Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP THỪA kế THẾ vị THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA (2009 – 2013)

ĐỀ TÀI:

THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Huỳnh Thị Trúc Giang

Họ và tên: Neáng Ly
MSSV: 5095625
Lớp: Luật Tư pháp 2-K35

Cần Thơ, tháng 5/2013
LỜI CẢM ƠN


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, những người đã quan
tâm, động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi rất biết ơn cha mẹ đã


không ngại khó khăn để chăm lo cho tôi suốt những năm học đại học, cha mẹ đã tạo
động lực để tôi vượt qua những trở ngại, hỗ trợ cho tôi từ vật chất đến tinh thần. Thứ
hai, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô Khoa Luật, các Thầy, Cô đã tận tâm
truyền đạt cho tôi kiến thức, vun bồi và khơi dậy niềm đam mê học tập của tôi, tạo
điều kiện để tôi có thể nghiên cứu và học tập thuận lợi. Thứ ba, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến các anh, chị, các bạn cùng khóa, đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm, thu thập tài
liệu, thảo luận với tôi những vấn đề còn vướng mắc. Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi
lời cảm ơn đến Cô Huỳnh Thị Trúc Giang, Cô đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình làm luận văn, để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của
mình.
Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe, tràn đầy niềm vui,
gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Sinh viên thực hiện
Neáng Ly


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


 ..........................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

 ..........................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2
5. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
1.1. Khái niệm thừa kế............................................................................................... 4
1.2. Khái niệm thừa kế thế vị và đặc điểm của thừa kế thế vị .................................5
1.2.1. Khái niệm thừa kế thế vị.................................................................................. 5
1.2.2. Khái niệm người được thế vị và người thế vị ...................................................6
1.2.3. Đặc điểm của thừa kế thế vị ...........................................................................7
1.2.3.1. Thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp con, cháu trực hệ chết trước
người để lại di sản ......................................................................................................7
1.2.3.2. Người thừa kế thế vị chỉ hưởng phần mà người được thế vị được hưởng
nếu còn sống ...............................................................................................................8
1.3. Sự hình thành và phát triển của thừa kế thế vị qua các thời kỳ lịch sử ...........8
1.3.1. Trước Cách mạng tháng Tám 1945 ................................................................ 8
1.3.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước khi có Pháp lệnh Thừa kế

1990........................................................................................................................... 11
1.3.3. Giai đoạn Pháp lệnh thừa kế 1990 có hiệu lực .............................................. 13
1.3.4. Giai đoạn Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực ................................................... 13
1.3.5. Giai đoạn Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực ................................................... 14
1.4. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế định thừa kế thế vị ................................ 15
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
2.1. Một số quy định về thừa kế theo pháp luật...................................................... 17
2.1.1. Địa điểm mở thừa kế ..................................................................................... 17
2.1.2. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế....................................................................... 18
2.2. Nguyên tắc hưởng thừa kế thế vị ..................................................................... 19
2.3. Điều kiện được hưởng thừa kế thế vị .............................................................. 21
2.3.1. Di sản phải được chia theo pháp luật.......................................................... 21
2.3.2. Người được hưởng thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm mở
thừa kế....................................................................................................................... 25
2.3.3. Người thừa kế không thuộc một trong các trường hợp không được quyền


hưởng di sản .............................................................................................................. 26
2.3.4. Người được thế vị phải chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại
di sản ........................................................................................................................ 29
2.3.4.1. Chết sinh học............................................................................................ 30
2.3.4.2. Chết về mặt pháp lý (bị Tòa án tuyên bố là đã chết) ................................. 30
2.3.5. Người thế vị là cháu, chắt của người để lại di sản ........................................... 34
2.4. Một số trường hợp đặc biệt của thừa kế thế vị ............................................... 36
2.4.1. Thừa kế thế vị trong trường hợp có yếu tố con nuôi ...................................... 36
2.4.2. Thừa kế thế vị của con riêng với bố dượng, mẹ kế ........................................ 38
CHƯƠNG 3. HẠN CHẾ CỦA QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ CÁC
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
3.1. Quyền thừa kế thế vị của con nuôi .................................................................. 40
3.1.1 Những vấn đề pháp luật còn bỏ ngỏ ............................................................... 40

3.1.1.1. Cách hiểu về cụm từ “cháu, chắt” trong quy định về thừa kế thế vị ....... 40
3.1.1.2. Quyền thừa kế thế vị của con nuôi của người được thế vị khi người để lại
di sản và người được thế vị tồn tại quan hệ huyết thống............................................. 42
3.1.2. Đề xuất về quyền thừa kế thế vị của con nuôi ................................................ 45
3.2. Quyền thừa kế thế vị của con riêng................................................................. 46
3.2.1. Về tiêu chí xác định quan hệ “chăm sóc, nuôi dưỡng nhau” ......................... 46
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về thừa kế thế vị của con
riêng .......................................................................................................................... 48
3.3. Người được thế vị là đối tượng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc........................................................................................................................... 50
3.4. Quyền thừa kế thế vị của con được sinh ra bằng phương pháp khoa học ..... 51
3.4.1. Khái quát quy định về thụ tinh nhân tạo ........................................................ 51
3.4.2. Xác định quyền thừa kế ................................................................................ 53
3.5. Thực tiễn xét xử các vụ án thừa kế liên quan đến thừa kế thế vị.................... 55
3.5.1. Thực trạng xác định không đúng người thừa kế bỏ sót người thừa kế thế vị .. 55
3.5.2. Giải pháp khắc phục ..................................................................................... 58
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam, thừa kế là một trong những chế
định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho
những người thừa kế của họ. Điều này được minh chứng bởi, từ pháp luật của xã hội
phong kiến đến nay, thừa kế luôn được các nhà làm luật cân nhắc, xem xét, sửa đổi và
bổ sung cho phù hợp với xã hội tùy từng thời kỳ. Đến nay, Bộ luật Dân sự năm 2005
(BLDS 2005) được xem là văn bản pháp quy quy định khá đầy đủ về chế định thừa kế,

