcưỡng
CầnchếThơ
@ánTài
tậpnhững
và nghiên
thủ tục nhất định.
- Nguyên tắc cá thể hoá quyền, nghĩa vụ của các chủ thể: thi hành án dân sự là
quá trình bảo đảm, khôi phục các quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, xã hội
và công dân được Toà án nhân danh Nhà nước tuyên xử bằng bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật. Quyền, lợi ích của một chủ thể chỉ được bảo đảm khi chủ
thể khác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể trong quá trình thi hành án dân sự phải được xác định một cách cụ thể khi
tham gia vào quan hệ pháp luật thi hành án dân sự (người được thi hành án,
người phải thi hành án, người có quyền nghĩa vụ liên quan).
- Nguyên tắc bảo đảm mọi sự phối hợp giữa các Cơ quan thi hành án và cơ

quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án: hiệu quả của hoạt động
thi hành án dân sự không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của các Cơ quan thi hành
án mà còn phụ thuộc vào sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có
liên quan. Vì vậy, trong quá trình thi hành án, cùng với việc thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Cơ quan thi hành án phải có sự phối
hợp với nhau và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Sự phối hợp
GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 7


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

này giúp Cơ quan thi hành án chủ động, thuận lợi, đạt hiệu quả trong tổ chức thi
hành án và được quy định cụ thể bằng các quy định của pháp luật.
1.5 Xã hội hoá hoạt động thi hành án3.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thực hiện việc xã hội hoá trong hoạt
động thi hành án. Cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được
cấp giấy phép hành nghề thi hành án. Người được cấp giấy phép hành nghề được
thành lập hoặc tham gia tổ chức hành nghề thi hành án để tổ chức thi hành án
theo yêu cầu của đương sự hoặc thực hiện một số công việc thi hành án theo uỷ
quyền của Chấp hành viên, Cơ quan thi hành án.
Khi thực hiện việc thi hành án, người được cấp giấy phép hành nghề thi hành
án có nghĩa vụ như Chấp hành viên và có một số quyền hạn của Chấp hành viên
theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi
hành án thì phải có quyết định của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án nơi thi hành
án.

Đây là quy định mới chỉ có trong dự thảo Luật thi hành án, khi nào quy
định này có hiệu luật có lẽ sẽ có nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân ra đời kinh
doanh với ngành nghề: "chuyên đòi nợ". Chính Phủ cần có sự hướng dẫn cụ thể

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
và chặt chẽ hơn về lĩnh vực này, để tránh tình trạng gây mất an ninh trật tự xã
hội.
1.6 Lịch sử hình thành và phát triển của thi hành án dân sự.
Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
ra đời, hệ thống cơ quan được thiết lập trong cả nước. Trên cơ sở Sắc lệnh ngày
10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tạm thời áp dụng các
luật hiện hành của chế độ cũ với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của
của Việt Nam chính thể dân chủ cộng hoà”.
Bên cạnh đó, Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 01 năm 1946 của Chính phủ lâm
thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về tổ chức Toà án và các ngạch Thẩm phán đã
đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho công tác tổ chức thi hành án dân sự. Tại khoản 3
Điều 3 Sắc lệnh quy định Ban tư pháp xã có quyền “Thi hành những mệnh lệnh
của thẩm phán cấp trên” bao gồm các bản án, quyết định của Toà án.
Ngày 22 tháng 05 năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 58/SL về
cải cách bộ máy tư pháp, tố tụng, hoạt động tư pháp nói chung và tổ chức thi
3

Điều 14 Dự thảo Luật thi hành án dân sự.

