Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

LUẬN văn sư PHẠM vật lý NHÀ máy NHIỆT điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN VẬT LÝ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
“NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN”

GVHD: ThS. Lê Văn Nhạn
SVTH: Dương Thanh Tú
MSSV: 1080341
Lớp: SP Vật lý-CN 34
CẦN THƠ 2012


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn rất chân thành đến
thầy ThS Lê Văn Nhạn. Thầy luôn động viên, cung cấp tài liệu
và hướng dẫn em nhiệt tình trong suốt thời gian em làm luận
văn.
Đề tài của em được hoàn tất còn có sự giúp đỡ của
nhiều người. Em xin cảm gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy
cô trong bộ môn vật lý đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em
có hoàn thành tốt bài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn quí
thầy cô đã giảng dạy, cho em thêm kiến thức và chỉ dẫn em
trong suốt bốn năm học.
Tuy đã được trang bị thật nhiều kiến thức hữu ích,
nhưng em vẫn không thể không tránh được những sai sót, và
bài luận văn của em sẽ không thật sự hoàn chỉnh nếu không có
sự đóng góp ý kiến của thầy ThS Lê Văn Nhạn.


Cảm ơn toàn thể bạn bè đã hổ trợ và động viên để tôi
hoàn thành bài luận văn này.
Tuy đã cố gắng hết sức để hoàn chỉnh nhưng chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm
và góp ý vô cùng quý báo của Thầy Cô và các bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm 2012
Giáo viên phản biện

(Ký và ghi họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm 2012
Giáo viên phản biện

(Ký và ghi họ tên)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... i
1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... i
2.Các giả thuyết đề tài ............................................................................................... i
3.Giới hạn đề tài ......................................................................................................ii
4.Các phương pháp và phương tiện thực hiện đề tài ................................................ii
5.Các bước thực hiện đề tài ......................................................................................ii
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG ĐIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ
MÁY NHIỆT ĐIỆN................................................................................................ 1
1.1 Tổng quan:.......................................................................................................... 1
1.1.1. Sản xuất điện năng.......................................................................................... 1
1.2.Nhà máy nhiệt điện và phân loại nhà máy nhiệt điện ........................................ 2
1.2.1.Khái niệm nhà máy nhiệt điện....................................................................................2


1.2.2. Phân loại nhà máy nhiệt điện.......................................................................... 2
1.3. Nhiên liệu sử dụng trong nhà máy nhiệt điện.................................................... 2
1.3. 1. Than đá. ......................................................................................................... 2
1.3. 2. Dầu FO. ......................................................................................................... 3
1.3. 3. Hóa chất......................................................................................................... 3
1.3. 4. Nguyên liệu thay thế và hạn chế.................................................................... 4
1.4. Vai trò của nhà máy nhiệt điện.......................................................................... 5
1.4.1. Vai trò. ............................................................................................................ 5
1.4.2. Ưu điểm và nhược điểm. ................................................................................ 7
1.4.2.1 Ưu điểm. ....................................................................................................... 7
1.4.2.2 Nhược điểm ................................................................................................ 8
1.4.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ......................... 9
1.4.3.1. Áp dụng công nghệ tiên tiến........................................................................ 9
1.4.3.2. Các biện pháp giảm tiến ồn ....................................................................... 10
1.4.3.3. Các biện pháp đảm bảo môi trường........................................................... 11
1.4.3.4. Giảm thiểu tác động do nước thải ............................................................. 11
Chương 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, TÌNH HÌNH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN NHIỆT ĐIỆN........................................................................................... 13
2.1. Trên thế giới .................................................................................................... 13


2.1.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................... 13
2.1.2.Tình hình. ...................................................................................................... 16
2.2 Ở Việt Nam...................................................................................................... 17
2.2.1. Hiện trạng .................................................................................................... 17
2.2.2. Tìm năng...................................................................................................... .19
2.3. Các nhà máy NĐ lớn ở VN (>100MW) .......................................................... 21
2.3.1. Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả. ...................................................................... 21
2.3.2. Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại............................................................ 22

2.3.3. Nhà máy nhiệt điện Sơn Động ..................................................................... 23
2.4. Đang xây dựng................................................................................................. 24
2.4.1. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng .................................................................. .24
2.4.2. Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 ............................................................. 25
Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 26
3.1. Nguyên lí hoạt động chung.............................................................................. 26
3.1.1. Lò hơi............................................................................................................ 26
3.1.1.1. Khái niệm. ................................................................................................. 26
3.1.1.2. Nguyên lí làm việc của lò hơi trong nhà máy nhiệt điện........................... 26
3.2. Tuabin hơi........................................................................................................ 29
3.2.1.Khái niệm ...................................................................................................... 29
3.2.2. Cấu Tạo......................................................................................................... 29
3.2.3. Nguyên lý hoạt động ................................................................................... 30
3.2.4. Tuabin khí..................................................................................................... 31
3.2.4.1. Khái niệm .................................................................................................. 31
3.2.4.2. Sơ đồ.......................................................................................................... 32
3.2.4.3. Nguyên lý hoạt động ................................................................................. 32
3.2.4.4. Một số hình ảnh tuabin minh họa…………………………………………33
3.3. Nguyên lí hoạt động của nhà máy nhiệt điện ................................................. 34
3.3.1. Nhà máy nhiệt điện tuabin hơi ................................................................... 34
3.3.2. Nhà máy nhiệt điện tuabin khí.................................................................... 36
3.4. Máy Phát điện trong nhà máy điện.................................................................. 37
3.4.1. Cấu tạo của máy phát điện: .......................................................................... 37