theo đó, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật của công dân được đảm bảo
hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng những quy định này trên thực tế cũng như
trong việc giải quyết tranh chấp trong thừa kế vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Và không là một ngoại lệ, thừa kế thế vị - một trường hợp đặc biệt của thừa kế theo
pháp luật, cũng còn tồn tại nhiều vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn.
Thừa kế thế vị với mục đích chủ yếu là bảo vệ quyền nhận di sản của cháu, chắt
của người để lại di sản khi họ có cha, mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với người để
lại di sản, được quy định tại Điều 677 BLDS 2005, đây là quy định góp phần hoàn
thiện hơn và kịp thời điều chỉnh các quan hệ thừa kế thế vị trên thực tế. Tuy nhiên với
việc quy định vẫn còn chung chung và hạn chế của luật hiện hành, các văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn và giải thích còn khá khiêm tốn đã khiến cho việc áp dụng
pháp luật còn chưa thống nhất, nhiều vụ tranh chấp thừa kế đến người thế vị đã phải
xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục vẫn không cao. Bên cạnh đó, với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, khối tài sản của công dân ngày càng đa dạng về chủng loại
và lớn về giá trị tài sản thì việc hoàn thiện những quy định còn hạn chế của pháp luật
có ý nghĩa rất quan trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người nhận di sản. Từ
thực tế này, chế định thừa kế thế vị luôn nhận được sự quan tâm của giới luật sư, các
nhà nghiên cứu luật thông qua những bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên
ngành. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận một khía
cạnh của thừa kế thế vị như: Thừa kế thế vị của con nuôi, Thừa kế thế vị giữa con
riêng với cha dượng, mẹ kế,… Do đó, người viết lựa chọn đề tài “Thừa kế thế vị theo
quy định của pháp luật Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp, từ đó có thể phân tích
đầy đủ và có cái nhìn toàn diện hơn về các trường hợp thế vị, ngoài ra tìm hiểu thực
trạng giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế này, thông qua đó nhằm tìm ra những
thiếu sót của luật hiện hành và từ đó đưa ra những giải pháp tháo gỡ những hạn chế
còn tồn đọng.

1
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang


SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ đưa ra nhận định về những vướng mắc, hạn chế của pháp luật Việt
Nam về thừa kế thế vị, thực trạng xét xử của Tòa án về các vụ tranh chấp thừa kế liên
quan đến thừa kế thế vị, từ đó kiến nghị hướng hoàn thiện những quy định của pháp
luật. Mặt khác, người viết cũng đưa ra nhận định về những vấn đề cần rút kinh nghiệm
khi xét xử những vụ án tranh chấp dạng thừa kế này và đưa ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án trong lĩnh vực này.
Với đề tài này, người viết mong muốn dựa vào quan điểm của bản thân và các
quy định có liên quan để xác định quyền được hưởng thừa kế thế vị của các người thừa
kế có liên quan, nêu ra được đặc điểm của thừa kế thế vị và những kiến nghị hoàn
thiện chế định này sẽ có ích trong việc xem xét quan hệ thừa kế thế vị trên thực tế, để
việc áp dụng pháp luật được thống nhất và thuyết phục hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết sẽ tập trung phân tích những
quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoặc có liên quan đến thừa kế thế vị,
trong đó cũng có sự đối chiếu với những quy định cũ để tìm ra những quy định phù
hợp nhất khi áp dụng trên thực tế. Trong luận văn này, người viết chỉ làm rõ những quy
định về thừa kế thế vị giữa những người liên quan là người Việt Nam với nhau, sau đó
xác định những chủ thể đủ điều kiện được hưởng di sản. Ngoài ra người viết còn dựa
vào những tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị đã phát sinh trên thực tế để phân
tích, bình luận. Từ đó tìm ra những mặt còn hạn chế, thiếu sót của pháp luật cũng như
của Tòa án trong quá trình xét xử. Và, người viết sẽ đưa ra những giải pháp góp phần
hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về vấn đề này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết sẽ dựa vào đường lối, chính sách của

Đảng, Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong việc xem xét và nhìn nhận vấn đề. Bên
cạnh đó, người viết còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành để
nghiên cứu và hoàn thành luận văn như phương pháp nghiên cứu lý luận trong các tài
liệu chuyên ngành, phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
so sánh và đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn,… để làm sáng tỏ những bất cập của
pháp luật về thừa kế thế vị.

2
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
chia thành 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về thừa kế thế vị.
Chương 2. Quy định của pháp luật về thừa kế thế vị.
Chương 3. Hạn chế của quy định về thừa kế thế vị và các giải pháp khắc phục.

3
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
Trong chương này, người viết sẽ trình bày những vấn đề chung nhất về thừa kế
và khái niệm thừa kế thế vị để tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các vấn đề pháp
lý cũng như thực tiễn của quy định thừa kế thế vị. Ngoài ra, người viết còn khái quát
lại sự hình thành và tiến trình phát triển của thừa kế thế vị trong pháp luật dân sự Việt
Nam qua các thời kì.
1.1. Khái niệm thừa kế
Theo nghĩa thông thường, “thừa” và “kế” đều có nghĩa là sự tiếp nối. Với ý
nghĩa là một phạm trù kinh tế, thừa kế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kì
sơ khai của xã hội và việc dịch chuyển di sản được tiến hành dựa trên quan hệ huyết
thống hay phong tục tập quán riêng của bộ lạc, thị tộc. Nó được thể hiện ở sự dịch
chuyển tài sản của người chết sang người sống.
Trong thời kì đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy, điều kiện kinh tế, xã hội và
hôn nhân phụ thuộc vào địa vị của người phụ nữ trong thị tộc. Chế độ mẫu hệ với địa
vị chủ đạo của người phụ nữ đã tạo ra tiền đề cho việc thừa kế tài sản của các con và
những người thân thuộc của người mẹ. Tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi
người mẹ chết thì tài sản sẽ được chuyển cho những người thân thuộc trong thị tộc và
được truyền từ đời này sang đời khác. Đây được xem là hình thức thừa kế đầu tiên
trong xã hội loài người.
Theo tiến trình phát triển của xã hội, cùng với sự phân công lao động trong xã
hội và gia đình, người đàn ông đã tạo ra nhiều của cải nuôi sống các thành viên trong
thị tộc, bộ lạc đã làm thay đổi quan hệ xã hội. Sự thiết lập địa vị của người đàn ông
trong gia đình và trong từng thị tộc, bộ lạc đã là căn cứ sắp xếp lại trật tự của thị tộc,
bộ lạc. Khi người đàn ông đã chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội, thì chế độ
mẫu hệ bị thay thế bằng chế độ phụ hệ. Cũng từ căn cứ đó, các con trong gia đình có
quan hệ huyết thống với người cha, mang họ của cha theo chế độ phụ hệ và thừa kế tài
sản của người cha được xác lập. Như vậy, tương ứng với từng giai đoạn lịch sử phát
triển nhất định là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của hình thức gia đình..., có sự
thay đổi về quan hệ sở hữu và theo đó việc thừa kế tài sản cũng thay đổi. Đặc biệt, khi