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 8



Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

hành án dân sự nói riêng. Điều 19 Sắc lệnh quy định: “Thẩm phán huyện dưới sự
kiểm soát của biện lý có nhiệm vụ chấp hành các bản án hình về khoản bồi
thường hay bồi hoàn mà chính Toà án huyện hay Toà án cấp trên đã tuyên”. Theo
đó thì việc thi hành án do thừa phát lại và Ban tư pháp xã thực hiện trước đây
được thay thế bằng thẩm phán huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án. Sự
kiện này làm thay đổi căn bản cơ chế tổ chức hoạt động thi hành án dân sự. Thi
hành án dân sự từ chổ căn cứ vào yêu cầu của đương sự trở thành trách nhiệm
của Nhà nước. Do đó, Toà án chủ động thi hành án dân sự mà không chờ yêu cầu
của người được thi hành.
Trên cơ sở Hiến pháp 1959, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức Toà án nhân
dân năm 1960. Trong đó, Điều 24 quy định: “tại các Toà án nhân dân địa phương
có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản án và quyết định về
dân sự, những khoản về bồi thường tài sản trong các bản án và quyết định về
hình sự”.
Ngày 13 tháng 10 năm 1972 Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành
Quyết định số 186/TC về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên tại
các Toà án nhân dân khu phố, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh,
thànhHọc
phố trực
Nhà@
nước
chức tập
Cơ quan
hành án cứu
Trung tâm
liệuthuộc

ĐHTrung
Cầnương.
Thơ
Tàikhông
liệutổhọc
và thi
nghiên
riêng mà giao cho Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định
của Toà án; giúp Chánh án kiểm tra, đôn đốc công tác thi hành án tại các Toà án
nhân dân cấp dưới. Chấp hành viên thực thi nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Chánh
án Toà án nhân dân cùng cấp, không có quyền chỉ đạo công tác của Chấp hành
viên cấp dưới, có trách nhiệm giúp Chánh án nắm tình hình, theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc công tác thi hành án của Chấp hành viên Toà án cấp dưới. Ban tư pháp
xã , phường tổng kết rút kinh nghiệm về công tác thi hành án tại địa phương.
Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 đã giao cho Bộ Tư pháp quản lý
Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức. Nghị định 143/HĐBT ngày 22
tháng 11 năm 1981 của Hội đồng bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức của Bộ Tư pháp: “Bộ Tư pháp có chức năng quản lý công tác thi hành
án dân sự”. Toà án nhân dân tối cao đã bàn giao nhiệm vụ quản lý công tác thi
hành án cho Bộ Tư pháp bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 1982.
Ngày 28 tháng 08 năm 1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự đầu tiên đã được
ban hành đặt cơ sở cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành
án dân sự. Trên cơ sở đó, quy chế Chấp hành viên đã được ban hành kèm theo
Nghị định số 68/HĐBT ngày 06 tháng 03 năm 1990 của Hội đồng bộ trưởng.
GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 9



Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

Theo đó, Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các
bản án, quyết định của Toà án (trước đây việc thi hành án, ngoài chấp hành viên
có thể do cán bộ thi hành án thực hiện). Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định số lượng
biên chế chấp hành viên, cán bộ thi hành án cho từng Toà án địa phương. Việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề
nghị của Chánh án Toà án nhân dân địa phương. Chấp hành viên được bổ nhiệm
tại Toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Sau đó hàng loạt văn bản pháp luật
được ban hành nhằm cụ thể hoá thực hiện một số quy định của Pháp lệnh, đảm
bảo Pháp lệnh được thi hành nghiêm chỉnh. Cùng với sự đổi mới cơ chế thi hành
án, đội ngủ cán bộ làm công tác thi hành án cũng không ngừng được cũng cố và
tăng cường. Thẩm phán vừa làm nhiệm vụ xét xử, vừa tổ chức thực hiện nhiệm
vụ thi hành án. Đội ngũ cán bộ thi hành án đã được chuyên môn hoá, có chức
danh, tiêu chuẩn riêng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về thực hiện phán
quyết của Toà án.
Năm 1992 Luật tổ chức Toà án nhân dân được ban hành nhưng lại không
quy định thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc thi hành án. Trong khi đó
Luật tổ chức Chính phủ năm 1992 lần đầu tiên đã xác định việc “quản lý công tác
thi hành án” là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vực pháp luật về hành chính tư pháp. Để thực hiện quy định của đạo luật trên về
công tác thi hành án, kỳ họp thứ I Quốc hội khoá IX ngày 06 tháng 10 năm 1992
đã thông qua Nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án từ Toà án nhân

dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ “chậm nhất vào tháng 06 năm
1993”, Pháp lệnh thi hành án dân sự ban hành ngày 26 thánh 04 năm 1993 có

hiệu lực thi hành ngày 01 thánh 06 năm 1993 đã thay thế Pháp lệnh thi hành án
dân sự ban hành ngày 28 tháng 08 năm 1989 đã tạo bước ngoặc về tổ chức và
hoạt động của công tác thi hành án dân sự, đưa công tác này sang một giai đoạn
phát triển mới để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Điểm khác biệt cơ bản nhất của pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 so với
Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 chính là ở khâu tổ chức, cơ chế thi hành
án dân sự. Theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, Toà án có nhiệm vụ thi
hành án dân sự; Theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 thì nhiệm vụ thi
hành án dân sự được chuyển cho một cơ quan Nhà nước mới được thành lập và
đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 1993, đó là hệ thống các cơ quan thi
hành án dân sự. Việc ra quyết định về thi hành án trước đây thuộc thẩm quyền

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 10


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

của Chánh án Toà án nhân dân, thì nay thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan
thi hành án.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển đổi
từ kinh tế tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Sự hội nhập vào đời sống kinh tế quốc tế đã làm cho đã làm cho nền
kinh tế nước ta có những chuyển biến quan trọng theo chiều hướng phát triển
năng động, nhứng mối quan hệ xã hội ngày càng phong phú và đa dạng. Vì vậy,

có nhiều vấn đề mới phát sinh mà Luật dân sự vẫn chưa hoàn thiện, thiếu đồng
bộ, còn mang tính tình thế, chấp vá và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Bên cạnh đó, chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng
cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống
pháp luật về thi hành án. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ XIII khoá VII đã
chủ trương “sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án theo hướng
tiến tới tập trung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án vào Bộ Tư
pháp”. Nghi quyết Trung ương Đảng lần thứ III, Nghị quyết Trung ương Đảng
lần thứ VII khoá VIII và báo cáo chính trị đại hội lần thứ IX tiếp tục hoàn thiện
chủ trương hoàn thiện pháp luật về thi hành án theo hướng đổi mới. Theo tinh
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thần đó, ngày 14 tháng 01 năm 2004 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành
Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 có hiệu lực từ ngày 01 thánh 07 năm 2004.
Gần đây nhất chúng ta cũng đã có dự thảo Luật thi hành án dân sự và dự kiến sẽ
có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2009.
2. Cơ quan thi hành án dân sự và Cơ quan quản lý thi hành án dân sự.
2.1 Cơ quan thi hành án dân sự.
Trong khoa học pháp lý cho đến nay mặc dù vẩn còn tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau về bản chất của hoạt động thi hành án, nhưng quan điểm được thừa
nhận tương đối rộng rải hiện nay là hoạt động thi hành án mang tính hành chính –
tư pháp, Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan hành chính tư pháp có chức năng,
thẩm quyền trực tiếp tổ chức thi hành các bản án quyết định dân sự đã có hiệu
lực pháp luật hoặc những bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật
nhưng được thi hành ngay. Trong Cơ quan thui hành án dân sự có các Chấp hành
viên và các cán bộ làm công tác thi hành án. Đứng đầu Cơ quan thi hành án có
các Thủ trưởng Cơ quan thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự gồm có:
GVHD: Trương Thanh Hùng