3.4.2. Nguyên lý làm việc của máy phát điện: ................................................. 40
3.5. Công suất định mức, tổn thất và hiệu suất của các máy phát điện đồng bộ:
....................................................................................................................... 45
3.4.1. Công suất: ............................................................................................ 45
3.4.2. Hiệu suất máy phát điện.............................................................................. 46

Chương 4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ............................. 47
4.1. Giới thiệu về nhà máy nhiệt điện Phả Lại. ...................................................... 47
4.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại ....................................... .47
4.1.2. Công nghệ sản xuất điện, các thông số kỹ thuật của tổ máy của Nhà máy Nhiệt
điện Phả Lại. ........................................................................................................... 50
4.1.3. Đặc tính năng lượng của các thiết bị chính trong nhà máy. ......................... 53
4.1.1. Tua bin.......................................................................................................... 56
4.2. Giới thiệu nhà máy nhiệt điện thủ đức. ........................................................... 60
4.2.1. Địa chỉ........................................................................................................... 60
4.2.2. Lịch sử và quá trình phát triển ..................................................................... 60
4.2. 3. Hiên trạng .................................................................................................... 62
4.3. Giới thiệu nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu trấu ................................... 64
4.3.1. Địa chỉ........................................................................................................... 64
4.3.2. Mục tiêu của dự án và tìm năng của nguôn nguyên liệu. ............................. 64
4.3.3. Vị trí địa lý và hiện trạng khu vực dự án...................................................... 66
4.3.4. Nhu cầu và khả năng cung cấp điện ở xã Hòa An ........................................ 66
4.3.5. Nhà máy nhiệt điện ngưng hơi. ..............................................................................67

Chương 5. NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG.............................. 69
5.1. Các nguồn chất thải trong quá trình vận hành................................................. 69
5.2. Đánh giá tác động với môi trường.................................................................. 70
5.2.1 Tác động đến môi trường không khí ............................................................. 72
5.2.2 Tác động đến môi trường nước ..................................................................... 73
5.2.3 Tác động đến môi trường đất. ....................................................................... 73
5.2.4. Tác động đến các hệ sinh thái....................................................................... 74
5.2.5 Tác động đến kinh tế xã hội .......................................................................... 74
5.3. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường của nhà máy nhiệt điện............... 76
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 78



TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79


PHẦN MỞ ĐẦU
---

---

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung đang cùng hòa mình vào xu hướng chung của nền
kinh tế thế giới. Và để có được một chỗ đứng trên thương trường quốc tế thì vấn đề đặt
ra ở mỗi quốc gia là phải có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Có thể nói rằng công
nghiệp năng lượng là một trong những tiêu chí quyết định sự sống còn của nhân loại.
Hiện nay, trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ đời sống sản xuất ngày càng
cao, các nguồn nguyên liệu hóa thạch, dầu thô, khí đốt, than đá,... ngày càng khan
hiếm.
Ở Việt Nam, sự thiếu điện ngày càng trầm trọng và dự báo sẽ kéo dài trong
những năm tới đây, nhất là vào mùa khô khi ma lưu lượng nước trong các hồ thủy điện
giảm, do đó nhà máy nhiệt điện sẻ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất điện
năng.
Để xây dựng nên một nhà máy nhiệt điện, chúng ta cần phải xem xét nhiều khía
cạnh, vấn đề. Trước tiên là vấn đề về nhiên liệu , nhân lực, kinh phí, sau đó là một loạt
các vấn đề về việc xử lý nước thải, khí thải,các chất thải rắn, tiếng ồn khi nhà máy hoạt
động việc, đảm bảo an toàn trong các nhà máy nhiệt điện … Đây là những vấn đề
mang tính thời sự nóng bỏng hiện nay. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài “ nhà máy
nhiệt điện” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. CÁC GIẢ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để giải quyết vấn đề về mâu thuẩn giữa nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng
tăng và sự suy giảm ngày một nhanh của các nguồn năng lượng sơ cấp, ta nghiên cứu

về tình hình tiêu thụ năng lương trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Thông qua đó ta tìm hiểu về tình hình phát triển năng lượng điện, tình hình nhiệt điện
của thế giới và Việt Nam.
Bên cạnh đó việc xây dựng nên nhà máy nhiệt điện, còn rất nhiều dư luận cũng
như những vấn đề cần phải giải quyết, do đó chúng ta tìm hiểu về những thuận lợi và
thách thức đặt ra đối với nhà máy nhiệt điện.

i


Ngoài ra, thì việc nhà máy nhiệt điện hoạt động như thế nào ? Ứng dụng những cơ sở
nào của vật lý? Nguyên lí hoạt động của nhà máy ra sao?
3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do không có điều kiện tham quan trực tiếp nhà máy nhiệt điện nên tôi chỉ tìm
hiểu nhà máy nhiệt điện thông qua các tài liệu tham khảo và trên Internet.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
4.1. Phương pháp thực hiện đề tài
Để thực hiện đề tài này, tôi đã hoàn thành phần nghiên cứu của mình với
phương pháp sau: nghiên cứu lý thuyết, phân tích và tổng hợp các tài liệu.
4.2 Phương tiện thực hiện đề tài
- Tài liệu tham khảo: sách, báo, bài giảng, khai thác thông tin trên Internet.
- Ý kiến nhận được từ: giáo viên hướng dẫn, các thầy cô và các bạn.
5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Bước 1: Nhận đề tài, xác định nhiệm vụ cần đạt được của đề tài.
- Bước 2: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, tham khảo ý kiến của
thầy cô, bạn bè.
- Bước 3: Tổng hợp tài liệu, tiến hành viết đề tài và trao đổi với giáo viên hướng
dẫn.
- Bước 4: Nộp đề tài cho giáo viên hướng dẫn, giáo viên phản biện; tham khảo
ý kiến và chỉnh sửa.