xã hội xuất hiện giai cấp thì Nhà nước cũng ra đời - kết quả của cuộc đối kháng giai
cấp trong xã hội, quan hệ thừa kế không chỉ được điều chỉnh bằng phong tục tập quán
nữa mà đã trở thành một quan hệ pháp luật. Do đó, khái niệm thừa kế cũng không gói
gọn trong cách hiểu thông thường nữa mà đã là một khái niệm được biết đến một cách
rộng rãi và thống nhất hơn bằng cách ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
4
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

thừa kế. Tuy nhiên, mỗi một chế độ xã hội khác nhau sẽ có những quy định khác nhau
về thừa kế, thậm chí ngay trong một chế độ xã hội nhưng quy định về thừa kế cũng có
thể không giống nhau tùy thuộc vào từng thời kì.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, xã hội, những quy
định liên quan đến vấn đề thừa kế cũng dần được củng cố và phát triển. Trên tinh thần
kế thừa những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ
phù hợp với xã hội hiện nay, pháp luật Việt Nam đã xây dựng khá hoàn chỉnh chế định
thừa kế của công dân. Và, tổng thể từ những quy định đó, có thể hiểu, thừa kế là một
chế định pháp luật dân sự bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh sự dịch
chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo trình tự, thủ tục luật định,
đồng thời cũng quy định các quyền và nghĩa vụ của người nhận di sản và các phương
thức để bảo vệ các quyền ấy. Có hai hình thức thừa kế, là thừa kế theo di chúc và thừa
kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết
cho người khác còn sống theo quyết định trước khi chết của người để lại di sản; thừa
kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng, theo diện và trình tự do pháp luật quy định.1
1.2. Khái niệm thừa kế thế vị và đặc điểm của thừa kế thế vị
1.2.1. Khái niệm thừa kế thế vị

Để làm rõ khái niệm thừa kế thế vị, vấn đề cần làm sáng tỏ là làm rõ nội hàm của
từ “thế vị”. Theo nghĩa Hán - Việt thì “thế” nghĩa là thay thế, “vị” nghĩa là ngôi vị, vị
trí. Như vậy, thừa kế thế vị nghĩa là thay thế một ai đó để được hưởng phần di sản mà
đáng lẽ người trước đó được hưởng. Đặt trong mối quan hệ pháp luật về thừa kế, thừa
kế thế vị chỉ có thể là một dạng của thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc.
Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy rằng, thừa kế thế vị tuy không dịch chuyển theo hàng
thừa kế nhưng lại theo trình tự nhất định khi người nhận di sản thế vị thỏa một số điều
kiện cụ thể. Từ đó, có thể thấy, thừa kế thế vị là một trường hợp đặc thù của thừa kế
theo pháp luật. Và, tại chương XXIV quy định về Thừa kế theo pháp luật, Bộ luật dân
sự năm 2005, Điều 677 quy định: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết
trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di
sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà
cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Theo đó, khái niệm thừa kế thế vị
được hiểu như sau: Thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay thế vào vị trí
của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (các cụ) trong trường hợp bố
hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông bà (hoặc cụ). Những người thừa
1

Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2005

5
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng

nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.2
1.2.2. Khái niệm người được thế vị và người thế vị
Trong quan hệ thừa kế thế vị, di sản được dịch chuyển từ người để lại di sản
đến người thụ hưởng trải qua bốn thế hệ, từ các cụ đến chắt. Và khi di sản dịch chuyển
theo loại thừa kế này những người liên quan đều có một tên gọi để phân biệt vị trí của
từng người trong quan hệ thừa kế. Theo đó khi con của người để lại di sản chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà
cha, mẹ của cháu được hưởng khi còn sống, ở đây, “cha hoặc mẹ của cháu” là người
được thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản nhưng do không tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế nên không được hưởng di sản, mà “cháu” sẽ là người thay thế “cha
hoặc mẹ” để nhận di sản từ người để lại di sản; Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ thay thế vị trí cha, mẹ của chắt để
hưởng di sản từ người để lại di sản. Như vậy, có thể hiểu, người được thế vị là người
đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, con hoặc cháu của
người để lại di sản và là người được hưởng thừa kế theo pháp luật của người để lại di
sản nếu còn sống. Và, người thế vị được hiểu là cháu hoặc chắt của người để lại di
sản và là người thay thế vị trí của người được thế vị để nhận di sản từ người để lại di
sản lẽ ra người được thế vị được hưởng nếu còn sống.
Ví dụ 1: A  B  C
Trong đó:
A là người để lại di sản;
B là con A và chết trước hoặc cùng lúc A;
C là con của B (tức cháu của A), còn sống vào thời điểm mở thừa kế của A;
Đặt trong quan hệ thừa kế thế vị, B gọi là người được thế vị, C là người thế vị.
Ví dụ 2: A  B  C  D
Trong đó:
A là người để lại di sản;
B là con A và chết trước hoặc cùng lúc A;
C là con của B (cháu của A) chết trước hoặc cùng thời điểm với A nhưng chết
cùng thời điểm hoặc chết sau B;

2

Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, NXB. Công an nhân dân, 2006, tr.347.

6
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

D là con của C (là cháu của B và là chắt của A), còn sống vào thời điểm mở
thừa kế của A;
Đặt trong quan hệ thừa kế thế vị, B và C đều là người được thế vị, D là người
thế vị.
1.2.3. Đặc điểm của thừa kế thế vị
Thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống và quan hệ nuôi dưỡng. Nhưng với ý nghĩa là bảo vệ quyền thừa kế của cháu,
chắt của người để lại di sản, thì quan hệ hôn nhân sẽ không được đặt ra trong trường
hợp thừa kế thế vị. Cơ sở pháp lý để xác định loại thừa kế này được thể hiện ở hai đặc
trưng sau:
1.2.3.1. Thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp con, cháu trực hệ chết
trước người để lại di sản
Như đã nói, cơ sở hình thành nên quy định thừa kế thế vị là mối quan hệ huyết
thống và quan hệ nuôi dưỡng, và đương nhiên pháp luật cũng sẽ quy định về những
điều kiện, ghi nhận bằng một cơ sở pháp lý cụ thể cho các thừa kế thuộc hai quan hệ
trên được hưởng di sản.
- Quan hệ huyết thống: Từ trước đến nay, thừa kế thế vị của những người có quan hệ
huyết thống luôn được pháp luật ưu tiên quy định, vì nó phù hợp với đạo lý cũng như