SVTH: Trần MinhTrí
Trang 11


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

- Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh).
- Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là Cơ quan thi hành ánh dân sự cấp huyện).
- Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (gọi chung là cơ quan thi hành
án cấp quân khu).
2.1.1 Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổ
chức, cán bộ, công chức, kinh phí và nghiệp vụ; chịu sự quản lý, chỉ đạo của Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh4.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thi hành án dân sự cấp tỉnh5.
- Tổ chức thực hiện áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt
động thi hành án dân sự tại địa phương.
- Chỉ đạo hoạt động thi hành án đối với Thi hành án dân sự cấp huyện; hướng
dẫn nghiệp vụ thi hành án cho Chấp hành viên, công chức khác của các Cơ quan
thi hành án dân sự địa phương trên địa bàn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định
khác theo quy định của pháp luật.
- Hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục, báo cáo Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên xem
xét, tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên các

Cơ quan thi hành án dân sự địa phương.
- Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công
tác thi hành án dân sự và thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo
quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Pháp lệnh thi hành án dân sự và theo hướng
dẫn của Bộ Tư pháp.
- Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự.
- Quản lý cán bộ, công chức, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của
các Cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật và
của Bộ Tư pháp.
4
5

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2005
Điều 12 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2005

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 12


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

- Thực hiện chế độ, chính sách, công tác thi đua khen thưởng và đề nghị cơ quan
có thẩm quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cá nhân, tập thể thuộc Thi
hành án dân sự cấp tỉnh, Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc theo quy định
của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Tổ chức của Thi hành án dân sự cấp tỉnh6.
Thi hành án dân sự cấp tỉnh có các đơn vị trực thuộc. Bộ trưởng Bộ Tư pháp
chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về cơ cấu tổ chức của Thi
hành án dân sự cấp tỉnh.
- Thi hành án dân sự cấp tỉnh có Trưởng thi hành án, Phó Trưởng thi hành án,
Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính và các chức danh khác.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án
dân sự cấp tỉnh là Trưởng thi hành án, Phó trưởng thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên
chính thuộc Thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn, ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chính Thi hành án dân sự cấp tỉnh sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2.1.2 Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Thi
hành án dân sự cấp tỉnh về kinh phí và nghiệp vụ; chịu sự quản lý, chỉ đạo của
Uỷ ban nhân dân cấp huyện7.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thi hành án dân sự cấp huyện8
- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định
khác theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại về thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân
sự.
- Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công
tác thi hành án dân sự và thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

6


Điều 13 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2005
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2005
6 Điều 16 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2005
7

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 13


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

- Quản lý cán bộ, công chức của Thi hành án dân sự cấp huyện theo quy định của
pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Thực hiện chế độ tài chính, quản lý cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động được
giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Thực hiện công tác thi đua trong đơn vị và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền
khen thưởng đối với cá nhân, tập thể thuộc Thi hành án dân sự cấp huyện có
thành tích trong hoạt động thi hành án.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức của Thi hành án dân sự cấp huyện9
- Thi hành án dân sự cấp huyện có Trưởng thi hành án, Phó trưởng thi hành án,
Chấp hành viên, Thẩm tra viên và các chức danh khác.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án
dân sự cấp huyện là Trưởng thi hành án, Phó trưởng thi hành án dân sự cấp
huyện.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý ngạch Thẩm tra viên thuộc Thi hành

án dân sự cấp huyện.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn, ngạch Thẩm tra viên Thi hành án

dân sự cấp huyện sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2.1.3 Thi hành án quân khu và tương đương.
Thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là Thi hành án
cấp quân khu) chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Tư lệnh quân khu
theo quy định của pháp luật10.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thi hành án cấp quân khu11
- Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan
trong việc thi hành án trên địa bàn cấp quân khu.
- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của
pháp luật.
9

Điều 17 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2005
8 Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2005
9 Điều 14 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2005

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 14


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....