- Bước 5: Viết luận văn hoàn chỉnh.
- Bước 6: Báo cáo luận văn.

ii


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG ĐIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN.
1. Tổng quan:
1.1. Sản xuất điện năng:
Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện năng đến
người tiêu dùng, các giai đoạn tiếp theo là truyền tải và phân phối điện năng. Thực
chất của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng lượng
điện hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng tiêu thụ.
Năng lượng điện hay còn gọi là điện năng, là dạng năng lượng thứ cấp được tạo
ra từ nhiều nguồn năng lượng thứ cấp khác nhau đây là loại năng lượng đóng vai trò
quan trọng và được sử dụng trên khắp thế giới trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống
ngày nay như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, sinh hoạt,…
Các nhà máy biến đổi năng lượng thiên nhiên thành năng lượng điện được gọi là
nhà máy điện. Trong tự nhiên năng lượng được dự trử dưới nhiều dạng khác nhau
như: năng lượng hữu cơ, năng lượng của dòng nước, năng lượng của gió, năng lượng
sóng biển, năng lượng mặt trời, năng lượng từ nguồn nóng trong lòng đất, năng lượng
hạt nhân…và từ đó có thể biến thành điện năng. Từ các dạng năng lượng này cho phép
ta xây dựng các nhà máy điện khác nhau:
Từ năng lượng hữu cơ có thể xây dựng nhà máy điện nhiệt điện.
Từ năng lượng của dòng nước có thể xây dựng nhà máy điện thủy điện.
Từ năng lượng của gió có thể xây dựng nhà máy điện gió.
Từ năng lượng sông biển có thể xây dựng nhà máy điện thủy triều.
Từ năng lượng mặt trời có thể xây dựng nhà máy điện mặt trời.

Từ năng lượng nhiệt trong lòng đất có thể xây dựng nhà máy điện địa nhiệt.
Từ năng lượng hạt nhân có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Sự phát triển của năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng của mỗi
quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điêu kiện tự nhiên tiềm lực kinh tế , trình độ
khoa học kỹ thuật, tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển của các ngành kinh tế…

1


1.2. Nhà máy nhiệt điện và phân loại nhà máy nhiệt điện.
1.2.1.Khái niệm nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện là nhà máy biến đổi nhiệt năng của nhiên liệu biến thành cơ
năng , rồi thành điện năng.
1.2.2. Phân loại nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hữu cơ có thể chia làm các loại sau:
- Theo nhiên liệu sử dụng:
Nhà máy đốt nhiên liệu rắn
Nhà máy đốt nhiên liệu lỏng
Nhà máy đốt nhiên liệu khí
- Theo Tuabin quay máy phát:
Nhà máy điện Tuabin hơi
Nhà máy điện Tuabin khí
Nhà máy điện Tuabin khí-hơi
- Theo dạng năng lượng cung cấp:
Nhà máy điện ngưng hơi: chỉ cung cấp điện
Trung tâm nhiệt điện cung cấp điện và nhiệt
- Theo kết cấu công nghệ:
Nhà máy điện khối
Nhà máy điện không khối
- Theo tính chất mang tải:

Nhà máy điện phụ tải gốc, có số giờ sử dụng công suất đạt trên 5000 giờ.
Nhà máy điện phụ tải giữa, có số giờ sử dụng công suất đạt từ 3000-4000 giờ.
Nhà máy điện phụ tải đỉnh, có số giờ sử dụng công suất đạt dưới 1500 giờ.
1.3. Nhiên liệu sử dụng trong nhà máy nhiệt điện.
1.3.1. Than đá :
Lượng than tiêu thụ hàng năm của Dự án Nhà máy nhiệt điện sẽ được mua trong
nước hay nhập khẩu từ nước ngoài. Phương thức vận chuyển có thể bằng tàu biển về
cảng, sau đó than sẽ được vận chuyển bằng xe ôtô tải về nhà chứa than kín. Than từ kho
sẽ được chuyển qua băng tải kín và được kiểm soát bằng thiết bị cân trọng lượng, sau đó
được nghiền mịn thành bột bằng máy xay, cuối cùng bột than được sấy khô bằng khí

2


nóng trước khi thổi vào lò hơi để đốt. Như vậy, bụi than phát sinh từ kho chứa phát tán ra
ngoài không khí sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả.
1.3. 2. Dầu FO
Dầu nặng có thể sẽ được sử dụng làm nhiên liệu đốt phát điện. Dầu nặng được
mua ở thị trường trong nước hoặc nhập khẩu, sau đó được vận chuyển đến nhà máy
bằng đường ống hay xì téc. Tại nhà máy, dầu nặng sẽ được lưu trữ trong các bồn chứa.
1.3.3. Hoá chất
Các hoá chất sử dụng cho nhà máy nhiệt điện bao gồm chất khử oxy, phụ gia tẩy
gỉ, amoniắc, nhôm sulfat, muối sắt, axit clohydric, kiềm, … sẽ được nhập từ nước ngoài
hay mua trong nước, sau đó được vận chuyển đến khu vực dự án bằng xe chuyên dụng
hoặc xe tải. Các loại nguyên liệu này sẽ được lưu trữ, bảo quản trong kho hoặc bồn
chứa đặc biệt trong khu vực nhà máy.
Tất cả các nguyên liệu hoá chất trên cần được bảo quản, quản lý và xử lý cũng
như tiêu huỷ theo đúng các quy phạm kỹ thuật của Việt Nam.