bản chất của quan hệ thừa kế là tài sản được truyền cho con cháu huyết thống trực hệ.
Ở đây là phần di sản mà cha mẹ của cháu, cha mẹ của chắt đáng lẽ ra họ được hưởng
nếu còn sống; nhưng họ lại chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản nên
cháu, chắt sẽ thay thế họ nhận phần di sản đó.
Tuy nhiên, pháp luật cũng dự liệu những trường hợp con, cháu của người để lại
di sản không muốn nhận di sản hoặc có những hành vi xâm hại đến người để lại di sản
thì thừa kế thế vị sẽ không được áp dụng. (Sẽ trình bày ở chương 2)
- Quan hệ nuôi dưỡng: Do đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự là tôn trọng ý chí
của cá nhân nên có thể trong một gia đình, các thành viên không có quan hệ huyết
thống với nhau mà là được xác lập bằng việc nuôi con nuôi, hoặc là những gia đình
ghép sống chung với nhau, không phải là ruột thịt mà chỉ có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế. Do đây là những quan hệ được
pháp luật công nhận nên trong một số trường hợp, người con nuôi hoặc con riêng
chết trước cha, mẹ nuôi; mẹ kế, bố dượng, họ cũng được hưởng thừa kế thế vị. Vì lý
do chỉ tồn tại quan hệ nuôi dưỡng nên con nuôi và con riêng không đương nhiên trở
thành người thừa kế theo pháp luật với người để lại di sản và điều đó chỉ xảy ra nếu
7
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau trên thực tế. Và quan hệ thừa kế
này cũng được bảo vệ bằng một cơ sở pháp lý vững chắc trong Bộ luật Dân sự, họ sẽ
được hưởng thừa kế thế vị nế họ có con và chết trước hoặc cùng lúc với cha, mẹ
nuôi; cha dượng, mẹ kế.
1.2.3.2. Người thừa kế thế vị chỉ hưởng phần mà người được thế vị được
hưởng nếu còn sống

Phần di sản mà đáng lẽ người được thế vị được hưởng nếu còn sống là phần di sản
được chia theo pháp luật, người được thế vị thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để
lại di sản. Và như ta đã thấy, người thế vị chỉ nhận vỏn vẹn phần di sản đáng lẽ ra
thuộc về cha mẹ mình, trong trường hợp có nhiều người thừa kế thế vị thì họ cũng chỉ
được hưởng một phần di sản như trên chứ không được tính theo đầu người. Ngoài ra,
nếu một trong các thừa kế thế vị của cùng một người được thế vị từ chối nhận di sản,
thì phần của người từ chối sẽ được phân chia giữa các thừa kế thế vị còn lại trong
cùng một chi hoặc tiểu chi bắt đầu từ người được thế vị.3 Và, nếu người để lại di sản
truất quyền hưởng di sản của một trong các người thừa kế thế vị thì phần di sản cũng
được chia cho các đồng thế vị khác. Tuy nhiên, nếu người thế vị bị truất quyền thừa kế
là người duy nhất thì di sản này sẽ được chia cho các thừa kế theo hàng khác chứ
không cho con của người này hưởng vì thừa kế thế vị không áp dụng cho trường hợp
người được thế vị còn sống.
Thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo hàng nhưng hàng thừa kế là cơ sở để xác
định phần di sản mà người thế vị được hưởng. Đây là quy định thể hiện mối quan hệ
giữa thừa kế thế vị và thừa kế theo pháp luật (hàng thừa kế) và cũng vừa thể hiện nét
đặc trưng của thừa kế thế vị.
1.3. Sự hình thành và phát triển của thừa kế thế vị qua các thời kỳ lịch sử
Tùy theo từng thời kỳ lịch sử, chế định về thừa kế trong hệ thống pháp luật dân
sự nước ta sẽ có những quy định khác nhau. Do đó, quy định về thừa kế thế vị cũng
không giống nhau.
1.3.1. Trước Cách mạng tháng Tám 1945
Trong các triều đại phong kiến, tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng một cách sâu
sắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội nước ta. Nhất là từ thời Lê, các tư tưởng Nho
giáo đã được Nhà nước phong kiến nâng lên thành luật. Và, chế định về thừa kế cũng
không nằm trong trường hợp ngoại lệ , ngược lại nó còn bị chi phối bởi tư tưởng trọng
nam khinh nữ, đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình, đặc biệt là trai trưởng.
3

TS. Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về luật thừa kế Việt Nam, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001, tr.92.


8
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tuy nhiên, trong xã hội thời nhà Lê, với sự ra đời của Quốc triều hình luật (hay còn
gọi là luật Hồng Đức), đã thể hiện tư tưởng tiến bộ của xã hội phong kiến Việt Nam;
bình đẳng giữa vợ và chồng, quyền bình đẳng giữa các con với nhau trong việc phân
chia di sản thừa kế: con gái cũng như con trai, con vợ lẽ cũng như con vợ cả, con nuôi
cũng như con đẻ đều có quyền thừa kế. Dĩ nhiên là mức độ và phần được hưởng của
các chủ thể trên có thể khác nhau do ảnh hưởng của tư tưởng lúc bấy giờ. Cụ thể, theo
quy định tại Điều 380 và Điều 388 Quốc triều hình luật, các con trai (nhất là con trai
trưởng), con vợ cả, con đẻ thường được hưởng phần di sản nhiều hơn. Về việc thừa kế
của con nuôi, Quốc triều hình luật cũng có những quy định khá chặt chẽ, con nuôi chỉ
được hưởng di sản của cha, mẹ nuôi khi trong văn tự nhận con nuôi có có ghi rõ ràng
sau cha, mẹ nuôi sẽ chia điền sản cho. Khi cha, mẹ chết mà không có chúc thư thì điền
sản được chia làm ba phần, con đẻ được hưởng hai phần, con nuôi được hưởng một
phần; nếu người chết không có con đẻ mà người con nuôi cùng ở với cha mẹ từ thuở
nhỏ, thì con nuôi được hưởng toàn bộ điền sản của cha mẹ nuôi để lại; còn nếu thuở
nhỏ con nuôi không ở chung cha mẹ nuôi thì con nuôi được hưởng hai phần, người
thừa tự hưởng một phần.4 Ngoài ra, người con nuôi này còn được hưởng một nửa số
tài sản mà cha mẹ đẻ để lại.5
Trong bộ luật này cũng có quy định về quyền tước quyền hưởng di sản của
người để lại di sản khi còn sống đối với những người thừa kế của họ. Con cái sẽ bị
tước quyền thừa kế nếu phạm vào tội bất hiếu, như tố cáo, chửi mắng, đánh, giết ông
bà, cha mẹ, trái lời, không chịu để tang,… và được quy định tại Điều 506 Quốc triều