- Tổng kết thực tiễn thi hành án; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi
hành án theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Giải quyết khiếu nại về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự.
- Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của Thi hành án cấp
quân khu theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng đối với cá nhân,
tập thể thuộc Thi hành án cấp quân khu có thành tích trong hoạt động thi hành
án.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu quản lý cán bộ thuộc Thi
hành án cấp quân khu theo quy định của pháp luật và theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Tổ chức của Thi hành án cấp quân khu12.
- Thi hành án cấp quân khu có Trưởng Thi hành án, Phó trưởng Thi hành án,
Chấp hành viên, Thẩm tra viên và cán bộ khác.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu là Trưởng Thi

hành án, Phó trưởng Thi hành án cấp quân khu.
- Tổ chức cụ thể của Thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
quy định.
2.2 Cơ quan quản lý thi hành án dân sự13.
Cơ quan quản lý thi hành án dân sự là cơ quan thực hiện các nhiệm vụ quản
lý hoạt động thi hành án dân sự. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự gồm có:
- Cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước.
- Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực

hiện chức năng quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội.
12

Điều 15 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2005.

11

Điều 2 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 04 năm 2005.

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 15


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

- Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà
nước về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh; thực hiện một số
nhiệm vụ, quyền hạn quản lý đối với cơ quan thi hành án ở địa phương theo ủy
quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) quản
lý về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp huyện.
3. Chấp hành viên, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án.
3.1 Chấp hành viên.
3.1.1 Khái niệm Chấp hành viên.

Chấp hành viên là một chức danh tư pháp thực thi nhiệm vụ thi hành án dân
sự, là người giữ vị trí trung tâm trong hoạt động thi hành án dân sự. Chấp hành
viên là công chức, được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành các bản án,
quyết định dân sự có hiệu lực thi hành.

Trung

Chấp hành viên được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm14, đây là quy định mới
tâm
Học
ĐHhành
Cần
Thơ
@ 1993.
Tài liệu
tập hành
và nghiên
so với
Phápliệu
lệnh thi
án dân
sự năm
Trướchọc
đây Chấp
viên được cứu
bổ nhiệm một lần và làm việc suốt đời, trừ khi bị kỷ luật hoặc vì lý do khác. Mục
đích của việc bổ xung quy định này theo quan điểm do Ban soạn thảo đưa ra
nhằm giảm nhũng nhiểu, tiêu cực trong công tác thi hành án, đảm bảo sự phù hợp
với quy chế làm việc của chức danh tư pháp khác (chẳng hạn như Thẩm phán) và
yêu cầu của việc chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Quy định này có tác dụng nhắc nhở

Chấp hành viên phải chú trọng rèn luyện, giữ gìn tư cách đạo đức và không
ngừng học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
nếu họ muốn tái bổ nhiệm. Bởi vì, Chấp hành viên sẽ không thể được tái bổ
nhiệm nếu họ bị đánh giá là năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc
có vấn đề về tư cách đạo đức15.

14
15

Khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004
Th.S Đinh Thị Mai Phương, Bình luận pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, NXB Tư Pháp.

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 16


Luận văn tốt nghiệp:

Thi hành án dân sự và các biện pháp....

3.1.2 Tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên16.
* Tiêu chuẩn chung để một người có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành
viên.
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có
phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo về nghiệp
vụ thi hành án, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định tại Điều này, có
sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn, bổ
nhiệm làm Chấp hành viên.

- Người có đủ tiêu chuẩn chung như trên, có thời gian làm công tác pháp luật từ
bốn năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ
quan thi hành án cấp huyện thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành
viên Cơ quan thi hành án cấp huyện.
- Người có đủ tiêu chuẩn chung và đã làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án

Trung

cấp huyện từ năm năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm
quyền của Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm
làm Chấp
Cơ Cần
quan thi
hành @
án cấp
tâm
Họchành
liệuviên
ĐH
Thơ
Tàitỉnh.
liệu học tập và nghiên cứu
- Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan thi hành án, người có đủ tiêu
chuẩn chung và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có
năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp
tỉnh thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi
hành án cấp tỉnh.
- Người có đủ tiêu chuẩn chung là sỹ quan quân đội tại ngũ, có thời gian làm
công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc
thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp quân khu thì có thể được tuyển chọn, bổ

nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp quân khu.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư
pháp quyết định theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên.

16

Điều 13 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004

GVHD: Trương Thanh Hùng

SVTH: Trần MinhTrí
Trang 17


×