Nhiên liệu rắn

Trữ lượng

764 tỷ tấn nhiên liệu tiêu chuẩn

Khai thác

3410 triệu tấn nhiên liệu tiêu chuẩn

Dầu mỏ
Trữ lượng

177 tỷ tấn nhiên liệu tiêu chuẩn

Khai thác

4334 triệu tấn nhiên liệu tiêu chuẩn

Khí
Trữ lượng

144 tỷ tấn nhiên liệu tiêu chuẩn

Khai thác

2482 triệu tấn nhiên liệu tiêu chuẩn

Tổng toàn bộ nhiên liệu
hữu cơ

1085 tỷ tấn nhiên liệu tiêu chuẩn


Trữ lượng

10226 triệu tấn nhiên liệu tiêu chuẩn

Khai thác
Bảng M-1. Dự trữ và khai thác nhiên liệu hữu cơ của thế giới 1988

3


1.3.4. Nguyên liệu thay thế và hạn chế
Các nguồn năng lượng thay thế khác gồm năng lượng hạt nhân, thủy điện, điện
mặt trời, phong điện, điện thủy triều và địa nhiệt. Mức cấp nguồn năng lượng chủ yếu
là lượng dự trữ trong lòng đất. Lưu lượng là sản lượng khai thác. Phần quan trọng nhất
của nguồn năng lượng chủ yếu là nguồn năng lượng hóa thạch gốc cacbon. Dầu mỏ,
than và khí chiếm 79,6% sản lượng năng lượng chủ yếu trong năm 2002 (hay 34,9 +
23,5 + 21,2 tấn dầu quy đổi).
Ngành điện là duy nhất trong số những ngành công nghiệp có đóng góp rất lớn
vào các phát thải liên quan đến hầu hết các vấn đề về không khí. Sản xuất điện thải ra
một lượng lớn các ôxít nitơ và điôxít lưu huỳnh, tạo ra sương mù và mưa axít và hình
thành vật chất hạt mịn. Nó là nguồn thải thủy ngân công nghiệp lớn nhất không thể
kiểm soát được tại Canada. Các nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng
phát thải vào môi trường điôxít cacbon, một trong những chất tham gia vào quá trình
biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, ngành này có những tác động quan trọng đến nước,
môi trường sống và các loài. Cụ thể, các đập nước và các đường truyền tải cũng tác
động đáng kể đến nước và đa dạng sinh học.
Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra các axít như sulfuric, cacbonic và nitric, các
chất có nhiều khả năng tạo thành mưa axít và ảnh hưởng đến các vùng tự nhiên và hủy
hoại môi trường. Các tượng điêu khắc làm bằng cẩm thạch và đá vôi cũng phần nào bị

phá hủy do axít hòa tan cacbonat canxi.
Nhiên liệu hóa thạch cũng chứa các chất phóng xạ chủ yếu như urani và thori,
chúng được phóng thích vào khí quyển. Năm 2000, có khoảng 12.000 tấn thori và
5.000 tấn urani đã bị thải ra từ việc đốt than. Người ta ước tính rằng trong suốt năm
1982, Hoa Kỳ đốt than đã thải ra gấp 155 lần so với chất phóng xạ thải vào khí quyển
của sự cố đảo Three Mile.
Đốt than cũng tạo ra một lượng lớn xỉ và tro bay. Việc khai thác, xử lý và phân
phối nhiên liệu hóa thạch cũng gây ra các mối quan tâm về môi trường. Các phương
pháp khai thác than đặc biệt là khai thác lộ thiên bốc lớp phủ của các đỉnh núi, khai
thác từ trên xuống và khai thác dạng dải cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường, và các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi cũng là hiểm họa đối với sinh
vật thủy sinh. Các nhà máy lọc dầu cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường
như ô nhiễm nước và không khí. Việc vận chuyển than cần sử dụng các đầu máy xe

4


lửa chạy bằng động cơ diesel, trong khi đó dầu thô thì được vận chuyển bằng các tàu
dầu (có nhiều khoang chứa), các hoạt động này đòi hỏi phải đốt nhiên liệu hóa thạch
truyền thống.
1.4. Vai trò của nhà máy nhiệt điện.
1.4.1. Vai trò.
Hiện nay, trong hệ thống nhà máy điện thì phổ biến nhất là nhà máy nhiệt điện (
sản xuất khoảng 70% điện năng toàn thế giới). Nhà máy nhiệt điện biến đổi nhiệt
năng của nhiên liệu thành cơ năng rồi điện năng, quá trình biến đổi đó được thực hiện
bởi nhiều quá trình liên tục ( chu trình), trong một số thiết bị nhà máy. Nhà máy nhiệt
điện hoạt động dựa trên hai nguyên tắc: Có thể hoạt động theo chu trinh thiết bị động
lực hơi nước, Có thể hoạt động theo chu trinh hổn hợp tua bin khí-hơi. Hầu như tất cả
than đá, hạt nhân, năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời nhiệt điện, và các nhà
máy tiêu huỷ chất thải, cũng như các nhà máy điện chạy khí tự nhiên nhiều là nhiệt khí