hình luật. Song, bộ luật vẫn chưa cho phép người thừa kế từ chối nhận di sản.
Theo Điều 374 Quốc triều hình luật quy định, các con, các cháu là người thừa
kế của ông bà, cha mẹ. Trong trường hợp ông bà, cha mẹ mà chết thì điền sản được
chia cho các con, các cháu, nghĩa là, các cháu sẽ là người thế vị cha mẹ nhận di sản
của ông bà.6
Như vậy, quy định về thừa kế thế vị đã có mầm mống từ thời nhà Lê, khi cha
mẹ chết, các cháu sẽ thế vị cha mẹ mình để nhận di sản của ông, bà. Và, căn cứ vào
những quy định về phân chia di sản giữa các con với nhau sẽ xác định được tài sản mà
mỗi người cháu sẽ được nhận từ di sản của ông bà.
Cũng là một bộ luật được hình thành trong chế độ phong kiến, bộ Hoàng Việt
luật lệ (Bộ luật Gia Long) thời nhà Nguyễn cũng có quy định về chế định về thừa kế.
4

Xem Điều 380 Lê triều hình luật, NXB Văn hóa, tr.205.
Bộ Tư pháp: Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỉ XV đến thời pháp thuộc, NXB Chính trị
quốc gia, 1998, tr.134.
6
TS. Lê Thị Sơn (chủ biên): Quốc triều hình luật -Lịch sử hình thành nội dung và giá trị, NXB Khoa học xã
hội, 2004, tr.324.
5

9
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tuy quy định về chế định này ít hơn trong Quốc triều hình luật nhưng những nguyên

tắc về quan hệ tài sản và thừa kế cơ bản vẫn tương tự như luật thời Lê. Song, luật thời
Nguyễn lại có một số quy định khác về một số vấn đề cụ thể, đó là việc không cho con
gái thừa kế gia tài; việc chia tài sản, điền sản không phân biệt con vợ cả, vợ lẽ và con
tì thiếp nhưng tài sản phải dành hết cho con trưởng, không được để cho con thứ. Đây
là điểm thụt lùi cơ bản so với quy định của luật nhà Lê, nguyên nhân là do ảnh hưởng
tư tưởng Nho giáo quá nặng nề và pháp luật của triều Thanh (Trung Quốc). Các nhà
nghiên cứu luật cũng chưa tìm thấy quy định nào của Hoàng Việt luật lệ liên quan đến
thừa kế thế vị.
Dưới thời Pháp thuộc, pháp luật về thừa kế của Việt Nam được xây dựng theo
khuôn mẫu của Bộ Dân luật Napolêong và được quy định một cách chi tiết hơn trong
các bộ Dân luật Bắc kì (gọi tắt là Bộ Dân luật Bắc, ban hành 1931) và Hoàng Việt
trung kì hộ luật (gọi tắt là Bộ Dân luật Trung, ban hành 1936).
Trong thời kì này, pháp luật nước ta có đề cập đến vấn đề thừa kế thế vị, còn
được gọi là sự đại hưởng.7 Chế định này đã được dự liệu một cách rộng rãi và được
công nhận trong nhiều trường hợp, theo đó, con được quyền chia nhau phần di sản mà
đáng lẽ cha hoặc mẹ nó được hưởng. Theo Điều 337 Bộ Dân luật Bắc, Điều 332 Bộ
Dân luật Trung khi tài sản được truyền cho trực hệ ty thuộc thì con thay cho cha hay
mẹ chết trước để chia nhau phần mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống. Điều 340 Bộ
Dân luật Bắc, Điều 335 Bộ Dân luật Trung còn quy định thêm: Khi di sản do anh chị
em ruột để lại, con của anh chị em có quyền hưởng thay cho cha mẹ đã chết trước.
Điều 341 Bộ Dân luật Bắc, Điều 336 Bộ Dân luật Trung còn tỏ ra rộng rãi hơn khi quy
định rằng đối với di sản do bàng hệ bên nội để lại, con cháu bàng hệ cũng có quyền
hưởng thay cho mẹ.
Theo quy định của pháp luật thời kì này, người để lại di sản cũng có quyền truất
quyền thừa kế của một hay nhiều người trong những người được thừa kế. Vấn đề đặt
ra là khi một người thừa kế bị người để lại di sản truất quyền thừa kế thì con của người
đó có được thế vị cha hoặc mẹ mình để hưởng thừa kế hay không? Dân luật Bắc và
Dân luật Trung đã giải quyết triệt để trường hợp này khi quy định con của người bị
truất quyền thừa kế vẫn được hưởng thừa kế thế vị (Điều 315 Dân luật Bắc, Điều 307
Dân luật Trung). Ngoài ra, luật cũng quy định rõ con trai, con gái được hưởng một

phần di sản bằng nhau, do đó, việc chia thừa kế thế vị giữa các cháu sau khi nhận phần
hưởng của cha hoặc mẹ mình cũng sẽ dễ xác định hơn.
Tóm lại, thừa kế thế vị đã xuất hiện khi có Luật Hồng Đức và quy định về vấn đề này
7

Nguyễn Mạnh Bách: Chế độ hôn sản và thừa kế trong luật Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1993, tr.172.

10
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

được củng cố, hoàn thiện hơn ở Bộ Dân luật Bắc và Bộ Dân luật Trung dưới thời Pháp
thuộc.
1.3.2. Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước khi có Pháp lệnh Thừa kế
1990
Sau thành công của Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời, chấm dứt chế độ Phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta. Cùng với
việc xây dựng và bảo vệ chế độ mới còn non yếu, Nhà nước ta luôn chú trọng xây
dựng và củng cố nền pháp chế. Thời kỳ đầu, do những điều kiện thực tế của nước ta
bây giờ, Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh 90/SL ngày 10/10/1945 cho phép tạm thời
áp dụng những văn bản pháp luật dân sự của chế độ cũ với điều kiện “những luật lệ ấy
không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa”. Về sau,
quyền và nghĩa vụ của công dân không ngừng được bổ sung và hoàn thiện qua các bản
Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992. Cùng với sự phát
triển và hoàn thiện pháp luật, chế định về thừa kế nói chung và quy định về thừa kế thế
vị của công dân nói riêng luôn được xem trọng. Các văn bản pháp luật điều chỉnh mối

quan hệ thừa kế lần lượt được ban hành như: Sắc lệnh số 97/SL năm 1950. Sau đó
Thông tư số 1742 – BNC ngày 18 tháng 9 năm 1956 của Bộ Tư pháp được ban hành.
Đây là văn bản quy phạm pháp luật có quy định khá cụ thể về thừa kế thế vị. Tiếp đến
các quy định này cũng được ghi nhận trong Thông tư số 594 -NCPL ngày 27 tháng 8
năm 1968 của Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, các văn bản này đã bộc lộ những
hạn chế khi áp dụng trên thực tế.8
Điều 27 Hiến pháp 1980 ghi nhận “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của
công dân”. Để phục vụ cho công tác xét xử các tranh chấp về thừa kế, đồng thời bổ
sung một số điểm cho phù hợp với Hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công
tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 81 ngày 24/7/1981 hướng
dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế: xác định di sản thừa kế, trình tự thừa kế theo
di chúc, thừa kế theo pháp luật, phân chia di sản thừa kế,…trong đó, thừa kế thế vị
cũng được quy định khá cụ thể về điều kiện cũng như nguyên tắc hưởng di sản. Tuy
chỉ là một văn bản hướng dẫn đường lối giải quyết tranh chấp thừa kế nhưng Thông tư
81 – TANDTC đã bao quát tương đối đầy đủ và toàn diện các vấn đề về thừa kế.
Cơ sở pháp lý của việc thừa kế theo pháp luật là quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Diện những người thừa kế theo luật gồm những
người thân gần gũi của những người chết theo ba quan hệ này. Là trường hợp đặc biệt

8

TS. Phùng Trùng Tập: Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, NXB Tư pháp,
Hà Nội, 2004, tr 106 - 116

11
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly



Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

của thừa kế theo pháp luật, thừa kế thế vị cũng được xác định dựa trên cơ sở pháp lý
trên. Tuy nhiên chế định này cũng có đặc trưng riêng. Người con nào (kể cả con nuôi)
chết trước người để thừa kế, thì các con của người đó (tức là các cháu của người để
thừa kế) sẽ hưởng phần thừa kế của bố hoặc mẹ mình (thừa kế thế vị).9 Như vậy, đối
tượng được hưởng thừa kế thế vị là những người có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Theo đó, thông tư cũng nêu rõ từng trường hợp
cụ thể, con của người để lại di sản bao gồm những người sau đây:
Con đẻ bao gồm cả con chung và con riêng, kể cả người con được thụ thai khi
người bố còn sống và sinh ra khi bố đã chết không quá 300 ngày; con riêng gồm con
trong giá thú và con ngoài giá thú.
Đối với người thừa kế là con nuôi thì phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc
nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của
đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.10 Tuy nhiên, trong thực tế có những trường
hợp nhân dân chưa hiểu pháp luật nên chưa đăng kí với cơ quan có thẩm quyền. Trong
trường hợp này, nếu việc nhận con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ hoàn
toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được bảo đảm, thì coi là con nuôi thực tế và
có quyền thừa hưởng di sản của cha mẹ nuôi.
Người được nhận làm người thừa tự thì coi như con nuôi của người lập tự và
được thừa kế di sản của người đó.
Chiếu theo quy định về thừa kế thế vị, khi những người nêu trên chết trước
người để lại di sản thì con của họ (tức cháu của người để lại di sản) sẽ thay họ nhận di
sản từ người để lại di sản. Tuy nhiên, người con nuôi sẽ không được hưởng thừa kế từ
cha mẹ và chị em ruột của mình.
Đối với trường hợp thừa kế của con riêng, Thông tư 81 có quy định: Con riêng
của vợ hay chồng người chết không được thừa kế di sản của người chết, vì không có
quan hệ huyết thống đối với người đẻ. Nhưng nếu có đầy đủ bằng chứng để xác định
rằng người con riêng đã được bố dượng hoặc mẹ ghẻ thương yêu, nuôi nấng, chăm
sóc như con đẻ, thì người con riêng đó được coi như con chung, nên được thừa kế.

Nghĩa là, nếu người con riêng này thương yêu, nuôi nấng, chăm sóc bố dượng hoặc mẹ
ghẻ như cha mẹ ruột thì con riêng này cũng được hưởng thừa kế thế vị nếu cha dượng
hoặc mẹ kế của người này chết trước người để lại di sản.
Với quy định như vậy, có thể thấy rằng Thông tư 81-TANDTC đã điều chỉnh
khá đầy đủ về quy định thừa kế thế vị. Tuy trên thực tế nó vẫn còn những hạn chế do
9

Xem mục A, khoản 1, phần III Thông tư 81 của TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp
về thừa kế.
10
Xem Điều 24 Luật hôn nhân gia đình 1959.

12
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

chưa dự liệu hết những trường hợp có thể xảy ra trên thực tiễn, đơn cử là thừa kế của
chắt của người để lại di sản chưa được đề cập. Nhưng trong tình hình thời bấy giờ thì
những quy định này được xem khá hoàn chỉnh.
1.3.3. Giai đoạn Pháp lệnh thừa kế 1990 có hiệu lực
Cùng với quá trình xây dựng và phát triển chế định thừa kế trong pháp luật dân
sự Việt Nam, sau Thông tư 81-TANDTC ngày 24/7/1981, chế định về thừa kế được
quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn: Pháp lệnh thừa
kế 1990 có hiệu lực ngày 30/8/1990, và có xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhìn chung quy định của pháp luật thời kỳ này đã thừa hưởng những tinh thần
của các văn bản cũ nhưng có bổ sung thêm để phù hợp với thực tế lúc bấy giờ. Điều 26