đốt tự nhiên thường được đốt trong tuabin khí cũng như nồi hơi. Nhiệt thải từ tuabin
khí có thể được tái sử dụng để nâng cao hơi nước, trong một chu trình hỗn hợp nhà
máy cải thiện hiệu quả tổng thể. Các nhà máy điện đốt than, dầu nhiên liệu , khí đốt tự
nhiên thường được gọi là nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch.
Trong tổng sản lượng điện năng sản xuất ra trên thế giới, phần tỷ lệ điện năng do
các nguồn nhiên liệu hữu cơ chiếm tỷ trọng chủ yếu, tỷ lệ thủy điện ngày càng tăng.
Tỷ lệ hạt nhân tăng rất nhanh trong các thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ trước, nhưng mấy
năm gần đây có xu hướng chững lại, ở một số nước bắt đầu giảm.
Sản lượng điện của 7 nước G7 chiếm một nửa tổng sản lượng điện của thế giới.
Trừ Canada là nước có tỷ lệ thủy điện chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng điện và Pháp
là nước có tỷ lệ điện hạt nhân tăng rất nhanh (từ 23,8% năm 1980 tăng lên 77,1% năm
1995), năm nước còn lại có tỷ lệ nhiệt điện dùng nhiên liệu hữu cơ từ 2/3 tổng sản
lượng điện trở lên, trong đó Mỹ và Đức có tỷ lệ nhiệt điện đốt than chiếm trên 50%
trong suốt một thời gian dài mấy chục năm. Hiện nay, ở hai nước này, tỷ lệ nhiệt điện
đốt than vẫn chiếm trên 50% và có xu hướng tăng dần.
Trong thập kỷ 70 và những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nhiều dự báo
lạc quan đã dự kiến tỷ lệ điện hạt nhân có thể tới 50% tổng sản lượng điện của thế giới
vào nửa đầu thế kỷ này. Tuy nhiên từ sau sự cố Trec-nô-bưn (1986), các dự báo về
điện hạt nhân đã chững lại; ở một số nước phát triển đã có xu hướng giảm. Để bù lại,

5


xu hướng phát triển nhiệt điện đốt than lại tăng lên, nhiều nhà máy điện đốt than với
công suất tổ máy lớn (khoảng trên dưới 1000 MW) có thông số trên tới hạn (áp suất
250-300 Pa, nhiệt độ hơi 580-6000C) đã được xây dựng. Hiện nay, hiệu suất phổ biến
của nhà máy nhiệt điện đốt than là 42-43%, cá biệt tới 49-50%.
Ở những nước có nhiều than như Trung Quốc, Úc, Nam Phi, Ấn Độ… tỷ lệ nhiệt
điện đốt than rất cao, tới 70-80%. Nhìn chung trong vài chục năm tới, tỷ lệ nhiệt điện
đốt than vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số sản lượng điện năng của thế giới

(khoảng từ 40% trở lên). Sở dĩ như vậy vì trữ lượng than của thế giới còn rất lớn, nhân
loại còn có thể dùng trong nhiều thế kỷ, trong khi trữ lượng dầu và khí còn rất hạn chế.
Mặt khác, hiện nay giá than trên cùng một đơn vị nhiệt lượng chỉ bằng 1/2 giá dầu.
Chắc chắn sau vài chục năm nữa, khi trữ lượng dầu và khí cạn kiệt dần thì sự chênh
lệch về giá còn cao hơn nhiều.
Đối với Việt Nam sản xuất điện năng là một ngành quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nó phản ánh tình hình chung của sức sản xuất của một quốc gia. Như chúng
ta đã biết trên 70% điện năng toàn thế giới đựơc tạo ra từ nhà máy nhiệt điện, và Việt
Nam cũng không ngoại lệ, nó đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện Việt Nam.
Nhiệt điện nước ta chủ yếu được sản xuất từ than đá và khí thiên nhiên. Trong đó các
nhà máy nhiệt điện phía Bắc như: Phả Lại (công suất 1040 MW), Uông Bí (công suất
710MW),… đều dùng than tại các mỏ than Quảng Ninh; còn các nhà máy Nhiệt điện
Miền Nam như Phú Mỹ (công suất 2450 MW), Bà Rịa (210 MW)…sử dụng khí đốt
lấy từ khu mỏ Bạch Hổ. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiệt điện đốt than trong tổng sản lượng
điện năng còn nhỏ bé, trong nhiều năm gần đây chỉ dao động trong phạm vi 10-20%.
Các tổng sơ đồ phát triển điện trong tương lai dự kiến cũng không quá 20%. Chúng tôi
cho rằng điều này không hợp lý vì: Nước ta có nhiều than, nếu kể cả trữ lượng ở vùng
châu thổ sông Hồng thì rất lớn (hàng trăm tỷ tấn), sản lượng khai thác than hiện nay và
trong tương lai gần còn nhỏ bé so với trữ lượng. Vấn đề đặt ra trong chính sách phát
triển năng lượng ở nước ta là việc đầu tư khai thác cần được đẩy mạnh hơn nữa. Cùng
với việc phát triển KHKT chung của các ngành khác, công nghệ của các nhà máy nhiệt
điện đốt than truyền thống cũng có những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc. Các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật của nhà máy nhiệt điện đốt than đã có sức cạnh tranh lớn so với các loại
nhà máy nhiệt điện khác.

6


Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển các nhà máy nhiệt
điện đốt nhiên liệu hữu cơ. Với trữ lượng than, dầu mỏ và khí đốt mà chúng ta có, tin

rằng trong thời gian không xa sản lựơng điện sẽ tăng gấp nhiều lần so với hiện nay,
góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển mạnh hơn.
Kết quả khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL tại 108 nhà
máy xay xát lúa (được chọn ngẫu nhiên) tại 14 quận, huyện thuộc TP Cần Thơ và các
tỉnh là An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, cho thấy: Có khoảng 50% trấu
tại các nhà máy xay xát được bán cho các mục đích sử dụng làm chất đốt trong dân
dụng và làm phân bón. Nhưng các nhà máy này vẫn còn một lượng trấu dư thừa rất
lớn, với trên 232.000 tấn/năm. Lượng trấu dư thừa chủ yếu tập trung vào các tháng cao
điểm của mùa thu hoạch lúa (từ tháng 2 đến tháng 7) tại nhà máy xay xát lúa có quy
mô lớn và vừa. Với kết quả khảo sát trên đã khẳng định, nguồn trấu tại ĐBSCL có thể
đáp ứng tốt nhu cầu cho việc sản xuất nhiệt điện. Theo Công ty điện lực J-Power
(Nhật), muốn cho nhà máy nhiệt điện có công suất 10MW hoạt động, cần tiêu thụ một
lượng trấu khoảng 80.000 tấn/năm. Công ty điện lực J-Power chính là một trong các
doanh nghiệp đang có ý định sử dụng nguồn nguyên liệu trấu dư thừa tại ĐBSCL sản
xuất nhiệt điện. Cần Thơ sẽ xây dựng nhà máy điện đốt trấu tại Khu công nghiệp Trà
Nóc 2 (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), cho biết công suất nhà máy điện đốt trấu giai
đoạn 1 là 2MW và 20 tấn hơi/ giờ, lượng trấu tiêu thụ khoảng 6 tấn/giờ. Với công suất
này, nhà máy có thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp điện và hơi cho cả Khu công
nghiệp Trà Nóc 2…
1.4.2. Ưu điểm và nhược điểm khi dùng nhà máy nhiệt điện.
1.4.2.1. Ưu điểm
Viêt Nam là nước có nguồn nhiên liệu rất dồi dào. Nguồn nhiên liệu than ở
nước ta có trử lượng rất lớn, nhất là nguồn nhiên liệu rắn và khí. Nguồn nhiên liệu đã
phát hiện cũng như còn tiềm tàng là rất phong phú.
Có thể xây dựng gần khu công nghiệp và nguồn cung cấp nhiên liệu nên giảm
được chi phí xây dựng đường dây tải điện và chuyên chở nhiên liệu.
Thời gian xây dựng một nhà máy nhiệt điên ngắn hưn nhiều so với thời gian
xây dựng nhà máy thủy điện.
Có thể sử dụng được các nhiên liệu rẻ tiền như: than cám, than bìa ở các khu
khai thác than. Dầu nặng của các nhà máy lọc dầu, trấu của các nhà máy xay lúa…


7


1.4.2.2. Nhược điểm
Khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn đên nhà máy nhiệt điện, ở những vùng có nhiệt
độ thấp thì hiệu suất của nhà máy nhiệt điện sẽ cao hơn nhà máy nhiệt điện đặt ở
những vùng có nhiệt độ cao. Đối với nước ta là một nước nằm trong vùng nhiệt đới
nhiệt độ thay đổi theo mùa vì vậy khả năng làm việc của tua bin không được tốt do đó
việc xây dựng nhà máy nhiệt điện cần phải khảo sát và tính toán để tìm được nhiệt độ
thích hợp cho việc thiết kế cũng như việc lựa chọn và đặt thiết bị hợp lí nhất.
Quá trình khởi động chậm từ 6-8 giờ mới đạt được công suất tối đa, điều chỉnh
công suất khó, khi giảm đột ngột công suất phải thải hơi nước ra ngoài vừa mất năng
lượng vừa mất nước.
Đốt cháy nguyên liệu trong quá trình sản xuất (dầu, than, khí từ mỏ dầu...) do
đó phụ thuộc vào nguồn cung các nguyện liệu này. Khói thải, khí độc,... của nhà máy
nhiệt điện thải ra ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên, cũng như cuộc sống
của con người xung quanh nhà máy. Các nguồn phát thải bụi, khí độc từ nhà máy nhiệt
điện như gồm: Khí thải lò hơi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển, ô nhiễm không
khí từ quá trình bốc xếp nguyên vật liệu và từ các nguồn khác. Khí thải của nhà máy
nhiệt điện có chứa các chất ô nhiễm có nồng độ cao. Việc phát tán khí thải sẽ góp phần
làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực dự án, đặc biệt là ảnh hưởng đến
sức khỏe con người và các hệ sinh thái.
Trong tình hình nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, giá thành cao sẽ ảnh
hưởng lớn đến hoạt động của nhà máy (than đá, dầu mỏ sắp hết trong khoảng vài chục
năm nữa) vì nguyên liệu bị đốt cháy sẽ mất đi không thể tái sinh như nước của thủy
điện.

8



Hình 1.1 Lượng Thải CO2 trên 1 kWh theo các nguồn

Tiếng ồn và độ rung cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí khá quan trọng và có
thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước hết là đến sức khoẻ của người
lao động trực tiếp, sau đó là tới khu vực lân cận. Tiếng ồn làm giảm năng suất lao động,
làm giảm thính lực, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Độ rung ảnh hưởng quan trọng tới
năng lực và độ chính xác trong công tác lao động, giảm thị lực và thính lực, dễ gây ra sự
cố tai nạn lao động.
Trong quá trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện, tiếng ồn và rung động phát
sinh từ các nguồn sau đây:
- Tiếng ồn, rung động phát sinh từ quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển
động qua lại do sự ma sát của các thiết bị. Trong quá trình hoạt động của dự án, tiếng
ồn, độ rung phát sinh chủ yếu từ hoạt động của hệ thống các máy bơm và mô tơ điện.
- Tiếng ồn, rung động do các phương tiện giao thông vận tải đó là tiếng ồn phát ra
từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn
do đóng cửa xe, tiếng rít phanh.
1.4.3. Các biện giảm thiểu các tác động tiêu cực của nhà máy nhiệt điện.
1.4.3.1. Áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ít chất thải
Việc lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu thụ ít nguyên vật liệu,
nước,năng lượng ; thải ra ít chất thải sẽ góp phần nâng cao hiệu qủa sản xuất, tiết kiệm
nguyên liệu,năng lượng, giảm tác động bất lợi tới môi trường. Giải pháp này cần phải
đượcquan tâm ngay từ khâu lựa chọn công nghệ, thiết bị và vật liệu.