Pháp lệnh thừa kế 1990, quy định về thừa kế thế vị: “Trong trường hợp con của người
để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha
hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di
sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn
sống”. Ngoài ra, còn có quy định về thừa kế thế vị của con nuôi và con riêng với cha
kế, mẹ kế; người con nuôi còn được thừa kế di sản từ cha mẹ ruột của mình. Nghị
quyết 02/HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy
định của pháp lệnh thừa kế, đã hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết những quy định
về thừa kế thế vị, nên pháp luật được dụng thống nhất.
1.3.4. Giai đoạn Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực
Qua hơn năm năm thực hiện Pháp lệnh thừa kế và thực tiễn xét xử cho thấy
pháp lệnh đã đi vào cuộc sống, về cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng các quan hệ thừa
kế, bảo đảm được quyền thừa kế của công dân. Vì vậy, chế định thừa kế trong Bộ luật
dân sự 1995 đã kế thừa hầu hết các quy định của Pháp lệnh. Và, quy định về thừa kế
thế vị và các điều luật liên quan cũng không có điểm khác so với quy định của pháp
lệnh.11
Tuy nhiên, quan điểm lập pháp về thừa kế thế vị từ BLDS 1995 trở về trước chỉ
xác định trong trường hợp “con của người để lại di sản chết trước người để lại di
sản…” thì cháu hoặc chắt mới được quyền hưởng di sản. Còn trong trường hợp “con
chết cùng thời điểm với người để lại di sản” thì cháu hoặc chắt lại không được hưởng
thừa kế thế vị, điều này đã gây ra nhiều tranh cãi đối với những người nghiên cứu luật
và đương nhiên nó có tác động đến quyền hưởng thừa kế của cháu, chắt trên thực tế.
Bởi lẽ, chế định thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền lợi của cháu, chắt khi cha, mẹ hoặc
11

Xem Điều 680, Điều 681 và Điều 682 BLDS 1995.

13
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang


SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

ông, bà chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Nó biểu hiện sự bất
hợp lý ở chỗ: cha, mẹ của người thế vị chết trước người để lại di sản thì họ được
hưởng thừa kế thế vị, chết sau người để lại di sản thì được thừa kế theo hàng, còn cha,
mẹ người thế vị chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì họ lại không được
hưởng thừa kế.12 Xét đến cùng thì chúng giống nhau về bản chất: Thứ nhất, cả hai
trường hợp này, người được thế vị đều là con cháu thuộc trực hệ của người để lại di
sản; Thứ hai, họ đều không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Vấn đề sẽ trở nên phức
tạp khi khối di sản có giá trị lớn, hoặc người thế vị là người chưa thành niên,… vì nó
tạo sự bất bình đẳng lớn đối với các đồng thừa kế và dễ gây mất hòa khí gia đình.
1.3.5. Giai đoạn Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực
Thừa kế thế vị tại Điều 677 BLDS 2005 quy định có sự khác biệt so với quy
định tại Điều 680 BLDS 1995 là cháu, chắt được hưởng thừa kế thế vị trong trường
hợp người được thế vị chết cùng thời điểm với người để lại di sản, bằng cách bổ sung
cụm từ “chết trước hoặc chết cùng thời điểm” trong quy định về thừa kế thế vị, Điều
677 BLDS 2005 “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng
thời điểm với người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng thời điểm với
người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống”. Thực tế cho thấy, vấn đề này đã được nhiều luật gia quan tâm
trước khi có sự bổ sung này. Quy định mới trong BLDS 2005 đã chấm dứt tình trạng
tranh cãi và những quan điểm trái ngược nhau, kết thúc sự bất hợp lý và thiếu công
bằng trong việc thế vị giữa cháu, cháu trực hệ.
Việc bổ sung cụm từ “chết cùng thời điểm với người để lại di sản” trong quy
định thừa kế thế vị đã bao quát thêm một trường hợp thừa kế thế vị trên thực tế. Nó
khắc phục những hạn chế, thiếu sót của BLDS 1995. Từ khi BLDS 2005 có hiệu lực

(1/1/2006), quyền thừa kế thế vị của cháu, chắt khi có cha mẹ, ông bà chết cùng lúc
với người để lại di sản được bảo vệ bởi một cơ sở pháp lý vững chắc.
Ngoài ra, BLDS 2005 vẫn kế thừa quy định của các văn bản trước về quyền
thừa kế thế vị của con nuôi (Điều 678) và thừa kế thế vị giữa con riêng với bố dượng,
mẹ kế (Điều 679), góp phần gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình mà
giữa họ không tồn tại quan hệ huyết thống.

1.4. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế định thừa kế thế vị

12

Họ không được hưởng thừa kế của nhau, tài sản của ai do những người thừa kế của người đó hưởng

14
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo một số công trình nghiên cứu cho thấy, chế định thừa kế trong pháp luật
dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã không ngừng được củng cố, mở rộng và
được bảo vệ theo các nguyên tắc nhất quán là tôn trọng ý chí của công dân trong việc
định đoạt tài sản cho người thừa kế. Theo đó, các quy định về thừa kế theo pháp luật
hiện nay cũng có những thay đổi lớn so với các quy định trước đây, đánh dấu một
bước phát triển của quan điểm lập pháp và trình độ lập pháp ở nước ta. Sự tiến bộ này
có được là do sự tác động trực tiếp của vấn đề thừa kế trong đời sống xã hội, và nhằm
bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Với đặc trưng là bảo vệ quyền hưởng di sản hợp pháp của cháu, chắt trực hệ,

chế định thừa kế thế vị cũng cần phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với sự
thật khách quan của xã hội. Trong đời sống luôn xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn nên
không phải lúc nào người con cũng còn sống để được nhận di sản từ cha mẹ. Do vậy,
việc xây dựng chế định thừa kế thế vị đã đảm bảo được quyền hưởng di sản của con
của người đã chết, tức là quyền của người cháu được thay cha mẹ mình để nhận di sản
từ ông bà. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc di sản của thế hệ trước phải được
truyền lại cho thế hệ sau thuộc trực hệ, bảo vệ lợi ích chính đáng của những người có
quan hệ thân thuộc nhất với người để lại di sản, tránh tình trạng di sản của ông, bà mà
các cháu không được hưởng, lại để cho người khác hưởng.
Thừa kế thế vị không những chỉ phát sinh giữa những người có quan hệ huyết
thống thuộc trực hệ, mà trong một số trường hợp, còn phát sinh giữa những người có
quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. Nếu trong quan hệ thừa kế thế vị giữa những
người có cùng dòng máu trực hệ chủ yếu là thể hiện sự dịch chuyển di sản nhằm đảm
bảo quyền sở hữu tài sản để củng cố về mặt vật chất cho cháu, chắt trong dòng tộc, vì
giữa họ đã có sẵn sự gắn kết với nhau về máu mủ, thì việc cho thừa kế thế vị trong
quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau còn tạo được sự liên kết về tình cảm, khuyến
khích sự yêu thương, đùm bọc nhau của những người không cùng huyết thống. Đây
được xem là một trong những quy định đặc trưng, tiêu biểu nhất trong các quy định về
pháp luật dân sự. Nó góp phần đề cao truyền thống đạo lý của người Việt, song song
đó còn giáo dục ý thức sống và lối hành xử của các thành viên trong gia đình.
Từ những lý do đó, chế định thừa kế thế vị cần phải được xây dựng chặt chẽ
hơn nữa để đảm bảo triệt để hơn quyền thừa kế của cháu, chắt không chỉ thỏa điều
kiện hợp lý mà cần thiết phải đảm bảo được chữ tình để khi áp dụng trên thực tế sẽ
không tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người thừa kế theo hang của người có di
sản. Về tình cảm, người con đã chịu sự bất hạnh về việc mất cha mẹ thì pháp luật
không thể nào tước thêm quyền hưởng di sản của những người này. Tài sản mà họ
nhận được cũng chỉ là một suất bằng với những đồng thừa kế về cha mẹ nhưng nó có ý
15
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang


SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

nghĩa nhất định không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về tinh thần. Có thể nói thừa kế
thế vị sẽ là một chế định không thể nào bãi bỏ và cần phải được hoàn thiện dần, trừ khi
xã hội khách quan và quan điểm của người Việt thay đổi hoàn toàn.

16
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
2.1. Một số quy định về thừa kế theo pháp luật
Thừa kế thế vị là một dạng của thừa kế theo pháp luật nên khi áp dụng chế định
này cũng phải tuân thủ những quy định về thừa kế theo pháp luật.
2.1.1. Địa điểm mở thừa kế
Trên thực tế, có thể vì hoàn cảnh hoặc tính chất công việc mà một cá nhân có
nhiều nơi cư trú và tài sản của họ tồn tại ở nhiều địa điểm khác nhau. Do đó, pháp luật
đã tạo một cơ sở pháp lý về địa điểm mở thừa kế, theo khoản 2 Điều 633 BLDS 2005:
“Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác
định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần
lớn di sản ”
Nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản không nhất thiết là nơi người để lại

di sản chết. Theo Điều 52 BLDS 2005, nơi cư trú của một cá nhân là nơi người dó
thường xuyên sinh sống và nơi người đó đang sống. Cụ thể hơn, Điều 12 Luật cư trú
2006 quy định:
“1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống.
Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức,
cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi cư trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một
chỗ ở nhất định và đã đăng kí thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký
tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1
Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”.
Nếu không xác định được địa điểm mở thừa kế theo sách trên thì ta phải xác định nơi
có toàn bộ hoặc phần lớn di sản của người chết. Đây chính là địa điểm mở thừa kế.
Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật phải quy định về địa điểm mở thừa kế, mà
do nó mang một ý nghĩa nhất định:
Thứ nhất, địa điểm mở thừa kế là nơi thực hiện việc quản lý di sản, kiểm kê di
sản trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn các hành vi tẩu tán di sản.
Thứ hai, nơi mở thừa kế là nơi người thừa kế di sản thực hiện quyền từ chối
17
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

nhận di sản.13

Thứ ba, khi có tranh chấp về thừa kế xảy ra thì Tòa án nơi mở thừa kế có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp này.
2.1.2. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Thời hiệu là khoản thời gian do pháp luật quy định mà khi thời gian đó kết thúc
thì quyền dân sự được xác lập, nghĩa vụ dân sự được miễn trừ hoặc quyền khởi kiện
chấp dứt. Đối với mỗi loại quan hệ dân sự khác nhau thì thời hiệu cũng được pháp luật
quy định khác nhau. Đối với các tranh chấp về thừa kế, khi xem xét giải quyết các vụ
án này cần lưu ý các quy định về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế, bao gồm:
thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực
hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
Quyền thừa kế bao gồm: quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyền yêu cầu xác nhận
quyền thừa kế của mình hoặc quyền yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác.14
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990, Điều 648 BLDS
1995, Điều 645 BLDS 2005, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định chung
là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp thời hiệu khởi
kiện luôn được tính liên tục là 10 năm. Do vậy, khi giải quyết các tranh chấp về thừa
kế ngoài việc lưu ý về thời hiệu khởi kiện chung cũng cần chú ý một số quy định khác
về thời hiệu như:
- Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 170 BLDS
1995 (Điều 161 BLDS 2005) về sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan và
trường hợp chưa có người đại diện trong trường hợp người khởi kiện phải có người đại
diện.
- Quy định về không tính vào thời hiệu khởi kiện trong khoảng thời gian từ
ngày 1/7/1996 (ngày BLDS 1995 có hiệu lực) đến ngày 1/1/1999 (ngày Nghị quyêt
58/1998 NQ-UBTVQH có hiệu lực) đối với trường hợp thừa kế về nhà ở xảy ra trước
1/7/1991 (ngày Pháp lệnh nhà ở năm 1991 có hiệu lực).
- Quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo Điều 171 BLDS 1995 (Điều
162 BLDS 2005) bao gồm 3 trường hợp sau: Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; bên có nghĩa vụ thực hiện
xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; và trường hợp các bên đã

tự hòa giải với nhau.
- Quy định về không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế tại tiểu mục
13

Khoản 2 Điều 642 BLDS 2005.
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004, hướng dẫn áp dụng luật trong việc giải quyết các vụ án
dân sự hôn nhận và gia đình mục 2, phần 1.
14

18
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam

2.4 của mục 2, phần I Nghị quyêt 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004.
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong các trường hợp sau đây:
“Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng
thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng
thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh
chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di
sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa
án để giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng
các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như
sau:
+ Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa
thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì
việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi
người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được
thực hiện theo thỏa thuận của họ.
+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về
phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó
được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không
trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp
hoặc thuê, mượn, quản lý theo ủy quyền,…thì các thừa kế có quyền khởi kiện người
khác đó để đòi lại di sản”.
2.2. Nguyên tắc hưởng thừa kế thế vị
Khi xem xét và nghiên cứu chế định thừa kế thế vị, thông qua điều 677 BLDS
2005, chúng ta cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho thừa kế theo pháp luật, không áp dụng
cho thừa kế theo di chúc. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì khi di
sản được dịch chuyển theo di chúc thì chỉ những người được chỉ định trong di chúc (có
thể là cá nhân hoặc tổ chức), được nhận di sản, nếu người này không còn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế thì di sản đó sẽ được chia theo pháp luật. Và, thừa kế thế vị theo
luật Việt Nam chỉ được xét đến khi di sản được dịch chuyển theo pháp luật hoặc còn
một phần di sản nào đó được chia theo pháp luật.
Thứ hai, thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp con, cháu trực hệ chết trước
hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Việc áp dụng chế định này sẽ bị loại trừ
19
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

SVTH: Neáng Ly


×