9


Ô nhiễm không khí ở Nhà máy nhiệt điện chủ yếu là do khí thải từ nồi hơi đốt
than (hoặc đốt dầu, đốt nhiên liệu khác ) và các dạng khí đặc trưng phát ra từ dây
chuyền công nghệ. Do vậy để giảm thiểu tác động môi trường không khí có thể áp dụng

các biện pháp sau đây:
- Dùng nhiên liệu (than hoặc dầu) có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến.
- Xây dựng ống khói có chiều cao phù hợp trong mối tương quan với lưu
lượng, nồng độ khí thải, địa hình và điều kiện khí hậu khu vực.
- Trong các phân xưởng của nhà máy cần phải được thiết kế đảm bảo điều kiện
vệ sinh công nghiệp, đảm bảo thông thoáng và đảm bảo chế độ vi khí hậu bên trong
công trình nhất là tại những vị trí thao tác của người công nhân bằng cách thiết lập hệ
thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió hút, thông gió chung vá thông gió cục bộ.
- Tại các nguồn sinh ra khí thải độc hại và bụi: lắp đặt các thiết bị xử lý khí, bụi
có công suất phù hợp đảm bảo khí thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho
phép.

Do yêu cầu nghiêm ngặt hơn trong tiêu chuẩn mới ban hành năm 2005 (TCVN
7440 - 2005; TCVN 5939 - 2005 và TCVN 5940 - 2005) nên hệ thống kiểm soát khí
thải của Nhà máy nhiệt điện cần phải bổ sung thêm thiết bị khử chọn lọc NOx bằng xúc
tác SCR. Thành phần chính của xúc tác là Oxit Titan (TiO2), tác nhân khử bổ sung là
NH3/O2. Thiết bị SCR được bố trí trước khi dòng khí thải đi vào thiết bị lọc bụi tĩnh
điện. Hiệu suất khử NOx của thiết bị SCR có thể đạt trên 80%.
Khí thải sau xử lý tại ống khói của Nhà máy nhiệt điện có thể đạt tiêu chuẩn khí
thải ngành công nghiệp nhiệt điện TCVN 7440 - 2005 (đốt than) và tiêu chuẩn TCVN
5939 -2005 (cột B). Khí thải sau xử lý sẽ được phát tán qua ống khói có chiều cao phù
hợp.
1.4.3.2. Các biện pháp giảm tiếng ồn
Các biện pháp khống chế ô nhiễm do tiếng ồn áp dụng cho nhà máy nhiệt điện
như sau:
- Thiết kế và lắp đặt hệ thống kiểm soát tự động để giảm số công nhân làm việc

10



ở các khu vực ồn và rung.
- Bảo dưỡng máy móc trong điều kiện tốt;
- Cung cấp nút bảo vệ tai cho công nhân ở các khu vực có độ ồn cao;
- Định kỳ luân chuyển công nhân trong các khu vực có độ ồn cao nhằm giảm
thiểu tác động.
1.4.3.3. Các biện pháp đảm bảo về môi trường
Vấn đề khống chế ô nhiễm nhiệt bao gồm việc kiểm soát quá trình phát tán
nhiệt trong các nhà xưởng sản xuất, lò hơi và bảo đảm các điều kiện về khí hậu thuận lợi
trong môi trường lao động của công nhân.
Các biện pháp khống chế chủ yếu là:
- Bố trí hợp lý chiều cao nhà xưởng, các cửa mái để thông gió tự nhiên tốt, bố
trí hướng nhà hợp lý nhằm sử dụng tối đa khả năng thông gió tự nhiên;
- Áp dụng các biện pháp thông gió cưỡng bức trong hệ thống nhà xưởng, lắp đặt
trần mái cách nhiệt, chụp thoát gió tự nhiên hay cơ khí để thoát nhiệt, xây dựng các hệ
thống thông gió làm mát phục vụ cho công nhân ở những khu vực có nhiệt độ cao, mật
độ nhân lực cao và có nhiều khí độc.
- Trang bị hệ thống điều hoà, làm mát không khí trong các nhà xưởng sản xuất,
khi có nhu cầu cần thiết.
- Tăng cường trồng cây xanh trên các khu vực bao quanh các phân xưởng sản
xuất để cải thiện điều kiện khí hậu và chất lượng môi trường không khí.
1.4.3.4. Giảm thiểu tác động do nước thải
Các biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải bao gồm :
- Phân luồng dòng thải bao gồm: các loại nước quy ước sạch, nước ô nhiễm cơ
học, nước ô nhiễm do hoá chất và nước ô nhiễm do dầu mỡ, chất rắn lơ lửng... Biện pháp
này vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính quản lý rất hữu hiệu và kinh tế để giảm bớt
định mức tiêu hao nước cho sản xuất, tiết kiệm vật tư, hoá chất, năng lượng, đồng thời
giảm đi một lượng đáng kể nước thải cần xử lý.
- Tuần hoàn tái sử dụng nước làm mát.


11


- Khơi thông hệ thống thoát nước thải, bố trí hố ga và đặt thùng thu gom chất
thải rắn.
Để giảm thiểu tối đa các tác động môi trường bất lợi do nước thải của nhà máy
nhiệt điện cần áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp quản lý nội vi (bên trong dự án)
và các biện pháp công nghệ phù hợp đối với việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi
trường xung quanh, cần mô tả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm được áp dụng đối với
dự án.

12


CHƯƠNG 2
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, TÌNH HÌNH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN NHIỆT ĐIỆN
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Lịch sử hình thành
Lịch sử tuốc bin hơi, pittông động cơ hơi nước đã được sử dụng cho các nguồn
năng lượng cơ học từ thế kỷ 18, với cải tiến đáng chú ý được thực hiện bởi James
Watt. Tuôc bin hơi ra đời cách đây hơn 100 năm. Trong thế kỷ 19 máy hơi nước pit
tông chủ yếu là máy nhiệt. Năm 1983 lần đầu tiên tuôc bin hơi được đưa vào thử
nghiệm và đã nhanh chống phát triển hơn hẳn máy hơi nước nhờ ưu điểm sau đây:
Công suất lớn hơn nhiều do ta sử dụng một lượng hơi lớn.
Hơi có thể giản nở từ áp suất cao xuống áp suất thấp vì vậy nâng cao được hiệu
suất.
Có thể thu hồi lại nước ngưng trong chu trình hơi khí nén tăng chất lượng nước
cấp với các thông số cao.
Chạy êm hơn máy hơi nước, thuận tiện vận hành.

Năm 1883 Gustatv de Laval ( Thụy Điển ) đã tạo tuốc bin đầu tiên. Đây là tuốc
bin xung lực một tầng, công suất 3,7 KW, số vòng quay rất lớn lên đến 32000 v/p
được nối qua hộp giảm tốc với máy phát điện-hơi đi qua ống phun dầu ( ống phun
Laval ) tăng tốc có động năng lớn sau đó đi vào cánh quạt động được gắn vào đỉnh
tuốc bin tại đây động năng biến thành cơ năng làm quay tuốc bin.
Năm 1884 Charles Parsons ( Anh ) đã tạo ra tuôc bin phản lực đầu tiên.Tuôc
bin có công suất 5 KW số vòng quay 1800 v/p được nối trực tiếp với máy phát điện
một chiều, áp suât hơi 0.7 MPa. Đây là tuôc bin nhiều tầng ( mỗi tầng gồm một dãy
ống phun và một dãy cách động liền nhau) được gắn lên trục hình tang trống. Hơi
được giãn nở liên tục trong các tầng, động năng ra khỏi tầng trước đó được sử dụng
một tầng ở phần sau, do đó làm giảm dược tổn thất tốc độ ra, nâng cao được hiệu suất
của tuôc bin. Trong tuôc bin loại này hơi không những giản nở trong ống phun mà còn
cả trong cánh quạt động.
1896 Charles Curtis ( Mỹ ) đưa vào vận hành tuốc bin có tầng tốc độ, trong
tầng tốc độ này các cánh quạt được gắn lên cùng một đĩnh có nhiều dên cùng một đĩnh
có nhiều dãy kề nhau nhờ đó giảm được số vòng quay và đơn giản trong truyền động.

13


Năm 1900 ra đời tuốc bin xung lực nhiều tầng đầu tiên của kỹ sư người Pháp
Rateau với công suất 735 KW.
Năm 1903 nhà bạc học người Thụy Sỹ Auruel stodola lần đầu tiên trình bày lí
thuyết tuốc bin hơi.
Năm 1907 tuốc bin xung lực nhiều tầng và ống phun có miền cắt vát của
Heinrich Zoelly ( Thuy Sỹ ) công suất 1100KW. Cũng năm 1907 hảng BBC ( Thụy
Sỹ) chế tạo tuốc bin hơi công suất 5000 KW đầu tiên với số vòng quay 1000 v/p có
tầng tốc độ và tầng phản lực.
Năm 1912 tuốc bin hướng trục lần đầu tiên của 2 anh em Ljung Trongs người
Thụy Điển loại tuốc bin hướng trục này về sau ít được pổ biến do hạn chế về công

suất.
Năm 1925 hảng AEG ( Đức ) và BBC (Thụy Điển) năm 1925 nâng thông số
của hơi lên đến P = 3.5-5.5 Mpa và nhiệt độ t = 4500C.
Năm 1930 tuốc bin cao áp đầu tiên của thế giới ra đời do hảng BBC chế tạo với
áp suất P = 19.5 MPa và nhiệt độ t = 5000C đây là tuốc bin thí nghiệm nên công suất
chỉ đạt 4MW.
Năm 1954 nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ra đời ở Dbnick ( Liên Xô củ )với
tuốc bin hơi ẩm.
Năm 1960 các tuốc bin công suất 500MW lần đầu tiên ra đời ( Mỹ,Anh,Thụy
Sỹ ).
Năm 1970 tổ họp tuốc bin máy phát 1000 MW đầu tiên. Song song với việc
tăng công suất các tổ máy, thông số hơi vá hiệu suất của tuốc bin ngày một tăng. Sự
phát triển của tua bin hơi nước cho phép lớn hơn và hiệu quả hơn được xây dựng ở các
các trạm phát điện trung tâm.

14


×